Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông" là vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ tư vấn tâm lí cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông, đặc biệt là với các đối tượng học sinh có hoàn cảnh gia đình bất hòa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 0 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 3 1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 5 1.2.1. Những khảo sát chung ..................................................................................... 5 1.2.2. Khảo sát về sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tâm lí học sinh. .................. 7 1.2.3. Khảo sát về một tình huống thực tiễn ................................................................. 8 2. Khả năng vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường ............................................................................................ 10 2.1. Những đặc trưng của môn Ngữ văn và khả năng ứng dụng môn học vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường ........................................................... 10 2.2. Tiềm năng của văn bản Chiếc thuyền ngoài xa đối với hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lí học đường ............................................................................................... 12 2.3. Thiết kế hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh lớp 12 THPT bằng việc vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa ............................................................ 13 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế kế hoạch tư vấn, hỗ trợ .................................................. 13 2.3.2. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ tâm lí lồng ghép trong dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa ....................................................................................................... 15 2.4. Kết quả thực nghiệm………………………………………………………19 2.4.1. Thực nghiệm qua khảo sát đối chứng…………………………………… 19 2.4.2. Thực nghiệm qua khảo sát trải nghiệm sáng tạo……………………………25 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 33 Phụ lục .................................................................................................................... 34 0
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Học tập và rèn luyện trong nhà trường là hoạt động chủ đạo, quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh. Dạng hoạt động này đặt ra nhiều yêu cầu về nội dung, phương pháp rèn luyện tri thức, kỹ năng, rèn luyện đạo đức, nhân cách… Để đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu cần đạt, việc huy động tối đa mọi nguồn lực, phương pháp… hỗ trợ học sinh phát triển hài hòa về thể chất, tâm lí, trí tuệ và nhân cách đã trở thành một yêu cầu căn bản. Với tính chất đặc thù, môn Ngữ văn có thể đảm nhiệm phần nào trọng trách này. 1.2. Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình lớp 12 nói riêng. Bên cạnh việc hình thành các phẩm chất, năng lực chung, môn Ngữ văn còn có nhiệm vụ hình thành phát triển ở học sinh các phẩm chất, năng lực đặc thù. Một trong những tính chất đặc thù của môn học Ngữ văn là giáo dục cảm xúc thẩm mĩ thông qua hệ thống hình tượng ngôn từ. Tình cảm thẩm mỹ ấy sẽ chuyển hóa thành tình cảm hiện thực, giúp các em, trước khi tiếp cận các giá trị lý tưởng, có một đời sống tình cảm lành mạnh, tích cực. 1.3. Văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, tập hai) là một truyện ngắn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tác phẩm thể hiện những băn khoăn trăn trở trong nhận thức của nghệ sĩ Phùng trước những tình huống nghệ thuật và cuộc đời mà anh được trải nghiệm. Câu chuyện một gia đình hàng chài với những mâu thuẫn phức tạp nảy sinh trong quá trình sống thực sự là hiện tượng phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Nhân vật Phác – con trai lớn của gia đình, cũng trạc lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông. Việc vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh là một nhiệm vụ khả thi. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ tư vấn tâm lí cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông, đặc biệt là với các đối tượng học sinh có hoàn cảnh gia đình bất hòa. 3. Đối tượng nghiên cứu - Kế hoạch dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa - Học sinh lớp 12 THPT nói riêng, thế hệ Gen Z nói chung trong hoàn cảnh xã hội hiện tại. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chúng tôi phối hợp sử dụng nhiều phương pháp thuộc hai nhóm: nghiên cứu lý thuyết (tài liệu) và nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể, các phương pháp chính được sử dụng là: – Phân tích và tổng hợp lý thuyết (tài liệu). 1
- – Quan sát. – Điều tra. – Thực nghiệm. 2
- PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1. Cơ sở lý luận Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học từ lâu không còn xa lạ với mọi giáo viên trong quá trình dạy học. Việc trực tiếp tư vấn tâm lí – sức khỏe sinh sản, tư vấn hướng nghiệp… trong khuôn khổ hoạt động của nhà trường, hoặc kết hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong các cơ sở giáo dục, cơ sở xã hội đã giúp học sinh có hiểu biết đúng đắn, hỗ trợ thiết thực các em trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Để thực hiện được các buổi tư vấn hỗ trợ tự phát (do nhu cầu trực tiếp, kịp thời từ phía học sinh) hoặc có tổ chức của nhà trường… giáo viên chủ yếu vận dụng những kiến thức sư phạm từ môn Giáo dục học, Tâm lí học ở bậc Đại học. Ngoài ra họ còn tự mình tìm tòi, nghiên cứu từ các nguồn tài liệu được thu thập theo những cách khác nhau hoặc kinh nghiệm thực tiễn từ công tác chủ nhiệm, công tác Đoàn… Chương trình giáo dục Giáo dục 2018, đặc biệt là Thông tư 20/2017/TT- BGDDT (tiêu chuẩn 2, tiêu chí 7) xác định công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh là một trong những tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên trung học phổ thông nói riêng. Việc tập huấn cho giáo viên Modul 5 về Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học được thực hiện rộng khắp trên cả nước trong năm học 2021 – 2022. Tư vấn, hỗ trợ học sinh “là hoạt động trợ giúp của giáo viên và các lực lượng khác hướng đến tất cả học sinh trong nhà trường nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lí ổn định, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản thân”. [5;6] Các chuyên gia trong quá trình biên soạn giáo trình đã sử dụng khái niệm “tư vấn và hỗ trợ” hoặc “tư vấn, hỗ trợ” với nghĩa “là hoạt động của giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lí, các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường trợ giúp học sinh và giáo viên trong hoạt động giáo dụng và dạy học”. [5;26] Những khó khăn học sinh thường gặp theo đặc trưng lứa tuổi được xác định là: học tập, định hướng nghề nghiệp, quan hệ giao tiếp xã hội (bạn bè, thầy cô và cha mẹ) và phát triển bản thân (tự ý thức, khẳng định bản thân, kĩ năng xã hội...). Thông qua hoạt động tư vấn, hỗ trợ, theo một cách nào đó, giáo viên sẽ hỗ trợ tích cực học sinh trên cả hai phương diện: giáo dục và dạy học. Thiết lập mối quan hệ - giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè, giáo viên là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động tư vấn, hỗ trợ. Giáo viên sẽ đồng hành với học sinh trong việc giải quyết các vấn đề giao tiếp, ứng xử cụ thể như Tư vấn, hỗ trợ học sinh về kĩ năng giao tiếp xã hội; Tư vấn, hỗ trợ học sinh về việc lựa chọn cách thức ứng xử, đúng đắn, phù hợp trong các tình huống xã hội khác nhau, cách ứng xử văn hóa trong các mối quan hệ xã hội với bạn bè và người lớn; Tư vấn, hỗ trợ học sinh về kĩ năng ứng phó với những vấn đề phát sinh trong các 3
- mối quan hệ với các gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác; Tư vấn, hỗ trợ học sinh về kĩ năng giao tiếp ứng xử trong tình bạn, đặc biệt là tình bạn khác giới, tình yêu học trò, hình thành thái độ và các giá trị tích cực trong tình bạn, tình yêu. Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sự phát triển bản thân là những nội dung quan trọng, thiết thực giúp các em giải quyết những câu hỏi “Tôi có khả năng gì?”, “Tôi là ai trong thế giới?” “Tôi có thể trở thành người như thế nào trong tương lai?” bằng việc tự nhận thức các vấn đề về sự trưởng thành của bản thân; nâng cao kĩ năng xã hội như khả năng tự chủ cảm xúc, kĩ năng ứng phó với khó khăn trong cuộc sống, học tập và các mối quan hệ; coi trọng cũng như phát huy sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân. Lứa tuổi học sinh phổ thông gặp nhiều khó khăn trong phát triển bản thân. Trước hết đó là việc xây dựng hình ảnh bản thân với mong muốn hoàn hảo tương đối về ngoại hình. Rất nhiều trong số các em đã tìm mình một mẫu hình lí tưởng thành công trong sự nghiệp và cống hiến xã hội. Vì thế, rất nhiều hạn chế, ngộ nhận trong nhận thức, hiểu biết đã bộc lộ: khó khăn trong việc đánh giá bản thân; suy sụp, lo âu, bi quan do thất bại trong trải nghiệm hoặt thiếu hụt các kĩ năng khẳng định bản thân... Cuộc sống hiện đại có tác động lớn tới tâm lí của con người nói chung, trong đó có học sinh. Ảnh hưởng về định hướng xã hội, ảnh hưởng về yếu tố kinh tế xã hội và văn hóa gia đình đều có tác động rất lớn tới các em. Từ việc lựa chọn và hình thành các giá trị sống có sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, vượt qua sự thực dụng, ích kỉ, thiển cận, vô cảm trong lối sống và suy nghĩ đến việc định hướng về lối sống, cách sống và học tập trong tương lai đều tác động rất lớn tới các em. Tại thời điểm này, yếu tố gia đình cần được đặt lên hàng đầu, bố mẹ phải trở thành tác nhân quan trọng trong việc trợ giúp học sinh vượt qua những khó khăn đó. Mạng xã hội và những tác động trái chiều của nó cũng là một vấn đề. Bên cạnh những ưu điểm được khảo sát, khẳng định thì rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực của nó cũng được thống kê. Việc tiếp nhận khối thông tin khổng lồ chưa được kiểm chứng, xử lí, sàng lọc, có nguy cơ nhiễm độc khiến học sinh trở thành tội nhân hoặc nạn nhân của khống chế hoặc bị khống chế, lừa đảo, lợi dụng, lạm dụng… Nghiện mạng xã hội cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và các quan hệ xã hội của học sinh. Lệ thuộc vào mạng xã hội về thời gian, không gian sống ảo khiến các em trở thành con người “trơ” về cảm xúc, hành vi, nhân cách. Cùng với việc tiếp thu những giá trị tốt đẹp, những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến… việc hội nhập quốc tế cũng khiến cho học sinh sống thực dụng, máy móc, duy lí, cực đoan hơn trong tâm lí. Đủ tin tưởng để sẻ chia, đủ kĩ năng, kinh nghiệm, đồng cảm để tư vấn là yếu tố quan trọng trong quá trình tư vấn. Để tạo dựng niềm tin đó, trước hết giáo viên thực hiện tư vấn cần tuân thủ những yêu cầu về đạo đức như bảo mật thông tin, tôn trọng học sinh, trung thực và trách nhiệm. Chỉ khi tần số cảm xúc giữa người tư vấn và đối tượng tư vấn có sự tương đồng thì mọi vấn đề mới được giải quyết một cách đầy đủ, thấu đáo và công việc tư vấn mới thực sự đạt hiệu quả. Hỗ trợ, tư vấn học 4
- sinh thực chất là cách bảo vệ quyền lợi học sinh, giúp các em trưởng thành vững mạnh cả trí, lực và tâm lí. Như vậy, theo quan điểm của chương trình giáo dục phổ thông 2018, thay đổi mạnh mẽ quan điểm giáo dục là thay đổi về phương pháp thực hiện. Trong đó, yêu cầu về việc phát triển phẩm chất, năng lực là mục tiêu hàng đầu trong việc đào tạo con người. Những thay đổi vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với học sinh. Việc căng thẳng, lo lắng và những vấn đề nảy sinh là điều không thể tránh khỏi. Vì thế sự tư vấn, hỗ trợ từ phía giáo viên thực sự vô cùng cần thiết. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những khảo sát chung Ngày nay, học sinh trung học phổ thông không chỉ gặp những khó khăn, vướng mắc trong học tập và định hướng nghề mà còn khó khăn trong giao tiếp, sự phát triển bản thân, khám phá, khẳng định giá trị bản thân và tìm ra định hướng giá trị của riêng mình.... Do đó, các em thực sự cần sự tư vấn, hỗ trợ tâm lí về các phương diện trên. Theo khảo sát của tác giả Huỳnh Văn Sơn [5;74] năm 2018, có trên 1800 khách thể là học sinh, 2400 khách thể là giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục địa phương gặp phải các vấn đề trong học tập, giao tiếp, hướng nghiệp, giới tính, nhận thức bản thân và stress ở mức trung bình hướng dần đến mức khác. Bốn năm đã qua đi (2022), sự thay đổi chóng mặt của đời sống và áp lực xã hội khiến con số ấy không ngừng tăng lên. Các vấn đề liên quan đến giáo viên, học sinh và giáo dục thực sự đang trở thành một trong những điểm nóng của xã hội. Chỉ bằng một click chuột hoặc “search” Google bạn chắc chắn sẽ không tưởng tượng nổi lượt kết quả mà mình có thể tìm thấy. 630.000 là kết quả tìm kiếm về vấn đề khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông. Khó khăn mà các em thường gặp phải là thiếu thông tin nghề, thiếu thông tin về thị trường lao động, thiếu điều kiện tài chính để học nghề, bị gia đình phản đối và những khó khăn về xã hội. Con số 27.400.000 là kết quả của những vấn đề khó khăn trong giao tiếp của học sinh phổ thông. 610.000 là kết quả của khảo sát vấn đề học sinh bị tổn thương tâm lí. Hai vấn đề này có mối quan hệ qua lại, tác động trực tiếp đến nhau, là hệ quả của nhau. Rõ ràng, học sinh tổn thương về tâm lí có thể bắt đầu từ nguyên nhân các em gặp khó khăn trong giao tiếp. Những ẩn ức không thể chia sẻ theo thời gian sẽ trở thành bệnh lí về tâm lí. Ở một khía cạnh khác, học sinh có vấn đề về giao tiếp không thể tìm được bạn trong quá trình học tập, làm việc. Vì thế, các em không thể chia sẻ cảm xúc chất chứa trong lòng. Bác sĩ tâm lí khi thăm khám những trường hợp này thường có một kết luận chung là bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp. Chúng ta có thể tìm thấy khoảng 129.000.000 kết quả khi tìm hiểu về vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại. Trong đó số lượng các vụ li hôn tăng nhanh qua mỗi năm. Nguyên nhân dẫn đến li hôn có thể do bạo lực gia đình, gồm cả bạo lực thể xác, bạo hành tinh thần và tình dục. Hệ thống phòng thủ gia đình bị tác động, vai trò của gia đình cũng 5
- như kỉ cương nề nếp bị nới lỏng chính là cơ hội để tệ nạn xã hội xâm nhập vào từng “tế bào xã hội”. Lượng tội phạm là trẻ em tăng cao đang là nỗi lo của mỗi gia đình và toàn xã hội. Chuyện trẻ em sử dụng vật dụng có tính sát thương khi giao tiếp căng thẳng là chuyện không thể tránh khỏi. Tại sao tư vấn, hỗ trợ tâm lí lại thực sự trở nên quan trọng trong giai đoạn hiện nay (?!), đó không chỉ là trăn trở của chúng tôi – những giáo viên trực tiếp làm công tác dạy học, chủ nhiệm… mà còn là của toàn xã hội. Bởi chúng ta đang sống, làm việc với một thế hệ khá đặc biệt - thế hệ Gen Z. Gen Z (Generation Z) hay còn gọi là thế hệ Z là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm người được sinh ra từ khoảng năm 1997 đến 2012. Do được sinh ra vào thời kì bùng nổ internet nên nhóm này còn có rất nhiều tên gọi như iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Hậu – Millennials, Zoomer, Gen Wii, Gen-Tech (trích dẫn nguyên bản từ tài liệu tham khảo). [17] Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn bùng nổ của công nghệ kĩ thuật số, mạng xã hội hay thiết bị di động nên Gen Z đã nhận thức được sức mạnh của công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng và trải nghiệm ảo của toàn cầu hóa. Đặc điểm tính cách nổi bật của nhóm này đó là luôn “tìm kiếm và tôn trọng sự thật”, đặc biệt đề cao cái tôi và sự tự do cá nhân, yêu thích sự tự chủ kể cả trong cuộc sống và tài chính. Thời đại đã tạo cho nhóm này nét tính cách đặc thù “dám nghĩ dám làm”. Ngoài ra, Tiến sĩ Jean Twenge – tác giả của cuốn sách nghiên cứu iGen: Why Today’s Super-Connected Kids Are Growing Up Less Rebellious, More Tolerant, Less Happy… (Tạm dịch: iGen: Tại sao những đứa trẻ đang trưởng thành ngày nay ít nổi loạn hơn, dễ cảm thông, nhưng lại thiếu hạnh phúc…) đã chỉ ra một số đặc điểm khác biệt của thế hệ Gen Z so với lứa thế hệ trước đó như sau: • Dễ thấu hiểu và đồng cảm với các vấn đề xã hội, chẳng hạn như cách biệt văn hóa, xu hướng tính dục, phân biệt chủng tộc… • Họ quan tâm nhiều hơn về sức khỏe tinh thần, vấn đề tâm lý, cảm xúc…” (dẫn nguyên bản từ tài liệu tham khảo – [17]) Bài viết cũng chỉ ra những tiêu cực nổi bật của nhóm này như: thế hệ lo âu/trầm cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý, được bao bọc quá nhiều... Chính vì điểm đặc biệt của thế hệ này nên phụ huynh luôn phải đau đầu với câu hỏi “Con tôi học giỏi nhưng hành động quái dị?”. Đó không chỉ là khó khăn của người làm cha, làm mẹ mà còn là khó khăn các nhà sư phạm trong việc tiếp cận tâm lí và định hướng tương lai cho học sinh. Bằng việc khảo sát trên một số vấn đề thuộc về thế hệ Gen Z và xã hội cùng những khó khăn mà học sinh bậc trung học phổ thông gặp phải, chúng tôi nhận thấy rằng, áp lực từ vấn đề gia đình, xã hội và đặc điểm thế hệ khiến cho các em có nhiều suy nghĩ và lối hành xử vượt khỏi ngưỡng “hiểu” và “chia sẻ” của gia đình và xã hội. Hội chứng lo âu quá mức, những hành động thiếu kiểm soát, tổn thương sâu sắc về tâm lí hoặc tổn thất tính mạng đang diễn ra ở học sinh đang khiến xã hội bất ngờ, phụ huynh hoảng sợ, các 6
- nhà tâm lí bối rối. Chỉ thống kê trong tháng 4/2022, với 99.800.00 kết quả trong 0,75 giây, chúng ta có thể tìm thấy một loạt bài báo với tiêu đề Chuyện của một cựu học sinh trường Amsterdam ở Hà Nội, Giải pháp nào trước tình trạng trẻ vị thành niên tự tử, Học sinh lớp 8 nghi tự tử để lại thư tuyệt mệnh, Ám ảnh khoảnh khắc nam sinh nhảy lầu tự tử ở Hà Nội, Cảnh sát đu giây từ tầng 20 giải cứu một nam sinh có ý định tự tử, Nữ sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử, bị chấn thương ở vùng đầu, Vụ nam sinh năm nhất tử vong: Nguyên nhân do nhảy sông tự vẫn… Theo các nhà nghiên cứu, số vụ tự tử ở trẻ em vị thành niên Việt Nam chưa phải là nhiều so với các quốc gia trên thế giới, song điều đáng báo động là, tình trạng này đều nằm ở thế hệ Gen Z. Ngoài ra, trẻ vị thành niên còn có nhiều biểu hiện lầm lạc khác khi các em rơi vào trạng thái, hoàn cảnh bất ổn về tâm lí. Nếu không sớm có một giải pháp kịp thời, đúng hướng thì những phản ứng này có thể thành chuỗi hành động trong tương lai. 1.2.2. Khảo sát về sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tâm lí học sinh. Trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách, bạo lực gia đình có tác hại rất xấu tới nhận thức, tâm lý, quá trình phát triển thể lực, trí lực của học sinh. Sự tác động này được thể hiện trong hai trường hợp. Thứ nhất, tác động của bạo lực giữa các thành viên trong gia đình mà chủ yếu của người bố đối với mẹ. Thứ hai là tác động của hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em. Lớn lên trong một gia đình không hòa thuận, hạnh phúc, học sinh sẽ khiếm khuyết trong phát triển kể cả thể chất và tinh thần. Chứng kiến hành vi bạo lực của những thành viên trong gia đình (chủ yếu là của bố đối với mẹ) bên cạnh nỗi sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn nhiều em trở nên lầm lì, cô độc, xa lánh với mọi người. Tuổi thơ của các em trôi qua trong nước mắt vì không hiểu tại sao bố mình lại có thể đụng tay đụng chân đối với mẹ. Niềm tin vào gia đình mất đi khiến nhiều học sinh sống không có khát vọng, không có mục đích, Qua khảo sát, có 23,3% số phụ nữ được hỏi cho biết: con cái họ bị khủng hoảng tinh thần, số học sinh bị ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý chiếm 25,4%; bỏ học đi lang thang chiếm 5,8%; học tập giảm sút chiếm 15,8%; tình trạng sợ sệt, tự kỷ chiếm 9,6%. Đáng quan ngại là có đến 6,15% học sinh vi phạm pháp luật, lao vào uống rượu, sử dụng ma túy, chơi game hoặc có những biểu hiện hung dữ, bạo lực với bạn bè, người khác. Khảo sát nghiên cứu của Trung tâm Thanh thiếu niên Miền Nam cũng cho những kết quả tương tự. Chứng kiến bố mẹ có hành vi bạo lực, 85,4% học sinh có biểu hiện chán nản, lo lắng, 20% trẻ cảm thấy sợ hãi và 12,7% mất đi sự tôn trọng đối với bố mẹ, 5,5% còn lại thậm chí muốn bỏ nhà ra đi (chúng tôi dẫn số liệu nghiên cứu từ nguồn của tác giả Trần Thị Sáu, Đại học Quảng Bình). [13] Chúng tôi cũng đã nhận được những dòng đẫm nước mắt của một nữ học sinh. Em vô cùng chán nản, thất vọng khi phải chứng kiến việc bố đánh đập và đối xử tệ bạc với mẹ trong suốt thời gian dài. Thương mẹ nhưng không làm gì được, nhiều lần em đã muốn tìm đến cái chết để khỏi phải nhìn thấy cảnh đau lòng đó. Như vậy, việc chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình cũng chính là một hình thức bạo lực đối với trẻ em. Điều này không chỉ gây tổn thương về tâm lý, khiến các em cảm thấy lo lắng, 7
- chán nản mà còn khiến các em có xu hướng đối xử bạo lực đối với người khác. Đây là hậu quả vô cùng nguy hiểm đối với cả gia đình và xã hội. Chứng kiến hành vi bạo lực của bố đối với mẹ nhiều học sinh nữ cho rằng vì mẹ là phụ nữ, chân yếu tay mềm nên bị bố ức hiếp, bắt nạt, từ đó các em trở nên bướng bỉnh, bất cần và có xu hướng ứng xử như con trai. Mong muốn mình là con trai hoặc mạnh mẽ như con trai để bảo vệ mẹ và để không ai có thể bắt nạt được mình có lẽ là khao khát của nhiều em. Chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình, nhiều học sinh nam đã lạm dụng rượu và các chất kích thích, có nguy cơ cao trở thành tội phạm. Hiện nay, số lượng học sinh vi phạm pháp luật không ngừng gia tăng. Việc bị bạo lực hoặc chứng kiến hành vi bạo lực trực tiếp đã làm các em tổn thương nghiêm trọng trong tâm hồn. Ám ảnh bởi hành vi bạo lực khiến các em trở nên bất an, rối loạn, lì lợm và hay nói dối. Những vết thương trên thân xác có thể được chữa lành, nhưng những vết thương tâm hồn sẽ kéo dài suốt cuộc đời các em. Trong nhiều trường hợp các em bế tắc, mong muốn tìm cho mình lối thoát bằng việc tìm đến cái chết, sống lang thang hoặc tham gia băng nhóm, sa vào các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật. Những gia đình có bạo lực thường để lại di chứng nặng nề cho con cái của họ. Tình trạng bạo lực gia đình kéo dài khiến một số học sinh dần rơi vào trạng thái lãnh cảm, không thích giao tiếp, hoặc không dám kết thân với người khác, thiếu tự tin trong cuộc sống và luôn có tư tưởng bỏ học. Nếu nạn nhân là nam, các em có thể trở nên ương bướng, khó bảo, dễ gây gổ với người khác. Nếu là nữ, ngoài việc sống khép mình như đã nói ở trên thì khi trưởng thành các em sẽ khó đặt niềm tin người khác giới, rất nhiều em gặp trắc trở trong hôn nhân. Bạo lực gia đình còn ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng tư duy của học sinh. Nhiều thống kê cho thấy, học sinh bị bạo lực khó chú ý, ghi nhớ, tư duy hay tưởng tượng. Việc coi trẻ em là người lớn ở mốc 18 tuổi chỉ có ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên, về mặt thần kinh học, 18 tuổi chưa phải là tuổi trưởng thành của não bộ. Chính vì vậy, tuổi mới lớn thường bị gọi là tuổi “dở dở ương ương”, là lứa tuổi luôn đi kèm cùng nhiều thách thức. Khi gặp khúc mắc trong cuộc sống, tự tử có thể được coi là một giải pháp mà không hề được các em suy nghĩ thấu đáo. 1.2.3. Khảo sát về một tình huống thực tiễn Để có thể chỉ ra mức độ cần thiết của hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh THPT, đặc biệt là đối tượng học sinh 12, chúng tôi tiến hành tìm hiểu trên một sự việc cụ thể. Qua thống kê các ý kiến từ nhiều đối tượng được chọn lựa, chúng tôi tiến hành đánh giá chỉ ra tính cấp bách của hoạt động tư vấn. Chúng tôi quan tâm đến sự việc một học sinh nhảy lầu tự vẫn vào rạng sáng ngày 1/04/2022 (xem phần Phụ lục, Mục 1 trang 34). Đối tượng không phải là học sinh lớp 12 THPT, vấn đề cũng không hẳn có liên hệ trực tiếp với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tuy nhiên, đây là vấn nạn của Gen Z – thế hệ có liên quan trực tiếp đến công việc tư vấn, hỗ trợ của chúng tôi. Ngoài những nội dung về áp lực học tập đã 8
- được dư luận quan tâm, truyền thông đưa tin, chúng tôi nhận thấy vấn đề đáng quan ngại ở đây có dấu hiệu từ sự bất hòa trong gia đình. Bất hòa ở đây không phải là những xung đột, mâu thuẫn giữa bố mẹ mà là sự xung đột giữa các thế hệ. Có thể nói, một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả đáng tiếc trên là do thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu giữa bố mẹ và con cái. Từ câu chuyện thực tiễn này, chúng tôi muốn đánh giá sự quan tâm, phương pháp giải quyết vấn đề của chính các nhà giáo dục, giáo viên và đặc biệt là Gen Z với đầy đủ các ưu, nhược. Từ đó, mạnh dạn đề xuất cách tư vấn, hỗ trợ kịp thời, khoa học, hiệu quả đối với việc tư vấn cho học sinh lớp 12 THPT qua việc dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa. Trước hết, chúng tôi chọn hai bài viết của hai sinh viên, một của sinh viên người Việt đang du học ở nước ngoài, một đang là sinh viên của một trường đại học trong nước. Các em đều là những học sinh vừa rời khỏi mái trường THPT. Chia sẻ của các em giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn những áp lực mà thế hệ Gen Z phải đối diện, từ đó có những điều chỉnh trong suy nghĩ và có cách tư vấn, hỗ trợ phù hợp với các em (xem phần Phụ lục, Mục 2, trang 35). Chia sẻ của hai người bạn trẻ vừa rời khỏi ghế nhà trường chất chứa bao trăn trở về áp lực học tập, về tình thương cha mẹ dành cho con cái, về cách họ thể hiện tình yêu thương đối với những đứa con ở độ tuổi trưởng thành. Điều mà chúng tôi quan tâm là có bao nhiêu bạn trẻ ở độ tuổi cuối cấp THPT có tầm suy nghĩ đạt tới mức độ biện chứng này. Đại đa số đều cho rằng tình yêu thương, sự quan tâm lo lắng của cha mẹ trở thành áp lực, gánh nặng buộc chúng phải phản kháng. Đối với những gia đình bố mẹ là trí thức, là quan chức… áp lực này có lẽ còn nặng nề hơn. Bởi với họ, sự thành đạt của con cái trở thành thương hiệu để thi đua giải gia đình hoàn hảo – sự ganh đua kiệt sức của một cuộc thi không bao giờ được tổ chức nhưng vẫn diễn ra ngấm ngầm trong tâm trí của các bậc phụ huynh. Đối với các gia đình không hoàn hảo, áp lực thành đạt không nặng nề như rạn vỡ tâm lí. Việc chỉ được ở với bố hoặc mẹ khiến những đứa trẻ bị tổn thương nặng nề. Đối diện với hiện thực khó khăn ấy, rất ít đứa trẻ lấy bất hạnh làm động lực mà chủ yếu tìm cách để lẩn trốn qua việc kết giao với bạn bè, nhất là bạn bè có cùng hoàn cảnh, có lối sống không lành mạnh. Số ít khác đã vì thương một trong hai người bố hoặc mẹ mà coi người kia như kẻ thù và cả đời sống với những mệt mỏi, căng thẳng của sự thù hận. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn nói đến hai bài viết của hai cô giáo trực tiếp tham gia dạy học đối tượng THPT. Cả hai đều dành tình cảm, sự chia sẻ cao độ đối với cậu học sinh bé nhỏ. Tuy nhiên, một trong hai bài viết đã để lại rất nhiều ý kiến trái chiều (xem phần Phụ lục, Mục 3, trang 40). Làn sóng ấy căng thẳng đến mức khổ chủ đã gỡ bài viết khỏi tường. Chúng tôi đã lựa chọn một phản hồi khá thuyết phục cho vấn đề này để làm minh chứng (xem phần Phụ lục, Mục 4, trang 43). Từ những khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy mức độ quan tâm của toàn xã hội, của giáo dục đối với hoạt động hỗ trợ tư vấn học sinh là rất lớn. Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất trong quan điểm, cách thức, phương pháp… tư vấn. Việc tư vấn chủ yếu ở dạng bột phát “tức cảnh, sinh tình”. Có nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều, thậm chí còn 9
- tạo ra những ồn ào dư luận không cần thiết, khiến phụ huynh, học sinh trở nên hoang mang, không biết tìm điểm tựa ở đâu, chia sẻ với đối tượng nào thì đúng. Giáo viên đã biết kết hợp tư vấn trong vai trò chủ nhiệm hoặc kết hợp trong các môn học nhưng chưa tạo ra sự đồng đều, chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo, còn ở dạng “bệnh đâu chữa đấy” khiến cho nhiều vấn đề tư vấn đi vào bế tắc hoặc phản tác dụng. Như vậy, sau mỗi sự việc đau lòng, thật khó có thể quy trách nhiệm cho ai vì sự nhạy cảm và phức tạp của mỗi phận người. Tuy nhiên, một giải pháp tổng thể, có tính chiến lược, bao quát và bao hàm phải được chỉ ra và thực hiện. 2. Khả năng vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường 2.1. Những đặc trưng của môn Ngữ văn và khả năng ứng dụng môn học vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường So với các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông, nhất là ở cấp THPT và THCS, môn Ngữ văn có nhiều tính chất đặc biệt (ở bậc tiểu học, môn này được gọi bằng thuật ngữ Tiếng Việt, cũng đã thể hiện tính chất đặc biệt của nó, nhưng sự đặc biệt này bộc lộ rõ hơn ở hai bậc học tiếp theo). Môn Ngữ văn, như ta biết, thực ra là sự tập hợp hai môn Ngôn ngữ và Văn học, mà cụ thể trong chương trình và sách giáo khoa ở bậc trung học là khối kiến thức Văn học và khối kiến thức Tiếng Việt. Không phải chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước trên thế giới, do tính chất đặc thù và những thế mạnh tiềm ẩn riêng có mà môn Văn (hoặc Ngữ văn) được xem như là môn học chủ chốt vừa giáo dục tri thức vừa giáo dục giá trị - vốn là một trong những hoạt động quan trọng của nội dung giáo dục. Tác phẩm văn học tự nó đã chứa đựng những giá trị cao và đặc biệt bởi tiếp cận tác phẩm văn học không phải chỉ bằng con đường nhận thức lý trí mà còn bằng con đường cảm nhận, với tình cảm, thái độ, cảm xúc trong thực tiễn dạy học bằng các hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Thông qua việc khai thác các giá trị của văn bản nghệ thuật cùng với việc đối chiếu, liên hệ thực tiễn, người dạy và cơ sở giáo dục sẽ tác động đến việc hình thành nhân sinh quan và lối sống, nhân cách, đạo đức, hành vi (chương trình Gdpt 2018 gọi là phẩm chất năng lực) của người học. Văn bản nghệ thuật/tác phẩm văn học chính là nơi tích lũy và gìn giữ một cách tập trung kinh nghiệm sống và các hệ giá trị, chân lí, đạo lí, sự trăn trở, suy tư của lương tâm, về lương tâm và tình yêu đối với cái đẹp, đối với các giá trị. Văn bản/tác phẩm chính là công cụ để giúp các em một mặt biết lựa chọn, tiếp nhận các giá trị, một mặt soi mình vào đó để tự rèn luyện nhằm trau dồi những phẩm chất, năng lực cần có của một thành viên xã hội. Là một hình thái ý thức xã hội, văn chương có khả năng đáp ứng mạnh mẽ các yêu cầu giáo dục con người nói chung (không phải ngẫu nhiên mà người ta nói “văn dĩ tải đạo”, “văn học là nhân học”). Khả năng nhận thức xã hội và khả năng giáo dục là thế mạnh đặc biệt của văn chương/văn học. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp kiến thức, góp phần hình thành các năng lực chung, tác phẩm văn học còn có sức mạnh riêng nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục ở mọi thời đại. Nó 10
- chủ yếu hướng vào việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học hơn là cung cấp hiểu biết về đối tượng. Văn học, trước hết gắn liền với sự nhận thức nhìn cả từ phía sáng tạo và phía tiếp nhận. Muốn sáng tạo trước hết phải có sự nhận thức, là nhận thức về thế giới, về con người. Những nhận thức ấy có thể về tự nhiên, về xã hội, về gia đình, về dân tộc hay số phận, đời sống cá nhân nhưng chung quy đều viết về con người với mọi mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, phong phú và đa dạng của nó. Thông qua sự khái quát các vấn đề của đời sống, văn học sẽ chỉ ra những quy luật của thế giới, và con người qua đó tự rút ra, hoặc được hướng dẫn để rút ra những bài học về cuộc sống, về hành xử và chung sống. Đối với việc dạy – học văn bản nghệ thuật hay sử dụng văn bản để làm công cụ cho việc hỗ trợ, tư vấn học đường, vấn đề nhận thức cần được xem xét từ phía thứ hai: phía tiếp nhận. Tiếp cận với tác phẩm/văn bản nghĩa là người dạy và người học đã tiếp cận với một thế giới hiện thực với các trạng thái vô cùng phong phú của đời sống hiện thực vô hạn được khái quát trong một công cụ hữu hạn. Nhận thức các vấn đề mà tác phẩm/văn bản gợi ý vì thế không phải chỉ là sự phân tích theo kiểu chẻ hoe sự vật (mà có ai “chẻ hoe” được tác phẩm/văn bản bao giờ). Nhận thức trong văn học vì thế là quá trình đọc suy tư, huy động cả lí trí và xúc cảm, tưởng tượng và liên tưởng… Chính đặc điểm này sẽ tạo ra những kênh liên hệ để ứng dụng trong đời sống và trong hoạt động tư vấn – hỗ trợ học đường. Văn chương, tự cổ đã tự nó mang vác những trọng trách xã hội, trong đó có khát vọng “giáo hóa”, điều chỉnh đời sống tình cảm, nhận thức và hành vi của con người – điều mà các nhà lí luận hiện đại gọi là chức năng giáo dục. Giáo dục của văn chương là làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng của con người theo chiều hướng tiến bộ cho dù nhà văn viết về cái đẹp hay viết về cái xấu, cái ác… Mỗi văn bản/tác phẩm bao giờ cũng là nơi để nhà văn gửi gắm những tư tưởng của mình. Tác phẩm văn chương là ý thức của nhà văn, là kết quả hoạt động sáng tạo có mục đích của nhà văn. Qua tác phẩm, bao giờ nhà văn cũng muốn gửi gắm một thông điệp lành mạnh nào đó cho người đọc (đối với các tác phẩm văn học chân chính). Những tư tưởng, tình cảm lành mạnh ấy thông qua những xúc cảm thẩm mỹ để giúp con người nhận thức đúng đắn các vấn đề của đời sống và giúp họ thanh lọc tâm hồn, điều chỉnh hành vi, hướng đến một đời sống lành mạnh, phong phú, thiện lương… Văn chương có nhiệm vụ xây dựng những hình tượng mang tính thẩm mỹ, từ đó hướng con người đến một đời sống đáng có. Nhân vật Thúy Kiều với vẻ toàn thiện, toàn mĩ và những bầm dập, đau khổ trong 15 năm lưu lạc có thể lay động lương tâm, khiến con người biết căm thù các thế lực bạo tàn chà đạp lên thân phận và giá trị của con người; Bài thơ Thuật hoài mang đến một bài học về khát vọng cống hiến và khẳng định năng lực, khát vọng giải phóng năng lượng của cá thể; Tiếng đàn ghi ta của Lorca hướng con người đến cái đẹp, khát vọng tự do, khát vọng thẩm mỹ và một thái độ sống tích cực… 11
- Trên tinh thần giao tiếp thẩm mỹ, văn chương/tác phẩm/văn bản không giáo dục con người bằng những khái niệm, mệnh đề, mệnh lệnh, bằng những luận thuyết, luận đề… mà là giáo dục bằng quy luật tác động tình cảm. Từ xúc động, lay động về tình cảm mà người đọc soi chiếu bản thân vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, liên hệ với đời sống hiện thực và bằng kinh nghiệm sống của mình để, một cách tự giác, nhận ra chân lí, nhận thức lẽ phải, nhận thức các giá trị cao đẹp để điều chỉnh bản thân, hướng đến một cuộc sống ý nghĩa hơn, tích cực hơn. Từ những ý trên, có thể thấy các đặc trưng của môn Ngữ văn với các chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ sẽ quy định các lợi thế đặc thù của việc ứng dụng các văn bản nghệ thuật/tác phẩm văn học để tư vấn, hỗ trợ học sinh. Đó là việc phát đi những thông điệp có tính giáo dục với những nhận thức đúng đắn thông qua con đường lây lan cảm xúc, tác động tình cảm thẩm mỹ, tạo nên sự thấu hiểu, đồng cảm, đồng điệu – con đường tư vấn, hỗ trợ từ tấm lòng đến tấm lòng, từ trái tim đến trái tim trong một hình thái nhận thức sinh động, thú vị. 2.2. Tiềm năng của văn bản Chiếc thuyền ngoài xa đối với hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lí học đường Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nhiều nỗi trở trăn của nhà văn Nguyễn Minh Châu về lẽ sống và nghệ thuật. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi về một vùng biển miền trung để tìm kiếm cảm hứng sáng tạo những bức ảnh đẹp cho tờ lịch năm mới. Tại đây, Phùng đã có được những giây phút sung sướng đến nghẹt thở khi phát hiện một “cảnh đắt trời cho” giữa thiên nhiên tươi đẹp. Và anh hoàn toàn mãn nguyện với bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong màn sương sớm huyền ảo. Thế nhưng, khi chiếc thuyền rời dần làn sương thơ mộng ấy để cập bến thì trước mắt Phùng là một cảnh đời đen tối khiến anh kinh ngạc đến sững sờ: người chồng thô bạo đánh đập vợ một cách tàn nhẫn, người đàn bà xấu xí nhẫn nhục cam chịu, đứa con trai lớn vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha nó. Chứng kiến sự việc lần thứ hai, Phùng tiến đến ngăn cản và bị gã đàn ông đánh bị thương. Người đàn bà hàng chài được chánh án Đẩu mời đến tòa án huyện để khuyên giải chuyện hôn nhân. Bà đã xin không phải bỏ chồng và kể cho Phùng và Đẩu nghe về cuộc đời và gia đình mình. Câu chuyện của người đàn bà khiến Phùng và Đẩu thấy “vỡ ra” nhiều điều... Nhiều năm sau, mỗi lần nhìn vào tấm ảnh đen trắng chụp cảnh chiếc thuyền ngoài xa, Phùng vẫn thấy màu hồng hồng của ánh sương mai, và nhìn kĩ hơn sẽ thấy người đàn bà nghèo khổ bước ra... Bằng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, người ta đã chỉ ra rất nhiều thông điệp được gửi gắm trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tất cả đều cơ bản có sức thuyết phục. Tuy nhiên, Chiếc thuyền ngoài xa trước hết là câu chuyện gia đình, câu chuyện về quan hệ gia đình. Lớp thứ hai là số phận của con người trong quan hệ gia đình – kiểu gia đình truyền thống Việt Nam với tinh thần gia trưởng và mối quan hệ bất bình đẳng. Đây chính là những yếu tố rất quan trọng, có nhiều dấu hiệu tương ứng với tình hình đời sống nhiều gia đình Việt Nam trong đời sống hiện tại, nơi vẫn 12
- còn nhiều biểu hiện bất bình đẳng có gốc gác từ tư tưởng gia trưởng truyền thống, nơi có những xung đột do khó khăn về kinh tế hoặc những lệch lạc trong ứng xử. Ở đó, thái độ hành xử, mối quan hệ giữa bố mẹ có những tác động ở những chừng mực khác nhau đối với sự hình thành đời sống tâm lí, tình cảm của con cái. Hệ quả tất yếu là có những tác động tiêu cực đến thói quen ứng xử, thái độ học tập, giao tiếp xã hội và nhu cầu xây dựng hình ảnh bản thân của chúng. Nhất là đối với những bạn trẻ có ý thức, lòng tự trọng cao hoặc dễ tổn thương. Một gia đình mà cha mẹ bất hòa sẽ dễ khiến con cái phát triển với ít nhiều dấu hiệu bất thường như cộc cằn, thô lỗ, rụt rè, mặc cảm, luôn tự ti về bản thân và ngại hòa nhập. Việc Phùng “đã trót có dịp biết được tất cả mọi việc trong nhà nó” đã khiến thằng Phác thù ghét Phùng. Thằng bé nhìn Phùng bằng cặp mắt “của chú hổ con từ miền rừng lạc về”. Văn bản cũng ít nhiều đề cập đến mối quan hệ cha mẹ và con cái qua việc miêu tả xung đột giữa Phác với người cha thô lỗ. Xung đột không chỉ dừng lại ở hành động dữ dội quật chiếc thắt lưng vào giữa ngực ông bố để lĩnh trọn hai cái tát, mà theo lời người đàn bà “Thằng bé tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Thậm chí, nó còn chuẩn bị sẵn sàng cả hung khí, khiến cô chị phải vật lộn để tước đoạt từ nó “một con dao găm”. Giữa cha mẹ và con cái thực sự luôn luôn có khoảng cách, bị quy định bởi tuổi tác, thế hệ, điều kiện sống và xu hướng thích nghi. Khoảng trống ấy vốn đã khó lấp đầy, sẽ càng trở nên rộng lớn hơn khi được bồi thêm bởi những xung đột hiện hữu. Đấy cũng là một vấn đề mang tính thời sự của các gia đình người Việt hiện tại. Có muôn vàn biểu hiện của các kiểu xung đột này, và nội dung, kết quả khảo sát của chúng tôi trên đây mới chỉ phản ánh được một phần sự thực. Trường hợp Phác chỉ là một ví dụ điển hình cho tình trạng nạn nhân trong gia đình bất hòa đang thuộc lứa tuổi học đường. Như vậy, văn bản Chiếc thuyền ngoài xa đặt ra một vấn đề mang tính thời sự và phổ quát ở thời chúng ta đang sống. Tác phẩm chứa đựng nhiều tiềm năng có thể vận dụng để lồng ghép thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lí đối với lứa tuổi học sinh THPT. Đặc biệt với những học sinh đang lâm vào hoàn cảnh oái oăm, khi hạnh phúc gia đình luôn bị đe dọa bởi những khó khăn về kinh tế và thói quen ứng xử có nguồn gốc gia trưởng. 2.3. Thiết kế hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh lớp 12 THPT bằng việc vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế kế hoạch tư vấn, hỗ trợ Hình thức và phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh trong các hoạt động giáo dục và dạy học được sử dụng khá đa dạng và linh hoạt. Về hình thức, giáo viên có thể tư vấn, hỗ trợ trực tiếp qua tương tác, trò chuyện; tư vấn hỗ trợ gián tiếp thông qua các phương tiện, thiết bị thông minh như điện thoại, mạng internet hoặc cách 13
- thức truyền thống như “hộp thư tâm tình”. Tương ứng với bốn nội dung là bốn hình thức tư vấn, hỗ trợ cơ bản. Ngoài ra, giáo viên và các bộ phận liên quan có thể tư vấn, hỗ trợ về các nội dung cụ thể như giới tính/sức khỏe sinh sản; lạm dụng chất gây nghiện; sử dụng mạng xã hội. Các phương pháp chủ yếu trong tư vấn, hỗ trợ được chia thành hai nhóm gồm nhóm các phương pháp đánh giá khó khăn của học sinh, nhóm các phương pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh. Quan sát, trắc nghiệm, phân tích sản phẩm hoạt động, nghiên cứu hồ sơ học sinh là các hoạt động thuộc nhóm phương pháp đánh giá khó khăn của học sinh. Từ những kết quả thu nhận được ở giai đoạn một, người tư vấn tiếp tục sử dụng nhóm các phương pháp tư vấn, hỗ trợ như trò chuyện, trực quan, kể chuyện, thuyết phục. Các phương pháp cần được phối hợp sử dụng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt trong thực tiễn giáo dục. Quá trình tư vấn, hỗ trợ trải qua ba giai đoạn: giai đoạn mở đầu còn gọi là giai đoạn thiết lập quan hệ; giai đoạn thực hiện tư vấn hỗ trợ gồm xác định vấn đề, lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch; giai đoạn kết thúc (theo dõi đánh giá). Các kĩ năng tư vấn hỗ trợ chủ yếu được sử dụng gồm lắng nghe, đặt câu hỏi, thấu hiểu, phản hồi và hướng dẫn học sinh. Mỗi kĩ năng đều có tầm quan trọng và chỉ dẫn thực hiện khác nhau, vì vậy việc năm vững quy trình, cách thức để phát huy tối đa vai trò của kĩ năng là hết sức cần thiết. Hoạt động tư vấn có thể được tiến hành bằng các chuyên đề tư vấn tâm lí. Chuyên đề tư vấn tâm lí “là sự hỗ trợ tâm lí, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường”. Hoạt động tư vấn tâm lí trong nhà trường phổ thông bao gồm các mức độ hỗ trợ khác nhau như: phòng ngừa, tư vấn và can thiệp khi cần thiết. Với vị trí, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, giáo viên trong nhà trường phổ thông hoàn toàn có khả năng xây dựng, lựa chọn và thực hiện các chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh thông qua những hoạt động giáo dục và dạy học bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Việc xây dựng các chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh có thể hiểu như hoạt động phòng ngừa ở cấp độ toàn trường cho học sinh. Các chuyên đề tư vấn, hỗ trợ tâm lí cho học sinh được xây dựng, lựa chọn và thực hiện theo hai hướng hoặc là lồng ghép vào trong môn học (thông qua hoạt động dạy học của giáo viên) hoặc thực hiện trong hoạt động giáo dục (như thông qua hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp). Chuyên đề tư vấn tâm lí cho học sinh trong hoạt động giáo dục được thực hiện bằng cách thiết kế thành các chuyên đề thực hiện thông qua hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp dưới các hình thức phong phú như: trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, diễn đàn, cuộc thi về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh. 14
- Chuyên đề tư vấn tâm lí lồng ghép trong môn học có thể thiết kế thành các chuyên đề lồng ghép vào một số môn học chính khóa dưới dạng những bài giảng riêng hoặc như một hoạt động/một phần của môn học chính khóa. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tiến hành tư vấn, hỗ trợ tâm lí cho học sinh bằng cách lồng ghép vào việc dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa. Bước 1: Khảo sát nhu cầu và lựa chọn chủ đề Bước 2: Xây dựng chuyên đề CV1: Xác định mục đích CV2: Đánh giá đầu vào CV3: Phân tích kết quả CV4: Thiết kế chuyên đề Bước 3: Thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý Bước 4: Đánh giá thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý 2.3.2. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ tâm lí lồng ghép trong dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa Kế hoạch bài dạy: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu) (Thời gian thực hiện:04 tiết) 15
- I. Mục tiêu 1. Năng lực - Tóm tắt được cốt truyện qua sự việc, chi tiết tiêu biểu và hệ thống nhân vật. - Phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật, nghệ thuật khắc họa nhân vật... - Đánh giá được chủ đề, thông điệp tư tưởng, màu sắc triết lí của tác phẩm; vận dụng đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả, thời đại và các tài liệu liên quan - Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp - Vận dụng những bài học triết lí từ tác phẩm văn học cụ thể để hỗ trợ, tư vấn cho học sinh: + Về ứng xử, giao tiếp: kĩ năng giao tiếp xã hội, việc lựa chọn cách thức ứng xử đúng đắn, phù hợp trong các tình huống xã hội khác nhau; cách thức ứng xử văn hóa trong các mối quan hệ với bạn bè và người lớn, kĩ năng ứng phó với những vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác... + Về các vấn đề liên quan đến sự phát triển bản thân: tự nhận thức các vấn đề về sự trưởng thành của bản thân, có khả năng tự chủ cảm xúc, kĩ năng ứng phó với khó khăn trong cuộc sống, học tập và các mối quan hệ; xác định những giá trị mà bản thân coi trọng cũng như phát huy sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân. 2. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người và cuộc sống; biết rung động trước cái đẹp, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, đau khổ. - Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại cái xấu trong xã hội. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: Laptop, tivi, giấy A0, A4,… 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,… III. Tiến trình dạy học A. Tiến trình bài dạy A.1. Xác định nhiệm vụ học tập A.2. Hình thành kiến thức A.3. Luyện tập A.4. Vận dụng B. Hoạt động vận dụng (HỖ TRỢ, TƯ VẤN TÂM LÍ LỒNG GHÉP) Thời gian thực hiện: 1 tiết B.1. Mục tiêu 16
- - Vận dụng những bài học triết lí từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để hỗ trợ, tư vấn cho học sinh về ứng xử, giao tiếp và các vấn đề liên quan đến sự phát triển bản thân; góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm, giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình. - Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp khó khăn về tâm lý, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. - Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, lối sống, các mối quan hệ và những rối loạn cảm xúc, nhân cách. - Hỗ trợ học sinh trong rèn luyện ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ sống tích cực, hướng thiện; đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhân cách. B.2. Chuẩn bị * Giáo viên - Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh: 1. Viết ra giấy những bài học cuộc sống được gợi ra từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. 2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. 3. Hãy tưởng tượng về sự trưởng thành của Phác/sự thay đổi của gia đình hàng chài. 4. Suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tác phẩm văn học trong việc chuyển tải những thông điệp cuộc sống. - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập - Lựa chọn vấn đề cần hỗ trợ, tư vấn tâm lí cho học sinh * Học sinh - Cùng hợp tác với nhóm để hoàn thành bài tập - Có phương án trình bày thuyết phục - Biết lắng nghe và có tinh thần phản biện để xây dựng bài học B.3. Tiến trình tổ chức hoạt động B.3.1. Khởi động: - Giáo viên giới thiệu trước cả lớp 1 bức thư báo kết quả học tập: "Gửi kèm theo đây là kết quả bài kiểm tra KS2 của các em. Chúng tôi rất tự hào về các em vì đã chứng tỏ được khả năng cũng như đã cố gắng hết mình trong tuần vừa qua. 17
- Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng, những bài kiểm tra thế này không phải lúc nào cũng đánh giá được chính xác tất cả những gì khiến các em trở nên đặc biệt và là duy nhất. Những người đã tạo ra những bài kiểm tra này không biết rõ về từng em như các thầy cô giáo của các em, cũng như những gì tôi hy vọng về các em, và chắc chắn càng không thể biết rõ bằng gia đình của các em. Họ không biết trong số các em có nhiều em nói được hai ngôn ngữ. Họ không biết em nào chơi được nhạc cụ, hoặc biết nhảy múa, hoặc biết vẽ tranh. Họ không biết bạn bè của các em luôn trông cậy vào các em, cũng không biết tiếng cười của các em có thể khiến một ngày tồi tệ trở nên tươi sáng hơn. Họ không biết các em có thể làm thơ hay sáng tác bài hát, chơi thể thao, suy nghĩ về tương lai, hay chăm sóc cho em trai hoặc em gái của mình sau giờ học. Họ không biết các em đã từng tới những nơi tuyệt vời, hay các em kể chuyện rất hay, hoặc các em rất thích được giành thời gian cho gia đình và bạn bè. Họ không biết các em rất đáng tin cậy, tốt bụng và chu đáo, và các em luôn cố gắng từng ngày để đạt kết quả tốt nhất... Điểm số của các em có thể nói lên điều gì đó, nhưng không thể nói lên mọi điều về các em. Vậy nên, các em hãy cảm thấy tự hào với kết quả của mình, và hãy nhớ rằng có rất nhiều cách khác để chứng tỏ các em là những người thông minh". [19] - Giáo viên đặt câu hỏi: Chỉ ra điều khác lạ ở phiếu báo kết quả học tập đặc biệt này? Theo anh/chị, điều đó có cần thiết không? Vì sao? - Học sinh trả lời: ... - Giáo viên dẫn dắt: Trong xã hội hiện nay, con người phải chịu nhiều áp lực từ muôn mặt của đời sống. Trường học không là ngoại lệ. Rất nhiều đứa trẻ phải sống trong tình trạng phải đối mặt với những thứ tồi tệ từ gia đình, cộng đồng... Đã đến lúc để chúng ta cần thay đổi, lên tiếng và hành động nhiều hơn, vì đứa trẻ nào cũng xứng đáng được sống vui vẻ, hạnh phúc và lớn lên trong tình yêu thương... B.3.2. Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm đã chuẩn bị B.3.3. Học sinh lắng nghe, phản biện để xây dựng bài học B.3.4. Giáo viên chốt một số vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ Vấn đề 1: Những bài học cuộc sống thiết thực mà tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa gợi ra. - Cuộc sống vốn phức tạp, đầy mâu thuẫn, nghịch lí. Con người cũng thế. Cái tốt đẹp sẽ khiến ta hứng thú, say mê; còn cái xấu sẽ tạo cảm giác khó chịu, bất bình... - Để cuộc sống có ý nghĩa, rất cần sự trải nghiệm. Trải nghiệm sẽ đem đến cho chúng ta cách nhìn thấu đáo, thiết thực, độ lượng về con người và cuộc đời. - Vẻ đẹp đích thực của con người là ở phẩm giá; để có thể nhìn nhận đúng giá trị một con người, cần cái nhìn đa diện, nhiều chiều... 18
- Vấn đề 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. - Đối với những mặt trái phát sinh trong cuộc sống như bất hòa, bạo lực: cần tìm cách giải quyết triệt để, dứt điểm, không để âm ỉ, dai dẳng. - Gia trưởng, độc đoán, ích kỉ là những thói xấu của con người, cần bị tẩy chay, lên án; cam chịu, nhẫn nhục trước bạo lực chưa hẳn đã là lựa chọn tối ưu. - Mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức khắc phục những lỗ hổng về khoảng cách thế hệ; đừng để con cái biến thành những bản sao tệ hại của cha mẹ. Vấn đề 3: Định hướng tương lai. - Con người rất dễ bị nhấn chìm trong hoàn cảnh đen tối: bị sa ngã, tự bao biện, thỏa hiệp, đổ lỗi cho hoàn cảnh... - Để làm chủ được hoàn cảnh và làm chủ chính mình, con người cần sớm có định hướng cho tương lai, nghiêm túc trên con đường học tập và rèn luyện. - Sống nhân ái, biết sẻ chia, học cách biểu lộ cảm xúc và hành vi có văn hóa, nói không với bạo lực (bao gồm cả bạo lực ngôn ngữ, bạo lực thể xác, tinh thần). - Sống có nghị lực, niềm tin... Vấn đề 4: Văn học là nhân học - Mọi tác phẩm văn học đều quan tâm đến số phận con người, tập trung phản ánh đời sống muôn mặt của con người, đặc biệt là con người cá nhân trong ranh giới giữa thiện và ác, tỉnh và say, người và thú... - Con người hiện lên trong tác phẩm văn học sống động, tự nhiên, ấn tượng như thật, quen mà lạ, cũ mà mới, đem đến nhiều bài học nhân sinh thấm thía mà không mang tính giáo huấn khô khan. Vì thế, tác phẩm văn học có thể trở thành người bạn tâm giao với mỗi chúng ta, giúp ta hiểu cuộc đời và tự hiểu chính mình hơn. - Tác phẩm văn học có khả năng khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho mỗi người đọc, hướng ta đến việc coi viết như một kênh chia sẻ hữu hiệu. Nếu có điều gì khó nói và khó xử, viết ra được ta sẽ thấy nhẹ lòng. 2.4. Kết quả thực nghiệm 2.4.1. Thực nghiệm qua khảo sát đối chứng Để đánh giá về hiệu quả của quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 45 học sinh của lớp 12D1 của trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Lớp học được chia thành 6 nhóm (mỗi nhóm đều có học sinh bình thường, học sinh có vấn đề về tâm lí hoặc hoàn cảnh gia đình đặc biệt). Từ đó, chúng tôi tiến hành giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm (thảo luận theo hệ thống nội dung đã được chuẩn bị sẵn trong phiếu học tập): 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần Công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão
43 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình Hóa học hữu cơ 11
74 p | 43 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng lí thuyết chuẩn độ axit – bazơ trong giảng dạy Hóa học ở trường chuyên và phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, Quốc tế
143 p | 37 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving The Environment - Tiếng Anh 10 thí điểm
71 p | 62 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng định lý Thales để tìm lời giải cho các bài toán hình học tọa độ trong mặt phẳng
35 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy làm văn dạng bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
29 p | 45 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn