intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

70
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến nhằm chứng minh sự cần thiết cũng như khả năng, ưu thế và hiệu quả to lớn của việc vận dụng thang tư duy Bloom trong việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPPgiai đoạn 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 Người thực hiện: Mai Thị Nga Tổ: Văn - Anh Năm học 2020 - 2021
  2. BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh VHHTPP 30 - 45 VHHTPP 1930 - 1945 GDPT Giáo dục phổ thông TP Tác phẩm ĐT Đoạn trích THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CP Chí Phèo BK Bá Kiến NC Nam Cao
  3. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Đóng góp của sáng kiến ........................................................................................ 3 6. Cấu trúc của sáng kiến: ......................................................................................... 3 B. NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài ...................................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 7 II. Một số biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 ............................................... 10 1. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc đặt mục tiêu bài học ................... 10 2. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc đặt câu hỏi dạy - học .................. 16 3. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc kiểm tra đánh giá học sinh ......... 22 III. Thực nghiệm sư phạm ....................................................................................... 28 1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm ................................................................ 28 2. Nội dung thực nghiệm................................................................................... 28 3. Tiến trình thực nghiệm .................................................................................. 29 4. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 45 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 47 II. Khả năng mở rộng của đề tài .............................................................................. 48 III. Kiến nghị ........................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50 PHỤ LỤC
  4. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Bản chất của giáo dục là phát triển tư duy cho người học - làm cho người học trong một thời gian ngắn có thể có những kĩ năng, năng lực và phẩm chất nhất định về một lĩnh vực nào đó trong nền văn minh nhân loại: hiểu, biết, vận dụng, đánh giá, phân tích, sáng tạo. Trong hoạt động dạy - học ở nhà trường, việc phát triển tư duy cho HS là mục tiêu cốt lõi nhất. Trong nền giáo dục hiện đại, các nhà giáo dục thực sự quan tâm đến một thành tựu nghiên cứu về phát triển tư duy trong dạy - học là thang tư duy Bloom. Việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy - học đã đem đến những hiệu quả to lớn trong dạy học: góp phần quyết định đến mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực người học; đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học; phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn…, đặc biệt là chương trình đổi mới giáo dục toàn diện trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 1.2. Môn Ngữ văn với đặc thù vừa là bộ môn nghệ thuật vừa là bộ môn công cụ (ngôn ngữ và giao tiếp). Cốt lõi của văn học là hướng người học đến các giá trị chân, thiện, mĩ. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ dùng chỉ số EQ (cảm xúc) để hiểu, cảm nhận văn học. Hiểu như thế là sai lầm khi dạy và học Ngữ văn. Dạy và học môn Ngữ văn đòi hỏi phải dựa trên nền tảng, công cụ lí luận, cấu trúc ngữ pháp, thao tác lập luận, kiến thức văn học sử… Tất cả những yêu cầu trên cần được khẳng định bằng thước đo, chuẩn mực mà thang đo tư duy Bloom đáp ứng được yêu cầu trên. Mặt khác phần VHHTPP 1930 - 1945 là một phần trọng tâm của chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. Để đạt được mục tiêu cao nhất với một số tiết dạy được giới hạn cụ thể cần lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp và ứng dụng một thang đo tư duy hiện đại. Thang đo tư duy Bloom góp phần định hướng cụ thể các mục tiêu cần đạt, xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học và đánh giá các mức độ phát triển tư duy, hình thành năng lực người học khi dạy - học một chuyên đề văn học khá lớn này. 1.3. Trong thực tế, việc dạy - học môn Ngữ văn còn một số vấn đề cần khắc phục: một số GV sa vào việc thuyết giảng văn bản văn học, HS đọc - hiểu TP văn học một cách chủ quan, cảm tính, học văn theo cách học vẹt, làm văn theo kiểu “chém gió”…. đã không hình thành được cho HS tư duy khoa học về con người, xã hội cũng như các giá trị tinh thần to lớn từ các TP văn học. Để HS hiểu hết giá trị và có những phân tích, đánh giá, vận dụng, sáng tạo từ những kiến thức đã học vào thực tiễn cần có sự hỗ trợ từ một thang đo tư duy hợp lí. Chính vì thế, vận dụng thang tư duy Bloom vừa là thước đo đánh giá đúng kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất người học vừa khắc phục được những hạn chế trên. 1.4. Trong nhiều năm đảm nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn khối 11, bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm, ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại, vận dụng các thành tựu lí luận dạy học mới nhất, 1
  5. đặc biệt thực nghiệm một cách nghiêm túc và khoa học việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy - học. Từ đó, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, tích lũy được một số kỹ năng và đã đạt được một số thành công nhất định trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945, tạo được hứng thú và say mê cho HS đối với những giờ dạy - học. Vì thế, tôi xin được trình bày kết quả nghiên cứu, thực nghiệm qua đề tài: Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài, tác giả sáng kiến sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và thực nghiệm việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học một số TP VHHTPP giai đoạn 1930 - 1945 trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Sáng kiến nhằm chứng minh sự cần thiết cũng như khả năng, ưu thế và hiệu quả to lớn của việc vận dụng thang tư duy Bloom trong việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPPgiai đoạn 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài, bao gồm việc làm rõ thang tư duy Bloom trong hoạt động dạy - học, thực trạng và khả năng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPP 1930 -1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 nói riêng. 3.2.2. Xây dựng hệ thống phương pháp, biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 3.2.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của những phương pháp, biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn: 2
  6. - Dùng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết để đánh giá, thẩm định những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Dùng các phương pháp quan sát và điều tra để nắm bắt những dữ liệu cần thiết về việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. - Dùng phương pháp thực nghiệm để thẩm định, đánh giá tính khoa học, tính khả thi của hệ thống phương pháp, biện pháp được đề xuất trong sáng kiến về việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. 5. Đóng góp của sáng kiến Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11; đề xuất những phương pháp, biện pháp có tính khả thi nhằm vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 một cách khoa học, hợp lí và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy - học. 6. Cấu trúc của sáng kiến: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của sáng kiến sẽ được triển khai qua 3 phần: Phần I - Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Phần II - Hệ thống biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. Phần III - Thực nghiệm sư phạm. B. NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1 Thang tư duy Bloom trong hoạt động dạy - học Thang đo Bloom về các cấp độ tư duy được Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago đưa ra vào năm 1956. Trong đó Bloom có nêu ra sáu cấp độ nhận thức (gọi là thang đo tư duy Bloom). Thang đo này đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy của HS ở mức độ cao. Trong lĩnh vực giáo dục, thang cấp độ tư duy có thể được xem là một công cụ nền tảng để từ đó xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng các chương trình, qui trình giáo dục và đào tạo, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập. Thang cấp độ tư duy đầu tiên được xây dựng bởi Benjamin S.Bloom (1956), thường được 3
  7. gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom (Bloom’s Taxonomy) bao gồm 6 cấp độ sau: 1. Biết (Knowledge) 2. Hiểu (Comprehension) 3. Vận dụng (Application) 4. Phân tích (Analysis) 5. Tổng hợp (Synthesis) 6. Đánh giá (Evaluation) Nhận thấy thang trên chưa thật sự hoàn chỉnh, vào giữa thập niên 1999 Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh như sau (Pohl, 2000): 1. Nhớ (Remembering) 2. Hiểu (Understanding) 3. Vận dụng (Applying) 4. Phân tích (Analyzing) 5. Đánh giá (Evaluating) 6. Sáng tạo (Creating) Các cấp độ tư duy này được định nghĩa như sau: 1. Nhớ: Bao gồm việc người học có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc… đã được học. Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến, ví dụ lặp lại đúng một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấy. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này là: Trình bày, Nhắc lại, Mô tả, Liệt kê… 2. Hiểu: Ở cấp độ nhận thức này người học cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ. Ví dụ: Giải thích một định 4
  8. luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt một chương mục, trình bày một quan điểm. Từ khóa đánh giá: Giải thích, Phân biệt, Khái quát hóa, Cho ví dụ, So sánh… 3. Vận dụng: Người học có khả năng áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiện mới. Ví dụ: Vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng; áp dụng các công thức, các định lí để giải một bài toán; thực hiện một thí nghiệm dựa trên một qui trình. Từ khóa đánh giá: Vận dụng, Áp dụng, Tính toán, Chứng minh, Giải thích, Xây dựng… 4. Phân tích: Người học có khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng. Ví dụ: Lý giải nguyên nhân thất bại của một doanh nghiệp, hệ thống hóa các văn bản pháp qui, xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp. Từ khóa: Phân tích, Lý giải, So sánh, Phân biệt, Hệ thống hóa… 5. Đánh giá: Người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có. Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, một bài báo; đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận. Từ khóa: Đánh giá, Cho ý kiến, Bình luận, Tổng hợp, So sánh… 6. Sáng tạo: Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có. Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một hệ tiên đề mới; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổ chức một sự kiện mới. Từ khóa: Thiết kế, Xây dựng, Đề xuất…. Đối chiếu 6 cấp độ nhận thức đã phân tích với các mục tiêu về Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ của người học, một cách tương đối ta thấy khi người học đạt được cấp độ nhận thức Nhớ và Hiểu thì cũng đồng nghĩa với các mục tiêu Kiến thức đã thỏa mãn. Để đạt các mục tiêu về Kỹ năng người học cần có được 2 cấp độ nhận thức cao hơn là Vận dụng và Phân tích. Cuối cùng, để đạt các mục tiêu cao nhất là có được nhận thức mới, Thái độ mới người học cũng cần có được các cấp độ nhận thức cao nhất là khả năng Đánh giá và khả năng Sáng tạo. Như vậy để kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả thì trước hết GVcần phải xác định được mục tiêu bài học mà HS cần đạt đến và mức độ đánh giá tư duy nhận thức. 1.2. Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học ở chương trình Ngữ Văn THPT Với việc phân hóa các thang đo tư duy của tiến sĩ - nhà giáo dục Mĩ Benjamin Samuel Bloom ở trên, chúng ta thấy hoàn toàn có thể vận dụng vào quá trình dạy học ở các nền giáo dục khác nhau, ở bất cứ các môn học nào, ở bất cứ các cấp học nào, đặc biệt ở môn Ngữ văn THPT. Sáu thang đo tư duy của Bloom mà 5
  9. sau này được học trò của Bloom là Anderson điều chỉnh không chỉ là những thang đo tư duy - nhận thức đơn thuần mà còn là những thang đo kĩ năng và năng lực của người học trong từng tiết học, môn học. Môn Ngữ văn với những đặc thù riêng, vừa là môn học công cụ (ngôn ngữ và giao tiếp) vừa là môn học nghệ thuật (chân - thiện - mĩ) khiến cho việc dạy học môn Ngữ văn đòi hỏi GV không chỉ nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng các phương pháp dạy học hợp lí để đạt được hiệu quả cao nhất của giờ dạy - học. Thang đo tư duy Bloom có thể được xem là một thành tựu lớn về phương pháp dạy học hiện đại, là nền tảng lí luận khoa học để GV dạy môn Ngữ văn vận dụng trong hầu hết các khâu của quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường phổ thông. Dưới đây là những phạm vi có thể vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn Phạm vi vận TT dụng thang đo tư Các hoạt động vận dụng cụ thể duy Bloom 1 Đặt mục tiêu dạy - GV thiết kế bài dạy (soạn giáo án) học - HS tự đặt mục tiêu bài học - GV vận dụng ở phương pháp phát vấn, gợi mở đàm 2 Đặt hệ thống câu thoại và câu hỏi hoạt động nhóm. hỏi - HS vận dụng trong hoạt động đặt câu hỏi phản biện Xây dựng các - GV vận dụng vào việc đánh giá, đo lường kết quả 3 chuẩn kết quả học học tập của HS sau một tiết học, một chuyên đề hay tập của học sinh một học kì. Kiểm tra đánh giá - GV vận dụng trong việc ra đề kiểm tra, thiết lập ma 4 năng lực người trận các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kì học và kiểm tra cuối kì 5 Đánh giá năng lực - GV đánh giá, cho điểm trong hoạt động dự giờ thao người dạy (COT) giảng, dự giờ thi thực hành của đồng nghiệp Với phạm vi vận dụng rộng rãi ở trên, thang đo tư duy Bloom góp phần quan trọng vào việc định hướng cụ thể và khoa học cho GV Ngữ văn thực hiện các khâu: Thiết kế bài dạy (soạn giáo án), thực hiện dạy học (đặt câu hỏi trong quá trình dạy ở lớp), kiểm tra đánh giá năng lực HS (trong và sau quá trình dạy). Có được thang đo tư duy Bloom, GV Ngữ văn sẽ khắc phục được những khó khăn mang tính đặc trưng môn học như cách đặt mục tiêu dạy học chưa khoa học, chưa rõ ràng, hệ thống câu hỏi còn cảm tính, đáng giá HS chỉ bằng thói quen và kinh nghiệm. Khắc phục được những khó khăn đó, GV Ngữ văn cũng sẽ thực hiện được những giờ dạy học văn có hiệu quả, phát huy được những ưu thế của môn học. 6
  10. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 Việc vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học vốn đã phổ biến trong hơn năm thập kỉ qua ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và đã khẳng định được ưu điểm của phương pháp dạy học này - khuyến khích và phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao ở người học. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, nhiều GV đã tích cực tìm tòi và vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học này, đặc biệt phải kể đến các GV ở các trường THPT quốc tế, các trường chuyên, trường điểm. Hơn thế, ở một số ít trường học, thang đo tư duy Bloom còn trở thành tiêu chí đánh giá giờ dạy của GV (COT), cũng có một số ít các đề tài nghiên cứu, các sáng kiến đề cập đến khả năng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học, tiêu biểu như đề tài “Vận dụng một số dạng câu hỏi theo các thang bậc tư duy của bloom trong dạy học ngữ văn 8 trung học cơ sở” của tác giả Lê Thị Hạnh. Trong đề tài này, tác giả đã đề xuất các dạng câu hỏi dựa trên mức độ tư duy cho một số bài dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn THCS, góp phần khắc phục những hạn chế trong việc đặt câu hỏi của giáo viên. Một số bài viết có giá trị khác trên các trang mạng giáo dục là những bài nghiên cứu nhỏ của một số nhà giáo dục, một số giảng viên. Ở đó, các tác giả tập trung nghiên cứu thang đo tư duy Bloom ở khía cạnh đặt câu hỏi, đặt mục tiêu hoặc kiểm tra đánh giá năng lực. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy những đề tài nghiên cứu về thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn THPT nói chung và dạy học phần VHHTPP 30 - 45 nói riêng. Vì vậy, việc vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ Văn vẫn đang ở mức thử nghiệm, tìm tòi và nghiên cứu. Thực trạng này vừa là cơ hội vừa là thử thách để các nhà giáo dục, các GV tâm huyết đổi mới giáo dục bắt tay vào việc vận dụng, ứng dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn. Để thấy rõ hơn thực trạng trên, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu trả lời trắc nghiệm online trên Google Form và nhận được kết quả dưới đây (khảo sát ý kiến của 17 GV Ngữ văn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị Xã Hoàng Mai). 7
  11. Kết quả khảo sát trên cho thấy thực tế tỉ lệ GV Ngữ văn từng biết và nghiên cứu phương pháp dạy học theo thang đo tư duy Bloom cao hơn (29,4% đến 35,3%) so với tỉ lệ GV từng vận dụng và có những thành công (17,6%). Mặt khác, phần VHHTPP 30 - 45 được xem là một phần nội dung kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 11 kì 1. Có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu và chất lượng về phần văn học này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đều tập trung vào nội dung kiến thức (Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, đề tài người nông dân…). Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học ở phần văn học này chưa thật dày dặn. Tiêu biểu là luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thanh Hòa nghiên cứu về “Phương pháp giảng dạy TP VHHTPP 30 - 45 ở trường THPT” (năm 2011) cũng chỉ nêu ra được một số phương pháp dạy học phổ biến: Phương pháp đọc tác phẩm, phương pháp diễn giảng, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại... Khi dạy - học phần VHHTPP 30 - 45, hầu hết GV đều rơi vào tình trạng lúng túng xử lí khối kiến thức phong phú và thú vị này với khả năng giảng dạy trong khoảng thời gian ngắn ngủi và đối tượng HS khác nhau. Sau nhiều tiết thao giảng đã có nhiều kinh nghiệm được đúc rút để khắc phục khó khăn này. Song vẫn cần một sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học và những định hướng cụ thể, khoa học cho việc dạy và học phần văn học này có hiệu quả hơn. 2.2. Khả năng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 Từ thực trạng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần VHHTPP 30 - 45 được trình bày ở trên, chúng tôi có thể khẳng định khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom vào dạy học môn Ngữ văn là khả quan, thiết thực và hiệu quả. So với các môn khoa học tự nhiên, việc vận dụng các thang đo tư duy từ bậc thấp nhất (nhớ) đến bậc cao nhất (sáng tạo) vẫn dễ dàng hơn so với các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao về chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, việc dạy học môn ngữ văn không chỉ dừng ở việc cảm thụ văn chương mà phải đạt được năng lực vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo khi học. HS khi học phần VHHTPP 30 - 45 có thể vận dụng vào trong các bài học lịch sử Việt Nam trước cách mạng thánh 8/1945, có thể đánh giá được số phận người nông dân trước cách mạng, đánh giá được các mâu thuẫn nổi bật trong xã hội Việt nam trước cách mạng, có thể viết được một văn bản văn nghị luận bàn luận về giá trị hiện thực trong TP Chí phèo hay ĐT Hạnh phúc của một tang gia. Kết quả khảo sát khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP từ các GV Ngữ văn bậc THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu - Hoàng Mai cũng đem đến những kết quả khả quan (có 17 GV tham gia khảo sát). 8
  12. Kết quả cho thấy trong số 17 GV được khảo sát, có 58,8% GV quan tâm và trong số 16 GV khảo sát, có 68,8% đánh giá có khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong hoạt động dạy học Ngữ văn THPT của mình. Mặt khác, có một số kết quả nghiên cứu việc vận dụng thang đo tư duy Bloom vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các bậc học khác nhau đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đánh giá khả năng vận dụng lí luận dạy học này vào dạy học phần VHHTPP 30 - 45 và tiến hành tìm tòi, nghiên cứu và đúc kết được những biện pháp và phạm vi vận dụng ở phần II của đề tài. Chúng ta không thể nào mong rằng học sinh, nói chung, sẽ tự mình tiến lên được sáu bậc thang tư duy của Bloom trong quá trình học môn Ngữ văn. Vì thế, GV cần vận dụng các thang đo tư duy Bloom trong dạy học càng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng càng dễ dàng dẫn dắt HS đạt đến các thang tư duy bậc cao. Vì thực tế bản chất của giáo dục là phải giúp HS phát triển trình độ nhận thức của mình lên từng bậc cao hơn, và cuối cùng phát triển được khả năng suy nghĩ độc lập của mỗi học sinh. Bản chất đó thể hiện rất rõ trong việc dạy học môn Ngữ văn. 9
  13. Trong những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu, bảng, biểu và các phần mềm dạy học.. các GV đã ngày càng đầu tư vào nhiều khâu trong quá trình dạy học như: soạn giáo án điện tử, dạy máy chiếu, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh. Những thay đổi trên đem đến cho môn Ngữ văn ở trường THPT một sức sống mới. Tuy nhiên, rất cần một nền tảng lí luận dạy học khoa học, tiên tiến và hiệu quả làm định hướng để những đổi mới trên thực sự hiệu quả. Vận dụng thang tư duy Bloom vào các khâu của quá trình dạy học là một hoạt động thiết thực và hiệu quả trong bối cảnh đổi mới giáo dục trên. II. Một số biện pháp vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 1. Vận dụng thang tư duy Bloom trong việc đặt mục tiêu bài học Mục tiêu bài học là những tiêu chí, mục đích mà HS phải chỉ ra, phải thể hiện, phải làm được sau bài học. “Mục tiêu bài học là một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của người học vào cuối buổi dạy” (Robert F. Mager, 1994). Như vậy, trong bất cứ một bài học nào, GV đều cần đặt ra mục tiêu bài học để HS hiểu rõ, nắm vững và làm được sau bài học. Mục tiêu bài học là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình thiết kế giáo án dạy học của giáo viên. Khi đặt ra mục tiêu bài học, người dạy phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng cũng như đối tượng HS cụ thể. Việc xác định mục tiêu dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng, một bài học thiếu mục tiêu hoặc xác định mục tiêu không rõ ràng, không đúng thì sẽ dẫn đến GV không xác định được đích đến, không biết mình đang đi đâu. Vì vậy, từ trước đến nay, tất cả các bài học đều được đặt mục tiêu trong sách giáo khoa (qua mục yêu cầu cần đạt) và trong giáo án (qua mục Mục tiêu cần đạt). Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học lại đòi hỏi người dạy phải thay đổi nhận thức và cách thức đặt mục tiêu bài học. 1.1. Đặt mục tiêu về kiến thức Đặt mục tiêu về kiến thức trong nghiên cứu và đề xuất của chúng tôi được vận dụng cụ thể ở từng đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài dạy. Có thể đặt mục tiêu cho hoạt động khởi động, cho các thao tác của hoạt động hình thành kiến thức mới hoặc ở các yêu cầu về phần luyện tập, vận dụng trong một giáo án dạy học phần VHHTPP 30 - 45. Mục tiêu bài giảng theo B.J.Bloom đề xuất như sau: Nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Từ đó khi viết mục tiêu về kiến thức cho phần VHHTPP 30 - 45 có thể sử dụng các động từ phù hợp với từng cấp độ về kiến thức như sau: Cấp Các động từ thường Nội dung kiến thức độ được sử dụng Nhớ - HS nhớ lại những tác giả, TP đã học phần Trình bày, Nhắc lại, VHHTPP 30 - 45 Nêu, Kể lại, Liệt kê… 10
  14. - HS nhớ được các đơn vị nội dung kiến thức trong phần văn học hiện thực phê phán 30 - 45 trong chương trình Ngữ văn 11 (Tác giả, tác phẩm) - Hiểu được nội dung các văn bản trong phần đọc - hiểu - Giải thích, Phân biệt, Hiểu - Tóm tắt được các TP văn học (Truyện ngắn Khái quát hóa, Cho ví Chí phèo, ĐT Hạnh phúc của một tang gia) hoặc dụ, So sánh… các đơn vị kiến thức trong bài tác giả Nam Cao. - HS lí giải được bối cảnh lịch sử xã hội ảnh hưởng đến số phận người nông dân trong xã hội - Vận dụng, cũ với số phận người nông dân trong xã hội hiện - Chứng minh, nay. Vận - Giải thích, dụng - HS lí giải được một số tình huống, một số thực - Bàn luận, trạng trong thực tế được đặt ra qua TP (hiện tượng nghiện rượu, say rượu từ truyện ngắn Chí - Liên hệ… Phèo, chữ hiếu trong gia đình Việt Nam hiện đại từ ĐT Hạnh phúc của một tang gia, …. - HS phân tích được những thành công về mặt nội dung và nghệ thuật trong một TP cụ thể - HS phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của TP Chí Phèo. So sánh đề tài người nông - Phân tích, dân trong TP của Nam Cao với người nông dân - Lý giải, trong TP Tắt đèn (Ngô Tất Tố) và Bước đường Phân cùng (Nguyễn Công Hoan) - So sánh, tích - HS phân tích các chân dung trào phúng trong - Lập biểu đồ, Phân ĐT Hạnh phúc của một tang gia. biệt, - HS phân tích bức tranh đời sống xã hội thành - Hệ thống hóa… thị Việt Nam những năm trước cách mạng tháng 8 trong ĐT Hạnh Phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) - Đánh giá - HS đưa ra những đánh giá, những ý kiến và Đánh kiến giải riêng của bản thân từ những kiến thức - Cho ý kiến giá đã học được về tác giả, TP phần VHHTPP 30 - - Bình luận, 45. - Tổng hợp 11
  15. - HS đưa ra đánh giá và lí giải được về giá trị - So sánh… nhân đạo trong Chí Phèo (Ví dụ như sâu sắc và mới mẻ so với các TP cùng đề tài) - Viết - HS tạo ra những sản phẩm mới từ những đơn - Vẽ Sáng tạo vị kiến thức đã học (Ví dụ như tranh, ảnh, kịch -Tạo/ thiết kế bản, video, slide, trang web có giá trị thực tế) - Đóng vai/ nhập vai Trong giáo án thực nghiệm, chúng tôi đặt phần mục tiêu tương ứng với mỗi phần kiến thức và ở mỗi mục tiêu có những tiêu chí cụ thể để đánh giá người học. 1.2. Đặt mục tiêu về kĩ năng CT GDPT môn Ngữ văn 2018 cũng đã nêu rõ quan điểm xây dựng: “Lấy các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của CT theo định hướng NL và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/ lớp. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được tích hợp vào hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập VB; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe”. Mặt khác, CT GDPT môn Ngữ văn 2018 được xây dựng theo hướng mở: “CT chỉ quy định các YCCĐ về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định các kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số ngữ liệu bắt buộc. Việc lựa chọn nội dung dạy học để biên soạn SGK dành quyền chủ động cho tác giả; việc tổ chức dạy học, soạn đề thi, kiểm tra đánh giá… dành quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và GV miễn là đáp ứng các YCCĐ được quy định trong CT.” Với những định hướng trên, GV cần đặt mục tiêu bài học không chỉ về kiến thức mà còn về kĩ năng: Nghe, nói, đọc viết trong việc phát triển các phẩm chất năng lực cho người học. Ở phần văn học hiện thực phê phán 30 - 45, có thể tập trung đặt mục tiêu theo thang đo tư duy Bloom cho các kĩ năng dưới đây. Các kĩ Mục tiêu của chương trình tổng thể môn Ngữ Mục tiêu của phần năng Văn lớp 11 VHHTPP 30 - 45 1.2.1. Đọc hiểu nội dung (Văn bản văn học) Đọc hiểu nội dung Đọc - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, (Văn bản văn học) câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ Phân tích của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; - Phân tích ý nghĩa nhan nhận xét được những chi tiết quan trọng trong đề TP Chí Phèo và ĐT việc thể hiện nội dung văn bản. Hạnh phúc của một tang – Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư gia tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến - Phân tích được vẻ đẹp người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của 12
  16. văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ nhân vật Chí Phèo và trong một văn bản có nhiều chủ đề. đặc sắc của các chi tiết – Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm Tiếng chửi, Bát cháo xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hành… hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị - Phân tích được chân văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản. dung trào phúng trong ĐT Hạnh Phúc của một tang gia và một số chi tiết trào phúng như cảnh hạ huyệt.. Đánh giá: Đánh giá được giá trị nội dung của các TP (hiện thực, nhân đạo) Đọc hiểu hình thức Đọc hiểu hình thức (văn bản văn học) (văn bản văn học) – Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong TP văn học. – Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả ngôn ngữ,… – Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể - Phân tích thành công chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) của các TP Chí Phèo, và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể ĐT Hạnh phúc của một chuyện hạn tri), sự thay đổi điểm nhìn, sự nối tang gia về không gian, kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật,... thời gian, cốt truyện, – Nhận biết và phân tích được vai trò của xây dựng nhân vật, yếu tố tượng trưng trong thơ. Đánh giá được ngôn ngữ (Người kể giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ chuyện và nhân vật), như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể người kể chuyện.. hiện trong văn bản. – Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời 13
  17. thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,... Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút hoặc tản văn; giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí. Liên hệ, so sánh, kết nối Đánh giá: Liên hệ, so sánh, kết nối đề tài – So sánh được hai văn bản văn học viết người nông dân trong cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên truyện ngắn Chí Phèo tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn với đề tài người nông bản được đọc. dân trong các TPcùng – Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải thời (Tắt đèn - Ngô Tất nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử Tố, Bước đường cùng - văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn Nguyễn Công Hoan,…) bản văn học. - Tìm đọc các TP của – Phân tích được ý nghĩa hay tác động của Nam Cao và Vũ Trọng văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy Phụng, Giới thiệu một nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng số TP đến bạn đọc qua thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và các trang mạng xã hội cuộc sống. như facebook hoặc Đọc mở rộng Youtobe… Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học. Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình. 1.2.2. Quy trình viết Viết Biết viết văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước. Thực hành viết - Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, trình bày rõ quan điểm và hệ thống - Viết được một bài văn các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu nghị luận về TP Chí và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và Phèo hoặc ĐT Hạnh bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, phúc của một tang gia. thích hợp, đầy đủ. - Viết được một vở kịch ngắn từ TP Chí Phèo 14
  18. - Viết được văn bản nghị luận về một TP văn hoặc ĐT Hạnh phúc của học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho một tang gia tượng; nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. - Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. 1.2.3. Nói Nói – Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận - Thuyết trình một vấn và một vấn đề xã hội; kết cấu bài có ba phần rõ đề về nội dung và nghệ nghe ràng; có nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến thuật của một trong trái ngược; sử dụng kết hợp phương tiện ngôn những TP được học. ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng. – Biết giới thiệu một TP nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (ví dụ: TP văn học, TP điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ). - Giới thiệu cho GV và – Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu HS trong lớp học một về một vấn đề đáng quan tâm; biết sử dụng TP văn học của NC kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương hoặc Vũ Trọng Phụng tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn. Nghe Nắm bắt được nội dung truyết trình và quan điểm của người nói. Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình. Biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. - Lắng nghe phần thuyết Nói nghe tương tác trình của các bạn/ các nhóm trong lớp Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách - Có những phản biện hiệu quả và có văn hoá. đúng đắn, sâu sắc. Như vậy, qua việc vận dụng các thang đo tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 30 - 45 nói riêng và môn Ngữ văn nói chung, GV sẽ đặt mục tiêu bài học cụ thể về kiến thức và kĩ năng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung như tự học, hợp tác, giao tiếp,…. đến các năng lực đặc thù môn học là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Tuy nhiên, khi vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy - học phần VHHTPP 30 - 45, chúng tôi nhận thấy các thang tư duy đều ở bậc cao, cụ thể là từ vận dụng, phân tích đến đánh giá và sáng tạo. Chính vì thế, GV 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2