intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên trong dạy học hóa học lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:54

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu và đề xuất hệ thống bài tập tích hợp các bộ môn khoa học tự nhiên trong dạy học hóa học lớp 10 THPT, góp phần đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV và nhu cầu học tập của HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên trong dạy học hóa học lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

  1. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29­NQ/TW  với mục tiêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện  đại phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ  năng của   người học. Dạy học tích hợp là định hướng về  nội dung và phương pháp dạy học,  trong đó GV tổ  chức hướng dẫn để  HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng   thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Thông qua đó  hình thành những kiến thức mới, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần   thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Trong số  các môn học  ở  trường phổ  thông, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí là  những môn học có nhiều nội dung liên môn, xuyên môn, nội môn. Việc tích hợp các  môn khoa học tự nhiên nói trên thành các chủ đề dạy học tự chọn là dễ dàng thực hiện   được, thành hệ  thống câu hỏi tích hợp các bộ  môn khoa học tự  nhiên trong dạy học   Hóa học. Thực trạng giáo dục phổ  thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc điểm cơ  bản của   giáo dục là định hướng nội dung, chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học   theo các môn học đã được qui định trong chương trình dạy học. Những nội dung của   môn học này đều có thể tích hợp được thành các chuyên đề tự chọn cho mỗi lĩnh vực   trong dạy học. Người dạy chỉ  chú trọng việc trang bị  cho HS hệ thống tri thức khoa   học khách quan về  nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú trọng đầy đủ  đến chủ  thể  người học cũng như  đến khả  năng  ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống   thực tiễn. Xuất phát từ  lí do trên chúng tôi đã chọn đề  tài:  “Xây dựng hệ  thống bài   tập tích hợp các môn khoa học tự  nhiên trong dạy học hóa học lớp 10 THPT theo   định hướng phát triển năng lực học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề  xuất hệ  thống bài tập tích hợp các bộ  môn khoa học tự  nhiên  trong dạy học hóa học lớp 10 THPT, góp phần đáp ứng nhu cầu giảng dạy của GV và   nhu cầu học tập của HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng tích hợp  hiện nay. ­ Nghiên cứu tác dụng của tích hợp trong dạy học hóa học. ­ Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp các bộ môn khoa học tự nhiên trong dạy học  hóa học lớp 10 THPT. ­ Đề xuất hệ thống bài tập tích hợp liên môn giữa hóa học với các môn khoa học tự  nhiên. ­ Điều tra thực tiễn dạy và học theo hướng tích hợp liên môn. 4. Đóng góp mới của đề tài ­ Về cơ sở lí luận: Nghiên cứu cơ sở dạy học tích hợp và các khái niệm liên quan. ­ Về thực tiễn: Đề xuất hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên trong  dạy học hóa học lớp 10 THPT 1                                                                                    
  2. ­ Vận dụng hệ thống bài tập tích hợp trong các tình huống dạy học cụ thể. PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Quan điểm về tích hợp 1.1.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố,  nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để  giải quyết,  làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở HS những năng lực  giải quyết hiệu quả  các tình huống thực tiễn dựa trên sự  huy động nội dung, kiến   thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để  mỗi HS biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh   mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một   người lao động có năng lực.  1.1.2. Các hoạt động tích hợp cơ bản trong dạy học 1.1.2.1. Tích hợp đa môn 1.1.2.2. Tích hợp liên môn 1.1.2.3. Tích hợp xuyên môn 1.1.2.4. Tích hợp nội môn 1.2. Mối quan hệ giữa Hóa học và các bộ môn khoa học tự nhiên khác Mối liên hệ liên môn của Hoá học với các môn học khác là sự phản ánh mối liên hệ  tác động qua lại của Hoá học với các khoa học tự nhiên vào trong nội dung và phương  pháp dạy học của Hoá học nhằm đảm bảo hình thành những hiểu biết nhất quán và  toàn diện về tự nhiên. 1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 1.3.1. Khái niệm năng lực Năng lực là những thuộc tính tâm lý riêng của cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà   con người hoàn thành tốt đẹp một loạt hoạt động nào đó, mặc dù bỏ ra ít sức lao động   nhưng vẫn đạt kết quả cao. 1.3.2. Các năng lực chung 1.3.2.1. Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân * Năng lực tự học * Năng lực giải quyết vấn đề * Năng lực tư duy * Năng lực tự quản lí 1.3.2.2. Nhóm năng lực quan hệ xã hội * Năng lực giao tiếp * Năng lực hợp tác 1.3.2.3. Nhóm năng lực công cụ * Năng lực sử dụng công nghệ thông tin ICT * Năng lực sử dụng ngôn ngữ 2                                                                                    
  3. * Năng lực tính toán 1.3.3. Các năng lực chuyên biệt 1.3.3.1. Năng lực tư duy hóa học        1.3.3.2. Năng lực thực hành thí nghiệm 1.3.3.3. Năng lực thực tiễn 1.4. Vận dụng quan điểm DHTH các môn khoa học tự  nhiên trong dạy học hóa   học theo định hướng tiếp cận năng lực HS 1.4.1. Nguyên tắc 1.4.1.1. Không phải phép cộng thuần túy các môn học 1.4.1.2.  Không ôm đồm, chồng chéo kiến thức 1.4.1.3.  Dễ trước, khó sau 1.4.1.4.  Ưu tiên phát triển năng lực cho học sinh 1.4.1.5. Luôn trả lời câu hỏi “học sinh được hưởng lợi gì khi tích hợp?” 1.4.2. Tổ chức thực hiện 1.4.2.1. Điều kiện cần và đủ để dạy học tích hợp đạt hiệu quả a) Cơ sở vật chất ­ Về khuôn viên trường học đủ  rộng theo quy định. Phòng học, bàn ghế, ánh sáng,   đảm bảo đạt yêu cầu. ­ Có đầy đủ phòng thực hành thí nghiệm và được trang bị đầy đủ theo danh mục tối   thiểu của Bộ GD và ĐT. ­ Có hệ thống phòng chức năng như: Phòng sinh hoạt của các tổ chuyên môn, phòng  nghe nhìn, phòng sinh hoạt tập thể, phòng đọc, phòng thư viện, phòng y tế... Đảm bảo  chất lượng. ­ Có hệ thống sân chơi, bãi tập, khuôn viên trải ngiệm sáng tạo cho HS. ­ Cơ  cấu phân bố  HS trong các lớp học có sĩ số  phù hợp, phân hóa đối tượng HS   theo năng lực học tập. b) Chuẩn bị của GV và HS * Đối với GV ­ Giáo viên cần thay đổi hệ thống quan niệm, chuyển từ dạy học truyền thống sang   DHTH  ­ Giáo viên cần được bồi dưỡng thêm kiến thức liên ngành, bổ sung kiến thức giao   thoa giữa các môn học và chuyên môn nghiệp vụ.  ­ Giáo viên cần phải trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng học tập.  ­ Giáo viên cần phải có đầy đủ các kỹ năng trong việc hỗ trợ nhóm nhỏ học tập.  ­ Xây dựng kế  hoạch, nội dung, các chủ   đề, các dạng bài dạy có thể  áp dụng  DHTH, biên soạn hệ thống các bài tập tích hợp sử dụng cho quá trình DHTH. ­ Giáo viên cần xác định việc chuyển đổi thức đánh giá HS từ phương thức đánh giá   truyền thống sang thức đánh giá dùng cho DHTH như ra đề thi, chấm thi, đánh giá và   kiểm tra sự tiến bộ của HS.  3                                                                                    
  4. ­ Giáo viên các nhà quản trị  và hội đồng nhà trường cần phải định hướng để  các   nguồn lực cần thiết và hỗ trợ liên tục có thể được cung cấp cho các GV.  ­ Giáo viên có trách nhiệm, kế  hoạch và thực hiện chiến lược tuyên truyền trong   cộng đồng và phụ huynh về mô hình giáo dục đổi mới phương pháp theo DHTH tiếp   cận năng lực HS đang và sẽ được sử dụng. * Đối với HS ­ Học sinh cần thay đổi quan niệm truyền thống sang DHTH ­ Học sinh cần được có vốn kiến thức khá vững vàng giữa các môn học và tìm được  mối liên hệ  hữu cơ  giữa các môn học đó, vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết  các vấn đề cụ thể.  ­ Học sinh cần có cái nhìn tổng thể  về  thế  giới xung quanh, tìm các hướng khác   nhau mà có thể giải quyết được vấn đề, đưa nội dung của vấn đề  áp dụng vào thực   tiển cuộc sống. ­ Học sinh cần phải có kỹ năng, năng lực trong việc hỗ trợ nhóm như năng lực giao   tiếp, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.v.v  ­ Tăng cường sưu tầm, giải quyết các bài tập theo hướng tích hợp liên môn. ­ Học sinh cần làm quen với việc đánh giá, kiểm tra, thi cử theo hướng tích hợp. ­ Hình thành các ký năng sống tích cực cho bản thân, cho cộng đồng xung quanh. ­ Có trách nhiệm tuyên truyền sâu rộng về  các nội dung, kiến thức, các  ứng dụng   thiết thực của vấn đề được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tìm ra các giải pháp   hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực hoặc hạn chế  tiêu cực của vấn đề  đã đề  cập   đến.   1.4.2.2. Quy trình thực hiện Bước 1: Đối với các cấp quản lý, các nhà hoạch định chiến lược + Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về  DHTH, bồi dưỡng và   nâng cao năng lực cho đội ngũ GV để đáp ứng được yêu cầu học tập tích hợp.  + Thiết kế lại chương trình đào tạo GV trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến   nội dung, phương pháp để  chuẩn bị  năng lực cho đội ngũ GV khi thực hiện chương   trình DHTH.  + Thiết kế lại nội dung chương trình SGK các môn học theo hướng tích hợp. Đổi   mới cách thức tổ  chức quản lý trong nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng   tích hợp.  + Đưa ra các tiêu chí về cơ sở vất chất, thiết bị dạy học tối thiểu cần thiết để các   cơ  sở  giáo dục thực hiện được đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp  môn học.  + Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương án  khác nhau để có thể triển khai một cách phù hợp cho thực tiễn Việt Nam. Bước 2: Đối với các cơ sở giáo dục. + Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo hệ  thống  GV có đủ  trình độ, năng năng  lực đáp ứng được yêu cầu khi thực hiện chương trình DHTH. 4                                                                                    
  5. + Rà soát lại kế hoạc dạy học (phân phối chương trình), chuẩn kiến thức kỷ năng   để xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp cụ thể. + Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng được DHTH. + Chỉ  đạo, đôn đốc, kiểm tra chất lượng các buổi sinh hoạt tổ  nhóm chuyên môn  bàn về DHTH. + Tham gia quản lí, chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc đánh giá năng lực học sinh theo định hướng phát triển năng lực. + Có ý kiến phản hồi, góp ý với các nhà quản lý giáo dục cấp cao hơn về các hạn   chế, bất cập của đơn vị mình khi triển khai thực hiện chương trình DHTH. Bước 3: Đối với GV +  Tăng cường công tác tự  học, tự  bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ  chuyên  môn và nghiệp vụ.  + Không ngừng trao đổi học hỏi kinh nghiệm, kiến thức ở các lĩnh vực khác từ đồng   nghiệp, từ các tài liệu tham khảo hay ở trên các trang mạng. + Từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng DHTH. + Cùng với nhà trường xây dựng chương trình đánh giá năng lực học sinh theo   hướng DHTH. + Khích lệ  sự  sáng tạo làm các đồ  dùng, mô hình, các chương trình phục vụ  cho   DHTH. Bước 4: Đối với học sinh + Hình thành thói quen học tập theo phương pháp mới cho HS. + Thành lập các tổ nhóm HS theo năng lực sẵn có của bản thân, xây dựng kế hoạch,   nội quy hoạt động của cả nhóm.  + Bầu ra các trưởng nhóm, các ban cán sự  theo giỏi chung và theo giỏi, đánh giá   trong từng nhóm. + Rèn luyện các kỷ năng cơ bản như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ   năng tự quản lý, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tính toán, kĩ năng sống.v.v Bước 5: Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm + Sau mỗi chủ đề, bài dạy thực hiện theo hướng DHTH các tổ, nhóm chuyên môn  họp phân tích, đánh giá hiệu quả, đúc rút kinh nghiệm. + Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhà trường, các cơ  sở  giáo dục cần đánh giá hiệu  quả, đúc rút kinh nghiệm của các tổ, nhóm chuyên môn đã triển khai DHTH. + Tổ chức hội nghị tổng kết toàn trường về công tác DHTH trong năm học qua. 2. XÂY DỰNG HỆ  THỐNG BÀI TẬP TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ  NHIÊN TRONG DẠY HỌC HÓA  HỌC 10 THEO  ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN  NĂNG LỰC HỌC SINH 2.1. Cơ sở và nguyên tắc biên soạn hệ thống bài tập tích hợp GV cần phải xác định được, đúng địa chỉ tích hợp, các môn được tích hợp, kiến thức   tích hợp từ đó mới lập ra được quy trình DHTH, và biên soạn và sử dụng hệ thống bài   tập tích hợp các môn có liên quan. Tìm tòi, nghiên cứu kiến thức ở các bộ môn tích hợp  một cách nghiêm túc để  giải thích, lập luận logic, khoa học cho các dạng câu hỏi bài  tập tích hợp. 5                                                                                    
  6.  Chương Địa   chỉ                     Nội dung tích hợp Kiểu   tích  tích hợp hợp Vật lí ­ Sử  dụng các công thức Vật lí về  lực, phản   Liên môn,  Nguyên tử ứng hạt nhân, phóng xạ. Đa môn Sinh  ­Ứng dụng của đồng vị, phóng xạ trong việc  Nội môn Học xác định, tiêu diệt các tế bào ung thư. Địa lí ­ Địa chất, khí quyển, thủy quyển, tài nguyên,  môi trường, phát triển kinh tế Vật lí ­ Khả  năng hòa tan, thẩm thấu, bay hơi, tỏa  Liên môn,  nhiệt, thu nhiệt, sức căng mặt ngoài Đa môn Halogen Sinh  ­ Quá trình trao đổi chất, tế bào, vi khuẩn, đa  Nội môn Học dạng sinh học, tính chất sinh hóa Địa lí ­ Địa chất, khí quyển, thủy quyển, tài nguyên,  môi trường, phát triển kinh tế Vật lí ­ Khả  năng hòa tan, thẩm thấu, bay hơi, tỏa  Liên môn,  Oxi nhiệt, thu nhiệt, tỉ khối chất khí Đa môn Lưu  Sinh  ­ Quá trình trao đổi chất, tế bào, vi khuẩn, đa  Nội môn huỳnh Học dạng sinh học, tính chất sinh hóa Địa lí ­ Địa chất, khí quyển, thủy quyển, tài nguyên,  môi trường, phát triển kinh tế,  2.2. Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp. 2.2.1. Bài tập định tính 2.2.1.1. Cách biên soạn. Để biên soạn và sử dụng có hiệu quả các bại tập tích hợp GV cần phải dựa trên các   nguyên tắc đã xây dựng. Các bài tập tích hợp phải có tính bao quát nội dung kiến thức   tích hợp, thống nhất nội dung kiến thức của các bộ  môn liên quan. Các bài tập tích  hợp đó có tác dụng hình thành và phát triển những năng lực gì ở HS. Để biên soạn một bài tập tích hợp chúng ta có thể sử dụng theo sơ đồ sau: Phân tích các bộ môn liên quan                                    Hình thành các năng lực  Sau khi xác định được các bước trong nguyên tắc biên soạn các bài tập tích hợp chúng  ta tiếp tục xác định mục tiêu, tác dụng, ứng dụng của bài tập trong đời sống thực tiễn   qua sơ đồ sau: 6                                                                                    
  7. 2.2.1.2. Áp dụng                                            BÀI TẬP CHƯƠNG NGUYÊN TỬ Khi dạy ở chương này có rất nhiều kiến thức khá trừu tượng mà ở đó HS rất nhiều   khó khăn khi tiếp cận với kiến thức nếu chúng ta không sử dụng các kiến thức ở các  bộ môn khác để làm rõ cho HS hiểu rõ bản chất của vấn đề. Với chương này chúng ta chủ yếu vận dụng các kiến thức của bộ môn Vật lý. Ví dụ  1.   Sự  tìm ra hạt electron? Tại sao biết được hạt electron mang điện tích   âm? 1. Phân tích những kiến thức liên môn a) Về hóa học Vỏ  nguyên tử  được cấu tạo bởi các hạt electron. Các hạt electron mang điện tích   âm.  b)Về vật lí Nhờ  vào nghiên cứu của nhà bác học người Anh J.J Thomson nghiên cứu sự phóng  điện giữa hai điện cực có hiệu điện thế  15 kV, đặt trong  ống chân không kết quả  nhận được: ­  Màn huỳnh quang trong ống phát sáng. ­  Làm quay chong chóng trên đường đi của nó. ­  Nó truyền thẳng khi không có tác dụng của điện trường. ­  Nó bị lệch hướng khi đặt trong điện trường. Khi giảng dạy phần này một yêu cầu đặt ra là GV phải biết vận dụng các kiến thức   về bộ môn vật lý để giải thích cho HS một cách thấu đáo. ­ Màn huỳnh quang trong ống phát sáng là vì các hạt electron đập vào màn chứa bột   huỳnh quang.  ­ Làm quay chong chóng trên đường đi của nó chứng tỏ  đã có chùm hạt có khối   lượng đập vào các cánh quạt theo một chiều nhất định. ­  Nó truyền thẳng khi không có tác dụng của điện trường nhưng bị lệch hướng khi   đặt trong điện trường, chứng tỏ nó có mang điện tích. Và kết quả  là lệch gần khi ta   đặt gần một điện trường mang cực dương và ngược lại nó lệch ra xa khi ta đặt gần  một điện trường mang cực âm. Từ đó kết luận nó mang điện tích âm. 2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập a) Tư duy + Nhớ: Thí nghiệm tìm ra hạt electron, hạt electron mang điện tích âm. + Hiểu: Do mang điện tích nên hạt electron chịu sự tác động của điện trường. + Vận dụng: Cùng điện tích thì đẩy nhau, khác dấu điện tích thì hút nhau. b) Kĩ năng + Vận dụng được kiến thức bộ  môn Vật lí trong quá trình nhận thức được kiến  thức mới. + Giải thích được lực tương tác giữa các điện tích. + Rèn luyện kĩ năng tư duy mô phỏng thí nghiệm. 7                                                                                    
  8. c) Thái độ.  + Nhận thức được vai trò bộ môn Vật lý với bộ môn hóa học và các hiện tượng tự  nhiên liên quan đến điện trường, từ trường.  Ví dụ  2. Các electron chuyển động với một vận tốc vô cùng lớn trong không gian   xung quanh hạt nhân nguyên tử. Tại sao hạt electron không bị  bay ra ngoài? Hạt   eletron mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Tại sao hạt   electron không bị hạt nhân hút bay thẳng vào hạt nhân? 1. Phân tích những kiến thức liên môn b) Về hóa học Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản: ­ Hạt proton (P) mang điện tích dương. ­ Hạt nơtron (N) không mang điện. ­ Hạt electron (e) mang điện tích âm. ­ Các hạt electron luôn luôn chuyển động với một vận tốc vô cùng lớn xung quanh   hạt nhân nguyên tử. b) Về vật lí Các electron chuyển động với một vận tốc vô cùng lớn trong không gian xung quanh  hạt nhân nguyên tử. Hạt eletron mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích  dương như vậy các electron được hút vào bởi tổng 2 lực:         Lực hút tĩnh điện giữa 2 điện tích     F = k.        Lực hấp dẫn giữa 2 hạt có khối lượng      F = G Và đặc biệt quan trọng là chúng không bay vào hạt nhân được là nhờ cân bằng với lực   li tâm.         Lực li tâm:             =      Do vị trí của nó càng dễ  xác định hơn, động năng của nó lúc này lại trở  nên bất   định, động năng của điện tử tăng lên một cách nhanh chóng, hơn là thế năng của nó để  rơi vào hạt nhân, vì vậy nó bị bật lại tới quỹ đạo thấp nhất, tương ứng với n = 1. 2.Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập: a) Tư duy + Nhớ: Các electron luôn luôn chuyển động trong một vùng không gian xung quanh  hạt nhân với một vận tốc vô cùng lớn.  + Hiểu: Sự tồn tại các electron trong không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử là  do ở đó mức năng lượng thấp nhất. + Vận dụng:  Vận dụng các công thức của bộ môn Vật lí như:        Lực hút tĩnh điện giữa 2 điện tích     F = k.        Lực hấp dẫn giữa 2 hạt có khối lượng   F = G        Lực li tâm:                               =  Để  giải quyết được vấn đề, và sử  dụng để  giải các bài toán về  tính lực tương tác  giữa các loại hạt. + Phân tích: Từ các công thức tính lực tương tác trên giúp HS liên tưởng đến công 8                                                                                    
  9. trình giao thông như  đoạn đường cong, thân cầu. Các trò vui chơi giải trí mà  ở  đó   người ta muốn sử dụng hay loại bỏ lực li tâm. + Sáng tạo:  Hiểu và giải thích được các lực tương tác lên một chất điểm khi nó   tham gia chuyển động trên cung tròn. Qua công thức F = k., HS có thể tự nhận thức được các hạt electron càng xa hạt nhân  thì lực hút càng giảm và ngược lại (nếu ta bỏ qua hằng số chắn) vì chỉ phụ thuộc vào  bán kính. b) Kĩ năng + Vận dụng được công thức để giải các bài toán về tính lực tương tác giữa các loại   hạt. + Giải thích được lực tương tác giữa các loại hạt. + Giải thích được công trình giao thông như đoạn đường cong, thân cầu. Các trò vui   chơi giải trí hay sự chuyển động của các hành tinh trong vũ trụ. c) Thái độ  + Nhận thức vai trò của các công thức tính các lực tương tác giữa các loại hạt từ vi   mô đế vĩ mô.  d) Ý thức + Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của bộ môn Vật lý với bộ môn Hóa học  + Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống, ki năng   sống, ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội. e) Kĩ năng sống Giải thích hiện tượng trên ta sẽ  liên tưởng đến  ứng dụng của nó trong thực tiễn   như: Khi thi công xây dựng các con đường, các đoạn đường cong (cua) người ta thết  kế phía lề đường gần tâm bao giờ cũng thấp hơn phía xa tâm còn các cây cầu bao giờ  cũng thiết kế  theo kiểu cung đường tròn, tâm của cung cầu nằm dưới cầu. Hay giải   thích cơ chế vắt khô quần áo của máy giặt, các diễn viên xiếc thực hiện tiết mục đạp  xe trong lòng chảo hay đu quay, cảm giác lực cơ  thể  mình với ghế  ngồi khi đi tàu   lượn.v.v g) Trách nhiệm với cộng đồng Tuyên truyền và giải thích với cộng đồng khi tham gia giao thông. Khi lái xe vào các   đoạn đường cua cần giảm tốc độ  xe tránh bị  tai nạn do bị văng ra khỏi đường cua vì  lực li tâm quá lớn. Hay khi đi ôtô, tàu lượn cần phải thắt dây an toàn. Ví dụ 3. Đồng vị là gì? Vai trò của các đồng vị trong thực tiển? 1. Phân tích những kiến thức liên môn a) Về hóa học Đồng vị là các nguyên tử của cùng một nguyên tố nhưng chúng có số khối (A) khác   nhau.  Trong hóa học đồng vị được ứng dụng làm nguyên tử đánh dấu để xác định cơ  chế  các phản ứng hóa học. b) Về vật lí Do cấu tạo nguyên tử của các đồng vị khác nhau nên các đồng vị có khối lượng khác   nhau. 9                                                                                    
  10. Khối lượng nguyên tử tuyệt đối :    mNT = m p +m n + m e Trong nguyên tử luôn luôn trung hòa về điện cho nên số hạt P= số hạt e. Từ đó suy ra các nguyên tử đồng vị khác nhau về số hạt n (Nơtron). Trong Vật lí đồng vị  được  ứng dụng trong nghiên cứu về  các phản  ứng hạt nhân   phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch. Các hợp chất chứa đồng vị  được dùng   làm nhiên liệu trong các nhà máy điện nguyên tử  như    hay tải nhiệt năng như  nước  nặng.  Ứng dụng làm nguyên tử  đánh dấu để  xác định các vết nứt trên các thiết bị,  công trình kĩ thuật. c) Về sinh học Trong sinh học các đồng vị được ứng dụng làm nguyên tử đánh dấu để xác định cơ  chế các phản ứng trao đổi chất xảy ra trong tế bào, xác định sự di chuyển của các tế  bào vi rut, vi khuẩn, làm nguyên liệu cho phương phát xạ  trị  các bệnh nhân mắc ung  thư. Cấu trúc của AND, bên trong gen của các động vật và thực vật có thể bị thay đổi  khi chiếu xạ. Các tế bào ung thư dễ bị phá hủy hơn các tế bào lành mạnh. Vì vậy các  tia (gama) phát ra từ đồng vị phóng xạ coban, có khả năng xuyên sâu, dùng để điều trị  khối u sâu trong cơ thể. Còn các bệnh ung thư ở bên ngoài như ung thư da có thể điều   trị  bằng các tia phóng xạ  phát ra từ  phot pho. Các đồng vị  phóng xạ  có thể  dùng để  theo dõi sự chuyển hóa của các nguyên tố khác nhau trong cơ thể sinh vật. d) Về địa lí Sử dụng tia phóng xạ trong khảo cổ và địa chất khi biết tốc độ phân hủy của một   đồng vị  phóng xạ, ta có thể  xác định được thời gian cần thiết để  làm giảm đi một  lượng chất nào đó. Từ kết quả tính hàm lượng các chất phóng xạ của một số nguyên  tố  là cơ sở cho bộ  môn Địa lí biết được sự hình thành các tầng lớp địa chất, tính độ  tuổi khoáng vật, dự  trù khá chính xác trử  lượng các mỏ  khoáng sản nằm sâu trong   lòng đất.  Sự chiếu xạ có thể làm thay đổi gen của cây cối tạo nên những đột biến do đó có  thể tạo ra những giống mới. Sự chiếu xạ lương thực, thực phẩm bằng các tia phát ra   từ đồng vị coban để bảo quản lương thực, thực phẩm được lâu dài. 2.Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập a) Tư duy + Nhớ: Đồng vị  là gì? Biết được số  lượng đồng vị  của một số  nguyên tố  thường   gặp. + Hiểu: Điểm giống và khác nhau giữa các nguyên tử là đồng vị  của nhau. Một số  ứng dụng quan trọng của đồng vị, đồng vị phóng xạ trong điều trị ung thư. + Vận dụng: Giải thích được tại sao khối lượng nguyên tử lại là các số thập phân,   cách tính khối lượng nguyên tử trung bình. b) Kĩ năng   + Vận dụng được kiến thức để  giải thích các  ứng dụng của đồng vị  và đồng vị  phóng xạ trong thực tiển và làm các bài tập liên quan đến đồng vị. c) Thái độ + Nhận thức được hai mặt của một vấn đề. Đồng vị  phóng xạ  vừa là chất có lợi   nhưng cũng là chất có hại cho sức khỏe và môi trường. 10                                                                                    
  11. + Đề xuất được một số giải pháp làm giảm tác hại khi môi trường bị ô nhiểm do tác  động của đồng vị phóng xạ. d) Ý thức + Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống, kĩ năng   sống, ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội. e) Kĩ năng sống Môi trường ngày càng bị đe dọa bởi các loại khí thải từ nhiên liệu hóa thạch. Năng   lượng nguyên tử được coi là một trong số  các năng lượng sạch. Nếu chúng ta ý thức   được sủ dụng nó vì mục đích phát triển kinh tế bảo vệ môi trường.  g) Trách nhiệm với cộng đồng Tăng cường công tác tuyên truyền giải thích các ứng dụng khoa học phóng xạ trong   thực tiển và tác hại của nhiểm xạ.  Lên án các tổ chức sử dụng chất phóng xạ vì mục đích phi hòa bình. BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN Khi dạy  ở  chương này chương này chúng ta chủ  yếu vận dụng các kiến thức của  bộ môn Hóa học, Vật lí, Sinh học, Địa lí . Ví dụ 1.  Tại sao clo hoặc clorua vôi được dùng để sát trùng nước trong hệ thống   cung cấp nước sạch, và tại sao khi ta mở  vòi nước máy vẫn còn nghe mùi clo   thoang thoảng? 1. Phân tích những kiến thức liên môn a) Về hóa học Khi cho clo vào trong nước một phần clo tan trong nước có phản ứng hoá học sau:                   +    ⇄   +   Hoặc:        +   ⇄ +   +      Vì axit hipoclorơ là axit kém bền nên dễ phân hủy (khi có ánh sáng) thành axit clohidric  và oxi nguyên tử tự do:                    +  Oxi nguyên tử có tính oxi hóa rất mạnh khả năng diệt các vi khuẩn. Tương tự khi dùng clorua vôi làm chất khử trùng ta có :        +   +               Ở dạng phân li ta có :         ⇄  +     Khi xử  lý nước bằng clo đã tạo ra axit hipoclorơ  () ngậm nước, đồng thời trong  nước cũng chứa một lượng kiềm NaOH sẽ kết hợp với hỗn hợp axit  và  tạo ra hỗn  hợp  và, là chất có tính oxi hoá mạnh. Gốc có chứa nguyên tử oxi nên hợp chất của nó  dễ thẩm thấu qua da gây tổn hại cho da. b) Về vật lí Quá trình hủy diệt hoặc tê liệt vi sinh vật xảy ra là do khi tiếp xúc với các chất oxi  hóa mạnh sức căng mặt ngoài của thành tế  bào tăng lên làm cho quá trình chất khử  trùng dễ dàng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật, làm biến dạng thành tế  bào. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ.  c) Về sinh học 11                                                                                    
  12. Clo là một nguyên tố hóa học độc hại thuộc họ halogen, được sử dụng để sản xuất  chất oxi hóa, chất tẩy trắng và khử  trùng. Clo trong nước máy cũng có thể phản  ứng   với một số chất hữu cơ lơ lửng trong nước để tạo ra một hợp chất hữu cơ có hại cho   môi trường và sức khoẻ con người. d) Về địa lí Nước tự nhiên tồn tại ở cả ba dạng rắn, lỏng, hơi và tạo thành vòng tuần hoàn. Do   hoạt động tự  nhiên hay nhân tạo (phá rừng, lũ lụt, sói mòn, sự  thâm nhập của các  chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp...) mà thành phần của nước trong thuỷ  quyển có thể  bị  thay đổi dẫn tới ô nhiễm. Clo và một số  hợp chất của chúng cũng   chính là tác nhân làm ô ngiểm môi trường và gây thủng tầng ozon làm thay đổi hiện  trạng của hệ sinh thái. 2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập a) Tư duy + Nhớ:  ­ Clo là chất có tan trong nước. khi tan trong nước một phần nhỏ clo tác dụng được   với nước.  ­ Nước clo có khả năng diệt khuẩn và tẩy uế. ­ Khí clo có mùi xốc. + Hiểu:  ­ Phương trình phản ứng của clo trong nước                     +   ⇄    +   ­ Vai trò của clo trong phản ứng này vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. + Vận dụng: Giải thích được tác nhân chính khử trùng, tẩy uế của nước clo. Tại sao  clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. + Phân tích: Qua các tính chất của nhóm Halogen nói chung và của clo nói riêng, HS  có thể suy luận tính chất của các nguyên tố thuộc cùng nhóm như brom, iot. + Đánh giá:  Chất lượng nước đảm bảo sạch các vi khuẩn sau khi đã xủ  lý bằng  cách sục khí clo.  + Sáng tạo: ­ Học sinh nhìn nhận được tốc độ  quá trình khử  trùng tăng khi nồng độ  của chất  khử trùng và nhiệt độ của nước tăng. ­ Khả  năng diệt trùng của clo phụ  thuộc vào hàm lượng  có trong nước. Nồng độ  phụ thuộc vào lượng ion H+ trong nước hay phụ thuộc vào pH của nước.  Khi :     pH = 6 thì  chiếm 99,5%, chiếm 0,5%             pH = 7 thì  chiếm 79%, chiếm 21%             pH = 8 thì  chiếm 25%, chiếm 75% HClO không phân ly là thành phần khử trùng chính trong nước, thành phần này chỉ có   giá trị cao ở pH thấp, điều đó cũng nói lên rằng quá trình dùng clo để khử trùng trong   nước chỉ có được hiệu quả cao khi tiến hành ở pH thấp. b) Kĩ năng 12                                                                                    
  13. + Vận dụng được kiến thức để  giải thích các ứng dụng trong thực tiển và làm các   bài tập liên quan. + Giải thích được tác nhân chính khử trùng, tẩy uế của nước clo. c) Thái độ + Nhận thức được hai mặt của một vấn đề. clo vừa là chất có lợi nhưng cũng là   chất có hại cho sức khỏe và môi trường. + Đề xuất được một số giải pháp làm giảm tác hại khi môi trường bị ô nhiểm do tác  động của clo và các hợp chất của chúng. d) Ý thức + Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống, kỷ  năng   sống, ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội. e) Kĩ năng sống Bởi các yếu tố  làm  ảnh hưởng đến khả  năng khử  trùng nên trong thực tế  người ta   sẽ sục clo ở bể phơi nước đã lọc sạch các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và tiến hành vào  ban ngày. Không nên uống trực tiếp nước máy. Khi sử dụng cần xả  nước máy ra và để  một  thời gian, đun sôi, để nguội trước khi uống. Sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí. g) Trách nhiệm với cộng đồng Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ và giữ vệ sinh nguồn nước ngọt.  Ví dụ 2. Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ? 1. Phân tích những kiến thức liên môn  a) Về hóa học Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến  0,001 mol/l (có độ pH tương ứng khoảng từ 4   3) là môi trường axit. Ngoài việc hoà  tan các muối khó tan, axit clohiđric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các   chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn   để cơ thể có thể hấp thụ được. b) Về sinh học Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ  thể.   Lượng HCl trong dịch vị  dạ  dày nhỏ  hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc   bệnh. Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ  nhỏ  hơn 0,0001 mol/l (pH >   4,5) ta mắc bệnh khó tiêu do thức ăn khó bị  phân hủy, ngược lại, nồng độ  lớn hơn   0,001 mol/l (pH 
  14. + Vận dụng: Tầm quan trọng của axit clohiđric trong cuộc sống thực tiển. Cơ chế làm giảm cơn đau dạ dày khi người bệnh sử dụng natri hiđrocacbonat (còn gọi   là thuốc muối). + Phân tích: Các loại thức ăn, nước uống nào có thể  làm tăng hoặc giảm nồng độ  của axit clohiđric có trong dạ dày. + Sáng tạo: ­ Liệt kê các loại thức ăn, nước uống có ảnh lợi và có hại đến dạ  dày và đặc biệt   là đối với người đau dạ dày. ­ Có thể  dùng một số  loại thuốc chữa đau dạ  dày trong đó có chứa muối natri  hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt axit trong dạ  dày:  +    +  +  b) Kĩ năng + Vận dụng được kiến thức Hóa học, Sinh học vào thực tiễn. + Giải thích được nguyên nhân, cơ  chế  và các phòng chống bệnh đau dạ  dày  ở  người.  c) Thái độ + Nhận thức được vai trò của axit clohiđric trong cơ  thể  và trong cuộc sống thực  tiển. + Đề xuất được một số giải pháp ngăn ngừa, điều trị bệnh đau dạ dày ở người. d) Ý thức Sở dĩ trong dạ dày luôn duy trì môi trường axit (có độ pH tương ứng khoảng từ 4  3) là môi trường tốt nhất cho quá trình hòa tan và thủy phân các thức ăn vì vậy cần   thiết đưa ra chế độ ăn uống phù hợp. e) Kĩ năng sống Cuộc sống hiện đại càng nhiều người bị  đau dạ  dày nên khi biết vấn đề  này thì  người ta có thể  tự bảo vệ cho mình. Có biện pháp phòng tránh các tác hại, rủi ro khi   tiếp xúc với axit clohiđric và các vật dụng có chứa axit clohiđric (ắc quy).  g) Trách nhiệm với cộng đồng Tuyên truyền cho cộng đồng hiểu được vai trò của axit clohiđric trong cơ thể nhằm  bảo vệ và điều trị bệnh đau dạ dày ở người. Giúp cho HS thấy HCl có vai trò hết sức   quan trọng trong cuộc sống và là nguyên liệu để  sản xuất nhiều hợp chất vô cơ  và   hữu cơ phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất. Đồng thời cảnh báo các  tác hại của axit clohiđric và một số  hợp chất của axit clohiđric đối với cuộc sống và   môi trường. Ví  dụ   3.  Tại   sao  chúng   ta   thường   dùng   dung   dịch   loãng  để   sát  trùng   các   vết   thương? Hay là tại sao dân cư  ở  các vùng ven biển lại ít mắc các bệnh liên quan   đến tai mũi họng? 1. Phân tích những kiến thức liên môn a) Về hóa học Khi tan trong nước NaCl sẽ phân li theo phương trình:       +    b) Về vật lí  14                                                                                    
  15. Do có sự chênh lệch nồng độ  muối giữa hai bên màng sinh chất đã gây nên một áp  suất thẩm thấu dẫn đến nước trong tế  bào vi sinh vật bị  rút ra ngoài gây co nguyên   sinh là cho vi sinh vật chết. Khi nước biển bay hơi trong đó có hòa tan một lượng nhỏ muối  c) Về sinh học Trong qua trình bay hơi của nước, có một phần nhỏ các phân tử được trộn lẫn trong   nước. Trong không khí độ ẩm khá cao, hơi nước nhiều. Khi chúng ta hô hấp sẽ hít vào  một lượng đã hòa tan trong hơi nước. Chính vì thế  dân cư   ở  các vùng ven biển lại ít  mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng. 2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập a) Tư duy + Nhớ:  Công thức muối ăn , tính chất vật lí, hóa học của dung dịch  + Hiểu: Tại sao dân cư   ở  các vùng ven biển lại ít mắc các bệnh liên quan đến tai  mũi họng. + Vận dụng: Công dụng của NaCl trong thực tiển, vai trò của nước biển trong đời  sống  b) Kĩ năng + Vận dụng được kiến thức bộ môn Sinh học vào thực tiễn đời sống hằng ngày. + Giải thích được cơ chế khử trùng của nước muối. c) Thái độ + Nhận thức được vai trò của trong cuộc sống. + Đề xuất được một số giải pháp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn có hại. d) Ý thức + Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, biết cách xử lí vết thương.   e) Kĩ năng sống Khi cơ  thể  chúng ta không may bị  vết thương hở, tại đó các tế  bào bị  phân hủy là   nơi các vi khuẩn rất dễ xâm nhập và trú ngụ, bởi vậy chúng ta phải có biện pháp ngăn   chặn và triệt tiêu chúng. Một trong các phương pháp đó là chúng ta sử dụng dung dịch   nước muối nồng độ  phù hợp. không nên pha nước muối quá mặn và dùng nước quá  nóng sẽ gây tổn thương các tế bào non. Sử dụng dung dịch  để ngâm hoa quả, rau sống...trước khi dùng. Cách bảo quản gia  vị như muối ăn, xúp... g) Trách nhiệm với cộng đồng Giải thích, tuyên truyền sâu rộng trong HS và trong cộng đồng vai trò của trong cuộc   sống. Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần bảo vệ môi trường biển ngày càng xanh sạch   đẹp.  Ví dụ 4.  Vì sao “chảo không dính” khi chiên, rán thức ăn lại không bị dính chảo? 1. Phân tích những kiến thức liên môn a) Về hóa học Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân  tử. Đó là politetra floetylen được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”.  Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F. 15                                                                                    
  16. ­ CTPT của politetra floetilen  “teflon” là   ­ CTCT của politetra floetilen  “teflon” là:    Khi cho teflon vào axit vô cơ  hay axit   đậm đặc, nước cường thủy (hỗn hợp   và   đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề  biến chất. Dùng teflon tráng lên   đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn,   muối, dấm,…cũng không xảy ra hiện tượng gì.  b) Về vật lí Nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ  không dính chảo. Thực ra mặt trong của  chảo   không   dính   người   ta   có   trải   một   lớp   hợp   chất   cao   phân   tử.   Đó   là   politetra   floetylen được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Mặc dù lớp politetra  floetilen  “teflon” rất mỏng nhưng nó bám rất chắc vào thành nồi và chảo. Mà khi ta   đun nóng chúng không bị bong ra. Nguyên nhân là nó có hệ số giản nở về nhiệt tương   đương với vật dụng đó. Lớp politetra floetilen  “teflon” có hệ số ma sát thấp trơn nên   khả năng chống dính cao. c) Về sinh học Một điều chú ý là khi đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon  ở  nhiệt độ  trên   250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. 2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập: a) Tư duy + Nhớ: ­ CTPT của politetra floetilen  “teflon” là  ­ CTCT của politetra floetilen  “teflon” là:  + Hiểu: Khả năng chống dính của lớp politetra floetilen.   + Vận dụng: Từ cấu trúc phân tử nêu được tính chất hóa học cơ bản của chúng. + Phân tích: Từ  các tính chất cơ  nhiệt học của lớp politetra floetilen nên  politetra   floetilen còn được dùng mạ ở các trục khuỷu của  các động cơ. + Sáng tạo: Từ các tính chất cơ nhiệt học của lớp politetra floetilen HS có thể  nêu   lên các ứng dụng khác. b) Kĩ năng + Vận dụng được kiến thức bộ môn hóa học, vật lí để giải quyết vấn đề. + Giải thích được khả năng chống dính của lớp politetra floetilen. c) Thái độ + Nhận thức được vai trò, ứng dụng lớp politetra floetilen  “teflon” trong các đồ gia  dụng. + Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của lớp politetra   floetilen  “teflon” trên các vật dụng có sử dụng nó. d) Ý thức + Hình thành ý thức vệ  và kéo dài tuổi thọ  của lớp politetra floetilen  “teflon” trên  các vật dụng có sử dụng nó. e) Kĩ năng sống 16                                                                                    
  17.  Lớp chống dính được tráng bởi  politetra floetilen  “teflon” rất mỏng bởi vậy khi   chúng ta chùi rửa không nên chà, cạo các vật dụng quá cứng mà là mài mòn chúng.  g) Trách nhiệm với cộng đồng Giải thích, tuyên truyền sâu rộng trong HS và trong cộng đồng mục đích, vai trò của  lớp chống dính được tráng trong các vật dụng gia đình. Khi rửa chảo không nên chà xát  bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính, Một điều chú ý nữa là   khi đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ  trên 250oC là bắt đầu phân  hủy và thoát ra chất độc.  Ví dụ 5. Làm thế nào có thể khắc được thuỷ tinh? 1. Phân tích những kiến thức liên môn a) Về hóa học Muốn khắc thuỷ  tinh người ta nhúng thuỷ  tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho   nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ  lớp sáp mất đi, rồi nhỏ  dung dịch   vào thì thuỷ tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ hở của lớp sáp bị cào đi:               +   +   Hoặc:  + 2   + 2 (dùng tấm kính che lại)  Sau đó:   +   +  b) Về vật lí Sở dĩ muốn khắc thuỷ tinh người ta phải nhúng tấm thuỷ tinh vào sáp nóng chảy vì: ­ Thủy tinh không ngấm dung dịch, căng mặt ngoài của nước lớn trên bề mặt thủy   tinh lớn nên khó định hình vết khắc. ­ Sáp mền thuận tiện cho mình viết, vẽ theo ý muốn. ­ Mặt khác chúng ta nên có một tấm kính khác đậy lại vì  và  là các chất khá dễ bay   hơi. 2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập: a) Tư duy + Nhớ: HF là một axit yếu, có khả năng ăn mòn thủy tinh. + Hiểu: ­ Thành phần chính của thủy tinh là  ­ Phương trình phản ứng giữa  với thủy tinh                    +  +  b) Kĩ năng + Vận dụng được kiến thức Vật lí, Hóa học vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn      + Giải thích được cơ  chế  ăn mòn thủy tinh của . Trong các xưởng sản xuất axit   flohiđric, hầu như  các bóng đèn đều biến thành bóng đèn màu trắng sữa, các cửa sổ  kính trong dần biến thành kính mờ. + Hình thành kĩ năng thao tác thực hành thí nghiệm c) Thái độ + Nhận thức được vai trò của HF trong cuộc sống thực tiễn. + Đề xuất được một số giải pháp làm tăng khả năng phản ứng giữa  với   17                                                                                    
  18. hoặc phòng tránh 2 chất này tiếp xúc với nhau. d) Ý thức Xây dựng được ý thức tìm tòi ngiên cứu, hình thành nhân cách sống, kỷ năng sống, ý  thức trách nhiệm của mình và với cộng đồng xã hội. e) Kĩ năng sống Do  có khả năng ăn mòn thủy tinh nên không dùng các vật dụng làm bằng thủy tinh   để chứa đựng , ngoài ra  cũng là một chất độc, gây ô nhiểm môi trường vì vậy khi làm   các thí nghiệm có liên quan đến  cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các trang thiết bị phòng   chống. g) Trách nhiệm với cộng đồng   Tuyên truyền, khuyến cáo không dùng các vật dụng làm bằng thủy tinh để  chứa  đựng  và các hóa chất có thể sinh ra , ngoài ra  cũng là một chất độc., gây ô nhiểm môi  trường vì vậy vấn đề bảo vệ sức khỏe và môi trường phải được chú trọng. Ví dụ 6.  Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng ? 1. Phân tích những kiến thức liên môn a) Về hóa học Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất và  được tạo thành bằng phản ứng:                               +  +             (1) Lượng axit trong miệng tăng do vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu  lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic làm cho pH giảm,  tạo ra phản ứng trung hòa:   +    Khi nồng độ OH­ giảm, theo nguyên lí Lơ­Sa­tơ­li­ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo   chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng  hay , vì ion tạo điều kiện cho phản ứng  sau xảy ra:                             +  +       Hợp chất là men răng thay thế một phần đã bị hao tổn do các axit ăn mòn. b) Về sinh học Răng là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa. Răng chắc, khỏe có tác dụng nghiền nát  thức ăn tốt hơn giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và dễ  dàng hơn.   Quá  trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng. 2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập a) Tư duy + Nhớ: Thành phần chính của men răng, các chất được trộn vào trong các loại kem  đánh răng hiện nay. + Hiểu: Quá trình tạo ra hợp chất thay thế men răng khi chúng ta thường xuyên đánh   răng bằng các loại kem trong đó có chứa  hay  . + Vận dụng: Nguyên lý chuyển dịch cân bằng hóa học của Lơ­Sa­tơ­li­ê trong quá  trình ăm mòn men răng. b) Ý thức 18                                                                                    
  19. Xây dựng được ý thức tìm tòi ngiên cứu, hình thành nhân cách sống, kỷ năng sống, ý  thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội về  vấn đề  răng miệng, cách phòng  chống. c) Kĩ năng sống Vấn đề sâu răng và phòng ngừa sâu răng được mọi người quan tâm. Nhưng ít ai biết   rằng vì sao răng bị sâu và cơ chế phòng ngừa như thế nào. HS sẽ rất tò mò về vấn đề  này. GV có thể đề  cập vấn đề  này trong bài giảng  ứng dụng của flo  nhằm giúp cho  học sinh có thói quen bảo vệ răng bằng cách đánh răng sau các bửa ăn. Ở  nước ta, một số  người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men   răng theo phản  ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca(OH)2 chứa các ion  và làm cho cân  bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận. d) Trách nhiệm với cộng đồng Tuyên truyền cho cộng đồng hiểu được vai trò của răng trong cơ thể nhằm bảo vệ  và điều trị bệnh sâu răng. Có biện pháp phòng tránh các tác hại của axit flohiđric. Ví dụ 7. Tại sao gọi là muối iot? Muối iot có tác dụng gì đến sức khỏe chúng ta? 1. Phân tích những kiến thức liên môn a) Về hóa học Muối là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Muối chúng   ta sử dụng là , có trộn thêm các hợp chất của iot, chủ yếu là,hoặc .  b) Về sinh học Nếu thiếu hụt iot dẫn đến hậu quả như đần độn, chậm chạp, có thể  bị  điếc, câm,  liệt chi... Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ.  2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập a) Tư duy + Nhớ: Thành phần của muối iot, vai trò của muối iot trong đời sống hằng ngày. + Hiểu: Các hợp chất chứa iot có thể trộn vào muối ăn để sử dụng, hàm lượng cần   trộn, tác hại của sự thiếu hụt iot trong cơ thể.  + Vận dụng: Tính hàm lượng iot cần thiết tối thiểu cần dùng trong một ngày cho  1kg thể trọng. Từ đó đề ra chế độ ăn uống phù hợp. + Phân tích: Các biến chứng cơ bản của cơ thể khi mắc bệnh thiếu iot. + Sáng tạo: Để phân biệt muối thường và muối iot ta vắt nước chanh vào muối, sau  đó thêm vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ muối đó là   muối iot. Trong môi trường axit (chanh), bị  phân hủy một phần thành I2. I2 mới tạo  thành tác dụng với hồ  tinh bột có trong nước cơm tạo thành phức chất có màu xanh   đậm. b) Kĩ năng + Vận dụng được kiến thức liên môn Sinh – Hóa để  giải quyết các vấn đề  thực  tiễn.  + Giải thích được nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ, đần độn và một số bệnh khác  có lên quan đến sự thiếu hụt hoặc dư thừa iot ở người. c) Thái độ + Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của muối iot trong đời sống hằng ngày. 19                                                                                    
  20. + Đề xuất được một số giải pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, đần độn ... d) Ý thức Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống, kĩ năng sống, ý  thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội. e) Kĩ năng sống Việc dùng muối iot thật dễ  dàng và đơn giản. Tuy nhiên các hợp chất của iot trộn  trong muối có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Vì vậy phải nêm muối iot sau khi thức  ăn đã được nấu chín. g) Trách nhiệm với cộng đồng Để phòng tránh các rối loạn do thiếu hụt iot, dễ dàng nhất là sử dụng muối iot hàng   ngày khi chế biến các loại thức ăn.  2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập a) Tư duy + Nhớ: Hiện tượng thăng hoa của iot, màu sắc, khả năng tan của iot. + Hiểu: Tại sao các dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi có khả năng hòa tan được iot. + Vận dụng: Một số hóa chất được chúng ta sử dụng hằng ngày trong thực tiển có  khả năng thăng hoa như viên long não, băng khô, xăng khô,  , ... b) Kĩ năng + Vận dụng được kiến thức Hóa –Sinh vào giải quyết vấn đề thực tiển. + Giải thích được hiện tượng thăng hoa, khả năng hòa tan của iot trong các hợp chất  hữu cơ. c) Thái độ + Nhận thức được vai trò của tính chất này trong công tác phòng chống tội phạm.  d) Kĩ năng sống Có biện pháp phòng tránh các tác hại, rủi ro khi tiếp xúc với iot và các có khả năng   tạo ra hơi iot MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC TIỄN Bài 1.  Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch  NaCl bão hoà chứ không dùng phản ứng  oxi hoá khử giữa các chất để điều chế clo? Bài 2. Có một ống hình trụ chứa đầy khí clo. Người ta làm thí nghiệm đốt cháy hidro   ở phần trên của ống. Sau đó người ta đưa một ngọn nến đang cháy vào ống. Nếu đưa  ngọn nến từ  từ  vào  ống thì nến tắt ngay  ở  phần trên của  ống. Nếu đưa thật nhanh   ngọn nến xuống đáy ống thì nến tiếp tục cháy. Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra   trong thí nghiệm nêu trên và viết các phương trình phản ứng. Cho biết chất làm nến là   paraffin có công thức  Bài 3. Trong thí nghiệm ở hình bên người ta  dẫn khí clo mới điều chế từ manganđioxit rắn  và dung dịch axit clohiđric đậm đặc vào  ống hình trụ A có đặt một miếng giấy màu.  Nếu đóng khoá K thì miếng giấy màu không  mất màu. Nếu mở khoá K thì giấy mất màu. Giải thích hiện tượng.     20                                                                                    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2