Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng thí nghiệm vui và liên hệ thực tiễn trong giảng dạy môn Hoá học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
lượt xem 2
download
Đề tài "Vận dụng thí nghiệm vui và liên hệ thực tiễn trong giảng dạy môn Hoá học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh" nêu được các câu hỏi liên quan đến thực tiễn, các thí nghiệm vui và thời điểm vận dụng vào bài học. Qua đó, học sinh nâng cao được hứng thú học tập, yêu thích môn Hoá học và vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, tăng thêm khả năng tư duy suy luận logic, phân tích tổng hợp vấn đề và để khắc sâu lại lần nữa kiến thức đã được học, nâng cao hiệu quả dạy và học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng thí nghiệm vui và liên hệ thực tiễn trong giảng dạy môn Hoá học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
- MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................ 2 1.3.2. Phương pháp quan sát, phỏng vấn ................................................................. 2 1.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................... 2 1.3.4. Phương pháp thống kê .................................................................................... 2 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 2.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 3 2.1.1. Hứng thú và hứng thú học tập ........................................................................ 3 2.1.2. Vai trò của hoá học trong thực tiễn ................................................................ 3 2.1.3. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học môn Hoá học ...................................... 4 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 4 2.2.1. Khảo sát thực trạng dạy và học môn Hoá học 12 ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách .......................................................................................................................... 4 2.2.2. Đánh giá thực thực trạng dạy và học môn Hoá học 12 ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách ..................................................................................................................... 4 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện .......................................................................... 5 2.3.1. Một số nguyên tắc khi vận dụng thí nghiệm vui và liên hệ thực tiễn trong giảng dạy môn Hoá học ...................................................................................................... 5 2.3.2. Tổ chức thực hiện ........................................................................................... 6 2.3.2.1. Giải pháp 1: Vận dụng thí nghiệm vui gắn liền với thực tiễn ..................... 6 2.3.2.1.1. Mục đích ................................................................................................... 6 2.3.2.1.2. Nội dung ................................................................................................... 6 Giải pháp 1.1. Vận dụng thí nghiệm vui gắn liền với thực tiễn trong hoạt động hình thành kiến thức mới .................................................................................................. 6 Giải pháp 1.2. Vận dụng thí nghiệm vui gắn liền với thực tiễn trong hoạt động củng cố, luyện tập ........................................................................................................... 11 2.3.2.1.3. Kết quả đạt được .................................................................................... 13 2.3.2.2. Giải pháp 2 : Liên hệ thực tiễn cho bài học .............................................. 13 2.3.2.2.1. Mục đích ................................................................................................. 13 2.3.2.2.2. Nội dung ................................................................................................. 14 Giải pháp 2.1. Liên hệ thực tiễn trong hoạt động khởi động ................................. 14 i
- Giải pháp 2.2. Liên hệ thực tiễn trong hoạt động hình thành kiến thức mới ............... 17 Giải pháp 2.3. Liên hệ thực tiễn trong hoạt động củng cố, luyện tập .................... 23 2.3.2.2.3. Kết quả đạt được .................................................................................... 29 2.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp mà đề tài đề xuất ............. 30 2.4.1.Mục đích khảo sát ......................................................................................... 30 2.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .............................................................. 30 2.4.2.1. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 30 2.4.2.2.Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ................................................... 30 2.4.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 30 2.4.4. Đánh giá về sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................................. 30 2.4.5. Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất ........................ 32 2.5. Thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 33 2.5.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................... 33 2.5.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ................................................................. 33 2.5.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm .................................................................. 34 2.5.3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ............................................................... 34 2.5.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................................... 34 2.5.3.3. Nội dung của thực nghiệm sư phạm. ........................................................ 34 2.5.4. Tiến hành thực nghiệm. ............................................................................... 35 2.5.4.1. Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............................................ 35 2.5.4.2. Thời gian thực nghiệm .............................................................................. 35 2.5.4.3. Phương pháp .............................................................................................. 35 PHẦN 3. KẾT LUẬN ........................................................................................... 38 3.1. Những đóng góp của đề tài ............................................................................. 38 3.1.1. Tính mới của đề tài ....................................................................................... 38 3.1.2. Tính khoa học ............................................................................................... 38 3.1.3. Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn ............................................................. 38 3.2. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................................... 38 3.2.1. Với các cấp quản lí giáo dục ........................................................................ 38 3.2.2. Với giáo viên ................................................................................................ 39 3.2.3. Với học sinh ................................................................................................. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 40 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 41 ii
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu Cụm từ đầy đủ THPT Trung học phổ thông TN Thí nghiệm SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên HS Học sinh KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội CTCT Công thức cấu tạo TNSP Thực nghiệm sư phạm iii
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Nhiệm vụ của giáo dục thế kỉ 21 dựa trên cơ sở xây dựng xã hội học tập với bốn trụ cột là: Học để biết (cốt lõi là hiểu), học để trưởng thành (trên cơ sở hiểu bản thân), học để chung sống (trên cơ sở hiểu nhau), học để làm (trên cơ sở là hiểu). Để làm được như vậy ngoài phương pháp tốt để học sinh tiếp thu kiến thức, kĩ năng tốt đòi hỏi các thầy cô giáo phải thực tiễn hóa nội dung chương trình dạy học vào cuộc sống để học sinh ghi nhớ tốt hơn. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Sử dụng các thí nghiệm trong giảng dạy Hóa học là phương pháp đặc trưng của bộ môn. Hóa học giúp học sinh nâng cao tri thức, hiểu biết về thế giới, về con người, giải thích các hiện tượng tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan... Để làm được điều kể trên, trong quá trình dạy môn Hóa học ở trường THPT, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu, sưu tầm các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong cuộc sống để có vốn kiến thức phong phú, sâu, rộng, khéo léo gắn kết bài giảng với thực tiễn, tạo ra những giờ học sinh động, kích thích sự đam mê học tập, của học sinh. Tuy nhiên, thực tế những kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng... thường được giáo viên trình bày một cách tuần tự các đề mục như sách giáo khoa cho nên sẽ khó kích thích được sự hứng thú, yêu thích môn học, các em tiếp thu bài một cách thụ động. Qua điều tra khảo sát học sinh và GV, tôi luôn trăn trở rằng: Vì sao học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Sỹ Sách theo ban KHTN ít, chuyển sang thi tốt nghiệp THPT ban KHXH nhiều? Vì sao học sinh thích học môn này nhưng không thích học môn khác? Vì sao nhiều học sinh biết môn Hoá học rất quan trọng nhưng lại không thích học? Việc thích hay không thích học có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập? Làm thế nào để giúp học sinh nâng cao hứng thú với môn Hoá học và cảm thấy mỗi tiết học trôi qua thật nhanh, thật thú vị? Các câu hỏi đó chính là xuất phát điểm để tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Vận dụng thí nghiệm vui và liên hệ thực tiễn trong giảng dạy môn Hoá học nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”. Đề tài nêu được các câu hỏi liên quan đến thực tiễn, các thí nghiệm vui và thời điểm vận dụng vào bài học. Qua đó, học sinh nâng cao được hứng thú học tập, yêu thích môn Hoá học và vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, tăng thêm khả năng tư duy suy luận logic, phân tích tổng hợp vấn đề và để khắc sâu lại lần nữa kiến thức đã được học, nâng cao hiệu quả dạy và học. Đề tài trình bày được phương pháp thực nghiệm, kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm. 1
- 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chủ thể: - Các tiết học lý thuyết về các chất, hợp chất điển hình (thuộc chương trình SGK Hóa học 12 ban cơ bản). - Các thí nghiệm vui liên quan đến bài học. - Các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Khách thể: Học sinh các lớp 12C1, 12C2, năm học 2023-2024 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu lý thuyết biểu hiện của hứng thú và hứng thú học tập của học sinh. - Nghiên cứu lý thuyết về vai trò của môn Hoá học đối với thực tiễn, vai trò của thí nghiệm và liên hệ thực tiễn trong dạy học môn Hoá học. - Nghiên cứu lý thuyết các bài học sách giáo khoa Hoá học 12 ban cơ bản. 1.3.2. Phương pháp quan sát, phỏng vấn - Quan sát thái độ học tập của học sinh khi học tại lớp và tại phòng thực hành thí nghiệm. - Yêu cầu học sinh chia sẻ những khó khăn khi học môn Hoá học và phát phiếu điều tra về hứng thú học tập. 1.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Điều tra đối tượng học sinh, tinh thần thái độ học tập và hứng thú trong học tập của học sinh sau khi vận dụng đề tài vào giảng dạy. 1.3.4. Phương pháp thống kê Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm bằng thống kê toán học. 2
- PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Hứng thú và hứng thú học tập - Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người đó vừa tạo ra cho họ những khoái cảm. Những điều kiện để hình thành hứng thú bao gồm: Về khách quan: Đối tượng của hứng thú phải có cường độ kích thích mạnh (như hấp dẫn, đẹp, mới lạ, độc đáo...) để gây được sự chú ý của con người. Về chủ quan: Tùy thuộc vào con người. Cá nhân có ý thức đầy đủ, rõ ràng, hiểu được ý nghĩa của nó đối với đời sống riêng của mình. Hứng thú có những vai trò như sau: - Hứng thú giữ vai trò to lớn trong hoạt động của con người. Đầu tiên, hứng thú tạo ra khát vọng đi tìm hiểu đối tượng, từ đó điều chỉnh mọi hành vi, cử chỉ, ý nghĩ, tình cảm... theo một chiều hướng xác định. - Hứng thú tạo sự tập trung chú ý cao độ bởi sự say mê, hấp dẫn của đối tượng, do đó dù khó khăn vẫn cố gắng vượt qua. Vì vậy, hứng thú là động lực thúc đẩy con người hoạt động đạt hiệu quả cao. - Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. Hứng thú học tập giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập, nhờ đó mà học sinh có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của người học như: Sở thích học tập, khả năng học, nhận thức của người học về tầm quan trọng của môn học, mức độ chuyên cần và phương pháp học tập của người học, môi trường học tập, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phù hợp là điều kiện cần thiết cho hoạt động học tập. 2.1.2. Vai trò của hoá học trong thực tiễn Hoá học đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành y dược, vật liệu, năng lượng, dược phẩm, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp, khai thác khoáng sản,…Hóa học gồm nhiều kiến thức khoa học liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau, nhiều ngành khoa học khác đều lấy hóa học làm cơ sở nền tảng để phát triển. Ví dụ như vật lý, sinh học, y học, hay khoa học tội phạm… Cho nên hóa học ngày càng giữ vài trò quan trọng trong sự phát tiển của xã hội hiện đại. 3
- 2.1.3. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học môn Hoá học Thí nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong dạy học môn Hoá học: - Thí nghiệm là phương tiện trực quan - Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn - Rèn luyện kĩ năng thực hành - Phát triển tư duy - Gây hứng thú học tập cho học sinh 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Khảo sát thực trạng dạy và học môn Hoá học 12 ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách Trong tiết học đầu tiên môn Hoá học năm học 2023-2024, tôi đã dành thời gian đặt ra yêu cầu “Hãy chia sẻ những khó khăn của em trong quá trình học tập môn Hoá học” cho các em học sinh lớp 12C1 và 12C2. Nhiều em chia sẻ là không hiểu bài hết hoặc hiểu vừa phải trên lớp, kiến thức dài, khó nhớ, khó thuộc…Như vậy, việc học qua thời gian của các em sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn sau: Học bài trên lớp → Không hiểu bài → Khó nhớ → Khó thuộc → Điểm kém → Mất hứng thú học tập. Từ đó tôi đã phát phiếu điều tra về hứng thú học tập cho học sinh và thu được kết quả như sau: Không Hiểu vừa Rất hiểu Không Hứng thú Rất hứng hiểu bài phải bài hứng thú thú Số lượng 13/91 53/91 25/91 30/91 36/91 25/91 Tỉ lệ % 14,3% 58,2% 27,5% 33,0% 39,6% 27,5% 2.2.2. Đánh giá thực thực trạng dạy và học môn Hoá học 12 ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách + Thuận lợi: - Giáo viên luôn có tâm huyết với nghề, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. - Các giáo viên trong nhóm chuyên môn đều muốn thay đổi phương pháp dạy học để giúp các em học sinh yêu thích, đam mê môn học thông qua các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. - Một bộ phận học sinh rất tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện vấn đề, chú ý nghe giảng, quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng, giải thích, rất có hứng thú trong học tập (27,5%). - Trường có nhân viên thiết bị, các tiết thực hành tại phòng thí nghiệm hoặc tại lớp học đều được chuẩn bị rất chu đáo. 4
- + Khó khăn: - Một số học sinh ở khu vực miền núi còn ham chơi, lười học. - Khả năng tư duy, phát hiện vấn đề của nhiều học sinh còn yếu, số lượng học sinh không hiểu bài, hiểu bài vừa phải và không có hứng thú với môn học vẫn còn nhiều (33,0%). - Nhiều học sinh còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của bộ môn hóa học mà chỉ học một cách máy móc kiến thức lý thuyết, không hiểu bản chất. Học chưa gắn liền với thực tiễn. - Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh với năng lực không đồng đều, có một số em không theo học tổ hợp KHTN. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 2.3.1. Một số nguyên tắc khi vận dụng thí nghiệm vui và liên hệ thực tiễn trong giảng dạy môn Hoá học - Chuẩn bị kế hoạch bài dạy cẩn thận chu đáo, các thí nghiệm hoặc câu hỏi về thí nghiệm vui phải rõ ràng, dễ nhìn nhận, đánh giá và lôi cuốn học sinh tham gia. - Phân định rõ các thí nghiệm, câu hỏi về thí nghiệm vui ở bài nào, dạy vào khoảng thời gian nào và thời lượng kết thúc hợp lí để đảm bảo được nội dung chương trình. Tránh sa đà vào việc chỉ tập trung giải quyết các thí nghiệm này trong một tiết học. - Tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến các thí nghiệm vui, có nhiều ứng dụng thực tiễn hoặc giải thích các hiện tượng tự nhiên. - Các thí nghiệm vui hoặc các câu hỏi gắn liền thực tiễn phải phù hợp với nội dung bài học, không quá khó để tạo hứng thú cho học sinh. - Câu hỏi phải đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, yêu cầu các em giải quyết vấn đề. Khen thưởng, khích lệ, động viên kịp thời những học sinh tích cực. - Những thí nghiệm vui, đơn giản, thiết thực với đời sống, giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà hoặc về nhà thử nghiệm, báo cáo kết quả. Tuyệt đối nghiêm cấm học sinh làm các thí nghiệm nguy hiểm tại nhà hoặc chưa có sự đồng ý của giáo viên. - Khi tiến hành thí nghiệm phải đảm bảo an toàn (đúng kỹ thuật, đúng trình tự, không để hoá chất bắn vào người, không nếm ngửi trực tiếp hoá chất...). Tiết kiệm hoá chất (dùng hóa chất với lượng nhỏ, vừa đủ. Hóa chất sử dụng phải có nhãn ghi rõ tên hóa chất). Có tính kỷ luật (khi làm thí nghiệm phải trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự qui định) và đảm bảo mọi học sinh đều được làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng. - Để tăng cường sự hiểu biết phong phú về kiến thức hóa học yêu cầu học sinh tự tìm hiểu kiến thức ở nhà qua các kênh như: sách, báo, mạng internet... 5
- 2.3.2. Tổ chức thực hiện 2.3.2.1. Giải pháp 1: Vận dụng thí nghiệm vui gắn liền với thực tiễn 2.3.2.1.1. Mục đích + Năng lực chuyên biệt: - Năng lực nhận thức hoá học: Thông qua các thí nghiệm vui gắn liền thực tiễn trong hoạt động hình thành kiến thức mới giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, tích cực, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong hoạt động củng cố luyện tập giúp học sinh khắc sâu một lần nữa kiến thức đã học. - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: nhận biết được các hiện tượng, ứng dụng của thí nghiệm trong đời sống - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Thực hiện được các thí nghiệm, giải thích được các hiện tượng hóa học xảy ra trong thực tiễn + Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Phẩm chất: Hình thành cho học sinh hứng thú và sự tự tin trong học tập, tính trách nhiệm, chăm chỉ, tìm tòi khám phá khoa học, thái độ trân trọng thành quả lao động khoa học, khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống thực tiễn. 2.3.2.1.2. Nội dung * Giải pháp 1.1. Vận dụng thí nghiệm vui gắn liền với thực tiễn trong hoạt động hình thành kiến thức mới Ví dụ 1: Chương I. ESTE - LIPIT. Bài 2. LIPIT (Tiến hành tại phòng thực hành môn Hoá học) - Mục tiêu: HS biết tính chất vật lý của chất béo. Thực hiện được thí nghiệm. - Nội dung: TN1. Cách lấy dấu vân tay của tội phạm chỉ trong ít phút thí nghiệm? - Chuẩn bị: Cồn iot, đèn cồn, ống nghiệm, giá đỡ, giấy trắng. Dụng cụ, hóa chất có đủ cho 4 nhóm hoạt động thí nghiệm. - Tiến hành: Lấy một trang giấy trắng sạch, ấn một đầu ngón tay lên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với miệng ống nghiệm có chứa cồn iot và dùng đèn cồn để đun nóng phần đáy ống nghiệm. Khi xuất hiện luồng khí màu tím thoát ra từ ống nghiệm, sẽ quan sát thấy phía trên phần giấy trắng (bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ từng nét. Trong trường hợp giấy trắng được đem cất cẩn thận, vài tháng sau chúng ta vẫn có thể thực hiện thí nghiệm lấy dấu vân tay lại được. Nêu hiện tượng và giải thích? - Chú ý: Hơi Iot rất độc, vì vậy phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với nó. 6
- TN2. Thí nghiệm hòa tan dầu ăn vào nước - Chuẩn bị: Nước sạch, dầu ăn, xà phòng. Dụng cụ, hóa chất có đủ cho 4 nhóm hoạt động thí nghiệm. - Tiến hành: + Cho nước sạch vào bình thủy tinh trong suốt (1/2 cốc), thêm vào một ít dầu ăn. Dùng tay lắc nhẹ bình thủy tinh để cưỡng bức dầu và nước vào một pha. Để yên một lúc. + Sau đó, cho vào trong bình một ít xà phòng (bột giặt, nước rửa bát...), lắc bình thật kĩ và quan sát hiện tượng. - Sản phẩm: TN1: Trên đầu các ngón tay có chứa dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn ngón tay lên mặt giấy thì những chất đó sẽ lưu lại trên mặt giấy. Tuy nhiên bằng mắt thường không thể nhận ra. Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với ống nghiệm chứa iot, khi đun nóng ống nghiệm này iot bị thăng hoa tạo màu tím. Mà các chất như dầu béo, dầu khoáng, mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iot dễ hòa tan vào chúng., tạo thành dấu vân tay màu nâu lưu lại trên mặt giấy. TN2: Ban đầu, khi cho dầu ăn vào bình đựng nước sạch, dầu ăn nổi trên mặt nước, mặt phân cách giữa dầu và nước rất rõ ràng. Khi lắc bình thủy tinh, để yên một lúc vẫn thấy dầu và nước phân thành hai lớp rõ ràng. Sau đó, khi cho thêm xà phòng vào và lắc bình thật kĩ, để yên một lúc thì thấy nước và dầu ăn không còn phân thành hai lớp nữa mà thành hỗn hợp đồng nhất. Giải thích: Chất tẩy rửa (xà phòng) có một thuộc tính đặc biệt là có thể bao vây từng giọt dầu, đem phân tán đều trong nước (gọi là tác dụng nhũ hóa). Hỗn hợp nước và dầu được hình thành nhờ tác dụng nhũ hóa được gọi là “nhũ tương”. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm đã phân công. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận, nêu và giải thích hiện tượng. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu đại diện một nhóm đứng tại chỗ trình bày hiện tượng và giải thích. GV yêu cầu đại diện nhóm khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chuyển sang nội dung mới. 7
- Ví dụ 2: Chương II. CACBOHIĐRAT. Bài 6. SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ (Tiến hành tại phòng thực hành môn Hoá học) - Mục tiêu: HS hiểu tính chất hoá học của Saccarozơ, Tinh bột. Nêu và giải thích được các hiện tượng xảy ra. - Nội dung: TN1. Hóa than mà không cần đốt nóng - Chuẩn bị: + Dụng cụ: Đường kính trắng, dd H2SO4 đặc. + Hóa chất: Cốc thủy tinh, đèn cồn, giá đỡ. - Tiến hành: Cho vào cốc thủy tinh một lượng đường kính (khoảng 1/4) cốc, thêm vào đó H2SO4 đặc. Đợi một thời gian rồi quan sát hiện tượng xảy ra. TN2. Hồ tinh bột tác dụng với cồn iot - Chuẩn bị: 1 lọ cồn iot (mua ngoài hiệu thuốc tây), 4 quả chuối xanh, 4 quả chuối chín. - Tiến hành: Nhỏ 1 giọt cồn iot lên mặt cắt của quả chuối xanh và quả chuối chín. Quan sát hiện tượng và giải thích. - Sản phẩm: TN1: Sau một thời gian ta thấy đường trong cốc bắt đầu sẫm màu lại và biến thành một khối màu đen. Khối này cao lớn dần rồi trào khỏi miệng cốc thủy tinh giống một cột than đang hình thành dần. Giải thích: + Axit sunfuric đậm đặc có tính háo nước rất mạnh. Khi cho axit sunfuric đặc vào vào cốc đựng đường kính (Có thành phần chính là saccazorơ có công thức C12H22O11 hay C12(H2O)11) thì nó hút nước của đường Saccazorơ và chỉ còn lại C nên đường dần hóa than màu đen. + Khi C được tạo ra, nó phản ứng luôn với axit sunfuric đậm đặc tạo thành CO 2 và SO2 theo phương trình: C + 2H2SO4 → CO2↑ + 2H2O + 2SO2↑ Do tạo ra các khí này nên đường đã tạo than bị trào lên miệng cốc theo cột có màu đen. TN2: Trên bề mặt quả chuối xanh tiếp xúc với cồn iot có màu xanh. Giải thích: Do cồn iot là dung dịch của iot trong ancol etylic, iot gặp tinh bột (trong chuối xanh) sẽ tạp ra phức chất có màu xanh. Thay chuối xanh bằng chuối chín thì không có hiện tượng gì xảy ra. Do có sự chuyển hóa tinh bột (trong chuối xanh) thành đường glucozơ (trong chuối chín). 8
- - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm đã phân công. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận, nêu và giải thích hiện tượng. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu đại diện một nhóm đứng tại chỗ trình bày hiện tượng và giải thích. GV yêu cầu đại diện nhóm khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chuyển sang nội dung mới. Ví dụ 3: Chương III. AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN. Bài 11. PEPTIT VÀ PROTEIN (Tiến hành tại lớp học) - Mục tiêu: HS biết tính chất vật lý của Protein. Thực hiện được thí nghiệm, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra. - Nội dung: TN. Thí nghiệm vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường - Chuẩn bị: + Dụng cụ: 1 quả chanh, 1 hộp sữa ông thọ có đường, nước sôi. + Hóa chất: Cốc thủy tinh 500ml: 4 cái; đũa thủy tinh: 4 cái. - Tiến hành: GV mời một HS lên bảng tiến hành thí nghiệm + Cho vào các cốc thủy tinh 1 lượng sữa, pha thêm 1 chút nước sôi. Dùng đũa khuấy đều. + Vắt ¼ quả chanh vào dung dịch sữa. Đợi 1 thời gian để cho phản ứng hoàn toàn. - Sản phẩm: TN: Sau một thời gian, sữa bị đông tụ lại và có kết tủa trắng. Giải thích: Trong sữa có thành phần chính là Protein. Khi vắt chanh vào sữa làm tăng độ chua, làm cho dung dịch sữa có môi trường axit. Mà Protein sẽ bị đông tụ trong môi trường axit hoặc bazơ nên sẽ có kết tủa xuất hiện. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu 1 HS lên bảng tiến hành thí nghiệm 9
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu cả lớp quan sát, nêu và giải thích hiện tượng. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày hiện tượng và giải thích. GV yêu cầu HS khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chuyển sang nội dung mới. Ví dụ 4: Chương VI. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ NHÔM. Bài 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ (Tiến hành tại phòng thực hành môn Hoá học) - Mục tiêu: HS hiểu tính chất hoá học của CaO và CaCO3. Viết được các phương trình hoá học xảy ra, thực hiện được các thí nghiệm, nêu và giải thích được các hiện tượng xảy ra. - Nội dung: TN1. Làm trứng chín mà không cần đun nấu - Chuẩn bị: 1 kg Vôi sống (CaO), nước, 4 quả trứng. Dụng cụ cần thiết có đầy đủ. - Tiến hành: Lấy Vôi sống cho vào nước, đồng thời cho quả trứng vào ngay. TN2. Bóc quả trứng mà không cần đập vỏ - Chuẩn bị: Dung dịch HCl, 4 quả trứng. Dụng cụ cần thiết có đầy đủ. - Tiến hành: Cho vào cốc thủy tinh một lượng dung dịch HCl, làm sao cho dung dịch axit ngập được quả trứng. Sau đó, cho quả trứng đã luộc chín vào cốc. Quan sát hiện tượng sau 1 thời gian. - Sản phẩm: TN1: Hiện tượng: Trứng dần chín. Giải thích: Khi vôi sống gặp nước xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2 + Q Nhiệt lượng tỏa ra lớn nên làm nước sôi. Vì vậy, khi cho trứng vào nước mới cho vôi sống vào trứng sẽ chín. TN2: Hiện tượng: Xuất hiện bọt khí không màu đồng thời vỏ trứng bị hòa tan. Giải thích: Thành phần chính của vỏ trứng là CaCO3 nên khi cho trứng vào dung dịch HCl thì có phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O 10
- Lưu ý: Chỉ sử dụng làm thí nghiệm biểu diễn chứ không được sử dụng quả trứng được bóc theo cách này để ăn. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm đã phân công. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, thảo luận, nêu và giải thích hiện tượng. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu đại diện một nhóm đứng tại chỗ trình bày hiện tượng và giải thích, đại diện nhóm khác nhận xét về câu trả lời. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và chuyển sang nội dung mới. * Giải pháp 1.2. Vận dụng thí nghiệm vui gắn liền với thực tiễn trong hoạt động củng cố, luyện tập Ví dụ 1: Chương V. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI. Bài 18. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI (Tiến hành tại lớp học) - Mục tiêu: HS khắc sâu tính chất hoá học của kim loại. Thực hiện được các thí nghiệm, nêu và giải thích được các hiện tượng xảy ra. - Nội dung: : TN1. Làm nước “sôi” bằng sợi dây kim loại - Chuẩn bị: Dung dịch HCl loãng (“nước”), dây kim loại nhôm, ống nghiệm, ống hút - Tiến hành: Rót “nước” vào 1/3 ống nghiệm rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức, “nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt, mờ cả thành ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào nó lại sôi sùng sục. TN2. Làm cây Diana ( Diana: Nữ thần La Mã) - Chuẩn bị: Một dây đồng, giấy nhám, dung dịch AgNO3, ống nghiệm, ống hút - Tiến hành: Nhúng một sợi dây đồng đánh sạch và uốn thành hình lò xo vào một dung dịch bạc nitrat trong nước, trong dung dịch sẽ xuất hiện một cây bằng bạc gọi là cây Diana. - Sản phẩm: TN1: Dung dịch HCl trước khi biểu diễn thí nghiệm đem đun nóng được dùng làm “nước”, khi cho sợi dây kim loại màu trắng là nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản 11
- ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H2 thoát ra mãnh liệt trông như nước đang sôi sùng sục. Mặt khác, phản ứng làm cho nhiệt độ của dung dịch tăng dần lên và nước bay hơi mù mịt làm cho hiện tượng giống như nước đang sôi. 2Al + 6H+ → 2Al3+ + H2 TN2: Kim loại đồng hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại bạc nên đẩy bạc ra khỏi dung dịch muối . Bạc được giải phóng bám vào sợi dây đồng tạo ra cây bằng bạc. Cu + 2Ag+ → 2Ag + Cu2+ - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV cho HS xung phong lên bảng tiến hành thí nghiệm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS cả lớp quan sát, nêu và giải thích hiện tượng. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày hiện tượng và giải thích. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và củng cố kiến thức. Ví dụ 2: Chương VII. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG. Bài 32. HỢP CHẤT CỦA SẮT (Tiến hành tại lớp học) - Mục tiêu: HS nêu và giải thích được các hiện tượng xảy ra. - Nội dung: : TN. Cắt chảy máu tay - Chuẩn bị: dung dịch FeCl3 nồng độ 3-5% , dung dịch KCNS nồng độ 3-5%, lưỡi dao cùn đánh sạch - Tiến hành: Dùng dung dịch FeCl3 nồng độ 3-5% (màu vàng nhạt) xoa vào lòng bàn tay và nói rằng đó là “nước iot loãng” để sát trùng trước khi cắt và dùng dung dịch KCNS nồng độ 3-5% (không màu) để làm “nước” rửa lưỡi dao. Chú ý: Cần để cho các dung dịch trên còn dính lại trong lòng bàn tay và trên lưỡi dao càng nhiều càng tốt. Dùng lưỡi dao cùn nhưng đã được đánh sáng loáng lướt nhẹ trên lòng bàn tay, lập tức “máu” sẽ chảy ra. - Sản phẩm: FeCl3 tác dụng với KCNS tạo thành Fe(CNS)3 có màu đỏ máu. FeCl3 + 3KCNS → Fe(CNS)3 + 3KCl + Chú ý: màu đỏ xuất hiện ngay cả trong những dung dịch có nồng độ ion Fe 3+ rất thấp, nên phản ứng tạo ra Fe(CNS)3 được sử dụng rộng rãi trong phân tích định tính và định lượng. 12
- - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV biểu diễn thí nghiệm vui: Cầm một con dao sáng loáng cứa vào lòng bàn tay, lập tức lưỡi dao bị nhuốm “máu”và từ lòng bàn tay những giọt “máu” đỏ tươi chảy xuống. Rửa sạch tay cho hết “máu”, cho học sinh xem bàn tay không hề bị thương. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS cả lớp quan sát, nêu và giải thích hiện tượng. Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày hiện tượng và giải thích. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, kết luận và củng cố kiến thức. 2.3.2.1.3. Kết quả đạt được Sau khi vận dụng thí nghiệm vui gắn liền với thực tiễn trong giảng dạy môn Hoá học, tôi nhận thấy kỹ năng thực hành thí nghiệm của HS tăng lên rõ rệt, HS thích học và rất có hứng thú, HS rất tự tin khi giao tiếp, HS hiểu bài nhanh và nhớ lâu hơn, lớp học rất sôi nổi, kết quả các bài kiểm tra có điểm số khá giỏi tăng lên. 2.3.2.2. Giải pháp 2 : Liên hệ thực tiễn cho bài học 2.3.2.2.1. Mục đích + Năng lực chuyên biệt: - Năng lực nhận thức hoá học: HS biết được, hiểu được các nội dung kiến thức theo yêu cầu cần đạt của từng phần, từng bài. - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Nhận biết được các hiện tượng, sử dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong đời sống - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống thực tiễn. + Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề. + Phẩm chất: Hình thành cho học sinh hứng thú và sự tự tin trong học tập, tính chăm chỉ, tìm tòi khám phá khoa học, có niềm tin vào khoa học, yêu quê hương đất nước. Cụ thể: + Liên hệ thực tiễn trong hoạt động khởi động: Cách làm này tạo cho học sinh sự bất ngờ, kích thích tính tò mò và muốn khám phá kiến thức mới của các em. 13
- + Liên hệ thực tiễn trong hoạt động hình thành kiến thức mới: Cách này giúp các em cập nhật kiến thức một cách dễ dàng, không bị thụ động mà nhớ lâu và nhớ sâu kiến thức. Từ đó, các em còn thấy được ý nghĩa lớn của môn học đối với thực tiễn. + Liên hệ thực tiễn trong hoạt động củng cố, luyện tập: Cách này giúp các em hệ thống hóa kiến thức đã học. Sau đó, phân tích tình huống đưa ra, chọn hướng giải thích đúng đắn. Cách này giúp các em khả năng tổng hợp - phân tích vấn đề, khả năng tư duy linh hoạt trong các tình huống. 2.3.2.2.2. Nội dung * Giải pháp 2.1. Liên hệ thực tiễn trong hoạt động khởi động Ví dụ 1: Chương I. ESTE – LIPIT. Bài 1. ESTE - Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới. - Nội dung: Em hãy gọi tên một số loại hoa, quả có mùi thơm đặc trưng. Tại sao mỗi loại hoa, quả đó đều có một mùi thơm đặc trưng? - Sản phẩm: Mùi chuối chín, mùi dứa, mùi hoa hồng, mùi hoa nhài... Trong các loại hoa, quả đó có sự hiện diện của hỗn hợp phức tạp các chất hóa học, trong đó este đóng vai trò quan trọng. Ví dụ: Este isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa, geranyl axetat có mùi hoa hồng... - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời, sau đó quan sát các hình ảnh trên màn hình Tivi Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Vậy, este là gì? Nó có CTCT như thế nào, tính chất ra sao? Chúng ta có dễ dàng điều chế được este từ các loại hoa quả không? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết vấn đề đó. Ví dụ 2. Chương I. ESTE – LIPIT. Bài 2. LIPIT - Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú, muốn tìm hiểu khám phá kiến thức mới cho HS. - Nội dung: Hàng ngày em và gia đình thường sử dụng những loại chất béo nào, có nguồn gốc từ đâu? 14
- - Sản phẩm: Các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu lạc, dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu, dầu dừa... Mỡ có nguồn gốc từ động vật. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời, sau đó quan sát các hình ảnh trên màn hình tivi Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Vậy, chất béo là gì, tính chất ra sao? Chúng ta cùng vào bài để nghiên cứu. Ví dụ 2: Chương II. CACBOHIĐRAT. Bài 6. SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ - Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú, muốn tìm hiểu khám phá kiến thức mới cho HS. - Nội dung: Vì sao gạo nếp lại dẻo hơn gạo tẻ? - Sản phẩm: + Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin. Hai loại này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước nhưng amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. + Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm khoảng 80%; amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Nhưng trong cơm nếp, ngô nếp chứa hàm lượng amilopectin rất cao khoảng 90% nên cơm nếp, xôi nếp.. rất dẻo và có thể dính lại nhau. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định 15
- GV: Đây là một vấn đề hết sức thực tế, rất dễ nhận biết. Để trả lời được câu hỏi này các em nghiên cứu Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Ví dụ 3: Chương IV. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME. Bài 13. ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME - Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú, tò mò muốn tìm hiểu khám phá kiến thức mới cho HS. - Nội dung: HS quan sát 1 đoạn giây cao su; 1 đoạn ống nhựa dẫn nước làm từ PVC; 1 cuộn len; ít tơ tằm; một miếng nhựa (từ chiếc cốc, dép, rổ... đã hỏng). Các loại vật liệu đó được làm từ nguyên liệu chính nào? Được điều chế bằng cách nào? - Sản phẩm: Các loại vật liệu trên đều làm từ nguyên liệu chính là polime. Chúng có thể có sẵn trong tự nhiên, như: tơ tằm, bông đay, mủ cây cao su..... hoặc được chế theo các con đường khác nhau như: Các đồ dùng bằng nhựa, ống nhựa dẫn nước, áo mưa, sợi len, sợi vải tổng hợp... - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV giới thiệu các loại vật liệu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS quan sát và nghe giới thiệu Bước 3: Báo cáo kết quả HS quan sát và nghe giới thiệu Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Vậy, tại sao chúng lại được gọi chung là polime trong khi hình thù, xuất xứ, ứng dụng của chúng rất phong phú? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này. Ví dụ 4: Chương VII. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG. Bài 31. SẮT - Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú, tò mò muốn tìm hiểu khám phá kiến thức mới cho HS. - Nội dung: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được? - Sản phẩm: Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước …. sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau: 16
- Không khí ẩm 2Fe + O2 + 2H2O 2Fe(OH)2 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu HS nghe và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả HS đứng tại chỗ trả lời Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Để trả lời được câu hỏi trên, bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết câu hỏi này. * Giải pháp 2.2. Liên hệ thực tiễn trong hoạt động hình thành kiến thức mới Ví dụ 1: Chương III. AMIN - AMINO AXIT – PROTEIN. Bài 9. AMIN - Mục tiêu: HS khắc sâu tính chất hoá học của amin và vận dụng được kiến thức đã học để giải thích hiện tượng và vận dụng vào cuộc sống của bản thân, HS yêu thích môn Hoá học và có niềm tin vào khoa học. - Nội dung: Để làm bớt mùi tanh của cá khi nấu canh, chúng ta làm cách nào? - Sản phẩm: Khi nấu canh cá cho thêm các chất có vị chua, như: Mẻ, quả me, một số loại lá chua, giấm, dưa muối chua... để làm giảm vị tanh của cá và tăng hương vị cho món ăn. Giải thích: Các chất chua có thành phần axit hữu cơ (đã học ở bài axit cacboxylic) như: Trong dưa chua có axit lactic; giấm ăn có axit axetic... Mặt khác, chất tanh của cá chứa hỗn hợp các amin: Đimetyl amin; trimetyl amin có tính bazơ yếu. Các axit hữu cơ (trong chất chua) và các amin (trong chất tanh của cá) sẽ tác dụng với nhau tạo muối. Vì vậy, sẽ làm giảm hoặc mất mùi tanh của cá. CH3COOH + (CH3)3N → [(CH3)3NH]+[CH3COO-] - Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 129 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn