Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về thực hành bằng hình ảnh trong chương halogen hóa học 10
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài này là tuyển chọn, xây dựng một số bài tập trắc nghiệm khách quan bằng hình ảnh nhằm bổ sung thêm hệ thống bài tập góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học hóa học phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về thực hành bằng hình ảnh trong chương halogen hóa học 10
- 1
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Hoá học là một khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm. Trong dạy và học, thông qua hoạt động thực hành, thí nghiệm giúp học sinh nắm chắc lý thuyết, hiểu rõ lý thuyết và khơi dậy niềm say mê, tìm tòi, sáng tạo. Thực hành là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn làm cho việc học có ý nghĩa hơn. Do đó thực hành nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học, đặc biệt hiệu quả trong phát triển năng lực và các kĩ năng mềm như tính khéo léo, tính cẩn thận và tính khoa học, tính an toàn … Bài tập Hóa học trắc nghiệm khách quan hiện nay đang phát triển mạnh mẽ chiếm ưu thế hoàn toàn. Bởi vì các ưu điểm mà nó mang lại là rất lớn như: chống học lệnh, học tủ; hạn chế gian lận; rèn luyện kĩ năng đọc hiểu; chống học vẹt mà không hiểu… Với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và hướng người học làm quen nhiều hơn với thực nghiệm thì việc cho người học tiếp xúc với các loại bài tập trắc nghiệm thực hành là rất quan trọng. Các nguồn câu hỏi trắc nghiệm hiện nay rất ít đề cập đến loại bài tập trắc nghiệm về thực hành hóa học, câu hỏi chỉ rải rác, phân tán, chưa có tính hệ thống, chưa có chủ đích rõ ràng, chủ yếu vẫn là câu hỏi về lý thuyết liên quan tới thực hành. Đặc biệt những câu hỏi trắc nghiệm về thực hành bằng hình ảnh còn rất ít. Câu hỏi trắc nghiệm về thực hành hóa học bằng hình ảnh giúp cho người học tiếp cận gần nhất với thực hành thí nghiệm. Người học cũng dễ dàng hình dung ra cách bố trí thí nghiệm, hình dung các kĩ năng thực hành. Câu hỏi trắc nghiệm thực hành bằng hình ảnh vừa để người học tiếp cận gần nhất với thực hành thí nghiệm, vừa là tư liệu để khám phá rèn các kĩ năng thực hành, vừa làm tư liệu để xây dựng đề kiểm tra các nội dung đặc trưng rất riêng 2
- của thực hành chỉ có thể thể hiện qua hình ảnh về bố trí thí nghiệm và thao tác thực hành. Có thể nói câu hỏi trắc nghiệm thực hành hóa bằng hình ảnh rất phù hợp với đặc trưng của nội dung thực hành hóa học. Vì vậy, việc đưa thêm và xây dựng có hệ thống loại bài tập trắc nghiệm khách quan về thựcbằng hình ảnh là việc làm rất cần thiết hiện nay. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về thực hành bằng hình ảnh trong chương halogen hóa học 10”. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Tuyển chọn, xây dựng một số bài tập trắc nghiệm khách quan bằng hình ảnh nhằm bổ sung thêm hệ thống bài tập góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học hóa học phổ thông. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Bài tập hóa học phổ thông Bài tập trắc nghiệm thực hành hóa bằng hình ảnh trong phạm vi nội dung thực hành và thí nghiệm nằm trong chương “nhóm halogen” hóa học lớp 10 THPT. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích hệ thống tài liệu lý thuyết liên quan đến đề tài: Nghiên cứu lý thuyết trong sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ giáo dục ban hành. Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các sách, nguồn tư liệu từ internet có liên quan đến đề tài. Phương pháp điều tra cơ bản: Tìm hiểu hứng thú của học sinh khi học môn hóa học Trao đổi trực tiếp với học sinh về khả năng tiếp thu để có phương án trình bày dễ hiểu phù hợp Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 3
- Đưa hệ thống bài tập trắc nghiệm thực hành bằng hình ảnh vào các khâu: chuẩn bị thực hành làm thí nghiệm, tìm hiểu thực hành thí nghiệm, kiểm tra đánh giá sau khi thực hành, đưa vào bài kiểm tra đánh giá định kỳ. So sánh kết quả học tập, hứng thú môn học giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Thu thập ý kiến phản hồi của học sinh, của đồng nghiệp, rút kinh nghiệm chỉnh sửa bổ sung. Đóng góp mới của đề tài Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan bằng hình ảnh về thực hành, thí nghiệm hóa học trong chương “ nhóm halogen” hóa học 10. Đây là nguồn câu hỏi trắc nghiệm để người học chuẩn bị thí nghiệm thực hành, khám phá thực hành thí nghiệm, vừa dùng để kiểm tra đánh giá. Đưa nội dung thực hành thí nghiệm chiếm một phần lớn hơn trong nội dung hóa học phổ thông. Thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan bằng hình ảnh về thực hành học sinh được rèn luyện về kiến thức và kĩ năng thực hành hóa học ngay cả khi không được trực tiếp làm thí nghiệm. Hình thành cấu trúc mới về hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thực hành bằng hình ảnh hỗ trợ cho việc dạy và học thực hành, là tư liệu quan trọng để kiểm tra đánh giá nội dung thực hành thí nghiệm nói riêng và kiểm tra đánh giá định kỳ môn hóa học nói chung. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bằng hình ảnh về thực hành thí nghiệm hóa học nâng cao hiệu quả việc dạy và học hóa học nói chung và nâng cao hiệu quả dạy và học thực hành nói riêng. 4
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cơ sở lý luận Khái niệm, phân loại, ý nghĩa bài tập hóa học Khái niệm bài tập Hoá học “Bài tập là một nhiệm vụ mà người giải cần phải thực hiện. Trong đó có dữ kiện và yêu cầu cần tìm” Trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ở phổ thông hiện nay, thuật ngữ “ bài tập” chủ yếu được sử dụng theo quan niệm: Bài tập bao gồm cả những câu hỏi và bài toán, mà khi hoàn thành chúng học sinh vừa nắm được vừa hoàn thiện được một tri thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thực nghiệm. Về mặt lý luận dạy học, để phát huy tối đa tác dụng của bài tập hóa học trong quá trình dạy học, người giáo viên phải sử dụng và hiểu nó theo quan điểm hệ thống và lý thuyết hoạt động. Bài tập chỉ có thể thực sự là “bài tập” khi nó trở thành đối tượng hoạt động của chủ thể, khi có một người nào đó chọn nó làm đối tượng, mong muốn giải nó, tức là khi có một “người giải”. Vì vậy, bài tập và người học có mối liên hệ mật thiết tạo thành một hệ thống toàn vẹn, thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau. Bài tập không chỉ cung cấp cho học sinh hệ thống các kiến thức mà còn giúp cho học sinh thấy được niềm vui khám phá và kết quả của quá trình nghiên cứu tìm tòi khi tìm ra kết quả của bài tập. Phân loại bài tập hóa học Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hoá học dựa trên cơ sở khác nhau: Dựa vào mức độ kiến thức: (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao). 5
- Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh: (lý thuyết, thực nghiệm) Dựa vào mục đích dạy học: (nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra) Dựa vào cách tiến hành trả lời: (trắc nghiệm khách quan, tự luận) Dựa vào đặc điểm bài tập:Bài tập định tính, bài tập định lượng. Vai trò, ý nghĩa của bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT Trong quá trình dạy học bộ môn Hóa học ở trường phổ thông, BTHH giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện tốt và hoàn thành mục tiêu đào tạo, nó vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là phương phương pháp dạy học rất có hiệu quả. BTHH có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt được thể hiện qua một số vai trò như sau: * Ý nghĩa trí dục Làm chính xác hoá các khái niệm hoá học, củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất. Rèn luyện các kỹ năng hoá học như tính toán theo công thức hoá học và PTHH… Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kỹ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh. Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường. Giáo dục đạo đức, tác phong: rèn luyện tính kiên nhẫn, sáng tạo, chính xác và phong cách làm việc khoa học. Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. * Ý nghĩa phát triển Phát triển ở HS các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, sáng tạo. * Ý nghĩa giáo dục 6
- Rèn luyện đức tính kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học. Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hoá lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ ...). Tầm quan trọng của thực hành hóa học Hoá học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy trong dạy học hiện nay, việc sử dụng thí nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và tỏ ra hiệu quả, thể hiện qua hầu hết các nội dung: + Hình thành khái niệm, lí thuyết mới (chất xúc tác, sự điện li, chất điện li, sự đông tụ protein,…) + Nghiên cứu hoặc kiểm chứng tính chất hoá học của chất cụ thể (halogen, oxi lưu huỳnh, nitơ photpho, cacbon silic, ancol, andehit, axit cacboxylic, este,…) + Ôn tập, củng cố, kiểm tra kiến thức thông qua thí nghiệm hoá học (các dạng bài tập thực nghiệm về phân biệt chất cho trước, điều chế các chất, …) + Rèn kĩ năng thực hành hoá học (lấy các chất, cân, đong hoá chất, lắp ráp dụng cụ, hoà tan chất, đun nóng chất, …) + Thông qua thực hành thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng tính chất đã học. Đặc trưng của phương pháp thực hành thí nghiệm là: + Học sinh suy nghĩ và làm việc nhiều hơn (phát triển năng lực tư duy). + Học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên (phát triển năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,…) + Thông qua thí nghiệm, học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng (phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề..). 7
- + Dựa vào các tình huống thực tế khi làm thí nghiệm, học sinh dần biết cách xử lí tình huống khi gặp sự cố một cách bình tĩnh nhưng cũng quyết đoán và nhanh chóng. Thí nghiệm thực hành rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh. Sử dụng thí nghiệm giúp học sinh có sự hăng say, hứng thú hơn với môn học, các em thích tham gia các hoạt động tìm tòi, khám phá đồng thời giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận cần cù, kiên trì, tiết kiệm,… từ đó giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Giáo viên tổ chức sử dụng thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học sẽ từng bước giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng đại trà. Như vậy, qua thí nghiệm hóa học, những kiến thức lý thuyết về hóa học trở thành hiện thực. Thí nghiệm hóa học được sử dụng theo những cách khác nhau để giúp học sinh thu thập và xử lý thông tin nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng và năng lực cho học sinh. Ưu điểm của hình, ảnh đối với trắc nghiệm khách quan về thực hành hóa học. Hình ảnh có thể phản ánh trực quan nhất, ngắn gọn nhất, đầy đủ nhất phương pháp bố trí thí nghiệm mà thực tế phần lớn phương pháp bố trí thí nghiệm không thể mô tả bằng văn bản. Một số kĩ năng thực hành hóa học Kĩ năng thực hiện an toàn và khoa học các nội qui, qui tắc thí nghiệm: Làm việc với các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, làm việc với các chất Hoá họcđộc hại, dễ cháy, dễ nổ, phát nhiệt... . Kĩ năng sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản: đèn cồn, cặp gỗ, giásắt, ống nghiệm, ống đong, bình tam giác, phễu chiết... Kĩ năng làm việc với một số hóa chất thường gặp: chất rắn, lỏng, khí, axit,bazơ, muối... 8
- Kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản trong thực hành hóa học:Nghiền, trộn, hòa tan, đun nóng các chất trong ống nghiệm, chưng cất, kết tinh... Kĩ năng xác định các đại lượng vật lí: Cân khối lượng chất rắn, chất lỏng;đo thể tích chất khí, chất lỏng; đo nhiệt độ và xác định khối lượng riêng của cácchất; xác đinh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của một chất; xác định độ tan củachất rắn, lỏng, khí; xác định nồng độ của dung dịch. Kĩ năng quan sát thí nghiệm, nhận biết các hiện tượng chứng tỏ có sựhình thành sản phẩm( phản ứng Hoá học xảy ra): Sự thay đổi nồng độ, màu sắc,mùi vị, âm thanh, phát sáng, tỏa nhiệt, tạo chất kết tủa, chất dễ bay hơi, chất khí... Kĩ năng giải thích các hiện tượng thí nghiệm dựa vào kiến thức lí thuyết: Môtả hiện tượng và thứ tự xảy ra, chứng minh bằng phản ứng Hoá học nếu có, giảithích sự thành công hoặc không thành công của thí nghiệm, tìm nguyên nhân, giảipháp khắc phục... Kĩ năng vận dụng kiến thức và thực hành Hoá học vào thực tiễn: đờisống, sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, sức khỏe, môi trường... Cơ sở thực tiễn, Thực trạng của vắn đề nghiên cứu. Trong thực tế thực hành hóa học là một nội dung học sinh rất hứng thú và mong muốn được khám phá, và thực hành trở thành một nhân tố chủ đạo để truyền cho học sinh ham muốn, say mê và những yêu thích học môn hóa học. Hiện nay, trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, đã chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng thực hành. Trong thi học sinh giỏi đã có phần thi thực hành riêng, trong xây dựng ma trận đề kiểm tra đã có tỉ lệ nhất định câu trắc nghiệm về nội dung thực hành. 9
- Ngay cả những học sinh có học lực yếu, ý thức học thấp nói chung nhưng khi đến với thực hành hóa học cũng rất phấn khích và tò mò. Chính vì vậy câu hỏi thực hành bằng hình ảnh là nhân tố hàm chứa lý thuyết hóa học nhưng nó lại đem học sinh đến gần thực hành nhất và liên kết học lý thuyết với thực hành đồng thời liên hệ gần nhất với thực tế có thể. Các nguồn câu hỏi trắc nghiệm hiện nay rất ít đề cập đến loại bài tập trắc nghiệm về thực hành hóa học, câu hỏi chỉ rải rác, phân tán, chưa có tính hệ thống, chưa có chủ đích rõ ràng, chủ yếu vẫn là câu hỏi về lý thuyết liên quan tới thực hành. Đặc biệt những câu hỏi trắc nghiệm về thực hành bằng hình ảnh còn rất ít. Câu hỏi trắc nghiệm về thực hành hóa học bằng hình ảnh giúp cho người học tiếp cận gần nhất với thực hành thí nghiệm. Người học cũng dễ dàng hình dung ra cách bố trí thí nghiệm, hình dung các kĩ năng thực hành. Câu hỏi trắc nghiệm thực hành bằng hình ảnh vừa để người học tiếp cận gần nhất với thực hành thí nghiệm, vừa là tư liệu để khám phá rèn các kĩ năng thực hành, vừa làm tư liệu để xây dựng đề kiểm tra các nội dung đặc trưng rất riêng của thực hành chỉ có thể thể hiện qua hình ảnh về bố trí thí nghiệm và thao tác thực hành. Qua điều tra thực tế 4 lớp học sinh THPT đã có tỉ lệ tương đối cao học sinh không thích học môn hóa học, khó tiếp cận nội dung môn hóa học, được cho là một môn học khó, khô khan, được cho là môn học phụ. 10
- Bảng 1: Một số kết quả khảo sát tâm lý học sinh với môn học hóa học 10A5 10A6 Lớp Lớp Lớp 10A7 10A8 thực thực Lớp đối Lớp đối Tỉ lệ chung Nội STT nghiệm nghiệm chứng 1 chứng 2 dung 1 2 Số lượng 1 học sinh 38 42 39 41 160 tham gia khảo sát Học sinh yêu thích môn SL 9 12 11 11 43 2 hóa TL 23.7% 28.6% 28.2% 26.8% 26,9% Học sinh không yêu SL 27 29 26 29 111 3 thích môn hóa TL 71.1% 69.0% 66.7% 70.7% 69,4% Học sinh yêu thích SL 30 31 28 32 121 4 nội dung thực hành hóa TL 78,9% 73,8% 78,1% 78,0% 75,6% Qua bảng 1 cho thấy tỉ lệ học sinh yêu thích môn hóa tương đối thấp, tỉ lệ học sinh không yêu thích môn hóa tương đối cao, tuy nhiên ngược lại tỉ lệ học sinh yêu thích nội dung thực hành hóa lại rất cao, điều đó cho thấy ngay cả những học sinh không yêu thích môn hóa vẫn yêu thích nội dung thực hành hóa, bởi vì các em đều mong muốn được khám phá, được trải nghiệm, nội dung thực hành hóa là nội dung thu hút được sự chú ý của học sinh là nhân tố tạo hứng thú học tập trong học sinh.Điều đó cho thấy có thể xuất phát từ nội dung thực hành hóa kết hợp với kiểm tra và đánh giá nội dung thực hành có thể nâng cao hiệu quả dạy và học hóa học. Qua tìm hiểu thực tế hơn 20 đầu sách giáo khoa và sách tham khảo nhận thấy câu hỏi trắc nghiệm khách quan về thực hành hóa rất ít, đặc biệt câu hỏi trắc nghiệm thực hành hóa thông qua hình ảnh rất hiếm. Chỉ có tài 11
- liệu là sách tham khảo mới xuất bản khoảng vài năm gần đây có câu hỏi trắc nghiệm thực hành nhưng vẫn chủ yếu là câu hỏi về lý thuyết liên quan thực hành. hiện nay có 1 số tài liệu dạng chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm bằng hình ảnh trong các sách bài tập tham khảo và sách ôn luyện tuy nhiên câu hỏi chưa có tính hệ thống, mục đích chủ yếu là để thi. Từ thực trạng cho thấy cần có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thực hành hóa bằng hình ảnh để nâng cao rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh, để xây dựng đề kiểm tra đánh giá, cho học sinh chuẩn bị trước giờ thực hành. Vừa để nâng cao hứng thú học môn hóa học trong học sinh. Giải pháp thực hiện Để hoàn thiện đề tài này tôi tiến hành các biện pháp và các bước nghiên cứu như sau Một:vạch ra các nội dung chính cần nghiên cứu, thực hiện, lập lập đề cương SKKN. Hai: Thực hiện việc khảo sát điều tra hứng thú học tập của học sinh với môn hóa học trước khi áp dụng đề tài. Ba: xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thực hành bằng hình ảnh trong phạm vi các thí nghiệm, thực hành trong phạm vi chương halogen. Bốn: Lập kế hoạch đưa các bài tập trắc nghiệm thực hành vào thực tế ở các khâu: học lý thuyết, chuẩn bị thực hành, trong giờ thực hàn, kiểm tra đánh giá sau giờ thực hành, trong bài kiểm tra đánh giá chương halogen. Năm: thực hiện việc khảo sát điều tra hứng thú học tập của học sinh với môn hóa học sau khi áp dụng đề tài. Sáu : thu thập ý kiến góp ý của đồng nghiệp và của học sinh. Bảy: hoàn chỉnh đề tài. 12
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thực hành bằng hình ảnh trong chương halogen hóa học lớp 10. Cấu trúc xây dựng hệ thống câu hỏi 1) Kĩ năng thực hiện an toàn và khoa học các nội qui, qui tắc thí nghiệm: Làm việc với các dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, làm việc với các chất Hoá học độc hại, dễ cháy, dễ nổ, phát nhiệt... 2) Kĩ năng sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản: đèn cồn, kẹp gỗ, giá sắt, ống nghiệm, ống đong, bình tam giác, phễu chiết... 3) Kĩ năng làm việc với một số hóa chất thường gặp: chất rắn, lỏng, khí, axit, bazơ, muối... 4) Kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản trong thực hành hóa học: Nghiền, trộn, hòa tan, đun nóng các chất trong ống nghiệm, chưng cất, kết tinh... 5) Kĩ năng chuẩn bị thí nghiệm, bố trí đúng và hiểu vai trò của thành phần (dụng cụ, hóa chất) cấu thành thí nghiệm. 6) Kĩ năng quan sát thí nghiệm, nhận biết các hiện tượng, sự thay đổi nồng độ, màu sắc, mùi vị, âm thanh, phát sáng, tỏa nhiệt, tạo chất kết tủa, chất dễ bay hơi, chất khí... 7) Kĩ năng giải thích các hiện tượng thí nghiệm dựa vào kiến thức lí thuyết, chứng minh bằng phản ứng hoá học nếu có, giải thích sự thành công hoặc không thành công của thí nghiệm, tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục... Xây dựng hệ thống câu hỏi theo cấu trúc Căn cứ vào cấu trúc của hệ thống câu hỏi đã vạch ra ở trên để soạn câu hỏi theo từng nội dung, vì một câu hỏi có thể hàm chứa 2 hay nhiều nội dung nên không xếp câu hỏi theo cấu trúc nội dung riêng rẽ. 13
- Câu 1: Tên nhãn của lọ đựng hóa chất trong phòng thí nghiệm thường xuất hiện các biểu tượng và các nội dung cảnh báo: 1Hóa chất độc hại chết người 2Hóa chất dễ cháy 3Hóa chât chất dễ ăn mòn kim loại, ăn da và gây tổn thương mắt. 4 Hóa chất dễ nổ. 5 Hóa chất dễ tự bốc cháy 6Hóa chất đựng trong lọ tối màu Thứ tự ghép đôi các biểu tượng đúng với các nội dung cảnh báo của chúng là A. a2; b1; c4; d3; e5. B. a5; b1; c4; d3; e2. C. a5; b1; c6; d3; e2. D. a2; b6; c4; d3; e1. Câu 2: Cách cho đinh sắt vào ống nghiệm khi thực hiện phản ứng là A. cách 1. B. cách 2. C. cách 3. D. cách 4. Câu 3: Hình vẽ mô phỏng vị trí kẹp ống nghiệm trong thực hành hóa học là 14
- A. Cách 1 đúng. B. cách 2 đúng. C. Cách 3 đúng. D. cách 4 đúng. Câu 4: Hình vẽ mô tả cách đưa ống nghiệm vào kẹp là A. Cách 1 đúng. B. Cách 2 đúng. C. Cách 3 đúng. C. Cả 3 cách đều đúng. Câu 5: Lắp ống thủy tinh vào nút cao su có khoan lỗ có các mô tả dưới đây: 1Sử dụng chất làm trơn như dầu ăn, xà phòng… bôi vào vị trí tiếp xúc giữa nút cao su và ống thủy tinh. 2vừa lắp vừa xoay nhẹ nhàng nút cao su và ống thủy tinh. 3dùng lửa hơ nóng ống thủy tinh rồi lắp 4dùng dẻ quấn quanh tay khi lắp đề phòng ống thủy tinh gãy đâm vào tay. 5dùng axit bôi vào chỗ tiếp xúc để lắp dễ dàng hơn. các mô tả đúng là 15
- A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 3, 4, 5. D. 2, 3, 5. Câu 6: Cho các dụng cụ thủy tinh với chất liệu phù hợp dưới đây để thực hiện một phản ứng cần đun nóng trong phòng thí nghiệm thì có thể lựa chọn dụng cụ là A. bình cầu đáy bằng. B. bình cầu đáy tròn. C. bình tam giác. D. lọ rộng miệng. Câu 7: Có các dụng cụ dưới đây để thực hiện một phản ứng khi thực hiện phản ứng nhôm với iốt có nước xúc tác phản ứng xảy ra mạnh và tỏa nhiều nhiệt thì sử dụng dụng cụ là A. đĩa sứ. B. bình cầu đáy tròn. C. cốc thủy tinh. D. lọ hẹp miệng. Câu 8: Thí nghiệm đun nóng ống nghiệm đựng hóa chất dưới ngọn lửa đèn cồn Có các mô tả dưới đây: 1 làm nóng ống nghiệm từ từ bằng cách di chuyển đèn hoặc ống nghiệm. 2 làm nóng nhanh bằng cách cố định ống nghiệm tiếp xúc với ngọn lửa 3 Nghiêng ống nghiệm, miệng ống nghiệm hướng về phía không có người. 16
- 4 Nghiêng ống nghiệm, miệng ống nghiệm hướng về phía người quan sát. 5 điều chỉnh khoảng cách tiếp xúc giữa ngọn lửa với ống nghiệm để điều chỉnh nhiệt lượng cung cấp cho ống nghiệm khi tiến hành thí nghiệm cần thực hiện theo các mô tả là A. 1, 3, 5. B. 2, 4, 5. C. 1, 4, 5. D. 2, 3, 5. Câu 9: Có 3 cách thu khí dưới đây. Khí clo được thu theo cách nào? A. Cách 1. B. cách 2. C. Cách 3. D. Cách 1 và cách 2 Câu 10: dụng cụ nào được minh họa dưới đây được sử dụng để lấy một lượng 2ml dung dịch HCl trong lọ đựng để thực hiện thí nghiệm A. pipet. B. ống hút. C. ống đong. C. phễu. Câu 11: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm từ dung dịch axit clohidric đặc. Hóa chất được đặt trong phễu (1) là 17
- A. dung dịch HCl đặc. B. MnO2 rắn. C. Na2SO4 rắn. D. NaCl rắn. Câu 12: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm từ dung dịch axit clohidric đặc. Hóa chất được đặt trong bình (2) là A. dung dịch HCl đặc. B. MnO2 rắn. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch H2SO4 đặc. Câu 13: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm từ dung dịch axit clohidric đặc. Hóa chất được đặt trong bình (3) là: 18
- A. dung dịch HCl đặc. B. MnO2 rắn hoặc KMnO4 rắn. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch H2SO4 đặc. Câu 14: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm từ dung dịch axit clohidric đặc. Hóa chất được đặt trong bình (4) là: A. dung dịch HCl đặc. B. MnO2 rắn hoặc KMnO4 rắn. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch H2SO4 đặc. Câu 15: Hình vẽ dưới đây mô tả một thí nghiệm.trong đó phễu (1) đặt dung dịch HCl đặc, bình (2) đặt MnO2 rắn; bình (3) đựng NaCl dd; bình (4) đựngH2SO4đặc. Khi thực hiện thí nghiệm chất thu được trong bình (5)là: 19
- A. khí HCl. B. khí clo khô. C. khí clo và khí HCl. D. khí clo và hơi nước. Câu 16: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí clo từ dung dịch HCl đặc (phễu 1) và MnO2 rắn (bình 2); bình (3) đựng hóa chất nào có vai trò là gì? A. MnO2 rắn, tham gia phản ứng tạo ra khí clo. B. dung dịch NaCl để hấp thu hơi nước lẫn trong khí clo. C. dung dịch H2SO4 đặc để hấp thu hơi nước có trong khí clo. D. dung dịch NaCl để hấp thu khí HCl lẫn trong khí clo. Câu 17: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí clo từ dung dịch HCl đặc (phễu 1) và MnO2 rắn(bình 2); bình (4) đựng hóa chất nào có vai trò là gì? 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 15 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn