intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập hóa vô cơ 10 liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng bài tập hóa vô cơ 10 liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh" nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh thông qua việc dạy học hóa học gắn liền với thực tiễn. Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh, halogen lớp 10 chương trình cơ bản và nghiên cứu sử dụng chúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập hóa vô cơ 10 liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

  1. TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ 10 LIÊN QUAN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG ĐỂ LỒNG GHÉP TRONG BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tháng 4 năm 2022
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI  ---- ---- TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ 10 LIÊN QUAN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG ĐỂ LỒNG GHÉP TRONG BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Lĩnh vực: Hóa học Người thực hiện: Phan Thị Tâm Tổ bộ môn: KHTN Năm thực hiện: 2021-2022 Số điện thoại: 0988663737 Tháng 4 năm 2022
  3. MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................... 1. Lý do chọn đề tài.............................................................. ................... Trang 3 2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………….. Trang 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………...... Trang 4 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………. Trang 4 5. Đóng góp của đề tài........................................................................ Trang 4 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI…………………………….. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. …………….. 1. Cơ sở lý luận:…………………………………………………… Trang 4 2. Cơ sở thực tiễn: …………………………………………………. Trang 8 CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ 10 2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương 5,6 – SGK hóa học 10 cơ bản………………………………………………………. Trang 10 2.2. Nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng HTBT có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho học sinh………………………………………………………. Trang 12 2.3. HTBT có nội dung thực tiễn chương 5,6 – SGK hóa học 10 cơ bản để phát triển năng lực kiến thức hóa học cho học sinh ............. Trang 13 2.4. Biện pháp sử dụng HTBT có nội dung thực tiễn chương 5,6 – SGK hóa học 10 cơ bản để phát triển năng lực KTHH cho HS…….. Trang 22 2.5. Thiết kế một số kế hoạch bài dạy minh họa…………………….. Trang 25 CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………. Trang 34 PHẦN III: KẾT LUẬN: …………………………………………. Trang 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ Trang 39 1
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS Học sinh GV Giáo viên THPT Trung học phổ thông BTHH Bài tập hóa học PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa PTHH Phương trình hóa học BT Bài tập TCHH Tính chất hóa học TCVL Tính chất vật lý BTVN Bài tập về nhà KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội HTBT Hệ thống bài tập 2
  5. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Mà các chất xung quanh chúng ta đều tạo nên từ nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Vậy nên đối tượng nghiên cứu của môn hóa rất quen thuộc, rất gần gũi. Tuy vậy, các em học sinh lại thường không để ý đến thành phần, cấu tạo của các vật dụng, đồ dùng xung quanh, nên chưa có được mối liên hệ giữa bài học và thực tiễn đời sống. Bên cạnh đó, hiện nay trong dạy học vấn đề được quan tâm hàng đầu là dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học. Trong đó môn hóa cần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hóa học, đồng thời góp phần cùng với các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học, hứng thú học tập, thái độ tôn trọng các quy luật của tự nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Thực tế dạy học cho thấy, nếu chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức hóa học về mặt lý thuyết thì các em sẽ nhanh quên, chỉ khi vận dụng các kiến thức vào giải bài tập thì học sinh mới nắm được kiến thức một các sâu sắc. Bài tập hóa học (BTHH) đóng vai trò rất quan trọng, vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại là phương pháp dạy học (PPDH) hiểu quả. Trong quá trình dạy học, BTHH được sử dụng trong tất cả các dạng bài dạy, từ dạng bài luyện tập, ôn tập, đến bài dạy nghiên cứu kiến thức mới. BTHH giúp mở rộng, đào sâu kiến thức và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhận thức cũng như phát triển năng lực cho học sinh. Vì những lí do trên, tôi viết đề tài “Xây dựng bài tập hóa vô cơ 10 liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu: Góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học của giáo viên và học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh thông qua việc dạy học hóa học gắn liền với thực tiễn. Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh, halogen lớp 10 chương trình cơ bản và nghiên cứu sử dụng chúng. 3. Đối tượng nghiên cứu: Hóa phi kim lớp 10 cơ bản : chương oxi-lưu huỳnh, halogen HS lớp 10 trường THPT Lê Lợi 3
  6. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu về cơ sở lý luận của đề tài, các vấn đề : Bài tập hóa học thựctiễn; Cấu trúc của một bài tập. - Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chương oxi-lưu huỳnh, halogen. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng hệ thống bài tập và hiệu quả của việc sử dụng chúng trong giảng dạy hóa học ở trường THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp điều tra quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Đóng góp của đề tài: - Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan thực tiễn thuộc chương oxi-lưu huỳnh, halogen áp dụng trong bài học góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh. - Phân tích được tác dụng của các bài tập thực tiễn đến sự phát triển năng lực và phẩm chất của HS. - Không chỉ hỗ trợ cho việc học tập có hiệu quả, hệ thống câu hỏi, bài tập thực tiễn còn góp phần giúp học sinh thêm yêu thích môn hóa học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh tri thức. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. * Cơ sở lý luận: 1.1 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là quá trình dạy học nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển khả năng huy động tổng hợp mọi nguồn lực (bao gồm những tố chất sẵn có, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí...) để thực hiện thành công hoạt động trong những bối cảnh nhất định. Có thể thấy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực là quá trình dạy học hướng đến kết quả đầu ra. Trong quá trình ấy, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự giác, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để từng bước hình thành, phát triển cho bản thân những năng lực cần thiết, những năng lực này được mô tả một cách cụ thể, chi tiết và có quan sát, đánh giá được. 1.2. Năng lực và sự phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT. 1.2.1. Năng lực. 4
  7. Theo chương trình GDPT tổng thể năm 2018: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là: - Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học. - Năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... - Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn. 1.2.2. Năng lực cho học sinh THPT: Những năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là: - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 1.2.3. Năng lực đặc thù hóa học trong bài dạy hóa học vô cơ 10. Trong chương trình giáo dục phổ thông, mỗi môn học đều có đặc thù riêng và có thế mạnh để hình thành và phát triển năng lực đặc thù của môn học. Trong các môn học đó, Hóa học là môn học có điều kiện thuận lợi để triển khai đổi mới dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ngoài việc hình thành và phát triển các năng lực chung thì môn Hóa học cũng nhằm mục tiêu phát triển 6 năng lực đặc thù: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Năng lực sáng tạo 1.3. Dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho học sinh. 1.3.1 Khái niệm về vận dụng kiến thức trong dạy học. 5
  8. Năng lực vận dụng kiến thức của HS là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi vó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. 1.3.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học của học sinh. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS THPT được mô tả gồm các năng lực thành phần và các mức độ thể hiện như sau: - Năng lực hệ thống hóa kiến thức - Năng lực phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. - Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau - Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích. - Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn 1.4. Bài Tập hóa học có nội dung thực tiễn. 1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học có nội dung thực tiễn. Bài tập hóa học có nội dung thực tiễn là các bài tập HH có nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống, yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức HH để giải quyết các vấn đề do chính thực tiễn đặt ra như giải thích hiện tượng tự nhiên, lý giải thói quen sinh hoạt và lao động, bảo vệ môi trường, phân tích quy trình sản xuất, phương pháp thực nghiệm, .... 1.4.2. Ý nghĩa, tác dụng của BTHH có nội dung thực tiễn trong day học tích cực. Sử dụng BTTT trong dạy và học HH không chỉ phát huy tác dụng chung của bài tập HH mà còn có thêm những tác dụng sau: - Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập: thu thập thông tin, vận dụng kiến thức cơ bản để xử lí các tình huống, lựa chọn kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn, ... - Rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,... - Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức HH vào việc phát hiện và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, từ đó hiểu sâu và mở rộng kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. - Giúp HS hiểu biết về thiên nhiên, tài nguyên, môi trường, các hoạt động của con người trong đời sống, sản xuất và những vấn đề thời sự mang tính toàn cầu. 6
  9. - Tạo điều kiện cho HS sử dụng nhiều giác quan, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. - Giúp HS sống có trách nhiệm hơn đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. - Giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn tính chính xác, kiên nhẫn, kích thích sự hứng thú, trí tò mò, lòng say mê nghiên cứu khoa học công nghệ. 1.4.3. Phân loại BTHH có nội dung thực tiễn. * Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành: - Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn, lựa chọn hóa chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn… - Bài tập định lượng : Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hóa chất cần dùng, pha chế dung dịch… - Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng. *Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài học có thể chiathành: - Bài tập về sản xuất hóa học. - Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập, lao động và sản xuất - Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường. * Dựa vào mức độ nhận thức của HS, căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và kết quả học tập, GS. Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra 4 mức độ như sau: - Mức độ 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lý thuyết. - Mức độ 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lý thuyết. - Mức độ 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hóa học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tiễn. - Mực độ 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kỹ năng hóa học để giải quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động củ thể, viết báo cáo. Trên đây là một số cách phân loại BTHH thực tiễn. Tuy nhiên có nhiều BTHH thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài. 1.4.4. Xu hướng xây dựng BTHH có nội dung thực tiễn ở trường THPT. Khi xây dựng BTHH có nội dung thực tiễn ở trường THPT cần đảm bảo các yêu cầu sau - Được trình bày rõ ràng - Có ít nhất một lời giải. - Với những dữ kiện cho trước HS có thể tự lực giải được. 7
  10. - Không giải qua đoán mò được. - Không định hướng theo nội dung trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của HS. - Nội dung học tập luôn gắn với tình huống, bối cảnh thực tiễn. 1.4.5. Bài tập định hướng phát triển năng lực. Bài tập định hướng phát triển năng lực có đặc điểm sau: - Yêu cầu của bài tập có mức độ khó khác nhau như : Tái hiện, Hiểu và vậndụng, Xử lý và giải quyết vấn đề. - Hỗ trợ học và tích lũy: Liên kết được nội dung trong suốt quá trình học tập, vận dụng thường xuyên các kiến thức đã học. - Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp: Tăng cường NL xã hội thông qua làm việc nhóm như lập luận, lý giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức. - Tích cực hóa hoạt động nhận thức: Kết nối với kinh nghiệm đời sống, phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề. - Có những con đường và giải pháp khác nhau: đặt vấn đề mở, độc lập tìm hiểu, tạo không gian cho các ý tưởng khác nhau. 1.4.6. Sử dụng bài BTHH để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho học sinh. - Trong hoạt động dạy học, GV cho HS giải BTHH không chỉ là để tìm ra đáp án đúng mà BTHH còn là phương tiện khá hiệu quả trong việc rèn luyện tư duy hóa học cho HS. BTHH phong phú và đa dạng, để giải được BTHH cần phải vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừ tượng hóa… Qua đó HS thường xuyên rèn luyện được ý thức tự giác trong học tập, nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân. - Thông qua hoạt động giải BTHH sẽ giúp cho tư duy được rèn luyện và phát triển thường xuyên, dúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của HS lên một tầm cao mới, góp phần cho hình thành nhân các toàn dện cho HS. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1 Lịch sử nghiên cứu Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đầu sách BTHH, tuy nhiên hầu hết các BT đều tập trung vào việc vận dụng các kiến thức để giải bài tập, nặng về tính toán và lý thuyết. Cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển NL của HS THPT, nhưng trong trường THPT Lê Lợi hay trên địa bàn huyện Tân Kỳ có ít đề tài nghiên cứu chuyên sâu về việc phát triển NLVDKT của HS qua nội dung dạy BTHH liên quan 8
  11. đến thực tiễn. Do đó tôi xác định việc lựa chọn đề tài của mình là cần thiết, phù hợp với yêu cầu chương trình GDPT mới sẽ triển khai vào năm học sau. 2.2. Thực trạng sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho HS trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ. 2.2.1.Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên: tôi đã tiến hành tìm hiểu một số giáo viên đang giảng dạy môn Hóa học tại trường THPT Lê Lợi - Tân Kì. Học sinh: Khảo sát 88 học sinh ở hai lớp 10A2 và 10A5 tại trường THPT Lê Lợi – Tân Kì. 2.2.2.Phương pháp và kết quả nghiên cứu: Theo kết quả điều tra của nhiều GV khi đúc rút kinh nghiệm trong đổi mới PPDH trong nhiều năm qua cho thấy: a. Đối với giáo viên: Việc vận dụng các PPDH tích cực là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.Việc áp dụng câu hỏi, bài tập nội dung thực tiễn đã được áp dụng một số nơi nhưng hiệu quả khi thực hiện chưa cao. Đối với một số GV, việc sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn chưa thường xuyên, do GV thường chú tâm đến kiến thức và kỹ năng cần nắm để phục vụ cho kiểm tra, thi cử. Trong sách giáo khoa và sách bài tập, số lượng BTHH có nội dung thực tiễn là quá ít. Do đó việc sử dụng BTHH để phát triển NLVDKTHH hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp với xu hướng phát triển BTHH và cũng chưa phù hợp với đặc điểm của môn hóa là môn vừa lý thuyết vừa thực nghiệm. b. Đối với học sinh: Tại trường THPT LÊ LỢI hơn 80 % (9/11 lớp trên mỗi khối học) lựa chọn tổ hợp môn KHXH đều cho rằng môn hóa có nội dung khó nhớ, BTHH khó giải quyết . Hầu hết HS dành thời gian để làm BT trong SGK, SBT. Như vậy việc làm BTHH của HS chủ yếu là ôn luyện trên lớp, nên kiến thức thực tiễn tích lũy được rất ít và kém bền, thụ động và thiếu tự tin trong học tập. Tuy nhiên khi điều tra vấn đề BTHH có nội dung thực tiễn thì HS có hứng thú cao với dạng bài tập này và hầu hết các em đều cho rằng BTHH như vậy phù hợp để ứng dụng vào môn Hóa học ở trường THPT. 2.2.3 Nguyên nhân: Các HS khối 10 trường THPT Lê Lợi hiện nay không thường xuyên áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tiễn, các em vẫn còn gặp khó khăn trong phương pháp, thiếu phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất và đa số ý kiến cho rằng hệ thống bài tập để vận dụng kiến thức còn hạn chế. Vì thế khi 9
  12. gặp bài tập liên quan thực tiễn các em còn lúng túng như: không biết sản phẩm trong thực tế đó được tạo nên từ chất nào, không nhận ra các quá trình biến đổi chất trong thực tế, chưa biết liên hệ kiến thức đã học với hiện tượng quan sát được, chưa biết cách diễn đạt nội dung như mong muốn. Ngoài ra cũng do trong các câu hỏi và bài trong đề thi TNTHPT còn chưa nhiều chưa đa dạng về BTHH liên quan thực tiễn nên các em thường ít quan tâm đến loại bài tập này. CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ 10 1. Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương 5,6 – SGK hóa học 10 cơ bản. 1.1. Mục tiêu chương trình hóa học chương 5,6 – SGK hóa học 10 cơ bản. 1.1.1. Mục tiêu chương trình hóa học chương 5: Nhóm halogen – SGK hóa học 10 cơ bản. + Nêu được nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong bảng HTTH. + Nêu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen. + Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các nguyên tố nhóm halogen. + Trình bày được xu hướng các halogen nhận thêm 1 electron ( từ kim loại) hoặc dùng chung electron ( với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu hình electron. + Giải thích được xu hướng phản ứng của đơn chất halogen với hidro + Viết được phương trình hóa học của phản ứng thể hiện tính chất hóa học của đơn chất halogen và các hợp chất quan trọng của chúng. + Thực hiện được( hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hóa của các halogen trong nhóm VIIA. 1.1.2. Mục tiêu chương trình hóa học chương 6: Oxi- lưu huỳnh – SGK hóa học 10 cơ bản. + Nêu được trạng thái tự nhiên của oxi, ozon, lưu huỳnh. + Mô tả được trạng thái, màu sắc của oxi, ozon, lưu huỳnh. + Trình bày được xu hướng tạo hợp chất với số oxi hóa -2( đối với oxi, lưu huỳnh) hoặc các số oxi hóa +4, +6 ( đối với lưu huỳnh) theo cấu hình electron. + Giải thích được xu hướng phản ứng của đơn chất oxi, lưu huỳnh + Viết được phương trình hóa học của phản ứng thể hiện tính chất hóa học 10
  13. của đơn chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất quan trọng của chúng. + Thực hiện được( hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của oxi, axit sunfuric. + Thông qua nội dung kiến thức và các thí nghiệm hóa học trong chương để giáo dục cho HS tình cảm, thái độ và ý thức bảo vệ môi trường,thái độ đúng đắn với nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ý thức bảo vệ tầng ozon, bảo vệ môi trường. 1.2. Nội dung, cấu trúc chương 5,6 – SGK hóa học 10 cơ bản. 1.2.1. Nội dung cấu trúc chương 5 : Halogen Chương 5 có thời lượng 10 tiết gồm: + Khái quát về nhóm Halogen - 1 tiết + Đơn chất halogen: Clo - 1 tiết + Đơn chất halogen: Flo, brom, iot - 2 tiết + Hợp chất halogen - 3 tiết + Thực hành – 2 tiết + Luyện tập – 1 tiết 1.2.2. Nội dung cấu trúc chương 6 : Oxi, lưu huỳnh Chương 6 có thời lượng 10 tiết, gồm: + Oxi-ozon – 1 tiết + Lưu huỳnh – 1 tiết + Hợp chất của lưu huỳnh - 4 tiết + Thực hành – 2 tiết + Luyện tập – 2 tiết 1.3. Một số nội dung và phương pháp dạy học cần chú ý khi dạy chương 5,6 – SGK hóa học 10 cơ bản. - Một phần nội dung của chương trình HS đã được học ở chương trình hóa học lớp 8,9 nên GV giao nhiệm vụ cho HS tự học, xem lại như: oxi, tính chất vật lí của H2SO4, tính chất hóa học của H2SO4 loãng. - Cung cấp thêm thông tin về tầng ozon, để HS hiểu rõ hơn về vai trò của ozon với đời sống con người, từ đó có thái độ đúng dắn hơn với thiên nhiên, môi trường. - Triệt để vận dụng những kiến thức đã có về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử để nghiên cứu tính chất của các đơn chất và hợp chất trong nhóm. - Trong quá trình dạy học GV luôn gắn lý thuyết với thực tiễn, gắn các quá trình điều chế chất với tính chất vật lý, hóa học của chất. 11
  14. - Chú ý các biện pháp an toàn khi tiến hành thí nghiệm. 2. Nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho học sinh. 2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho học sinh. - Nguyên tắc 1: BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng phát triển NLVDKTHH cho HS: Nếu BTHH thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hóa học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó. - Nguyên tắc 2: BTHH thực tiễn phải đảm bảo nội dung dạy học, đồng thời phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại. - Nguyên tắc 3: BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS. - Nguyên tắc 4: BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính sư phạm. - Nguyên tắc 5: BTHH thực tiễn phải có tính hệ thống, logic. 3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho học sinh. Theo thực tiễn dạy học, tôi xây dựng BTHH thực tiễn theo các bước sau: Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức, hiện tượng, bối cảnh, tình huống thực tiễn có liên quan. Bước 2: Xác định mục tiêu GD của đơn vị kiến thức, xây dựng mâu thuẫn nhận thức từ bối cảnh, tình huống lụa chọn và xá định các điều kiện ( Kiến thức, kỹ năng…) cần thiết để giải quyết mâu thuẫn này. Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu. Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra thử. Bước 5: Chỉnh sửa. Bước 6: Hoàn thiện bài tập. 4. Hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương 5,6 – SGK hóa học 10 cơ bản để phát triển năng lực kiến thức hóa học cho học sinh. 4.1. Hệ thống bài tập tự luận có nội dung thực tiễn chương 5,6 – SGK hóa học 10 cơ bản để phát triển năng lực kiến thức hóa học cho học sinh. Bài 1: Tên gọi của nhóm là Halogen bắt nguồn từ đâu? Theo tiếng Hy Lạp thì tên các nguyên tố Flo, clo, brom, iot có nghĩa là gì? Hướng dẫn: - Halogen theo tiếng Hi Lạp nghĩa là “tạo muối” do nhà hóa học Đức I. Shweiger đề nghị năm 1811. 12
  15. - Tên gọi Clo theo tiếng Hi Lạp nghĩa là vàng lục. - Tên gọi Flo theo tiếng Hi Lạp nghĩa là sự hủy diệt, chết chóc. - Tên gọi Brom theo tiếng Hi Lạp nghĩa là hôi thối. - Tên gọi Iot theo tiếng Hi Lạp nghĩa là màu tím. Bài 2: Hãy cho biết CTPT của muối ăn? Trong đời sống hằng ngày muối ăn được sử dụng làm gì? Hướng dẫn: Muối ăn có CTPT : NaCl Trong đời sống người ta sử dụng loại muối tinh, chứa chủ yếu là NaCl dạng nguyên chất (khoảng 95% hoặc nhiều hơn) được bổ sung thêm iot dưới dạng kali iotua (KI). Muối được sử dụng làm gia vị (chỉ chiếm khoảng 7%), phần lớn muối tinh được sử dụng cho các mục đích công nghiệp (như sản xuất bột giấy và giấy, hãm màu trong công nghiệp nhuộn vải, dùng trong sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, nguyên liệu để sản xuất clo và xút…), trong nông nghiệp, chăn nuôi , trong công nghiệp thực phẩm, trong y tế, và trong đời sống gia đình. Bài 3: Nước muối sinh lý được dùng có nồng độ bao nhiêu? Chúng ta có thể tự pha dung dịch này được không? Dùng nước muối sinh lý có tác dụng gì? Nó có chống được virut corona không? Hướng dẫn Nước muối sinh lý được dùng có nồng độ 0,9%, tức là pha 1 lít nước cất với 9 gam muối NaCl tinh khiết. Chúng ta không nên tự pha dung dịch này ở nhà, vì khó có thể định lượng được chính xác lượng NaCl, nếu mặn quá sẽ gây hại cho vùng hầu họng, nếu nhạt quá ít tác dụng diệt khuẩn và trung hòa pH. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, súc họng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, hỗ trợ giảm đau họng nhẹ, giảm rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh nước muối sinh lý có thể loại bỏ được virut corona,tuy nhiên việc rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch khoang mũi họng, giảm thiểu được các triệu chứng như đau rát họng do virut gây nên. Bài 4: Trong tự nhiên các nguyên tố phi kim như oxi, lưu huỳnh, nito có thể tồn tại được dạng tự do, vậy tại sao các nguyên tố halogen chỉ tồn tại dạng hợp chất? Hướng dẫn: Các nguyên tố halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên do nguyên tử của các nguyên tố này hoạt động hóa học rất mạnh. Nguyên tử halogen X với 7 electron - lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận thêm 1 electron để tạo thành ion âm X có cấu hình 13
  16. electron của khí hiếm.Các halogen mau chóng tạo liên kết với các nguyên tử nguyên tố khác tạo hợp chất. Bài 5: Hãy viết công thức một vài hợp chất của halogen thường được dùng trong thực tế? Hướng dẫn: Muối ăn NaCl. Javen NaClO,Clorua vôi CaOCl2 , Nhựa PVC polivinylclorua Axit clohidric HCl, Kaliclorat KClO3 Bài 6: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là phương pháp rẻ tiền, dễ sử dụng. Vì sao khí clo độc nhưng lại được dùng để khử trùng nước sinh hoạt, và nếu để lâu thì nước clo có mất đi những tính chất này? Hướng dẫn: Nước clo tạo thành là do: Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO HClO là chất oxi hóa mạnh, có tính sát trùng. Hàm lượng clo cho phép trong nước sinh hoạt để đảm bảo diệt khuẩn và không gây độc cho người cũng như hạn chế mùi khó chịu khi sử dụng nước 0,3-0,5 mg/l. Để lâu nước clo không còn tính sát trùng là do HCl, HClO sẽ bị phân hủy tạo lại chính clo và H 2O theo chiều nghịch của phản ứng. Bài 7: Trong phòng thí nghiệm, nếu lỡ làm rơi brom lỏng trên bàn. Em hãy tìm cách khử độc và bảo vệ môi trường. Hướng dẫn: Brom rất độc, nên nếu làm rơi brom lỏng thì ta dùng dd Ca(OH) 2 đổ vào chỗ có brom: 2Ca(OH)2 + 2Br2 →CaBr2 + Ca(BrO2)2 + 2H2O Bài 8: Làm thế nào để phân biệt được muối iot và muối thường? Hướng dẫn: Để phân biệt muối thường và muối iot ta vắt nước chanh vào muối, sau đó thêm 1 ít nước cơm, nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện thì đó là muối iot. Vì axit xitric trong nước chanh oxi hóa ion I- thành I2, I2 mới sinh này sẽ tác dụng với hồ tinh bột trong nước cơm để tạo thành phức chất màu xanh đậm. Bài 9: Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl2 để khử trùng 1 lít nước sinh hoạt. Tính khối lượng Cl2 nhà máy cần dùng để khử trùng 80 000 m3 nước sinh hoạt Hướng dẫn: Đổi 80 000 m3 = 8.107 dm3 = 8.107 lít 5 mg Cl2 để khử trùng 1 lít nước 14
  17. x mg Cl2 để khử trùng 8.107 lít nước => x = 5 x 8.107 = 4.108 (mg) = 400 kg Vậy cần 400 kg Cl2 để khử trùng 80 000 m3 nước sinh hoạt. Bài 10: Khi sản xuất clo trong công nghiệp, NaOH và H 2 được tạo thành ở cực âm, còn Cl2 được tạo thành từ cực dương. Tại sao cần sử dụng màng ngăn xốp? Hướng dẫn: Trong công nghiệp người ta điều chế Cl 2 bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn Mục đích của màng ngăn là để tránh Cl2 tiếp xúc phản ứng với dung dịch NaOH tạo nước Gia – ven: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O Bài 11: Axit clohidric được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, điển hình là dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi gia công, sơn, hàn, mạ điện,… Trong công đoạn này, thép được đưa qua các bể chứa dung dịch HCl (được gọi là bể Picking) để tẩy bỏ lớp rỉ sét, sau đó rửa sạch bằng nước trước khi qua các công đoạn tiếp theo. Vậy các ứng dụng trên dựa vào tính chất quan trọng nào của Axit clohidric Hướng dẫn: Ứng dụng trên dựa vào tính chất axit tác dụng với kim loại, oxit kim loại. Thép là hợp kim của sắt với cacbon cùng với một số nguyên tố khác. Vậy lớp rỉ sét chứa các oxit của sắt, khi thép được đưa qua các bể chứa dung dịch HCl lớp oxit sẽ phản ứng với dd axitclohidric, củ thể: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O Fe2O3 + 6HCl →2 FeCl3 +3 H2O Fe3O4 + 8HCl →2 FeCl3 + FeCl2 +4 H2O Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Bài 12: Khí oxi đóng vai trò quyết định đối với sự sống, các em hãy thử nín thở xem mình có thể nín thở trong thời gian bao lâu? Các em có biết kỷ lục gia được ghi trong sổ Guinness nín thở trong thời gian bao lâu? Hướng dẫn: Các em thử phồng má, nín thở xem mình có thể nín thở trong bao lâu: 20 giây, 30 giây hay 1 vài phút. Khí oxi đóng vai trò quyết định với sự sống của người và động vật. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong 1,2 ngày nhưng không thể nhịn thở quá 15. Theo kết quả phân tích của các nhà khoa học, khi các nhân không thở từ 4,5 phút não bộ đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9,10 phút thì không thể hồi phục và tử vong sau 15 phút. 15
  18. Kỷ lục gia được ghi trong cuốn sổ Guinness là Sobat, người nắm giữ thành tích nín thở lâu nhất với thời gian 24 phút 33 giây năm 2021. Có được kết quả này là sự nỗ lực tập luyện không ngừng của ông, trong quá trình thi có sự giám sát của đội ngũ y bác sỹ. Các em tuyệt đối không làm theo nhé. Bài 13: Để xử lý chất thải từ quá trình chăn nuôi gia súc người ta xây dựng và sử dụng hầm biogas. Thành phần chính của biogas gốm có metan ( 60-70%), hidrosunfua, cacbinic. Trước khi đưa vào sử dụng khí biogas người ta cần loại bỏ khí H2S, Vì sao? Làm thế nào để loại bỏ khí này? Hướng dẫn: Cần loại bỏ khí H2S vì H2S là khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Lượng H2S trong không khí dười 0,0047ppm người ta ngửi thấy mùi trướng thối. trên 1000ppm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp. Dung dịch H2S là dd axit yếu, ít có khả năng ăn mòn kim loại. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao H2S phản ứng với oxi tạo ra các hợp chất khác, khi hòa tan trong nước sinh ra các axit khác có tính axit mạnh hơn ( H 2SO3, H2SO4) có thể ăn mòn kim loại rất nhanh, như vậy H2S có trong khí biogas có khả năng ăn mòn động cơ. Để loại bỏ H2S trong khí biogas hiện nay người ta sử dụng 2 phương pháp: phương pháp “ướt” - hấp phụ bằng dung dịch lỏng (dung dịch kiềm/amine) và phương pháp “khô” - hấp phụ bằng các vật liệu rắn (Fe2O3, ZnO, than hoạt tính…) Bài 14: Hiện nay chúng ta vẫn sử dụng cụm từ “tầng ozon bị thủng” có chính xác không? Em hãy giải thích hiện tượng trên? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ tầng ozon, bảo vệ mối trường? Hướng dẫn: Về mặt khoa học thì cụm từ “ tầng ozon bị thủng” là không chính xác, đúng hơn phải gọi đây là hiện tượng giảm lượng ozon trong khí quyển. Qua nghiên cứu, tầng ozone bị suy giảm bởi các chất được sử dụng trong các bình xịt và thiết bị làm lạnh như tủ lạnh và điều hòa không khí. Năm 1985, các quốc gia trên thế giới đã cùng ký kết một thỏa thuận lịch sử mang tên Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho nỗ lực bảo vệ tầng ôzôn trên phạm vi toàn cầu. Sau đó, Nghị định thư Montreal của Công ước này ra đời. Các quốc gia, các nhà khoa học và ngành công nghiệp đã nỗ lực hành động cùng nhau nhằm cắt giảm 99% lượng tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozone. Điều mà mỗi người chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là: - Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. 16
  19. - Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và làm việc. - Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể. - Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn. - Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần. Các em hãy vận động gia đình, bè bạn cùng làm theo. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người. Bài 15: Khí SO2 sinh ra do các nhà máy xí nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường vậy để bảo vệ môi trường khỏi tác hại của SO 2 chúng ta phải làm thế nào? Hướng dẫn: Hấp thụ khí SO2 bằng nước là một trong những phương pháp đơn giản được áp dụng sớm nhất để loại bỏ khí SO2 trong khí thải, nhất là trong khói thải các loại lò công nghiệp. Hệ thống xử lý khí SO2 bằng nước bao gồm 2 giai đoạn: 1- Hấp thụ khí thải chứa SO2 bằng cách phun nước vào trong dòng khí thải hoặc cho khí thải đi qua một lớp vật liệu đệm (vật liệu rỗng) có tưới nước – scrubơ; 2- Giải thoát khí SO2 ra khỏi chất hấp thụ để tái sử dụng nước sạch và thu hồi SO2 (nếu cần). Bài 16: Cho phản ứng quang hợp của cây xanh: 6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2 Biết rằng mỗi heta cây trồng mỗi ngày cần hấp thụ khoảng 374 Kg CO 2 thì diện tích rừng trên sẽ đưa vào không khí bao nhiêu kg khí oxi? Hướng dẫn: Số mol của CO2 là: 374 nCO2 = 44 = 8,5 Kmol số mol oxi = số mol CO2 = 8,5 Kmol Vậy khối lượng O2 do 1 ha rừng cung cấp mỗi ngày là: mO2 = 8,5 ×32 = 272 kg Câu 17 : Trên trạm du hành vũ trụ oxi được tái sinh bằng KO 2. Một trạm du hành vũ trụ có trang bị 355kg KO2 dùng cho 1 phi đội gồm 2 nhà du hành. Mỗi người mỗi ngày đêm thải ra 1,1kg khí CO2. Hỏi hoạt động của phi hành đoàn được duy trì bao lâu? Hướng dẫn: Số mol KO2 là 355:71 = 5 Kmol 17
  20. Số mol CO2 2 người thải ra mỗi ngày đêm là (1,1:44) × 2 = 0,05 Kmol Phản ứng hóa học xảy ra : 4KO2 + 2CO2 → 2K2CO3 + 3O2 Vậy số mol CO2 được hấp thụ là 2,5 Kmol Hoạt động của phi hành đoàn được duy trì trong 2.5 : 0,05 = 50 ngày đêm Câu 18: Giải thích câu nói : “lửa thử vàng gian nan thử sức”. Hướng dẫn: - Nghĩa đen: Vàng là kim loại quý nhưng có tính khử yếu, vàng không phản ứng với oxi kể cả khi đốt trên ngọn lửa ở nhiệt độ rất cao. Vì vậy dùng lửa sẽ thử được vàng thật hay giả. Đi qua gian nan mới biết sức người. - Nghĩa bóng: Khó khăn thử thách chỉ làm cho con người ta có thêm cơ hội chứng tỏ bản thân mình. Câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta hãy kiên trì vượt qua thử thách trong cuộc sống. Câu 19: Trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọt … Nước là một nguyên liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nước được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu do lượng nhỏ clo dư gây nên. Do vậy, mà các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon để nước không có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào trong nước với hàm lượng từ 0,5 – 5g/m3. Lượng dư được duy trì trong nước khoảng 5-10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn (như vi khuẩn Kock gây bệnh lao, amip,…) a.Vì sao ozon lại có tính sát trùng? b.Hãy nêu phương pháp nhận biết lượng ozon dư trong nước. c.Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng nước đủ sản xuất được 400l rượu vang, biết rằng để sản xuất được 1l rượu vang cần dùng hết 5l nước. Hướng dẫn: Ozon có tính sát trùng do nó dễ phân hủy cho oxi nguyên tử, oxi nguyên tử có tính chất này. O3 → O2 + O Nhận biết bằng giấy tẩm dung dịch KI có nhỏ thêm hồ tinh bột, nếu mẫu giấy chuyển sang màu xanh thì chứng tỏ trong nước có lượng ozon dư O3+2KI+H2O → 2KOH + O2 +I2 Khối lượng ozon cần dùng là -3 mO3 = 400.5.10 .2=4g Câu 20: Làng đá Non Nước trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng là một địa điểm thăm quan nổi tiếng đã và đang thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Khi đến đây, du khách được xem tất cả các giai đoạn (cưa, xẻ, đục, đẽo đá, mài giũa, đánh bóng tượng) để làm ra một sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ đá (tượng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0