intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ Hóa 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ Hóa 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp xác định phổ IR, MS giúp học sinh làm quen, tiếp cận với phương pháp phân tích hiện đại; thiết kế một số hệ thống câu hỏi, bài tập thực tiễn theo các chủ đề có sử dụng phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS) để xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ trong chương trình hóa 11.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ Hóa 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SỬ DỤNG PHỔ IR, MS ĐỂ XÁC ĐỊNH CTPT, CTCT HỢP CHẤT HỮU CƠ HÓA 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH. Lĩnh vực: Lý luận và Phương pháp dạy học Hóa học Năm học 2023-2024
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SỬ DỤNG PHỔ IR, MS ĐỂ XÁC ĐỊNH CTPT, CTCT HỢP CHẤT HỮU CƠ HÓA 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CỦA HỌC SINH. Lĩnh vực: Lý luận và Phương pháp dạy học Hóa học Đồng tác giả: Nguyễn Thị Giang - Phạm Thị Ánh Tuyết - Hoàng Quốc Việt Năm học 2023-2024
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................v PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 6. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm: ................................................................. 3 7. Tính mới và những đóng góp của đề tài ............................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................................... 4 1.1.1.Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ..................................... 4 1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản về năng lực và năng lực chuyên biệt ........................... 4 1.1.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ................................................. 4 1.1.1.3. Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ............................ 4 1.1.2. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh................................................................................................ 5 1.1.2.1. Bài tập định hướng phát triển năng lực ....................................................... 5 1.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng bài tập ........................................................................ 6 1.1.2.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. ............................................................................................. 7 1.1.3. Sử dụng phổ IR, MS để lập CTPT, CTCT của hợp chất hoá hữu cơ nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. ...................................................... 7 1.1.3.1. Vai trò của việc sử dụng phổ IR, MS trong lập CTPT, CTCT. .................... 7 1.1.3.2. ý nghĩa sử dụng phổ IR, MS trong lập CTPT, CTCT................................... 7 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 8 1.2.1. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài...................................... 8 1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng ......................................................................... 10 1.3. Hình thành giả thuyết khoa học và đề xuất giải pháp. .................................... 12 1.4. Tiểu kết ............................................................................................................. 13 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP ......................................................... 14 2.1. Giải pháp giúp học sinh tiếp cận làm quen với phổ IR và MS bằng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. ................................................................................... 14 i
  4. 2.1.1. Sử dụng hình ảnh 3D và video về phổ IR và MS........................................... 14 2.1.1.1. Phổ hồng ngoại IR ..................................................................................... 14 2.1.1.2. Phổ khối...................................................................................................... 16 2.1.2. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong hoạt động dạy học. ................................ 18 2.1.2.1. Sử dụng một trong số ứng dụng phần mềm để thiết kế hoạt động trò chơi 18 2.1.2.2. Trò chơi tương tác truyền thống: ............................................................... 19 2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn sử dụng phổ IR và MS phù hợp với từng đối tượng học sinh. ............................................................................ 21 2.2.1. Bài tập về có sử dụng phổ hồng ngoại để xác định CTCT các hợp chất hữu cơ ..................................................................................................................... 21 2.2.1.2. Dạng bài tập thực tiễn vận dụng để xác định CTCT của hợp chất hữu cơ dựa vào các peak phổ đặc trưng. (Vận dụng, vận dụng cao) ................................. 25 2.2.2. Bài tập sử dụng phổ khối để xác định CTPT hợp chất hữu cơ ................... 28 2.2.2.1. Dạng các câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức .................................... 28 2.2.3. Bài tập thực tiễn sử dụng phổ IR và MS kết hợp để xác định CTPT và CTCT của hợp chất hữu cơ (Vận dụng cao) ...................................................................... 35 2.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã được áp dụng trong đề tài. ..................................................................................................................... 41 2.4.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 41 2.4.2. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã áp dụng trong đề tài .............................................................................................................. 42 PHẦN III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................. 44 3.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm ................................................................. 44 3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 44 3.2.1. Phân tích định tính: ....................................................................................... 45 3.2.2. Phân tính định lượng: ................................................................................... 46 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 50 1. Kết luận: .............................................................................................................. 50 2. Kiến nghị: ............................................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... A PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... B PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... K PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. O ii
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Các tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn .......... 4 Bảng 1. 2. Kết quả thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ Hóa 11 trong dạy học môn Hóa học hiện nay. ................... 8 Bảng 1. 3. Bảng hỏi học sinh về tình hình học môn hóa 11.................................... 10 Bảng 1. 4. Kết quả điều tra GV vể những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy học về xác định CTPT và CTCT hợp chất hữu cơ dựa vào phổ IR và MS để phát triển NLVDKTVTT cho HS ............................................................................................ 11 Bảng 1. 5. Kết quả điều tra HS vể những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển NLVDKTVTT cho HS trong học tập môn Hóa học ...................................... 11 Bảng 1. 6. Đánh giá của GV về mức độ cấp thiết của việc phát triển NLVDKTVTT của học sinh thông qua các giải pháp..................................................................... 12 Bảng 2. 1. Khoảng hấp thu phổ hồng ngoại của một số liên kết cơ bản ................ 22 Bảng 2. 2. Tổng hợp các đối tượng khảo sát .......................................................... 42 Bảng 2. 3. Đánh giá của GV về mức độ cấp thiết của việc phát triển NLS và NLSDNNHH trong DHHH. .................................................................................... 42 Bảng 2. 4. Khảo sát tính khả thi của giải pháp đã áp dụng.................................... 43 Bảng 3. 1. Phương pháp thu thập dữ liệu và đo lường ........................................... 44 Bảng 3. 2. Tổng hợp kết quả đánh giá thái độ, hành vi và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua hoạt động học tập theo phiếu khảo sát kết quả HS sau khi thực nghiệm. ...................................................................................................... 45 Bảng 3. 3. Mô tả thống kê số liệu thực nghiệm bằng SPSS .................................... 46 Bảng 3. 4. Bảng đánh giá sự tiến bộ NLVDKTVTT của lớp TN trước tác động và sau tác động.......................................................................................................................... 47 iii
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Video giới thiệu về phổ IR và MS........................................................... 14 Hình 2. 2. Một số ứng dụng của phổ IR .................................................................. 15 Hình 2. 3. Một số hình ảnh 3D phổ hồng ngoại của các chất ................................ 16 Hình 2. 4. Một số hình ảnh về ứng dụng phổ MS ................................................... 17 Hình 2. 5. Một số hình ảnh 3D về phổ MS của các chất ........................................ 17 Hình 2. 6. Một số hình ảnh về thiết kế trò chơi bằng ứng dụng công nghệ............ 19 iv
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm SGK Sách giáo khoa GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học VĐTT Vấn đề thực tiễn MĐ Mức độ SL Số lượng TL Tỷ lệ % CTPT Công thức phân tử CTCT Công thức cấu tạo TN Thí nghiệm NL Năng lực NLVDKTVTT Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn HCHC Hợp chất hữu cơ NC Nghiên cứu TNHH Thí nghiệm hóa học CNTT Công nghệ thông tin IR Phổ hồng ngoại (Infrared Ray) MS Phổ khối lượng (Mass spectrometry) v
  8. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kiến thức chuyên môn sẽ bị lạc hậu rất nhanh, tri thức mới và thông tin khoa học sẽ được tạo ra với cấp số nhân và có thể lưu giữ bằng những phương tiện rất gọn nhẹ. Trong môi trường "số hóa", giáo dục sẽ được thay đổi mạnh mẽ từ triết lý, mục tiêu giáo dục đến vai trò của người thầy, từ phương pháp dạy học đến vị trí "trung tâm" của người học. Mục tiêu đào tạo cũng phải thay đổi hướng tới đào tạo không chỉ năng lực con người mà còn là những kỹ năng phát triển và tự phát triển bản thân. Người học sau khi ra trường phải có tư duy sáng tạo và dễ dàng tiếp cận với nền khoa học và công nghệ hiện đại cũng như "đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, có liên hệ mật thiết với thực tiễn và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học công nghệ và trong đời sống sản xuất. Với vai trò đặc biệt Hóa học ngày càng trở nên thiết yếu trong nhiều nghành khoa học, góp phần cho xã hội ngày càng văn minh hơn. Do đó việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất cần thiết đối với sự phát triển của xã hội và phù hợp với mục tiêu giáo dục. Sau hơn 1 năm cấp THPT thực hiện dạy học chương trình 2018. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có những chuyển biến tích cực; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước đầu đã được khẳng định, tạo niềm tin trong giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Đối với bộ môn hóa học nói riêng, chương trình hóa 11 có rất nhiều sự thay đổi trong đó có phần phổ trong hóa học hữu cơ. Gây rất nhiều lúng túng cho cả giáo viên lẫn học sinh trong việc dạy và học. Tuy nhiên ngày nay các phương pháp vật lý, đặc biệt là các phương pháp phổ được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu các hợp chất hóa học cũng như các quá trình phản ứng hóa học. Những phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định các hợp chất hữu cơ. Để bộ môn hóa học trở về đúng bản chất, đúng mục đích thì phương pháp phổ trong hóa là không thể thiếu để thay thế cho nhưng phương pháp đã cũ. Tuy nhiên, trong chương trình THPT còn là kiến thức khá mới mẻ nên các dạng bài tập, phương pháp xác định phổ còn chưa nhiều. Bên cạnh đó, việc phát triển NLVDKTVTT cho học sinh là mục tiêu quan trọng của mọi nền giáo dục. Đứng trên phương diện người giáo viên để thực hiện được mục tiêu này thì ngoài tâm huyết nghề nghiệp, việc dạy học theo tiếp cận kiến tạo là một giải pháp tốt thông qua đó những vấn đề thực tiễn không những đến được học sinh mà còn giúp các em sử dụng tốt kiến thức này trong cuộc sống. Từ những lí do, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ Hóa 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh”. 1
  9. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp xác định phổ IR, MS giúp học sinh làm quen, tiếp cận với phương pháp phân tích hiện đại. - Thiết kế một số hệ thống câu hỏi, bài tập thực tiễn theo các chủ đề có sử dụng phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS) để xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ trong chương trình hóa 11. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Về nội dung: Chương trình Hóa học 11 – SGK và sách chuyên đề 11 (Bộ sách KNTT). - Về không gian, thời gian: + Không gian thực nghiệm: Trường THPT Diễn Châu 4 + Thời gian: Từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024. 4. Đối tượng nghiên cứu - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn và tư duy ngôn ngữ, hình ảnh cho học sinh lớp 11. - Quy trình thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập thực tiễn theo các chủ đề có tích hợp phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS) để xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ trong chương trình hóa 11. - Quy trình sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập thực tiễn để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn và tư duy ngôn ngữ, hình ảnh. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thường quy gồm: 5.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các công trình khoa học, các bài báo, các ấn phẩm liên quan đến dạy học chủ đề; liên quan đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình và kiến thức hóa học lớp 11 về phổ IR, MS. 5.2. Phương pháp điều tra Lập phiếu điều tra về thực trạng dạy học các dạng bài tập sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT HCHC nhằm phát triển năng lực của HS cấp THPT thông qua dạy học môn Hóa học. Lập phiếu điều tra kết quả thực nghiệm sư phạm sau khi dạy học các chương hóa học 11 theo chủ đề dạy học giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng về năng lực 2
  10. vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 5.3. Phương pháp chuyên gia Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia phương pháp dạy học, giáo dục và các giáo viên dạy học bộ môn Hóa ở một số trường trung học phổ thông về các vấn đề liên qua đến đề tài. 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển NLVDKTVTT của HS cấp THPT. Sau khi xây dựng nội dung và phương pháp, kỹ thuật tổ chức dạy học chủ đề lớp 11, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở trường THPT Diễn Châu 4 để kiểm tra tính khách quan, tính thực tiễn của đề tài. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua kết quả phiếu điều tra. 5.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tiến hành thực nghiệm sau đó xử lý số liệu. 6. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm: Từ 9-10/2023: Lập kế hoạch viết đề cương. Từ 10/2023-3/2024: Lên kế hoạch khảo sát, điều tra, thực nghiệm sư phạm. Từ 3-4/2024: Hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm. 7. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Đề tài xây dựng được một số hệ thống câu hỏi bài tập thực tiễn theo các chủ đề có tích hợp phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS) để xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ trong chương trình hóa 11. - Trong đề tài này chúng tôi hướng đến cách tiếp cận môn hóa bằng hình ảnh sinh động, bằng ngôn ngữ mới, bằng công cụ phần mềm hỗ trợ giúp học sinh phát huy được các khả năng tư duy sáng tạo, tư duy ngôn ngữ và năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. 3
  11. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài Trên cơ sở lược sử nghiên cứu vấn đề, phần cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi xin phép đưa ra các khái niệm, nội dung cơ bản của cơ sở lý luận như sau: 1.1.1.Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn 1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản về năng lực và năng lực chuyên biệt - Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. - Năng lực chuyên biệt: là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hẹp hơn của một hoạt động như toán học, thể thao… Như vậy, NL chuyên biệt là sản phẩm của một môn học cụ thể. NL chuyên biệt của môn Hoá học là: NL sử dụng ngôn ngữ hoá học; NL thực hành hoá học ; NL thực hành hoá học; NLPH&GQVĐ thông qua môn hoá học; NLVDKT hoá học vào cuộc sống. 1.1.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn Trong các năng lực chuyên biệt về môn Hoá học thì năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn là một trong những năng lực quan trọng cần được hình thành thành và phát triển trong dạy học hoá học ở trường phổ thông. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn là khả năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú,… để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn có liên quan đến hoá học. 1.1.1.3. Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn Cấu trúc của NLVDKT vào thực tiễn được hình thành bởi các tiêu chí và các hành vi trong bảng sau: Bảng 1. 1.Các tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn Các tiêu chí Biểu hiện hành vi - Phát hiện hoặc đề xuất được VĐTT cần giải quyết. 1. Xác định - Nhận ra được mâu thuẫn, nguyên nhân phát sinh của VĐTT. được VĐTT - Nêu được VĐTT cần giải quyết thành một số câu hỏi. 2. Nêu giả - Phân tích làm rõ nội dung của vấn đề. thiết khoa - Xác định được trọng tâm và đặt được các câu hỏi nghiên cứu học bằng kiến liên quan đến các liên tưởng, mối quan hệ. thức thực tiễn 4
  12. - Thiết lập được mối liên hệ giữa kiến thức đã biết và VĐTT cần giải quyết. - Đề xuất được giả thuyết giải quyết VĐTT. - Thu thập, lựa chọn, sắp xếp được những nội dung kiến thức, kĩ 3. Thu thập, năng liên quan đến VĐTT. huy động kiến - Sắp xếp được các nội dung kiến thức, kĩ năng liên quan đến thức liên quan VĐTT được một cách logic, khoa học làm cơ sở lí thuyết đề giải VĐTT quyết VĐTT. - Vận dụng được kiến thức hoá học và các môn học liên quan để đề xuất được phương pháp giải quyết vấn đề thích hợp. - Đề xuất được quy trình (các hoạt động hoặc chuỗi hoạt động) kĩ thuật giải quyết VĐTT. - Xác định được các điều kiện để thực hiện được được quy trình. 4. Giải quyết - Thực hiện được các hoạt động giải quyết VĐTT. VĐTT - Tiến hành các thao tác kĩ thuật theo đúng quy trình; sử dụng hợp lí, khéo léo cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với điều kiện thực tiễn. - Thu thập, trình bày thông tin, xử lí các thông tin thu được bằng phương pháp đặc thù. - Nêu được kết quả của quá trình giải quyết VĐTT. - Đối chiếu được kết quả giải quyết VĐTT với giả thuyết ban 5. Đề xuất đầu để đưa ra kết luận xác nhận hay phủ nhận giả thuyết. vấn đề mới, - Tổng kết, đánh giá, kết luận được vấn đề. báo cáo kết - Vận dụng được kiến thức vào giải quyết các VĐTT khác trong quả, rút ra kết cuộc sống. luận - Có thể đề xuất được các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các VĐTT khác liên quan. Trong dạy học Hoá học ở trường phổ thông, bài tập hoá học giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Bài tập hoá học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học, không chỉ cung cấp cho HS kiến thức, con đường dẫn đến kiến thức, mà còn đem lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của việc tìm ra đáp số. Có thể nói bài tập hoá học là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức; giúp học sinh rèn kĩ năng viết, kĩ năng tính toán theo công thức, kĩ năng thực hành và nhận biết. 1.1.2. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh 1.1.2.1. Bài tập định hướng phát triển năng lực Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập có vai trò quan trọng. Do vậy, bài tập định 5
  13. hướng năng lực được nghiên cứu và sử dụng trong việc xây dựng các bài kiểm tra đánh giá năng lực. Có thể hiểu bài tập định hướng phát triển năng lực là đồi hỏi người học phải vận dụng các hiểu biết riêng lẻ khác nhau để để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với tình huống cuộc sống. Các bài tập đều định hướng theo dạng câu hỏi gắn với thực tiễn. Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành năng lực, đồng thời là công cụ để GV và các cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học. Ngày nay bài tập mở có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực cho HS. Trong thực tiễn giáo dục hiện nay, các bài tập gắn với thực tiễn còn rất ít được quan tâm nên việc xây dựng và sử dụng chúng trong dạy học để phát triển năng lực HS là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người GV cần thực hiện. Vì vậy trong quá trình dạy học, người giáo viên cần biết xây dựng các bài tâp định hướng năng lực. Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng năng lực, có thể xây dựng bài tập định hướng năng lực theo các dạng: - Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực. - Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo. - Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi để giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. - Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn (bài tập thực tiễn): Các BTTT giải quyết những vấn đề gắn với bối cảnh và tình huống thực tiễn. Đây bài tập mở, tạo cơ hội cho HS có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. Trong nghiên cứu của mình chúng tôi chú trọng nhiều hơn đến dạng bài tập này. 1.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng bài tập Việc xây dựng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực HS. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học của các nội dung kiến thức hóa học và các môn khoa học khác có liên quan. - Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng HS cũng như các vấn đề thực tế. - Phải có tính hệ thống và đảm bảo logic sư phạm. 6
  14. 1.1.2.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bước 1. Lựa chọn đơn vị kiến thức, hiện tương, bối cảnh/tình huống thực tiễn có liên quan. Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức, xây dựng mâu thuẫn nhận từ bối cảnh /tình huống lựa chọn và xác định các điều kiện(kiến thức, kĩ năng,…) cần thiết để giải quyết mâu thuẫn này. Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu. Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra thử. Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện bài tập. 1.1.3. Sử dụng phổ IR, MS để lập CTPT, CTCT của hợp chất hoá hữu cơ nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 1.1.3.1. Vai trò của việc sử dụng phổ IR, MS trong lập CTPT, CTCT. Phổ IR và phổ MS là hai công cụ phân tích quan trọng trong hóa học hữu cơ, đặc biệt hữu ích cho việc xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ. Việc kết hợp sử dụng hai phương pháp này giúp nâng cao độ chính xác và hiệu quả trong quá trình xác định cấu trúc của hợp chất. - Phổ IR: Cung cấp thông tin về các nhóm chức nằm trong trong phân tử; Xác định vị trí liên kết đôi; Phân biệt các đồng phân . - Phổ MS: Cung cấp thông tin về khối lượng phân tử và thành phần nguyên tố của phân tử; Xác định đồng vị. 1.1.3.2. ý nghĩa sử dụng phổ IR, MS trong lập CTPT, CTCT - Độ chính xác cao: Việc kết hợp hai phương pháp cho phép xác định công thức phân tử và cấu trúc của hợp chất với độ chính xác cao hơn so với chỉ sử dụng một phương pháp. - Hiệu quả: Phân tích phổ IR và MS thường nhanh chóng và dễ dàng thực hiện. - Ứng dụng rộng rãi: Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau. - Học cách sử dụng phần mềm phân tích phổ IR và MS: Hiểu biết cách sử dụng các phần mềm này giúp phân tích dữ liệu phổ một cách hiệu quả. - Luyện tập phân tích các phổ IR và MS của các hợp chất hữu cơ đơn giản: Việc luyện tập thường xuyên giúp nâng cao kỹ năng phân tích và giải thích phổ. - Áp dụng kiến thức vào các vấn đề thực tế: Tham gia vào các dự án nghiên cứu hoặc thực tập trong lĩnh vực hóa học hữu cơ để áp dụng kiến thức về phổ IR và MS vào việc giải quyết các vấn đề thực tế. 7
  15. Phổ IR và MS là những công cụ phân tích mạnh mẽ trong hóa học hữu cơ, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định công thức phân tử và cấu trúc của hợp chất hữu cơ. Việc kết hợp sử dụng hai phương pháp này giúp nâng cao độ chính xác và hiệu quả trong quá trình xác định cấu trúc của hợp chất. Hơn nữa, việc học cách sử dụng và áp dụng các phương pháp này vào thực tiễn giúp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển của bản thân và ngành hóa học. Một trong những yếu tố hội nhập giáo dục quốc tế thành công là học sinh sau khi hoàn thành khóa học có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Do đó, ngay từ cấp Trung học phổ thông, việc dạy cho học sinh biết vận dụng những kiến thức hóa học vào thực tiễn là rất cần thiêt. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài Để đánh giá thực trạng sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ trong giảng dạy Hóa học 11. Xác định hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập sử dụng phổ IR, MS trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. Chúng tôi đã sử dụng phiếu Điều tra về thực trạng sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ Hóa 11 trong dạy học môn hóa học THPT, sau khi thống kê kết quả mục 1 của phiếu thăm dò ý kiến GV và học sinh. Kết quả như sau: Bảng 1. 2. Kết quả thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ Hóa 11 trong dạy học môn Hóa học hiện nay. Kết quả Vấn đề hỏi Câu trả lời SL TL % Không 0 0,00 1. Thầy cô đã sử dụng phổ IR, Rất ít khi 10 33,33 MS trong giảng dạy Hóa học 11 Thỉnh thoảng 15 50,00 chưa? Thường xuyên 5 16,67 Xác định CTPT, CTCT hợp chất 14 46,67 hữu cơ. 2. Thầy cô sử dụng phổ IR, MS Giảng dạy kiến thức về phổ IR, cho mục đích gì? 11 36,67 MS. Ứng dụng trong thực tế 5 16,67 Mục đích khác 0 0,00 Bài giảng trên lớp. 10 33,33 3. Thầy cô thường sử dụng phổ Bài tập trong lớp. 10 33,33 IR, MS trong các hoạt động nào? Bài tập về nhà. 5 16,67 Đề thi học kỳ. 5 16,67 8
  16. 4. Theo thầy cô, việc sử dụng Rất hiệu quả 15 50 phổ IR, MS có hiệu quả trong Hiệu quả 10 33,33 việc phát triển năng lực vận Ít hiệu quả 4 13,33 dụng kiến thức vào thực tiễn của Không hiệu quả 1 3,33 học sinh không? Khó khăn về kiến thức chuyên 5. Thầy cô gặp những khó khăn 18 60,00 môn. gì khi sử dụng phổ IR, MS trong Khó khăn về trang thiết bị. 2 6,67 giảng dạy? Khó khăn về tài liệu. 7 23,33 Khó khăn khác 3 10,00 6. Thầy cô có thường xuyên sử Thường xuyên 5 16,67 dụng bài tập vận dụng thực tiễn Thỉnh thoảng 10 33,33 kết hợp với sử dụng phổ IR và MS trong môn Hóa học hữu cơ Ít khi 13 43,33 không? Không bao giờ 2 6,67 7. Thầy cô đánh giá mức độ Rất hiệu quả 13 43,33 hiệu quả của việc sử dụng bài Hiệu quả 12 40,00 tập vận dụng thực tiễn kết hợp với sử dụng phổ IR và MS trong Ít hiệu quả 3 10,00 việc giúp HS học tập môn Hóa học hữu cơ như thế nào? Không hiệu quả 2 6,67 Giải thích các hiện tượng thực 5 16,67 8. Dạng bài tập vận dụng thực tiễn liên quan đến hóa học hữu cơ tiễn kết hợp với sử dụng phổ IR Phân tích thành phần và cấu tạo 7 23,33 và MS nào thầy cô thấy hữu ích của các hợp chất hữu cơ nhất trong việc dạy học môn Giải quyết các vấn đề thực tiễn 7 23,33 Hóa học hữu cơ? liên quan đến hóa học hữu cơ Tất cả các dạng trên 11 36,67 9. Theo thầy cô, việc sử dụng bài Rất hứng thú 12 40,00 tập vận dụng thực tiễn kết hợp Hứng thú 14 46,67 với sử dụng phổ IR và MS có giúp HS hứng thú hơn với môn Ít hứng thú 3 10,00 Hóa học hữu cơ hay không? Không hứng thú 1 3,33 10. Thầy cô có đề xuất gì để việc sử dụng bài tập vận dụng thực tiễn kết hợp với sử dụng phổ IR và MS hiệu quả hơn? Thông qua kết quả thăm dò ý kiến GV cùng với việc dự giờ thăm lớp, tham khảo giáo án của GV có thể thấy tình trạng sử dụng IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ trong dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 là: hầu hết các GV đã có sử dụng. Đồng thời GV đã nhận thấy được sự cần thiết và rất cần thiết của việc sử dụng IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong bộ môn hóa học THPT. Tuy vậy, trong thực tiễn thì việc sử dụng IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ trong dạy học 9
  17. chưa thật sự nhiều và có ít hiệu quả thông qua bảng thăm dò trên. Qua bảng thống kê số liệu thăm dò ý kiến của 30 GV bộ môn hóa học của các trường THPT trên địa bàn và một số nơi khác cho thấy số lượng giáo viên thường xuyên sử dụng sử dụng IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ trong dạy học còn ít, nguyên nhân chủ yếu là nhiều giáo viên chưa thực sự thành thạo và đầu tư để tìm hiểu và các tài liệu còn chưa phổ biến, chưa phong phú, và khi sử dụng không hợp lí sẽ dẫn đến việc bị loãng kiến thức, nhiễu thông tin và còn tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh. Thực trạng sử dụng phổ IR, MS trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh thông qua hoạt động dạy học hóa học ở trường THPT, kết hợp với việc phỏng vẩn để tìm hiểu lí do trả lời của một số học sinh thì chúng tôi đã có kết quả và kết luận như sau: Khảo sát trên 7 lớp tổng số học sinh 282 HS. Bảng 1. 3. Bảng hỏi học sinh về tình hình học môn hóa 11 Kết quả Vấn đề hỏi Câu trả lời SL TL % 1. Em thường được làm các bài tập có liên Thường xuyên 45 15,96 quan đến phổ IR, MS trong môn Hóa học 11 Không thường xuyên 120 42,55 chưa? Rất ít khi 107 37,94 Không 10 3,55 Rất hữu ích 125 44,33 2. Em có thấy việc học về phổ IR, MS hữu Hữu ích 88 31,21 ích không? Ít hữu ích 45 15,96 Không hữu ích 34 12,06 Thường xuyên 67 23,76 3. Em có sử dụng kiến thức về phổ IR, MS Đôi khi 58 20,57 để giải bài tập hay không? Ít khi 86 30,50 Không bao giờ 71 25,18 4. Em có hứng thú hơn trong việc học hóa Rất hứng thú 136 48,23 khi sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, Hứng thú 92 32,62 CTCT hợp chất hữu cơ không? Ít hứng thú 34 12,06 Không hứng thú 20 7,09 Thông qua kết quả điều tra cho thấy, việc sử dụng IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ trong dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 cho HS trong DHHH hiện nay còn nhiều hạn chế. 1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng Sau khi điều tra về nguyên nhân thực trạng dạy và học của GV và HS trên địa bàn và một số trường lân cận. Kết quả thống kê như sau: 10
  18. Bảng 1. 4. Kết quả điều tra GV vể những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy học về xác định CTPT và CTCT hợp chất hữu cơ dựa vào phổ IR và MS để phát triển NLVDKTVTT cho HS Mức độ Khó khăn Có Không Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. 30% 70% Không có đủ thời gian 25% 75% GV chưa am hiểu kiến thức và kỹ năng về việc xác định phổ IR 89% 11% và MS Chưa có hệ thống câu hỏi bài tập về thực tiễn có sử dụng phổ IR 83% 17% và MS. Hạn chế về tài liệu 45% 55% Như vậy, có thể thấy khó khăn chủ yếu GV gặp phải trong quá trình DHHH đó là việc GV chưa am hiểu kiến thức và kỹ năng về việc xác định phổ IR và MS và chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi bài tập về thực tiễn có sử dụng phổ IR và MS. 100% số GV tham gia cuộc điều tra đã khẳng định rằng đây là khó khăn chủ yếu của họ trong quá trình dạy học phát triển NLVDKTVTT cho HS trong DHHH. Bảng 1. 5. Kết quả điều tra HS vể những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển NLVDKTVTT cho HS trong học tập môn Hóa học Mức độ Khó khăn Có Không Không có đủ thời gian 56,8% 43,2% Kiến thức mới, trừu tượng chưa tiếp cận được 83,0% 17,0% Chưa được GV hướng dẫn đúng cách hiệu quả. 87,0 % 13,0% Hạn chế về tài liệu 54,0% 46,0% Như vậy, có thể thấy khó khăn chủ yếu HS gặp phải trong quá trình học tập nói chung đó là kiến thức của phổ còn mới mẻ, tài liệu chưa phổ biến, giáo viên cũng chưa thật sự quan tâm nhiều về việc sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ. 100% số HS tham gia cuộc điều tra đã khẳng định rằng đây là khó khăn chủ yếu của họ trong quá trình học tập phát triển NLVDKTVTT trong môn hóa học. Từ các phiếu khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, các em đã có ý thức tiếp cận chương trình học mới, biết tìm kiếm thông tin đa chiều, biết sử dụng công nghệ thông tin khá tốt, bên cạnh đó còn nhiều em chưa thật sự tiếp cận được chương trình mới, kiến thức mới, chưa tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn.Vì vậy làm cho việc học môn hóa học theo chương trình mới cũng gặp không ít khó khăn với phần đa các em, và các em cũng chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của bộ môn hoá học nên cũng không tập trung chú ý, làm cho các em mất dần niềm yêu thích môn hóa học. 11
  19. 1.3. Hình thành giả thuyết khoa học và đề xuất giải pháp. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng về sử dụng sử dụng phổ IR, MS để xác định CTPT, CTCT hợp chất hữu cơ trong các bài tập thực tiễn trong dạy học môn Hóa học hiện nay, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các giải pháp như sau: - Giải pháp 1: Giúp học sinh tiếp cận làm quen việc sử dụng phổ IR và MS để xác định CTPT và CTCT trong chương trình 2018 mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của thực tế. Bên cạnh đó qua các bài tập thực tiễn các em có thể đặt ra các câu hỏi, từ đó giáo viên nêu vấn đề và đi vào bài học, kích thích sự tò mò, ham học hỏi của hoc sinh. - Giải pháp 2: Sử dụng các bài tập về thực tiễn kết hợp sử dụng phổ IR và MS linh hoạt, phù hợp trong dạy học giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Ở giải pháp này chúng tôi muốn sử dụng đa dạng các bài tập thực tiễn trong dạy học không chỉ ở chương trình hóa hữu cơ 11 mà các em có thể vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề trong thực tế làm việc nghiên cứu sau này. - Giải pháp 3: Sử dụng các bài tập về thực tiễn trong dạy học giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn kết hợp cùng các hình vẽ có sẵn để thiết kế các bài giảng điện tử. Sau khi khảo sát trên Google Form ta có kết quả dưới bảng sau. Kết quả đánh giá dựa trên số tiêu chí “có” để cho điểm, mỗi tiêu chí “có” tương ứng với 1 điểm. Căn cứ vào số điểm thu được để xếp loại mức độ đạt được nhóm kỹ năng này thành các mức độ (MĐ) như sau: MĐ1(Không cấp thiết) = 1 điểm; MĐ2(Ít cấp thiết) = 2 điểm; MĐ3(Cấp thiết) = 3 điểm. MĐ4(Rất cấp thiết)= 4 điểm. https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScH8xkJ3VD_TgGbHHUOv0M7c_- c213AVUunyCibsSnSFqhf2g/viewform?usp=sf_link Bảng 1. 6. Đánh giá của GV về mức độ cấp thiết của việc phát triển NLVDKTVTT của học sinh thông qua các giải pháp. TT Giải pháp MĐ 1 MĐ2 MĐ 3 MĐ 4 Điểm TB Mức đạt 3 1 GP1 1 3 11 15 3,33 (Cấp thiết) 3 2 GP2 2 4 9 15 3,23 (cấp thiết) 2 3 GP3 10 15 5 0 1,83 (ít cấp thiết) 12
  20. Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra những nhận xét: đa số các giáo viên đều cho rằng việc sử dụng các giải pháp 1, 2 là cấp thiết, chúng tôi đi đến quyết định lựa chọn 2 giải pháp 1, 2 cùng để thiết kế các bài tập giao nhiệm vụ học tập và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. 1.4. Tiểu kết Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học môn Hóa học ở trường THPT chúng tôi nhận thấy: - Đa số GV đã sử dụng các phương pháp tích cực vào dạy học Hóa học ở trường THPT, trong quá trình giảng dạy, GV đã phối hợp, lựa chọn các PPDH, KTDH một cách hợp lý vào tổ chức các hoạt động dạy học. Đồng thời, GV đã chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực cho học sinh THPT. Tuy nhiên, việc GV sử dụng các bài tập về thực tiễn kết hợp sử dụng phổ IR và MS phù hợp trong dạy học giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn mới chỉ dừng lại ở mức độ chưa thường xuyên. Và chương trình mới đòi hỏi giáo viên chúng ta cần linh hoạt cần thay đổi nhiều hơn để cập nhật được xu hướng đổi mới hiện nay trong việc hội nhập toàn cầu. Trong khi đó, việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực cho học sinh cần diễn ra thường xuyên và liên tục. Đồng thời, để rèn luyện các kĩ năng và năng lực cho học sinh cũng cần lựa chọn các PPDH và KTDH kết hợp với việc xây dựng nội dung, chủ đề phù hợp để tiến hành tổ chức các hình thức dạy học phù hợp, qua đó mang lại hiệu quả thực sự. - Trong thực tế, việc xây dựng các dạng bài tập thực tiễn để giao cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà hoặc ở lớp cho các chủ đề cần trình bày báo cáo nhằm tăng cường kĩ năng giải quyết vấn đề, tìm tòi qua đó phát triển năng VDKTVTT cho học sinh THPT thông qua dạy học hóa học vẫn còn mang tính hình thức, còn mang tính ép buộc. Việc thiết kế các nhiệm vụ học tập để chuẩn bị cho bài học còn cứng nhắc, rập khuôn theo nội dung được trình bày ở sách giáo khoa, không vận dụng vào thực tiễn cũng chính vì thế mà việc rèn luyện các kĩ năng chuyên biệt đặc thù hóa học cho HS còn nhiều hạn chế, nhất là việc rèn luyện kĩ năng tự tìm kiếm tài liệu và kĩ năng vận dụng kiến thức, đây là 2 kĩ năng được rèn luyện rất hiệu quả thông qua việc học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn giải quyết nhiệm vụ được giao. - Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, thông qua đề tài này chúng tôi muốn xây dựng một hệ thống câu hỏi bài tập thực tiễn có sử dụng phổ IR và MS để xác định CTPT và CTCT hợp chất hữu cơ phù hợp với năng lực của mỗi học sinh, và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống giới thiệu đến quý thầy cô cũng như học sinh một số phương pháp tiếp cận với phổ IR và MS trong dạy học hóa học hữu cơ một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Từ đó xây dựng nên các chủ đề dạy học phong phú sống động về hình thức cũng như nội dung, kích thích sự sáng tạo, phát triển năng lực VDKTVTT của học sinh. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2