Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho HS khi học phần Văn học dân gian Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho HS khi học phần Văn học dân gian Việt Nam" nhằm đưa ra những biện pháp để đa dạng hóa hình thức dạy học VHDG mà chúng tôi đã áp dụng tại trường THPT Tân Kỳ. Sáng kiến sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, bế tắc, phân vân cho đồng nghiệp trong việc tổ chức dạy học phần VHDG Việt Nam trong nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho HS khi học phần Văn học dân gian Việt Nam
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂN KỲ ********* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC MỚI ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Lĩnh vực: Chuyên môn Ngữ văn Đồng tác giả: -Nguyễn Thị Hòa - Nguyễn Thị Phương Hà Tổ bộ môn: Văn - Ngoại Năm thực hiện: 2021-2022 Số điện thoại: 0945 753 202 TÂN KỲ, NĂM 2022 1
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................................1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................................................1 II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................2 III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................3 1. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………….………...………….3 2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………..………………...………..………………..3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………..……..………..3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................. 4 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................................................................4 1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................................................................4 1.1. Yêu cầu về đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học ........................................................4 1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực ....................................................................................................4 1.1.2. Kĩ thuật dạy học tích cực ................................................................................................................6 1.2. Khái niệm, đặc trưng và mối quan hệ của VHDG với văn học viết ….....……….7 1.1.1. Khái niệm VHDG ................................................................................................................................7 1.2.2. Đặc trưng của VHDG.. ................................................................................................................8 1.2.3. Mối quan hệ giữa VHDG với văn học viết và nghệ thuật đương đại…….…......9 2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................................................10 2.1. Thực trạng từ phía chương trình...............................................................................................10 2.2. Thực trạng từ phía giáo viên .......................................................................................................11 2.3. Thực trạng từ phía học sinh ........................................................................................................12 II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT MỚI TẠO HỨNG THÚ CHO HS KHI HỌC PHẦN VHDG VIỆT NAM ……………………………………………....……13 1. Đóng vai ………………………………………………………………...………………………….………14 1.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động …………………………………………………...…..…….…..14 1.2. Quy trình thực hiện ...........................................................................................................................14 1.3. Một số tình huống đóng vai khi dạy học VHDG….........................................................15 1.3.1. Đóng vai trong quá trình diễn xướng dân gian .............................................................15 1.3.2. Hóa thân trong quá trình sáng tác tập thể ........................................................................15 1.3.3. Đóng vai các nhân vật văn học và tác giả VHDG .......................................................17 2. Liên hệ, mở rộng .....................................................................................................................................19 2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ....................................................................................................19 2.2. Một số cách liên hệ mở rộng khi dạy học phần VHDG .............................................19 2.2.1.Văn bản VHDG được học và các dị bản, các mô típ ...................................................20 2.2.2.VHDG và môi trường văn hóa, xã hội xưa và nay….....................................................21 2
- 2.2.3. VHDG và văn học viết ..................................................................................................................25 2.2.4. VHDG và nghệ thuật đương đại .............................................................................................26 3. Tổ chức trò chơi ......................................................................................................................................26 3.1. Một số nguyên tắc khi tổ chức trò chơi ...............................................................................27 3.2. Quy trình thực hiện ..........................................................................................................................27 3.3. Một số trò chơi ......................................................................................................................................28 3.3.1. Trò chơi cá nhân ...............................................................................................................................28 3.3.2. Trò chơi đội nhóm ............................................................................................................................30 4. Hoạt động ngoại khóa .........................................................................................................................31 4.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ....................................................................................................32 4.2. Một số hình thức ngoại khóa ......................................................................................................32 4.2.1. Câu lạc bộ văn học dân gian .....................................................................................................32 4.2.2. Tổ chức tham quan trải nghiệm ………………….…….……………...………..…….….…..34 4.2.3. Sưu tầm VHDG địa phương .......................................................................................................35 5. Kiểm tra đánh giá .................................................................................................................................37 III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ……………………………………….…….….……….………..37 1. Hình thành ý tưởng ……………………………………………….……………………..…………...37 2. Khảo sát thực tiễn ………………………………………….………………………….…………..…..37 3. Áp dụng thực nghiệm …………………………….…………………………………….……..……..47 4. Đúc rút kinh nghiệm ……………………………………………….…………………..…….………43 5. Đánh giá hiệu quả, điều chỉnh bổ sung ………………………….…………….….………...43 PHẦN III. KẾT LUẬN.............................................................................................................................43 I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ………………………….…………………………………………….43 1. Tính mới ........................................................................................................................................................43 2. Tính khoa học ...........................................................................................................................................44 3. Tính hiệu quả ……………………………………………….....……………………….………………..44 3.1. Về mặt nhận thức ……………………………………………………………….………..…………44 3.2. Về mặt hành động …………………….…………………………………………….….…………...45 II. PHẠM VI ỨNG DỤNG ……………………………………….……………….…….…….……...46 III. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................................................46 1. Đối với các ban ngành cấp trên ....................................................................................................46 2. Đối với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường ……….......46 3. Đối với giáo viên ...................................................................................................................................... 46 4. Đối với học sinh .......................................................................................................................................47 PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………….……… 3
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 VHDG Văn học dận gian 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 THPT Trung học phổ thông 5 GD & ĐT Giáo dục và đào tạo 6 NXB Nhà xuất bản 7 SGK Sách giáo khoa 8 VB Văn bản 4
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới một cách căn bản toàn diện như hiện nay, yêu cầu đặt ra với mỗi GV là cần phải tích cực đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong mỗi giờ học. Luât giáo dục năm 2019 đã nêu ra cụ thể những yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đó là “giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người họ” và “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Người GV của thời đại mới tất yếu phải biết trau dồi, nâng cao năng lực của bản thân để không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn mà biết khơi nguồn, thắp lửa tạo cảm hứng mãnh liệt cho người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đã khẳng định rõ mục tiêu chung của bộ môn Ngữ văn là hình thành cho HS những phẩm chất tốt đẹp trong đó lòng yêu nước được đặt lên hàng đầu, trong đó phải giúp HS có “ý thức về nguồn cội và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam”. Trong thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế, việc hình thành ở các em HS tinh thần dân tộc, giúp các em hiểu rõ bản sắc dân tộc mình để dù hội nhập quốc tế, vươn tầm thế giới cũng không quên đi cội rễ của mình là điều vô cùng quan trọng. Và giá trị cốt lõi trong bản sắc dân tộc ở bộ môn Ngữ văn bắt nguồn từ bộ phận VHDG. VHDG là khởi nguyên sức sống văn chương đất Việt, là dòng chảy vô tận trong đời sống tinh thần con người Việt nam từ xa xưa cho đến nay. Biết bao người con đất Việt đã lớn lên cùng với những câu hò điệu ví mà trở thành vĩ nhân của nhân loại. Quãng thời gian về sống dưới núi Hồng sông Lam, cậu Chiêu Bảy không trút được khối sầu nhưng có những đêm đi hát phường vải ở Trường Lưu để rồi trở thành Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, người “hóa đất nước thành văn”; không chịu bó tay trước cuộc đời, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước bởi “Tuổi ấu thơ Bác đã đi – Suốt chiều dài câu đò đưa – Tuổi ấu thơ Bác đã sống – Suốt chiều rộng câu dân ca” để rồi đưa đất nước thoát khỏi vòng xiềng xích nô lệ. Giây phút rời xa cuộc đời, tâm nguyện của Bác cũng là “Bác muốn nghe một câu hò Huế hoặc muốn nghe câu hát dặm quê nhà. Bác muốn nghe một đôi làn quan họ bởi bài ca đất nước sao quên” ... Với những giá trị vĩnh cửu, VHDG đã giành được một vị trí danh dự trong chương trình Ngữ văn các cấp. Ở chương trình phổ thông, dù chúng ta đã nhiều lần 5
- thay đổi chương trình sách giáo khoa, những giá trị lỗi thời bị gạt bỏ, những giá trị mới hình thành song VHDG vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Là những GV có nhiều trăn trở với nghề, với truyền thống dân tộc, chúng tôi ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của viêc thổi hồn vào những bài dạy về VHDG để các em hứng thú trong học tập, hiểu những giá trị vô giá của VHDG từ đó yêu hơn nền văn học, văn hóa nước mình - Đất Nước của những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể... Trong những năm qua, chúng tôi đã nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học VHDG, đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật dạy học từ các tiết học trên lớp như cho HS đóng vai vào tập thể sáng tác, các nhân vật VHDG, tham gia diễn xướng, tổ chức trò chơi cho đến các hoạt động trải nghiệm như tổ chức câu lạc bộ VHGD, triển khai dự án sưu tầm VHDG địa phương tại huyện Tân Kỳ; sáng tác truyện dã sử, làm thơ với chất liệu từ VHDG, vẽ tranh, làm phim tư liệu về VHDG để làm tài liệu học tập... Các hoạt động đó không chỉ giúp các em hiểu sâu về VHDG mà còn bồi dưỡng các phẩm chất, phát huy các năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông mới đang hướng tới. Là những GV Ngữ văn đang đứng trên bục giảng, gánh trên vai trọng trách thực thi những chủ trương, đường lối của giáo dục trong thời đại mới, chúng tôi mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong công cuộc đổi mới lớn lao của nghành. Để chia sẻ những kinh nghiệm của mình đối với đồng nghiệp, chúng tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho HS khi học phần VHDG Việt Nam” II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chỉ sau một ngày ra mắt, MV Butter của ban nhạc đình đám Hàn Quốc BTS đã chính thức thống trị top 1 trending (xếp vị trí số một) của youtube Việt Nam và thậm chí còn bám trụ ở vị trí này hơn một tuần. Đây không phải là lần đầu tiên ban nhạc nhạc này khuynh đảo cộng đồng mạng và các nền tảng âm nhạc tại Việt Nam. Không hẳn tất cả các bạn trẻ đều hiểu được phần lời và những thông điệp mà MV đó mang lại nhưng phần nhạc sôi động, vũ đạo bắt mắt, ăn mặc thời thượng đã cuốn hút các bạn trẻ. BTS chỉ là một ban nhạc tiêu biểu trong số rất nhiều ban nhạc, ngôi sao ở Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Âu Mĩ được nhiều bạn trẻ hâm mộ điên cuồng như vậy. Trong lúc đó những bài dân ca, bài hát mang âm hưởng dân ca, những tác phẩm nghệ thuật mang màu sắc dân gian với nét đẹp thuần Việt mỗi khi ra mắt đều vô cùng khiêm tốn về lượt xem, lượt thích trên các trang mạng và nền tảng giải trí. Thậm chí là nhiều bạn trẻ còn không biết đến sự tồn tại của những tác phẩm nghệ thuật như thế. Điều chúng tôi đề cập trên đây là bức tranh đối lập bi hài phản ánh thực trạng các bạn trẻ ngày nay đang lãng quên hoặc quay lưng với những giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc. Thế giới của của một bộ phận không nhỏ bạn trẻ hiện nay có những gì? Đó là tôn sùng những giá trị xa rời với cội nguồn của chính mình, là ngày ngày 6
- “cày view” cho thần tượng ở một đất nước xa lạ, là mất ăn mất ngủ để giúp thần tượng xô đổ các kỉ lục và tung hô họ như những siêu nhân. Thế giới đó đã dần vắng bóng một khúc dân ca sâu lắng quê nhà, một câu truyện cổ thiết tha cho tôi nhận mặt ông cha của mình... Thực trạng đó bắt nguồn từ hoàn cảnh sống và thị hiếu của giới trẻ ngày nay nhưng cũng không thể phủ nhận mỗi GV đặc biệt là GV dạy Ngữ văn cũng có một phần trách nhiệm. Bởi giáo dục một con người cần có cả sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Và ở trong nhà trường, sứ mệnh giáo dục HS hiểu, trân quý những giá trị truyền thống của dân tộc là trách nhiệm hàng đầu của GV dạy Ngữ văn. Môn Ngữ văn phải dạy cho HS hiểu biết về văn hóa cha ông lúc đó mới có đủ khả năng để cảm nhận được giá trị đích thực của một nền văn hóa khác như nhà báo Nguyễn An Ninh đã từng phát biểu từ đầu thế kỉ XX “chỉ có những người đã hiểu biết vững một nền văn hóa rồi mới có khả năng thưởng thức một nền văn hóa ngoại bang” (Trích Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức). Thực tế hiện nay HS không mặn mà với văn học nói chung và VHDG nói riêng. Không có hứng thú, buồn ngủ thậm chí là buồn cười – đó là nhận xét của nhiều em HS khi học phần VHDG. Các em không mảy may xao xuyến khi nghe lời ru ầu ơ của mẹ, không rung động trước vẻ đẹp của một câu hò điệu ví. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là các cách dạy học VHDG trong nhà trường phổ thông chưa hợp lí, chưa thu hút để kích hoạt được trạng thái học tập hưng phấn của HS. Với đề tài “Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho HS khi học phần VHDG Việt Nam”, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm dạy học VHDG, đưa ra những biện pháp để đa dạng hóa hình thức dạy học VHDG mà chúng tôi đã áp dụng tại trường THPT Tân Kỳ. Sáng kiến sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, bế tắc, phân vân cho đồng nghiệp trong việc tổ chức dạy học phần VHDG Việt Nam trong nhà trường. III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu thực trạng học tập của học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Tân Kỳ từ năm 2020 đến nay để đề xuất những biện pháp hữu hiệu, phù hợp với đối tượng HS, giúp các em hứng thú khi học VHDG. 2. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp, kĩ thuật dạy học mới được vận dụng vào dạy học VHDG - Giáo viên môn Ngữ văn và học sinh khối 10 trường THPT Tân Kỳ IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp thực nghiệm sư phạm… 7
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Yêu cầu về đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học Trong những năm học vừa qua giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng không ngừng đổi mới. Nhưng thực tế cho thấy không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng phương pháp và kĩ thuật trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; ... tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". 1.1.1. Phương pháp dạy học mới. Nói đến phương pháp dạy học là nói đến những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp có thể kể đến nhiều phương pháp dạy học mới được áp dụng trong thời gian gần đây như: - Phương pháp dạy học nhóm: Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. - Phương pháp giải quyết vấn đề: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. - Phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. - Phương pháp trò chơi: Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. 8
- - Dạy học theo dự án: Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được. - Phương pháp dạy học theo góc: Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Dạy học theo góc có những điểm tương đồng với dạy học theo nhóm, theo cặp và một số phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học khác. - Dạy học tích hợp liên môn: Dạy học tích hợp là việc liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Có thể hiểu một cách đơn giản, đó là việc định hướng dạy học cho các em HS phát triển năng lực toàn diện, phát triển khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng… ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, giúp các em rèn luyện các kỹ năng cần thiết và phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả. - Dạy học trải nghiệm sáng tạo: Học tập trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà HS có được xuất phát từ thực hành chứ không phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có đó, kết hợp với những gì mà các em cảm nhận được bằng các giác quan để xây dựng, một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân chứ không phải chỉ là ghi nhớ những gì các em thấy. Kiến thức mà HS thu được không phải nhờ vào việc cô truyền thụ hay HS bị động, ngồi yên, mà cách duy nhất để học tập thông qua giáo dục trải nghiệm là HS phải chủ động, tích cực tiếp xúc, tác động tới môi trường đó. Phương pháp này buộc HS phải sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…). Việc trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; việc học cũng trở nên thú vị hơn với HS và việc dạy trở nên thú vị hơn với GV. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp dạy học theo hợp đồng, phương pháp bàn tay nặn bột... 1.1.2. Kĩ thuật dạy học tích cực Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau. Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống, hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có nhiều kĩ thuật dạy học thường được sử dụng đối với môn Ngữ văn như: 9
- - Kĩ thuật khăn trải bàn: HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người). Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”. - Kĩ thuật phòng tranh: Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm. Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. - Kĩ thuật các mảnh ghép: HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận vấn đề D,... HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,... và mỗi “chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. - Kĩ thuật động não: Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng). - Kĩ thuật “Trình bày một phút”: Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào. - Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”: HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định. Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công. Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học. Một em trưởng nhóm “chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời “chuyên gia” giải đáp, trả lời. - Phân tích phim Video: Phim video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bài học. Phim nên tương đối ngắn gọn (5-15 phút). GV cần xem qua trước để đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem. Trước khi cho HS 10
- xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê các ý mà các em cần tập trung. Làm như vây sẽ giúp các em chú ý tốt hơn. HS xem phim. Sau khi xem, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem. Ngoài ra còn có các kĩ thuật dạy học khác như Kỹ thuật XYZ, kỹ thuật "Bể cá", kỹ thuật Kipling (5W1H) (What, where, when, who, why, how), kỹ thuật KWL- KWLH, kỹ thuật “ổ bi”, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật “3 lần 3”... Như vậy, trong hai khái niệm trên thì phương pháp dạy học là khái niệm lớn hơn, bao hàm khái niệm kĩ thuật dạy học; nghĩa là trong một phương pháp dạy học GV có thể sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi sự phân biệt giữa phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học không rõ ràng, người ta có thể gọi một số phương pháp dạy học là kĩ thuật dạy học và ngược lại. Khi đưa ra những biện pháp để tạo hứng thú cho HS khi học phần VHDG Việt Nam tại trường THPT Tân Kỳ, chúng tôi đã vận dụng một cách sáng tạo những phương pháp và kĩ thuật dạy học mới trên. Đồng thời những biện pháp đó luôn phải gắn liền với bồi dưỡng những phẩm chất và phát huy những năng lực mà bộ môn Ngữ văn cần hướng tới. 1.2. Khái niệm, đặc trưng và mối quan hệ của VHDG với văn học viết và nghệ thuật đương đại Để tổ chức hoạt động dạy học phần VHDG trên lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa, GV cũng cần bám sát những vấn đề về VHDG. Có như vậy, mọi sáng tạo trong hoạt động dạy học mới đi đúng hướng, đúng đặc trưng loại thể - một yêu cầu tất yếu đối với dạy học Ngữ văn 1.2.1. Khái niệm VHDG Nói đến VHDG là người ta nói đến điệu hồn của dân tộc, là sản phẩm của trí tuệ của người dân. Nó ra đời như một món ăn tinh thần của người lao động góp phần thể hiện đời sống và tâm hồn của người bình dân. Trong khái niệm VHDG thì VH để chỉ những sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ, còn DG nghĩa là lưu truyền trong nhân dân. Theo Từ điển thuật ngữ văn học “VHDG là những sản phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm phục vụ các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng”. Do VHDG có những đặc thù khác văn học viết nên người dạy, người học phải hiểu rõ VHDG và phân biệt với khái niệm có mối liên hệ mật thiết để hiểu đúng bản chất của bộ phận văn học này. Phân biệt với văn hóa dân gian: Văn hóa dân gian là tổng thể mọi sáng tạo ở cả hai phương diện vật chất và tinh thần của người bình dân trong trường kì lịch sử. Nó có thể là một ngôi đền, một cái lư gốm cổ, một khúc dân ca, một phong tục... Những nét văn hóa và tinh thần đó đều được biểu hiện bằng con đường nghệ thuật. Văn hóa dân gian là một nghệ thuật nguyên hợp gồm nhiều thành tố gắn bó với nhau, trong đó nổi bật ba thành tố: Nghệ thuật ngôn từ dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian. Trong các thành tố của văn hóa dân gian thì nghệ 11
- thuật ngôn từ dân gian (chính là VHDG) là thành tố quan trọng nhất. Vì có một số thành tố nghệ thuật tách ra vẫn có đời sống độc lập và có giá trị thẩm mĩ ví dụ như ca dao là phần ngôn từ chắt lọc từ dân ca nếu tồn tại độc lập vẫn có giá trị thẩm mĩ cao. Hơn nữa, trong tác phẩm văn hóa dân gian, ngôn từ dân gian như là linh hồn và có mặt trong tất cả các tác phẩm văn hóa dân gian: Đình chùa linh thiêng bởi những câu chuyện truyền thuyết liên quan; làn điệu dân ca làm xao xuyến lòng người không chỉ bởi giai điệu mà còn là giai tự. Bởi vậy khi tìm hiểu VHDG không nên tách rời môi trường văn hóa dân gian của nó. 1.2.2. Đặc trưng của VHDG - Tính nguyên hợp: Ra đời từ buổi ấu thơ của nhân loại, VHDG phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời nguyên thủy, khi các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa chuyên môn hóa. Thời kì sau, các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã được chuyên môn hóa nhưng VHDG vẫn mang tính nguyên hợp bởi đại bộ phận nhân dân, tác giả của VHDG không có điều kiện tham gia các lĩnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng, tình cảm của mình trong VHDG. Bởi vậy VHDG từ xưa cho đến nay vừa là văn học, vừa là triết học, là khoa học, phong tục học... Nó là viên Kim cương lấp lánh nhiều sắc màu. - Tính truyền miệng: Nếu văn học viết được ghi lại bằng chữ viết và truyền lại bằng ấn phẩm thì VHDG được ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và truyền từ người này qua người khác, thế hệ này qua thế hệ khác, vùng này qua vùng khác bằng lời. Phương thức truyền miệng tiếp tục tồn tại khi xuất hiện chữ viết chứng tỏ nguyên nhân của phương thức truyền miệng không chỉ do điều kiện hạn chế của lịch sử xã hội (VHDG ra đời khi chưa có chữ viết) mà còn do nhu cầu sáng tạo và thưởng thức của nhân dân. - Tính tập thể: VHDG là sáng tác của tập thể nhân dân Lao động. Quá trình sáng tác tập thể diễn ra: Lúc đầu một người khởi xướng, tác phẩm được hình thành và được tập thể tiếp nhận; sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, thường là tác phẩm được làm phong phú hơn, hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Cứ như thế, khi đến với người đọc hôm nay, tác phẩm VHDG đã trở thành những viên ngọc quý. - Tính dị bản: Đây là hệ quả của tính tập thể và truyền miệng. Do việc lưu truyền sáng tác VHDG được thực hiện bằng con đường trí nhớ mà bằng trí nhớ thì không nhớ nguyên vẹn cả nội dung và hình Thức. Mặt khác, có trường hợp người tham gia lưu truyền thay đổi theo ý mình, theo đặc điểm tâm lí, vùng miền... nên có nhiều văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm VHDG. Mỗi văn bản đó là một dị bản. Mỗi dị bản là một biểu hiện biến đổi của tác phẩm VHDG nên đều có ý nghĩa, lí do tồn tại riêng. Bởi vậy, khi đọc hiểu văn bản VHDG phải đặt trong hệ thống dị bản, hệ thống mô tip. - Tính diễn xướng: Tính diễn xướng của VHDG được thể hiện ở chỗ người ta có thể nói, kể, hát, diễn tác phẩm VHDG. Những hoạt động diễn xướng đó đều gắn 12
- liền với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng: điệu hò trên sông nước làm cho hoạt động kéo lưới chèo thuyền nhịp nhàng và đầy hứng khởi; câu ca dao trong lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ êm đềm; lời ca người ơi người ở đừng về trong những hội hè đình đám... Chính sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi và là đối tượng phục vụ của VHDG. - Tính địa phương, tính dân tộc và quốc tế: + Tính địa phương: Mỗi tác phẩm VHDG ở mỗi địa phương có thể tồn tại những văn bản khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm địa lí, tính cách con người, phương ngữ... vùng miền. Mỗi địa phương lại có những đặc sản VHDG riêng như Tây Nguyên là thánh địa của sử thi mà mỗi khi nghe già làng kể bên bếp lửa nhà Rông đêm hôm trước người nghe ngồi như thế nào thì sáng hôm sau vẫn ngồi nguyên như thế, còn Tây Bắc là xứ sở của truyện thơ khiến gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, chàng trai đi cày quên cày khi nghe đọc truyện thơ. + Tính dân tộc: Tính dân tộc là tính riêng của VHDG mỗi nước, phản ánh tâm hồn, lịch sử, văn hóa từng dân tộc. Mỗi dân tộc có ngôn ngữ, truyền thống, điều kiện làm ăn sinh sống riêng. Điều đó ảnh hưởng một cách sâu sắc đến VHDG. Ví như truyện Tấm Cám của Việt Nam cô Tấm gặp vua ở hội làng do đặc điểm truyền thống của Việt Nam làng có vai trò quan trọng. Nó là cội nguồn sức mạnh dân tộc. Hội hè hàng năm tổ chức ở làng. Nhà vua muốn lấy được người vợ như ý phải về làng để tìm. Còn cô bé Lọ Lem của Pháp gặp hoàng tử ở vũ hội hoàng cung. Cô Tro Bếp của người Ai Cập ở gặp chàng trai của mình bên giếng nước – nguồn mạch sự sống của người ở Châu Phi. Điều đó đều xuất phát từ nét riêng của mỗi dân tộc. + Tính quốc tế: Tính quốc tế của VHDG thể hiện ở cả nội dung tư tưởng và hình thức. Về nội dung tư tưởng, đó là gặp gỡ về đề tài, chủ đề, triết lí nhân sinh như: chinh phục thiên nhiên, ước mơ của người dân nghèo, triết lí ở hiền gặp lành, ác giả ác báo...Về hình thức, đó là thi pháp thể loại (VHDG quốc gia nào hầu như cũng có các thể loại như thần thoại, sử thi, truyện cổ tích, thơ...), những mô típ nghệ thuật. 1.2.3. Mối quan hệ giữa VHDG với văn học viết và nghệ thuật đương đại VHDG ra đời và phát triển một thời gian khá dài rồi sau đó văn học viết mới ra đời. Do đó VHDG là ngọn nguồn trong mát đầu tiên của nền văn học dân tộc. Nền văn học của các nước trên thế giới cũng đều phát triển theo quy luật này. Ở Việt Nam, ở thời kì chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, VHDG có đóng góp lớn trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Sống trong nhân dân, Tiếng Việt được bảo tồn qua bao biến cố lịch sử. Suốt 1000 năm Bắc thuộc, Tiếng Việt vẫn không bị đồng hóa dưới chính sách thâm độc của bọn ngoại bang. Tiếng Việt vẫn kết tinh lấp lánh trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, trong những câu ca dao mượt mà, trong lời ru êm đềm bên cánh võng. Qua mười thế kỉ, dù tiếng Hán là ngôn ngữ chính thống của quốc gia nhưng không vì thế mà Tiếng Việt lưu lạc hay thất truyền. Tiếng Việt vẫn bay bổng trong ngôn ngữ của người trồng dâu, trong bài 13
- ca của trẻ mục đồng, câu hò của người chài lưới bên sông. Hai nguồn cảm hứng lớn như sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng chảy của văn học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo cũng khởi nguồn từ VHDG. Có thể nói VHDG chính là những viên gạch nền móng để xây nên tòa lâu đài văn chương của dân tộc. Ảnh hưởng của VHDG đối với VHDG diễn ra lâu dài và sâu rộng. VHDG mang đến cho văn học viết cảm hứng về những con người Việt Nam cần cù, dũng cảm, nhân hậu. Văn học viết cũng kế thừa từ VHDG những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đó là thể thơ lục bát, song thất lục bát; là các biện pháp tu từ; các chất liệu sáng tác. VHDG còn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn học viết. Một số những bằng chứng về sự ảnh hưởng đó như: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ lấy không ít cốt truyện từ VHDG; thơ lục bát của Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn mang đậm hơi thở lục bát dân gian; những hình ảnh quen thuộc như con cò, cau trầu, thuyền bến nhiều lần xuất hiện trong thơ Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm. Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Sự tích những ngày đẹp trời của Hòa Vang lấy cảm hứng từ một số tác phẩm VHDG nhưng theo quan điểm hiện đại. Nhiều kịch bản phim hiện nay thu hút được nhiều bạn trẻ tới rạp vào tối thứ 7 khai thác từ các tác phẩm VHDG. Đó là Thằng Bờm của đạo diễn Lê Đức Tiến, Trạng Quỳnh của đạo diễn Đức Thịnh, Tấm Cám chuyện chưa kể của đạo diễn Ngô Thanh Vân, Bắc Kim Thang của đạo diễn Trần Hữu Tấn. Nhiều bài hát giới trẻ yêu thích sử dụng chất liệu VHDG như Bống bống bang bang của ban nhạc 365; Không thể cùng nhau suốt kiếp do Mr Siro sáng tác và ca sĩ Hòa Minzy thể hiện, Để Mị nói cho mà nghe được viết bởi Thịnh Kainz, Kata Trần, T-Bass do ca sĩ Hoàng Thùy Linh thể hiện, Người ơi người ở đừng về do ca sĩ Đức Phúc thể hiện. Có thể nói nhiều nghệ sĩ đương đại đã biết khai thác kho trầm tích VHDG để biến những viên đá quý bị lớp bụi thời gian phủ mờ thành kim cương tỏa sáng. Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại VHDG trên một số phương diện mà chủ yếu là chất liệu. Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhưng người dạy không được xa rời những đặc trưng từ xa xưa của VHDG. Những phương pháp, kĩ thuật đó phải là cầu nối để đưa văn hóa của cha ông đến gần hơn với thế hệ trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng từ phía chương trình Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 hiện hành dành một thời lượng đáng kể cho phần VHDG. Chương trình học gồm bài Khái quát VHDG, bài Ôn tập VHDG Việt Nam và các tác phẩm học chính như: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Sử thi Đăm săn); Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy; Truyện cổ tích Tấm Cám; Truyện cười Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày; Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và Ca dao hài hước. Ngoài ra có hướng dẫn tự học bài Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu). Tuy nhiên yêu cầu cần đạt và hệ thống 14
- câu hỏi hướng dẫn học bài chủ yếu được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp HS vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn, chưa phát huy hết năng lực người học. Các kì thi quan trọng hiện nay của Bộ Giáo dục hầu như không có phần VHDG. Kì thi THPT quốc gia chủ yếu trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Thực tế giáo dục ở Việt Nam vẫn nặng về thi cử, vì vậy để HS vượt qua những kì thi, GV chú trọng vào chương trình liên quan đến thi cử. Bởi vậy phần VHDG ở lớp 10 không được coi trọng, không được đầu tư trong quá trình dạy học. 2.2. Thực trạng từ phía GV Dạy học, đặc biệt dạy học văn là một nghệ thuật. Bản thân văn học cũng đã là một loại hình nghệ thuật độc đáo của nhân loại. Những gì mang tính nghệ thuật để đến được với mọi người không chỉ bằng con đường của lí trí mà phải bằng cả con tim. Một khi trái tim đã nguội lạnh thì làm sao có thể đánh thức được cảm hứng ở người khác. Vậy mà có một thực tế đáng buồn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều thầy cô là phần VHDG không quan trọng. Với tâm lí ngại thay đổi, không mặn mà với phần VHDG nên nhiều GV chưa coi trọng việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho HS khi học phần VHDG. Dù nhiều GV có đủ năng lực và ý thức được yêu cầu đổi mới của nghành nhưng phần nhiều chỉ quan tâm đến việc hoàn thành chương trình theo kế hoạch dạy học. Mục tiêu của đa số GV khi dạy phần VHDG là đảm bảo đúng thời lượng, cung cấp đủ kiến thức theo yêu cầu cần đạt. Cách dạy đó đã tạo nên sự nhàm chán đơn điệu của tiết học. Việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới chủ yếu mang tính hình thức và được thực hiện ít ỏi ở các tiết thao giảng khi có đồng nghiệp dự giờ thăm lớp. Qua khảo sát 25 GV về việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để kích thích hứng thú cho người học năm học 2018 – 2019 với câu hỏi khảo sát: Thầy cô quan tâm đến điều gì khi dạy học phần VHDG Việt Nam, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Có Không Ý kiến khác Nội dung thăm dò Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1. Quan tâm đến việc hoàn thành 100 kế hoạch dạy học 25 0 0 0 0 % 2. Quan tâm đến thái độ học tập 9 36% 16 64% 0 0 của HS 3. Quan tâm sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo 8 32% 17 68% 0 0 hứng thú cho HS Qua bảng khảo sát chúng ta thấy tất cả các thầy cô đều quan tâm đến việc hoàn thành kế hoạch dạy học. Điều này là tất yếu vì nó mang tính pháp quy, tránh 15
- những tai nạn nghề nghiệp như vi phạm quy chế chuyên môn, cắt xén chương trình. Còn số lượng GV quan tâm đến thái độ học tập của HS chưa nhiều dẫn đến GV chưa quan tâm đến việc đầu tư cách dạy mới mẻ để tạo hứng thú cho HS. Đây là một hạn chế lớn vì phương pháp dạy học mới xem HS là trung tâm. Khi đặt HS ở vị trí trung tâm, GV mới chịu khó tìm tòi và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. 2.3. Thực trạng từ phía HS Như chúng tôi đã trình bày ở phần tính cấp thiết của đề tài, xu hướng chung của HS về học tập ngày nay là chủ yếu đầu tư học những môn gắn liền với thi cử và định hướng nghề nghiệp trong tương lai trong đó môn Văn không được coi trọng. Còn với lĩnh vực nghệ thuật thì chỉ hứng thú với nghệ thuật đương đại, thích bắt trend để tạo phong cách thời thượng. Hầu hết các em thờ ơ cộng thêm chính GV cũng không đầu tư dạy học phần VHDG dẫn đến di sản quý giá của nhân dân lao động trở nên lạc lõng, lỗi thời trong mắt trò. Thực sự các em muốn như vậy hay không? Thực sự các em trở thành những kẻ vô tình với văn hóa cha ông để lại hay không? Câu hỏi đó đã phần nào có lời giải đáp qua kết quả khảo sát của chúng tôi. Năm học 2018 – 2019, trước khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 120 em HS lớp 10. Sau đây là nội dung và kết quả khảo sát: Nội dung câu hỏi khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) chọn Câu hỏi 1: Em có thích học phần VHDG không? a. Có 15 12.5% b. Không 105 87.5% Câu hỏi 2: Lí do em không thích học phần VHDG là gì? a. VHDG quá xưa cũ với cuộc sống hôm nay 31 26% b. Tiết học nhàm chán 73 61% c. Lí do khác 16 13% Câu hỏi 3: Theo em, việc GV sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho HS khi học phần VHDG có cần thiết không? a. Rất cần thiết 111 92.5% b. Không cần thiết 9 7.5% 16
- Câu hỏi 4: Em đã từng được tham gia hoạt động nào sau đây khi học VHDG: a. Đóng vai vào một thành viên trong tập thể 0 100% nhân dân lao động để sáng tác VHDG b. Sưu tầm VHDG trên quê hương mình 0 100% c. Vẽ tranh, làm thơ, viết truyện sau khi học 40 33.3% phần VHDG Câu hỏi 5: Sau khi học xong phần VHDG, GV thường kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng cách nào? a. Bài kiểm tra 15 phút 98 82% b. Đánh giá sản phẩm sáng tạo như tranh vẽ, 0 0% thơ, truyện lấy chất liệu từ VHDG c. Không kiểm tra đánh giá 22 18 % Câu hỏi 6: Theo em VHDG có ảnh hưởng đến nghệ thuật đương đại không? a. Có 27 22.5% b. Không 24 20% c. Có nhưng ít 69 57.5% Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta có thể thấy lí do chính khiến HS không hứng thú với phần VHDG là vì tiết học nhàm chán nhiều hơn là vì các em không yêu thích VHDG. Đồng thời hầu hết các em đều có nguyện vọng được GV áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, cách kiểm tra đánh giá mới để việc học VHDG trở nên thú vị hơn. Đây là một tín hiệu đáng mừng để có thể áp dụng đề tài của chúng tôi vào thực tế dạy học. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT MỚI TẠO HỨNG THÚ CHO HS KHI HỌC PHẦN VHDG VIỆT NAM Về vai trò, các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy và học VHDG vì chúng giúp phát huy sự tham gia hoạt động tích cực, chủ động của HS vào quá trình học. Chúng kích thích tư duy, đánh thức sự sáng tạo, loại bỏ sự thụ động, đem lại say mê cho HS. Do yêu cầu đổi mới 17
- của nghành giáo dục, các phương pháp và kĩ thuật dạy học ngày càng đa dạng và được đúc rút từ thực tiễn của hoạt động dạy học. Những biện pháp chúng tôi đề xuất sau đây là sự vận dụng sáng tạo những phương pháp và kĩ thuật mới, kết hợp với đặc thù riêng của VHDG và thực tiễn dạy học ở trường chúng tôi. 1. Đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. 1.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học, không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép. - Tình huống có nhiều cách giải quyết. - Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. - Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai. - Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai. - Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm. - Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết. - Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận. Khi tự nguyện các em sẽ chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo trong khám phá tri thức. - Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia. - Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn cho việc đóng vai. 1.2. Quy trình thực hiện Tùy vào mục tiêu cần đạt để GV linh hoạt lựa chọn cách thực hiện phù hợp. Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau : - GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian vào vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên thực hiện. - Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử, về các vấn đề liên quan... - GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. 18
- 1.3. Một số tình huống đóng vai khi dạy học VHDG 1.3.1. Đóng vai trong quá trình diễn xướng dân gian Như chúng tôi đã trình bày, một trong những đặc trưng nổi bật của VHDG là tính diễn xướng (còn gọi là tính biểu diễn). VHDG được sáng tác nên không chỉ để đọc mà còn để hát, kể, diễn. Hầu hết các thể loại VHDG đều gắn liền hình thức diễn xướng nhất định. Bởi vậy, khi học tác phẩm VHDG cụ thể, GV nên tìm hiểu kĩ hình thức diễn xướng của thể loại và hướng dẫn cho HS thể nghiệm diễn xướng dân gian. Có thể chia lớp theo 4 nhóm và mỗi nhóm chọn một thể loại VHDG để diễn xướng. - Một đoạn trích chèo Thị Mầu lên chùa trong vở chèo Nỗi oan Thị Kính - Diễn cảnh già làng kể khan (Sử thi) - Kể một câu chuyện cổ tích có hoạt cảnh minh họa (Có thể chọn Tấm Cám). - Hát dân ca ba miền: Lí của Nam Bộ, ví dặm Nghệ Tĩnh, quan họ Bắc Ninh Trích đoạn chèo có thể vận dụng trong bài khái quát VHDG Việt Nam. Cảnh già làng kể khan sẽ diễn trong Chủ đề Tự sự dân gian, tiết học Chiến thắng Mtao Mxây. Kể chuyện cổ tích sẽ sử dụng trong trong Chủ đề Tự sự dân gian, tiết học Tấm Cám. Hát dân ca sẽ thực hành trong bài học về chùm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Việc đóng vai trong quá trình diễn xướng dân gian mang tính nghệ thuật, ít nhiều đòi hỏi người diễn xướng có chút năng khiếu. Việc chia nhóm cần dựa vào năng khiếu của từng nhóm. Hoạt động này mang lại hứng thú học tập cho HS vì trong quá trình đóng vai, HS được được thể hiện năng khiếu, thể hiện mình trước đám đông hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, thân thiện, hấp dẫn, trao đổi giao lưu với thầy cô, bạn bè. Hơn nữa, trong quá trình tìm tòi để học cách diễn xướng, HS có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về VHDG, tìm thấy những điều thú vị ở bộ phận văn học này. Mà hứng thú là nguyên nhân hình thành động cơ học tập cho HS. (Phụ lục 1: HS tham gia diễn xướng khi học Ca dao và hát múa dân ca ba miền) 1.3.2. Đóng vai trong quá trình sáng tác tập thể Nếu văn học viết là sáng tác của cá nhân người trí thức thì VHDG là sáng tác của tập thể nhân dân lao động. Nó là sản phẩm sáng tạo của nhiều người. Trong bài Khái quát VHDG Việt Nam, người biên soạn sách giáo khoa đã trình bày đặc điểm này trên phương diện lí thuyết. Tuy nhiên để lí thuyết đó trở nên dễ hiểu, dễ hình dung với HS, GV có thể gợi mở và đặt ra cho cả lớp tình huống: Các em chính là một tập thể mang trong mình những tâm tư đồng điệu. Các em vừa mới rời khỏi mái trường THCS sau nhiều năm gắn bó, nhiều em xa quê hương, gia đình để đến mái trường này để học tập, nỗi nhớ, tình cảm với trường xưa lớp cũ, với gia đình quê hương rất sâu sắc. Hoặc, các em 19
- vừa mới bước sang một trang mới trên hành trình tìm kiếm và chinh phục giấc mơ đèn sách của cuộc đời với nhiều hi vọng vào tương lai phía trước... Lấy cảm hứng từ đó, các em hãy làm một bài thơ lục bát khoảng hai đến bốn câu. Các em cũng có thể sử dụng những cách mở đầu quen thuộc trong ca dao như chiều chiều, bao giờ, ước gì... Chỉ cần các em có ý tưởng, có tứ thơ, các em cứ mạnh dạn trình bày, sau đó các bạn khác và cả cô nữa sẽ lần lượt sửa chữa, bổ sung, thay đổi cho hoàn thiện. GV cũng có thể chuẩn bị mẫu hai câu thơ lục bát chưa thật sự mượt mà và cả bản hoàn thiện. Sau đó cho HS thử tham gia sửa chữa đến lúc hoàn thiện. Từ đó GV mới khái quát cho HS về tính tập thể của VHDG: Quá trình mà cả lớp vừa thực hiện có thể coi là sự mô phỏng quá trình sáng tác tập thể của VHDG, vậy các em hãy cho biết quá trình đó diễn ra như thế nào? HS có thể dễ dàng nhận ra được cách thức sáng tác tập thể diễn ra: Lúc đầu một người khởi xướng, tác phẩm được hình thành và được tập thể tiếp nhận; sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, thường là tác phẩm được làm phong phú hơn, hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Cứ như thế, khi đến với người đọc hôm nay, tác phẩm VHDG đã trở thành những viên ngọc quý. Và hệ quả của tính tập thể là tác phẩm VHDG tồn tại nhiều dị bản. Mỗi dị bản đều có lí do tồn tại riêng. Sau đây là một vài những kết quả mà chúng tôi thu được sau khi áp dụng vào dạy học: + Tại lớp 10C5, năm học 2020 - 2021, các em đã tham gia sáng tác tập thể để tạo nên được một tác phẩm ngày càng hoàn thiện: VB1: Hai câu thơ do em Phương Thảo khởi xướng Ước gì được giống hồi xưa Có mẹ chăm chút cho ta mỗi ngày VB2: Em Hồng Hợp tham gia chỉnh sửa: Ước gì quay lại ngày xưa Bàn tay mẹ quạt để đưa gió về VB3: Em Thương Huyền tham gia chỉnh sửa: Ước gì trở lại ngày xưa Bàn tay mẹ quạt một trưa nắng hè VB4: Em Hà Vy tham gia chỉnh sửa: Ước gì trở lại ngày xưa Bàn tay mẹ quạt những trưa nắng hè... + Tại lớp 10C9, năm học 2020-2021, các em đã tham gia sáng tác tập thể để tạo nên được một tác phẩm ngày càng hoàn thiện: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 38 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 34 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 37 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 44 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn