intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng trò chơi để phát triển năng lực học sinh trong hoạt động khởi động và củng cố bài học môn Hóa học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Vận dụng trò chơi để phát triển năng lực học sinh trong hoạt động khởi động và củng cố bài học môn Hóa học" được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Phát triển được năng lực tư duy, năng lực tự học cũng như năng lực làm việc với tập thể của học sinh. Không những giúp cho kết quả học tập của học sinh được nâng cao trong quá trình học tập mà còn tạo ra các kĩ năng làm việc cho học sinh sau khi ra trường đi làm, phát triển bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng trò chơi để phát triển năng lực học sinh trong hoạt động khởi động và củng cố bài học môn Hóa học

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI VẬN DỤNG TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ CỦNG CỐ BÀI HỌC MÔN HÓA HỌC LĨNH VỰC: HÓA HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI VẬN DỤNG TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ CỦNG CỐ BÀI HỌC MÔN HÓA HỌC Người thực hiện : Nguyễn Tiến Hùng Phạm Văn Hùng Lĩnh vực : Phương pháp dạy học Hóa học Tổ : Khoa học tự nhiên Số điện thoại : 0983981525, 0984388898. Quỳ Hợp, tháng 4-2024
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn biện pháp ............................................................................................. 1 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 1 2.1. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 1 2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................................ 2 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 3 1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện .................................................... 3 1.1. Tìm hiểu về một số trò chơi có thể áp dụng trong dạy học, cụ thể là trong hoạt động củng cố bài học. .................................................................................... 3 1.2. Ví dụ minh hoạ dạy học thực tế ...................................................................... 11 2. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện................................................................ 48 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 50 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp. ......... 50 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn. ...... 50 PHỤ LỤC
  4. THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1. Tên báo cáo biện pháp: “Vận dụng trò chơi để phát triển năng lực học sinh trong hoạt động khởi động và củng cố bài học môn Hóa học”. 2. Nhóm tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Tiến Hùng - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ. - Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng, Trường THPT Quỳ Hợp 2. - Email: hunghoaqh1@gmail.com - Họ và tên: Phạm Văn Hùng - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ. - Chức vụ, đơn vị công tác: - Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ phó CM tổ KHTN, Trường THPT Quỳ Hợp 2. - Điện thoại: 0983981525, 984388898. - Email: phamhungquyhop2@gmail.com
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn biện pháp Những năm học trước đây, đa số các tiết học đều sử dụng phương pháp truyền thống, hoạt động củng cố bài thường gây căng thẳng và nhàm chán, học sinh lười phát biểu, có thói quen chờ giáo viên giảng rồi chép vào vở. Nhiều em học sinh đã trở nên thụ động, một chiều và lơ là trong học tập, giáo viên không thể điều chỉnh và theo dõi quá trình học cho từng em và không thể tương tác trực tiếp để hỗ trợ các em làm bài. Để thành công trong việc giảng dạy và học môn hóa học cần rất nhiều yếu tố quyết định như: chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên, ý thức, thái độ học tập của học trò. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy chính là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Người giáo viên dạy hóa học cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu hóa học của học sinh. Chúng tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để rồi thông qua mỗi giờ học hóa học các em sẽ nhận được kĩ năng giải quyết một số vấn đề thực tế chứ không chỉ là những kiến thức khô khan. Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn chúng tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số hình thức củng cố bài trong giờ dạy môn hóa học và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,… từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, chúng tôi đã chọn tìm hiểu vấn đề: “Vận dụng trò chơi để phát triển năng lực học sinh trong hoạt động khởi động và củng cố bài học môn Hóa học” để báo cáo biện pháp của mình. Vừa học, vừa chơi sẽ giúp cho giờ học trở nên thực sự hấp dẫn. Qua đó thu hút, lôi cuốn được học sinh vào vấn đề cần nghiên cứu, phát huy được sự năng động, nhạy bén của các em, dập tắt được không khí căng thẳng như phần lớn các giờ học trước đây. Học sinh sẽ chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong phát biểu ý kiến, phát huy tính tư duy, sáng tạo, … Đây cũng chính là những ưu điểm mà sáng kiến mang lại nên chúng tôi muốn chia sẻ để các thầy cô có thể tham khảo, áp dụng vào các tiết dạy của mình. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu Biện pháp tập trung ở môn Hóa học 10, 11, 12. 1
  6. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Học sinh các lớp 10,11,12 3. Mục đích nghiên cứu. Hình thành phát triển ở học sinh năng lực hóa học. Đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Phát triển được năng lực tư duy, năng lực tự học cũng như năng lực làm việc với tập thể của học sinh. Không những giúp cho kết quả học tập của học sinh được nâng cao trong quá trình học tập mà còn tạo ra các kĩ năng làm việc cho học sinh sau khi ra trường đi làm, phát triển bản thân. 2
  7. PHẦN NỘI DUNG 1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 1.1. Tìm hiểu về một số trò chơi có thể áp dụng trong dạy học, cụ thể là trong hoạt động củng cố bài học. Trò chơi 1: Trò chơi ghép hình Yêu cầu: Ghép các mảnh ghép vào đúng vị trí tạo ra hình ảnh như hình mẫu, đồng thời trả lời được các câu hỏi hoàn chỉnh có trong mỗi mảnh ghép. Mục đích: Rèn luyện cho học sinh sự nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt, và quan trọng là củng cố lại được những kiến thức vừa học. Chuẩn bị: nội dung câu hỏi, câu trả lời, các phiếu phù hợp với hình mẫu của trò chơi ghép hình. Luật chơi: Chia lớp học thành 8 nhóm (mỗi nhóm từ 5 đến 6 học sinh). - Giáo viên giới thiệu hình mẫu sẵn. Hình 1: Một số hình mẫu minh họa trò chơi Ghép hình 3
  8. - Giáo viên chuẩn bị sẵn cho mỗi nhóm một bộ gồm các mảnh ghéo hình tam giác, mỗi mảnh ghép ghi sẵn nội dung câu hỏi và câu trả lời. - Quy định ở mỗi mảnh ghép: câu hỏi: chữ nhỏ hơn; câu trả lời: chữ đậm, lớn hơn. - Yêu cầu HS sử dụng các mảnh tam giác ghép thành hình giống hình mẫu sao cho ở phần liền kề của các mảnh tam giác là câu hỏi và câu trả lời tương ứng. - Nhóm chiến thắng hoàn thành xong nhanh và chính xác nhất sẽ được cộng điểm. Trò chơi 2: Thẻ Hóa học Yêu cầu: Các thẻ nguyên tố lần lượt được đưa ra phải có mối quan hệ là câu hỏi và câu trả lời của nhau. Mục đích: HS muốn hoàn thành trò chơi phải nắm vững kiến thức bài học, HS vừa chơi vừa ôn được bài. Chuẩn bị: 8 Bộ thẻ Hóa học với câu hỏi và câu trả lời tương ứng. Luật chơi: - Chia lớp học thành 8 nhóm (mỗi nhóm từ 5 đến 6 học sinh). - Mỗi nhóm một bộ thẻ nguyên tố. - Học sinh phát thẻ theo vòng tròn, ai nhận được thẻ đỏ là người dành quyền đi trước và đây cũng chính là thẻ phải đánh đầu tiên. Sau đó, học sinh cầm thẻ có câu trả lời thì đánh ngay và được dành quyền đi tiếp. Cứ theo nguyên tắc như vậy cho tới khi tìm được học sinh hết thẻ đầu tiên là người chiến thắng. - Quy định ở mỗi thẻ: In bằng bìa cứng. Gồm 60 quân (30 thẻ dạng câu hỏi được in nghiêng, 30 thẻ dạng câu trả lời được in thường, tô đậm). 4
  9. Trò chơi 3: Trò chơi giải mật thư. Yêu cầu: Giải lần lượt tất cả mật thư giáo viên giao. Mục đích: Tăng khả năng làm việc nhóm ở HS, giúp HS chuyển đổi trạng thái học tập. Chuẩn bị: Các mật thư có nội dung liên quan đến bài học. Luật chơi: - Chia lớp học thành các nhóm từ 5 – 6 HS. - Giáo viên phát mật thư thứ nhất cho tất cả các nhóm. - Nhóm nào hoàn thành mật thư lên báo cáo với GV để nhận mật thư tiếp theo nếu đúng, nếu chưa đúng quay về hoàn thành tiếp. - Thời gian tối đa 1 mật thư: 3 phút (thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào nộ dung mật thư) - Nhóm nào giải xong 4 mật thư đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng (số lượng mật thư có thể thay đổi). - Có thể dùng phần mềm VIOLET để soạn mật thư dưới dạng câu hỏi điền khuyết, sau khi điền thì hiện ra nội dung mật thư dưới dạng số hoặc chữ, sau đó dựa vào các đáp án trong các câu hỏi để luận ra mật thư. Ví dụ củng cố bài cấu tạo bảng tuần hoàn, giáo viên cho học sinh giải mật thư sau: 5
  10. Trò chơi 4: Trò chơi giải ô chữ. Giáo viên chuẩn bị nội dung trên phần mềm POWRPOINT hoặc VIOLET. (Nếu nội dung nhiều câu hỏi thì dùng POWRPOINT, nội dung ít câu hỏi thì dùng phần mềm VIOLET). Yêu cầu: HS trả lời hàng ngang và hàng dọc của ô chữ. Mục đích: Khởi động hoặc củng cố bài học, tạo sự hứng thú cho tiết học. Chuẩn bị: Slide ô chữ. Luật chơi: - Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc, từ chìa khoá nằm ở hàng nào. (Nếu là phần mềm VIOLET thì ô chữ hàng dọc là từ khóa). - GV đọc/chiếu lần lượt từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ. - Nếu bạn/nhóm nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn/nhóm còn lại. - Học sinh hoặc nhóm học sinh tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người/ đội chiến thắng. Ví dụ hoạt động khởi động bài Sulfur dioxide: 6
  11. 7
  12. Trò chơi 5: Trò chơi câu cá: Giáo viên chuẩn bị nội dung trên phần mềm VIOLET. Yêu cầu: HS chọn con cá nào đang bơi để câu, mỗi con cá ứng với một câu hỏi nhất định. Mục đích: Khởi động hoặc củng cố bài học, tạo sự hứng thú cho tiết học. Chuẩn bị: Slide bài tập kiểm tra tổng hợp cho trò chơi. Luật chơi: - Giáo viên giới thiệu qua trò chơi gồm thời gian chơi. Thường mỗi bộ trò chơi thường có 5 câu hỏi với thời gian là 5 hay 10 phút tùy mức độ câu hỏi. (Nếu là tiết ôn tập có thể chia thành nhiều bộ câu hỏi dành cho mỗi nhóm một bộ câu hỏi). - Giáo viên cho học sinh hoặc nhóm học sinh xung phong trả lời câu hỏi, nếu phần khởi động có thể dùng kiểm tra lấy điểm thường xuyên. - Nếu bạn/nhóm nào trả lời đúng thì được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn/nhóm còn lại. - Học sinh hoặc nhóm học sinh tìm câu được số cá thầy yêu cầu và nhanh nhất sẽ là người/ đội chiến thắng. Hoạt động củng cố bài Sulfur và sulfur doxide. 8
  13. Trò chơi 6: Trò chơi tìm vàng: Giáo viên chuẩn bị nội dung trên phần mềm VIOLET. Yêu cầu: HS chọn bộ câu hỏi tìm vàng. Mục đích: Khởi động hoặc củng cố bài học, tạo sự hứng thú cho tiết học. Chuẩn bị: Slide bài tập kiểm tra tổng hợp cho trò chơi. Luật chơi: - Giáo viên giới thiệu qua trò chơi gồm thời gian chơi. Thường mỗi bộ trò chơi thường có 5 câu hỏi với thời gian là 5 hay 10 phút tùy mức độ câu hỏi. (Nếu là tiết ôn tập có thể chia thành nhiều bộ câu hỏi dành cho mỗi nhóm một bộ câu hỏi). - Giáo viên cho học sinh hoặc nhóm học sinh xung phong trả lời câu hỏi. (Nếu phần khởi động có thể dùng kiểm tra lấy điểm thường xuyên). - Nếu bạn/nhóm nào trả lời đúng thì được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn/nhóm còn lại. - Học sinh hoặc nhóm học sinh trả lời đủ số câu hỏi thầy yêu cầu và nhanh nhất sẽ là người/ đội chiến thắng. (Hình ảnh minh họa) 9
  14. Trò chơi 7: Trò chơi Thạch Sanh bắn đại bàng: Giáo viên chuẩn bị nội dung trên phần mềm VIOLET. Yêu cầu: HS chọn bộ câu hỏi Thạch Sanh bắn đại bàng. Mục đích: Khởi động hoặc củng cố bài học, tạo sự hứng thú cho tiết học. Chuẩn bị: Slide bài tập kiểm tra tổng hợp cho trò chơi. Luật chơi: - Giáo viên giới thiệu qua trò chơi gồm thời gian chơi. Thường mỗi bộ trò chơi thường có 5 câu hỏi với thời gian là 5 hay 10 phút tùy mức độ câu hỏi. (Nếu là tiết ôn tập có thể chia thành nhiều bộ câu hỏi dành cho mỗi nhóm một bộ câu hỏi). - Giáo viên cho học sinh hoặc nhóm học sinh xung phong trả lời câu hỏi. (Nếu phần khởi động có thể dùng kiểm tra lấy điểm thường xuyên). - Nếu bạn/nhóm nào trả lời đúng thì được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn/nhóm còn lại. - Học sinh hoặc nhóm học sinh trả lời đủ số câu hỏi thầy yêu cầu và nhanh nhất sẽ là người/ đội chiến thắng. (Hình ảnh minh họa) Trò chơi 8: Lô tô Yêu cầu: Tìm được các đáp án theo hàng ngang, dọc hoặc chéo. 10
  15. Mục đích: Rèn luyện cho học sinh sự nhạy bén, suy luận logic và quan trọng là củng cố lại được những kiến thức vừa học. Chuẩn bị: nội dung câu hỏi, câu trả lời, phiếu Lô tô. Luật chơi: Cho HS chơi theo cá nhân hoặc nhóm. - Mỗi HS hoặc mỗi nhóm được phát 1 phiếu Lô tô với kích thước tùy vào số lượng câu hỏi của giáo viên nhưng đảm bảo phiếu Lô tô là hình vuông (3x3; 4x4 ...) Hình 2: Phiếu Lô tô minh họa - GV cung cấp số từ khóa tương ứng với số ô trên phiếu Lô tô, HS suy luận và điền ngẫu nhiên các từ khóa này vào phiếu Lô tô của mình. - GV lần lượt chiếu câu hỏi trên slide, HS tìm câu trả lời đúng là 1 trong các từ khóa đã được cung cấp ở trên theo hình thức khoanh tròn từ khóa trên phiếu Lô tô và ghi kèm stt câu hỏi. - Khi HS có các câu trả lời đúng theo hàng ngang, dọc, chéo thì hô Lô tô và chiến thắng sau khi được GV kiểm tra. Hình 4: Kết quả Lô tô minh họa - Trò chơi có thể kết thúc khi có người chiến thắng hoặc khi hết câu hỏi tùy vào mục đích của GV. 1.2. Ví dụ minh hoạ dạy học thực tế Hoạt động khởi động bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 11
  16. Giáo viên cho các nhóm học sinh chơi trò chơi giải ô chữ. Giáo viên chia học sinh ra 4 nhóm: Các bạn trong nhóm suy nghĩ và đưa ra câu trả lời nhanh nhất. Nhóm nào trả lời được 1 câu cộng 10 điểm. Nhóm nào trả lời được từ khóa cộng 40 điểm. Kết thúc nhóm nào có tổng điểm lớn nhất thì nhóm đó thắng. 12
  17. Hoạt động củng cố bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: 13
  18. 14
  19. 15
  20. Hoạt động củng cố Bài 7: Định Luật Tuần Hoàn - Ý Nghĩa Của Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Sử dụng trò chơi giải mật thư: 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2