Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống Webquest một số chủ đề tích hợp trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 12 THPT nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo cho học sinh
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm thiết kế các các nội dung tích hợp trong dạy học hóa học bằng phương pháp WebQuest trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 THPT và sử dụng trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường THPT theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống Webquest một số chủ đề tích hợp trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 12 THPT nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo cho học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ----- ----- ĐỀ TÀI: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG WEBQUEST MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH” LĨNH VỰC: HÓA HỌC Nhóm tác giả: 1. Trần Nghĩa Hưng 2. Phạm Đình Giang NĂM HỌC: 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 1 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 1 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2 7. Đóng góp mới của đề tài................................................................................................ 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………… . ....3 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 3 1.1. Vai trò của CNTT&TT trong dạy học. ...................................................................... 3 1.2. Dạy học tích hợp ......................................................................................................... 3 1.3. Giới thiệu WebQuest .................................................................................................. 5 1.4. Cách thiết kế WebQuest ........................................................................................... 10 1.5. Thực trạng về dạy học các nội dung tích hợp trong môn Hóa học hiện nay ở trường phổ thông bằng phương pháp WebQuest ........................................................................ 12 1.6. Hình thành giả thuyết khoa học và đề xuất giải pháp, tính cấp thiết ....................... 13 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG WEBQUEST CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 THPT .................................................................... 14 2.1. Các chủ đề tích hợp trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 THPT được xây dựng bằng hệ thống Webquest. ................................................................................................ 14 2.2. Các yêu cầu cơ bản đối với việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 12 THPT ................................................................................................. 19 2.3. Khả năng ứng dụng của WebQuest trong dạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT. 21 2.4. Quy trình thiết kế WebQuest hỗ trợ dạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT .......... 21 2.5. Xây dựng WebQuest hỗ trợ dạy học Hóa hữu cơ lớp 12 THPT bằng Google site 23 2.6. Sử dụng WebQuest trong dạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT………………… 27 2.7. Thiết kế các chủ đề ................................................................................................... 27 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................................... 42 3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................................. 42 3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................................. 42 3.3. Nội dung thực nghiệm .............................................................................................. 42 3.4. Cách tiến hành thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 43 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 44 3.6. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................... 49 PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................................ 53
- 1. Những kết luận của đề tài ............................................................................................ 53 2. Những đóng góp của đề tài .......................................................................................... 53 3. Kiến nghị và đề xuất : .................................................................................................. 54 4. Hướng phát triển của đề tài ......................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 56 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 57
- DANH MỤC CÁC BẢNG – HÌNH VẼ TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Bảng 1.1. Các loại nhiệm vụ trong WebQuest .................................................................. 8 Bảng 1.2. Tóm tắt cấu trúc WebQuest .............................................................................. 9 Bảng 1.3. Phân loại tư duy của Bloom theo mục tiêu giáo dục ........................................ 9 Bảng 1.4. Thăm dò ý kiến giáo viên về vấn đề dạy và học tích hợp theo phương pháp WebQuest với giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT Nghệ An ....................... 13 Bảng 1.5. Thăm dò ý kiến học sinh về vấn đề học tích hợp theo phương pháp WebQuest với học sinh tại trường THPT Hà Huy Tập - Nghệ An ................................................... 13 Bảng 1.6. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất đối với giáo viên môn Hoá học THPT …………………………………………………………………………14 Bảng 2.1. Một số địa chỉ tích hợp trong chương trình Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT 19 Bảng 2.2. Mô hình giáo dục trong thời đại thông tin ...................................................... 20 Bảng 3.1. Các lớp được chọn làm TN và ĐC .................................................................. 42 Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra của các lớp ................................................. 45 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy lớp 12T1 và 12T2 ........ 45 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích kết quả điểm thi của HS lớp 12T1 và 12T2 ................. 46 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy lớp12T3 và 12A1 .......... 46 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích kết quả điểm thi của HS lớp 12T3 và 12A1………… 46 Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy lớp 12A2 và 12A3…… 47 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích kết quả điểm thi của HS lớp 12A2 và 12A3.……47 Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy của tổng các lớp ................ qua bài kiểm tra chuyên đề Cacbohidrat ......................................................................... 48 Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích kết quả điểm kiểm tra của tổng học sinh các lớp........ 48 Bảng 3.7. Bảng phân loại theo học lực của HS ............................................................... 48 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số ............................................................................. 48 Bảng 3.9. Ý kiến phản hồi của GV Hoá học ................................................................... 50 Bảng 3.10. Ý kiến phản hồi của học sinh ........................................................................ 51
- KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin ĐC Đối chứng ĐH Đại học ĐHSP Đại học Sư phạm GV Giáo viên HS Học sinh ICT Công nghệ thông tin và truyền thông KHKT Khoa học kĩ thuật KT – XH Kinh tế xã hội NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PPDHHH Phương pháp dạy học hóa học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm Sư phạm
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Việc đổi mới phương pháp dạy học đã làm cho quá trình dạy học trở thành quá trình dạy học tích cực với mục tiêu chủ yếu là tích cực hóa quá trình nhận thức, quá trình tư duy của người học. Cùng với việc ra đời và phổ biến của Internet, ngày nay việc thu thập và xử lý thông tin trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy học ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc học sinh truy cập thông tin một cách tự do trên mạng Internet trong học tập thường có những nhược điểm như tốn thời gian quá lớn, dễ bị chệch hướng, nhiều tài liệu tìm được với nội dung chuyên môn không chính xác, việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể chỉ mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học. Để khắc phục những nhược điểm trên của việc học thông qua tìm kiếm thông tin trên mạng, người ta đã phát triển phương pháp WebQuest. Hiện nay phương pháp này đã được ứng dụng và phát triển ở nhiều nước. Nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh tự học cũng như phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức và khả năng sáng tạo của các em. WebQuest được xem như là một trong những phương pháp dạy học tích cực thỏa mãn được những yêu cầu trên. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp WebQuest để tạo nên các chủ đề tích hợp trong dạy học Hóa học với các nội dung được lồng nghép, tích hợp, dạy học liên môn nhằm giúp cho người học lĩnh hội kiến thức được chủ động và sáng tạo hơn thì phương pháp WebQuest chưa được phát triển rộng rãi. Xuất phát từ những lí do, với yêu cầu và thực tế trong dạy học, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Xây dựng hệ thống Webquest một số chủ đề tích hợp trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 12 THPT nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo cho học sinh". 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam cũng đã có một số tác giả đã nghiên cứu và xây dựng trong các môn học khác cũng như trong môn hóa học. Tuy nhiên sử dụng trong dạy học để xây dựng các chủ đề tích hợp trong dạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT bằng phương pháp WebQuest đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Thiết kế các các nội dung tích hợp trong dạy học hóa học bằng phương pháp WebQuest trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 THPT và sử dụng trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường THPT theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: Nghiên cứu các văn bản của nhà nước về đổi mới giáo dục, sử dụng các phương pháp trong dạy học tích cực. 1
- - Nghiên cứu cơ sở lí luận quá trình dạy - học, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong học hóa học. - Nghiên cứu chương trình hóa học hữu cơ THPT, nghiên cứu các nội dung tích hợp có trong chương trình hóa học hữu cơ ở lớp 12 THPT. - Nghiên cứu vai trò phương pháp WebQuest trong dạy học các chủ đề tích hợp môn hóa học hữu cơ lớp 12 THPT. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của phương pháp WebQuest trong dạy học các chủ đề tích hợp. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT 5.2. Đối tượng nghiên cứu: CNTT và truyền thông, dạy học bằng phương pháp WebQuest trong dạy học các chủ đề tích hợp môn hóa học lớp 12 THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra, thăm dò lấy ý kiến của giáo viên, học sinh về các chủ đề tích hợp trong dạy học môn hóa học lớp 12 THPT bằng phương pháp WebQuest. - Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm nghiệm tính hiệu quả, khả thi của những đề xuất. 6.3. Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học. 7. Đóng góp mới của đề tài - Đề xuất biện pháp dạy học các chủ đề tích hợp trong môn hóa học hữu cơ ở trường THPT lớp 12 bằng phương pháp WebQuest - Thiết kế các chủ đề tích hợp trong môn hóa học và đề xuất cách sử dụng trong dạy học những chủ đề tích hợp môn hóa học hữu cơ lớp 12 THPT. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Vai trò của CNTT&TT trong dạy học. - Máy tính trở thành bảng phụ hỗ trợ giảng dạy - CNTT là người bạn đồng hành của học sinh - CNTT là "trợ lí không lương" của quản lí giáo dục 1.2. Dạy học tích hợp 1.2.1. Khái niệm tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. 1.2.2. Quan niệm về dạy học tích hợp Hai quan điểm dạy học chủ đạo trong tổ chức dạy học tích hợp: 1.2.2.1. Dạy học giải quyết vấn đề a) Khái niệm: Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề. b) Đặc trưng của dạy học giải quyết vấn đề: gồm 4 đặc trưng - Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Được chia thành những giai đoạn có mục đích chuyên biệt: Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước: Tri giác vấn đề Giải quyết vấn đề Kiểm tra và nghiên cứu lời giải Sơ đồ 1.1. Các bước dạy học giải quyết vấn đề Bước 1: Tri giác vấn đề - Tạo tình huống gợi vấn đề - Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống - Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó Bước 2: Giải quyết vấn đề 3
- Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải - Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải - Kiểm tra tính hợp lí hoặc tối ưu của lời giải - Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả - Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể. - Bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng: + Làm việc theo nhóm nhỏ (trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi…). + Thực hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận (ngồi vòng tròn, chia nhóm nhỏ theo những ý kiến cùng loại...). + Tấn công não (brain storming), đây thường là bước thứ nhất trong sự tìm tòi giải quyết vấn đề (người học thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những ý hoặc giải pháp ở mức độ tối đa có thể có của mình). + Báo cáo và trình bày (thực hiện nhiều cách làm, từ cá nhân viết, trình bày ở nhóm nhỏ, báo cáo của nhóm trước cả lớp...). 1.2.2.2. Dạy học định hướng hoạt động - Dạy học định hướng hoạt động là tổ chức học sinh hoạt động mang tính trọn vẹn, mà trong đó học sinh độc lập thiết kế kế hoạch quy trình hoạt động, thực hiện hoạt động theo kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. - Tổ chức quá trình dạy học, mà trong đó học sinh học thông qua hoạt động độc lập ít nhất là theo quy trình cách thức của họ. - Học qua các hoạt động cụ thể mà kết quả của hoạt động đó không nhất thiết tuyệt đối mà có tính chất là mở (các kết quả hoạt động có thể khác nhau). - Tổ chức tiến hành giờ học hướng đến mục tiêu hình thành ở học sinh kỹ năng giải quyết nhiệm vụ nghề nghiệp. - Kết quả bài dạy học định hướng hoạt động tạo ra được sản phẩm vật chất hay tư tưởng. 1.2.3. Các đặc điểm của dạy học tích hợp - Lấy người học làm trung tâm - Định hướng đầu ra - Dạy và học các năng lực thực hiện 1.2.4. Các hình thức tích hợp - Tích hợp trong nội môn - Tích hợp đa môn - Tích hợp liên môn - Tích hợp xuyên môn 1.2.5. Tác dụng của dạy học tích hợp - Gắn kết đào tạo với lao động 4
- - Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động. - Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực hoạt động nghề. - Khuyến khích người học học một cách toàn diện hơn (không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó). - Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ. - Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn... 1.2.6. Thuận lợi, khó khăn về dạy học tích hợp 1.2.6.1. Thuận lợi a) Đối với giáo viên Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án … Môi trường “Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn. Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. b) Đối với học sinh Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo. 1.2.6.2. Khó khăn a) Đối với giáo viên Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi. Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế, nhất là các trường ở nông thôn và miền núi. b) Đối với học sinh Học tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp. Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi. 1.3. Giới thiệu WebQuest 1.3.1. Khái niệm WebQuest 5
- Với tư cách là một phương pháp dạy học, có thể định nghĩa WebQuest như sau: WebQuest là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm (hoặc cá nhân) một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn dựa trên bộ câu hỏi định hướng do giáo viên cung cấp. WebQuest có thể được chia thành: WebQuest lớn và WebQuest nhỏ: - WebQuest lớn: Xử lí một vấn đề phức tạp, trong một thời gian dài (ví dụ: thời gian từ 1 tháng trở lên), có thể coi như một dự án dạy học. - WebQuest nhỏ: Trong một vài tiết học (ví dụ 2 đến 4 tiết), học sinh giải quyết một đề tài, một vấn đề chuyên môn bằng cách tìm kiếm thông tin và xử lí chúng cho bài trình bày, tức là các thông tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu trúc theo các tiêu chí và kết hợp vào kiến thức đã có trước của các em. 1.3.2. Cấu trúc WebQuest( Elemenst of WebQuest ) Một WebQuest thường gồm 5 thành phần: Introduction Conclustion Task Elements Of a WebQuest Evaluation Process Sơ đồ 1.2. Cấu trúc Webquest - Giới thiệu (Introduction) - Nhiệm vụ (Task) - Tiến trình (Process) - Đánh giá (Evaluation) - Kết luận (Conclusion) 1.3.2.1. Giới thiệu (Introduction) Nội dung của phần này được viết ngắn gọn để giới thiệu cho các em về bài học và cung cấp các thông tin cơ bản. Đưa ra một vấn đề chủ đạo, có sự hướng dẫn, gợi ý. Dẫn nhập theo 6
- cách kích thích trí tưởng tượng hoặc tóm tắt tổng quan về bài học. 1.3.2.2. Nhiệm vụ (Task) Mô tả ngắn gọn, rõ ràng mục tiêu, kết quả mà học sinh đạt được sau khi thực hiện bài tập. Những mục tiêu, kết quả phải đạt được thường là: - Vấn đề đưa ra phải được giải quyết - Sản phẩm phải được thiết kế hoàn tất - Các nhiệm vụ phức tạp phải nghiên cứu - Đưa ra các ý kiến, nhận xét của cá nhân học sinh - Các bảng tổng kết - Các kết quả mang tính sáng tạo - Xử lí và diễn đạt lại thông tin theo yêu cầu Có nhiều dạng nhiệm vụ trong WebQuest. Các loại Mô tả nhiệm vụ Tái hiện Học sinh tìm kiếm và xử lí thông tin để trả lời các câu hỏi riêng thông tin (Bài rẽ, từ đó chứng tỏ rằng các em hiểu những thông tin đó. Kết quả tìm kiếm tập tường thông tin sẽ được trình bày theo cách đa phương tiện (ví dụ: PowerPoint, thuật) video, ) Tổ hợp Học sinh có nhiệm vụ lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và liên kết, thông tin (bài tổng hợp chúng trong một sản phẩm chung. Kết quả có thể được công bố tập biên soạn) trên internet, nhưng cũng có thể là một sản phẩm không thuộc dạng kỹ thuật số. Khám phá Việc đưa vào một điều bí ẩn có thể là phương pháp thích hợp làm cho điều bí ẩn người học quan tâm đến đề tài. Để giải quyết, học sinh sẽ phải lập ra các mối liên kết và rút ra các kết luận cho vấn đề. Bài tập Học sinh được giao nhiệm vụ, phải thu thập thông tin và xử lí chúng báo chí thành một bản tin, một bài phóng sự, một bài bình luận hoặc một dạng bài viết báo kiểu khác. Lập kế hoạch Học sinh tạo ra một sản phẩm hoặc phác thảo kế hoạch cho một dự định. và thiết kế Những mục đích và hướng dẫn chỉ đạo sẽ được miêu tả trong đề bài. Lập ra các Nhiệm vụ của người học là chuyển đổi những thông tin đã xử lí thành một sản phẩm sản phẩm sáng tạo, ví dụ một tấm áp phích, một trò chơi, nhật kí mô phỏng sáng tạo hoặc một bài hát,.... Lập đề xuất Những đề tài nhất định sẽ được thảo luận theo cách tranh luận. Mọi thống nhất người sẽ ủng hộ các quan điểm khác nhau trên cơ sở phát triển một đề xuất (lập sự đồng chung cho một nhóm thính giả cụ thể (có thực hoặc mô phỏng). thuận) 7
- Thuyết phục Người học phải tìm kiếm những thông tin hỗ trợ cho quan điểm mà các người khác em lựa chọn, phát triển những ví dụ có sức thuyết phục. Tự biết mình Các bài tập kiểu này đòi hỏi người học xử lí những câu hỏi liên quan (bài tập tự hiểu đến bản thân cá nhân mình mà đối với chúng không có những câu trả lời biết bản thân) nhanh chóng. Phân tích các Người học phải làm việc, xử lí cụ thể hơn, sâu hơn với một hoặc nhiều nội nội dung dung chuyên môn, để tìm ra những điểm tương đồng và các khác biệt chuyên môn cũng như các tác động của chúng. Đề ra quyết Để có thể đưa ra quyết định, phải có thông tin về nội dung cụ thể và phát triển định các tiêu chuẩn làm cơ sở cho sự quyết định. (Bài tập quyết Các tiêu chuẩn làm cơ sở cho sự quyết định có thể được cho trước, hoặc định) do HS phải tự phát triển các tiêu chuẩn của chính mình Điều tra và Học sinh tiến hành một nhiệm vụ nghiên cứu thông qua điều tra hay các nghiên cứu phương pháp nghiên cứu khác. (bài tập khoa - Lập ra các giả thiết học) - Kiểm tra các giả thiết dựa trên các dữ liệu từ những nguồn lựa chọn. Bảng 1.1: Các loại nhiệm vụ trong WebQuest 1.3.2.3. Quá trình (Process) Nội dung trình bày trong phần này dành cho học sinh đọc, chủ yếu nêu lên các bước để hoàn thành các nhiệm vụ (Task) ở trên. Do đó cần đáp ứng những yêu cầu sau: - Cần viết rõ ràng, chi tiết để học sinh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và các giáo viên khác có thể tham khảo để vận dụng vào bài giảng của mình. - Các liên kết đến trang web tham khảo (Internet link) nên liệt kê ở đây theo trình tự thực hiện để học sinh dễ dàng truy cập (không nên tách thành danh sách riêng). Nếu chia nhóm thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm. - Hướng dẫn cách tổ chức, sắp xếp lại thông tin do học sinh tìm được. - Danh sách các câu hỏi định hướng giúp HS phân tích thông tin hoặc viết bài thu hoạch. - Nêu yêu cầu cụ thể về sản phẩm của quá trình thực hiện nhiệm vụ. 1.3.2.4. Đánh giá (Evaluation) Phần này trình bày những tiêu chí cụ thể, cho học sinh biết rõ cách đánh giá về tiến trình học tập, làm việc của các em khi thực hiện nhiệm vụ. Mỗi tiêu chí đánh giá có kèm theo thang điểm cụ thể. Đánh giá gồm: đánh giá theo nhóm hoặc cá nhân. 1.3.2.5. Kết luận (Conclusion) - Viết tóm tắt vài câu về những gì học sinh sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài học. - Có thể viết một số câu hỏi tu từ hoặc liên kết bổ sung để khuyến khích học sinh mở rộng suy nghĩ vào những nội dung tương tự hoặc liên quan ngoài bài học này. Qua đó nuôi dưỡng thói quen học tập suốt đời. 8
- - Cung cấp thêm liên kết đến những thông tin khác giúp học sinh có thể theo đuổi ý tưởng của riêng mình. - Lời cảm ơn đến tác giả những trang web hoặc nguồn tài liệu đã sử dụng trong bài giảng. Tóm lại, cấu trúc một WebQuest được trình bày tóm tắt trong bảng sau: Các thành phần Mô tả Giới thiệu Giáo viên đặt vấn đề, giới thiệu về chủ đề để kích thích, gợi mở sự hứng thú cho học sinh. Nhiệm vụ Nêu lên các yêu cầu, mục tiêu cụ thể mà học sinh cần thực hiện, cần đạt được sau bài tập. Quá trình Giáo viên chỉ ra các bước cụ thể để thực hiện nhiệm vụ. Ở mỗi bước có kèm theo các câu hỏi định hướng chỉ dẫn thực hiện và cung cấp các liên kết đến các nguồn thông tin tham khảo. Đồng thời nêu rõ yêu cầu về sản phẩm cần tạo ra sau khi thực hiện. Đánh giá Đánh giá kết quả sản phẩm, tài liệu, phương pháp và hành vi học tập, làm việc nhóm trong WebQuest. Học sinh cần được tạo cơ hội suy nghĩ và tự đánh giá một cách có phê phán. Việc đánh giá tiếp theo là của giáo viên. Kết luận Tóm tắt lại kết quả đạt được, khuyến khích tinh thần học tập mở rộng, phát triển thêm những nội dung tương tự của học sinh. Bảng 1.2: Tóm tắt cấu trúc WebQuest 1.3.3. Ứng dụng của WebQuest 1.3.3.1. Mục đích sử dụng WebQuest - WebQuest được thiết kế nhằm giúp người học sử dụng thông tin hơn là mất thời gian tìm kiếm thông tin. - Giúp người học phát triển các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng tạo các kĩ năng tư duy bậc cao theo phân loại của Bloom Kỹ năng Khái niệm Từ khóa Nhớ lại thông tin Xác định, miêu tả, gọi tên, phân loại, Biết nhận biết, mô phỏng, làm theo Hiểu nghĩa, diễn giải khái niệm Tóm tắt lại, biến đổi, biện hộ, giải Hiểu thích, lĩnh hội, lấy ví dụ Sử dụng thông tin hay khái niệm Thiết lập, thực hiện, tạo dựng, mô Vận dụng trong tình huống mới phỏng, dự đoán, chuẩn bị Chia khái niệm thành những phần So sánh/đối chiếu, phân chia, phân Phân tích nhỏ hơn để hiểu đầy đủ hơn biệt, lựa chọn, phân tách 9
- Ghép các ý với nhau để tạo nên Phân loại, khái quát hoá, cấu trúc lại Tổng hợp nội dung mới Đánh giá chất lượng Đánh giá, phê bình, phán đoán, Đánh giá chứng minh, tranh luận, biện hộ. Bảng 1.3: Phân loại tư duy của Bloom theo mục tiêu giáo dục (truyền thống) - Mở rộng và đào sâu kiến thức cho học sinh. Học sinh nắm được kiến thức cốt lõi, phân tích, trình bày lại kiến thức theo cách riêng, có thể minh họa kiến thức, kĩ năng đã học được bằng một sản phẩm do chính học sinh làm ra. 1.3.3.2. Lợi ích khi sử dụng WebQuest WebQuest khi được áp dụng hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho học sinh như sau: - Giúp học sinh tiếp cận, giải quyết những vấn đề trong thế giới thực - Phát triển kĩ năng hợp tác làm việc nhóm - Phát triển tư duy phê phán - Phát triển tư duy sáng tạo - Hỗ trợ học tập liên môn - Gây hứng thú cho người học - Hướng đến việc đa dạng hóa học tập và trình bày - WebQuest có thể được mô tả như phương pháp học tập E-Learning cho người mới bắt đầu. Không đòi hỏi nhiều kĩ năng lập trình của giáo viên và kiến thức lớn đối với học sinh. - Học sinh được khuyến khích phát triển kĩ năng tóm tắt nội dung một chủ đề xác định và hiểu ý nghĩa của việc sử dụng các nguồn thông tin trên Internet. - Tiết kiệm thời gian cho người học. 1.3.3.3. Những tiêu chí của bài WebQuest Một bài WebQuest phải thỏa các tiêu chí sau: - Các nhiệm vụ đưa ra cho học sinh trong bài tập WebQuest phải là các vấn đề lí thú, thách thức, phải vừa sức để các em học sinh có thể thực hiện được. - Một WebQuest phải sử dụng được các nguồn tư liệu phong phú trên Internet, nguồn thông tin phải dựa trên các thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và được cập nhật thường xuyên. - Trong điều kiện không có Internet trong trường, giáo viên có thể tải các trang Web này về sẵn trong máy tính hoặc sử dụng các nguồn tư liệu khác (Word, Excel, sách, báo chí,). Điều quan trọng là các tư liệu này phải là các tư liệu "sống" chứ không phải chỉ là các bài giảng của giáo viên, hoặc đã trình bày đã rõ ràng chi tiết như trong sách giáo khoa. 1.4. Cách thiết kế WebQuest 1.4.1. Chọn và giới thiệu chủ đề - Chủ đề có phù hợp với chương trình, nội dung đào tạo không? 10
- - Học sinh có hứng thú với chủ đề không? - Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không? - Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không? Sau khi đã chọn được chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với học sinh. Đề tài cần được giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh có thể làm quen và tiếp cận dễ dàng. 1.4.2. Tìm nguồn thông tin Giáo viên tìm kiếm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong WebQuest. 1.4.3. Xác định mục tiêu - Cần xác định rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu cần đạt được trong việc thực hiện WebQuest. - Những yêu cầu cần phù hợp và học sinh có thể thực hiện được. 1.4.4. Xây dựng nhiệm vụ Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, học sinh cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập là thành phần trung tâm của WebQuest. Nhiệm vụ phải mang tính định hướng cho hoạt động của học sinh, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy. 1.4.5. Thiết kế quá trình Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm học sinh, cần thiết kế tiến trình thực hiện WebQuest. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của học sinh. Nội dung của phần quá trình trong WebQuest thông thường gồm các thành phần chính là: chia nhóm làm việc, cung cấp yêu cầu chi tiết của nhiệm vụ, câu hỏi định hướng chỉ dẫn thực hiện nhiệm vụ, cung cấp nguồn thông tin hỗ trợ, yêu cầu sản phẩm tạo thành, hình thức nộp bài. 1.4.6. Thiết kế đánh giá Giáo viên dựa vào những yêu cầu cụ thể trong phần tiến trình để đưa ra những tiêu chí đánh giá tương ứng. Những tiêu chí này sẽ giúp học sinh định hướng những công việc cần thực hiện và thực hiện như thế nào cho đạt, đồng thời cũng giúp các em tự đánh giá được những công việc các em đã thực hiện. 1.4.7. Trình bày trên trang Web Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nội dung trên, giáo viên sẽ dùng những nội dung đó để trình bày thành WebQuest. Để lập ra trang WebQuest, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chúng ta có thể sử dụng chương trình Word và lưu dưới dạng HTML thay vì lưu dạng .DOC. Cũng có thể sử dụng các chương trình điều hành Web, ví dụ như FrontPage, hay tham khảo các mẫu WebQuest có sẵn trên Internet. Trang WebQuest được đưa lên mạng nội bộ hoặc có thể đưa lên Internet để sử dụng. 11
- 1.4.8. Thực hiện WebQuest Trang WebQuest hoàn chỉnh sẽ được triển khai thực hiện đến học sinh. Giáo viên có nhiệm vụ triển khai và theo dõi quá trình thực hiện của các em để có thể điều chỉnh, đôn đốc hay hỗ trợ kịp thời. 1.4.9. Đánh giá, sửa chữa, cải tiến Việc đánh giá WebQuest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của học sinh, đặc biệt là những thông tin phản hồi của học sinh về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện WebQuest. Có thể đặt ra cho học sinh những câu hỏi sau: - Các em đã học được những gì? - Các em thích và không thích những gì? - Có những vấn đề, yêu cầu nào trong WebQuest làm các em khó hiểu không? 1.5. Thực trạng về dạy học các nội dung tích hợp trong phần Hóa học hữu cơ lớp 12 hiện nay ở trường phổ thông bằng phương pháp WebQuest 1.5.1. Mục đích và phương pháp điều tra 1.5.1.1. Mục đích điều tra - Điều tra quá trình thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trong dạy học các nội dung tích hợp trong môn hóa học. - Điều tra thực trạng sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học các nội dung tích hợp trong môn hóa học lớp 12. - Tìm hiểu các vấn đề về tổ chức hoạt động dạy học, việc vận dụng các nội dung tích hợp của GV trong dạy học hóa học. - Tìm hiểu về thái độ, năng lực nhận thức, phương pháp học tập và mức độ vận dụng kiến thức hóa học của HS vào một số lĩnh vực. 1.5.1.2. Phương pháp điều tra - Trao đổi trực tiếp với ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng/nhóm trưởng bộ môn, GV giảng dạy và HS. - Tham quan cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ hoạt động dạy và học của nhà trường. - Thu thập thông tin qua phiếu: phỏng vấn 56 GV và 185 HS. 1.5.2. Thái độ của HS - 90% HS cho rằng có hứng thú học với cách học này. - 10% HS xác định việc học môn Hóa học là bắt buộc nên không hứng thú. 1.5.3. Thái độ của GV - Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được nhiều GV quan tâm thực hiện, tuy nhiên còn nhiều lý do mà các phương pháp DHTC chưa được thực hiện thường xuyên có hiệu quả. GV chỉ đầu tư, sử dụng phương pháp DHTC trong một số tiết dự giờ, thao giảng, thi GV dạy giỏi. 12
- - Phần lớn GV còn dạy theo lối dạy truyền thống, ít sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tạo tình huống kích thích sự tìm tòi, tự khám phá kiến thức của HS. Còn nặng về truyền đạt kiến thức. - Chưa quan tâm đến việc tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập, lĩnh hội và vận dụng kiến thức, một số GV chưa chú ý đến việc dạy học sinh tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng , kỹ xảo cho HS. - Đặc biệt là PPDH bằng WebQuest chưa được sử dụng nhiều, GV còn ngại làm, sợ mất thời gian, chưa thực sự đầu tư vào công tác chuẩn cho bài giảng. - Việc tiếp cận và sử dụng các PTDH và PPDH hiện đại chưa thường xuyên, chưa có hiệu quả thậm chí có GV chưa sử dụng được phần mềm dạy học Hóa học hỗ trợ dạy học. Sử dụng Vấn đề sử Có sử Rất ít sử Chưa bao thường dụng PP dụng dụng giờ sử dụng xuyên Tổng SL % SL % SL % SL % số lượng GV 0 0 5 8,93 11 19,64 40 71,43 (56 GV) Bảng 1.4: Thăm dò ý kiến GV về vấn đề dạy và học tích hợp theo phương pháp WebQuest với giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT tỉnh Nghệ An Vấn đề được Thường Chưa bao họcPP Có học Rất ít khi học xuyên giờ học Tổng số lượng HS SL % SL % SL % SL % 185 0 0 16 8,65 21 11,35 148 80 Bảng 1.5: Thăm dò ý kiến HS về vấn đề học tích hợp theo phương pháp WebQuest với học sinh tại trường THPT THPT Hà Huy Tập – Nghệ An 1.6. Hình thành giả thuyết khoa học và đề xuất giải pháp, tính cấp thiết Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng về vấn đề dạy và học tích hợp theo phương pháp WebQuest tại các trường THPT, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các giải pháp như sau: - Giải pháp 1: Dạy và học tích hợp chủ đề “Este và chất béo” theo phương pháp WebQuest - Giải pháp 2: Dạy và học tích hợp chủ đề “Cacbohidrat” theo phương pháp WebQuest 13
- - Giải pháp 3: Dạy và học tích hợp chủ đề “Amin, aminoaxit và protein” theo phương pháp WebQuest Vậy, với 4 giải pháp mà nhóm tác giả chúng tôi đề xuất, thầy cô hãy cho biết tính cấp thiết của từng giải pháp trên như thế nào? (tại thời điểm này, chúng tôi chỉ khảo sát từ các giáo viên tham gia ở bảng 1.4 mà không khảo sát từ học sinh) Chúng tôi đã thu thập số liệu bằng cách thức khảo sát bằng Google form cho 56 GV ở các trường THPT trong tỉnh Nghệ An theo link gửi qua zalo, messenger (M1: Không cấp thiết; M2: Ít cấp thiết; M3: Cấp thiết; M4: Rất cấp thiết) rồi xử lí thống kê và phân tích kết quả bằng phương pháp thống kê toán học. Tính điểm trung bình X theo phần mềm Microsoft Excel. Thang đánh giá các Các thông số TT Các giải pháp giải pháp M1 M2 M3 M4 𝑿̅ Mức Dạy và học tích hợp chủ đề “Este và 1 chất béo” theo phương pháp 12 36 6 2 1,96 2 WebQuest Dạy và học tích hợp chủ đề 2 “Cacbohidrat” theo phương pháp 0 4 12 40 3,64 4 WebQuest Dạy và học tích hợp chủ đề “Amin, 3 aminoaxit và protein” theo phương 0 5 9 42 3,66 4 pháp WebQuest Dạy và học tích hợp chủ đề “Polime 4 và vật liệu polime” theo phương pháp 0 2 7 47 3,80 4 WebQuest Bảng 1.6: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất đối với giáo viên môn Hoá học THPT Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra những nhận xét: đa số các giáo viên cho rằng việc dạy và học tích hợp theo phương pháp WebQuest các chủ đề “Cacbohidrat”, “Amin, aminoaxit và protein”, “Polime và vật liệu polime” có tính cấp thiết và rất cấp thiết. 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG WEBQUEST CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 THPT 2.1. Các chủ đề tích hợp trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 THPT được xây dựng bằng hệ thống Webquest. 14
- 2.1.1. Các chủ đề tích hợp 2.1.1.1. Chủ đề 1: Cacbohidrat CACBOHIDRAT https://sites.google.com/site/vjjksd/giai-tri Các nội dung tích hợp sẽ được giáo viên hướng dẫn cho HS tìm hiểu trên Webquest với đường link ở trên. - Glucozơ: + Đường trong máu. Bệnh tiểu đường, hạ đường huyết + Trong y học dùng để thuốc tăng lực + Trong công nghiệp sản xuất ancol etylic và sản xuất đá khô sạch + Trong công nghiệp tráng gương, ruột phích + Trong đời sống dùng để sản xuất các loại nước ngọt - Saccarozơ: + Từ nguồn gốc thực vật như mía, củ cải đường, cây thốt nốt phương pháp khai thác lại đường này từ các loại cây trên + Trong công nghiệp dược phẩm: dùng pha chế thuốc + Trong công nghiệp thực phẩm: sản xuất bánh, kẹo + Là nguyên liệu để sản xuất glucozơ và fructozơ dùng trong kỹ thuật tráng gương, ruột phích - Tinh bột + Tinh bột trong tự nhiên + Ứng dụng của hồ tinh bột trong cuộc sống + Sự tổng hợp tinh bột trong cây xanh ( môn Sinh học) +Trong công nghiệp dùng sản xuất bánh kẹo + Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể ( môn Sinh học) - Xenlulozơ + Quá trình thủy phân trong dạ dày của động vật ăn cỏ ( môn Sinh học) + Trong công nghiệp sản xuất tơ, dệt vải, chế biến giấy, + Trong quân đội dùng chế tạo thuốc súng không khói + Trong nghệ thuật: được dùng chế tạo ra phim ảnh 2.1.1.2. Chủ đề 2: Amin, aminoaxit và protein AMIN -AMINOAXIT- PROTEIN https://sites.google.com/site/hoahocvacacvandhemoitruong/giai-tri Các nội dung tích hợp sẽ được giáo viên hướng dẫn cho HS tìm hiểu trên Webquest với đường link ở trên. - Amin + Nicotin trong thuốc lá 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 15 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn