Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủ đề nitrogen - sulfur
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủ đề nitrogen - sulfur" được hoàn thành với mục tiêu nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kỹ năng, kiến thức được học vào giải quyết một vấn đề giả định được gặp trong thực tiễn cuộc sống, nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, giúp học sinh biết nắm bắt các kiến thức cốt lõi, bản chất, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng và sử dụng các bài tập định hướng đánh giá năng lực trong chủ đề nitrogen-sulfur của chương trình Hóa học 11.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủ đề nitrogen - sulfur
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 ------o0o------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NITROGEN-SULFUR MÔN: HÓA HỌC GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : 1. TRẦN THỊ LAN PHƯƠNG 2. TRẦN VĂN ÂN ĐIỆN THOẠI : 0918 013 090 - 0976344244 NĂM HỌC 2023 - 2024 0
- PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Năm học 2023-2024 là năm thứ hai chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở cấp THPT, đây là chương trình giáo dục được xây dựng theo hướng mở, lấy người học làm trung tâm. Ngoài nguyên lý giáo dục nền tảng bao gồm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn liền với thực tiễn", "giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội", chương trình còn chịu ảnh hưởng từ triết lý giáo dục "học để biết - học để làm - học để chung sống - học để tự khẳng định mình". Cùng với sự đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá học sinh cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới dạy học tiếp cận năng lực học sinh. Do đó, việc đánh giá học sinh chính là đánh giá năng lực học sinh, là quá trình thu thập các bằng chứng, thông tin để đánh giá học sinh đạt được đến mức độ nào của mục tiêu giáo dục đã đề ra ban đầu. Nội dung đánh giá năng lực học sinh là đánh giá khả năng học sinh vận dụng kỹ năng, kiến thức được học vào giải quyết một vấn đề giả định được gặp trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày với thái độ như thế nào. Hệ thống bài tập định hướng năng lực là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành năng lực, công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học. Bên cạnh đó, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 và các hình thức tuyển sinh của các trường đại học cũng có nhiều sự thay đổi. Một số trường có những kỳ thi riêng và tăng chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức này như: Đánh giá năng lực (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội 1, …), Đánh giá tư duy (Đại học Bách khoa Hà Nội)… Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, sử dụng bài tập để hình thành, phát triển và đánh giá năng lực học sinh là xu hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển Giáo dục Việt Nam và quốc tế hiện nay. Do đó chúng tôi chọn đề tài "Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủ đề nitrogen - sulfur" nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hoá học trong giai đoạn mới. II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1. Mục đích Để rèn luyện khả năng vận dụng kỹ năng, kiến thức được học vào giải quyết một vấn đề giả định được gặp trong thực tiễn cuộc sống, nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, giúp học sinh biết nắm bắt các kiến thức cốt lõi, bản chất, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng và sử dụng các bài tập định hướng đánh giá năng lực trong chủ đề nitrogen-sulfur của chương trình Hóa học 11. 2. Nhiệm vụ 1
- - Nghiên cứu các nội dung lí luận liên quan đến đề tài: năng lực nhận thức hóa học, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học; Những đặc điểm của câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực người học. - Xây dựng hệ thông câu hỏi, bài tập định hướng đánh giá năng lực trong chủ đề nitrogen-sulfur. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất. III. Đối tượng nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Câu hỏi, bài tập bài tập định hướng đánh giá năng lực trong chủ đề nitrogen- sulfur. 2. Giả thuyết khoa học Khả năng vận dụng kỹ năng, kiến thức được học vào giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức và tư duy, nắm bắt các kiến thức cốt lõi, bản chất, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn của học sinh cũng như chất lượng các bài học về nitrogen-sulfur sẽ được nâng cao khi giáo viên sử dụng dạy học chủ đề có sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực phối hợp các phương pháp dạy học tích cực khác. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học có liên quan đến đề tài. Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa… các tài liệu đã thu thập được từ các nguồn khác nhau. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh về thực trạng việc sử dụng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực trong dạy học hóa học. Quan sát quá trình học tập của học sinh qua các giờ học, phỏng vấn học sinh. Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của phương pháp đề xuất trong đề tài. V. Những đóng góp của đề tài Thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập định hướng đánh giá năng lực trong dạy học chủ đề nitrogen – sulfur. 2
- PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về năng lực vận dụng kiến thức hóa học Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Hóa học 2018 đã xác định ngoài việc hình thành và phát triển các năng lực chung như: Tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác; Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để, thì môn Hóa học cũng nhằm mục tiêu phát triển 6 năng lực đặc thù: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. - Năng lực sáng tạo Trong những năng lực đặc thù môn Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những biểu hiện cần đạt được của năng lực vận dụng kiến thức hoá học đối với HS phổ thông bao gồm: - Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống. - Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn. - Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề. - Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. - Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. 1.2. Phân biệt câu hỏi, bài tập truyền thống và câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực Hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực là một trong những công cụ cho HS luyện tập, hình thành năng lực, là công cụ cho GV và đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của HS. Thông qua các nghiên cứu thực tiễn, có thể phân biệt câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực người học và câu hỏi, bài tập truyền thống như sau: 3
- Câu hỏi, bài tập định hướng phát Câu hỏi, bài tập truyền thống triển năng lực người học - Thông thường là câu hỏi, bài tập đóng. - Trọng tâm của câu hỏi, bài tập thường - Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển không phải là các thành phần tri thức giao từ kiến thức đã học sang kiến thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng chưa biết cũng như các tình huống thực phối hợp giữa các tri thức và kỹ năng tiễn. khác nhau dựa trên một vấn đề mới đối - Rất ít các bài tập ôn tập thường xuyên với người học. và bỏ qua sự kết nối giữa kiến thức đã - Tiếp cận năng lực không định hướng biết và kiến thức mới. theo nội dung kiến thức mà theo các tình - Quá trình tích lũy kiến thức của người huống trong thực tiễn. Do vậy, nội dung học chưa được lưu ý một cách đầy đủ,… câu hỏi thường mang tính tình huống, bối cảnh và tính thực tiễn. - Các bài tập thường chú trọng sự vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề mới, gắn với thực tiễn. Câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực người học ngoài việc cần đảm bảo những yêu cầu chung như: trình bày rõ ràng; có ít nhất một lời giải; HS có thể tự lực giải được; có mức độ khó khác nhau; định hướng theo kết quả;… thì câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực người học còn có những đặc điểm: - Hỗ trợ học tích lũy: Liên kết nội dung xuyên suốt các năm học; Có thể nhận biết được sự phát triển năng lực của người học; Vận dụng thường xuyên kiến thức đã học. - Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập: Hỗ trợ và khuyến khích các cá nhân học tập; Sử dụng sai lầm như là cơ hội cho người học tìm hiểu và nghiên cứu sâu kiến thức. - Xây dựng câu hỏi, bài tập dựa trên chuẩn kiến thức: Câu hỏi, bài tập cần bảo đảm những tri thức cơ bản; Có thể thay đổi dữ liệu đưa ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối,…); Có nhiều hình thức luyện tập khác nhau. - Gồm cả những câu hỏi, bài tập yêu cầu sự hợp tác và giao tiếp: Tăng cường năng lực xã hội cho người học thông qua làm việc nhóm; Lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức. - Tích cực hóa hoạt động nhận thức: Tăng cường câu hỏi, bài tập hướng tới việc giải quyết vấn đề và vận dụng; Kết nối với kinh nghiệm thực tiễn; Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề. - Có các phương án giải quyết khác nhau: Có sự đa dạng trong lời giải bài tập; Đưa ra vấn đề mở; Kích thích người học độc lập tìm hiểu; Khơi gợi những ý tưởng khác nhau cho người học khi giải quyết vấn đề; Có thể có diễn biến mở trong giờ học. 4
- - Phân hóa nội tại: Có những cách thức tiếp cận bài toán khác nhau; Phân hóa bên trong; Gắn với các tình huống và bối cảnh thực tiễn 1.3. Các năng lực được đánh giá của học sinh thông qua hình thức đánh giá theo định hướng năng lực Đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, gía trị, chuẩn mực đạo đức,…được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập cũng như phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. Đánh giá năng lực của học sinh là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học trong bối cảnh có ý nghĩa, tức là vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết thành công các nhiệm vụ học tập hoặc tình huống thực tiễn mà các em trải nghiệm, gặp phải trong cuộc sống. Năng lực giải quyết vấn đề gồm bốn năng lực thành tố sau: - Năng lực nhận biết và tìm hiểu vấn đề: được thể hiện thông qua hai hành vi cơ bản như: nhận biết vấn đề và hiểu thông tin trong vấn đề. - Năng lực thiết lập không gian vấn đề: gồm hai hành vi cơ bản như: lựa chọn, sắp xếp, tích hợp thông tin với kiến thức đã học; xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết vấn đề. - Năng lực lập kế hoạch và trình bày giải pháp: gồm hai hành vi cơ bản sau: lập tiến trình thực hiện cho giải pháp; thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn khi có sự thay đổi. - Năng lực đánh giá và phản ánh giải pháp, đó là xem xét giải pháp đã thực hiện tối ưu hay chưa, điểm nào chưa hợp lí, thiếu logic; phản ánh, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được và đề xuất vấn đề tương tự. 5
- CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NITROGEN-SULFUR 2.1. Kế hoạch dạy học “Chủ đề 2: Nitrogen-sulfur”- Hóa học 11 - năm học 2023-2024. 2.1.1. Yêu cầu cần đạt trong “Chủ đề 2: Nitrogen-sulfur”- Hóa học 11 - năm học 2023-2024 Chương 2: NITROGEN VÀ SULFUR (14% = 9,8 tiết = 10 tiết) Số Nội dung Yêu cầu cần đạt tiết – Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen. – Giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết. Bài 4: Nitrogen 1 – Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen. Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa. – Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitrogen khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu. – Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia. – Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hoá học (tính base, tính khử). Viết được phương trình hoá học Bài 5: minh hoạ. Ammonia và – Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc 2 muối độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonium ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber. – Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hoá thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch. 6
- – Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản xuất nitric acid; làm dung môi...); của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân ammophos... – Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium. – Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa Bài 6: Một acid. số hợp chất – Nêu được cấu tạo của HNO3 , tính acid, tính oxi hoá 2 của nitrogen mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của với oxygen nitric acid. – Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hoá ( eutrophication ). - Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur. – Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, hoá học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất. – Thực hiện được thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại), Bài 7: Sulfur vừa có tính khử (tác dụng với oxygen). và sulfur 2 – Trình bày được tính oxi hoá (tác dụng với hydrogen dioxide sulfide) và tính khử (tác dụng với nitrogen dioxide trong không khí) và ứng dụng của sulfur dioxide (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc,...). – Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí. – Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử Bài 8: dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid. Sulfuric acid – Trình bày được cấu tạo H2SO4 ; tính chất vật lí, tính 2 và muối chất hoá học cơ bản, ứng dụng của sulfuric acid loãng, sulfate sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid. 7
- – Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính háo nước của sulfuric acid đặc (với đồng, da, than, giấy, đường, gạo,...). – Vận dụng được kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc. – Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate, ammonium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate và nhận biết được ion trong dung dịch bằng ion Ba2+ . Hệ thống hóa được kiến thức của chủ đề nitrogen và Bài 9: Ôn sulfur. 1 tập chương 2 Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập liên quan đến chủ đề nitrogen và sulfur. 2.1.2. Kế hoạch dạy học “Chủ đề 2: Nitrogen-sulfur”- tại trường THPT Nam Đàn 1 Tiết Nội dung bài dạy PPCT 11 Bài 4: Nitrogen 12 Bài 5: Ammonia – Muối ammonium 13 Bài 5: Ammonia – Muối ammonium 14 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen 15 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen 16 Bài 7: Sulfur và Sulfur dioxide 17 Bài 7: Sulfur và Sulfur dioxide 18 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate 19 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate 20 Bài 9: Ôn tập chương 2 8
- 2.1.3. Kế hoạch dạy học “Chủ đề 2: Nitrogen-sulfur”- tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Tiết Nội dung bài dạy PPCT 10 Bài 4: Nitrogen 11 Bài 5: Ammonia – Muối ammonium 12 Bài 5: Ammonia – Muối ammonium 13 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen 14 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen 15 Bài 7: Sulfur và Sulfur dioxide 16 Bài 7: Sulfur và Sulfur dioxide 17 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate 18 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate 19 Bài 9: Ôn tập chương 2 2.1.4. Kế hoạch dạy học “Chủ đề 2: Nitrogen-sulfur”- tại trường THPT Hà Huy Tập Tiết Nội dung bài dạy PPCT 11 Bài 4: Nitrogen 12 Bài 5: Ammonia – Muối ammonium 13 Bài 5: Ammonia – Muối ammonium 14 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen 15 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen 28 Bài 7: Sulfur và Sulfur dioxide 29 Bài 7: Sulfur và Sulfur dioxide 30 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate 31 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate 32 Bài 9: Ôn tập chương 2 9
- 2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng đánh giá năng lực chủ đề nitrogen-sulfur Dựa trên các bậc nhận thức và đặc điểm của quá trình học tập theo định hướng phát triển năng lực, có thể xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực của HS theo các dạng sau: - Dạng câu hỏi, bài tập tái hiện: yêu cầu hiểu và tái hiện lại tri thức. Dạng bài tập này không phải trọng tâm của bài tập định hướng phát triển năng lực. Dạng bài tập này thường được dùng để đánh giá năng lực nhận biết và tìm hiểu vấn đề. - Dạng câu hỏi, bài tập vận dụng nhằm giúp HS vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể, qua đó củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi tính sáng tạo. Dạng bài tập này thường dùng để đánh giá năng lực thiết lập không gian vấn đề. - Dạng câu hỏi, bài tập tổng hợp và sáng tạo: các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo cao của người học. - Dạng câu hỏi, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn nhằm vận dụng và giải quyết vấn đề gắn với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Dạng bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho người học có nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau. 2.2.1. Dạng câu hỏi, bài tập tái hiện Câu 1. Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen chủ yếu tồn tại ở dạng đồng vị nào sau đây? A. 14N. B. 13N. C. 12N. D. 15N. Câu 2. Khí nitrogen đơn chất chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí? A. 90%. B. 14%. C. 78%. D. 21%. Câu 3. Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có chứa nitrogen? A. Amino acid B. Chlorophyll C. Nucleic acid D. Glucose Câu 4. Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại dạng nào? A. Cả dạng đơn chất và hợp chất. B. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. C. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. D. nguyên tử tự do. Câu 5. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nitrogen có số electron độc thân là A. 1. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6. Trong hợp chất hoá học, nguyên tố nitrogen thường có số oxi hoá là A. +1, +2, +3, +4, -4. B. 1, 2, 3, 4, 5, 6. 10
- C. -3, +1, +2, +3, +4, +5. D. +2, -2, +4, +6. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khí nitrogen tan tốt trong nước. B. Khí nitrogen không duy trì sự cháy. C. Khí nitrogen nặng hơn không khí. D. Khí nitrogen phản ứng được với oxygen ở điều kiện thường. Câu 8. Vì sao nitrogen lỏng có thể được sử dụng để làm lạnh nhanh? A. Vì nitrogen lỏng phá hủy cấu trúc vật chất, sinh ra chất làm lạnh. B. Vì nitrogen lỏng làm chết vi khuẩn phân hủy vật chất. C. Vì nitrogen hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp. D. Vì nitrogen có tính oxy hóa vô cùng mạnh. Câu 9. Quan sát hình bên dưới và từ dữ kiện năng lượng liên kết trong phân tử N 2, dự đoán về độ bền phân tử và khả năng phản ứng của nitrogen ở nhiệt độ thường. Eb (N≡N) = 945 kJ/mol A. Kém bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. B. Bền và trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường. C. Bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. D. Kém bền và trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường Câu 10. Trong phản ứng nào sau đây, nitrogen thể hiện tính khử? A. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 B. N2 + 6Li → 2Li3N C. N2 + O2 ⇌ 2NO D. N2 + 3Mg → Mg3N2 Câu 11. N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây ? A. Nhiệt độ phản ứng khoảng 1000C. B. Nhiệt độ phản ứng rất cao khoảng 30000C hoặc có tia lửa điện. C. Nhiệt độ phản ứng khoảng 5000C. D. Điều kiện thường, vì nitrogen là phi kim hoạt động mạnh. Câu 12. Nitrogen thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây ? 11
- A. H2. B. O2. C. Mg. D. Al. Câu 13. Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với khí N2 ở nhiệt độ thường? A. Li B. Cs C. K D. Ca Câu 14. Ở điều kiện thường, không tồn tại hỗn hợp khí A. N2, O2. B. NO, O2. C. N2, CO2. D. N2, H2. Câu 15. Khi có tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao. Nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. X tiếp tục tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành hợp chất Y. Công thức của X, Y lần lượt là A. N2O, NO. B. NO2, N2O5. C. NO, NO2. D. N2O5, HNO3. Câu 16. Trong thực tiễn, nitrogen không có ứng dụng nào sau đây? A. Tổng hợp ammonia. B. Sản xuất sulfuric acid. C. Bảo quản thực phẩm. D. Tạo khí quyển trơ. Câu 17. Nitrogen lỏng có thể gây? A. Bỏng lạnh B. Đóng băng C. Ăn mòn D. Xuất huyết Câu 18. Trong cấu tạo của bình bảo quản mẫu vật bằng nitrogen lỏng thường có khoang chân không với mục đích là A. tạo môi trường trơ. B. hạn chế vi khuẩn xâm nhập. C. tạo áp suất trong bình. D. cách nhiệt với môi trường. Câu 19. Trong các tính chất sau: (a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC). (b) Công thức cấu tạo phân tử nitrogen là N N . (c) Tan nhiều trong nước (d) Nặng hơn khí oxygen. (e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitrogen nguyên tử. Các tính chất không thuộc về khí nitrogen là A. (a), (c), (d). B. (a), (b). C. (b), (c), (e). D. (c), (d), (e). Câu 20. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí N2, người ta đun nóng dung dịch muối X bão hòa. Muối X là A. NH4NO2. B. NaNO3. C. NH4Cl . D. NH4NO3. Câu 21. Người ta sản xuất khi nitrogen trong công nghiệp bằng cách nào sau đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà. C. Dùng phosphor để đốt cháy hết oxygen không khí. 12
- D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng Câu 22. Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí nitrogen bằng phương pháp dời nước vì A. N2 nhẹ hơn không khí. B. N2 rất ít tan trong nước. C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy. D. N2 hoá lỏng ở nhiệt độ rất thấp. Câu 23. Để loại bỏ các khí HCl, Cl2, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2 người ta sử dụng lượng dư dung dịch nào sau đây? A. AgNO3. B. Ca(OH)2. C. H2SO4. D. CuCl2. Câu 24. Cho phản ứng sau: NH3 + O2 ⎯⎯⎯⎯ Khí X + H2O → o 800 C , Pt Khí X thu được là A. NO. B. N2. C. SO3. D. SO2. Câu 25. Ngoài ứng dụng làm phân bón, ammonium chloride còn được sử dụng trong pin với vai trò chất điện li, hay dùng để làm sạch các oxide trên bề mặt các kim loại trước khi hàn. Công thức hóa học của ammonium chloride là A. (NH4)2SO4. B. NH4Cl. C. (NH4)2CO3. D. NH4NO3. Câu 26. Nitric acid là hợp chất vô cơ, trong tự nhiên, được hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp. Nitric acid là một acid độc, ăn mòn và dễ gây cháy, là một trong những tác nhân gây ra mưa acid. Công thức của nitric acid là A. HNO3. B. HNO2. C. H2SO4. D. HCl. Câu 27. Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiên nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng? A. Đạm amoni. B. Phân lân. C. Đạm nitrate. D. Phân kali. Câu 28. Khí X không màu, có mùi khai. Khí X khan (nguyên chất) được bơm vào đất ở dạng khí, là nguồn phân đạm phổ biến ở Bắc Mỹ do giá thành và tuổi thọ tương đối lâu trong đất so với các dạng phân đạm khác. Do tính ổn định của X khan trên đất lạnh, nông dân trồng ngô thường bón X khan vào mùa thu để bắt đầu hoạt động gieo trồng vào mùa xuân. Chất X là A. CO2. B. H2. C. NH3. D. H2S. Câu 29. Phú dưỡng là hiện tượng xảy ra do sự gia tăng hàm lượng của nguyên tố nào trong nước? A. Fe, Mn. B. N, P. C. Ca, Mg. D. Cl, F. Câu 30. Vị trí của nguyên tố sulfur (Z=16) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa 13
- học là A. ô số 16 , chu kỳ 3 , nhóm VIA. B. ô số 32 , chu kỳ 4, nhóm VIA. C. ô số 8 , chu kỳ 2 , nhóm IVA. D. ô số 16 , chu kỳ 3 , nhóm VIB. Câu 31. Trong tự nhiên, đơn chất sulfur được phân bố nhiều ở vùng lân cận núi lửa và suối nước nóng. Khi núi lửa hoạt động, sulfur được giải phóng ra khỏi vỏ Trái Đất chủ yếu ở dạng nào sau đây? A. S và SO2. B. SO2 và H2S. C. SO3 và SO2. D. H2S và S. Câu 32. Sulfur tà phương (S) và sulfur đơn tà (S) là hai A. đồng phân của sulfur. B. đồng vị của sulfur. C. dạng thù hình của sulfur. D. hợp chất của sulfur. Câu 33. Chất nào sau đây ở điều kiện thường là chất rắn, màu vàng? A. H2S. B. SO2. C. H2SO4. D. S. Câu 34. Cho phản ứng: SO2 + 2H2S ⎯⎯ 3S + 2H2O. Trong phản ứng SO2 đóng → vai trò là A. chất oxi hoá. B. chất khử. C. môi trường. D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá. Câu 35. Trong acquy chì chứa dung dịch acid sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị "cạn nước". Để bổ sung nước cho acquy, tốt nhất nên cho thêm vào acquy loại chất nào sau đây ? A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Nước mưa. C. Nước muối loãng. D. Nước cất. Câu 36. Khí SO2 sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, các quặng sunfua; là một trong các chất gây ô nhiễm môi trường. Khí SO2 trong không khí chủ yếu gây ra hiện tượng nào sau đây? A. Mưa acid. B. Suy giảm tầng ozon. C. Hiệu ứng nhà kính. D. Nước thải gây ung thư. Câu 37. Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây? A. SO2, NO, NO2. B. NO, CO, SO2. C. CH4, HCl, CO. D. Cl2, CH4, SO2. Câu 38. Phát biểu nào sau đây sai với sulfur đơn chất? A. Sulfur đơn chất thường được tìm thấy ở dạng bột màu vàng, có mùi khó chịu. B. Sulfur là chất rắn ở điều kiện thường, có điểm nóng chảy là 115,21°C và điểm sôi là 444,6°C. 14
- C. Sulfur không tan trong nước, nhưng có thể tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ethanol và axeton. D. Sulfur có tính chất dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt. Câu 39. Phát biểu nào sai về tính chất hóa học của sulfur đơn chất? A. Tính oxi hóa của sulfur thể hiện qua phản ứng với kim loại để tạo ra sulfide; với hydrogen tạo hydrogen sulfide. B. Tính khử của sulfur thể hiện qua phản ứng với oxygen tạo ra sulfurdioxide. C. Tính khử của sulfur thể hiện qua phản ứng với kim loại để tạo ra sulfide; hydrogen tạo hydrogen sulfide. D. Tính khử của sulfur thể hiện qua phản ứng với sulfuric acid đặc, nóng; với nitric acid đặc nóng. Câu 40. Sulfur dioxide là một hợp chất hóa học giữa sulfur và oxygen. Nó là một chất khí không màu, có mùi hắc, độc, có tính chất acid, thường được tạo ra bởi các quá trình sản xuất công nghiệp như cháy một số loại quặng và đốt nhiên liệu hóa thạch. Công thức hoá học của sulfurdioxide là A. SO2. B. SO3. C. H2S. D. H2SO3. Đáp án câu hỏi phần 2.2.1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C D A B C B C B C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B B A B C B A A C A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A B B A B A C C B A 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B C D A A A A D C A 15
- 2.2.2. Dạng câu hỏi, bài tập vận dụng nhằm giúp HS vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể Câu 1. Hệ thống túi khí (Supplementary Restraint System–SRS) là thiết bị thụ động được trang bị để hạn chế tổn thương cho người ngồi trên xe ô tô khi không may có tai nạn xảy ra. Khi va chạm đủ mạnh, khí X được sinh ra trong túi khí bởi sự phân hủy NaN3. Khí này cũng có trong thành phần của không khí. Khí X là A. N2. B. O2. C. CO2. D. NH3. Câu 2. Khối lượng khí nitrogen (N2) có trong 0,2479 lít khí quyển là bao nhiêu? Biết rằng nitrogen chiếm 78% thể tích khí quyển. (thể tích khí được đo ở điều kiện chuẩn) A. 0,2184 gam. B. 0,28 gam. C. 2,184 gam. D. 2,8 gam. Câu 3. Aluminium nitride là một vật liệu thú vị và là một trong những vật liệu tốt nhất để sử dụng nếu cần độ dẫn nhiệt cao. Khi kết hợp với các đặc tính cách điện tuyệt vời của nó, aluminium nitride là vật liệu tản nhiệt lý tưởng cho nhiều ứng dụng điện và điện tử. Trong số các ứng dụng của aluminium nitride là quang điện tử, các lớp điện môi trong phương tiện lưu trữ quang học, chất nền điện tử, chất mang chip nơi dẫn nhiệt cao là điều cần thiết, ứng dụng quân sự. Công thức hoá học của aluminium nitride là A. Al3N. B. AlN. C. AlN3. D. Al2N3. Câu 4. Khi so sánh phân tử ammonia với ion ammonium, nhận định nào sau đây là đúng? A. Đều chứa nguyên tử N có số oxi hóa là - 3. B. Đều chứa liên kết ion. C. Đều có tính acid yếu trong nước. D. Đều có tính base yếu trong nước. Câu 5. Cho phản ứng tổng hợp khí ammonium trong công nghiệp: H2(g) + 3N2(g) ⇌ 2NH3(g) r H 298 = 0 –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. giảm nồng độ H2 và giảm áp suất. B. tăng nồng độ H2 và giảm nồng độ NH3. C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và tăng áp suất. Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không phải của nitric acid? A. Liên kết O–H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen. B. Nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxy hóa cao nhất của nitrogen. C. Nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxy hóa thấp nhất của nitrogen. 16
- D. Liên kết N → O là liên kết cho – nhận. Câu 7. Nitric acid đặc tạo được với hydrochloric acid đặc hỗn hợp có tính oxi hóa rất mạnh (thường được gọi là nước cường toan) có khả năng hòa tan gold (Au/vàng) theo phản ứng: Au + HNO3 + HCl ⎯⎯ AuCl3 + NO + H2O → 0 t Tổng hệ số của các chất (số nguyên, tối giản) trong PTHH trên là A. 5. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 8. Cho hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thấy thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần % theo thể tích của NH 3 trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu? A. 50%. B. 25%. C. 70%. D. 10%. Câu 9. Các hình vẽ sau đây mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế khí và thu khí đó trong phòng thí nghiệm. Cách thu khí ở hình nào là phù hợp với ammonia? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 2 và hình 3. Câu 10. Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Muối ăn. B. Cồn. C. Giấm ăn. D. Xút. Câu 11. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid đặc là A. rửa với nước lạnh nhiều lần. B. trung hoà acid bằng NaHCO3. C. băng bó tạm thời vết bỏng. D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đơn chất sulfur? A. Ở điều kiện thường, sulfur tồn tại dạng thể rắn. B. Sulfur tác dụng với thủy ngân (mercury) ngay ở nhiệt độ thường. C. Sulfur vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. Sulfur dễ tan trong nước. Câu 13. Cho các phát biểu sau: (1) Sulfur dioxide là một trong các tác nhân làm ô nhiễm khí quyển, gây mưa acid. (2) Trong các phản ứng hóa học, nitrogen thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. 17
- (3) Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết. (4) Sulfur dioxide là khí độc, mùi hắc, gây viêm đường hô hấp ở người. (5) Trong phản ứng oxi hóa–khử với khí oxygen, ammonia thể hiện tính khử. (6) Đưa mẩu giấy quỳ tím khô vào bình đựng khí ammonia khô, thấy quỳ tím chuyển màu xanh. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 14. Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên nhân của hiện tượng mưa acid là do có sự phát thải quá nhiều khí SO2 và NOx từ sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông,… (b) Phú dưỡng là hiện tượng trong nước có nhiều chất dinh dưỡng nên tốt cho tất cả các sinh vật thủy sinh sống trong môi trường đó. (c) Nước mưa ở khu vực không khí bị ô nhiễm thường có pH khoảng 5-6 chủ yếu do CO2 hòa tan trong nước tạo môi trường acid yếu. (d) Sulfur dioxide phát thải ra môi trường chủ yếu từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí gas), đốt cháy sulfur và khoáng vật sulfide, … Số phát biểu sai là A. 1. B. 2 C. 3. D. 4. Câu 15. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Cồn. D. Xút. Đáp án câu hỏi phần 2.2.2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A A B A C C C A A D 11 12 13 14 15 A D C B D 18
- 2.2.3. Dạng câu hỏi, bài tập tổng hợp và sáng tạo Câu 1. Hãy đề xuất một số giải pháp làm giảm tác hại của mưa acid đối với đời sống của thực vật, vật nuôi và con người. Hướng dẫn giải Có rất nhiều giải pháp để giảm thiểu tác hại của mưa acid, trong đó vấn đề cốt lõi nhất vẫn là ý thức trách nhiệm của con người. Một số giải pháp có thể kể đến như: - Xây dựng quy trình xử lí khí thải. - Kiểm soát lượng khí thải của phương tiện giao thông, phương tiện vận hành bằng động cơ nhằm làm giảm lượng khí thải có chứa các oxide của nitrogen. - Loại bỏ triệt để nitrogen, lưu huỳnh có trong than đá và dầu mỏ trước khi đưa vào sử dụng. - Chuyển sang xu hướng sử dụng các loại năng lượng, nhiên liệu thân thiện với môi trường. - Giáo dục, tuyên truyền nhằm giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Câu 2. Khi thực hiện thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí rất độc là NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta đưa ra một số giải pháp nút ống nghiệm bằng: (a) bông khô. (b) bông có tẩm nước. (c) bông có tẩm nước vôi. (d) bông có tẩm giấm ăn. Theo em, trong các biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất? Vì sao? Hướng dẫn giải NO2 phản ứng được với dung dịch kiềm nên để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta đậy nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi. Câu 3. Trong bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X gồm N 2 và H2 (chất xúc tác thích hợp), áp suất trong bình là p atm, tỉ khối của X so với H 2 là 5. Nung nóng bình để thực hiện phản ứng tổng hợp NH3, rồi làm nguội bình về nhiệt độ ban đầu, thu được hỗn hợp khí Y, áp suất trong bình là 0,88p atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là bao nhiêu? Hướng dẫn giải Xét hỗn hợp X: (H2: a mol; N2 : b mol), MX = 10. → 2a + 28b = 10(a+b) → 8a = 18b → a/b = 18/8 = 9/4 Giả sử ban đầu hỗn hợp khí X bao gồm 9 mol H2 và 4 mol N2. N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g) 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác
9 p | 312 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng chủ đề STEM phần Năng lượng, vật lí 10 – Chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
66 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và hướng dẫn làm bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam – lớp 11 tại trường THPT Anh Sơn 3
63 p | 5 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và hướng dẫn học sinh làm bài tập nhận thức Lịch sử 11 thông qua chủ đề Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử
52 p | 4 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức một số hình thức hoạt động trải nghiệm để phát huy tính tích cực, tự giác nhằm lan tỏa văn hóa đọc tại trường THPT Diễn Châu 2
67 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng lớp học thân thiện trong thời đại 4.0 thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Mường Quạ
54 p | 5 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học phần địa lí tự nhiên lớp 10 ở trường THPT
62 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
72 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu nhằm nâng cao hiệu quả đọc thẩm mĩ trong dạy học văn bản Mùa Xuân chín của Hàn Mặc Tử - SGK lớp 10 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
70 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề Hàm số và đồ thị ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
58 p | 9 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các giải pháp xây dựng Cơ sở giáo dục điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại trƣờng THPT Lê Hồng Phong
62 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn