intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp Trạm trong dạy học môn Toán 10 – Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 – Sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đưa ra các giải pháp mới về hướng dẫn giáo viên cách thức sinh hoạt mới trong sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp giáo viên hứng thú hơn trong các giờ sinh hoạt đồng thời đề tài còn tạo niềm đam mê, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh đối với bộ môn Toán và bộ môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp Trạm trong dạy học môn Toán 10 – Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 – Sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC ĐỀ TÀI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẠM TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN 10 – HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 10 – SINH HOẠT CHUYÊN MÔN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: Toán học Nhóm tác giả: Phan Văn Anh – Trần Thị Mận Đơn vị công tác : Trường THPT Quỳnh Lưu 1 Môn: Toán – Tổ: Toán – Tin Điện thoại : 0968156114 - 0962407333 Năm thực hiện 2022-2023 1
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I : Đặt vấn đề 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Tính mới, đóng góp của đề tài 2 1. Tính mới của đề tài 2 2. Đóng góp của đề tài 2 Phần II: Nội dung nghiên cứu 2 A. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 2 I. Cơ sở lí luận của đề tài 2 1. Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo Trạm 2 1.1. Khái niệm Trạm 2 1.2. Khái niệm dạy học theo Trạm 3 1.3. Đặc điểm của dạy học theo Trạm 3 1.4. Các điều kiện có thể tổ chức dạy học theo Trạm 3 1.5. Phân loại hệ thống Trạm học tập 4 1.6. Phân loại theo vị trí các Trạm 5 1.7. Phân loại theo mức độ yêu cầu nhiệm vụ 6 1.8. Phân loại theo vai trò của các Trạm 6 1.9. Phân loại theo hình thức làm việc 6 1.10. Các bước tổ chức dạy học dưới hình thức học tập theo Trạm 7 1.11. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo phương pháp Trạm 7 2. Cơ sở lí luận về năng lực chung và năng lực đặc thù môn Toán 8 2.1. Năng lực chung 8 2.1.1. Định nghĩa năng lực chung 8 2.1.2. Các dạng năng lực chung 8 2.2. Năng lực đặc thù 11 2.2.1. Định nghĩa năng lực đặc thù 11 2
  3. 2.2.2. Các dạng năng lực đặc thù môn Toán 11 II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 12 1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng để xác định cơ sở thực tiễn của 12 đề tài 1.1. Đối với giáo viên 13 1.2. Đối với học sinh 16 2. Kết luận chung 16 B. Thực hiện đề tài 17 I. Các giải pháp 17 1. Giải pháp 1: Áp dụng phương pháp dạy học theo Trạm với chủ đề Stem 17 “Chế tạo máy bắn đá” trong tiết “Luyện tập hàm số bậc hai” – Toán 10 – KNTT – 1 tiết 1.1. Bước 1 : Chia nhóm, phân công nhiệm vụ 17 1.2. Bước 2: Thống nhất nội quy học tập theo Trạm 19 1.3. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ 21 1.4. Bước 4: Tổng kết kết quả học tập 21 2. Giải pháp 2: Áp dụng phương pháp dạy học theo Trạm vào chủ đề 26 “Thông tin nghề nghiệp” – Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 – Cánh Diều – 2 tiết 2.1. Bước 1: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm 26 2.2. Bước 2: Thống nhất nội quy học tập theo Trạm 28 2.3. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ 30 2.4. Bước 4: Tổng kết kết quả học tập 30 3. Giải pháp 3: Áp dụng phương pháp Trạm trong sinh hoạt chuyên môn 35 liên trường cụm Hoàng Mai – Quỳnh Lưu năm học 2022 - 2023 3.1. Bước 1: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm 35 3.2. Bước 2: Thống nhất nội quy học tập theo Trạm 36 3.3. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ 37 2.4. Bước 4: Tổng kết kết quả học tập 38 II. Giáo án (Phần phụ lục) 39 3
  4. C. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp được đề xuất 48 I. Kết quả thu được của học sinh trước và sau khi chúng tôi vận dụng 48 phương pháp Trạm vào chủ đề “Máy bắn đá” và chủ đề “Thông tin nghề nghiệp” II. Khảo sát giáo viên trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu - Hoàng Mai 49 1. Mục đích khảo sát 49 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 50 3. Đối tượng khảo sát 52 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết của và tính khả thi của các giải pháp đã 52 đề xuất Phần III. Kết luận và kiến nghị 49 1. Kết luận 57 2. Kiến nghị 58 Tài liệu tham khảo 59 Phụ lục 4
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay toàn bộ nghành giáo dục nói chung và cấp trung học phổ thông nói riêng đang quan tâm nhiều nhất đến vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục, cũng như đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn để đáp ứng đúng mục tiêu của giáo dục phổ thông 2018. Để đạt được điều đó thì phương pháp dạy học cũng như đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp dạy học có hiệu quả thì mới có thể tạo ra sự đam mê, thích thú của cả giáo viên lẫn học sinh. Chính sự hứng thú đó mà giáo viên cũng như người học có thể phát huy tối đa những tương tác cùng khả năng tư duy một cách tối ưu nhất. Người ta nói: ‘‘Danh sư xuất cao đồ’’ nghĩa là ‘‘Thầy giỏi thì có trò hay’’. Như vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học hỏi, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng sẽ góp phần không nhỏ giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong năm học 2022 – 2023 bộ giáo dục đã bổ sung thêm một môn học mới vào chương trình lớp 10 đó là “Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp”, đây là bộ môn đòi hỏi các giáo viên dạy phải có sự hiểu biết rộng rãi về mặt kiến thức liên quan tâm sinh lí, đời sống xã hội và đặc biệt phải tìm ra cách thức tổ chức dạy mới, sôi nỗi, phù hợp với từng nội dung của bài để tạo sự thích thú cho các em. Dạy học theo Trạm là một phương pháp dạy học mở, trong đó học sinh được tự lực, sáng tạo, tích cực hoạt động, tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập, có cơ hội nâng cao năng lực làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, phát triển các năng lực chung và năng lực riêng... Đặc biệt phương pháp này kích thích hứng thú, say mê học tập của người học qua đó phát triển năng lực của học sinh, nâng cao ý thức học tập trọn đời. Dạy học ‘‘Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp’’ theo phương pháp Trạm giúp các em có khả năng tiếp nhận kiến thức linh hoạt, sự di chuyển giúp các em thay đổi tư thế từ đó tạo nên môi trường học năng động, không gò bó, tạo cho các em yêu thích môn học hơn. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo phương pháp Trạm làm thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn theo kiểu truyền thống, đóng vai trò quan trọng giúp giáo viên có cách nhìn khác về một buổi sinh hoạt không khí vui vẻ, tự chủ, sáng tạo. Đặc biệt, trong buổi sinh hoạt chuyên môn cụm – liên trường việc áp dụng hoạt động theo Trạm rất thiết thực, giúp toàn thể giáo viên trao đổi nhiệm vụ một cách tích cực, các hoạt động ở các nhóm độc lập, từ đó trên mỗi nhóm lấy được nhiều ý kiến khác nhau để đúc rút ra những phương án tối ưu nhất, qua đó buổi sinh hoạt đạt kết quả cao nhất. Trên cở sở khảo sát giáo viên của các trường trung học phổ thông, đại đa số giáo viên đang tìm kiếm phương pháp dạy học đổi mới sao cho phù hợp với chương trình mới, các tổ trưởng chuyên môn đang muốn tìm ra cách sinh hoạt 5
  6. chuyên môn sao cho buổi sinh hoạt đỡ nhàm chán, hiệu quả và đặc biệt các giáo viên dạy bộ môn ‘‘Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp’’ cũng đang trăn trở để lựa chọn cho mình một phương pháp hay, phù hợp. Từ những lí do trên nhóm chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp Trạm trong dạy học môn Toán 10 – Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 – Sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT’’. II. TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1.Tính mới của đề tài Hiện nay, đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 giáo viên trung học phổ thông đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, chưa phương pháp nào thật sự áp dụng được rộng rãi cả trong dạy học bộ môn Toán 10, trong sinh hoạt chuyên môn, trong bộ môn hoạt động trải nghiệm 10 một cách hiệu quả như phương pháp Trạm, vì phương pháp này đòi hỏi người tham gia phải bắt tay vào làm việc cá nhân và nhóm một cách tích cực, tự chủ và sáng tạo… Qua đó giúp người học hình thành được các năng lực và phẩm chất một cách toàn diện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT đáp ứng mục tiêu của chương trình tổng thể 2018. 2. Đóng góp của đề tài Đề tài đưa ra các giải pháp mới về hướng dẫn giáo viên cách thức sinh hoạt mới trong sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp giáo viên hứng thú hơn trong các giờ sinh hoạt đồng thời đề tài còn tạo niềm đam mê, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh đối với bộ môn Toán và bộ môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Đề tài vận dụng linh hoạt sáng tạo kết hợp các phương pháp dạy học tích cực vào chương trình giáo dục, vận dụng cách học linh hoạt để làm chủ kiến thức. Đề tài còn có thể triển khai nhiều chủ đề hơn nữa cho nhiều cấp học và môn học khác ngoài Toán học, cho nhiều nghành nghề. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo Trạm 1.1. Khái niệm Trạm Trạm theo nghĩa Tiếng Việt là một điểm không gian cố định, tại đó con người giải quyết một vấn đề chuyên biệt nào đó, ví dụ: Các Trạm xe buýt, các Trạm không gian vũ trụ, Trạm máy vi tính… Trong học tập, Trạm được hiểu là đơn vị kiến thức trong bài mà học sinh có thể tổ chức các hoạt động học tập ( làm thí nghiệm, giải bài tập hay giải quyết một số vấn đề nào đó trong học tập) dưới sự định hướng, hỗ trợ của giáo viên. 1.2. Khái niệm dạy học theo Trạm 6
  7. Dạy học theo Trạm là một kiểu tổ chức dạy học lựa chọn trên kiểu làm việc tại các Trạm. Ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, dạy học theo Trạm còn kích thích hứng thú, say mê nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng tác theo nhóm với những nhiệm vụ độc lập khác nhau tại các vị trí xác định trong hoặc ngoài không gian lớp học. Trong kiểu tổ chức dạy học theo Trạm, hoạt động của học sinh tại các Trạm hoàn toàn tự do. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các Trạm về một nội dung kiến thức xác định. Các nhiệm vụ nhận thức ở các Trạm cần có tính tương đối độc lập nhau, sao cho HS có thể bắt đầu tại một Trạm bất kì. Sau khi hoàn thành Trạm đó HS sẽ chuyển sang Trạm bất kì còn lại. Ta cũng có thể tổ chức các Trạm này theo một vòng tròn để đảm bảo trật tự của tiết học. 1.3. Đặc điểm của dạy học theo Trạm Học theo Trạm thể hiện được sự đa dạng, đáp ứng được nhiều phong cách học khác nhau. Các hoạt động của HS trong dạy học theo Trạm có sự đa dạng về nội dung và hình thức. Trong mỗi Trạm đều có các nhiệm vụ dễ và khó, do đó HS có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình. Điều này tạo ra hứng thú và cơ hội để học sinh thể hiện năng lực của bản thân. Dạy học theo Trạm phải hướng tới việc HS được thực hành, được khám phá và thử nghiệm trong quá trình học. Khi thực hiện nhiệm vụ tại các Trạm, HS không chỉ được thực hành tại các nhiệm vụ học tập mà còn được khám phá các cơ hội mới mẻ: cơ hội “Khám phá”, “Thực hành”; cơ hội mở rộng; cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và các bảng hướng dẫn của GV; cơ hội cho mỗi HS tự áp dụng, tự khẳng định và tự phát triển năng lực của mình. Dạy học theo Trạm luôn có sự tương tác giữa GV với HS và giữa HS với nhau. 1.4. Các điều kiện có thể tổ chức dạy học theo Trạm * Nội dung: Để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học thì người GV phải biết lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đặc điểm của kiểu dạy học theo Trạm. Trong chương trình Toán THPT, các loại kiến thức có thể tổ chức dạy theo Trạm là: Tiết luyện tập, ôn tập chương, tiết dạy Stem và một số bài kiến thức mới. 7
  8. * Không gian và thời gian: Trong quá trình học tập theo Trạm, HS phải thực hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau ở các Trạm khác nhau, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi Trạm HS lại chuyển qua Trạm mới. Để không gây ra sự khó khăn cho HS trong quá trình di chuyển thì không gian của lớp phải phù hợp với số lượng HS và số lượng các Trạm đã thiết kế. Bên cạnh đó, vì số lượng các Trạm tương đối lớn HS phải mất khá nhiều thời gian cho việc di chuyển sang Trạm khác nên cũng phải có nhiều thời gian cho HS hoàn thành nhiệm vụ. *Thiết bị, phương tiện dạy học và tư liệu: Dựa vào số lượng các Trạm, mỗi Trạm lại có một nhiệm vụ khác nhau nên dạy học theo Trạm đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập theo nhiệm vụ của từng Trạm. * Giáo viên: Khi tổ chức dạy học theo Trạm đòi hỏi GV phải nhiệt tình, tích cực, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo Trạm. * Học sinh: Để tổ chức dạy học theo Trạm có hiệu quả thì yêu cầu số lượng HS phải phù hợp với không gian của lớp học. 1.5. Phân loại hệ thống Trạm học tập a. Vòng tròn học tập đóng Một vòng tròn học tập được thiết kế đóng kín các Trạm, mỗi nhóm làm việc theo thứ tự đã định trước. Mỗi nội dung học tập sẽ được thiết kế đóng kín các Trạm, mỗi nhóm làm việc theo thứ tự định trước. Mỗi nội dung học tập sẽ được thiết kế một vòng tròn học tập riêng, nội dung các Trạm phụ thuộc vào nhau. Kết quả tìm được ở các Trạm sẽ là kiến thức xuất phát cho Trạm liền kề. Vòng tròn sẽ là hệ thống chuỗi các yêu cầu được thực hiện trên Trạm. b. Vòng tròn học tập mở Các Trạm không cần tuân theo một trật tự nhất định nào. HS có thể lựa chọn tùy ý thứ tự thực hiện tại các Trạm. Mỗi nhóm HS có thể lựa chọn một thứ tự thực hiện cho riêng mình, sao cho hoàn thành hết các nội quy quy định tại các Trạm và hoàn thành hết các Trạm trên đường tròn. 8
  9. c. Vòng tròn học tập kép Bao gồm 2 hệ thống chạy song song, gồm hai phần riêng biệt, vòng tròn ngoài là các Trạm bắt buộc, vòng tròn trong bao gồm các Trạm hỗ trợ tự chọn. HS có thể tự do lựa chọn một số Trạm mà mình thấy hướng thú để thực hiện. Hình thức vòng tròn học tập này có thể thay đổi một cách linh hoạt để phù hợp với mỗi tiết học hoặc một kiến thức cần thiết khác. d. Vòng tròn học tập với các Trạm tùy chọn Học sinh có thể lựa chọn các Trạm ở mức độ khó – dễ khác nhau để làm hoặc có thể làm hết tất cả các Trạm tự chọn nếu có đủ thời gian và trình độ, tuy nhiên người dạy cần phải quy định cho người học thực hiện đủ số lượng Trạm theo quy định. Các Trạm này vẫn có tính bắt buộc đối với học sinh, vẫn yêu cầu HS phải thực hiện nhưng có thể theo cấp độ, các hình thức khác nhau. Các Trạm này thường có nội dụng mở, vui để tạo hứng thú cho HS. Khi thực hiện tại các Trạm này HS có thể thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau như: Cá nhân, cặp đôi, hoặc một đội nhóm. 1.6. Phân loại theo vị trí các Trạm a. Trạm chính Là Trạm mà bắt buộc học sinh phải làm việc để hoàn thành đơn vị kiến thức trong bài. Trên Trạm chính này học sinh có thể làm việc dưới nhiều hình thức khác nhau: làm việc cá nhân; làm việc theo cặp đôi; làm việc theo từng đội nhóm nhỏ hay làm việc cả nhóm. b. Trạm đệm Là Trạm hỗ trợ làm việc cho 1 Trạm chính nào đó. Trạm đệm thường được bố trí sát ngay Trạm chính. Mỗi học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ ở Trạm đệm trước, sau đó thực hiện nhiệm vụ ở Trạm chính. 9
  10. c. Trạm giám sát – Dịch vụ Trạm được đặt tại vị trí trung tâm của vòng tròn học tập nhằm cung cấp thông tin cho Trạm khác, cung cấp đáp án cho các Trạm để so sánh kết quả sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ. 1.7. Phân loại theo mức độ yêu cầu nhiệm vụ a. Các Trạm tự chọn Trạm tự chọn để học sinh tùy ý lựa chọn theo trình độ khác nhau, các phong cách học tập khác nhau, học cá nhân hay nhóm. Các Trạm này vẫn có tính chất bắt buộc đối với HS, vẫn yêu cầu HS thực hiện nhưng có thể theo các cấp độ, hình thức khác nhau. Trạm tự chọn cũng có thể hiểu là nội dung các Trạm mở rộng, nội dung vui để tạo hướng thú cho người học. Các Trạm này HS có thể thực hiện hay bỏ qua cũng được, tuy nhiên cần phải quy định cho người học nhất thiết phải thực hiện đủ một số lượng Trạm có nội dung tự chọn nào đó, tùy theo từng chủ đề bài học. b. Các Trạm bắt buộc Trên Trạm bắt buộc có các nội dung kiến thức bắt buộc, trọng tâm của bài học. Trạm bắt buộc hình thành cho người học các kiến thức và kĩ năng tối thiểu của bài. 1.8. Phân loại theo vai trò của các Trạm a. Trạm luyện tập, cũng cố Trên các Trạm này có các nhiệm vụ dạng bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận, học sinh chỉ cần dùng kiến thức đã học ở bài trước để thực hiện. b. Trạm xây dựng kiến thức mới Xây dựng kiến thức mới có phần khó khăn hơn khi thực hiện trong dạy học theo Trạm, đây là một điểm hạn chế của hình thức dạy học này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thực hiện phương pháp Trạm trong bài xây dựng kiến thức mới của hoạt động luyện tập hoặc hoạt động vận dụng ở các bài học. 1.9. Phân loại theo hình thức làm việc a. Trạm làm việc cá nhân Trong Trạm này học sinh thực nhiện nhiệm vụ trong Trạm một cách độc lập. Các cá nhân HS đến tại các Trạm và làm nhiệm vụ riêng lẻ trên Trạm đó để tổng hợp ý kiến với nhóm sau khi đã làm xong việc cá nhân của mình. b. Trạm làm việc theo nhóm Hình thức làm việc trên mỗi Trạm thường là theo nhóm nhỏ hoặc cả một nhóm lớn, tuy nhiên để tiện cho việc di chuyển thì nên chia theo nhóm nhỏ để đạt kết quả cao. Bên cạnh đó cũng có thể xây dựng các Trạm dành riêng cho cá nhân nhằm kiểm tra, phát triển các kĩ năng cho từng cá nhân riêng biệt. 10
  11. 1.10. Các bước tổ chức dạy học dưới hình thức học tập theo Trạm Các bước tổ chức dạy học theo Trạm bao gồm 4 bước theo quy trình sau: Các bước tổ chức dạy học theo Trạm Bước 1 Chia nhóm, phân công nhiệm vụ. Bước 2 Thống nhất nội qui học tập theo Trạm Bước 3 Thực hiện nhiệm vụ Bước 4 Tổng kết kết quả học tập a. Bước 1: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ Đây là công việc đơn giản nhưng lại rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình học tập. Tùy thuộc vào mức độ dễ khó của kiến thức, thời gian mà giáo viên có thể học sinh tự chia nhóm ngay tại lớp, hoặc có thể cho học sinh chia nhóm trước và phân công nhiệm vụ học tập cho các em. Tuy nhiên GV nên chia nhóm ngay từ đầu và phân công nhiệm vụ cụ thể (có thể phân công tại tiết học hoặc phân công chuẩn bị ở nhà) để tiết học đạt kết quả cao nhất. b. Bước 2: Thống nhất nội qui học tập theo Trạm Giáo viên giới thiệu nội dung học tập tại các Trạm, số lượng Trạm, các Trạm bắt buộc và tự chọn. Thông báo quy tắc cho mỗi cá nhân, giới thiệu phiếu học tập và cách làm việc trên phiếu học tập… tất cả các nội quy đưa ra đảm bảo cho việc học tập tại các Trạm được diễn ra một cách tự lực, chủ động, hạn chế mất trật tự, tối ưu hóa thời gian làm việc… c. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi Trạm, HS làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm tại các Trạm học tập. Giáo viên quan sát và có hỗ trợ kịp thời cho HS khi gặp phải khó khăn trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập. d. Bước 4: Tổng kết kết quả học tập Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ các Trạm theo thời gian quy định, yêu cầu các nhóm, cá nhân trình bày tiến trình thực hiện nhiệm vụ ở một Trạm nào đó, trình bày các kết quả thu được và GV đặt các tiêu chí để chấm điểm cho HS như sau: (1) Cá nhân HS tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân mình; (2) Các thành viên khác, nhóm khác đưa ra nhận xét góp ý bổ sung và đánh giá lẫn nhau. (3) Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm; (4) cho HS làm một bài kiểm tra thường xuyên xem quá trình học tập của các em. Cuối cùng GV tổng kết bài học và nhấn mạnh lại các kiến thức quan trọng của bài. 1.11. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo phương pháp Trạm a. Ưu điểm 11
  12. - Trong quá trình học tập từng cá nhân, từng cặp hoặc từng nhóm tham gia phải tự tìm hiểu để giải quyết các nhiệm vụ học tập ở từng Trạm. Do đó, người tham gia được tự chủ, tích cực giải quyết các nhiệm vụ học tập. - Nhiệm vụ học tập ở từng Trạm sẽ được nhóm phân chia ra từng nhiệm vụ nhỏ, từng nhiệm vụ nhỏ này sẽ được giao cho từng cá nhân hoặc từng nhóm hoàn thành trong thời gian qui định, sau đó thư kí sẽ tổng hợp lại thành một nhiệm vụ hoàn chỉnh. Thông qua quá trình hoàn thành nhiệm vụ đó sẽ giúp cho người tham gia tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình, giúp nâng cao năng lực đánh giá của bản thân. - Người tham gia có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các cá nhân thảo luận các phương pháp giải quyết vấn đề. - Nâng cao hứng thú của người tham gia nhờ các nhiệm vụ học tập tích cực, đặc biệt là những nhiệm vụ thiết kế chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản. - Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho học sinh tiến hành đồng loạt. - Với kiểu tổ chức dạy học theo Trạm, người tổ chức có thể mở rộng kiến thức cho người tham gia một cách toàn diện hơn thông qua các nhiệm vụ học tập ở các Trạm tự chọn. Phát triển khả năng nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của vấn đề cần giải quyết. b. Hạn chế - Giáo viên phải có thời gian chuần bị nội dung và nguyên vật liệu công phu. - Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo kiểu dạy học này thường dài hơn khi dạy dưới hình thức truyền thống. - Chủ yếu chỉ dạy được những bài có đơn vị kiến thức độc lập nhau. 2. Cơ sở lí luận về năng lực chung và năng lực đặc thù môn Toán 2.1. Năng lực chung 2.1.1. Định nghĩa năng lực chung Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông. 2.1.2. Các dạng năng lực chung a. Năng lực tự chủ và tự học: * Định nghĩa năng lực tự chủ và tự học 12
  13. Năng lực tự chủ và năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu thực hiện, thực hiện các phương pháp hiệu quả, điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. * Biểu hiện của năng lực tự chủ và năng lực tự học Năng lực tự chủ Biểu hiện của năng lực tự chủ và tự học và tự học - Tự tìm cách giải quyết các tình huống mình gặp phải Tự lực - Tự chuẩn bị đồ dùng học tập - Tự suy nghĩ cách làm các bài tập khó - Tự chủ động tìm tòi ra nhiều cách khác nhau để vận dụng trong các bài học Tự khẳng định và - Biết khẳng định bản thân mình bảo vệ quyền lợi - Biết đặt ra kế hoạch rèn luyện bản thân mình nhu cầu chính đáng - Biết bảo vệ nhu cầu chính đáng của mình Tự kiểm soát thái - Biết kiềm chế trong các trường hợp mâu thuẫn, xung đột độ, tình cảm, hành - Hành vi ứng xử phù hợp với tình huống vi của mình - Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động Tự định hướng - Có ước mơ về nghề nghiệp sau này nghề nghiệp - Biết điểm mạnh, năng khiếu của mình - Có nhu cầu khám phá bản thân - Tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao Tự học, tự hoàn - Có ý thức tổng kết những điều đã học thiện bản thân - Tự giải quyết được các nhiệm vụ, bài toán tình huống tương tự tình huống đã học - Thời gian tự học ở nhà phù hợp b. Năng lực giao tiếp và hợp tác * Định nghĩa năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục, đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều. 13
  14. Năng lực hợp tác là khả năng tương tác lẫn nhau, trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác trực diện và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kỹ năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ chung. * Biểu hiện của năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực giao tiếp Biểu hiện của năng lực giao tiếp và hợp tác và hợp tác Kĩ năng giao tiếp - Học sinh biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ tương tác trò và trò ràng - Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác - Biết ngắt lời một cách hợp lí - Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản hồi Kĩ năng tạo môi - Biết tạo sự gắn kết giữa các thành viên trường hợp tác - Biết hợp tác với các thành viên trong nhóm một thái độ tích cực Kĩ năng xây dựng - Biết tránh đi sự mặc cảm về bản thân niềm tin - Biết giúp đỡ những bạn có lực học còn chưa nỗi trội Kĩ năng giải quyết - Biết dùng những từ ngữ đúng mực với bạn mâu thuẫn - Tạo mối quan đồng về ý kiến khi trao đổi kiến thức lẫn nhau Kĩ năng hợp tác - Biết giúp đỡ động viên nhau để hoàn thành nhiệm vụ nhóm - Tinh thần trách nhiệm cao để đưa ra ý kiến đóng góp tốt c. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo * Định nghĩa năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh là khả năng học sinh huy động kiến thức, kĩ năng thái độ và sự sẵn sàng tham gia nhằm nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề, đề xuất các giải pháp và thực hiện quá trình giải quyết vấn đề sáng tạo, báo cáo và đánh giá kết quả sáng tạo, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh gồm sáu thành tố: Nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề, hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất lựa chọn giải pháp, thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, tư duy độc lập. Mỗi thành tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập trong quá trình giải quyết vấn đề. * Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 14
  15. Năng lực giải quyết Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo vấn đề và sáng tạo Phát hiện và là rõ vấn - Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập đề - Phân tích được tình huống trong học tập Hình thành và triển - Thu thập các thông tin có liên quan đến vấn đề và hình khai ý tưởng mới thành ý tưởng mới - Đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp Đề xuất, lựa chọn giải - Đề xuất được một số giải pháp giải quyết vấn đề pháp - Lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề Thực hiện và đánh giá - Lập được kế hoạch, thực hiện được các nhiệm vụ giải quyết giải pháp giải quyết vấn đề vấn đề - Đánh giá được mức độ phù hợp và hiệu quả của các giải pháp giải quyết vấn đề Tư duy sáng tạo - Vận dụng giải pháp vào bối cảnh mới - Tiếp nhận và đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khác nhau 2.2. Năng lực đặc thù 2.2.1. Định nghĩa năng lực đặc thù Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tạo tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 2.2.2. Các dạng năng lực đặc thù môn Toán a. Năng lực tư duy và lập luận Toán học - Thực hiện được các thao tác tư duy ( ở mức độ đơn giản ), đặc biệt biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát. - Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận. - Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận. 15
  16. b. Năng lực mô hình hóa Toán học - Lựa chọn các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt được các nội dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán đơn giản. - Giải quyết được những bài toán xuất hiện sự lựa chọn từ trên. - Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn. c. Năng lực giải quyết vấn đề toán học - Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi. - Nêu được cách thức giải quyết vấn đề. - Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản. - Kiểm tra được giải pháp đã thực hiện. d. Năng lực giao tiếp Toán học - Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học trọng tâm trong nội dung văn bản hay do người khác thông báo, từ đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết. - Trình bày, diễn đạt được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác. Nêu và trả lời được các câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. - Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. - Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. e. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện Toán học - Nhận biết được tên gọi, tác động, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học đơn giản. - Sử dụng được các công cụ, phương tiện toán học để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản. - Thành thạo máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập. - Nhận biết được một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài về việc rèn luyện và phát triển năng lực cho HS THPT cũng như thực trạng xây dựng và sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp Trạm trong dạy học bộ môn Toán, trong dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, trong sinh hoạt chuyên môn, tôi đã tiến hành 16
  17. phát phiếu điều tra, thăm dò ý kiến giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán, giáo viên trực tiếp giảng dạy hoạt động trải nghiệm, giáo viên các tổ nhóm chuyên môn và học sinh khối 10 của các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu- Hoàng Mai trong năm học 2022 – 2023. Từ đó thu được các kết quả như sau: 1.1. Đối với giáo viên a. Phiếu thăm dò thực trạng của giáo viên trong dạy học bộ môn Toán 10 dạy học theo phương pháp Trạm Chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò cho 79 giáo viên dạy bộ môn Toán 10 trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai thông qua phần mềm Google Forms gồm 3 câu hỏi với nội dung như sau Qua câu hỏi này chúng tôi đánh giá được mức độ sử dụng phương pháp dạy học theo Trạm của giáo viên giảng dạy bộ môn Toán 10 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Hoàng Mai chưa diễn ra thường xuyên và phần đa không thường xuyên khi tỉ lệ phần trăm của mức độ không thường xuyên và ít thường xuyên lên đến 93,6% (tương ứng số lượng 74 người). Ở nội dung tìm hiểu thầy cô đã sử dụng những phương pháp nào để dạy học bộ môn Toán 10, chúng tôi nhận thấy đại đa số giáo viên chưa sử dụng phương pháp Trạm để áp dụng vào các tiết dạy của mình, minh chứng chỉ có 2,5% (tương ứng với 2 giáo viên) đã sử dụng phương pháp Trạm. 17
  18. Trong câu hỏi này khi được hỏi về mức độ quan tâm đến phương pháp dạy học theo Trạm đại đa số giáo viên đều rất quan tâm và rất quan tâm với tỉ lệ 93,7% (tương ứng 74 GV). b. Phiếu thăm dò thực trạng của giáo viên trong dạy học bộ môn hoạt động trải nghiệm 10 dạy học theo phương pháp Trạm Chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò cho 72 giáo viên dạy bộ môn hoạt động trải nghiệm trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai thông qua phần mềm Google Forms gồm 3 câu hỏi với nội dung như sau Qua câu hỏi này chúng tôi đánh giá được mức độ sử dụng phương pháp dạy học theo Trạm của giáo viên giảng dạy học Hoạt động trải nghiệm 10 trên đại bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai chưa diễn ra thường xuyên và phần đa không thường xuyên khi tỉ lệ phần trăm của mức độ không thường xuyên lên đến 77,8% (tương ứng số lượng 56 người). Ở nội dung tìm hiểu thầy cô đã sử dụng những phương pháp nào để dạy học Hoạt động trải nghiệm 10 trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai, chúng tôi nhận thấy đại đa số giáo viên chưa sử dụng phương pháp Trạm để áp dụng vào các tiết dạy của mình, minh chứng chỉ có 4,2% (tương ứng với 3 giáo viên) đã sử dụng phương pháp Trạm. 18
  19. Trong câu hỏi này, khi được hỏi về mức độ quan tâm đến phương pháp dạy học theo Trạm đại đa số giáo viên đều rất quan tâm với tỉ lệ 86,1% (tương ứng 62 Giáo viên). c. Phiếu thăm dò thực trạng của giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn theo phương pháp Trạm Chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò cho 592 giáo viên của tất cả các môn học của các trường trong địa bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng mai thông qua phần mềm Google Forms, với 3 câu hỏi với nội dung như sau: Qua câu hỏi này chúng tôi đánh giá được mức độ sử dụng phương pháp Trạm của các tổ chuyên môn trong sinh hoạt chuyên môn trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai chưa diễn ra thường xuyên và phần đa chưa áp dụng khi tỉ lệ phần trăm của mức độ chưa áp dụng lên đến 82,1% (tương ứng số lượng 486 người). Ở nội dung tìm hiểu thầy cô đã sử dụng những phương pháp nào để sử dụng trong sinh hoạt chuyên môn trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai, chúng tôi nhận thấy đại đa số giáo viên chưa sử dụng phương pháp Trạm, minh chứng chỉ có 3,2% (tương ứng với 19 giáo viên) đã sử dụng phương pháp Trạm. 19
  20. Trong câu hỏi này khi được hỏi về mức độ quan tâm đến phương pháp dạy học theo Trạm đại đa số giáo viên đều rất quan tâm với tỉ lệ 98,1% (tương ứng 581 giáo viên). 1.2. Đối với học sinh Chúng tôi đã gửi phiếu thăm dò cho đại diện 329 học sinh lớp 10 trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai thông qua phần mềm Google Forms gồm 2 câu hỏi với nội dung như sau: Qua câu hỏi này, chúng tôi đánh giá được mức độ được học về phương pháp dạy học theo Trạm của HS trên địa bàn cụm Quỳnh Lưu – Hoàng Mai chưa diễn ra thường xuyên và phần đa các em chủ yếu chưa được học về phương pháp Trạm và thậm chí là chưa biết đến, cụ thể tổng 2 mức độ đó chiếm đến tỉ lệ 72,7%. Trong câu hỏi này, khi được hỏi về mức độ hứng thú đến phương pháp dạy học theo Trạm đại đa số HS đều rất hứng thú, minh chứng tỉ lệ hứng thú và rất hứng thú chiếm đến tổng 87%. 2. Kết luận chung Từ khảo sát thực trạng cho cả giáo viên và học sinh trên có thể thấy số lượng giáo viên chưa thường xuyên giảng dạy theo phương pháp Trạm chủ yếu rất nhiều. Thông qua việc tìm hiểu bằng những câu hỏi, chúng tôi nhận thấy nhu cầu cần tìm hiểu và quan tâm đến phương pháp Trạm của giáo viên giảng dạy bộ môn Toán, giáo viên giảng dạy học trải nghiệm hướng nghiệp và tổ chức trong sinh hoạt chuyên môn rất cao. Bên cạnh đó, mức độ hứng thú của HS khi được học về phương pháp Trạm cũng chiếm tỉ lệ lên đến 87%. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp Trạm trong dạy học môn Toán 10 – Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 – Sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT’’ để đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông 2018. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2