intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra một số giải pháp khắc phục giáo dục và bảo vệ các học sinh khi tham gia môi trường mạng xã hội dưới mọi hình thức. Nâng cao hiệu quả học tập, tăng cường văn hoá giao tiếp trên mạng xã hội cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ Lĩnh vực: Kỹ năng sống Tác giả: Phan Thị Nguyệt Nguyễn Thị Thu Hà Lê Thị Vinh Tổ chuyên môn: Văn - Ngoại ngữ Năm thực hiện: 2021 – 2022 Số điện thoại: 0947 412 367
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài: ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................... 2 5. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................. 2 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................... 3 1.1.1. Cơ sở lý luận văn hóa sử dụng mạng xã hội: .................................................. 3 1.1.2. Cơ sở lý luận về đặc điểm học sinh THPT, THCS: ........................................ 5 1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh THPT, THCS: ........................................ 5 1.1.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT, THCS ............................................... 5 1.1.2.3. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT, THCS: ............................................. 5 1.2. Cơ sở thực tiễn về văn hóa sử dụng mạng xã hội: ............................................. 5 1.2.1. Văn hóa mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay: ................................................... 5 1.2.2. Cơ sở thực tiễn về học sinh THPT, THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........... 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ ...................................................................................... 8 2.1. Giới thuyết .......................................................................................................... 8 2.2. Tình hình sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................................................................................... 9 2.2.1. Thời gian, tần suất sử dụng mạng xã hội ........................................................ 9 2.2.2. Cách thức chia sẻ thông tin trên mạng xã hội ............................................... 11 2.2.3. Số lượng bạn bè trên mạng xã hội: ............................................................... 11 2.2.4. Mục đích, nguyên nhân sử dụng mạng xã hội: ............................................. 18 2.3. Vai trò và ảnh hưởng mạng xã hội đối với các học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An: ................................................................................................... 20 2.3.1. Tác động tích cực: ......................................................................................... 20 2.3.2. Tác động tiêu cực .......................................................................................... 21
  3. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG VĂN HÓA MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ .................................................................................... 30 3.1. Giải pháp văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú: ........... 30 3.1.1. Nhóm giải pháp chung .................................................................................. 30 3.1.2. Nhóm giải pháp riêng .................................................................................... 34 3.2. Đối với những lực lượng xã hội khác: ............................................................. 41 3.2.1. Về phía nhà nước: ......................................................................................... 41 3.2.2. Về phía nhà trường ........................................................................................ 41 3.2.3. Về phía gia đình ............................................................................................ 46 3.2.4. Về phía các cơ quan truyền thông ................................................................. 47 3.2.5. Một số giải pháp được các học sinh đề xuất trong phiếu khảo sát ............... 47 3.3. Kết quả đạt được : ............................................................................................ 48 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 49 1. Kết luận ............................................................................................................... 49 2. Kiến nghị: ............................................................................................................ 49 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 50
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Mấy năm gần đây, trên Internet xuất hiện ngày càng nhiều các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, kết nối thông tin khác. Chúng phát triển nhanh, lan tỏa rộng khắp toàn cầu, điển hình là Facebook, Twitter, Youtube, Google, Yahoochat, Gmail... Riêng Facebook, chỉ sau mấy năm ra đời, mạng xã hội này đã có khoảng 2,3 tỷ người khắp thế giới sử dụng, hơn một nửa trong đó sử dụng hàng ngày. Mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin, thể hiện bản thân và trải nghiệm cuộc sống; giao lưu, gắn kết cộng đồng, chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, học tập, kinh doanh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Mạng xã hội như “người bạn đồng hành” của giới trẻ nhưng mạng xã hội cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy. Người dùng có thể bị xâm phạm đời tư, bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và nhiều nguy cơ khác. Có một thực tế là môi trường mạng đang bị vẩn đục bởi các hành vi giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa hoặc lợi dụng các diễn đàn công khai để đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau. Không thiếu những lời nói tục, chửi thề, những phát ngôn gây sốc, những hành động trả thù bằng video clip, những lời bình luận miệt thị hay “bạo lực ngôn ngữ” tập thể, đặc biệt là đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận ngày càng gia tăng. Các biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, văn hóa truyền thống trên mạng xã hội đã đến mức đáng báo động. Nếu không sớm có biện pháp giáo dục, chấn chỉnh kịp thời, các thiết chế, chế tài ngăn chặn thì rất có thể những hiện tượng đó sẽ tiếp tục lan rộng và phát triển thành những hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm mất đi hình ảnh đẹp về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Từ sự xuống cấp trong sử dụng văn hóa mạng đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, của mỗi người dân, nhằm hướng tới xây dựng môi trường văn hóa sử dụng mạng xã hội thực sự lành mạnh. Văn hóa sử dụng mạng xã hội trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và học sinh dân tộc nội trú nói riêng thời gian qua đã được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung văn hóa sử dụng mạng còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Trình độ hiểu biết về pháp luật của học sinh nhìn chung còn hạn chế, lứa tuổi học sinh THPT, THCS là lứa tuổi đang có nhiều biến động, xáo trộn về mặt tâm lý, không phải là trẻ con song cũng chưa trở thành người lớn thực sự, các em muốn khẳng định mình nhưng lại chưa đủ những vốn sống, kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm cần thiết để khẳng định mình, đa phần học sinh chưa có kỹ năng tự ứng phó, dẫn đến rơi vào tình trạng bất ổn kéo dài, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, thậm chí bế tắc tìm đến cái chết. Là những người trực tiếp theo dõi, tham mưu công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội, chúng tôi rất trăn trở và mong muốn tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục văn hóa sử dụng mạng xã hội, trong các nhà trường, để đội ngũ giáo viên và các em học sinh nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò của pháp luật, hiểu rõ văn hóa ứng xử về những quy tắc xử sự mà học sinh phải tuân theo, phải thực hiện; những điều, 1
  5. những việc mà pháp luật nghiêm cấm không được làm…để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, góp phần xây dựng xã hội văn minh, ngôi trường hạnh phúc. Nhận thức được thực trạng cấp thiết của văn hóa sử dụng mạng xã hội đối với lứa tuổi học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhằm đưa ra những giải pháp thật cụ thể giúp các em vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy tính tích cực của nó, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú”. 2. Mục đích nghiên cứu: Qua khảo sát, điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin, dữ liệu văn hóa sử dụng mạng xã hội đối với học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra một số giải pháp khắc phục giáo dục và bảo vệ các học sinh khi tham gia môi trường mạng xã hội dưới mọi hình thức. Nâng cao hiệu quả học tập, tăng cường văn hoá giao tiếp trên mạng xã hội cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa sử dụng mạng xã hội đối với học sinh dân tộc nội trú. - Khảo sát, điều tra, phân tích văn hóa sử dụng mạng xã hội đối với các học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Phân tích, lý giải nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực và phát huy những tích cực của mạng xã hội đối với các học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú. - Khách thể nghiên cứu: Học sinh đang học tập tại các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace… Mỗi mạng xã hội có một sự thành công nhất định dựa trên sự phù hợp với những yếu tố địa lý, văn hóa như: MySpace và Facebook ở Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương; Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản, và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều mạng xã hội như: YouTube, Facebook, Zing Me, Go.vn, Google Plus, YuMe, Tamtay...Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi giới hạn văn hóa ứng xử trên không gian mạng xã hội trong đó phạm vi mạng Facebook - Mạng xã hội phổ biến, lớn nhất Việt Nam với 64 triệu người dùng. - Về không gian: Chúng tôi nghiên cứu văn hóa sử dụng mạng xã hội đối của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2
  6. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1.1. Cơ sở lý luận văn hóa sử dụng mạng xã hội: 1.1.1.1. Hệ thống khái niệm * Khái niệm Mạng xã hội: Thuật ngữ “Mạng xã hội” (Social Network) ra đời cách đây không lâu, khoảng cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của các dịch vụ kết nối thông qua mạng Internet. Về nội hàm khái niệm mạng xã hội, có nhiều cách định nghĩa khác nhau: Bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Việt định nghĩa: dịch vụ mạng xã hội (social networking service) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Nghị định 97/2008/NĐ - CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet xác định: Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác. Có thể thấy, dù có nhiều cách phát biểu khác nhau, nhưng điểm chung và cũng là đặc trưng cơ bản trong nội hàm khái niệm mạng xã hội mà ai cũng nhận thấy đó là tính kết nối và chia sẻ rất mạnh mẽ. Mạng xã hội phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, giới tính lẫn quốc gia. Những gì bạn làm, bạn nghĩ, cả thế giới có thể chia sẻ với bạn chỉ trong tích tắc. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm mạng xã hội chính là một không gian ảo, vượt lên trên mọi giới hạn về địa lý, văn hóa - nơi tất cả mọi người trên thế giới có thể nối kết, liên lạc, chia sẻ thông tin với nhau để thể hiện quan điểm, thái độ của mình. Chúng tôi cũng giới hạn phạm vi mạng xã hội được nhắc đến trong nghiên cứu của mình là mạng Facebook - Mạng xã hội lớn nhất thế giới được sáng lập bởi Mark Zuckerberg cùng bạn bè khi đang là sinh viên năm thứ hai Đại học Harvard với hơn 2 tỉ người dùng mỗi tháng (số liệu tính đến tháng 6/2019 do Facebook công bố). * Khái niệm “văn hóa”: Tiến sỹ Nguyễn Thế Hùng cho rằng: Văn là đẹp, hóa là giáo hóa. Văn hóa là dùng để giáo hóa. Văn hóa có nghĩa là lấy cái đẹp để giáo hóa con người. Văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Văn hóa thể hiện khát vọng sống của con người hướng về Chân - Thiện - Mỹ. Văn hóa trở thành công cụ quan trọng của con người. Văn hóa là thể tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. 3
  7. Theo Ehniotte: “Văn hóa là cái gì đó còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”. Theo từ điển tiếng việt: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” * Khái niệm “Văn hóa mạng: là một phong trào xã hội và văn hóa rộng lớn gắn liền với khoa học thông tin, công nghệ thông tin tiên tiến, sự xuất hiện và phát triển của chúng đối với sự nổi bật về văn hóa, xã hội giữa những năm 1960 đến 1990. Công nghệ mạng đã bị ảnh hưởng bởi nguồn gốc của nó bởi những người dùng đầu tiên của internet, thường bao gồm các kiến trúc sư của dự án ban đầu. Những cá nhân này thường được hướng dẫn trong hành động của họ bởi đạo đức hacker. Mặc dù công nghệ không gian mạng ban đầu dựa trên một mẫu văn hóa nhỏ và lý tưởng của nó, nhưng công nghệ mạng hiện đại là một nhóm người dùng đa dạng hơn nhiều với những lý tưởng mà họ tôn vinh. 1.1.1.2. Phạm vi văn hóa sử dụng mạng xã hội: Ngày nay văn hóa nói chung và văn hóa sử dụng mạng xã hội nói riêng lại được nhắc nhiều như ngày nay. Điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp quả thật rất đáng báo động khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình. Trong đó văn hóa sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay đang bị tha hóa dần dần. Hình như công nghệ quá phát triển nên con người sống với nhau bằng thế giới ảo. Thế giới mà ở đó, công nghệ lên ngôi. Nhắn tin nói chuyện qua facebook, hay zalo thì rất lịch sự, quan tâm từng việc một, quan tâm đến ngày sinh nhật các kiểu. Nhưng khi gặp ngoài đời thì một câu chào cũng không có. Trên mạng là một người vô cùng tử tế, gặp ở ngoài thì nói năng thô tục, hành động thì thô bạo không chấp nhận được. Đến cả việc nói chuyện với nhau cũng phải nhắn qua điện thoại, ngôn ngữ giao tiếp giảm dần, con người khó nói chuyện với nhau. Đặc biệt trong các nhà trường thì học sinh bỏ học, cãi thầy cô giáo quá nhiều. Con cãi cha mẹ không phải số lượng nhỏ, sự tôn trọng lẫn nhau ngày càng bị giảm sút đi rất nhiều. Vì vậy, ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và trên hết là điều đó sẽ giúp cho các em có một lối sống ứng xử tốt. Chúng ta không thể đổ lỗi do môi trường sống, hay môi trường giáo dục được mà đó là do ý thức của chính bản thân chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì các học sinh hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quí trọng. Những điều tốt đẹp các em mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp trên không gian mạng, trong cuộc sống, trong trường lớp, đối với gia đình, thầy cô, anh em , bạn bè, làng xóm.... 4
  8. 1.1.2. Cơ sở lý luận về đặc điểm học sinh THPT, THCS: 1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh THPT, THCS: Giai đoạn học THPT, THCS là giai đoạn quan trọng trong phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách con người. Ở lứa tuổi này (khoảng từ 13 - 18 tuổi), tri giác, năng lực cảm thụ và trí nhớ được phát triển lên một bậc mới. Hoạt động tư duy phát triển mạnh, khả năng tư duy lí luận, năng lực so sánh, tổng hợp ngày càng ổn định. Độ tuổi này có nhu cầu tìm hiểu và học hỏi từ thế giới xung quanh rất lớn, bởi thế giới quan cá nhân lúc này mới thực sự được hoàn thiện. Mỗi điều mà não bộ ghi nhận đều được xử lý và quy vào các tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi xác định. Bên cạnh đó sự tự ý thức cũng phát triển, xuất hiện nguyện vọng thể hiện cái Tôi của bản thân trước mọi người một cách độc đáo, tìm cách để người khác quan tâm đến mình hoặc làm bản thân nổi bật. Tóm lại khả năng nhận thức của học sinh THPT, THCS đã ở mức độ cao, ảnh hưởng sâu sắc đến hoàn thiện tư duy và nhận thức. 1.1.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT, THCS Nhìn chung độ tuổi THPT, THCS là độ tuổi có những biến đổi mạnh mẽ và phức tạp về tâm lý nói chung, mỗi cá nhân lại mang một đặc điểm khác nhau, tuy nhiên nhìn chung đây là độ tuổi còn mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức bên ngoài, có mới nới cũ… Lứa tuổi này rất hăng hái trong công việc, lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dễ bi quan, chán nản khi gặp thất bại. Đây là lứa tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, bên cạnh sự thông minh sáng tạo, lứa tuổi này cũng rất dễ nảy sinh sự chủ quan nông nổi, thích sự an nhàn, thích hướng tới tương lai nhưng dễ quên hiện tại và quá khứ... Một số học sinh THPT, THCS ý chí kém, trình độ giác ngộ, nhận thức về xã hội còn thấp. Một số có thái độ coi thường lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, ăn chơi, đua đòi theo bạn bè... 1.1.2.3. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT, THCS: Lứa tuổi có sự gia tăng nhanh chóng của các hooc - môn sinh dục cùng với nhận thức rõ hơn về giới tính đã thôi thúc trẻ nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Ở lứa tuổi này, đặc điểm sinh học của hai giới đã có sự khác biệt rõ nét. Nam đã có đủ đường nét của người đàn ông trưởng thành, có râu, lông chân, lông nách, thân hình cao lớn, vai rộng và cơ bắp. Nữ đã mềm mại hơn, ngực và hông phát triển tạo thành những đường cong cơ thể. Lúc này, lứa tuổi đã bắt đầu hình thành khái niệm thích, yêu, kết, cặp đôi. Đặc biệt, cảm xúc của trẻ lúc này cực kỳ tinh nhạy. Chỉ cần một bạn trai học giỏi, một bạn gái có mái tóc dài, một anh chàng đi xe đẹp… là các bạn trẻ đã có thể rung động và dễ dàng đánh đồng những rung động đầu đời thành tình yêu. Tuy nhiên, vì cảm xúc và nhận thức chưa chín chắn, chưa ổn định nên tâm lý, tình cảm rất dễ thay đổi. 1.2. Cơ sở thực tiễn về văn hóa sử dụng mạng xã hội: 1.2.1. Văn hóa mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay: Mạng xã hội xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 2005 - 2006 với sự thâm nhập và phát triển của các mạng xã hội nước ngoài như: Linkedin (ra đời năm 2002), Facebook (2004), Youtube (2005), Twitter (năm 2006), Google+ (2011) và sự hình 5
  9. thành, phát triển của mạng xã hội do người Việt tạo ra. Sau gần 20 năm kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam (đối với Internet), 10 năm (đối với mạng xã hội), Internet và mạng xã hội đã và đang phát triển mạnh mẽ, luôn theo kịp sự phát triển và các mô hình Internet và mạng xã hội trên thế giới, đồng thời ngày càng đi sâu vào cuộc sống của người dùng Việt Nam, tạo ra một giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng, góp phần cấu thành văn hóa Việt Nam đương đại, với một số biểu hiện khẳng định sự tồn tại của lĩnh vực này trong xã hội Việt Nam. Các hoạt động phổ biến trên các trang mạng xã hội thường là các hoạt động thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm cá nhân; giao tiếp, liên lạc, trao đổi thông tin với bạn bè, người thân; kết bạn làm quen những người mới; chia sẻ, tìm kiếm các thông tin... Tuy nhiên, cũng có một xu hướng hiện nay đó là các bạn trẻ dùng mạng xã hội, nhất là Facebook. * Đối tượng sử dụng Internet và tham gia mạng xã hội Hiện có khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên có sử dụng mạng xã hội. Mạng xã hội là ảo, nhưng tác động đang là thật đối với xã hội. Đáng lưu ý, người học đang bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội rất lớn. Bên cạnh những điểm tích cực của mạng xã hội, thì nó cũng đang xuất hiện nhiều mặt trái tuyên truyền văn hóa đồi trụy, câu like, bán hàng trực tuyến…Có rất nhiều người dùng mạng xã hội đã không đọc, không hiểu nhưng vẫn cứ bình luận, chia sẻ, bình luận…dần dần đạo đức đang bị thay đổi trên thế giới ảo, số đông quyết định nên chuẩn mực đạo đức xã hội. Đã xuất hiện rất nhiều câu chuyện đau lòng, mà nguồn cơn của nó là bắt đầu thế giới ảo của mạng xã hội. * Động cơ và mục đích truy cập Internet và sử dụng mạng xã hội Có nhiều mục đích khác nhau đối với mỗi người sử dụng Internet, nhưng khái quát lại có thể kể đến những mục đích cơ bản nhất là: Thông tin, liên lạc, giao tiếp, giải trí, thương mại/trao đổi. * Phương tiện, thời gian truy cập và các trang mạng phổ biến Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu báo chí, Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam thì thời gian truy cập mạng trung bình của các nhóm đối tượng trong một ngày là khoảng 3,7 giờ. Đây là một con số khá cao. Tuy nhiên, thời gian truy cập mạng của các đối tượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như không gian, tính chất công việc, mục đích truy cập...Facebook là trang mạng xã hội có số người sử dụng nhiều nhất. Giải thích cho điều này nhiều người cho rằng đây là mạng toàn cầu và có độ phủ sóng rộng khắp nên hấp dẫn phần đông các bạn trẻ. * Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội Biểu hiện rõ ràng nhất của văn hóa mạng chính là “ngôn ngữ mạng xã hội”. Ngôn ngữ mạng có khởi đầu giống như “tiếng lóng” hay “từ chuyên môn”, chỉ phục vụ một nhóm nhỏ người dùng, nhưng sau đó, do sự kết nối không giới hạn của các mạng xã hội mà nó nhanh chóng trở thành một “tài sản chung” của một cộng đồng rộng lớn người dùng thông qua sự tương tác vượt trội của mạng xã hội. Cao hơn nữa, ngôn ngữ mạng xã hội là của những người cùng giao tiếp thông qua mạng xã hội. Tức là toàn bộ quá trình giao tiếp được bộc lộ bằng ngôn ngữ trên mạng xã hội. Chính vì thế ngôn ngữ trên 6
  10. mạng xã hội vừa phản ánh những đặc thù giao tiếp trên mạng xã hội, vừa phản ánh một hiện tượng của đời sống. Hay nói cách khác, ngôn ngữ mạng xã hội phản ánh văn hóa của người dùng trên mạng xã hội. Một vấn đề đáng lo ngại là việc sử dụng ngôn ngữ mạng xã hội là một sự hỗn tạp, lai căng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt là giới trẻ. Việc dùng tiếng Việt kết hợp với ngôn ngữ khác (phổ biến nhất là kết hợp với tiếng Anh) có xu hướng tăng lên đáng báo động. Tiếng Việt được dùng theo cách riêng với sự kết hợp “lạ hóa” và khó hiểu. Các biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, văn hóa trên mạng xã hội hiện nay đã đến mức đáng báo động. Nếu không có các thiết chế hoặc chế tài phù hợp để ngăn chặn thì rất có thể những hiện tượng đó sẽ tiếp tục lan rộng và phát triển thành những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, với xu hướng chung của thế giới cùng với mục tiêu phát triển nêu trên, trong tương lai, Internet ở Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh với số lượng người sử dụng tăng lên, thời gian truy cập ngày một nhiều. Và theo chiều hướng đó, văn hóa mạng ở nước ta cũng có sự phát triển tương ứng. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn về học sinh THPT, THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, theo điều tra dân số năm 2021, dân số Nghệ An có 3.327.791 người, có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, Thổ, H.Mông, Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Nghệ An là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước. Học sinh THCS, THPT của tỉnh Nghệ An phân bố rộng rãi khắp các huyện và thành phố. Mỗi huyện/thành phố trung bình có khoảng trên dưới 5000 học sinh. Khắp các huyện, thành phố đều được trang bị thiết bị dạy học, cơ sở vật chất. Trung bình có khoảng trên dưới 1000 học sinh/1 trường, với số lượng học sinh THCS, THPT đến từ các trường THCS, THPT ở các huyện, thành phố khoảng 56.000 học sinh, ta có thể thấy quy mô, số lượng học sinh thuộc lứa tuổi THCS, THPT của tỉnh Nghệ An tương đối lớn. Điều kiện để lứa tuổi học sinh THCS, THPT của tỉnh Nghệ An tiếp xúc với mạng xã hội là rất lớn, đồng thời, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như ngày nay, điển hình là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, học sinh tỉnh Nghệ An ngày càng nhiều điều kiện giao lưu với nhau trên mạng xã hội. Dù là học sinh THCS, THPT ở thành phố hay ở nông thôn, với điều kiện kinh tế ngày nay đã được cải thiện rất nhiều, hầu hết các học sinh có điều kiện tham gia mạng xã hội. 7
  11. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ 2.1. Giới thuyết Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát đối tượng học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An dưới một số hình thức: phát phiếu hỏi trực tiếp, gửi phiếu hỏi online, phỏng vấn sâu, tổ chức tọa đàm thu thập ý kiến, nói chuyện thu thập thông tin… Số phiếu hỏi phát ra trực tiếp thu nhận lại là 260 phiếu tại trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An; THPT dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, THCS dân tộc nội trú Quỳ Hợp, THCS dân tộc nội trú Quế Phong, số phiếu phát ra trực tiếp thu nhận được là 225 phiếu đến từ các trường. Qua các hình thức tọa đàm, hỏi chuyện trực tiếp, phỏng vấn ngẫu nhiên, chúng tôi nhận thêm 150 ý kiến trả lời của các học sinh THPT, THCS trên địa bàn tỉnh. Tổng số ý kiến chúng tôi nhận được là 601 ý kiến trả lời của các học sinh THPT, THCS trong tỉnh. Bên cạnh đó, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 22 đối tượng, bao gồm: • Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nghệ An - Thầy thuốc ưu tú - Bác sĩ chuyên khoa cấp II - Nguyễn Văn Toàn. • Phó Hiệu Trưởng - Trường PT dân tộc nội trú - THPT Số 2 Nghệ An - Thầy Lô Thanh Bình phụ trách mảng Tư vấn tâm lý học đường • Bí thư Đoàn trường - Trường PT dân tộc nội trú - THPT Số 2 Nghệ An - Thầy Mai Văn Đạt. • Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cho học sinh - Cô Cao Lệ Hằng - trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, Thầy Trần Đức Tỉnh - Trường PT dân tộc nội trú THPT Số 2 Nghệ An. • Bí thư chi đoàn cán bộ - giáo viên - nhân viên Trường PT dân tộc nội trú - THPT Số 2 Nghệ An - Thầy Nguyễn Cao Quân. • Nhóm trưởng chuyên môn Giáo dục công dân – Ban viên Tổ tư vấn tâm lí hình thành kỹ năng sống Trường PT dân tộc nội trú THPT Số 2 Nghệ An: Cô Nguyễn Thị Hiền. • 6 sinh viên của trường đại học Vinh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội là học sinh cũ của các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An. • 16 học sinh dân tộc nội trú đến từ các trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An: THPT dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, THCS dân tộc nội trú Qùy Hợp - Nghệ An, THCS dân tộc nội trú Quế Phong - Nghệ An và PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An. Sau quá trình thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu, chúng tôi đã có những đánh giá bước đầu về văn hóa sử dụng mạng xã hội trong nhận thức của các học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An và những giải pháp ảnh hưởng tới tâm lý, cảm xúc, đời 8
  12. sống tinh thần của các bạn học sinh. Những phân tích, đánh giá đó được trình bày trong toàn bộ chương này. 2.2. Tình hình sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.2.1. Thời gian, tần suất sử dụng mạng xã hội Có thể khẳng định rằng, mạng xã hội đối với học sinh Nghệ An là hết sức quen thuộc, phổ biến. Trong 656 ý kiến nhận được từ các bạn học sinh trong tỉnh, chúng tôi thấy rằng, tuyệt đại đa số đều sử dụng mạng xã hội và có tài khoản (96,9% học sinh có tài khoản mạng xã hội, chỉ có 3,1% không có). Kết quả điều tra, khảo sát được minh họa bằng hình 2.1. Số người có tài khoản mạng xã hội dưới đây. Chúng ta có thể thấy, việc hầu hết học sinh có tài khoản mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn tiếp cận các thông tin trên mạng xã hội cũng như tạo điều kiện để học sinh tham gia trên mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook. Hình 2. 1. Số người có tài khoản mạng xã hội Không chỉ hầu hết học sinh có tài khoản mạng xã hội mà các bạn còn dành phần lớn thời gian trong ngày của mình để truy cập mạng. Nhìn vào hình minh họa 2.2, ta thấy, hơn 10% số người được hỏi truy cập mạng nhiều hơn 8 giờ/ngày, hơn 14% số người được hỏi chỉ sử dụng mạng xã hội trong vòng 1 giờ/ngày, mức độ truy cập mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong khoảng từ 3 - 4 giờ/ngày là phổ biến nhất, có gần 38% lựa chọn đáp án này. Là học sinh THPT, THCS chương trình học tập nặng nề, vất vả hơn nhiều so với học sinh cấp tiểu học, lại phải đối mặt với kì thi tốt nghiệp quan trọng, thời gian cần thiết đầu tư cho học tập và giao lưu các hoạt động xã hội là rất lớn, từ học thêm, học chính khoá đến học bồi dưỡng nâng cao…. đều cần đến quỹ thời gian lớn của học sinh. Một ngày có 24 giờ, trừ thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân (ăn, ngủ, nghỉ…) vậy mà, các bạn học sinh vẫn dành một khoảng thời gian để tham gia mạng xã hội, đó là một điều đáng băn khoăn, lo nghĩ. Việc dành nhiều thời gian tham gia mạng xã hội như vậy tạo cơ hội cho học sinh THPT, THCS tiếp cận các các hiện tượng xã hội tiêu cực khác nhiều hơn, từ đó chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng trên mạng xã hội với học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng lớn không phải là không có cơ sở khoa học. 9
  13. Hình 2. 2. Thời gian truy cập mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trong một cuộc tọa đàm xin ý kiến về việc sử dụng thời gian truy cập mạng xã hội dành riêng cho một số học sinh khối A tại trường: PT dân tộc nội trú THPT Số 2 Nghệ An, THPT dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, THCS dân tộc nội trú Qùy Hợp , THCS dân tộc nội trú Quế Phong, khi có điều kiện sử dụng mạng xã hội gồm 35 bạn học , chúng tôi thu được kết quả như sau: 100% học sinh trong sử dụng mạng xã hội; 10% ít sử dụng mạng xã hội nhất là dưới 1 giờ/ngày; 13,3% học sinh dành từ 1 - 2 giờ/ngày; 43,3% học sinh dành từ 3 - 4 giờ/ngày; 26,7% học sinh dành từ 6 - 8 giờ/ngày; 6,7% học sinh dành nhiều hơn 8 giờ/ngày cho mạng xã hội. Kết quả đó khiến chúng tôi khá trăn trở bởi thời gian, tần suất sử dụng mạng xã hội của học sinh. Học sinh trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An vốn có áp lực học tập khác với học sinh ở các trường khác trên địa bàn. Vì là trường “Chuyên” của học sinh dân tộc nội trú, tất cả các học sinh đều được tuyển chọn khắt khe hơn so với các trường khác, từ học lực đến hạnh kiểm. Thời gian học ở trường rất căng thẳng, buổi sáng học 4,5 giờ, buổi chiều học một ca kéo dài 2 giờ liên tiếp. Những học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi phải học nặng hơn rất nhiều lần so với học sinh trên lớp, thời gian rất có hạn. Vậy mà các bạn vẫn có thể dành thời gian trong ngày để tham gia mạng xã hội. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 2 học sinh đội tuyển học sinh giỏi, bạn Lô Văn Ngọc (đội tuyển môn Địa lý trường THCS dân tộc nội trú Qùy Hợp) nói: Dù bận học nhưng mình vẫn cố gắng dành từ 1 - 2 giờ để tham gia vào mạng xã hội, hôm nào rảnh hơn thì dành từ 3 - 4 giờ để vào Facebook, sống là phải cập nhật tin tức chứ nhỉ?; bạn Trình Thị Quế Châu (đội tuyển môn Tiếng Anh trường THCS dân tộc nội trú Quế Phong) có ý kiến: Bận học là chuyện mà ai chả bận, vấn đề là bận nhiều hay ít thôi, mình thì bận nhiều hay ít vẫn dành ra kha khá thời gian, tầm 3, 4 tiếng gì đấy để vào Facebook xả stress. Có thể thấy, hầu hết học sinh thuộc dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua trả lời phỏng vấn thật sự dành thời gian rất lớn để tham gia mạng xã hội. Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An có 805 học sinh, trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An có 606 học sinh học, ở nội trú tập trung tại trường và nhà trường có quy định không cho học sinh sử dụng điện thoại di động nhưng học sinh truy 10
  14. cập trong giờ học môn Tin học, học nghề, sau 16h00 tại phòng máy nhà trường và dịch vụ căng tin nhà trường thì thời gian truy cập vào mạng xã hội ít hơn so với các trường THPT,THCS không có học sinh ở nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhưng qua khảo sát bằng nhiều hình thức phỏng vấn, phát phiếu, nói chuyện…thì gần 100% học sinh thích truy cập vào mạng xã hội, hầu hết đều có trang cá nhân trên Facebook, tham gia vào các trang diễn đàn, nhóm, thường xuyên trao đổi thông tin trên mạng xã hội, bình luận, chia sẻ, thích các trang mạng, truy cập các thông tin trên mạng. Như vậy, qua khảo sát, chúng tôi đi đến kết luận rằng: Học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã dành rất nhiều thời gian để truy cập mạng xã hội khi có điều kiện truy cập, tần suất truy cập mạng xã hội tương đối lớn. Đây là một thực trạng khó ai có thể phủ nhận được. 2.2.2. Cách thức chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Khi tìm hiểu về các cách thức chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, chúng tôi nhận thấy bên cạnh 20% học sinh không chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội thì cách thức chia sẻ thông tin phổ biến nhất của các học sinh là chia sẻ về chính trang cá nhân của mình, chiếm đến 58%. Trong đó, chế độ hay được người dùng đặt để giới hạn người xem thông tin phổ biến nhất là chế độ Bạn bè chiếm đến 51,7%, tức là chỉ giới hạn những người đã kết bạn với người dùng mới có thể xem được nội dung thông tin. Tiếp theo là chế độ Mọi người hay còn gọi là chế độ công khai, tức là tất cả mọi nguời đều có thể xem thông tin người dùng chia sẻ, chiếm 38%. Còn lại là chế độ Chỉ mình tôi, tức là chỉ người dùng mới có thể xem được thông tin của chính mình chia sẻ, chiếm 10,3%. Còn lại các chế độ như Bạn của bạn bè, Mọi người trừ… thì lại ít được người dùng hơn, thậm chí không có ai sử dụng. Như vậy, có thể nói các cách thức chia sẻ phổ biến trên đều tạo ra cơ hội cho rất nhiều người sử dụng mạng xã hội có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Chia sẻ về cách tiếp cận thông tin này, bạn Lô Thu Hồng (THCS dân tộc nội trú Qùy Hợp - Nghệ An) nói: Mình có là fan của một nhóm nhạc nên hay chia sẻ lên các thông tin về idols lên fanpage để tất cả mọi người đều có thể xem, từ đó tới nay, mình quen tay luôn, chia sẻ về trang cá nhân mình vẫn rất hay để chế độ công khai lắm. Bạn Vi Ngọc Tuấn học sinh THPT dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An) chia sẻ: Mình hay share thông tin ở chế độ mọi người, thế mới nhiều like chứ…Ít cái mình share về chế độ chỉ mình tôi lắm. Có thể thấy, cách chia sẻ thông tin phổ biến mà các học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An sử dụng là các cách: chia sẻ thông tin về trang cá nhân của chính mình; chia sẻ thông tin lên các nhóm quen thuộc; chia sẻ thông tin lên các fanpage; chia sẻ thông tin lên các nhóm khác. Những cách chia sẻ thông tin này là cơ sở tốt cho sự lan truyền rất nhanh và rất rộng của thông tin trên thế giới mạng. 2.2.3. Số lượng bạn bè trên mạng xã hội: Chúng tôi đã tìm hiểu về số lượng bạn bè trên mạng xã hội để đánh giá mức độ tương tác của các học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kết quả thu được như sau: 11
  15. - Số lượng bạn bè trên 4000 người: 6% học sinh được hỏi - Số lượng bạn bè từ 3000 - 4000 người: 11% học sinh được hỏi - Số lượng bạn bè từ 2000 - 3000 người: 47% học sinh được hỏi - Số lượng bạn bè từ 1000 - 2000 người: 22% học sinh được hỏi - Số lượng bạn bè từ 500 - 1000 người: 6% học sinh được hỏi - Số lượng bạn bè từ 1 - 500 người: 8% học sinh được hỏi Từ kết quả trên, có thể thấy, khả năng tương tác của học sinh trên mạng xã hội là rất lớn. Có 6% có trên 4000 bạn bè, con số bạn bè thấp nhất là 500 người chỉ có 8% học sinh lựa chọn. Ở mức độ phổ biến nhất, 47% học sinh có tới 3000 bạn bè trên mạng xã hội, đây là một số lượng bạn bè tương đối lớn, từ đó mỗi người dùng đều có thể tương tác được với nhiều người trong danh sách bạn bè của mình. Mặc dù chỉ có 6% học sinh có số lượng bạn bè lớn hơn 4000 bạn nhưng với con số hơn 4000 bạn/tổng số 5000 bạn (mức quy định tối đa bạn bè của Facebook) thì cơ hội giao lưu, tương tác của mỗi học sinh này đã lớn hơn từ 4 - 10 lần so với cơ hội giao lưu, tương tác của mỗi học sinh có số lượng bạn bè trên mạng xã hội từ 500 - 1000 bạn, lớn hơn từ 2 - 5 lần so với mỗi học sinh có số lượng bạn bè trên mạng xã hội từ 1000 - 2000 bạn, lớn hơn từ 1,3 - 2,5 lần so với mỗi học sinh có số lượng bạn bè trên mạng xã hội từ 2000 - 3000 bạn bè và lớn hơn đến 1,7 lần mỗi học sinh có số lượng bạn bè trên mạng xã hội từ 3000 - 4000 bạn bè. Như vậy, qua số lượng bạn bè trên, ta thấy được mỗi học sinh THPT, THCS đều có cơ hội tương tác với người khác trên mạng xã hội lớn, khả năng lan truyền thông tin khi chia sẻ trên mạng xã hội rất nhanh với phạm vi rất rộng. Để loại trừ khả năng nhiều người kết bạn với những tài khoản ảo hoặc không hề có tương tác, giao tiếp, chúng tôi đã phỏng vấn kỹ hơn các khả năng sau đối với 6 nhóm trên: - Số lượng bạn bè ngoài đời thực - Số lượng bạn bè chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ - Số lượng bạn bè trên mạng có tương tác, liên hệ Kết quả khảo sát với từng trường hợp cụ thể cho thấy: * Số lượng bạn bè trên mạng xã hội lớn hơn 4000 bạn Qua kết quả điều tra, những học sinh thuộc nhóm này có số lượng bạn bè ngoài đời thực từ 100 - 500 bạn chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), số lượng bạn bè ngoài đời thực này chỉ chiếm khoảng từ 1/50 - 1/8 trong tổng số bạn bè của họ trên mạng xã hội; nhóm học sinh có số lượng bạn bè ngoài đời thực từ 500 - 1000 bạn chiếm tỉ lệ cao tiếp theo (33,3%), số lượng bạn bè ngoài đời thực này chỉ chiếm khoảng từ 1/10 - 1/4 trong tổng số bạn bè của họ trên mạng xã hội; nhóm học sinh có số lượng bạn bè ngoài đời thực từ 1000 - 2000 bạn chiếm 16,7%, tức là chiếm khoảng từ 1/5 - 1/2 trong tổng số bạn bè của họ trên mạng xã hội. Không có học sinh nào có từ 1 - 100 bạn, 2000 - 3000 bạn, 3000 - 4000 hoặc tất cả bạn ngoài đời thực trên mạng xã hội. Có thể thấy được, số lượng bạn bè ngoài đời thực trong tổng số bạn bè trên mạng xã hội của học sinh rất ít, chỉ bằng 1/50 tổng số bạn bè trên mạng xã hội. 12
  16. Bên cạnh đó, có 16,7% học sinh có số lượng bạn bè từ 1000 - 2000 chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm khoảng từ 1/5 - 1/2 trong tổng số bạn bè trên mạng xã hội; 33,3% học sinh có số lượng bạn bè từ 2000 - 3000 chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm khoảng từ 2/5 - 3/4 tổng số bạn bè trên mạng xã hội của họ; 33,3% học sinh có số lượng bạn bè từ 3000 - 4000 chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm khoảng từ 2/5 - 3/4 tổng số bạn bè trên mạng xã hội của họ; 16,7% học sinh có số lượng bạn bè trên 4000 chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ chiếm khoảng 4/5 tổng số bạn bè trên mạng xã hội của họ. Không ai có từ 1 - 100 bạn, 100 - 500 bạn, 500 - 1000 bạn hoặc tất cả bạn bè đều chỉ kết bạn mà không hề giao tiếp ngôn ngữ. Từ đó, rõ ràng học sinh trong nhóm đối tượng này chỉ kết bạn rất nhiều mà những người bạn đó không hề giao tiếp ngôn ngữ. Mặc dù vậy nhưng những thông tin đăng tải trên mạng xã hội của họ rõ ràng có thể hiện lên Newfeed (Bảng tin) của họ, thông tin đăng tải vẫn có thể đến được với những người là bạn bè. Đặc biệt, dù không có sự giao tiếp ngôn ngữ nhưng họ vẫn có thể bày tỏ quan điểm qua nút like/biểu tượng cảm xúc. Ví dụ người ta có thể tán đồng bài viết bằng cách thả nút like, hoặc có thể không tán đồng bài viết bằng cách thả biểu tượng cảm xúc Phẫn nộ. Như vậy, sự tương tác giữa họ vẫn có thể diễn ra một cách bình thường. Ngoài ra, có tới 66,7% học sinh có số lượng bạn bè từ 1 - 100 trên mạng thường xuyên tương tác, liên hệ, số lượng bạn bè này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số bạn bè mà họ có trên mạng xã hội (chỉ bằng 1/5000); 33,3% học sinh có số lượng bạn bè từ 100 - 500 thường xuyên tương tác, liên hệ, số lượng bạn bè này chiếm khoảng từ 1/50 - 1/10 tổng số bạn bè mà họ có trên mạng xã hội. Không có học sinh nào có từ 500 - 1000, 1000 - 2000, 2000 - 3000, 3000 - 4000, trên 4000 bạn bè thường xuyên tương tác, liên hệ trên mạng xã hội. Từ đó, ta thấy rõ ràng, số lượng bạn bè mà họ thường xuyên liên lạc, tương tác cũng không phải là con số lớn nhưng con số này lại đủ sức ảnh hưởng tới quan điểm chính trong một vấn đề mà học sinh đăng tải. Như vậy, với những học sinh có số lượng bạn bè trên 4000 bạn, số lượng bạn thì lớn nhưng bạn thực thì ít mà bạn ảo thì nhiểu, tuy nhiên, sự tương tác giữa họ vẫn diễn ra một cách bình thường. Từ đó, mỗi vấn đề học sinh đăng tải đều rất dễ có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những người bạn ảo, họ thường không quan tâm đến bạn là ai, ngoài đời thực bạn như thế nào và việc bạn bị ảnh hưởng gì trên mạng chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống thực tại của họ cả. Trong khi đó, những người bạn ngoài đời thực sẽ khó “bạo lực ngôn ngữ” bạn hơn, họ biết ngoài đời bạn là như thế nào, và bạn là người như thế nào, trước khi “bạo lực ngôn ngữ” họ còn phải xem xét xem nếu họ “bạo lực ngôn ngữ” thì sau này mối quan hệ giữa bạn và họ sẽ ra sao. Vì vậy, khi kết bạn trên mạng xã hội, hãy chú ý đến vấn đề này. Hơn nữa, trên Facebook hiện nay đã có chế độ xác nhận người ta quen biết, tức là nếu thật sự muốn kết bạn, ta phải xác nhận lại lần nữa. Không ai cấm chúng ta có quyền kết bạn trên mạng xã hội nhưng hãy kết bạn một cách có chọn lọc để tránh những hậu quả đáng tiếc. 13
  17. * Số lượng bạn bè từ 3000 - 4000 bạn Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 45,5% học sinh có số lượng bạn bè ngoài đời thực từ 1 - 100 bạn (có thể chiếm tới 1/4000 tổng số bạn bè); 27,3% học sinh có từ 100 - 500 bạn bè ngoài đời thực, chiếm khoảng từ 1/40 - 1/6 tổng số bạn bè có trên mạng xã hội;18,2% học sinh có từ 500 - 1000 bạn bè ngoài đời thực, chiếm khoảng từ 1/8 - 1/3 tổng số bạn bè trên mạng xã hội; có 9% học sinh có từ 1000 - 2000 bạn bè ngoài đời thực, chiếm từ 1/4 - 2/3 tổng số bạn bè trên mạng xã hội. Không có học sinh nào có từ 2000 - 3000, 3000 - 4000, hoặc tất cả bạn là bạn ngoài đời thực. Có thể thấy, nhóm học sinh có từ 1 - 100 bạn ngoài đời thực chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đó là nhóm có từ 100 - 500 bạn bè rồi đến nhóm từ 500 - 1000 bạn, cuối cùng là nhóm có từ 1000 - 2000 bạn bè ngoài đời thực. Số lượng bạn bè ngoài đời thực của nhóm cũng tương đối ít, phổ biến nhất là từ 1 - 100 bạn, đồng thời, số lượng bạn bè ngoài đời thực của các học sinh thuộc các nhóm trên trong tổng số bạn bè có trên mạng xã hội cũng không cao nhưng đã có sự cao hơn so với nhóm học sinh có số lượng bạn bè trên 4000, nghĩa là mức độ bạn ảo đã ít đi mà bạn thực thì nhiều hơn. Có 18,2% học sinh có từ 500 - 1000 bạn chỉ kết bạn mà không giao lưu ngôn ngữ, chiếm từ 1/6 - 1/3 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; 18,2% học sinh có từ 1000 - 2000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, cũng chiếm từ 1/6 - 1/3 tổng số bạn bè trên mạng xã hội; 36,7% học sinh có từ 2000 - 3000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm từ 1/2 hoặc có thể lên đến toàn bộ tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; 26,9% học sinh có từ 3000 - 4000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm gần như toàn bộ (có thể là toàn bộ) tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội, không có học sinh nào có từ 1 - 100, 100 - 500, hoặc tất cả bạn bè chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ. Học sinh có từ 2000 - 3000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đó là đến học sinh có từ 3000 - 4000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, rồi đến, học sinh có từ 500 - 1000 bạn và nhóm từ 1000 - 2000 bạn. Không có học sinh nào có từ 1 - 100, 100 - 500 hay tất cả bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ. Từ đó ta thấy, học sinh dù ít bạn trên mạng xã hội vẫn có nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè bình thường. Đã có 54,5% học sinh có từ 1 - 100 bạn bè trên mạng có tương tác, liên hệ, có thể chiếm đến 1/4000 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 27,3% học sinh có từ 100 - 500 bạn bè trên mạng có tương tác, liên hệ, chiếm từ 1/40 - 1/6 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 9,1% học sinh có từ 500 - 1000, 1000 - 2000 bạn bè trên mạng có tương tác, liên hệ, có thể chiếm từ 1/8 - 2/3 tổng số bạn bè trên mạng xã hội. Không có học sinh nào có 2000 - 3000, 3000 - 4000, tất cả bạn bè trên mạng có tương tác, liên hệ. Như vậy, số lượng học sinh có từ 1.100 bạn bè trên mạng có tương tác, liên hệ vẫn còn phổ biến và chiếm tỉ lệ cao nhất, tuy nhiên, trong nhóm đối tượng này đã có sự đa dạng hơn về các nhóm thành phần so với nhóm học sinh có số lượng bạn bè trên 4000: đã xuất hiện học sinh có từ 500 - 1000 bạn, 1000 - 2000 bạn trên mạng có tương tác, liên hệ. 14
  18. * Số lượng bạn bè từ 2000 - 3000 bạn Có 68,1% học sinh có từ 1 - 100 bạn ngoài đời thực, có thể chiếm đến 1/3000 trong tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; 23,4% học sinh có từ 100 - 500 bạn ngoài đời thực, chiếm từ 1/30 - 1/4 trong tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; 8,5% học sinh có từ 500 - 1000 bạn ngoài đời thực, chiếm từ 1/6 - 1/2 trong tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội. Không ai có từ 1000 - 2000, 2000 - 3000 hay tất cả bạn đều là bạn thực. Như vậy, tỉ lệ học sinh có từ 1 - 100 bạn ngoài đời thực vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, phổ biến nhất, tiếp đó là tỉ lệ học sinh có từ 100 - 500 bạn rồi đến học sinh có từ 100 - 500 bạn. Có thể thấy, số lượng bạn bè ngoài đời thực vẫn chiếm tỉ lệ thấp trên tổng số bạn họ có trên mạng xã hội, dao động ở mức phổ biến là từ 1 - 1000 bạn. Có 27,7% học sinh có từ 500 - 1000 bạn bè chỉ kết bạn mà không hề giao tiếp ngôn ngữ, chiếm 1/6 - 1/2 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 59,6% học sinh có từ 1000 - 2000 bạn bè chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm từ 1/3 đến gần hết tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 12,8% học sinh có từ 2000 - 3000 bạn bè chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm gần hết (hoặc hết) tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội. Không có học sinh nào có từ 1 - 100, 100 - 500, tất cả bạn bè chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ. Từ số liệu, có thể thấy, số lượng bạn bè chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ vẫn còn nhiều. Qua khảo sát, ta thấy được học sinh có số lượng bạn bè từ 1000 - 2000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ vẫn chiếm tỉ lệ lớn (59,6%), học sinh có số lượng bạn bè từ 2000 - 3000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ nhiều. Mỗi học sinh có lượng bạn bè lớn như vậy chỉ kết bạn không giao tiếp ngôn ngữ sẽ cao hơn nhiều lần so với mỗi học sinh có từ 1 - 100, 100 - 500 bạn chỉ kết bạn không giao tiếp ngôn ngữ. Mặc dù chỉ có số lượng bạn trung bình trong mức giới hạn bạn bè thông thường của mạng xã hội (5000 bạn) nhưng học sinh vẫn còn có lượng lớn bạn bè ảo, thậm chí còn có khả năng số lượng bạn bè ảo này chiếm hết/gần hết tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội. Có thể thấy, ảnh hưởng của số lượng bạn bè này đối với cá nhân người sử dụng tương đối lớn, thậm chí có khả năng lớn hơn số lượng bạn bè ngoài đời thực. Có 78,7% học sinh có từ 1 - 100 bạn trên mạng có tương tác, liên lạc chiếm 1/3000 - 1/20 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 19,1% học sinh có từ 100 - 500 bạn trên mạng có tương tác, liên lạc, chiếm 1/3 - 1/4 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 2,2% học sinh có từ 500 - 1000 bạn trên mạng có tương tác, liên lạc, chiếm 1/6 - 1/2 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội. Có thể thấy rằng, học sinh có số lượng bạn bè trên mạng tương tác, liên hệ chủ yếu còn rất ít, phổ biến từ 1 - 100 bạn, số bạn trên mạng này có thể chiếm đến 1/3000 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn có 21,3% học sinh có số lượng từ 100 - 1000 bạn trên mạng có tương tác, liên hệ. Tưởng rằng con số này nhỏ nhưng nó không hề nhỏ chút nào, bởi vì một học sinh có 1000 bạn trên mạng có tương tác, liên hệ bằng 1000 học sinh có 1 bạn bè trên mạng tương tác, liên hệ; một học sinh có 1000 bạn trên mạng có tương tác, liên hệ bằng với học sinh có 100 bạn trên mạng có tương tác, liên hệ. Cho nên, có thể nói rằng, mỗi học sinh vẫn có khả năng bị săm soi rất cao nếu bạn bè trên mạng xã hội của họ 15
  19. tiếp cận được thông tin chia sẻ. Từ đây, có thể nói rằng, dù học sinh có số lượng bạn bè ở mức trung bình (2000 - 3000 bạn) thì khả năng bị săm soi của họ vẫn tương đối lớn trong trường hợp một thông tin nào đó của họ được chia sẻ trên mạng xã hội trở thành đề tài bàn tán. * Số lượng bạn bè từ 1000 - 2000 bạn Qua khảo sát, có 77,3% học sinh có từ 1 - 100 bạn bè ngoài đời thực, chiếm từ 1/2000 - 1/10 trong tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 13,6% học sinh có từ 100 - 500 bạn ngoài đời thực, chiếm từ 1/20 - 1/2 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 9,1% học sinh có từ 500 - 1000 bạn ngoài đời thực, chiếm từ 1/4 - gần hết (hoặc hết) tổng số bạn bè họ có. Nhóm đối tượng có từ 1 - 100 bạn bè ngoài đời thực vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, rồi đến nhóm học sinh có từ 100 - 500 bạn, cuối cùng là nhóm học sinh có từ 500 - 1000 bạn. Không có học sinh nào có từ 1000 - 2000 hoặc tất cả đều là bạn ngoài đời thực. Chúng ta có thể thấy rõ rằng dù số lượng bạn bè có hạn chế hơn so với 2000 - 3000, 3000 - 4000, hơn 4000 bạn bè thì số lượng bạn bè ngoài đời thực vẫn còn phổ biến ở mức từ 1 - 100 bạn bè. Tức là dù số lượng bạn bè có hạn chế hơn nhưng họ vẫn dành ra khá nhiều vị trí trong danh sách bạn bè của mình cho đối tượng lạ. Có 9,1% học sinh có từ 100 - 500 bạn bè chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm 1/20 - 1/2 tổng số bạn bè trên mạng xã hội; 59,1% học sinh có từ 500 - 1000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm 1/4 - gần hết (hoặc hết); có 31,8% học sinh có từ 1000 - 2000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm gần hết (hoặc hết) tổng số bạn bè có trên mạng xã hội, không có học sinh nào có từ 1 - 100 hay tất cả bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ. Tỉ lệ học sinh có từ 500 - 1000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đó là đến tỉ lệ học sinh có từ 1000 - 2000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, cuối cùng là tỉ lệ học sinh có từ 100 - 500 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ. Từ đó, ta thấy rằng, tỉ lệ bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp vẫn còn phổ biến và chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số bạn bè mà học sinh có (có thể chiếm gần hết/hết). Có 86,4% học sinh có từ 1 - 100 bạn trên mạng có tương tác, liên hệ, chiếm 1/2000 - 1/10 tổng số bạn bè và có tỉ lệ cao nhất; có 9,1% học sinh có từ 100 - 500 bạn trên mạng có tương tác, liên hệ, chiếm 1/20 - 1/2 tổng số bạn bè và có tỉ lệ cao tiếp theo; có 4,5% học sinh có từ 500 - 1000 bạn trên mạng có tương tác, liên hệ, chiếm 1/5 - gần hết (hoặc hết) tổng số bạn bè họ có và có tỉ lệ thấp nhất; không có học sinh nào có từ 1000 - 2000, tất cả bạn trên mạng có tương tác, liên hệ. Như vậy, nhiều học sinh có bạn trên mạng tương tác, liên hệ từ 1 - 100 bạn trong nhóm đối tượng này, bên cạnh đó, vẫn còn học sinh có số bạn trên mạng tương tác, liên hệ ở số lượng lớn, dao động từ 500 - 1000 bạn trên tổng số từ 1000 - 2000 bạn. Nhờ đó, cơ hội học sinh tương tác với nhau vẫn rất thuận lợi. Tóm lại, trong nhóm đối tượng này, dù cho số lượng bạn bè có hạn chế hơn các nhóm trên nhưng trong số lượng bạn bè đó thì số lượng bạn bè ảo vẫn còn rất nhiều, tức là nguy cơ bị những đối tượng bình luận tiêu cực vẫn còn đeo bám những đối tượng này. 16
  20. * Số lượng bạn bè từ 500 - 1000 Có 66,6% học sinh có từ 1 - 100 bạn bè ngoài đời thực, chiếm 1/1000 - 1/5 tổng số bạn bè trên mạng xã hội và chiếm tỉ lệ cao nhất; có 16,7% học sinh có từ 100 - 500 bạn bè ngoài đời thực, chiếm 1/10 - hết (hoặc gần hết) tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; 16,7% học sinh có từ 500 - 1000 bạn bè ngoài đời thực, chiếm hết hoặc gần hết tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; không có học sinh có tất cả bạn bè ngoài đời thực. Ở đây, số học sinh có bạn ngoài đời thực từ 1 - 100 vẫn chiếm tỉ lệ cao, tuy nhiên đã có sự tích cực hơn vì tỉ lệ bạn bè ngoài đời thực so với tỉ lệ toàn bạn bè trên mạng xã hội của học sinh đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, có trường hợp học sinh có gần như toàn bộ bạn bè ở ngoài đời thực, có thể thấy, lượng bạn bè ít sẽ có tỉ lệ bạn bè ngoài đời thực cao. Có 33,3% học sinh có từ 1 - 100, 100 - 500, 500 - 1000 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, không có học sinh nào có tất cả bạn bè chỉ kết bạn mà không giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các học sinh có số lượng bạn bè 1 - 1000 chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, tức là có khoảng từ 1/1000 đến hết (gần hết) bạn bè của học sinh không giao tiếp ngôn ngữ mà chỉ kết bạn để đó. Có 50% học sinh có từ 100 - 500 bạn trên mạng có tương tác, chiếm 1/10 - gần hết (hoặc hết) tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; 33,3% học sinh có từ 1 - 100 bạn trên mạng có tương tác, chiếm 1/1000 - 1/5 tổng số bạn bè có trên mạng xã hội; 16,7% có từ 500 - 1000 bạn trên mạng có tương tác, chiếm hết hoặc gần hết, không có học sinh nào có tất cả bạn trên mạng có tương tác. Ta thấy, một nửa số học sinh có từ 100 - 500 bạn trên mạng có tương tác, số bạn tương tác này chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số bạn bè. Tức là số lượng bạn ảo thường xuyên tương tác của nhóm học sinh này có ảnh hưởng khá lớn tới học sinh. Như vậy, có thể thấy rằng, học sinh thuộc nhóm này có tỉ lệ bạn ngoài đời đã tăng lên đáng kể so với nhóm trước, nhưng vẫn còn có khá nhiều bạn ảo và số lượng bạn ảo này có ảnh hưởng khá lớn với học sinh THPT, THCS. * Số lượng bạn bè từ 1 - 500 Có 37,5% học sinh có 1 - 100 bạn ngoài đời thực, chiếm 1/500 - 1/5 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; 50% học sinh có 100 - 500 bạn ngoài đời thực, chiếm 1/5 - gần hết (hoặc hết) tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 12,5% học sinh có tất cả bạn bè ngoài đời thực, chiếm trọn tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội. Từ đây, rõ ràng, mức độ bạn bè hạn chế thì số lượng bạn bè ngoài đời thực sẽ nhiều hơn, đặc biệt, một số học sinh còn có xu hướng chỉ kết bạn với người mình quen biết (những học sinh có tất cả bạn bè trên mạng xã hội là bạn bè ngoài đời thực). Có 62,5% học sinh có từ 1 - 100 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm 1/500 - 1/5 tổng số bạn bè họ có trên mạng xã hội; có 37,5% học sinh có 100 - 500 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ, chiếm 1/5 - gần hết (hoặc hết); không có học sinh nào có tất cả bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ. Qua đó ta thấy tỉ lệ học sinh có từ 1 - 100 bạn chỉ kết bạn mà không giao tiếp ngôn ngữ vẫn còn phổ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2