Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề dạy học chương III “ Sinh trưởng và phát triển” – sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm biết cách xác định các chỉ tiêu đánh giá được sự sinh trưởng của thực vật và nêu được các dấu hiệu của sự phát triển của sinh vật. Nêu được các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến ST và PT của sinh vật. Nêu và biết cơ chế tác động của các hoocmon điều tiết sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật cũng như vai trò của chúng trong sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề dạy học chương III “ Sinh trưởng và phát triển” – sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang MỤC LỤC...............................................................1 NỘI DUNG Trang................................................................................................... 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN......................................1 1. Lời giới thiệu..............................................................................................................1 2. Tên sáng kiến............................................................................................................ 2 1. Chủ đề và dạy học theo chủ đề.................................................................................3 CHƯƠNG II. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC.................................... 12 CHƯƠNG “SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN” –SINH HỌC 11....................................12 1. Giới thiệu chung...................................................................................................... 12 2. Nội dung của chủ đề................................................................................................14 1. Đối tượng.................................................................................................................24 2. Hình thức đánh giá.................................................................................................. 25 8. Những thông tin cần bảo mật..................................................................................30 9. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến....................................................30 10. Đánh giá lợi ích thu được .....................................................................................30 11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến. .............................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................33
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Điều này đòi hỏi GDĐT phải có những thay đổi một cách căn bản, toàn diện từ triết lí, mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực có năng lực toàn diện. Quan điểm dạy học tích cực với mục tiêu phát triển năng lực giúp cho người học có khả năng giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hiện đại luôn không ngừng thay đổi. Trong chương trình Sinh học trung học phổ thông (THPT), kiến thức chương cảm ứng Sinh học 11, có nội dung phong phú gần gũi với thực tiễn sản xuất nông nghiệp, có nhiều vấn đề lí thuyết gắn liền với thực tiễn chăn nuôi và trồng trọt và hình thành thói quen tốt đối với học sinh điều này có tác dụng rất lớn cho việc học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở THPT. Trong chương trình Sinh học 11, chương III “Sinh trưởng và phát triển” là một mạch kiến thức có tính hệ thống về: Khái niệm sinh trưởng, phát triển; Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển; Các đặc trưng sinh trưởng (ST), phát triển (PT) ở thực vật, động vật và một số hướng ứng dụng các kiến thức đã học để điều khiển ST, PT của sinh vật trong sản xuất. Chương được cấu trúc dạy trong 7 bài từ bài 34 đến bài 40 gồm 6 bài lý thuyết và 1 bài thực hành. Nội dung khiến thức trong chương III đã thể hiện được chuẩn kiến thức sinh học đối với học sinh (HS) Trung học phổ thông, cách phân phối chương trình theo từng bài có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi cho người giáo viên (GV). Tuy nhiên, do cách phân bố trong sách giáo khoa (SGK) như vậy sẽ có một số 1
- nội dung trùng lặp phải dạy lại dẫn đến mất thời gian, dễ gây nhàm chán cho HS như: Khái niệm ST, PT và mối quan hệ giữa ST, PT; Ảnh hưởng của các nhân tố đến ST, PT của sinh vật. Cũng do phân bố kiến thức theo bài nên dẫn đến khó khăn trong việc bổ sung thêm các kiến thức để tăng cường khả năng hiểu biết cũng như năng lực thực hành của HS. Vì vậy, đã làm hạn chế sự sáng tạo của GV và khả năng tự học, tìm tòi, sáng tạo của HS. Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo Nghị quyết số 29NQ/TW (2013); Công văn 791 HDBGDĐT, Công văn số 5555/BGDĐT – GDTrH tôi đề xuất một hướng xây dựng chuyên đề dạy học “Sinh trưởng và phát triển” chương III – Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 2. Tên sáng kiến. Xây dựng chuyên đề dạy học chương III “ Sinh trưởng và phát triển” – sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Đào Thị Xuân. Địa chỉ : Trường THPT DTNT Vĩnh Phúc. Số điện thoại : 0982696028 – Email: daothixuanc3td@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đào Thị Xuân. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. Sáng kiến được sử dụng trong giảng dạy môn Sinh học khối 11 trong các trường THPT. Sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc các hoạt động ngoại khóa… 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 8.1.2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7.1. Nội dung của sáng kiến. 2
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Chủ đề và dạy học theo chủ đề. 1.1. Khái niệm. Chủ đề là vấn đề mang tính cốt lõi của đối tượng mà người học, người nghiên cứu cần tìm hiểu có mối liên hệ đa chiều phù hợp với quy luật vận động tự nhiên đảm bảo tính khách quan. Trong dạy học có thể hiểu chủ đề là một đơn vị kiến thức mang tính trọn vẹn mà khi kết thúc tìm hiểu bản chất chủ đề đó người học có được một lượng kiến thức để hiểu đối tượng một cách khách quan. Vì vậy, có thể nói dạy học theo chủ đề là cách dạy học phù hợp nhất theo định hướng tư duy mang tính khách quan về đối tượng, vì vậy sẽ tạo thuận lợi cho người học hiểu rõ bản chất của đối tượng và có khả năng vận dụng vào giải quyết tốt hơn các vấn đề thực tiễn, tạo cho người học có cái nhìn tổng quan về đối tượng để khám phá tự nhiên một cách có hiệu quả ̣ ̣ ̉ la ph Day hoc theo chu đề ̀ ương phap tim toi nh ́ ̀ ̀ ưng khai niêm, t ̃ ́ ̣ ư tưởng, đơn vị ́ ưc, nôi dung bai hoc, chu đê,… co s kiên th ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ̀ ́ ự giao thoa, tương đông lân nhau, d ̀ ̃ ựa trên cơ sở cac môi liên hê vê li luân va th ́ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̀ ực tiên đ ̃ ược đê câp đên trong cac môn ̀ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ́ ợp phân hoc hoăc cac h ̉ ̣ ́ ưc la con đ ̀ cua môn hoc đo (t ́ ̀ ường tich h ́ ợp nhưng nôi ̃ ̣ dung từ môt sô đ ̣ ́ ơn vi, bai hoc, môn hoc co liên hê v ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ới nhau) lam thanh nôi dung ̀ ̀ ̣ ̣ hoc trong ̣ ̉ ̀ ́ ́ ̃ ơn, thực tê h môt chu đê co y nghia h ́ ơn, nhờ đo hoc sinh co thê t ́ ̣ ́ ̉ ự hoaṭ ̣ ̀ ơn đê tim ra kiên th đông nhiêu h ̉ ̀ ́ ức va vân dung vao th ̀ ̣ ̣ ̀ ực tiên. ̃ 1.2. Vai trò cơ bản dạy học theo chủ đề Về mặt nội dung tri thức khoa học: Giúp người dạy và người học đi sâu vào những kiến thức mang tính cốt lõi, gắn kết hữu cơ giữa cấu trúc và chức năng của đối tượng với sự tự giúp của hệ thống tri thức liên ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Dạy học theo chủ đề sẽ khắc phục được tính rời rạc của nội dung các bài trong mỗi chương đảm bảo cho kiến thức về một đối tượng mang tính phổ quát, logic gắn với thực tiễn trong bối cảnh cụ thể, nên tri thức tiếp thu được trở nên ý nghĩa hơn với người học. 3
- Về phương diện dạy học: Tạo nên mô hình hoạt động lớp học mới bằng các hoạt động lớp học mới bằng các hoạt động khám phá mang tính nối tiếp và tích hợp đa chiều, phát huy tối đa hiệu quả học cá nhân với hợp tác nhóm. Nhờ vậy tăng cường được tính chủ động cho người học, phát triển được phương pháp tư duy trong nhận thức đối tượng tự nhiên. Hình thành được hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn Sinh học, nhờ đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo hướng cải cách giáo dục hiện nay. Quan điểm về dạy học theo chủ đề được xây dựng trên quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học Chủ đề không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày , các kiến thức gắn với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể; đảm bảo tránh tránh trùng lặp về nội dung thuộc các bài học khác nhau trong cùng một chương; Đồng thời tạo mối liên hệ giữa các kiến thức trong cùng chủ đề với nhau và với kiến thức thực tiễn. Phát huy được tính tích cực của học sinh tạo cơ hội hình thành phẩm chất, phát triển năng lực đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. 1.3. Tổ chức dạy học theo chủ đề. 1.3.1. Quy trình dạy học theo chủ đề trong dạy học. DHTCĐ được hiểu là mô hình dạy học mà nội dung được xây dựng thành các chủ đề có ý nghĩa thực tiễn và thể hiện mối quan hệ liên môn, liên lĩnh vực (chủ đề tích hợp) để HS có thể phát triển các ý tưởng một cách toàn diện . Đây là mô hình dạy học có sự kết hợp giữa mô hình truyền thống và hiện đại. GV là người hướng dẫn HS cách tự tìm kiếm, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung của chủ đề và các nhiệm vụ có ý nghĩa trong thực tiễn. Dựa trên các tài liệu tôi đề xuất quy trình DHTCĐ gồm các bước cơ bản sau: 4
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề, xác định vấn đề cần giải quyết. Sau khi đã xác định được mạch kiến thức nội dung chương trình, GV lựa chọn các nội dung có thể ghép lại thành một chủ đề và đặt tên cho chủ đề. Nội dung cụ thể của chủ đề cần sắp xếp các kiến thức sao cho HS dễ hiểu và dễ dàng chiếm lĩnh được tri thức. Khi xây dựng chủ đề dạy học, GV cần xác định các vấn đề thực tiễn có liên quan đến chủ đề, mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, sự tiến bộ của HS thông qua DHTCĐ. Bước 2: Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, năng lực có thể đạt được trong quá trình học của HS và xây dựng bộ câu hỏi định hướng. GV dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học tập dự kiến sẽ tổ chức cho HS, từ đó xác định mục tiêu về năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho các em trong quá trình dạy học. Bước 3: Tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Để tổ chức DHTCĐ, GV có thể sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo tiến trình sau: - Hoạt động trải nghiệm. Trong DHTCĐ, trước khi học bài mới, GV tổ chức cho HS nghiên cứu tài liệu, thực hiện các hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn với hệ thống các bài tập về chủ đề theo chương trình giáo dục hiện hành. Sau khi HS thực hiện xong phần trải nghiệm, GV cho HS báo cáo kết quả theo nhóm hoặc theo cá nhân thông qua việc lồng ghép vào hoạt động dạy học trên lớp. - Nhận diện và phát biểu vấn đề. Đây là giai đoạn mà HS cần huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cá nhân để xác định vấn đề đặt ra. HS sẽ thể hiện những quan điểm của mình qua các kết quả thu được ở hoạt động trải nghiệm. GV sẽ dựa trên kiến thức đã có của HS về các vấn đề trong thực tiễn để trao đổi nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực của các em. HS có thể hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân. - Hình thành và chuẩn hóa kiến thức. HS tiến hành tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề dưới sự hướng dẫn của GV. Hoạt động này cần được tổ chức 5
- đa dạng, với nhiều hình thức học tập khác nhau, HS cần tự lực thu thập, xử lí thông tin từ nhiều kênh (như: tài liệu sách báo, internet, thực tiễn,...) liên quan đến vấn đề đặt ra; từ đó đưa ra được giải pháp, thực hiện các giải pháp để chiếm lĩnh kiến thức. Giai đoạn này giúp HS hình thành kiến thức mới để giải quyết vấn đề đặt ra. - Vận dụng kiến thức. Đây là giai đoạn giúp HS luyện tập, hệ thống hóa kiến thức, vận dụng kiến thức đã lĩnh hội vào giải thích các hiện tượng, bài toán, đưa ra giải pháp, đề xuất ý tưởng giải quyết vấn đề, khắc sâu kiến thức đã học, bồi dưỡng, phát triển NLGQVĐ và các năng lực khác thông qua các hoạt động cụ thể. Trong hoạt động này, GV có thể hướng dẫn HS hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm thông qua hệ thống bài tập, câu hỏi đã thiết kế. - Mở rộng kiến thức vào thực tiễn. Giai đoạn này giúp HS phát triển NLGQVĐ, sáng tạo. GV cần đưa ra vấn đề, các tài liệu tham khảo như: sách tham khảo, tạp chí, thông tin từ internet,... nhằm khuyến khích HS mở rộng kiến thức đã học vào các hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn. Trong hoạt động này, GV cần sử dụng các câu hỏi khái quát, hệ thống hóa bài tập sau khi học chủ đề. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá. Có nhiều phương pháp được vận dụng để đánh giá NLGQVĐ như: đặt câu hỏi, đối thoại trong lớp học, phản hồi thường xuyên, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, sử dụng bảng kiểm danh sách các hành vi, đánh giá tình huống, hồ sơ học tập (là tập hợp các bài tập, bài kiểm tra,...), cụ thể: - Sử dụng bảng kiểm danh sách các hành vi, thiết lập một danh sách gồm các hành vi cụ thể ở từng thành tố của năng lực. Người đánh giá sử dụng để quan sát HS làm việc, học tập và tích vào những trọng điểm đã quan sát được. - Đánh giá đồng đẳng là người học tham gia vào việc đánh giá sản phẩm, công việc của các bạn học khác. HS sẽ đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí 6
- đã được xác định. Các tiêu chí được xây dựng cần phù hợp với khả năng nhận thức của HS. - Tự đánh giá là quá trình HS đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của bản thân; trong đó, HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và sự tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Đánh giá sản phẩm của HS thực hiện trong quá trình dạy học. Sản phẩm phản ánh khả năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích theo mục tiêu của chủ đề. 1.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học. 1.3.2.1. Về phương pháp dạy học. Phải chú trọng ứng dụng kiến thức của chủ đề, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phải đảm bảo các yêu cầu sau: a, Đề xuất vấn đề. Giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Nhiệm vụ được giao cần đảm bảo học sinh không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức và kỹ năng đã có mà cần phải được trang bị kiến thức mới để giải quyết vấn đề . b. Giải pháp và kết hoạch giải quyết vấn đề. Sau khi phát biểu vấn đề, thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của giáo viên học sinh xác định được các giải pháp khả thi, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động cho giải quyết vấn đề đó. c. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. Trong quá trình thực hiện học sinh tiến hành trao đổi với các thành viên trong nhóm để điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm. Trong quá trình đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên hành động của học sinh được định hướng phù hợp với học sinh qua đó bồi dưỡng cho học sinh khả 7
- năng tự xác định hành động thích hợp trong những tình huống không phải là quen thuộc đối với học sinh. d. Trình bày đánh giá kết quả. Sau khi đã hoàn thành hoạt động giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ kết qủa thu được. Giáo viên chính xác hóa, bổ sung, phê duyệt kết quả. Học sinh nghi nhận kiến thức mới và vận dụng trong thực tiễn cũng như trong các bài tập tiếp theo. 1.3.2.2. Về kỹ thuật dạy học. Tiến trình dạy học được cụ thể hóa bằng một chuỗi hoạt động học của học sinh. Mỗi hoạt động thể hiện rõ mục đích, nội dung, phương thức và sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành. Hoạt động thực hiện theo các bước. Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Thực hiện nhiệm vụ học tập. Báo cáo kết quả và thảo luận. Đánh giá thực hiện kết quả học tập. 1.3.2.3. Về thiết bị dạy học và học liệu. Đảm bảo phù hợp với từng hoạt động đã được thiết kế, phải thể hiện rõ phương thức học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh hoàn thành trong học tập. 1.3.2.4. Về kiểm tra đánh giá. Đảm bảo sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Cần tăng cường và đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình học tập , các sản phẩm mà học sinh hoàn thành, tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. Vì vậy cần mô tả cụ thể các sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành cùng với các tiêu chí đánh giá cụ thể. 2. Năng lực giải quyết vấn đề 2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề 8
- Có thể hiểu, NLGQVĐ là năng lực của một cá nhân tham gia vào quá trình nhận thức để hiểu và giải quyết các tình huống có vấn đề mà phương pháp giải quyết vấn đề không phải ngay lập tức nhận thấy rõ ràng. NLGQVĐ là tổ hợp các NL thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của hoạt động học tập hoặc một tình huống cụ thể. NL GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng (Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012). 2.2. Các thành tố năng lực giải quyết vấn đề. Cấu trúc NL GQVĐ dự kiến phát triển ở HS gồm 4 thành tố, mỗi thành quá trình GQVĐ. Cụ thể là: Tìm hiểu, khám phá vấn đề: nhận biết vấn đề, phân tích được tình huống cụ thể, phát hiện được tình huống có vấn đề, chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với người khác. Thiết lập không gian vấn đề: lựa chọn, sắp xếp, TH thông tin với kiến thức đã học. Xác định thông tin, biết tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ đó xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết và thống nhất cách hành động. Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp: + Lập kế hoạch: thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận, xin ý kiến, giải quyết các mục tiêu…), thời điểm giải quyết từng mục tiêu. + Thực hiện kế hoạch: thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tiễn và không gian vấn đề khi có sự thay đổi. 9
- Đánh giá và phản ánh giải pháp: Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ. Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ. Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu được. Đề xuất giải pháp cho những vấn đề tương tự. Như vậy, cấu trúc NL GQVĐ được mô tả bởi 4 thành tố và các chỉ số hành vi được mô tả bởi sơ đồ sau: 2.3. Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển NLGQVĐ cho người học - Đối với HS: + Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS hiểu và nắm chắc nội dung cơ bản của bài học. HS có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội của mình. + Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS biết vận dụng những tri thức xã hội vào trong thực tiễn cuộc sống. + Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng. - Đối với GV Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp GV có thể đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của HS và trình độ tư duy của họ, tạo điều kiện cho việc phân loại HS một cách chính xác. + Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp cho GV có điều kiện trực tiếp uốn nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức cần thiết cho HS. + Giúp GV dễ dàng biết được NL nhận xét, đánh giá, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn xã hội của HS. Từ đây định hướng phương pháp giáo dục tư tưởng học tập cho HS. 2.4. Tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Bước 1: Đặt vấn đề. GV hoặc HS phát hiện vấn đề, nhận dạng vấn đề, nêu vấn đề 10
- cần giải quyết. Bước 2: Tạo tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề thường xuất hiện khi: + Nảy sinh mâu thuẫn giữa điều HS đã biết và điều đang gặp phải. + Gặp tình huống bế tắc trước nội dung mới. + Gặp tình huống, xuất phát từ nhu cầu nhận thức tại sao. Bước 3: GQVĐ. GV hoặc HS đề xuất cách GQVĐ khác nhau (nêu giả thuyết khác nhau), thực hiện cách giải quyết đã đề ra (KT giả thuyết). Bước 4: Kết luận vấn đề. Phân tích để chọn cách giải quyết đúng (lựa chọn giả thuyết đúng và loại bỏ giả thuyết sai). Nêu kiến thức hoặc kĩ năng, thái độ thu nhận được từ GQVĐ trên. 11
- CHƯƠNG II. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG “SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN” –SINH HỌC 11 1. Giới thiệu chung 1.1. Tên chủ đề: “Xây dựng chuyên đề dạy học chương III “ Sinh trưởng và phát triển” – sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh”. 1.3. Mục tiêu dạy học 1.2.1. Kiến thức Sau khi học xong chủ đề này học sinh cần phải: Hs nêu được khái niệm sinh trưởng phát triển của sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Biết cách xác định các chỉ tiêu đánh giá được sự sinh trưởng của thực vật và nêu được các dấu hiệu của sự phát triển của sinh vật. Nêu được các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến ST và PT của sinh vật. Nêu và biết cơ chế tác động của các hoocmon điều tiết sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật cũng như vai trò của chúng trong sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Nêu được yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiết kế được một số thí nghiệm đánh giá sự sinh trưởng của thực vật. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào đời sống thực tiễn từ đó có biện pháp thích hợp trong công tác chăm sóc vật nuôi, cây trồng nhằm mang lại lợi ích và giá trị kinh tế. 1.3.2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp… Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 12
- Rèn luyện phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thuyết trình. Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tế: Thiết kế thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển. 1.3.3. Thái độ Tinh thần, thái độ học tập tích cực, tự giác. Yêu thích, say mê khám phá, tìm tòi kiến thức Sinh học. Tích cực vận dụng kiến thức môn học để giải quyết các tình huống thực tế. Hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động trong chủ đề Luôn coi trọng sự hợp tác với các bạn trong nhóm và sự hỗ trợ của thầy, cô giáo trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của dự án. 1.3.4. Định hướng phát triển năng lực: STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần 1 Năng lực hợp Chủ động xậy dựng kế hoạch trong nhóm để thục tác giao tiếp hiện nhiệm vụ được giao. 2 Năng lực tự Có ý thức tự tìm hiểu các thông tin về sinh trưởng học và phát triển và các thông tin liên quan tới chủ đề đang tìm hiểu. 3 Năng lực phát Giải thích hiện tượng thực tế trong tự nhiên về hiện và giải quang chu kì và chu kì sinh trưởng và phát triển ở quyết vấn đề động vật. 4 Năng lực thu Tìm kiếm mối quan hệ về kiến thức; Năng lực xác nhận và xử lý định các biến trong thí nghiệm, bố trí thí nghiệm, thông tin phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận có cơ sở khoa học Phân tích, xử lý, tổng hợp tài liêu v.v 5 Năng lực Hình thành giả thuyết khoa học thông qua đề xuất 13
- nghiên cứu hướng khống chế côn trùng có hại. khoa học Xác định các biến trong thí nghiệm, bố trí thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận có cơ sở khoa học Xử lí và trình bày các số liệu bao gồm vẽ đồ thị, lập các bảng biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp; Xây dựng các giả thuyết khoa học và hình thành các phương án, biện pháp chứng minh giả thuyết trong thực tiễn. 7 Năng lực tư Qua quan sát các hình ảnh, hiện tượng, các bảng số duy liệu về chuyên đề “Sinh trưởng và phát triển”. 8 Năng lực ngôn Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua ngữ trình bày, tranh luận, thảo luận về các nội dung cảm ứng ở thực vật và động vật. 1.3.5. Các sản phẩm cuối cùng của chủ đề. Chủ đề chương III – sinh học 11 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực hs. Bài thu hoạch của các nhóm học sinh. Kết quả học tập của hs khi áp dụng chủ đề. 2. Nội dung của chủ đề. 2.1. Nội dung của chủ đề “Sinh trưởng và phát triển” chương III – Sinh học 11 Chủ đề “Sinh trưởng và phát triển” gồm 7 nội dung được bố trí dạy 7 tiết, không giảm số tiết theo phân phối chương trình trong SGK Sinh học 11 hiện hành, nhưng do có cách bố trí ghép các nội dung nên có thể bổ sung được kiến thức như được thể hiện ở bảng 1. 14
- Bảng 1. So sánh với phân phối nội dung chương III trong SGK với chủ đề “Sinh trưởng và phát triển” chương III – Sinh học 11 Tiết/bà Tên bài theo SGK hiện Nội dung chủ đề i hành Nội dung 1. Lập bản đồ tư duy 34 Sinh trưởng ở thực vật khái quát kiến thức của chủ đề Nội dung 2. Khái niệm sinh trưởng, phát triển và một số chỉ 35 Hoocmôn thực vật tiêu đánh giá sinh trưởng ở thực vật và động vật. Nội dung 3. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến sinh trưởng 36 Phát triển ở thực vật có hoa và phát triển của thực vật và động vật. Nội dung 4. Ảnh hưởng của các Sinh trưởng và phát triển ở yếu tố sinh thái (bên ngoài) đến 37 động vật sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến Nội dung 5. Đặc trưng sinh 38 sinh trưởng và phát triển ở trưởng, phát triển của thực vật có động vật hoa và phát triển của động vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến Nội dung 6. Tìm hiểu một số sinh trưởng và phát triển ở hướng điều khiển sinh trưởng, 39 động vật (tiếp) phát triển của thực vật và động vật trong sản xuất Thực hành: Quan sát sinh Nội dung 7. Thiết kế một số thí 40 trưởng và phát triển của nghiệm đánh giá sinh trưởng của một số động vật thực vật 15
- Ghi chú: Nội dung in nghiêng trong bảng 1 là nội dung mới bổ sung so với kiến thức SGK 2.2. Xác định nội dung, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực cần hướng tới của các nội dung chủ đề * Kiến thức các nội dung và chuẩn kiến thức các nội dung của chủ đề “Sinh trưởng và phát triển” chương III – Sinh học 11 được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Nội dung và chuẩn kiến thức các nội dung của chủ đề Kiến thức các nội dung Chuẩn kiến thức Nội dung 1: Lập bản đồ tư Xác định được mạch kiến thức của duy khái quát kiến thức của chương III gồm 4 nội dung lớn: Một số chủ đề khái niệm; Các yếu tố ảnh hưởng đến 1.1. Lập bản đồ tư duy về ST và PT của sinh vật; ST, PT thực vật mạch kiến thức chương III. có hoa và ứng dụng; Phát triển ở động “Sinh trương và phát triển” vật và ứng dụng. Trong các nội dung trong SGK từ bài 34 đến bài 40. lớn có các nội dung nhỏ để chi tiết hóa 1.2. Đề xuất các nội dung có như trong hình 1 thể bổ sung vào sơ đồ tư duy. Bổ sung các nội dung: Một số chỉ tiêu đánh giá ST ở sinh vật; Tìm hiểu các hướng ứng dụng điều tiết ST, của sinh vật vào sản suất. Nội dung 2. Khái niệm sinh Trình bày được các khái niệm ST, PT trưởng, phát triển và các chỉ của sinh vật. tiêu đánh giá sinh trưởng ở Phân tích được mối quan hệ giữa ST sinh vật và PT: Sinh trưởng là tiền đề cho phát triển và ngược lại phát triển ảnh 2.1. Khái niệm: Sinh trưởng và hưởng đến sinh trưởng. phát triển. Xác định được một số chỉ tiêu đánh 16
- 2.2. Quan hệ giữa ST và PT. giá được sinh trưởng ở sinh vật gồm: 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá ST Kích thước; khối lượng v.v. của sinh vật. Xác định được các dấu hiệu của sự 2.4. Chu trình sống của thực phát triển ở sinh vật. vật có hoa và động vật PT qua biến thái. Nội dung 3. Ảnh hưởng của Trình bày được các yếu tố bên trong các yếu tố bên trong đến sinh ảnh hưởng đến ST và PT của sinh vật trưởng và phát triển của sinh gồm: Di truyền; Hoocmôn v.v vật Trình bày được khái niệm hoocmôn, đặc điểm và cơ sở phân loại hoocmôn. 3.1. Các yếu tố bên trong ảnh Lập được bảng so sánh sự giống nhau hưởng đến ST, PT của sinh vât. và khác nhau giữa hoocmôn động vật 3.2. Khái niệm hoocmôn, đặc và thực vât. điểm của và cơ sở phân loại Lập được bảng tổng hợp kiến thức hoocmôn. liên quan đến một số hoocmôn thực vật 3.3. So sánh hoocmôn động vật và động vật gồm các nội dung (nơi và thực vật. tổng hợp; vận chuyển trong cơ thể; tác 3.4. Lập bảng tổng hợp kiến động sinh lí cơ bản đối với cơ thể). thức liên quan đến một số Nêu được ví dụ và phân tích được vai hoocmôn cụ thể. trò tương quan giữa các hoocmôn trong 3.5. Tương quan giữa các điều tiết sinh trưởng, phát triển của hoocmôn trong điều tiết ST, PT sinh vật. của sinh vật Nội dung 4. Ảnh hưởng của Trình bày được khái quát các yếu tố các yếu tố bên ngoài đến sinh bên ngoài (nước, chất dinh dưỡng, trưởng và phát triển của sinh nhiệt độ, ánh sáng v.v) ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. 17
- vật Phân tích được ảnh hưởng của ánh 4.1. Các yếu tố bên ngoài ảnh sáng đến sinh trưởng, phát triển của hưởng đến ST, PT của sinh vật. thực vật và động vật). 4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng Lập được bảng tổng kết ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của của một số nhân tố (nhiệt độ, dinh sinh vật. dưỡng, nước, phân bón v.v) đến sinh 4.3. Lập bảng tổng hợp kiến trưởng, phát triển của sinh vật. thức về ảnh hưởng một số nhân bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Nội dung 5. Đặc trưng sinh Phân biệt được ST sơ cấp, thứ cấp ở trưởng, phát triển của thực thực vật có hoa. vật có hoa và phát triển của Phân tích được cơ chế chi phối của động vật nhiệt độ, quang chu kì và phitocrom đến sự ra hoa của thực vật. 5.1. ST, PT thực vật có hoa Trình bày được sự ST, PT của động 5.1.1. Đặc trưng ST ở thực vật vật gồm giai đoạn phôi và hậu phôi. có hoa. So sánh được sự phát triển không qua 5.1.2. Nhân tố chi phối sự ra biến thái và biến thái ở động vật. hoa ở thực vật 5.2. Phát triển ở động vật 5.2.1. Giai đoạn phôi. 5.2.2. Giai đoạn hậu phôi Nội dung 6. Điều khiển sinh Nêu được từ 2 đến 3 ví dụ cụ thể và trưởng, phát triển của sinh giải thích được cơ sở khoa học về vật trong sản xuất hướng cải tiến giống vật nuôi, cây 6.1. Tìm hiểu hướng cải tiến trồng; Cải thiện môi trường sinh thái 18
- giống vật nuôi, cây trồng; Cải thích hợp cho vật nuôi. thiện môi trường sinh thái thích Nêu được từ 2 đến 3 ví dụ cụ thể và hợp cho vật nuôi v.v. giải thích được cơ sở khoa học hướng 6.2. Ứng dụng hoocmôn thực ứng dụng hoocmôn thực vật vào sản vật vào sản xuất. xuất. 6.3. Sử dụng ánh sáng để điều Nêu được từ 2 đến 3 ví dụ cụ thể và khiển sự ra hoa của thực vật. giải thích được cơ sở khoa học hướng sử dụng ánh sáng để điều khiển sự ra hoa của thực vật. Nội dung 7. Thiết kế một số Xây dựng được công thức thí nghiệm thí nghiệm đánh giá sinh và xác định một số tiêu chí đánh giá trưởng của thực vật khả năng nảy mầm và sinh trưởng của Thí nghiệm: Ảnh hưởng của rễ mầm phù hợp, có cơ sở khoa học. nước, nhiệt độ đến khả năng nảy mầm và ST của rễ mầm hạt đậu tương. 2.3. Tiến trình hoạt động dạy học chủ đề Nội dung 1: Lập bản đồ tư duy khái quát kiến thức của chủ đề * Phương tiện dạy học: SGK Sinh học 11. * Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, gợi mở. * Hình thức tổ chức dạy học: Thảo luận nhóm nhằm khai thác vốn kiến thức của HS. * Tiến trình hoạt động dạy học 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn