intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú học tập phần Hoá học hữu cơ trong chương trình THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giúp cho giáo viên có kỹ năng tốt nhất trong việc thiết kế các trò chơi, hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi và cách thức tổ chức các hoạt động trò chơi học tập để dạy học sinh trong ôn hóa học ở trường THPT cho phù hợp với nội dung kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú học tập phần Hoá học hữu cơ trong chương trình THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT THUỘC LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT THUỘC LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN Nhóm tác giả: Vũ Văn Lý Nguyễn Mạnh Hùng Bùi Xuân Sơn Chuyên môn : Hoá học Thuộc tổ CM : Khoa học tự nhiên Điện thoại : 039.5389789 Quỳ Hợp, tháng 4/2023
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 3 Chương 1. CÁC CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 3 1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 3 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu .......................................................................... 3 1.1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 3 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 5 Chương 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC NHẰM HỨNG THÚ HỌC MÔN HOÁ CHO HỌC SINH THPT ................................................................................................ 7 2.1. Khái quát chung về phương pháp trò chơi ................................................... 7 2.2. Cách thức tiến hành ..................................................................................... 7 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế và vận dụng trò chơi .............................................. 7 2.2.2. Quy trình tổ chức trò chơi ..................................................................... 8 2.3. Ví dụ minh họa về vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học ............... 8 2.3.1. Thiết kế, vận dụng trò chơi cho phần khởi động trong giờ luyện tập....... 8 2.3.2. Thiết kế, vận dụng trò chơi dành cho phần hình thành kiến thức mới ..... 14 2.3.3. Thiết kế, vận dụng trò chơi dành cho phần kiểm tra, đánh giá ............ 17 Chương 3. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA GIẢI PHÁP .................................. 19 3.1. Đối với học sinh ........................................................................................ 19 3.2. Đối với giáo viên ....................................................................................... 20 3.3. Đối với nhà trường .................................................................................... 20 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 21 1. Kết luận ........................................................................................................ 21 2. Kiến nghị và đề xuất ..................................................................................... 21 PHỤ LỤC
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết những năm trước phương pháp và hình thức dạy học trong trường phổ thông còn nặng về lý thuyết ít thực hành thực nghiệm việc dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng trò chép” phần nào mang tính áp đặt, ít khơi dậy cá tính, sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. Hiện nay Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các phương pháp dạy học, hoạt động giáo dục và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Nhiều mô hình giáo dục tích cực được bộ GD&ĐT cho thí điểm triển khai. Bộ cũng đã tăng cường chỉ đạo hướng dẫn dạy học vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua dạy học dự án, tổ chức các hoạt động trải nghiệ sáng tạo hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT nêu định hướng về phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông nội dung: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.” Nhận thức được tầm quan trọng yêu cầu mà văn bản chỉ đạo của Bộ và của Sở GD&ĐT đặt ra bản thân tôi và các đồng nghiệp đã và đang không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực học tập cho học sinh vẫn chưa được triển khai. Một trong những phương pháp mà hiện nay chưa được nhiều giáo viên quan tâm sử dụng đó là phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học là một biện pháp dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học hiện đại. Trong chương trình dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông, nhiều nội dung nếu được thiết kế để tổ chức theo trò chơi dạy học sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh và mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú học tập phần Hoá học hữu cơ trong chương trình THPT” 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giúp cho giáo viên có kỹ năng tốt nhất trong việc thiết kế các trò chơi, hướng dẫn 1
  5. học sinh thiết kế trò chơi và cách thức tổ chức các hoạt động trò chơi học tập để dạy học sinh trong ôn hóa học ở trường THPT cho phù hợp với nội dung kiến thức. Thông qua hoạt động học tập là trò chơi và hoạt động thiết kế trò chơi để giúp học sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn, thêm yêu thích môn hóa học, đồng thời cũng hình thành cho các em các phẩm chất: Yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm và các năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, công nghệ, tin học, tính toán… Vì thế cùng với các phương pháp dạy học khác, sử dụng trò chơi trong dạy học hóa học là phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy tích tích cực chủ động sáng tạo trong học tập. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ và kế họach nghiên cứu như sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng trò chơi trong dạy học… Khảo sát thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học. Xây dựng hệ thống các trò chơi; Hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học phần hóa hữu cơ. Đánh giá hiệu quả của phương pháp về khả năng định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống trò chơi dạy học trong dạy học môn Hóa hữu cơ ở trường THPT, các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực: Phương pháp trò chơi, phương pháp hợp tác nhóm kỹ thuật mảnh ghép… 2
  6. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CÁC CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu Ở các nước phát triển, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy áp dụng trò chơi vào việc dạy học là cực kì hữu ích để thúc đẩy sự phát triển tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Từ trải nghiệm cho các con và học sinh học các phần mềm và website nổi tiếng trên thế giới cùng các kiến thức lĩnh hội được trong thời gian được tập huấn vừa qua chúng tôi nhận thấy các phần mềm và website đó thiết kế dựa trên hoạt động chơi giúp cho học sinh say mê và hứng thú học. Hiện nay đội ngũ giáo viên chúng ta ngày đêm đang thay đổi phương pháp dạy học, không ngừng sáng tạo để tạo ra cách thức dạy học cho các chủ đề dạy học, sử dụng trò chơi trong dạy học chỉ cần tìm các từ khoá “How to make game based learning”, “Chemistry game”… trên Google.com, trên Youtube.com chúng ta sẽ thu được rất nhiều kết quả, nhiều ý tưởng trò chơi dạy học mà các giáo viên và học sinh trên thế giới đã thực hiện. Có thể nói trong nhiều bài học nếu chúng ta biết cách lồng ghép các trò chơi trong dạy học thì làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn, học sinh hứng thú hơn. 1.1.2. Các khái niệm cơ bản 1.1.2.1. Trò chơi Chơi là một trong nghững hoạt động của con người, có mặt trong đời sống của con người ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi thay đổi khi khi con người lớn lên già đi. Khi chơi, cả người lớn và trẻ em đều say mê, vui vẻ, thoải mái. Rõ ràng khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho một hiện tượng “chơi” trong toàn bộ phạm vi hoạt động lớn của con người vì hình thức thể hiện của hoạt động chơi vô cùng đa dạng cả về nội dung và hình thức. Theo từ điển Tiếng Việt, chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi; dùng làm thú vui, thú tiêu khiển; có quan hệ quen biết, gần gũi nhau trên cơ sở cùng chung thú vui, thú tiêu khiển; hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có có mục đích gì khác… Một số nhà tâm lí - giáo dục cho rằng trò chơi là do bản năng quy định. Chơi chính là giải toả năng lượng dư thừa và trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần tuý là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Những đặc điểm của trò chơi là: vui, độc lập, may rủi, không sinh lợi, có luật chơi. Trò chơi được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục. Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có 3
  7. tổ chức và thiết kế, nếu khôpng có những thứ đó thì không phải trò chơi mà mà chỉ có sự chơi đơn giản. Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó. Tóm lại trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tuỳ tiện, bất giác không gọi là trò chơi. 1.1.2.2. Trò chơi dạy học Trò chơi dạy học có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các đồ vật đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có yếu tố dạy học. Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu về trò chơi dạy học của các nhà nghiên cứu, có tác giả cho rằng những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích luỹ và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi các em tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung dạy học. Trò chơi dạy học được sáng tạo và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lí luận dạy học, đặc biệt là của lý luận của môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học. 1.1.2.3. Ý nghĩa trò chơi dạy học Học trong quá trình vui chơi, là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với tâm sinh lí sinh học của học sinh. Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh ở các em. Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thoải mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sẽ tốt hơn. Trò chơi dạy học giúp xua đi nỗi lo âu nặng nề của việc học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên. Trong quá trình chơi, học sinh huy động các giác quan để tiếp nhận các giác quan để tiếp nhận thông tin. Học sinh phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá làm cho các giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều tri thức, nhiều khái niệm. Trò chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho học sinh những kĩ năng của môn học, học sinh không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn 4
  8. tập lại các kiến thức đã biết mà còn có thể có thêm kinh nghiệm, hành vi. Một số trò chơi dạy học còn giúp cho học sinh có khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề nhanh nhẹn không chỉ trong lĩnh vực mình chơi mà cả lĩnh vực cuộc sống… Trên cơ sở đó trò chơi dạy học có thể phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp 1.2.1.1. Về phía môn học Hiện nay ở trường THPT Quỳ Hợp đối mặt với thực trạng là phần lớn học sinh lựa chọn thi THPT các môn tổ hợp khoa học xã hội thay cho tổ hợp khoa học tự nhiên (trong đó có môn Hóa học), kết quả thi môn Hóa học chưa cao. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do các học sinh cảm thấy các môn khoa học tự nhiên có kiến thức khó tiếp cận, đòi hỏi tư duy logic cao nên phần lớn các em học sinh không còn hứng thú học bộ môn. Điều này đặt ra một thách thức không nhỏ cho giáo viên dạy bộ môn khoa học tự nhiên nói chung và môn Hóa học nói riêng. Vì vậy, mỗi giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giảng dạy thông qua các trò chơi trong bài học và trong kiểm tra đánh giá trên lớp học đang là xu thế của việc phát triển dạy học hiện đại. Nó có nhiều ưu điểm như giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, tự nhiên hơn, tăng khả năng ghi nhớ, phát huy tính tích cực, tạo cho học sinh niềm say mê sáng tạo và yêu thích bộ môn hơn. Để có thể đánh giá chính xác hơn về việc sử dụng kỹ thuật dạy học thông qua trò chơi của bộ môn Hóa học tôi tiến hành khảo sát thông tin với giáo viên trong tổ cũng như lập phiếu khảo sát để tìm hiểu về ý kiến của học sinh đối với nội dung này. 1.2.1.2. Về phía giáo viên Về phía giáo viên, kết quả khảo sát cho thấy 100% các thầy cô đều biết và đã từng sử dụng kỹ thuật dạy học qua trò chơi trong giảng dạy bộ môn Hóa học. Tuy nhiên tần suất sử dụng kĩ thuật này chưa nhiều và chưa rộng rãi, chủ yếu áp dụng trong hoạt động khởi động. Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải khi sử dụng kĩ thuật dạy học qua trò chơi trong bộ môn Hóa học, những khó khăn được đưa ra có thể kể đến như: Nguồn trò chơi nhiều nhưng việc lựa chọn để phù hợp với nội dung các bài học và các hoạt động là một vấn đề khó khăn, chưa lồng ghép được nhiều kiến thức. 1.2.1.3. Về phía học sinh Về phía học sinh, qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn các em ít hứng thú với bộ môn Hóa học do kiến thức Hóa học khó tiếp cận, nặng lí thuyết. Các giờ học Hóa học còn ít hoạt động cho học sinh tham gia, ít tổ chức các trò chơi. Việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy đều được các em đồng ý rằng giúp bộ môn trở nên dễ học, có hứng thú học và sôi nổi hơn. Kết quả này cho thấy giáo 5
  9. viên cần chủ động hơn trong việc sử dụng trò chơi vào trong giảng dạy để từ đó nâng cao hứng thú học tập cho các em. Để đánh giá kết quả trước khi áp dụng biện pháp, đầu năm học 2021 - 2022 tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên với 150 học sinh. Kết quả thu được thể hiện qua biểu đồ sau: Khảo sát mức độ hứng thú học môn Hóa của HS ở Trường THPT Quỳ Hợp khi chưa áp dụng có trò chơi 8% 16% 55% 21% Không hứng thú Bình thường Hứng thú Rất hứng thú Như vậy, qua kết quả trên và thông qua các cuộc trao đổi trò chuyện, tìm hiểu học sinh, chúng tôi nhận thấy số học sinh thực sự yêu thích bộ môn Hoá chiếm số lượng rất ít. Còn lại đa phần các em đều chưa có hứng thú với môn học, nếu có thì chẳng qua là vì bắt buộc học cho qua. Vì thế, thiết nghĩ vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng, muốn phát huy tính tích cực của học sinh thì trước hết giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học. 6
  10. Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC NHẰM HỨNG THÚ HỌC MÔN HOÁ CHO HỌC SINH THPT 2.1. Khái quát chung về phương pháp trò chơi Phương pháp trò chơi là một trong số phương pháp dạy học tích cực, là phương pháp dạy học mà trong đó GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu những vấn đề hay thể nghiệm những hành động, thái độ, việc làm thông qua một trò chơi nào đó nhằm kích thích, tăng hứng thú cho học sinh. Ưu điểm nổi bật của phương pháp trò chơi là giúp học sinh có được tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự nhạy bén trong hoạt động học tập. Bản chất của trò chơi là sự thi đua, là kết quả thắng, thua giữa các nhóm, các đội. Vì vậy khi dùng trò chơi trong dạy học sẽ kích thích sự tập trung, tinh thần hăng say, nhiệt tình tham gia học tập của học sinh. Qua trò chơi các em sẽ được tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, không mệt mỏi, căng thẳng, nâng cao kĩ năng hợp tác, giúp đỡ nhau, tạo không khí “Học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là trong một số trò chơi nếu giáo viên và học sinh không chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng thì sẽ tốn nhiều thời gian thực hiện trên lớp, đôi khi gây ồn ào ảnh hưởng đến lớp khác. 2.2. Cách thức tiến hành 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế và vận dụng trò chơi Để việc thực hiện phương pháp trò chơi có hiệu quả, tôi nhận thấy khi thiết kế trò chơi cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm bảo tính khoa học: Trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học, phù hợp với bài dạy. Luật chơi rõ ràng, đơn giản dễ nhớ, dễ thực hiện. Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc vừa sức: Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, đảm bảo học sinh nào cũng có thể tham gia, có sức hấp dẫn, thu hút, tạo không khí vui vẻ, thoải mái, kích thích được sự hứng thú của từng học sinh. Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc dễ thực hiện: Trò chơi phải mang tính tập thể, dễ thực hiện, không cầu kì, phức tạp. Vật liệu để thiết kế trò chơi là những đồ dùng gần gũi xung quanh, đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc gắn lí luận với thực tiễn: Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát, trình bày, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo, biết liên hệ với thực tiễn cuộc sống để giải quyết yêu cầu mà trò chơi đưa ra. 7
  11. Thứ năm, đảm bảo tính công bằng: đánh giá kết quả của trò chơi với thái độ nhẹ nhàng mang tính chất khích lệ, động viên nhưng phải khách quan, công bằng. 2.2.2. Quy trình tổ chức trò chơi Vận dụng phương pháp trò chơi trong môn học có thể được thực hiện thông qua các bước sau: Bước 1 - Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi: - Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu và lôi cuốn. - Mục đích trò chơi là sẽ giúp học sinh định hình được mình tham gia trò chơi để làm gì, mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi,… Từ đó, học sinh xác định được nhiệm vụ, vai trò của mình trong trò chơi này. Bước 2 - Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi: Cách chơi, từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian trò chơi, những việc không được làm trong trò chơi. Cách tính kết quả và cách tính điểm chơi, các giải thưởng. Thảo luận rút ra kiến thức. Bước 3 - Thực hiện trò chơi: Khi học sinh đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, học sinh sẽ chủ động tham gia vào trò chơi. Ở bước này, học sinh sẽ là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy giáo viên nên tương tác với học sinh để giúp học sinh tham gia tích vào trò chơi. Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu học sinh còn lúng túng. Bước 4 - Nhận xét sau trò chơi: Giáo viên hoặc trọng tài sẽ nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao giải thưởng cho đội, cá nhân đoạt giải. 2.3. Ví dụ minh họa về vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học 2.3.1. Thiết kế, vận dụng trò chơi cho phần khởi động trong giờ luyện tập 2.3.1.1. Trò chơi: “Mảnh ghép phù hợp” cho tiết luyện tập hidrocacbon Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi Giáo viên giới thiệu: Quan sát, theo dõi. + Trò chơi có tên gọi “Mảnh ghép phù hợp”. + Mục đích: Thông qua lựa chọn các mảnh ghép học sinh tiến hành ôn tập lại kiến thức về Hiđrocacbon. 8
  12. Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi Tiếp nhận nhiệm vụ học tập nhóm được phát 8 mảnh ghép mang thông tin, chọn ra 6 mảnh tương ứng với nội dung hiđrocacbon của đội mình, dán kết quả vào bảng phụ trong thời gian 3 phút. Mỗi mảnh ghép đúng được 1 điểm. + Nhóm 1: Ankan + Nhóm 2: Anken + Nhóm 3: Ankin + Nhóm 4: Ankyl benzen Bước 3: Thực hiện trò chơi Giáo viên quan sát bao quát lớp, giám sát Học sinh nhận từ khóa, thảo luận, các nhóm tham gia trò chơi thống nhất câu trả lời, lựa chọn mảnh ghép phù hợp, gắn lên bảng phụ. Bước 4: Nhận xét sau trò chơi Giáo viên cho các nhóm nhận xét, chỉnh Lắng nghe nhận xét của các bạn, sửa bài làm của nhóm khác. Giáo viên nhận xét và kết luận của giáo viên chuẩn hóa lại kiến thức. Giáo viên công bố kết quả chơi của nhóm và trao giải thưởng. 9
  13. Hình ảnh các mảnh ghép mang thông tin 10
  14. Hình ảnh minh hoạ khi học trò chơi: “Mảnh ghép phù hợp” cho tiết luyện tập hidrocacbon 2.3.1.2. Trò chơi: “Ong tìm tổ” cho tiết luyện tập ancol - phenol Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi Giáo viên giới thiệu: Quan sát, theo dõi. + Trò chơi có tên gọi “Ong tìm tổ”. + Mục đích: Thông qua lựa chọn các mảnh ghép học sinh tiến hành ôn tập lại kiến thức về Ancol - phenol. Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ Tiếp nhận nhiệm vụ học tập được phát 1 bảng phụ, 8 chú ong mang thông tin bao gồm cả thông tin về ancol và phenol. Mỗi nhóm sẽ chọn lấy 4 thông tin tương ứng với ancol hoặc phenol tương ứng dán vào bảng phụ trong thời gian 2 phút. Mỗi mảnh ghép đúng được 1 điểm. Bước 3: Thực hiện trò chơi Giáo viên quan sát bao quát lớp, giám sát các Các nhóm chọn thông tin nhóm tham gia trò chơi tương ứng với nội dung về Giáo viên gọi ngẫu nhiên một số học sinh để trả ancol hoặc phenol để đưa lời câu hỏi. ong về đúng tổ trong thời gian 2 phút. 11
  15. Bước 4: Nhận xét sau trò chơi Giáo viên cho các nhóm nhận xét, chỉnh sửa bài Lắng nghe nhận xét của các làm của nhóm khác. Giáo viên chuẩn hóa lại kiến bạn, nhận xét và kết luận của thức. Giáo viên công bố kết quả chơi của nhóm giáo viên và trao giải thưởng. Hình ảnh 8 chú ong được phát cho các nhóm 3.1.3. Trò chơi: “Mảnh ghép phù hợp” cho tiết luyện tập Anđehit- xeton- Axit cacboxilic Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi Giáo viên giới thiệu: Quan sát, theo dõi. + Trò chơi có tên gọi “Mảnh ghép phù hợp”. + Mục đích: Thông qua lựa chọn các mảnh ghép học sinh tiến hành ôn tập lại kiến thức về Anđehit- xeton- Axit cacboxilic. Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi Tiếp nhận nhiệm vụ học tập nhóm được phát 8 mảnh ghép mang thông tin, chọn ra 6 mảnh tương ứng với nội dung hiđrocacbon của đội mình, dán kết quả vào bảng phụ trong thời gian 3 phút. Mỗi mảnh ghép đúng được 1 điểm. 12
  16. + Nhóm 1: Anđehit + Nhóm 2: Axit cacboxilic + Nhóm 3: Anđehit + Nhóm 4: Axit cacboxilic Bước 3: Thực hiện trò chơi Giáo viên quan sát bao quát lớp, giám sát Học sinh nhận từ khóa, thảo luận, các nhóm tham gia trò chơi thống nhất câu trả lời, lựa chọn mảnh ghép phù hợp, gắn lên bảng phụ. Bước 4: Nhận xét sau trò chơi Giáo viên cho các nhóm nhận xét, chỉnh Lắng nghe nhận xét của các bạn, sửa bài làm của nhóm khác. Giáo viên nhận xét và kết luận của giáo viên chuẩn hóa lại kiến thức. Giáo viên công bố kết quả chơi của nhóm và trao giải thưởng. Hình ảnh các mảnh ghép mang thông tin 13
  17. 2.3.2. Thiết kế, vận dụng trò chơi dành cho phần hình thành kiến thức mới 2.3.2.1. Trò chơi “Mảnh ghép danh pháp” khi tổ chức dạy học danh pháp của ankan Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi Giáo viên giới thiệu: Quan sát, theo dõi. + Trò chơi có tên gọi “Mảnh ghép danh pháp”. + Mục đích: Thông qua lựa chọn các mảnh ghép học sinh trình bày được tên gọi của một số ankan theo danh pháp quốc tế (tên thay thế). Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi Giáo viên chia mỗi bàn là một nhóm, phát cho Tiếp nhận nhiệm vụ học tập các nhóm 8 thẻ ghép, trong thời gian nhanh nhất nhóm nào ghép đúng tên gọi với công thức sẽ giành chiến thắng (thời gian tối đa của trò chơi là 3 phút). Bước 3: Thực hiện trò chơi Giáo viên quan sát bao quát lớp, giám sát các Các nhóm nhận được 8 mảnh nhóm tham gia trò chơi ghép, tiến hành thảo luận, lựa chọn các mảnh ghép phù hợp giữa công thức và tên gọi. Bước 4: Nhận xét sau trò chơi Giáo viên gọi đại diện 1 số nhóm trình bày kết Lắng nghe báo cáo, nhận xét quả, các nhóm khác nhận xét, sửa lỗi sai từ đó của các bạn, nhận xét và kết giáo viên chuẩn hóa kiến thức. Giáo viên công bố luận của giáo viên kết quả chơi của nhóm và trao giải thưởng. 14
  18. Hình ảnh 8 thẻ công thức cấu tạo và danh pháp của ankan 2.3.2.2. Trò chơi “Mảnh ghép tính chất” khi tổ chức dạy học chủ đề: Cacbohidrat Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi Giáo viên giới thiệu: Quan sát, theo dõi. + Trò chơi có tên gọi “Mảnh ghép tính chất”. + Mục đích: Thông qua lựa chọn các mảnh ghép học sinh trình bày được tính công thức phân tử, cấu tạo và tính chất hóa học của hợp chất cacbohiđrat Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi - Giáo viên chia mỗi bàn là một nhóm, phát Tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho các nhóm thẻ ghép, trong thời gian nhanh nhất nhóm nào ghép đúng tính chất (thời gian tối đa của trò chơi là 3 phút). - Các mảnh ghép sẽ được kí hiệu bằng các chữ cái và chữ số. - Nhiệm vụ của mỗi đội là hãy ghép các tấm ảnh này cho phù hợp. Ví dụ: A-1; B-2-3-5,… - Thời gian tối đa cho mỗi nhóm là 5 phút. Bước 3: Thực hiện trò chơi Giáo viên quan sát bao quát lớp, giám sát các Các nhóm nhận được các mảnh nhóm tham gia trò chơi ghép, tiến hành thảo luận, lựa chọn các mảnh ghép phù hợp giữa công thức và tên gọi. 15
  19. Bước 4: Nhận xét sau trò chơi Giáo viên gọi đại diện 1 số nhóm trình bày kết Lắng nghe báo cáo, nhận xét quả, các nhóm khác nhận xét, sửa lỗi sai từ đó của các bạn, nhận xét và kết giáo viên chuẩn hóa kiến thức. Giáo viên công luận của giáo viên bố kết quả chơi của nhóm và trao giải thưởng. Hình ảnh 10 thẻ công thức phân tử và cấu tạo của cacbohiđrat Hình ảnh 12 thẻ tính chất hóa học của cacbohiđrat 16
  20. Hình ảnh minh hoạ Trò chơi “Mảnh ghép tính chất” khi học chủ đề: Cacbohidrat 2.3.3. Thiết kế, vận dụng trò chơi dành cho phần kiểm tra, đánh giá * Trò chơi “Tôi là ai” được thiết kế cho bài kiểm tra thường xuyên chương dẫn xuất hidrocacbon Trò chơi “Tôi là ai” thiết kế cho bài kiểm tra thường xuyên, dùng cho 2 mã đề độc lập. Mỗi học sinh sẽ có một đề, hoàn thành thông tin theo yêu cầu của đề bài. Dựa trên các thông tin trên thẻ hãy dự đoán các chất X, Y, Z và hoàn thành yêu cầu được đưa ra trong đề. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2