Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng lớp học thân thiện trong thời đại 4.0 thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Mường Quạ
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Xây dựng lớp học thân thiện trong thời đại 4.0 thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Mường Quạ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện, tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường, gia đình và xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng lớp học thân thiện trong thời đại 4.0 thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Mường Quạ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT MƯỜNG QUẠ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN TRONG THỜI ĐẠI 4.0 THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT MƯỜNG QUẠ Năm học: 2023 - 2024 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT MƯỜNG QUẠ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN TRONG THỜI ĐẠI 4.0 THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT MƯỜNG QUẠ Lĩnh vực: Chủ nhiệm Người thực hiện: 1) Trần Bá Phương SĐT: 0947950666 2) Lô Văn Thắng SĐT: 0973730794 3) Trần Cao Thế SĐT: 0965556680 Năm học: 2023 – 2024 2
- MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2 I. Cơ sở lí luận 2 1.1. Lớp học thân thiện 2 1.2. Kỉ luật tích cực 3 1.3. Thời đại 4.0 là gì? 4 1.4. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông 5 1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THPT 6 II. Thực trạng việc xây dựng lớp học thân thiện hiện nay ở trường THPT 6 Mường Quạ 2.1. Thực trạng 6 2.2. Nguyên nhân 11 III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Xây dựng các tiêu chí “Lớp học thân thiện” 12 3.2. Thực hiện các tiêu chí để hình thành “Lớp học thân thiện” 14 3.2.1. Biện pháp xây dựng “Không gian thân thiện” 14 3.2.1.1. Trang trí lớp học 14 3.2.1.2. Xây dựng Nhóm messenger của lớp 15 3.2.2. Biện pháp xây dựng “Tình cảm thân thiện” 16 3.2.2.1. Thân thiện giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên với nhau 16 3.2.2.2. Thân thiện giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên với nhau phụ huynh, học 17 sinh 3
- 3.2.2.3. Thân thiện giữa học sinh và học sinh 19 3.2.3. Biện pháp xây dựng mối quan hệ “Hợp tác thân thiện và tích cực” 19 3.2.3.1. Xây dựng kỉ luật tích cực trong lớp học 19 3.2.3.2. Đổi mới nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp với các chủ đề liên quan 21 đến tâm lí học đường 3.2.3.3. Tăng cường hoạt động ngoại khóa trải nghiệm cho học sinh 29 3.2.3.4. Phối hợp với giáo viên bộ môn trong việc xây dựng lớp học thân thiện 38 IV. Kết quả đạt được 38 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 I. Tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài 41 1. Mục đích khảo sát 41 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 41 3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 42 II. Đóng góp của đề tài 43 1. Tính mới 43 2. Tính khoa học 43 3. Tính hiệu quả 44 III. Kết luận chung 44 1. Những bài học kinh nghiệm 44 2. Ý nghĩa của đề tài 45 3. Kiến nghị đề xuất 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC 47 4
- BẢNG VIẾT TẮT, KÝ HIỆU Nội dung Viết tắt Nghị Quyết NQ Trung ương TW Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS Giáo dục phổ thông GDPT Giáo viên chủ nhiệm GVCN Giáo viên GV Học sinh HS Người dẫn chương trình MC 5
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Theo tinh thần của Nghị Quyết số 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đó là “…Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học”. Đào tạo con người Việt Nam trở thành lực lượng lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Đất nước ta đang trong thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển, cùng với xu thế thời đại công nghệ số 4.0 trên toàn cầu đã mang đến một thế hệ trẻ năng động, tự tin và sáng tạo góp phần vào sự phát triển chung của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng tác động không nhỏ đến thanh niên, đặc biệt là học sinh THPT. Tình trạng phổ biến của học sinh hiện nay đó là nghiện game, facebook, tik tok; thần tượng giang hồ mạng; sa vào các tệ nạn trên không gian mạng như cá độ bóng đá, đánh tài xỉu… dẫn đến nợ nần, sinh ra trộm cắp, nhác học, trốn học, bỏ học; bạo lực học đường gia tăng. Trường THPT Mường Quạ đứng chân trên địa bàn xã Môn Sơn, một xã biên giới có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trên 95% học sinh là con em của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong năm học 2023 – 2024 với khẩu hiệu của nhà trường là “Trường học khang trang – Thầy cô hạnh phúc – Lớp học thân thiện” và mục tiêu là phấn đấu đến năm học 2024 – 2025 nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ một và là điểm đến đáng tin cậy của phụ huynh, học sinh. Cùng với mục tiêu chung của nhà trường, chúng tôi luôn trăn trở: “Làm thế nào để học sinh không trốn học”, “Làm thế nào để các em hứng thú học tập hơn”, “Làm sao các em có cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng lớp học thân thiện trong thời đại 4.0 thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Mường Quạ” để nghiên cứu. Thông qua đề tài, tạo điều kiện cho giáo viên làm việc trong bầu không khí tích cực đi vào thực chất của chuyên môn, học sinh nhận thấy mình được tôn trọng, tìm được niềm vui, sự tin tưởng, đoàn kết, tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động, giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Giáo dục lành mạnh, an toàn, giúp học sinh chủ động thân thiện hơn. Tích cực hoạt động trong học tập, rèn luyện kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống. 2. Mục đích nghiên cứu Huy động sức mạnh tổng hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện, tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường, gia đình và xã hội. 1
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, học sinh trong toàn trường trong việc học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội, tạo khí thế vui tươi sôi nổi, kích thích lòng ham hiểu biết của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội nhằm đem lại kết quả cao. Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa thầy và trò trong nhà trường, gia đình, xã hội ngày càng tốt đẹp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các biện pháp xây dựng lớp học thân thiện với đối tượng là học sinh lớp 10A và 11C trường THPT Mường Quạ. Thời gian thực hiện đề tài: Trong năm học 2022 – 2023 và 2023 - 2024 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Điều tra tình hình dạy và học của giáo viên và học sinh; tình hình trang trí lớp học ở nhà trường. Phương pháp phân tích – Tổng hợp: Phân tích những vấn đề hiệu quả trong công tác xây dựng lớp học thân thiện; trong công tác giảng dạy của từng giáo viên bộ môn trong lớp, tình hình học tập của học sinh, tổng hợp những ưu, nhược điểm. Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra, đánh giá tính khả thi của các biện pháp trong đề tài. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận 1.1. Lớp học thân thiện Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” không phải là vấn đề quá mới mẻ. Nói như vậy là bởi vì, trong những năm qua, cùng với việc tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, Bộ GD - ĐT đã nhấn mạnh đến việc yêu cầu học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, tham gia tích cực các phong trào hoạt động học tập và rèn luyện ở lớp và ở trường. Thầy cô chỉ là người đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn. Chủ thể của mọi hoạt động chiếm lĩnh tri thức mới là học sinh. Muốn “ Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực” trước hết ta cần phải hiểu: Thân thiện là gì? Tích cực là gì? Tác dụng của việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” trong quá trình dạy và học như thế nào? “Thân thiện” được hiểu là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “Thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lí và sự đùm bọc cưu mang đầy tình người về đạo lí. “Lớp học thân thiện” là lớp học mà ở đó mọi thành viên đều được tôn trọng, đối xử công bằng, sống chan hoà, gần gũi, quan tâm lẫn nhau. Đó là sự thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò, là môi trường sống lành mạnh, an toàn, các em được hưởng môi trường giáo dục tốt nhất. Ở đó, các em sẽ cảm nhận đựơc sự thoải mái khi việc học của mình vừa được gắn 2
- với kiến thức có trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể “vui mà học”, được trau dồi kiến thức cơ bản, được rèn luyện kĩ năng sống, giúp các em ngày càng tự tin hơn vào bản thân. Tạo cho các em có một tâm lí hưng phấn, thoải mái, coi ở trường cũng giống như ở nhà và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, giúp các em thêm gắn bó, yêu trường, yêu lớp hơn. Lớp học thân thiện gắn bó chặt chẽ với sự phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, các em học tập hứng thú, chủ động tìm kiếm kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, được luyện kĩ năng và phương pháp học tập khoa học. Trong những năm trở lại đây, ngành Giáo dục đã phát động thi đua “Hai tốt”, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Các em không còn học tập một cách thụ động mà phải tự tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức, được thể hiện bản thân và bày tỏ suy nghĩ, được rèn luyện những kĩ năng cơ bản, cần thiết; rèn tính năng động, hoạt bát, mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin vào bản thân và hợp tác trong công việc. Như vậy, việc xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” là thực sự cần thiết, tạo cho giáo viên và học sinh có một môi trường dạy và học tốt nhất, thực chất nhất, thu hút, lôi cuốn các em đến trường, cảm nhận mình được tôn trọng, tìm được niềm vui, sự tin tưởng, đoàn kết; tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động. Môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện giúp các em chủ động, tích cực hơn trong học tập, rèn luyện kĩ năng sống: Học để biết - Học để làm - Học để khẳng định mình - Học để cùng chung sống. Mỗi một lớp học thân thiện, học sinh tích cực sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng một “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả như mong muốn. 1.2. Kỉ luật tích cực Kỉ luật tích cực là một triết lí với quan điểm rằng những cảm nhận, suy nghĩ của học sinh không chỉ đóng vai trò quan trọng mà còn được cần ghi nhận, tiếp nhận và đưa vào nghiên cứu chương trình giáo dục của lớp học, trường học để các hoạt động thường ngày ở nhà trường, ở lớp học thực sự có ý nghĩa. Kỉ luật tích cực luôn coi học sinh là trung tâm của hoạt động giáo dục. Kỉ luật tích cực chính là phương tiện, chìa khóa để nhà trường tạo mối quan hệ với học sinh và tìm được cách thức dạy học hiệu quả nhất. Kỉ luật tích cực chính là các kĩ năng mềm để giáo dục học sinh và cũng là tạo cơ hội cho học sinh tự giáo dục. Bởi trên hành trình của mình, không phải lúc nào các em cũng có người thầy bên cạnh để chỉ dẫn, để chăm sóc. Kỹ năng mềm chính là bí quyết để thầy cô giáo, học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. “Kĩ năng cứng” là dựa vào những quy định, kỉ luật của trường, của lớp được thay thế băng những “kỹ năng mềm” như sự tôn trọng, trao quyền làm chủ, chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu, trao cho học sinh cơ hội, yêu thương và truyền cảm hứng cho sự tiến bộ của học trò. 3
- Học sinh thời đại mới được trao nhiều quyền như quyền bình đẳng trong hưởng thụ giáo dục toàn diện, được đảm bảo về cơ sở vật chất, được an toàn học tập, được sử dụng trang thiết bị, được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được khiếu nại về những quyết định đối với bản thân... và mới đây nhất là quyền được giữ bí mật trước những sai phạm, không công bố rộng rãi, trước cờ về những hành vi sai trái. Nên việc xây dựng kỉ luật tích cực trong lớp học là cần thiết. Trường học, lớp học phải là nơi các em được quyền quyết định việc học của mình, các em đóng vai trò ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Xây dựng kỉ luật tích cực trong lớp học sẽ khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm và thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe, chia sẻ và hợp tác. Giáo viên không phải kiểm soát học sinh mà hợp tác thân thiện, gần gũi yêu thương với các em. 1.3. Thời đại 4.0 là gì? Để có được sự phát triển như ngày nay, loài người đã trải qua rất nhiều cuộc cách mạng: cách mạng nông nghiệp, cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng đang diễn ra ở hiện tại, tác động trực tiếp tới đời sống của nhân loại chính là cách mạng Công nghệ 4.0. Thời đại công nghệ 4.0 tập trung vào sự phát triển của công nghệ, tất cả những gì liên quan đến hệ thống không gian mạng. Công nghệ đang và sẽ có sự tác động và tạo ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ các ngành nghề, lĩnh vực đời sống. Kỷ nguyên 4.0 đã tạo ra sự khác biệt, nâng cao tốc độ phát triển sản xuất, xã hội, phá bỏ các truyền thống trước đây. Thời đại 4.0 phát triển đồng nghĩa với việc chúng ta đang đứng trước một cơ hội lớn để đổi mới cùng với nhiều thách thức ở phía trước. Sự xuất hiện cũng như ảnh hưởng của công nghệ sẽ thay đổi bộ mặt các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên tác động tiêu cực mà internet gây ra đối với học sinh cũng không hề nhỏ: + Ảnh hưởng từ các trang web xấu: Web độc đem đến những tác động cực kỳ kinh khủng đối với học sinh. Những web đen chứa các hình ảnh khiêu dâm, bạo lực, kinh dị, đánh bạc, các thông tin phản cảm, cực đoan có thể làm ảnh hưởng đến tâm lí, khiến cho học sinh gặp nhiều chứng bệnh về tinh thần, từ đó gây ảnh hưởng đến việc học tập và sức khỏe đi xuống. Còn nhẹ hơn, nếu không mang bệnh, các em cũng gặp nhiều rắc rối trong cách hành xử, không còn hợp với thuần phong mỹ tục và gây ra nhiều hậu quả khó lường nếu không được phát hiện kịp thời để chỉnh đốn. + Nghiện game khiến xao nhãng học hành: Game là một trong những nỗi ám ảnh đối với các bậc phụ huynh. Vì game có khả năng gây nghiện nên những bậc phụ huynh thường lo lắng và không cho con mình chơi game. Nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh là đúng khi tình trạng nhiều học sinh vì quá ham mê chơi game mà bỏ học vẫn đang diễn ra thường xuyên. Thậm chí, các em còn rủ rê cùng nhau bỏ học. Bên cạnh những tác động xấu với việc học, 4
- game còn gây nên tình trạng hoang tưởng hay tâm thần phân liệt nếu như người chơi bị sa đà vào chúng, thật vô cùng đáng lo ngại. 1.4. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông Quá trình hoạt động sư phạm ở trường phổ thông được tiến hành đồng thời cả hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này bổ sung, hỗ trợ, gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quá trình phát triển toàn diện của học sinh. Trong bản thân của cả hai hoạt động trên, ngoài việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một cách có hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục, góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Học sinh THPT là lứa tuổi mà tâm sinh lí có nhiều sự thay đổi. Vì thế, hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên càng cần thiết hơn, nhằm : + Hình thành những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng tổ chức các hoạt động cùng nhau, …; nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn,… để từ đó các em tham gia vào các hoạt động học tập một cách có hiệu quả. + Góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, người thân, bạn bè,… Có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người xung quanh, sống hoà nhã, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia vào các công việc chung; ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và ngoài xã hội; ý thức chấp hành tốt những nội quy, quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức,… khi tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi, giải trí hoặc các hoạt động xã hội khác ở bất cứ nơi nào. + Góp phần củng cố tri thức đã học ở trên lớp đồng thời mở rộng các tri thức về tự nhiên, xã hội, con người,…mà bài học trên lớp chưa có điều kiện và thời gian mở rộng. Mặc khác, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng được một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THPT Ở lứa tuổi học sinh THPT đây là giai đoạn nổi loạn về mặt tâm lí, các em luôn cho rằng mình là người lớn, không muốn sự quan tâm, sự can thiệp của người lớn vào những quyết định của mình. Chính vì thế ở lứa tuổi này thường xảy ra mâu thuẫn trong mối quan hệ với bạn bè, gia đình và thầy cô. Tuổi học trò là lứa tuổi dễ nhạy cảm, dễ bị tổn thương: Các em rất dễ xúc động, dễ vui dễ buồn, khả năng kiềm chế cảm xúc còn kém nên nhiều khi băn khoăn, lo lắng, bất an. Các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT ngày càng đa dạng, phức tạp: Các em có thể phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau, với những hoàn cảnh sống, gia 5
- đình, tính cách khác nhau. Điều này có thể khiến các em gặp khó khăn trong việc hòa nhập và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Sự khác biệt về hoàn cảnh sống, gia đình, tính cách: Sự khác biệt này có thể là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ của học sinh. Sự cạnh tranh trong học tập, thi cử: Sự cạnh tranh này có thể khiến các em trở nên ganh đua, đố kỵ với nhau, dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ bạn bè. Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông: Các phương tiện truyền thông có thể tác động đến suy nghĩ, hành vi của học sinh, khiến các em có những kỳ vọng, đòi hỏi không phù hợp với thực tế, dẫn đến những thất vọng, mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Học sinh chưa có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt: Các em chưa biết cách lắng nghe, thấu hiểu người khác, chưa biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm, mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Học sinh chưa biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân: Các em thường bộc lộ cảm xúc một cách thái quá, thiếu kiểm soát, dẫn đến những hành vi, lời nói thiếu suy nghĩ, gây tổn thương cho người khác. Học sinh chưa có sự thấu hiểu, chia sẻ với người khác: Các em thường chỉ quan tâm đến bản thân, chưa biết cách thấu hiểu, chia sẻ với người khác. Điều này có thể khiến các em trở nên ích kỷ, vụ lợi, dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ. II. Thực trạng việc xây dựng lớp học thân thiện hiện nay ở trường THPT Mường Quạ 2.1. Thực trạng a) Thực trạng hiện nay về học sinh và giáo viên trong các nhà trường Trong xu thế hiện nay, để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và điều kiện dạy học theo chương trình GDPT 2018, các nhà trường đã và đang tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất không chỉ đáp ứng về mặt số lượng mà càng được chú trọng về mặt chất lượng. Các phòng học được xây dựng thoáng mát, trang bị đầy đủ chiếu sáng, hệ thống làm mát và các thiết bị hỗ trợ dạy học như tivi, máy tính, mạng internet… Bên cạnh đó, lực lượng giáo viên cũng ngày càng được tập trung đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm, Bộ giáo dục tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn, bám sát chương trình đáp ứng công tác dạy học theo chương trình mới 2018, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. 6
- Tuy nhiên hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những lợi ích mang lại thì mặt trái của nó cũng tác động không hề nhỏ tới học sinh như: Tác động từ các trang wed độc hại: Các trang web đen thường chứa hình ảnh khiêu dâm, bạo lực, kinh dị và thông tin phản cảm, cực đoan có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh, gây ra các vấn đề tinh thần, ảnh hưởng đến việc học tập và sức khỏe. Những tác động như vậy có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tinh thần và hành vi, thậm chí có thể làm cho học sinh mất đi sự thích nghi với giá trị và quy tắc xã hội, và tạo ra hậu quả khó lường nếu không được nhận biết và giải quyết kịp thời. Nghiện game gây xao nhãng trong học tập: Việc dành quá nhiều thời gian cho game thường dẫn đến việc bỏ qua việc học, làm cho học sinh không thể tập trung vào việc học bài hoặc hoàn thành bài tập. Điều này có thể dẫn đến sự sa sút trong kết quả học tập và khả năng thất bại trong việc đạt được mục tiêu học tập. Hơn nữa, game cũng có thể tạo ra môi trường hoang tưởng cho người chơi, khi họ đắm chìm trong thế giới ảo và mất đi sự kết nối với thực tế. Điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực về tâm lý và tâm trạng, ảnh hưởng đến sự cân bằng tinh thần của học sinh. Bên cạnh đó, nhiều hình thức đánh bạc trá hình dưới các trò chơi game, gây ra tình trạng nghiện đánh bạc, dẫn đến nợ nần. Mua sắm không cần thiết: Internet cũng gây ra tác động tiêu cực đối với học sinh thông qua quảng cáo và thúc đẩy tình trạng mua sắm không cần thiết. Trong thế giới trực tuyến, học sinh thường xuyên bị quảng cáo sản phẩm và dịch vụ không cần thiết. Điều này có thể dẫn đến việc tiêu tiền không kiểm soát và gây ra tình trạng tiêu thụ không cần thiết, làm mất đi quỹ thời gian và tài chính của học sinh. Hơn nữa, tình trạng mua sắm không cần thiết có thể dẫn đến cảm giác áp lực và không hài lòng về bản thân, khiến cho học sinh dễ dàng bị cuốn vào cuộc đua về sở thích và thể hiện thông qua việc mua sắm, thay vì tập trung vào việc học tập và phát triển cá nhân. Trường THPT Mường Quạ đứng chân trên một xã biên giới Môn Sơn, đời sống kinh tế của người dân còn rất nhiều khó khăn. Sự du nhập của mạng xã hội và smart phone đã dẫn đến một thực trạng chung của một bộ phận học sinh hiện nay là sống không có mục tiêu, không có lí tưởng, chây lười, nhác lao động, không thích đến trường, lười học, không thích giao tiếp và thiếu thân thiện với người xung quanh. b) Khảo sát đối với giáo viên và học sinh cảm nhận về trường, lớp nơi đang công tác và học tập Để có số liệu về cảm nhận của học sinh và giáo viên chủ nhiệm về trường, lớp tại nơi đang học tập và giảng dạy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh của 8 lớp gồm 4 lớp 12 và 4 lớp 11 với 302 học sinh và 12 giáo viên chủ nhiệm của trường THPT Mường Quạ 7
- PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1 (Đối với học sinh) Câu hỏi 1: Em nghĩ gì về câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”? A. Không đúng B. Đúng một phần C. Rất đúng Câu hỏi 2: Khi các bạn trong lớp vi phạm nội quy, thường sẽ bị xử lí như thế nào? A. Bị GVCN phê bình trước lớp, phê bình dưới cờ, viết bản kiểm điểm B. Làm việc riêng với học sinh vi phạm, nhắc nhở giúp em nhận ra cái sai và hướng khắc phục; liên lạc với phụ huynh của học sinh đó cùng phối hợp giáo dục. C. GVCN ít quan tâm Câu hỏi 3: Trong tiết sinh hoạt lớp GVCN thường tổ chức như thế nào? A. Xử lí những bạn vi phạm nội quy, triển khai kế hoạch tuần tới B. Từng cá nhân, từng tổ tự nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần. GVCN nhắc nhở những khuyết điểm, biểu dương những ưu điểm của từng cá nhân, từng tổ. C. Sinh hoạt lớp theo chủ đề Câu hỏi 4: Em cảm nhận như thế nào về tập thể lớp em? A. Mất đoàn kết, hay xích mích, gây gộ đánh nhau B. Không gây gộ đánh nhau nhưng tinh thần tập thể chưa cao C. Rất đoàn kết, cả lớp thân thiện Câu hỏi 5: em cảm nhận như thế nào về GVCN? A. Không quan tâm lớp B. Quan tâm lớp nhưng hay nạt, các tiết sinh hoạt lớp căng thẳng C. Rất quan tâm lớp, gần gũi với học sinh và nhẹ nhàng khi xử lí các tình huống Câu 6: Em cảm nhận như thế nào về các giáo viên giảng dạy bộ môn A. Thầy/cô không quan tâm học sinh B. Thầy/cô chỉ quan tâm một số bạn C. Thầy/cô rất quan tâm học sinh 8
- Bảng 1. Kết quả khảo sát học sinh Số HS Câu hỏi Cảm nhận của học sinh khảo sát A B C SL % SL % SL % 302 1 76 25,2 181 59,9 45 15 302 2 211 69,8 61 20,2 30 10 302 3 196 64,9 91 30,1 15 5 302 4 54 18,3 202 66,8 46 14,9 302 5 33 10,9 166 54,9 103 34,2 302 6 51 16,8 154 50,1 97 32,1 PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2 (Đối với giáo viên) Câu hỏi 1: Thầy/cô thường tổ chức sinh hoạt lớp như thế nào? A. Xử lí những học sinh vi phạm nội quy, triển khai kế hoạch tuần tới B. Từng cá nhân, từng tổ tự nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần. GVCN nhắc nhở những khuyết điểm, biểu dương những ưu điểm của từng cá nhân, từng tổ. C. Sinh hoạt lớp theo chủ đề Câu hỏi 2: Thầy/cô thường xử lí học sinh vi phạm nội quy như thế nào? A. Phê bình trước lớp, phê bình dưới cờ, viết bản kiểm điểm B. Làm việc riêng với học sinh vi phạm, nhắc nhở giúp em nhận ra cái sai và hướng khắc phục; liên lạc với phụ huynh của học sinh đó cùng phối hợp giáo dục. C. Không quan tâm học sinh vi phạm Câu hỏi 3: Quan điểm của thầy/cô như thế nào về quan hệ giữa giáo viên và học sinh A. Thầy là thầy và trò là trò. Thầy luôn đúng trong mọi tình huống. Trò luôn phải nghe thầy. B. Thầy/cô phải là người cha, người mẹ, xem các em như con của mình; Đôi khi cũng phải là người bạn của các em để lắng nghe và chia sẻ những tâm tư cùng các em. C. Không quan tâm, như thế nào cũng được 9
- Câu hỏi 4: Trong công tác chủ nhiệm, thầy/cô quan tâm nhất điều gì? A.Vị thứ của lớp B. Sự tiến bộ của học sinh, sự đoàn kết và thân thiện của cả tập thể lớp. C. Hoàn thành các khoản nạp Bảng 2. Kết quả khảo sát GVCN Số Câu hỏi Kết quả khảo sát GVCN A B C khảo sát SL % SL % SL % 12 1 8 66,7 3 25 1 8,3 12 2 9 75 2 16,7 1 8,3 12 3 5 41,7 7 58,3 0 0 12 4 6 50 4 33,3 2 16,7 Nhận xét: Qua kết quả khảo sát, ta thấy: Ở bảng 1. Kết quả khảo sát học sinh + Cảm nhận của học sinh về trường lớp, về các bạn: Tỷ lệ học sinh cảm thấy đến trường không tìm thấy niềm vui, tập thể lớp chưa đoàn kết chiếm tỷ lệ còn lớn (chiếm 25,2% ý A và 59,9% ý B câu 1; 18,3% ý A và 66,8% ý B câu 4) + Cảm nhận của học sinh về thầy/cô chủ nhiệm và giáo viên bộ môn: Cảm nhận về sự thân thiện của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đối với học sinh chiếm tỷ lệ còn thấp ( chiếm 20,2% ý B câu 2; 32,1% ý C câu 6) Ở bảng 2. Kết quả khảo sát giáo viên + Quan điểm của giáo viên về quan hệ giữa thầy và trò: Quan điểm bảo thủ, áp đặt của người thầy chiếm tỷ lệ còn cao (Chiếm 41,7% ý A câu 3) + Đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt lớp: Phần lớn giáo viên chủ nhiệm vẫn giữ các hình sinh hoạt lớp truyền thống (chiếm 66,7% ý A câu 1 và 75% ý A câu 2) với tư tưởng nặng về thành tích của lớp, ít quan tâm đến sự tiến bộ của từng cá nhân học sinh. Số GVCN đổi mới hình thức sinh hoạt lớp còn ít ( Chỉ chiếm 15% ý C câu 1) 2.2. Nguyên nhân - Từ phía học sinh: Các em sinh ra và lớn lên trong thời đại 4.0 sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật, smart phone và internet. Các em dần mất đi hình ảnh của những cánh đồng quê, cánh diều no gió, không còn những tiếng sáo với những âm hưởng của làn điệu dân ca. Không còn những tiếng lạch cạch, cót két của pê-đan xe đạp. 10
- Thay vào đó các em đang chìm trong thế giới ảo, đi những chiếc xe phân khối lớn. Các em dần trở nên vô cảm với cuộc sống thực, thiếu ý chí, thiếu lí lưởng, nhác học, lười lao động. - Từ phía giáo viên: Trong công tác giáo dục, để mang lại hiệu quả cao nhất đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của tập thể sư phạm nhà trường, sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn. Thực trạng học sinh như đã nêu ở trên cũng có một phần trách nhiệm từ phía giáo viên: + Đối với một bộ phận giáo viên bộ môn trong quá trình dạy học, chưa thưc sự quan tâm sát sao học sinh, chỉ lo thực hiện công tác giảng dạy chuyên môn. Đôi lúc có những lời nói chưa thiện cảm, chưa có nhiều phương pháp dạy học thu hút sự yêu thích của học sinh. + Đối với giáo viên chủ nhiệm: Vẫn còn nặng về vị trí, thứ hạng của lớp trong công tác thi đua. Chưa xây dựng được các biện pháp quản lí lớp theo các hình thức tích cực thân thiện. Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần trở thành tiết xử án, làm cho học sinh khiếp sợ, lo lắng. - Từ phía nhà trường: Hiện nay các nhà trường, mặc dù đã đầu tư về cơ sở vật chất, tuy nhiên vẫn chưa tập trung chú trọng về mặt thẩm mỹ, chưa xây dựng được các khu vui chơi, chưa tổ chức được nhiều các hoạt động ngoại khoá để thu hút học sinh thích đến trường. Ban tư vấn học sinh hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong việc tư vấn tâm lí. Các hình thức kỷ luật còn mang nặng tính hành chính, chưa chú trọng tính giáo dục tích cực. - Từ các yếu tố bên ngoài nhà trường: + Từ phía gia đình: Thực trạng hiện nay trong các gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa, các cháu chủ yếu ở nhà với ông bà, thậm chí có những cháu tự ở nhà với nhau còn rất phổ biến. Thiếu sự giám sát, quan tâm của phụ huynh nên mọi thứ các cháu tự quyết định, dẫn đến tình trạng thích đi học thì đi, thích ở nhà ngủ thì ngủ, đến lớp không chuẩn bị bài cũ, thiếu tập trung trong giờ học. Thêm vào đó nhiều phụ huynh quá chiều chuộng con nên sinh ra đua đòi, dính vào các tệ nạn xã hội, nợ nần. + Các tổ chức xã hội ở thôn bản, nơi cư trú: Chưa có chính sách khuyến học, chưa có sự phối hợp để quản lí các cháu học sinh nói riêng và thanh niên nói chung. III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Xây dựng các tiêu chí “Lớp học thân thiện” - Cơ sở : Dựa trên 5 nội dung xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đã ban hành: + Xây dựng trường học an tòan, trường lớp xanh, sạch, đẹp. + Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. + Tổ chức các hoạt động tập thể. 11
- + Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. + Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Cùng với hoàn cảnh thực tế chúng tôi đã xây dựng tiêu chí cho lớp học thân thiện để áp dụng vào lớp 11C, 10A - Xây dựng các tiêu chí: *Tiêu chí 1 : Có “Không gian thân thiện”: Là một không gian rộng, thoáng đãng, sạch sẽ, trong lành, không phải chỉ để đẹp mắt ưa nhìn mà còn chứa đựng nội dung học tập, đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục… - Không gian xanh : Đưa cây xanh vào trang trí lớp học một cách hợp lý, đảm bảo không gian thoáng đãng, mát mẻ, trong lành (nếu có thể) - Không gian sạch : Nền nhà, trần nhà, bàn ghế và đồ vật trang trí phải sạch sẽ, không có bã kẹo cao su, màng nhện hay bụi bẩn. - Không gian đẹp : Bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng. Bàn giáo viên có khăn trải bàn và bình hoa. Cửa sổ phải có rèm của để tránh nắng. Ngoài cách trang trí chung của trường như có ảnh Bác, khẩu hiệu, nên có những trang trí đơn giản, tao nhã, khoa học làm sinh động thêm lớp học nhưng không lòe lẹt, rối mắt. Mỗi lớp nên có thêm một bảng thông tin (ngoài bảng chính ) để thông báo, trao đổi những vấn đề cần thiết. - Không gian an toàn : Không ẩn chứa những nguy hiểm (điện giật, gãy, đổ…), không diễn ra những trò chơi bạo lực trong học sinh. *Tiêu chí 2 : Có “Tình cảm thân thiện”: - Tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa các giáo viên. - Tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa giáo viên với học sinh. - Tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa các học sinh với nhau. - Tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa các bậc cha mẹ học sinh với nhau, giữa cha mẹ học sinh với học sinh, với thầy cô… “Lớp học thân thiện” không chấp nhận sự xúc phạm về nhân phẩm và danh dự, không chấp nhận sự xúc phạm về thân thể. - “Tình cảm thân thiện” luôn đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ về mặt pháp lí và đạo đức, không thể chấp nhận sự trù dập hay thiên vị, sự vu khống hay bao che. *Tiêu chí 3 : Có “Sự hợp tác thân thiện và tích cực ” - Hợp tác giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên giảng dạy: Muốn sự hợp tác có hiệu quả thì các giáo viên phải nắm vững phương pháp và nghiệp vụ sư phạm, hiểu và thực hiện đúng quy chế, nội qui; trao đổi và thống nhất cách dạy, cách quản lí; thường xuyên nắm bắt thông tin. Quan tâm đến học sinh . 12
- - Hợp tác giữa giáo viên với học sinh: Được thể hiện qua họat động dạy và học, hoạt động ngoài giờ a) Trong hoạt động dạy và học + Giáo viên : Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tạo bầu không khí thân thiện, khuyến khích sự chuyên cần tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của học sinh. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương về tinh thần tự học và sáng tạo, không ngừng trao dồi về năng lực giảng dạy để luôn xứng đáng là người định hướng tri thức cho học sinh trong từng tiết dạy. + Học sinh: Xác định được động cơ và thái độ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ứng dụng và khai thác có hiệu quả công nghệ thông tin, mạng internet trong học tập. Luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập, có đề xuất sáng kiến và cùng với thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy – học có hiệu quả hơn b) Trong họat động ngoài giờ - Thực hiện các chuyên đề, ngọai khóa, họat động thể dục thể thao, lao động, vui chơi, giải trí. Trong đó chú trọng các trò chơi dân gian và việc tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương. Tất cả các họat động đều phải có sự tham gia tích cực của giáo viên và học sinh theo phương châm: Thầy luôn là người định hướng, là điểm tựa tinh thần, là trung tâm đoàn kết. Trò là người thực hiện ý tưởng, tham gia hoàn thiện ý tưởng của thẩy và biến ý tưởng của thầy trò thành hiện thực. Hoạt động ngoài giờ là biện pháp tốt nhất để giáo viên rèn luyện các kĩ năng sống, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh . Hợp tác giữa học sinh với nhau : Cùng nhau học tập, cùng nhau sinh họat, vui chơi cùng nhau bàn bạc để tìm ra các giải pháp, các sáng kiến, cùng nhau sẽ chia nỗi buồn cùng nhau hưởng thụ niềm vui của sự thành công . 3.2. Thực hiện các tiêu chí để hình thành “Lớp học thân thiện” Sau khi hình thành tiêu chí “Lớp học thân thiện” chúng tôi xác định biện pháp thực hiện các tiêu chí như sau: 3.2.1. Biện pháp xây dựng “Không gian thân thiện” 3.2.1.1. Trang trí lớp học Ngay từ đầu năm học lớp 10, nhà trường đã giao cho lớp đảm nhận một phòng học từ đầu năm lớp 10 cho đến hết lớp 12, chịu trách nhiệm bảo quản cơ cở vật chất, trang thiết bị trong phòng học. Khi ôn định tổ chức lớp, chúng tôi đã tiến hành họp bàn với hội cha mẹ học sinh về việc mua sắm, trang bị và trang trí phòng học sao cho đảm bảo bắt mắt nhưng không rườm rà, phù hợp với lứa tuổi học sinh. + Trang trí lớp: Đầy đủ ảnh Bác, các khẩu hiệu và nội quy được bố trí cân đối hài hoà 13
- + Bàn ghế: Đảm bảo mỗi bàn loại dài 1,2m bố trí 2 em ngồi, lớp học xếp thành 2 dãy bàn ngay ngắn, trên mặt bàn luôn sạch sẽ, không viét, vẽ tô lên mặt bàn; dưới ngăn bàn không có giấy loại và các chai lọ, vỏ lon.. + Trên bàn giáo viên: Được bố trí một máy tính bàn và một bình hoa nhựa, những ngày Lễ sẽ được thay bằng bình hoa tươi. Máy tính khi không sử dụng thì được che bằng khăn vải. Các loại hồ sơ của lớp sau mỗi buổi học sẽ được cất trong ngăn tủ bàn giáo viên và được khoá lại cẩn thận, chìa khó do lớp trưởng giữ. + Trên bảng: Luôn được lau sạch sẽ trước mỗi buổi học. Những dịp thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước thì sẽ viết các khẩu hiệu. Một trên bảng được kẻ ô để ghi sĩ số và số học sinh vằng. + Tường nhà: Luôn được giữ sạch sẽ. Trong nội quy của lớp có quy định rõ: Không vẽ, viết, tô màu, đạp chân, giày dép lên tường… + Cửa sổ: Được bố trí rèm cuốn để che khi ánh nắng chiếu vào + Hệ thống quạt mát: Ngoài 3 quạt trần đã có sẵn, lớp còn tổ chức lắp thêm 5 quạt treo tường để đảm bảo quạt mát, phục vụ cho các em học tập tốt nhất Hình ảnh phòng học lớp 11C trong những ngày hè nắng nóng. + Sàn nhà: Lớp chủ động mượn phòng kho của nà trường để cất các đồ dùng của lớp như chổi, ghế ngồi chào cờ, vì thế trong phòng học chỉ bố trí bàn ghế. Lớp mua sắm các dụng cụ lau sàn (Cây lau sàn nhà, nước lau sàn nhà) và mỗi ngày tổ trực nhật quét dọn và lau một lần. sàn nhà đảm bảo lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Vào lớp học cảm giác thoải mái, dễ chịu. 3.2.1.2. Xây dựng Nhóm messenger của lớp Để thuận tiện cho việc trao đổi công việc cũng như gửi và nhận tài liệu, sau khi có danh sách lớp, chúng tôi đã tiến hành lập hai nhóm lớp một nhóm trên messenger và một nhóm zalo. Trên nhóm zalo chúng tôi đưa vào nhóm tất cả các thành viên của lớp cùng tất cả giáo viên bộ môn giảng dạy lớp và Ban giám hiệu nhà trường. Trên nhóm messenger thì các thành viên chỉ có các bạn trong lớp và giáo viên chủ nhiệm. Quy định về cách thức tổ chức hoạt động của hai nhóm như sau: 14
- + Nhóm zalo thì chỉ dùng để trao đổi các nội dung công việc của giáo viên và học sinh của lớp. Nhận tài liệu từ giáo viên, các văn bản của nhà trường và cấp trên. Ở nhóm này học sinh không nhắn tin, không bình luận các nội dung ngoài việc học tập. Khi giáo viên gửi tài liệu hoặc thông báo các nội dung của nhà trường thì các em thể hiện đã nhận tin nhắn bằng cách bấm nút like hoặc các biểu tượng cảm xúc. Khi trên nhóm có thông báo sinh nhật thành viên của nhóm thì chúc mừng bằng biểu tượng hoặc nhắn bằng tin nhắn. Ảnh nhóm messenger lớp 11C Ảnh nhóm zalo lớp 11C + Nhóm messenger là nhóm hoạt động riêng tư của lớp, nhóm này cho các em trao đổi thoải mái. Cho các em đăng tải các hình ảnh của lớp, cá nhân nhưng tuyệt đối không được phép nhắn các nội dung mất lịch sự, thiếu văn hoá, xúc phạm người khác, không đăng các hình ảnh không phù hợp với đối tượng học sinh. Khuyến khích các em chia sẻ những video, các hình ảnh mang tính giáo dục, nhân văn. 3.2.2. Biện pháp xây dựng “Tình cảm thân thiện” Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Văn hóa ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội. Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của giáo viên, học sinh trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh. Nhằm xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học, nhà trường đã ban hành “Quy tắc ứng xử văn hoá trong trường học” kèm theo quyết định số 98 ngày 25/9/2022 của trường THPT Mường Quạ. (Quy tắc ứng văn hoá trong trường học ở phụ lục 1) 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác
9 p | 312 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng chủ đề STEM phần Năng lượng, vật lí 10 – Chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
66 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM thông qua một số chủ đề trong chương trình môn Toán học lớp 10 ở Trường THPT Đông Hiếu
61 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 12 trong dạy học chuyên đề Thể tích khối đa diện ở trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ
27 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và hướng dẫn làm bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam – lớp 11 tại trường THPT Anh Sơn 3
63 p | 3 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và hướng dẫn học sinh làm bài tập nhận thức Lịch sử 11 thông qua chủ đề Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử
52 p | 3 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức một số hình thức hoạt động trải nghiệm để phát huy tính tích cực, tự giác nhằm lan tỏa văn hóa đọc tại trường THPT Diễn Châu 2
67 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
72 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập trong dạy học nội dung Tổ hợp xác suất đối với học sinh lớp 10 trường THPT TP ĐBP
34 p | 4 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học Sinh học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 11 trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ
39 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn