intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn cho học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng phương pháp tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn cho học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận" với mục tiêu nhằm giúp Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các cán bộ giáo viên trong trường hiểu rõ hơn về năng lực hướng nghiệp thực tế của học sinh cũng như nguyện vọng hướng học, hướng nghề của các em. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ học sinh chọn hướng học, chọn nghề phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn cho học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận

  1. --------------- SÁNG KIẾN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “TỔ CHỨC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP NHÓM LỚN” CHO HỌC SINH CẤP THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN lĩnh vực: Giáo dục thuòng xuyên
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP --------------- SÁNG KIẾN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “TỔ CHỨC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP NHÓM LỚN” CHO HỌC SINH CẤP THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN Lĩnh vực: Giáo dục thường xuyên Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Nguyễn Thị Bình Nguyễn Lương Tuấn Hải Hoạt động: Tư vấn hướng nghiệp Điện thoại: 0915130977; 098946898; 0943888216 Nghệ An, tháng 3 năm 2022
  3. ĐỀ TÀI: VẬN DUNG PHƯƠNG PHÁP “TỔ CHỨC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP NHÓM LỚN” CHO HỌC SINH CẤP THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................. 1 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của đề tài: ....................... 2 3. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................ 2 4. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... 3 6. Tính mới của đề tài: ............................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG:.................................................................................................. 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ................................................................................................ 3 1. Tầm quan trọng của Hoạt động GDHN và TVHN nhóm lớn cho học sinh cấp THCS: ..................................................................................................... 3 2. Các lý thuyết chung về hướng nghiệp: .................................................. 4 3. Quy trình tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn cho học sinh cấp THCS: ... 14 4. Khung năng lực hướng nghiệp cần đạt dành cho học sinh THCS: ..... 15 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: ......................................................................................... 17 1. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm GDTX-HN Nghệ An: .......... 17 2. Thực trạng công tác TVHN cho học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận: ........................................................................... 17 III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: ...................................................................... 18 1. Mục tiêu: .............................................................................................. 18 2. Ý nghĩa: ............................................................................................... 19 3. Quy mô của buổi tư vấn: ..................................................................... 19 4. Chuẩn bị:.............................................................................................. 20 5. Các giai đoạn thực hiện: ...................................................................... 21 IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác TVHN nhóm lớn: ....... 28 1. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình tư vấn:28 2. Trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên: ........................... 28
  4. 3. Khảo sát nhu cầu của các đối tượng cần tư vấn: ................................. 29 4. Tăng cường sự phối kết hợp giữa Trung tâm GDTX - HN với các trường THCS: .......................................................................................................... 30 V. Kinh nghiệm và kết quả đạt được trong hai năm áp dụng phương pháp này: ... 31 1. Kinh nghiệm: ....................................................................................... 31 2. Kết quả đạt được: .................................................................................... 33 PHẦN III. KẾT LUẬN ............................................................................................... 35 1. Kết luận:............................................................................................... 35 2. Ý kiến đề xuất: ..................................................................................... 36 PHẦN IV. PHỤ LỤC .................................................................................................. 37 PHỤ LỤC I: TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH (PHẦN 1)........................................... 37 PHỤ LỤC II: TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH (PHẦN 2) ......................................... 39 PHỤ LỤC III: TRẮC NGHIỆM KHẢ NĂNG ....................................................... 42 PHỤ LỤC IV: PHIẾU KHẢO SÁT VÀ THĂM DÒ HƯỚNG ĐI ........................ 45 PHỤ LỤC V: BẢN KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG ........................ 46 NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI ............................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO: .......................................................................................... 47
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT TT: Trung tâm KT-XH: Kinh tế xã hội Hs: Học sinh TVHN: Tư vấn hướng nghiệp NT: Nghệ thuật TVHH: Tư vấn hướng học KT: Kỹ thuật THCS: Trung học cơ sở NC: Nghiên cứu THPT: Trung học phổ thông XH: Xã hội GDTX: Giáo dục thường xuyên QL: Quản lý GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo NV: Nghiệp vụ TT GDTX-HN: Trung tâm Giáo dục KHNN: Kế hoạch nghề nghiệp thường xuyên - Hướng nghiệp GVTV: Giáo viên tư vấn TT KTTH-HN: Trung tâm kỷ thuật tổng GVCN: Giáo viên chủ nhiệm hợp hướng nghiệp
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục hướng nghiệp là một trong những hoạt động giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-GDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động GDHN có mục đích chung là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề nghiệp của Hs trên cơ sở phù hợp giữa năng lực; sở thích cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động trong xã hội. GDHN thúc đẩy quá trình phân luồng Hs, phân luồng nhân lực trong xã hội. Việc làm này giúp đất nước sử dụng hợp lý nguồn lao động trẻ, đây là ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động GDHN trong chương trình GDPT hiện nay được thực hiện thông qua các con đường cơ bản sau: + Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hoá + Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông + Hướng nghiệp qua hoạt động GDHN + Hướng nghiệp qua các hoạt động TVHN. Thực trạng của việc phân luồng học sinh sau THCS cũng như nhận thức của các em trong việc định hướng lựa chọn hướng học, ban học (khối thi) và chọn nghề trong tương lai thực sự chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy đại đa số học sinh khi được khảo sát về hướng lựa chọn của mình sau khi kết thúc bậc học này đều chưa có kiến thức về việc lựa chọn ban học (khối thi) như thế nào cho phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai và cũng chưa có kiến thức về việc chọn ngành nghề. Công tác tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp ở hầu hết các cơ sở giáo dục nói chung, đặc biệt là các trường THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận trong thời gian qua gặp không ít khó khăn bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất là do các trường chưa có đội ngũ giáo viên chuyên trách có kiến thức, kỹ năng về giáo dục hướng nghiệp và Tư vấn hướng học, hướng nghiệp. 1
  7. Nhận thấy được việc tổ chức hoạt động TVHN cho học sinh cuối cấp của các trường THCS hiện nay là rất cần thiết nên chúng tôi đưa ra giải pháp: “Vận dụng phương pháp “tổ chức TVHN nhóm lớn” cho học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận.” 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp “tổ chức TVHN nhóm lớn” cho đối tượng là học sinh các lớp cuối cấp THCS. - Phạm vi ứng dụng: Các trường THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận. 3. Mục đích nghiên cứu: - Khai thác thêm một cách tổ chức TVHN mới để áp dụng cho học sinh THCS. - Với việc nghiên cứu thành công đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp cho học sinh và nhà trường có được những kết quả sau: + Trang bị và củng cố kiến thức hướng nghiệp cho học sinh trong việc khám phá sở thích cũng như khả năng nghề nghiệp của bản thân. + Giúp học sinh có được những kiến thức về tuyển sinh và biết cách tự tìm hiểu những thông tin tuyển sinh từ các nguồn đáng tin cậy. + Giúp Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các cán bộ giáo viên trong trường hiểu rõ hơn về năng lực hướng nghiệp thực tế của học sinh cũng như nguyện vọng hướng học, hướng nghề của các em. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ học sinh chọn hướng học, chọn nghề phù hợp. 4. Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu: - Cách thức vận dụng phương pháp “tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn” cho học sinh cấp THCS tại các trường THCS trên địa bàn Tp Vinh và các vùng lân cận. - Quy mô và phạm vi tổ chức của buổi tư vấn. - Điều kiện thực hiện tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận. 2
  8. - Các yêu cầu cần đạt trong khi thực hiện buổi tư vấn nhóm lớn dành cho Hs cấp THCS. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát, thăm dò - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp trực quan sinh động. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp tổng hợp, và tổng kết kinh nghiệm. 6. Tính mới của đề tài: Mô hình tổ chức TVHN cho nhóm lớn học sinh cấp THCS tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An mới được xây dựng từ năm học 2019-2020 và chưa có đề tài nào đề cập tới kinh nghiệm trong công tác “ tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn” như thế này. PHẦN II. NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Tầm quan trọng của Hoạt động GDHN và TVHN nhóm lớn cho học sinh cấp THCS: - Hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp có kiến thức và kỹ năng để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc sử dụng hợp lý nguồn lao động, thúc đẩy sự phát triển KTXH. - Tư vấn hướng nghiệp và chọn hướng đi sau THCS góp phần vào việc phân luồng học sinh sau THCS là một việc làm hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông nhằm giúp cho các em học sinh bậc THCS lựa chọn được ban học (khối thi) và có định hướng nghề nghiệp tương lai ngay từ những năm cuối cấp THCS. - Việc tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn dành cho học sinh THCS là điều kiện giúp các em học sinh có thể dễ dàng định hình bản thân; định hướng đưa ra lựa chọn hướng đi sau THCS và chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp. 3
  9. 2. Các lý thuyết chung về hướng nghiệp: 2.1. Lý thuyết cây nghề nghiệp: “Lý thuyết cây nghề nghiệp” được lập ra để giải thích vai trò quan trọng trong mối tương quan chặt chẽ giữa sở thích - khả năng - cá tính - giá trị nghề nghiệp của một người với sự thành công trong nghề nghiệp sau này của họ. Mô hình “Lí thuyết cây nghề nghiệp” thuộc về phần “tìm hiểu bản thân” trong 3 bước tìm hiểu của mô hình “lập kế họach nghề nghiệp.” Theo “lí thuyết cây nghề nghiệp” ai trong chúng ta cũng muốn có một công việc ổn định, lương cao, môi trường 4
  10. làm việc tốt, được nhiều người tôn trọng, ví trị công tác cao, cơ hội thăng tiến tốt, v.v… Tất cả những mong muốn trên là mong muốn chính đáng của mỗi người và đó chính là “trái ngọt” trong lí thuyết cây nghề nghiệp. Để có được những “trái ngọt” trong nghề nghiệp, việc chọn hướng học, ngành học và chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính, và giá trị nghề nghiệp của một người rất quan trọng. Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp chính là phần “rễ” của lí thuyết cây nghề nghiệp và cũng là những cơ sở khoa học để dựa vào đó, các em có định hướng đúng đắn trong việc ra quyết định chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề tương lai cho phù hợp. Chúng ta cần nhận thức được rằng thực tế quá trình hình thành và phát triển của 4 yếu tố: sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp ở mỗi người đều có thể chịu tác động của khuôn mẫu và định kiến về giới. Chọn hướng học, chọn nghề có cơ sở khoa học là chọn hướng học, chọn nghề theo “rễ”, tức là chọn nghề dựa vào khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp và một số yếu tố khác như thể lực, sức khỏe… của bản thân. Nói cách khác, cơ sở khoa học của việc chọn hướng học, chọn nghề chính là những hiểu biết về bản thân của mỗi người. Đây là phần cơ bản nhất trong việc chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề tương lai. Nếu mỗi chúng ta biết chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề phù hợp với bản thân thì chúng ta sẽ có được những thành quả mà chúng ta mong muốn như cơ hội việc làm tốt, cơ hội thăng tiến cao, lương cao, công việc ổn định, được nhiều người tôn trọng, v.v… Ngược lại, nếu ai đó chọn hướng học, chọn ngành học, chọn nghề không phù hợp với bản thân thì rất khó để có những thành quả tốt trong con đường nghề nghiệp sau này vì người đó sẽ thiếu sự yêu thích đối với công việc, thiếu động lực để học và làm tốt, và thiếu cả những khả năng để phát triển trong học tập và nghề nghiệp. Hơn nữa, người đó khó mà có được sự tự tin trong học tập, trong chuyên môn vì học hay làm việc trái với năng lực, năng khiếu tự nhiên của bản thân. 5
  11. 2.2. Lý thuyết hệ thống: Lí thuyết hệ thống thuộc về phần tìm hiểu những tác động/ảnh hưởng trong 3 bước tìm hiểu của mô hình lập kế hoạch nghề. Theo lí thuyết hệ thống, trước tiên mỗi học sinh cần hiểu rõ mình là ai, từ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp, giới tính đến quan điểm, niềm tin của mình. Lí thuyết hệ thống nhấn mạnh rằng, mỗi người chúng ta không sống riêng lẻ một mình mà sống trong một hệ thống, và chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi những yếu tố chủ quan bên trong như sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp và các yếu tố khách quan bên ngoài, bao gồm: Gia đình, bạn bè, cộng đồng, quốc gia, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục và nhiều yếu tố khác nữa. Trong đó, tác động có ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn hướng học, chọn nghề của các em chính là truyền thống nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và yếu tố kinh tế - xã hội ở nơi các em đang sinh sống. Ngoài ra định kiến giới cũng có thể ảnh hưởng tới việc chọn ngành học, chọn nghề của các em. Việc các em hiểu rõ vai trò của mình trong hệ thống và những ảnh hưởng từ bên ngoài đến chính bản thân các em sẽ giúp các em đưa ra quyết định thực tế, giảm những mâu thuẫn bên trong nội tâm và tìm ra những 6
  12. giải pháp có thể giúp các em thỏa mãn những trách nhiệm chung cũng như sở thích riêng. 2.3. Mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp: Mô hình lập KHNN bao gồm: 3 bước tìm hiểu và 4 bước hành động: - 3 bước tìm hiểu: + Hiểu bản thân: Có nghĩa là hiểu về sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp. + Hiểu về thị trường tuyển dụng lao động: Đối với học sinh THCS là hiểu về các hướng đi mà mình sẽ lựa chọn sau khi kết thúc bậc học này. + Hiểu những tác động ảnh hưởng: Có nghĩa là xác định được những yếu tố có thể tác động, ảnh hưởng đến sự lựa chọn hướng đi của bản thân trong tương lai. Thứ nhất là các yếu tố chủ quan (các yếu tố đến từ chính bản thân mình) như: sở thích, khả năng, sức khỏe, giới tính, sự tự tin...Thứ hai là các yếu tố khách quan (là các yếu tố tác 7
  13. động từ bên ngoài) như: gia đình, bạn bè, xã hội...Thứ ba là các yếu tố về thời gian như: Quá khứ, hiện tại, tương lai. - 4 bước hành động: + Xác định mục tiêu: Đây là bước giúp học sinh đặt ra mục tiêu cho bản thân trong việc xác định hướng đi sau THCS như: Thi trường nào, ban nào, chọn trường nghề nào…. + Ra quyết định lựa chọn: Là khi học sinh đưa ra quyết định lựa chọn một hướng đi cụ thể cho bản thân. + Thực hiện: Đây là bước để học sinh lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. + Đánh giá: Học sinh sẽ dùng bước này để chiêm nghiệm lại quyết định lựa chọn của mình có phù hợp hay không, đánh giá lại tính khả thi của bản KHNN và có thể điều chỉnh nếu cảm thấy chưa hợp lý. 8
  14. 2.4. Lý thuyết mật mã Holland: John L.Holland (1919 – 2008) là tiến sỹ tâm lý học người Mỹ. Ông nổi tiếng nhất và được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Lý thuyết đó chia con người ra 6 loại cá tính và thường được viết tắt là RIASEC và được gọi là Mã Holland (Holland codes). Học thuyết của Holland đã lập luận rằng: “Thiên hướng nghề nghiệp chính là sự biểu hiện cá tính của mỗi con người” và nó được phân loại thành 6 nhóm và được diễn tả ở hai phương diện: tính cách con người và môi truờng làm việc. Phân loại của ông đã được dùng để giải thích cấu trúc của cuộc nghiên cứu về định hướng nghề khác nhau dựa trên 2 thang đo mà ông đã phát triển. Và TS John L.Holland cũng đã giành cả cuộc đời của mình để giải đáp 3 câu hỏi do ông tự đặt ra: 9
  15. 1. Những đặc điểm gì về con người và môi trường dẫn đến việc người ta cảm thấy thỏa mãn trong chọn nghề, gắn bó với nghề và thành đạt trong nghề? Ngược lại, điều gì khién người ta không hài lòng không thành công trong nghề đã chọn? 2. Những đặc điểm gì về con người và môi trường đã khiến cho một người trong đời của mình giữ nguyên hoặc thay đổi công việc và mức cống hiến? 3. Cách nào là hữu hiệu nhất giúp người ta giải bài toán chọn nghề? Ông đã giải đáp được 3 câu hỏi trên trong hơn 30 năm và đã không ngừng hoàn thiện 1 bộ công cụ giúp cho những ai quan tâm muốn chọ nghề phù hợp có cách để tự tìm hiểu bản thân mình rồi đối chiếu với 1 danh mục nghề cho sẵn. Từ đó xác định mình thích hợp với loại nghề nghiệp nào. Tóm tắt luận điểm của John Holland trong sáu câu sau: 1. Hầu hết mọi người thuộc một trong 6 nhóm tính cách: Kỹ thuật, Nghiên cứu, Nghệ thuật, Xã hội, Mạnh bạo và Tổ chức. 2. Mọi người thuộc cùng một nhóm có xu hướng “hội tụ” lại với nhau. Ví dụ: Người Nghệ thuật sẽ bị hấp dẫn, lôi cuốn và muốn kết bạn và làm việc cùng những người thuộc cùng nhóm Nghệ thuật. 3. Những người cùng nhóm sẽ làm việc cùng nhau và tạo dựng môi trường làm việc phù hợp với họ. Ví dụ: Những người Nghệ thuật làm việc cùng nhau sẽ tạo ra môi trường để có thể tự do sáng tạo, suy nghĩ và hành động gọi chung là “Môi trường Nghệ thuật”. 4. Cũng có 6 môi trường làm việc: Kỹ thuật, Nghiên cứu, Nghệ thuật, Xã hội, Mạnh bạo và Tổ chức. 5. Những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc của mình. 6. Những hành động của bạn và cảm xúc tại nơi làm việc phụ thuộc vào môi trường làm việc. Nếu bạn làm việc cùng những người có cùng nhóm tính cách với bạn, bạn sẽ có thể làm được nhiều việc mà đồng nghiệp có thể làm, điều đó sẽ giúp bạn có một tâm lý thoải mái. Vậy theo lý thuyết này, bạn nên chọn kiểu nghề nghiệp tương tự như nhóm tính cách của bạn. Điều này giúp bạn dễ đạt được thành công và hài lòng trong công việc. 10
  16. Hầu hết mọi người trong thực tế thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, ví dụ: Nghiên cứu – Kỹ thuật, Nghệ thuật – Xã hội. Do đó, bạn có thể phải xem xét ở nhiều hơn một nhóm tính cách. Kỹ thuật (KT): Ham các loại hoạt Nghiên cứu (NC): Ham khám phá, hiểu động như điều khiển máy móc, đồ vật, biết nhằm có thể đoán nhận hoặc kiểm và làm việc ngoài trời; Rất coi trọng soát các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội; việc khen thưởng bằng vật chất khi có Rất coi trọng việc mở mang trí tuệ; Tự những thành công cụ thể; Tự xem mình xem mình là kiểu người dè dặt, hoài nghi, là kiểu người thực dụng, kiên định, thích khám phá, lý giải phân tích; hiểu khéo léo chân tay khi sử dụng các công rộng, suy nghĩ độc lập dựa vào lý trí; cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể khéo khai thác các ý tượng trừu tượng và thao nhưng không khéo léo trong giao giỏi giải quyết các vấn đề trí óc; Được tiếp; Được người ngoài nhìn nhận là người ngoài xem là thông minh nhưng người bộc trực; Nghề phù hợp điển hình quan hệ không rộng rãi; Nghề phù hợp là nghề chăm sóc cây-con hoặc điều điển hình là làm nhà khoa học, nhà khiển, sử dụng, sửa chữa máy móc, nghiên cứu (địa chất, sử, dân tộc học..), nghề thủ công, huấn luyện viên thể bác sĩ, kỹ thuật viên y tế, kỹ thuật viên hình, cảnh sát, cứu hoả… phòng thí nghiệm… Nghệ thuật (NT): Ham các hoạt động Xã hội (XH): Thích được giúp đỡ, tư văn học, nghệ thuật; Coi trọng việc vấn, phục vụ, giáo dục, giác ngộ người sáng tạo trong thể hiện ý tưởng, cảm khác; Coi trọng hạnh phúc, niềm vui của xúc, tình cảm; Tự nhìn nhận mình là người xung quanh và các hoạt động xã người sẵn sàng thử nghiệm, sáng tạo cái hội; Tự xem là người nhẫn nại, mềm mới; Khéo sử dụng trí tưởng tượng, trực mỏng, dễ cảm thông người khác; Khéo giác và cảm xúc trong hoạt động nhưng léo trong giao tiếp nhưng không khéo léo vụng về trong tính toán và việc văn khi phải điều khiển máy móc; Được phòng; Được người ngoài xem là kiểu người ngoài xem là người dễ mến, cởi người giàu sáng tạo nhưng phóng túng, mở, ứng xử lịch thiệp; Những nghề phù 11
  17. ít chịu tuân thủ các quy định Nghề phù hợp điển hình là dạy học, y tá, bác sĩ nội hợp điển hình là nghề viết văn, nghệ sĩ khoa, nhà tư vấn, nhà xã hội học… nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc, kịch, hát múa..), hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc hay nhà thiết kế mẫu, giảng viên văn học… Quản lí (QL): Thích thuyết phục, chỉ huy Nghiệp vụ (NV): Thích tuân thủ các quy người khác; Rất coi trọng thành quả vật định, làm việc theo những chỉ dẫn rành chất và vị thế xã hội; Tự xem là người có mạch, có quy chuẩn cụ thể; Rất coi trọng khả năng tổ chức, thuyết phục, buôn bán thành tựu vật chất và vị trí, quyền lực; Tự nhưng thiếu khả năng làm khoa học; Được xem mình là người biết làm ăn nhưng nhìn nhận là kiểu người năng động, giao không có khiếu nghệ thuật; Được nhìn thiệp rộng rãi, nhiều hoài bão, thích mạo nhận là người kỹ lưỡng, chặt chẽ; Nghề hiểm và chấp nhận thử thách; Nghề phù phù hợp điển hình là công tác ngân hàng, hợp điển hình là nhà lãnh đạo, chủ doanh kế toán, thư kí văn phòng, biên tập nghiệp, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, viên… luật sư… 12
  18. BẢNG SÁU NHÓM TÍNH CÁCH THEO LÝ THUYẾT MẬT MÃ HOLLAND 13
  19. 3. Quy trình tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn cho học sinh cấp THCS: 1. Gặp gỡ, chào hỏi tạo không khí thân thiện, cởi mở và tích cực hợp tác. 2. Xác định mục đích của buổi tư vấn, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác TVHH, giới thiệu về các hướng đi sau THCS, các căn cứ khoa học để HS xác định và lựa chọn hướng đi phù hợp với bản thân mình nhất. 3. Phát phiếu khảo sát và một số trắc nghiệm giúp học sinh tim hiểu sở thích, nguyện vọng, xu hướng nghề nghiệp, năng lực học tập của bản thân. 4. Chia nhóm HS theo xu hướng lựa chọn nhóm ngành nghề và năng lực học tập. 14
  20. 5. Giáo viên và học sinh cùng nhau trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan đến nhóm mình. 6. Học sinh chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc, khó khăn của bản thân trong quá trình định hướng, lựa chọn hướng đi cho mình. 7. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tiếp tục hoàn tất hồ sơ hướng nghiệp, hướng học của bản thân mình. (Các bài tập để tìm hiểu bản thân, tìm hiểu về các hướng đi mà mình dự định sẽ lựa chọn) Tiếp tục trao đổi với GVTV nếu có vấn đề khúc mắc phát sinh. 8. Học sinh lập Bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai. 4. Khung năng lực hướng nghiệp cần đạt dành cho học sinh THCS: KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÁI ĐỘ Khu vực A: Nhận thức bản thân - Xây dựng kiến thức về bản thân - Hình thành kỹ năng tìm trong bốn lĩnh vực: sở thích, khả hiểu, khám phá bản thân - Nghiêm túc năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp thông qua các con đường - Trung thực và dùng kiến thức này cho việc và các cách thức dễ dàng - Sẵn sàng chia hướng nghiệp suốt đời. và phù hợp với bản thân sẻ - Hiểu được hoàn cảnh của mình mình nhất. - Tự giác tìm trong bối cảnh gia đình, cộng đồng, - Biết cách sử dụng các hiều địa phương, đất nước và dùng kiến thông tin đó vào quá trình - Chủ động thức này cho việc hướng nghiệp suốt hướng nghiệp. lắng nghe đời. Khu vực B: Nhận thức về các hướng đi sau THCS - Có được danh mục các nội dung - Hình thành kỹ năng thu kiến thức, thông tin mà mình cần tìm thập, tìm kiếm, và xử lý hiểu, biết cách tìm kiếm và xử lý thông tin một cách có chọn - Tích cực và thông tin để hiểu rõ về các hướng đi lọc đảm bảo tính chính xác chủ động tìm mà mĩnh sẽ lụa chọn sau khi tốt và thuận lợi nhất: kiếm nghiệp THCS. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0