Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách" nhằm giúp cho các em học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách luôn vui tươi phấn khởi, hào hứng, tích cực học tập trong mỗi giờ học. Đặc biệt là giúp các em xác định được mục tiêu cuộc đời; Giúp cho mỗi giáo viên ý thức được ý nghĩa của việc tạo ra được môi trường học tập hạnh phúc thông qua tổ chức HĐTN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
- MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết .................................................................... 2 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................... 2 5.3. Phương pháp thống kê toán học .................................................................................. 3 6. Tính mới của đề tài ......................................................................................................... 3 PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................ 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 4 1.1. Khái niệm hạnh phúc ................................................................................................... 4 1.2. Khái niệm lớp học hạnh phúc ...................................................................................... 4 1.3. Vai trò và tầm quan trọng của lớp học hạnh phúc đối với học sinh ............................ 4 1.4. Tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc” .................................................................... 6 1.5. Mục tiêu của việc tổ chức HĐTN trong trường THPT 7 ............................................... 1.6. Sự cần thiết tổ chức các HĐTN để góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc ...................... 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 8 2.1. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay ................................ 8 2.1.1. Thuận lợi ................................................................................................................... 8 2.1.2. Khó khăn ................................................................................................................... 9 2.2. Thực trạng xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách ...................... 9 2.2.1. Về phía giáo viên .................................................................................................... 10 2.2.2. Với học sinh ............................................................................................................ 10 2.3. Thực trạng tổ chức HĐTN để hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc .................... 11 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THÔNG QUA TỔ CHỨC HĐTN CHO HS TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH ............................................................. 14 3.1. Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua tổ chức HĐTN cho HS trường THPT Nguyễn Sỹ Sách ............................................................................................................................. 14 3.1.1. Định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm tham gia các CLB trong nhà trường ..... 14 3.1.1.1. Mục đích .............................................................................................................. 14 3.1.1.2. Cách thức thực hiện ............................................................................................. 14
- 3.1.1.3. Kết quả đạt được .................................................................................................. 16 3.1.2. Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để tạo sân chơi trải nghiệm cho HS lớp chủ nhiệm thông qua tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại ........................................... 18 3.1.2.1. Lý do tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại cho HS ................................. 18 3.1.2.2. Các hoạt động dã ngoại, tham quan trải nghiệm đã được tổ chức cho HS ..... 19 3.1.2.3. Ý nghĩa của việc tổ chức HĐ tham quan, dã ngoại cho HS ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. ............................................................................................................................ 24 3.1.3. Tạo môi trường học tập thân thiện, hòa đồng, cởi mở cho HS thông qua tổ chức các HĐ chuyên đề dưới cờ và HĐ ngoại khóa. ...................................................................... 25 3.1.3.1. Lý do cuả tổ chức HĐ chuyên đề dưới cờ và HĐ ngoại khóa ............................ 25 3.1.3.2. Các HĐ chuyên đề dưới cờ và HĐ ngoại khóa đã được tổ chức trong trường THPT Nguyễn Sỹ Sách ................................................................................................................ 26 3.1.3.2.1 Tổ chức các hoạt động chuyên đề dưới cờ ........................................................ 26 3.1.3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp theo chủ đề .......................... 28 3.1.3.3. Ý nghĩa của tổ chức HĐ chuyên đề, ngoại khóa cho HS trường THPT Nguyễn Sỹ Sách .................................................................................................................................. 33 3.1.4. Đổi mới hình thức và nội dung giờ sinh hoạt lớp để giúp hs có cơ hội được được bộc lộ bản thân ........................................................................................................................ 33 3.1.4.1. Lý do đổi mới hình thức và nội dung của giờ sinh hoạt lớp ............................... 33 3.1.4.2. Các HĐTN đã tổ chức trong giờ sinh hoạt lớp cho HS ....................................... 34 3.1.4.2.1. Sinh hoạt bằng tổ chức trò chơi cho HS ........................................................... 34 3.1.4.2.2. Sinh hoạt lớp bằng tổ chức thảo luận theo chủ đề ............................................ 37 3.1.4.3. Ý nghĩa của giờ sinh hoạt lớp thông qua tổ chức HĐTN trò chơi và phát biểu theo chủ đề ................................................................................................................................ 43 3.1.5. Định hướng cho HS tham gia các hoạt động thiện nguyện để lan tỏa thông điệp “Hạnh phúc là được cho đi” ............................................................................................. 44 3.1.5.1. Lý do tổ chức hoạt động thiện nguyện cho HS trong nhà trường THPT Nguyễn Sỹ Sách .................................................................................................................................. 44 3.1.5.2. Các hoạt động thiện nguyên đã tổ chức cho HS .................................................. 44 3.1.5.2.1. Tổ chức các hoạt động quyên góp giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn ........... 44 3.1.5.2.2. Tổ chức HĐ tình nguyện sôi nổi trong nhà trường cho HS tham gia .............. 46 3.1.5.3. Ý nghĩa của hoạt động quyên góp giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn và hoạt động tình nguyện của đội tình nguyện ...................................................................................... 48 3.1.6. Tạo cơ hội cho HS thể hiện năng khiếu của bản thân thông qua việc tổ chức các cuộc thi do đoàn trường phát động ........................................................................................... 48 3.1.6.1. Lý do tổ chức các cuộc thi cho HS ...................................................................... 48 3.1.6.2. Các cuộc thi đã tổ chức cho HS ........................................................................... 49
- 3.1.6.2.1. Tổ chức cuộc thi làm video giới thiệu về sách với chủ đề “Mỗi tuần một cuốn sách hay” để chào mừng ngày hội đọc sách. .................................................................... 49 3.1.6.2.2. Thi làm hoa với chủ đề “Làm hoa từ phế liệu” để chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam .................................................................................................................................. 50 3.1.6.2.3. Tổ chức làm video với chủ đề “Thầy cô trong mắt em” để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam ................................................................................................................... 51 3.1.6.3. Ý nghĩa của việc tổ chức các cuộc thi cho HS .................................................... 52 3.2. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT ............................................................................................................................... 52 3.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................... 52 3.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ........................................................................ 52 3.2.2.1. Nội dung khảo sát ................................................................................................ 52 3.2.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ............................................................ 53 3.2.3. Đối tượng khảo sát .................................................................................................. 53 3.2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ....... 53 3.2.4.1. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất .................................... 53 3.2.4.2. Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đã được đề xuất .................................... 56 3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ..................................................................................... 59 3.3.1. Phạm vi ứng dụng ................................................................................................... 59 3.3.2. Mức độ vận dụng .................................................................................................... 59 3.3.3. Khảo sát sau khi thực nghiệm ................................................................................ 59 3.3.4. Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát ....................................................................... 60 3.4. Thành tích tập thể ...................................................................................................... 61 PHẦN C: KẾT LUẬN .................................................................................................... 63 1. Những đóng góp của đề tài ........................................................................................... 63 1.1. Tính mới của đề tài .................................................................................................... 63 1.2. Tính khoa học ............................................................................................................ 63 1.3. Tính hiệu quả ............................................................................................................. 63 2. Một số kiến nghị, đề xuất ............................................................................................. 64 2.1. Với cấp quản lý giáo dục ........................................................................................... 64 2.2. Đối với GVCN ........................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 66 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 67
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu Cụm từ đầy đủ GVCN, CN Giáo viên chủ nhiệm, Chủ nhiệm GV, HS Giáo viên – học sinh THPT Trung học phổ thông HĐTN Hoạt động trải nghiệm NL,PC Năng lực, phẩm chất CLB Câu lạc bộ ATXH An toàn xã hội TNXH Tệ nạn xã hội BGH- BTC Ban giám hiệu – Ban tổ chức
- PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Công tác chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong trường học. Giáo viên chủ nhiệm giúp nhà trường quản lí lớp học, vun đắp ước mơ, rèn luyện nhân cách đạo đức và hình thành nhiều kĩ năng cho học sinh. Có nhiều cách để làm tốt vai trò của một người giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, tôi nhận thấy chủ nhiệm đạt hiệu quả là xây dựng được một lớp học đoàn kết, yêu thương, cùng nhau nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và thắp lên ngọn lửa nhân ái, bao dung. Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự nguyện, vui vẻ đó chính là lớp học hạnh phúc. Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua HĐTN là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua HĐTN không chỉ bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường mà ngay từ lớp học và thiên chức của nhà giáo, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng. Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua tổ chức HĐTN là tạo điều kiện cho HS sống vui vẻ, khỏe mạnh, tham gia tích cực nhiệm vụ học tập và các hoạt động khác để phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi nhất. Chất lượng của lớp học hạnh phúc thông qua tổ chức HĐTN không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục mà còn là chất lượng của môi trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, là một ngôi trường có bề dày truyền thống, đây là ngôi trường đi đầu trong hưởng ứng phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc qua việc tổ chức các HĐTN. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng lớp học hạnh phúc qua tổ chức các HĐTN nó có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giáo dục học sinh. Việc giáo dục kỹ năng mềm, phát triển phẩm chất, năng lực cho HS đã trở thành một nhu cầu cấp thiết trong chương trình GDPT 2018. Với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã có nhiều lớp HS thành công và trưởng thành quay về lớp cũ, trường cũ để tri ân thầy cô, tri ân mái trường, giúp đỡ và dìu dắt các lớp kế cận. Mỗi giáo viên chúng tôi luôn ý thức được mình là một nghệ sĩ trên bục giảng, luôn băn khoăn, trăn trở tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để lớp học do mình chủ nhiệm có được một môi trường học tập an toàn, tôn trọng và yêu thương. Là giáo viên chủ nhiệm của trường THPT Nguyễn Sỹ Sách trong nhiều năm, tôi luôn nung nấu, trăn trở hãy yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, phải luôn là những “chiếc phao tinh thần” cho các em. Thầy cô cần tạo ra một môi trường hạnh phúc, nơi đó trở thành “một nơi thú vị để sống và học được một điều thú vị để làm”. Nơi các em cảm thấy được yêu thương che chở, có niềm tin vào cuộc sống, có động lực học tập, mơ ước đến ngày mai và thấy cuộc đời này có ý nghĩa biết bao. Từ những lí do trên tôi nhận thấy việc xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua tổ chức HĐTN trong công tác chủ nhiệm là rất cần thiết, nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua HĐTN cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách” để nghiên cứu. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp cho các em học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách luôn vui tươi phấn khởi, hào hứng, tích cực học tập trong mỗi giờ học. Đặc biệt là giúp các em xác định được mục tiêu cuộc đời. - Giúp cho mỗi giáo viên ý thức được ý nghĩa của việc tạo ra được môi trường học tập hạnh phúc thông qua tổ chức HĐTN. - Giúp cho mục tiêu xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua HĐTN của trường THPT Nguyễn Sỹ Sách được thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giảm được tình trạng bỏ học của trường miền núi. - Vai trò và tầm quan trọng của lớp học hạnh phúc qua tổ chức HĐTN trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về lớp học hạnh phúc, về HĐTN. - Nghiên cứu các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua tổ chức HĐTN. - Nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của lớp học hạnh phúc qua tổ chức HĐTN trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng tâm lý học sinh và giáo viên khi đến trường. - Các giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc. - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Sau khi thu thập tài liệu tham khảo, tiến hành đọc, chọn lọc và tập hợp theo từng nội dung cụ thể. Tổng hợp các thông tin từ tài liệu thành một hệ thống toàn diện ở mức độ khái quát hơn. - Phân loại các tài liệu thu thập được theo từng nội dung nghiên cứu. Sắp xếp tài liệu, thông tin sắp xếp theo một hệ thống cấu trúc khoa học với một kết cấu chặt chẽ, từ đó xây dựng một lý thuyết mới hoàn toàn. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, ghi chép các thông tin cần thiết của học sinh qua từng năm học. - Thiết kế phiếu điều tra khảo sát đối với giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên thiết kế phiếu khảo sát thực trạng xây dựng lớp học hạnh phúc trong công tác chủ nhiệm. Song song với phiếu điều tra là phỏng vấn trực tiếp để làm sáng tỏ thêm 2
- một số vấn đề liên quan đến đề tài. Đối với học sinh thì thiết kế phiếu điều tra khảo sát về kết quả học tập, rèn luyện và mức độ đạt được về sự hạnh phúc học sinh được hình thành thông qua quá trình học tập, hoạt động. 5.3. Phương pháp thống kê toán học Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát, tìm hiểu để có những số liệu chính xác từ đó rút ra kết luận và đưa ra giải pháp. 6. Tính mới của đề tài Đề tài nghiên cứu “Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua HĐTN cho HS trường THPT Nguyễn Sỹ Sách” khẳng định rằng, trường THPT Nguyễn Sỹ Sách là một trường miền núi xa trung tâm, cuộc sống chủ yếu là thuần nông còn nhiều khó khăn, nên học sinh không có điều kiện để tham gia các HĐTN. Vì vậy có nhiều em đến trường chưa được vui vẻ, chưa xác định được mục tiêu cho cuộc đời mình. Mặc dù nhà trường đã đưa ra một số giải pháp nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với từng đặc điểm và hoàn cảnh học sinh. Chính vì vậy: Đề tài đã giúp cho những em học sinh của trường THPT Nguyễn Sỹ Sách tự tin hơn, mạnh dạn hơn, vui vẻ, hạnh phúc hơn trong cuộc sống, biết xác lập mục tiêu cuộc đời, biết được giá trị của cuộc sống… Đề tài giúp cho trường THPT Nguyễn Sỹ Sách có được những quan điểm, phương pháp giáo dục đúng đắn vì một ngôi trường hạnh phúc. Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đề xuất được một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua HĐTN trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, là đóng góp rất thiết thực trong việc giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện. 3
- PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm hạnh phúc - “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu cầu vật chất và tinh thần”. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. - Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng cha mẹ; luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình; được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện; được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân; được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được khẳng định và trải nghiệm…. 1.2. Khái niệm lớp học hạnh phúc “Lớp học hạnh phúc” là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm,... Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn... Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Cần hình thành cho học sinh những năng lực để xây dựng lớp học hạnh phúc: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hoạt động nhóm, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp … qua đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới, vì một lớp học hạnh phúc. Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người. Do vậy có thể xem quá trình hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với quá trình tích tụ, phát triển các yếu tố của phẩm chất và năng lực. 1.3. Vai trò và tầm quan trọng của lớp học hạnh phúc đối với học sinh Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường Trung học ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do Hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Như vậy, theo quy định, giáo viên chủ nhiệm là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt 4
- hiệu trưởng nhà trường quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách. Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Có thể nói giáo viên chủ nhiệm chính là linh hồn của tập thể lớp, vừa là nhà quản lí, vừa là nhà giáo dục trong một tập thể thu nhỏ. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trọng việc giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp đảm đương vai trò quản lí học sinh một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh thực thi mọi yêu cầu giáo dục do nhà trường đặt ra. Giáo viên chủ nhiệm được coi là cha mẹ trong một gia đình lớn mà ở đó những người con chính là học sinh thân yêu của mình. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi học sinh nhất, hiểu rõ tâm tư tình cảm của học sinh, luôn trực tiếp uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái và giúp đỡ học sinh trong học tập, chia sẻ, động viên học sinh trong học tập và cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh, hạnh phúc. Tình cảm của các thành viên trong lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, điển hình tiên tiến là điều mong ước của nhiều thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi tập thể học sinh là mỗi mảnh ghép trong một bức tranh toàn cảnh của tập thể lớn nhà trường. Mỗi tập thể lớp có một không gian, một sắc màu riêng. Mỗi tập thể lớp có những thế mạnh, có những điểm yếu khác nhau nhưng đều chịu tác động bởi mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Tập thể học sinh có vững mạnh hay không, học sinh đến trường có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất vẫn là vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Để xây dựng một lớp học hạnh phúc, người làm công tác chủ nhiệm cần giáo dục học sinh thông qua rất nhiều các hoạt động tập thể như: sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt theo chủ điểm hàng tháng, tham quan, trải nghiệm, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn…Giáo viên chủ nhiệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn. Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên… Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ 5
- thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. Ngoài ra, để xây dựng một lớp học hạnh phúc, người làm công tác chủ nhiệm cần giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp, mang lại lợi ích cho học sinh lớp chủ nhiệm và tạo niềm hứng khởi cho các em khi đến lớp. 1.4. Tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc” Lớp học hạnh phúc là mỗi học sinh trong lớp học đều cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương từ thầy cô, bạn bè. Đến lớp các em đón nhận nhiều niềm vui và nếu có nỗi buồn, khó khăn thì luôn được san sẻ. Hạnh phúc với người học đôi khi rất giản dị, đó có thể là một lời hỏi thăm, nhắn nhủ, động viên; một lời phê, nhận xét chính xác, chân tình; một giờ giảng hay, hấp dẫn, một phong cách giản dị, trong sáng, mực thước với trí tuệ uyên bác của thầy cô đều để lại những ấn tượng, hình ảnh đẹp sẽ theo người học suốt cuộc đời. Chính vì vậy khi xây dựng lớp học hạnh phúc cần hướng tới những tiêu chí sau: - Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể thực...; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến giúp nhau tiến bộ trong học tập. - Tôn trọng: Mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt đối xử và kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân. - Chia sẻ: Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói” tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ cùng nhau. Khi các em học sinh cảm thấy được hạnh phúc, được quan tâm, yêu thương sẽ tạo cho các em sự phấn chấn, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa học để trở thành người hữu ích cho xã hội. Vì thế lớp học hạnh phúc là nền tảng, bệ đỡ tinh thần để những ý tưởng, mục tiêu giáo dục, đào tạo được thực thi một cách hiệu quả, ý nghĩa nhất. 6
- 1.5. Mục tiêu của việc tổ chức HĐTN trong trường THPT HĐTN giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực thích ứng với cuộc sống xã hội…, giúp HS tích lũy được kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc trong tương lại. Ở bậc THPT, HĐTN tập trung vào nội dung giáo dục hướng nghiệp. Thông qua các chủ đề sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động, câu lạc bộ hướng nghiệp và các hoạt động định hướng nghề nghiệp, HS được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, có thể tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp, được rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. Việc tổ chức đa dạng các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp nhằm phát triển tình cảm, đạo đức, các phẩm chất và năng lực chủ yếu của học sinh. Thông qua đó đã tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp học sinh giảm căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, tự tin vào bản thân, có thái độ cởi mở, hòa đồng với bạn bè xung quanh. Từ đó, giúp các em biết trân quý cuộc sống, tôn trọng, biết ơn cha mẹ và thầy cô, càng thêm yêu thiên nhiên, yêu trường lớp, yêu quê hương, yêu Tổ quốc. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống (phòng ngừa và ứng phó với hiện tượng bắt nạt, bạo lực học đường…) để tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần cho học sinh và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em. 1.6. Sự cần thiết tổ chức các HĐTN để góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, HĐTN là hoạt động giáo dục bắt buộc thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Đối với bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông được gọi là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Việc đưa hoạt động trải nghiệm vào trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nội dung giáo dục với thực tiễn đời sống xã hội, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. Nói tới trải nghiệm là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật, sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Hoạt động trải nghiệm nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh”. HĐTN là hoạt động giáo dục có ưu thế về quy mô tổ chức. Có nhiều cách tổ chức như: theo nhóm, lớp, khối lớp, trường hoặc liên trường. HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GVCN, GV bộ môn, cán bộ Đoàn, ban giám hiệu nhà trường, hội phụ huynh, chínhquyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh 7
- nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, người lao động tiêu biểu ở địa phương… HĐTN là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp. HĐTN là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở HS. HĐTN ở trường THPT nhằm giúp HS: - Tăng cường kỷ cương nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học. - Góp phần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. - Thông qua các HĐTN, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, bổ ích, góp phần phát triển thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện hằng ngày, có ý thức tham gia hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Giúp HS có tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, rèn luyện những tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh, có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường, xã hội - Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp các em nhanh nhẹn, hoạt bát hơn mà thông qua những hoạt động này còn giúp các em phát triển thêm những kĩ năng mềm khác như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, lãnh đạo, kĩ năng xử lý tình huống,… Chính vì vậy, nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm những cảm xúc tích cực, tiếp cận thực tế, để các em hiểu rõ bản thân, hiểu các bạn sẽ tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, khi được sống trong mối quan hệ tốt đẹp đó là biểu hiện của niềm hạnh phúc. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay 2.1.1. Thuận lợi Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ 8
- tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách là ngôi trường có bề dày thành tích, ở đây nhiều thế hệ thầy cô không những có kinh nghiệm về chuyên môn mà còn có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Đó là cơ hội lớn cho thế hệ giáo viên học hỏi và trau đồi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng. Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường là điều kiện thuận lợi để GVCN lập kế hoạch và phổ biến những chủ trương, kế hoạch của nhà trường đến với phụ huynh và học sinh kịp thời. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ có hiệu quả. 2.1.2. Khó khăn Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách là ngôi trường vùng nông thôn, nằm trên mảnh đất khô cằn, sỏi đá lại ở xa trung tâm huyện Thanh Chương nên cơ sở điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn, trang thiết bị chưa đáp ứng được trong dạy và học. Thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, người người dùng điện thoại thông minh, học sinh cấp THPT gần như em nào cũng có điện thoại và có quá nhiều trò chơi điện tử hấp dẫn trên mạng đã thu hút các em. Một bộ phận HS chỉ đam mê mạng xã hội, chơi game online, sống ảo trong thế giới mạng mà không muốn hoạt động, sinh hoạt tập thể ở cuộc sống thực cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho việc tổ chức HĐTN cho nhà trường và GVCN. Hơn nữa, với xu thế hiện nay của xã hội một số phụ huynh có tư tưởng chỉ muốn con tập trung học văn hóa, họ dường như không mấy quan tâm đến phát triển năng khiếu vốn có của con. Việc xem nhẹ đến phát triển PC, NL cho con ở phụ huynh cũng gây khó khăn trong việc giáo dục HS. Bên cạnh đó, lớp mà tôi chủ nhiệm đa số học sinh là con em gia đình làm nghề nông nghiệp đời sống còn khó khăn, thiếu thốn do đó chưa có cơ hội để phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cần thiết cho bản thân. Chính vì điều đó làm cho tôi luôn trăn trở là cần làm gì để vừa tạo mối quan hệ thầy - trò, vừa giúp các em rèn luyện đạo đức, lối sống và kĩ năng, vừa để nâng cao chất lượng học tập và tự tin hơn trong cuộc sống. 2.2. Thực trạng xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách Để có kết luận xác đáng, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng về xây dựng lớp học hạnh phúc ở một số lớp trong trường THPT Nguyễn Sỹ Sách thông qua GVCN và HS. Cụ thể, tôi tạo câu hỏi khảo sát qua mẫu phiếu từ Google Form, sau đó gửi đường link đến một số GV đang làm công tác chủ nhiệm và một số nhóm lớp HS ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách để thu thập thực trạng về lớp học hạnh phúc hiện nay. 9
- 2.2.1. Về phía giáo viên Tôi tiến hành khảo sát về thực trạng lớp học hạnh phúc ở trường THPT hiện nay bằng câu hỏi: Thầy cô có cảm thấy hào hứng, vui vẻ khi đến lớp dạy học không? Kết quả thu được như sau: TT MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG, % 1 Không hào hứng, vui vẻ 20 GV chiếm 66,1% 2 It hào hứng, vui vẻ 6 GV chiếm 8,6% 3 Hào hứng, vui vẻ 0 GV chiếm 0 % 4 Rất hào hứng, vui vẻ 4 em chiếm 13,3% Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy nguyên nhân trước hết là: không thể không nói tới áp lực đến từ nội dung kiến thức, chương trình. Thứ hai là áp lực từ kết quả thi, bệnh thành tích trong giáo dục. Thứ ba là áp lực đến từ phụ huynh học sinh - tâm lý giao khoán con cho giáo viên. Thứ tư là áp lực đến từ xã hội - dư luận xã hội luôn đặt kì vọng cao cho giáo viên đứng lớp và ngành Giáo dục. Chính vì vậy cần tạo ra môi trường học tập hào hứng, vui vẻ để GV cảm thấy hạnh phúc khi được đến lớp. 2.2.2. Với học sinh Tôi tiến hành khảo sát thực trạng lớp học hạnh phúc ở trường THPT hiện nay bằng soạn mẫu phiếu từ Google Form, tôi gửi đến các em HS câu hỏi: Em có cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp học không? Kết quả thu được như sau: 10
- TT MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG, % 1 Ít hạnh phúc: 26 em chiếm 37,1% 2 Thường xuyên hạnh phúc 6 em chiếm 8,6% 3 Chưa hạnh phúc 24 em chiếm 34,3% 4 Thỉnh thoảng hạnh phúc 14 em chiếm 20% Qua kết quả khảo sát trên, cho thấy Trong tổng số 70 HS tham gia khảo sát thì số lượng HS thường xuyên hạnh phúc khi đến lớp còn quá ít chỉ có 6 em chiếm 8.6%, mà đa số các em cảm thấy chưa hạnh phúc chiếm 34,3% và ít hạnh phúc chiếm 37,1%. Nguyên nhân HS dẫn đến tình trạng chưa được hạnh phúc và ít hạnh phúc là vì cho rằng môi trường học tập căng thẳng, áp lực nặng về kiến thức mà chưa tạo ra được những sân chơi bổ ích, hấp dẫn, lành mạnh cho HS. Với tư cách là một GVCN, tôi nhận thấy cần phải tạo ra môi trường học tập thật hứng thú, sôi nổi, vui vẻ, hạnh phúc cho HS, đồng thời đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phát triển phẩm chất và năng lực, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho HS 2.3. Thực trạng tổ chức HĐTN để hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc Tôi tiến hành khảo sát học sinh và giáo viên để nhận được kết quả từ hai chiều, tăng tính xác thực cho đề tài. * Với học sinh tôi sử dụng mẫu phiếu sau: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THÔNG QUA TỔ CHỨC HĐTN CHO HỌC SINH THPT (Dành cho học sinh) 1. Theo em tổ chức các HĐTN để xây dựng lớp học hạnh phúc có mang lại hiệu quả không? 2. Ở lớp em, GVCN có thường xuyên tổ chức HĐTN để tạo môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc, thân thiện cho học sinh hay không? 3. Em có mong muốn GVCN tổ chức HĐTN để xây dựng lớp học vui vẻ, hạnh phúc, thân thiện hay không? 11
- Sau khi soạn thảo mẫu phiếu từ Google Form tôi gửi đến các em HS ở các trường THPT huyện, có 100 HS tham gia khảo sát và thu được kết quả sau: https://docs.google.com/forms/d/1d8I0Heb7dxFAtKGOC8J0si4265jZQiN44WyMvdv qA/edittrong * Với giáo viên tôi sử dụng mẫu phiếu sau: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THÔNG QUA TỔ CHỨC HĐTN CHO HỌC SINH THPT (Dành cho giáo viên) 1. Thầy (Cô) có nghĩ rằng việc tổ chức HĐTN sẽ giúp học sinh có môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc hay không? 2. Ở trường Thầy (Cô) có chú trọng việc tổ chức HĐTN cho học sinh lớp chủ nhiệm hay không? 3. Trong quá trình chủ nhiệm của mình, Thầy (Cô) có thường xuyên tổ chức các HĐTN cho học sinh hay không? 12
- Cũng thông qua thống kê câu hỏi của Google Form theo đường link https://docs.google.com/forms/d/1Gsca5Yb7rXqg8afDYOKgX7NhYa_XcsCYNC OwxTFjCcw/edit với 30 GV ở 3 trường THPT lân cận tham gia khảo sát, tôi thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát ở trên cho chúng ta thấy rằng học sinh đa phần đều nhận thức được sự ảnh hưởng của HĐTN trong việc xây dựng môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc. Học sinh cũng mong muốn nhà trường, GVCN có nhiều HĐTN hơn để tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay do điều kiện nhà trường còn khó khăn và GVCN chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, chính vì vậy chưa tạo ra được môi trường giáo dục vui vẻ, sinh động cho HS. Với vai trò hết sức quan trọng của mình, tôi nghĩ rằng nhà trường, GVCN cần thật sự chú trọng, đầu tư về hình thức và nội dung tổ chức HĐTN trong nhà trường, bởi khi chúng ta thường xuyên tổ chức sẽ xây dựng được cho các em một môi trường học tập hạnh phúc. 13
- CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THÔNG QUA TỔ CHỨC HĐTN CHO HS TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH 3.1. Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua tổ chức HĐTN cho HS trường THPT Nguyễn Sỹ Sách 3.1.1. Định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm tham gia các CLB trong nhà trường 3.1.1.1. Mục đích Theo Từ điển Bách Khoa định nghĩa về: Câu lạc bộ (CLB) là một tổ chức xã hội, tập hợp theo nguyên tắc tự nguyện của những người cùng sở thích thuộc các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật và các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thể thao... CLB là một cụm từ nói về một tổ chức được thành lập theo sự tự nguyện của mỗi người có chung một mục đích từ một mục đích này mà đề ra chương trình hoạt động của mình sao cho phù hợp với khả năng và thời gian rỗi của các thành viên và khi hoạt động câu lạc bộ, số hội viên đông thì có thể chia ra các nhóm nhỏ hơn để đáp ứng được nhu cầu và sở thích riêng biệt. Câu lạc bộ trong nhà trường là nơi tập hợp học sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với bản thân. Môi trường hoạt động tại các CLB cũng là động lực để các em rèn luyện thêm các kỹ năng, phấn đấu học tập được tốt hơn. Đồng thời đây cũng là một giải pháp để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi, góp phần tạo nên trường học hạnh phúc tích cực bắt kịp xu thế giáo dục thời đại Giúp các em tránh xa điện thoại với những trò chơi vô bổ. Hơn nữa HS tham gia các CLB trong nhà trường, giúp em có nhiều cơ hội để phát hiện những năng lực tiềm ẩn của bản thân, biết được những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình qua đó hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn mỗi ngày. Tham gia những hoạt động của CLB sẽ giúp các em có những giờ phút sinh hoạt, vận động và trải nghiệm lí thú, học mà chơi, chơi mà học nhờ đó có thể giải tỏa bớt những căng thẳng sau giờ học. Tham gia CLB các em sẽ được thỏa mãn niềm đam mê với những điều mà các em thích, được làm những điều mà các em thích khiến các em hạnh phúc. Bởi đó không chỉ là niềm vui khi được sống với đam mê mà còn mang đến cho ta những năng lượng tích cực trong cuộc sống hằng ngày. Tham gia CLB cũng là cơ hội mở rộng mối quan hệ và giao lưu với bạn bè. Đây không chỉ là cơ hội để kết bạn mà còn là cơ hội để các em được học hỏi và mở rộng tầm nhìn thông qua những người bạn mới. 3.1.1.2. Cách thức thực hiện - Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động CLB ở trường THPT, góp phần phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện của học sinh. Dưới sự chỉ 14
- đạo sâu sát của Ban giám hiệu, cùng sự năng động của Đoàn trường, sự nỗ lực của giáo viên chủ nhiệm để đa dạng hóa loại hình, hình thức, đổi mới nội dung hoạt động CLB đã tạo cho học sinh nhiều sân chơi bổ ích ở các CLB. Thông qua đó học sinh có cơ hội được thể hiện, phát huy những điểm mạnh, những sở trường của cá nhân. Giúp các em vui vẻ, tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Để đạt hiệu quả trong việc tham gia CLB của lớp chủ nhiệm bản thân tôi đã thực hiện các biện pháp sau: - Đầu tiên tôi yêu cầu học sinh lớp CN tìm hiểu hình thức và nội dung sinh hoạt trong các CLB ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. Hiện nay trường có những CLB như sau: + CLB thể dục - thể thao: là nơi nhà trường tuyển chọn những em có năng khiếu tham dự các cuộc thi và giao lưu học tập kinh nghiệm với các đơn vị trường học khác trong huyện, trong tỉnh. CLB thể thao rất phong phú, đa dạng với nhiều bộ môn như: Bộ môn bóng đá (nam, nữ), bóng chuyền (nam, nữ), võ thuật Karatedo, Cầu lông (nam, nữ), bộ môn bóng bàn (nam nữ). + CLB Nghệ thuật: Đây là sân chơi dành cho các em HS yêu thích bộ môn phát triển năng khiếu như hát, múa, đàn, sáo, vẽ, đóng kịch làm MC... Là một trong các CLB thu hút lượng thành viên đông đảo nhất. Có thể nói, CLB nghệ thuật có nhiều sân diễn để học sinh tự tin thể hiện sở trường của bản thân và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm nhất. + CLB sách và văn hóa đọc: thành lập với mục đích phát huy và nâng cao văn hóa đọc cho các em HS, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh có điều kiện giao lưu học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. + CLB Truyền thông: Dành cho những em đam mê về truyền thông. Đây là nơi các em sẽ cung cấp những thông tin về các HĐ trong nhà trường đến với các thành viên, các bạn HS một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác. Bên cạnh đó, câu lạc bộ truyền thông còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và là “phát ngôn viên” của CLB. + CLB kỹ năng sống: có vai trò tổ chức những hoạt động liên quan đến rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng làm việc và hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích tạo môi trường giúp HS học hỏi, chia sẻ những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, nhân cách - Thứ hai, sau khi tìm hiểu về các loại hình CLB trong trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, tôi đã phân tích đặc điểm của học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách nói chung. Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách là ngôi trường ở vùng nông thôn, các em chủ yếu là con em nông dân chân lấm tay bùn, hiền lành chăm chỉ ngoan ngoãn nhưng còn rụt rè, ngại giao tiếp trước đám đông. Vì vậy, để thay đổi tư duy các em, vượt ra rào cản “ao làng” vươn ra biển lớn, tôi thiết nghĩ phải đa dạng loại hình các câu lạc bộ. Từ đó tôi đã phân tích tác dụng, ý nghĩa của 15
- việc tham gia CLB và định hướng cho HS lớp chủ nhiệm tham gia vào các CLB phù hợp với khả năng, năng khiểu, sở thích của các em. - Thứ ba, là một GVCN bản thân tôi luôn luôn lắng nghe tâm tư của HS, sau đó chọn lọc, phân tích thông tin để phối hợp phát huy mặt mạnh và khắc phục khó khăn, vướng mắc của HS trong quá trình hoạt động CLB với mục đích khơi dậy sự đam mê hoạt động CLB của các em ở trong nhà trường. - Thứ tư, trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm tôi luôn giành thời gian 10 phút để nói về vai trò CLB trong giáo dục học sinh toàn diện thời đại chuyển đổi công nghệ số 4.0. Từ đó cho HS thấy được vai trò quan trọng của nó để các em tích cực tham gia CLB phù hợp với năng khiếu, sở thích của bản thân. - Từ thực tiễn hoạt động Câu lạc bộ ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, bản thân tôi nhận thấy hoạt động CLB trong trường học là điều kiện cần thiết để tạo ra môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc. Vì thế, trong những năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm tham gia CLB phù hợp với năng khiếu, sở thích của các em. 3.1.1.3. Kết quả đạt được Thông qua các CLB, học sinh sẽ được sinh hoạt, rèn luyện những kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp trước đám đông, kỹ năng sống, ứng xử, giao tiếp. Qua đó rèn được sự tự tin, mạnh dạn và giúp học sinh bước đầu có những định hướng về nghề nghiệp, tương lai cho bản thân. Bởi vậy, theo sự định hướng của GVCN trong năm học 2023 - 2024 đã có rất nhiều em HS trong lớp chủ nhiệm tham gia các CLB sau với niềm đam mê, nhiệt huyết vừa rèn luyện sức khỏe vừa tạo ra môi trường học tập thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc. Và đây là một số hình ảnh HĐ trong CLB của lớp chủ nhiệm 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 15 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn