Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học chủ đề Tuần hoàn máu – Sinh học 11 cơ bản ở trường THPT Diễn Châu 3
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích, xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề Tuần hoàn máu (Sinh học 11 cơ bản) bằng phương pháp dạy học theo theo trạm nhằm phát triển các năng chung và các năng lực chuyên biệt cho học sinh. Cung cấp thêm cho các đồng nghiệp tài liệu và ví dụ tham khảo về phương pháp dạy học theo trạm để có thể áp dụng trong quá trình dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học chủ đề Tuần hoàn máu – Sinh học 11 cơ bản ở trường THPT Diễn Châu 3
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài 1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết TW 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (12/1998) . Tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “ Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Vì vậy hiện nay, toàn nghành giáo dục đang hướng tới công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh. Trong bối cảnh đó, việc tiếp cận, học hỏi, thể nghiệm và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực của mỗi giáo viên để thực hiện được mục tiêu giáo dục là việc có tính chất quyết định đối với sự thành công của công cuộc đổi mới. 2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học đã được ngành giáo dục thực hiện và triển khai đến từng cấp học. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, tôi cũng từng bước thay đổi phương pháp theo hướng xây dựng các chủ đề dạy học, tìm tòi và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh. 3. Dạy học chủ đề theo phương pháp dạy học theo trạm là một phương pháp dạy học mở, trong đó học sinh được tự lực, sáng tạo, tích cực hoạt động, tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập; có cơ hội nâng cao năng lực làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, phát triển các năng lực chung và năng lực riêng… đặc biệt phương pháp này còn kích thích hứng thú, say mê học tập của người học qua đó phát triển các năng lực của học sinh, nâng cao ý thức học tập suốt đời. Tuy nhiên, việc áp và tổ chức dạy học chủ đề theo phương pháp dạy học này ở trường phổ thông ở Việt Nam chưa nhiều, ở trường tôi cũng ít người áp dụng. Xuât phat t ́ ́ ừ những lý do đã nêu ở trên và những trăn trở của bản thân, tôi chọn đề tài: “ Vận dụng phương pháp dạy học theo trạm trong dạy học chủ đề Tuần hoàn máu – Sinh học 11 cơ bản ở trường THPT Diễn Châu 1
- 3” với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đưa phương pháp tích cực này vào trường THPT. 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài a. Mục tiêu đề tài Phân tích, xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề Tuần hoàn máu (Sinh học 11 cơ bản) bằng phương pháp dạy học theo theo trạm nhằm phát triển các năng chung và các năng lực chuyên biệt cho học sinh. Cung cấp thêm cho các đồng nghiệp tài liệu và ví dụ tham khảo về phương pháp dạy học theo trạm để có thể áp dụng trong quá trình dạy học. b. Ý nghĩa của đề tài Đề tài có ý nghĩa giúp học sinh nắm vững các kiến thức về Tuần hoàn máu; phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt, nâng cao ý thức học tập suốt đời đồng thời giúp các em có thể vận dụng các kiến thức đã được nghiên cứu để giải quyết các bài tập, các tình huống thực tiễn gặp trong cuộc sống và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh. Thiết kế chủ đề dạy học chủ đề Tuần hoàn máu theo hướng phát triển năng lực học cho học sinh bằng phương pháp trạm c. Tính mới của đề tài Phân tích, xác định được các phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù cần hình thành cho học sinh trong chủ đề Tuần hoàn máu; Nghiên cứu, phân tích chủ đề Tuần hoàn máu, thiết kế giáo án dạy học và thử nghiệm tính khả thi của phương pháp dạy học theo trạm theo hướng phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh. Cung cấp thêm tư liệu và một số vấn đề cơ bản để giúp giáo viên tiếp cận phương pháp dạy học theo trạm. 1.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Các năng lực chung và các năng lực đặc thù của môn Sinh học. Phương pháp dạy học theo trạm. Quá trình dạy học Sinh học ở trường Trung học phổ thông Diễn Châu 3. 2
- * Phạm vi nghiên cứu: Chủ đề Tuần hoàn máu Sinh học 11 cơ bản THPT. * Thời gian nghiên cứu: Năm học 2029 – 2020 và năm học 2020 – 2021. 1.4. Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cưu li luân, gôm co: ́ ́ ̣ ̀ ́ Nghiên cưu cac tai liêu vê tâm li hoc, giao duc hoc, li luân day hoc giao duc ́ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ực, văn bản vê đôi m phô thông, li luân vê day hoc tich c ̀ ̉ ới giao duc, cac bai bao, ́ ̣ ́ ̀ ́ ̣ tap chi co liên quan nhăm xây d ́ ́ ̀ ựng cơ sở li luân cua đê tai. ́ ̣ ̉ ̀ ̀ Nghiên cưu ch ́ ương trinh va sách giáo khoa va sach giáo viên môn Sinh ̀ ̀ ̀ ́ học lơp 11 đê soan thao tiên trinh day hoc theo đinh h ́ ̉ ̣ ̉ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ướng nghiên cứu. * Nghiên cưu điêu tra, th ́ ̀ ực nghiêm: ̣ ́ ̉ ́ ̀ ̉ Tiên hanh điêu tra băng phiêu hoi, quan sat, bai kiêm tra h ́ ̀ ̀ ̀ ọc sinh ở lớp được thực nghiệm trong trương THPT Di ̀ ễn Châu 3. * Thực nghiêm s ̣ ư pham: ̣ ̀ thực nghiệm sư phạm trên đôí tượng la ̀ học sinh lớp 11 taị Tiêń hanh trương THPT Di ̀ ễn Châu 3 thuôc S ̣ ở Giao duc va Đao tao Nghê An. ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ * Phương phap thông kê toan hoc: ́ ́ ́ ̣ Sử dung thông kê toan hoc đê phân tich kêt qua th ̣ ́ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̉ ực nghiệm sư phạm từ đó ̉ ̣ ̣ ̉ ̉ ệc áp dụng đề tài. khăng đinh hiêu qua cua vi 3
- PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Năng chung và năng lực chuyên biệt môn sinh học Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng ta có thể hiểu “ năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin…”. Năng lực được chia thành: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. a. Năng lực chung Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực chung cho học sinh bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. b. Năng lực chuyên biệt Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao…Năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triển thông qua các môn học, hoạt động giáo dục; năng lực chuyên biệt vừa là mục tiêu, vừa là “đơn vị thao tác” trong các hoạt động dạy học, giáo dục góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung. Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Sinh học, c ác năng lực chuyên biệt của môn Sinh học cấp THPT bao gồm: 1. Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày, phân tích và giải thích được các kiến thức cốt lõi về các đối tượng, sự kiện, quy luật và các quy luật sinh học; những thuộc tính cơ bản về các cấp độ tổ chức sống từ phân tử, tế bào, cơ thể, 4
- quần thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyển…. 2. Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện các hoạt động tìm hiểu thế giới sống: đề xuất vấn đề; đặt câu hỏi cho vấn đề; đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết; lập kế hoạch; viết, trình bày báo cáo và thảo luận; đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề trong các tình huống học tập, đưa ra quyết định. 3. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng: Có khả năng giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống hằng ngày liên quan đến kiến thức sinh học; giải thích, đánh giá, phản biện những vấn đề thực tiễn của ứng dụng tiến bộ sinh học; giải thích và xác định được quan điểm cá nhân để có ứng xử thích hợp trước những tác động đến đời sống cá nhân, cộng đồng, loài người như sức khỏe, an toàn thực phẩm…; giải thích cơ sở sinh học để có ý thức tự giác thực hiện các biện pháp luyện tập, phòng, chống bệnh, tật, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. 1.1.2. Căn cứ để xây dựng chủ đề dạy học Trên cơ sở công văn 791/HDBGDĐT ra ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT và các công văn hướng dẫn của Sở GDĐT Nghệ An ban hành cho phép sắp xếp lại nội dung cấu trúc từng môn học trong chương trình hiện hành theo hướng phát triển năng lực học sinh, xây dựng các chuyên đề dạy học đơn môn và liên môn, có thể chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sung các hoạt động giáo dục khác vào chương trình hiện hành; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tế nhà trường và địa phương. Trong chương trình sinh học 11 nhiều nội dung có thể tích hợp vào một chủ đề dạy học đảm bảo được tính logic nội dung kiến thức và thuận tiện cho áp dụng phương pháp dạy học tích cực, tôi đã lựa chọn sắp xếp nội dung các bài 18, 19. Tuần hoàn máu và bài 21. Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người xây dựng thành chủ đề: “Tuần hoàn máu” 1.1.3. Cơ sở lí luận của dạy học theo chủ đề a. Thế nào là dạy học theo chủ đề. Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Chủ đề dạy học được xây dựng theo một trong các định hướng sau đây: 5
- Chủ đề đơn môn: Là các chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội dung kiến thức theo môn học trên cơ sở nghiên cứu chương trình SGK hiện hành đảm bảo yêu cầu về các kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực. Chủ đề liên môn: Bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình hiện hành, biên soạn thành chủ đề liên môn. b. Tiến trình dạy học theo chủ đề Theo Công văn số 5555/BGDĐTGDTrH của Bộ GD và ĐT ngày 08102014, tiến trình dạy học theo chủ đề được thực hiện qua 5 bước bao gồm: Bước 1: Xây dựng chuyên đề dạy học Bước 2: Biên soạn câu hỏi / bài tập Bước 3: Thiết kế tiến trình dạy học Bước 4: Tổ chức dạy học và dự giờ Bước 5: Phân tích, rút kinh nghiệm bài học 1.1.4. Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo trạm Trong dạy học không có phương pháp tối ưu, chỉ có phương pháp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh thực tế. Để phát huy hiệu quả tối đa, người giáo viên cần biết khéo léo áp dụng và phối hợp các phương pháp một cách hợp lí. Trong phạm vi đề tài, tôi đã ứng dụng phương pháp dạy học theo trạm kết hợp một số kỹ thuật dạy học tích cực khác để dạy học chủ đề Tuần hoàn máu. Đây là phương pháp còn ít được áp dụng trong thực tiễn ở các trường THPT hiện nay. a. Phương pháp dạy học theo trạm Khái niệm: Dạy học theo trạm (Learning station; hay Circuit training) là 6
- một phương pháp tổ chức hoạt động học tập trong đó học sinh tự lực, chủ động thực hiện lần lượt những nhiệm vụ độc lập khác nhau tại các vị trí xác định trong hoặc ngoài không gian lớp học. Phân loại trạm học tập: Có rất nhiều cách phân loại các trạm học tập như: phân loại theo vị trí, phân loại theo các pha xây dựng kiến thức, phân loại theo mức độ yêu cầu của nhiệm vụ, phân loại theo phương tiện, phân loại theo vai trò các trạm, theo hình thức làm việc. Mặc dù có nhiều tiêu chí để phân loại nhưng các trạm dù phân loại theo cách nào cũng xếp thành 2 nhóm chính: + Nhóm 1: Trạm bắt buộc là hệ thống các trạm có nội dung kiến thức bắt buộc, trọng tâm của bài học. Sau khi hoàn thành các trạm này sẽ hình thành cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản mà bài học yêu cầu. + Nhóm 2: Trạm tự chọn là nhóm trạm học sinh có thể lựa chọn các trạm có mức độ khó – dễ khác nhau để làm hoặc có thể làm hết tất cả các trạm tự chọn nếu có đủ thời gian và trình độ, tuy nhiên người dạy cần phải quy định cho người học thực hiện đủ số lượng trạm theo quy định. Các trạm này thường có nội dung mở, vui để tạo hứng thú cho người học. Trong phương pháp tổ chức dạy học theo trạm, học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các trạm về một nội dung kiến thức xác định. Các nhiệm vụ nhận thức ở mỗi trạm cần có tính tương đối độc lập với nhau, sao cho người học có thể bắt đầu từ một trạm bất kì. Sau khi hoàn thành trạm đó học sinh sẽ chuyển sang một trạm bất kì còn lại. Ngoài ra, cũng có thể tổ chức các trạm học tập theo 1 vòng tròn để đảm bảo trật tự tiết học, vì vậy phương pháp này còn gọi là dạy học theo vòng tròn (Circuit training) (Hình 1.1) Hình 1. 1. Sơ đồ vòng tròn học tập Hình 1.2. Sơ đồ vòng tròn học tập có các trạm tự chọn 7
- Nguyên tắc và các bước thực hiện dạy học một chủ đề theo phương pháp trạm Để tạo được sự hứng thú, say mê học tập, từ đó thu được kết quả cao trong quá trình khi tổ chức dạy học theo trạm thì việc thiết kế nội dung các trạm học tập sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống các trạm học tập cần phải tuân theo các quy tắc sau: 1. Nhiệm vụ học tập ở các trạm phải tương đối độc lập với nhau sao cho từng nhóm học sinh có thể chọn nhiệm vụ ở một trạm bất kì làm trạm xuất phát và sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trạm này, các nhóm học sinh vào bất kì trạm nào theo sở thích nếu trạm đó hiện tại chưa có nhóm khác thực hiện. Nếu một bài có nhiều nội dung, ta có thể chia thành nhiều trạm học tập, sao cho mỗi trạm có các nhiệm vụ học tập là độc lập với nhau. Chúng ta cũng có thể tổ chức dạy học theo trạm cho nhiều bài cùng một lúc trong nhiều tiết học. 2. Nhiệm vụ ở các trạm phải hấp dẫn, rõ ràng, phù hợp với năng lực của học sinh. Đồng thời, các nhiệm vụ này cũng có tác dụng phân hóa được học sinh. Thời gian dành cho mỗi trạm phụ thuộc vào nội dung công việc ở từng trạm nhưng phải đảm bảo được thời gian của tiết học. 3 Các trạm có thí nghiệm hoặc các thiết bị hỗ trợ thì thí nghiệm hoặc các thiết bị hỗ trợ phải đơn giản, dễ thao tác phù hợp với thí nghiệm của học sinh, giải thích được hiện tượng tự nhiên hoặc tìm hiểu được ứng dụng để tạo được sự hứng thú và sự say mê học tập của học sinh. 4. Số lượng các trạm không nên quá nhiều có thể tạo ra sự nhàm chán và mệt mỏi cho học sinh. Vì vậy, khi tổ chức dạy học theo trạm, cần thiết kế một hệ thống các trạm học tập với số lượng vừa phải thì mới tạo ra được sự thích thú cho học sinh, có như vậy kết quả học tập mới khả quan. 5. Ngoài các nhiệm vụ bắt buộc, ta cần phải xây dựng các trạm với các nhiệm vụ tự chọn với mức độ khó – dễ khác nhau để cá biệt hóa năng lực của học sinh, đồng thời tránh được sự ùn tắc trong quá trình thực hiện nhiệm ở các trạm, tạo hứng thú cho các em trong học tập. 6. Giáo viên nên cung cấp đáp án hoặc hệ thống trợ giúp tương ứng với các nhiệm vụ mà từng nhóm đang thực hiện để học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả của bản thân và của nhóm. 8
- 7. Các học sinh phải được phát phiếu học tập tương ứng với trạm mà nhóm đang thực hiện để tối ưu hóa thời gian làm việc của từng cá nhân và từng nhóm. 8. Trước khi tổ chức dạy học, giáo viên cần phải sinh hoạt để thống nhất với học sinh nội quy làm việc, hình thức đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân cũng như của nhóm. Quy trình tổ chức dạy học theo trạm Để tổ chức một chủ đề dạy học áp dụng dạy học theo trạm, giáo viên cần thực hiện theo các vấn đề sau: Giai đoạn 1: Chọn nội dung, xác định sơ bộ các trạm, tên trạm Giai đoạn 2: Thiết kế kế hoạch bài học Thiết kế kế hoạch bài học gồm các bước cụ thể sau: Bước 1. Xác định mục tiêu bài học Bước 2. Chuẩn bị các phương tiện dạy học Bước 3. Thiết kế nhiệm vụ các trạm Đây là bước rất quan trọng trong dạy học theo trạm. Nhiệm vụ ở mỗi trạm được thiết kế dạng phiếu học tập với các nội dung cụ thể: mục tiêu của trạm; phương tiện, đồ dùng; phương pháp và hình thức làm việc; thời gian tối đa; các nhiệm vụ cụ thể; yêu cầu kết quả và trình bày. Bước 4: Thiết kế hỗ trợ các trạm Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể Bao gồm các hoạt động cụ thể là: Bố trí sơ đồ không gian các góc học tập, dẫn nhập, giao nhiệm vụ học tập, lâp các nhóm h ̣ ọc tập, tổ chức học tập ̣ ́ ́ oạt động đánh giá và xác nhận kiến thức, vận dụng kiến thức tai cac goc, h Giai đoạn 3. Thực hiện dạy học (tổ chức dạy học trên lớp). Bước 1. Thống nhất nội quy học tập theo trạm 9
- Giáo viên giới thiệu khái quát nội dung chủ đề và nội dung học tập ở các trạm, số lượng các trạm. Giới thiệu phiếu học tập – phiếu hỗ trợ và cách làm việc trên các phiếu học tập,.. Bước 2. Chia nhóm Đây là công việc đơn giản nhưng lại rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình học tập. Tùy thuộc vào mức độ khó – dễ, của kiến thức, thời gian, mà giáo viên có thể cho học sinh tự chia nhóm theo sở thích hoặc giáo viên tự chia nhóm để việc học được thuận lợi và tránh mất nhiều thời gian. Bước 3. Tổ chức cho các cá nhân, các nhóm làm việc Học sinh có thể làm việc cá nhân, theo cặp hay theo nhóm tùy theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm. Bước này giáo viên quan sát và trợ giúp cho học sinh khi gặp phải khó khăn trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập. Bước 4. Tổng kết kết quả học tập Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ các trạm theo thời gian quy định, từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả trạm cuối cùng mà nhóm vừa hoàn thành trước lớp. Thứ tự trình bày là bắt đầu từ trạm 1. Các trạm còn dư lại sẽ lấy tinh thần xung phong của các nhóm lên báo cáo kết quả. Sau khi một nhóm lên trình bày kết quả ở từng trạm hoàn thành, các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm vừa báo cáo. Khi các nhóm đã báo cáo xong, giáo viên trình chiếu đáp án cho từng trạm, các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm ở từng trạm, trên cơ sở đó các đánh giá – cho điểm các nhóm khác đối với tiêu chí: đánh giá phiếu học tập. Yêu cầu học sinh thu dọn các trạm học tập sau khi hoàn thành công việc. Không được làm hư hỏng thiết bị và mất trật tự trong khi đang học tập. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1. Thực tiễn dạy học các môn Sinh học ở trường THPT nói chung, môn Sinh học ở trường THPT Diễn Châu 3 nói riêng, việc hình thành năng lực cho học sinh chủ yếu thông qua tiến hành các tiết lên lớp. Trong quá trình dạy học, giáo viên kết hợp nhiều phương pháp, sử dụng các thiết bị dạy học hiện có hoặc tự làm, vận dụng công nghệ thông tin để làm phong phú cho bài giảng. Để hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm học sinh chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, sách tham khảo, truy cập internet để tìm kiếm thông tin lí thuyết, hình ảnh,…rồi làm 10
- và trình bày báo cáo dưới dạng powerpoint hoặc word…Những cách thức tổ chức đó đã góp phần giúp học sinh rèn luyện được nhiều kỹ năng là tiền đề cho việc hình thành những năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh. Tuy nhiên, thực trạng việc dạy và học Sinh học trong nhà trường phổ thông nói chung, trường THPT Diễn Châu 3 nói riêng vẫn còn những tồn tại là: nội dung bài học khô khan, kiến thức trừu tượng, nặng về lí thuyết, nhưng sự gắn liền với thực tiễn còn ít, các giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy đại trà còn chưa nhiều. 2. Dạy học chủ đề theo phương pháp trạm trong môn Sinh học là phương pháp dạy học để người học chủ động làm việc với các trạm kiến thức độc lập, học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo cặp hoặc theo nhóm. Như vậy, học sinh không chỉ tự mình lĩnh hội các kiến thức mà còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, hình thành các năng lực chuyên biệt cần thiết để phát triển bản thân trong tương lai. Phương pháp dạy học theo trạm xuất hiện từ đầu thế kỉ XX dưới dạng sơ khai. Nó chính thức được sử dụng như một hình thức dạy học bởi hai người Anh là Morgan và Adamson trong giờ học thể dục. Tại đó hai ông đã xây dựng một vòng tròn luyện tập giúp học sinh nâng cao thể lực và thành tích cá nhân khi thi đấu. Ở Việt Nam, dạy học theo trạm đã được nghiên cứu và ứng dụng trong dạy học vật lí từ năm 2009 tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đó đến nay, đã có một số luận văn và bài viết nhỏ của một số tác giả vận dụng dạy học theo trạm ở chương trình trung học cơ sở và THPT như sau: + Trần Văn Nghiên (2010), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức chương “Mắt – các dụng cụ quang học” – Vật lý 11 nâng cao. Luận văn thạc sỹ giáo dục. Đại học Sư phạm Hà Nội. + Trần Văn Thái (2012), Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “ Chất khí” – Vật lí 10 cơ bản. Luận văn thạc sỹ giáo dục học. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. + Phùng Việt Hải, Phùng Thị Tố Loan và Lê Thị Diệu (2013), Ứng dụng PPDH theo trạm trong dạy học chương “Chất khí” – Vật lí 10. Tạp chí khoa học số 01. Trường Đại học An Giang. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chứng minh được kiểu dạy học theo trạm là khả thi và mang lại hiệu quả cao trong dạy học các chủ đề theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được nhiều giáo viên phổ thông vận dụng để dạy ở trường THPT. 11
- 1.3. Cơ sở thực tiễn tai trường THPT Diễn Châu 3 Trước khi thực hiện đề tài, năm học 2019 2020 tôi đã tiến hành khảo sát đồng nghiệp tại trường THPT Diễn Châu 3 về quan điểm sử dụng phương pháp dạy học tích cực theo trạm vào các chủ đề. Kết quả thu được như sau: Bảng 1: Kết quả điều tra quan điểm của giáo viên trong việc thiết kế dạy học một chủ đề theo phương pháp Trạm. Rất cần Mức độ cần thiết Cần thiết Không cần thiết Phân vân thiết Số GV/ tổng số GV 1/7 1/7 2/7 3/7 được tham khảo Tỉ lệ % 14,3 14,3 28,6 42,8 Qua việc khảo sát, tôi nhận thấy một thực tế rằng, việc áp dụng phương pháp dạy học theo trạm vào dạy học chủ đề còn rất ít và thiếu các tự liệu để giúp giáo viên nghiên cứu và vận dụng. Từ những cơ sở nêu trên, với vai trò là một giáo viên Sinh học tôi đã cố gắng nghiên cứu lí luận và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng nội dung, từng chương, từng bài để giúp học sinh phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực và khơi dậy niềm hứng thú và say mê với môn Sinh học – môn học vốn vẫn bị học sinh xem là “môn phụ”. II. TỔ CHỨC THỰC HIÊN CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN MÁU BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TRẠM 2.1. Xác định mạch kiến thức của chủ đề. 2.1.1. Các bài kiến thức liên quan được sắp xếp thành chủ đề Tuần hoàn máu Bài 18. Tuần hoàn máu. Bài 19. Tuần hoàn máu ( Tiếp theo). Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người. 2.1.2. Cấu trúc logic nội dung chủ đề. Dựa vào nội dung sách giáo khoa, sách GV, chuẩn kiến thức kĩ năng sinh học 11 cơ bản, hướng dẫn giảm tải chương trình của Bộ giáo dục và phân phối 12
- chương trình của tổ chuyên môn xây dựng, mạch logic của kiến thức và quy luật của khoa học từ thực nghiệm đến kiến thức, tôi xác định được các mạch kiến thức như sau: Khái quát về hệ tuần hoàn + Cấu tạo chung và chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn. + Các dạng hệ tuần hoàn, đặc điểm của từng dạng và các chiều hướng tiến hóa cơ bản của hệ tuần hoàn Hoạt động của hệ tuần hoàn + Hoạt động của tim. + Hoạt động của hệ mạch. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người. + Cách đếm nhịp tim. + Cách đo huyết áp. + Cách đo nhiệt độ cơ thể. 2.1.3. Thời lượng: 3 tiết theo phâp phối chương trình 2.2. Mục tiêu chủ đề. 2.2.1. Kiến thức. Sau khi học xong chủ đề này, HS phải: 13
- Trình bày khái quát được cấu trúc và chức năng hệ tuần hoàn. Phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn. Trình bày khái quát sự tiến hóa thích nghi của hệ tuần hoàn; Phân tích được hoạt động của tim: Tính tự động của tim; tim hoạt động theo chu kỳ. Phân tích được hoạt động của hệ mạch: Huyết áp; vận tốc máu. Thực hiện được cách đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người. Trình bày được một số ứng dụng về sự hiểu biết về hệ tuần hoàn vào cuộc sống để nâng cao sức khỏe bản thân và mọi người xung quang. 2.2.2. Kĩ năng. Sau khi học xong chủ đề này, HS phải rèn luyện được: Kỹ năng tư duy đưa ra được các vấn đề hệ tuần hoàn, các thành phần và chức năng của hệ tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn, các khái niệm của bài ... Kỹ năng khoa học: Quan sát các hình ảnh, hiện tượng của Tuần hoàn máu, phân loại được các loại hệ tuần hoàn, các chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn, Kỹ năng học tập: Năng lực tự học, năng lực hợp tác … thông qua việc tìm hiểu các khái niệm có trong bài, hoạt động của tim và hệ mạch; ….. Kĩ năng thuyết trình. Kỹ năng bảo vệ bản thân mình. 2.2.3. Thái độ. Học sinh có thái độ học tập tích cực, hợp tác. Học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của việc trang bị kiến Tuần hoàn máu ở động vật nói chung và ở người nói riêng đặc biệt là hoạt động của tim và hệ mạch, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tim và hệ mạch để có hành động đúng trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người trong gia đình. 14
- Yêu thích khoa học, yêu thích thiên nhiên và khám phá thế giới. 2.2.4. Các năng lực cần hướng tới. a. Năng lực chuyên biệt * Nhận thức sinh học Trình bày được cấu tạo chung và chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn. Phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, nêu được các chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn Nêu được khái niệm: Tính tự động của tim, chu kỳ tim…Trình bày được tính tự động và chu kì hoạt động của tim, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Nêu được khái nhiệm huyết áp và các khái niệm liên quan, khái niệm vận tốc máu. Trình bày được sự biến đổi của huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch. Thực hiện: Đo được thân nhiệt ở người. Thực hiện: Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khoẻ từ kết quả đo. Đo nhịp tim người ở các trạng thái hoạt động khác nhau, giải thích kết quả. * Tìm hiểu thế giới sống Đề xuất và đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề của chủ đề Tuần hoàn máu: Hoạt động tim và hệ mạch; tại sao tim có tính tự động, tại sao máu chảy chậm ở mao mạch; có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của tim và hệ mạch…. Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động của nhóm, của cá nhân về các vấn đề chủ đề yêu cầu khi thực hiện bài tập ở các trạm trong chủ đề. Viết được báo cáo, trình bày và phản biện các vấn đề của chủ đề Tuần hoàn một cách thuyết phục. * Vận dụng kiến thức đã học 15
- Vận dụng được kiến thức Tuần hoàn máu, giải thích được một số bệnh liên quan đến hoạt động của tim và hệ mạch trong thực tế như bệnh huyết áp thấp, bệnh huyết áp cao, bệnh xơ cứng thành dộng mạch.. Đề xuất và đưa ra được các biện pháp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch của gia đình và bản thân Thực hiện được các nội dung thực hành liên quan. b. Năng lực chung * Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Nhận biết được các loại hệ tuần hoàn, các hoạt động của tim và hệ mạch. Trình bày được sự hoạt động của tim và hệ mạch. Phát hiện và làm rõ được những vấn đề về Tuần hoàn máu ở động vật trong thực tiễn và hoạt động tim, mạch ở người. * Năng lực tự chủ và tự học Tự lập được kế hoạch học tập chủ đề. Tìm kiếm tư liệu, lựa chọn những tư liệu phù hợp. Đọc hiểu SGK, các nguồn tài liệu khác, hệ thống lại kiến thức cơ bản. Tự tiến hành khảo sát thực tế vấn đề bệnh liên quan đến Tuần hoàn máu. * Năng lực giao tiếp và hợp tác Hoạt động nhóm, thảo luận thống nhất, báo cáo. Trao đổi, giao tiếp để thu thập thông tin tại địa phương. Hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao cho nhóm * Năng lực nghiên cứu khoa học Tự tiến hành các thí nghiệm đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người, điều tra thực trạng vấn đề bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn ở địa phương. 16
- 2.3. Xây dựng bảng mô tả mức độ yêu cầu chuẩn kiến thức , kĩ năng và các năng lực hình thành Nội Các mức độ nhận thức Các năng lực hướng dung đến trong chủ đề Biết Hiểu Vận dụng Vận thấp dụng cao Cấu Nêu Phân biệt Trình bày Năng lực tự chủ và tự tạo và được các được các được chức học; chức thành thành phần năng của hệ Năng lực giao tiếp năng phần cơ cơ bản của tuần hoan bản của hệ tuần hoàn Năng lực nhận thức chung hệ tuần sinh học; của hệ hoàn Năng lực tìm hiểu về tuần hoàn thế giới sống. Các Liệt kê Nêu được Phân biệt Trình Năng lực tự chủ và tự dạng được các khái niềm về được các dạng bày khái học; hệ dạng hệ từng dạng hệ tuần hoàn. quát sự Năng lực giao tiếp và tuần hoàn hệ tuần hoàn tuần Nêu ưu điểm tiến hóa hợp tác; hoàn ở Nêu được HTH kín so của tuần Năng lực giải quyết động sinh vật đại với hệ tuần hoàn vấn đề và sáng tạo. vật diện và đặc hoàn hở; ưu máu điểm của điểm của Năng lực nhận thức từng dạng HTH kép so sinh học; HTH với hệ tuần Năng lực tìm hiểu về hoàn đơn thế giới sống; Hoạt Nêu Giải thích Chứng minh Chỉ ra Năng lực tự chủ và tự động được khái được tính tự được tim tách cơ sở học; của niệm tính động của ra khỏi cơ thể khoa học Năng lực giao tiếp và tim tự động tim. vẫn có khả trong hợp tác; của tim. hiến tim. Giải thích năng co bóp Năng lực giải quyết Nêu được tính nhịp nhàng. Chứng vấn đề và sáng tạo. được các chu kỳ của Trình bày minh pha chu tim được chu kỳ được tim Năng lực nhận thức kỳ tim. sinh học; Chỉ ra được tim người. hoạt Nêu mối quan hệ Giải thích động Năng lực tìm hiểu về được khái nhịp tim với một số hiện suốt đời thế giới sống; niệm chu khối lượng tượng liên không Năng lực vận dụng mỏi kỳ tim cơ thể. quan kiến thức, kỹ năng đã 17
- học. Hoạt Nêu Phân biệt Năng lực tự chủ và tự động được các được động học; của hệ thành mạch, mao Năng lực giao tiếp và mạch phần cấu mạch, tĩnh hợp tác; tạo nên mạch. hệ mạch. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nêu Chỉ ra được Giải được khái Năng lực nhận thức sự biến đổi thích niệm sinh học; của huyết áp Trình bày các một số huyết áp, trong hệ nhân tố ảnh hiện Năng lực tìm hiểu về huyết áp hưởng đến thế giới sống; mạch. tượng tối đa, huyết áp. huyết áp thực tiễn Năng lực vận dụng tối thiểu. liên quan kiến thức, kỹ năng đã như học. Nêu bệnh cao được khái huyết niệm vận Chỉ ra được Trình bày áp, bệnh tốc máu sự biến đổi vân tốc máu được mối huyết áp trong hệ quan hệ vận thấp... mạch tốc máu với huyết áp và tiết diện mạch 18
- Thực Nêu Nắm vững Làm được Giải Phân tích được quy hành. được quy và phát biểu thực hành đo thích sự trình thực hành. Đo trình thực quy trình một số chỉ tiêu thay đổi Tiến hành được các một số hành thực hành sinh lý ở các chỉ thao tác thực hành chỉ tiêu người tiêu sinh lý ở Viết được báo cáo thực sinh lý hành. người ở trong Năng lực giải quyết người thực vấn đề và sáng tạo. hành, liên hệ Năng lực nhận thức giải sinh học; thích các hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày. 2.4. Xây dựng các trạm học tập Sau khi nghiên cứu kiến thức, phân tích chủ đề và xác định các năng lực hướng tới tôi đã xây dựng 6 trạm học tập ứng với nội dung kiến thức của chủ đề, trong đó có 4 trạm bắt buộc và 2 trạm tự chọn. + Trạm bắt buộc: Học sinh buộc phải hoàn thành nhiệm vụ ở các trạm này. + Trạm tự chọn: Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 trạm này phù hợp với sở thích hoặc năng lực của bản thân; hoặc có thể hoàn thành cả 2 trạm. Bảng. Tổng quan các trạm học tập chủ đề Tuần hoàn máu Trạ Loại Tên Dụng cụ Nội dung yêu cầu Thời m trạ trạm gian m (phút) Phiếu học tập Nêu được các dạng hệ và phiếu trợ tuần hoàn. giúp trạm 1 Nêu được đường đi của 10 1 Bắt Các buộc dạng hệ Bút lông, bảng máu, đặc điểm các dạng tuần phụ. hệ tuần hoàn. hoàn Máy tính. Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ 19
- tuần hoàn hở; hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. Khái quát các chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn Tranh ảnh về Nêu được khái niệm tính hệ dẫn truyền tự động của tim. tim, chu kỳ tim, Giải thích được vì sao 10 bảng nhịp tim tim có tính tự động. Bắt Hoạt một số loài… buộc động của Phiếu học tập Mô tả được một chu kỳ tim tim. và phiếu trợ giúp trạm 2. Giải thích được tại sao 2 tim hoạt động suốt đời Bút lông, bảng không mỏi. phụ. Nêu được mối quan hệ Máy tính chu kỳ tim với khối lượng cơ thể ở động vật. Các hình vẽ Nêu được các thành phần Bắt Hoạt 19.3, 19.4, bảng cấu tạo của hệ mạch. buộc động của 19.2 sách giáo Nêu được các khái niệm 10 hệ mạch khoa. về huyết áp; nhận xét 3 được sự biến đổi của Máy tính, phiếu huyết áp trong hệ mạch; học tập và phiếu nêu được các nhân tố ảnh trợ giúp trạm 3. hưởng đến huyết áp trong hệ mạch; giải thích một Bút lông, bảng số hiện tượng liên quan. phụ. Nêu được khái niệm vận tốc máu, chỉ ra được sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch và nguyên nhân của sự biến đổi, liệt kê được các nhân tố ảnh hưởng đến vận tốc máu. Máy đo huyết Thực hiện đo được các áp, nhiệt kế, chỉ tiêu sinh lý ở người 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 48 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 51 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 50 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
38 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn