Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xác lập kế hoạch dạy học chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Giúp học sinh biết cách đọc- hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích kí hiện đại theo đặc trưng thể loại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ KÍ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH BỘ MÔN NGỮ VĂN
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ KÍ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH BỘ MÔN NGỮ VĂN Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Tổ bộ môn: Ngữ Văn Năm thực hiện: 2023 Số điện thoại: 0365 950 910 Nghệ An – 2023
- MỤC LỤC TT MỤC LỤC TRANG 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 1. Lý do chọn đề tài 1 3 2. Mục đích nghiên cứu 2 4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 2 5 4. Giả thuyết khoa học 2 6 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên 2 7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 8 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 3 9 8. Điểm mới của đề tài 3 10 PHẦN II. NỘI DUNG 7 11 Chƣơng I. Cơ sở lí luận của đề tài 7 12 1. Yêu cầu đổi mới trong giáo dục theo hƣớng phát triển phẩm 7 chất, năng lực ngƣời học 13 2. Kế hoạch bài dạy 8 14 3. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực 11 15 4. Dạy học theo chủ đề 12 16 5. Khái quát về kí 13 17 Chƣơng II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 15 18 1. Thực trạng xây dựng kế họach bài dạy Ngữ văn ở trƣờng 15 THPT 18 2. Thực trạng xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại 15 Việt Nam trong chƣơng trình Ngữ văn 12 ở trƣờng THPT Phan Thúc Trực nói triêng và ở một số trƣờng THPT trên địa
- bàn huyện Yên Thành, Nghệ An nói chung 20 Chƣơng III. Một số giải pháp tạo hứng thú viết kí để phát triển 19 phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12 21 1. Tạo hứng thú viết kí cho học sinh bằng sức hấp dẫn của thể 19 loại 22 2. Tạo hứng thú viết kí cho học sinh bằng niềm vui của hoạt 22 động trải nghiệm 23 3.Tạo hứng thú viết kí cho học sinh bằng sự kì diệu của công 24 nghệ thông tin 24 4.Tạo hứng thú viết kí cho học sinh bằng giá trị của dạy học dự 30 án 25 5. Tạo hứng thú viết kí cho học sinh bằng sử dụng phiếu đánh 39 giá phẩm chất, năng lực trong kiểm tra đánh giá học sinh 26 PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN 50 27 I. Những đóng góp của đề tài 50 28 1. Tính mới của đề tài 50 29 2. Tính khoa học của đề tài 50 30 3. Tính hiệu quả của đề tài 50 31 4. Khả năng phá triển của đề tài 50 32 II. Khuyến nghị 51 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 34 PHẦN PHỤ LỤC 52
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu Cụm từ đầy đủ PPĐV Phƣơng pháp đóng vai GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông NXB Nhà xuất bản GDVN Giáo dục Việt Nam PC Phẩm chất NL Năng lực
- Môn (Lĩnh vực) : Ngữ văn Tên đề tài: Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là kết quả của những chuyến đi thực tế của các nhà văn đến với thiên nhiên và con ngƣời ở các vùng miền của Tổ quốc. Đây là những tác phẩm không chỉ tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của các nhà văn mà còn là những áng văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta ngày càng đƣợc đi nhiều, đƣợc giao lƣu tiếp xúc nhiều. Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, đi đến đâu, làm gì…chúng ta cũng đều ghi lại đƣợc kỉ niệm của mình. Vì thế, trên mạng xã hội thƣờng xuyên đăng tải những hình ảnh đẹp về thiên nhiên, đất nƣớc và con ngƣời, nhất là vào các mùa du lịch và dịp lễ hội. Những hình ảnh ấy nhanh chóng nhận đƣợc sự phản hồi của mọi ngƣời qua các bình luận nhƣng rồi nó nhanh chóng bị chôn vùi trƣớc sự hối hả và xô bồ của cuộc sống. Vậy tại sao chúng ta không ghi chép những cảm xúc đẹp ấy thành những trang văn, trang thơ vì biết đâu đó lại là những tác phẩm “để đời” nhƣ “Người lái đò sông Đà”của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng? Đây là một câu hỏi lớn, đặt ra vấn đề phát triển phẩm chất, năng lực của con ngƣời. Con ngƣời, đặc biệt là giới trẻ hiện nay đã hình thành và phát triển nhiều phẩm chất, năng lực mới. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới giáo dục chú trọng vào dạy học theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đặc biệt chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đã, đang và sẽ tiếp tục đƣợc triển khai thực hiện là minh chứng cho sự đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Sự đổi mới kịp thời, đúng đắn, phù hợp và tất yếu này sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội. Trong xu thế chung, đổi mới dạy học môn Ngữ văn càng đƣợc quan tâm chú trọng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Dạy học theo chủ đề đã, đang và sẽ là một mô hình dạy học hiệu quả trong việc phát huy phẩm chất, năng lực học sinh. Bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát với những vấn đề gắn liền thực tiễn, việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện đƣợc nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lƣợng “cuộc sống thật” trong các bài học. Trong quá trình dạy học, bản thân tôi có nhiều băn khoăn, trăn trở và nghiên cứu về kí hiện đại Việt Nam trong chƣơng trình Ngữ văn 12. Đây là một chủ đề 1
- quan trọng trong chƣơng trình nhƣng cũng là một chủ đề khó với cả giáo viên và học sinh. Trong khi đó các tài liệu hƣớng dẫn, tài liêu tham tham khảo chủ yếu hƣớng vào nội dung, kiến thức còn chƣa có định hƣớng một cách thỏa đáng để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Vì vậy, tôi luôn tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, và thể nghiệm để xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đó là làm thế nào qua bài học khơi dậy đƣợc những rung cảm của các em về thiên nhiên, đất nƣớc và con ngƣời để từ đó mỗi học sinh có khả năng thể hiện những cảm xúc, tình cảm của mình một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Từ những lí do trên tôi đã đúc rút đề tài sáng kiến: Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu - Xác lập kế hoạch dạy học chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chƣơng trình Ngữ văn 12 theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Giúp học sinh biết cách đọc- hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích kí hiện đại theo đặc trƣng thể loại. - Để học sinh biết vận dụng kết hợp các phƣơng thức biểu đạt và các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận về kí và viết đƣợc những bài kí có chất lƣợng - Bồi dƣỡng cho học sinh tình yêu và niềm tự hào về thiên nhiên, quê hƣơng đất nƣớc, con ngƣời. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 12 trƣờng THPT Phan Thúc Trực và một số trƣờng THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Chủ đề kí hiện đại Việt Nam. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi thì đề tài “Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” sẽ tạo ra một hiệu ứng tốt trong dạy học. Đó là vừa phát huy đƣợc phẩm chất, năng lực của học sinh vừa làm phong phú đời sống tinh thần của con ngƣời. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lí luận Khảo sát, đánh giá thực trạng Đề xuất các giải pháp 5.2. Phạm vi nghiên cứu 2
- - Về nội dung: Đề tài tập trung tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tạo hứng thú viết kí cho học sinh căn cứ trên những cơ sở sau: + Đề tài đƣợc xây dựng căn cứ theo năng lực của học sinh lớp 12 ở trƣờng THPT Phan Thúc Trực nói riêng và học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Yên Thành nói chung. + Đề tài đƣợc xây dựng căn cứ theo các tài liệu định hƣớng và hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy của chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chƣơng trình Ngữ văn 12. + Đề tài đƣợc xây dựng căn cứ theo sự phát triển của công nghệ thông tin nói riêng và xã hội nói chung. - Về thời gian: Đây là đề tài mà bản thân tôi đã có trăn trở cả một quá trình từ hình thành ý tƣởng đến khảo sát, áp dụng và hoàn thiện: + Năm học 2018 – 2019 hình thành ý tƣởng. + Năm học 2019 – 2020 tiến hành khảo sát thực tế ở một số trƣờng THPT trên địa bàn huyện Yên Thành. + Năm học 2020 -2021 đúc rút kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp và hoàn thành kế hoạch bài dạy. + Từ năm học 2021-2022 và năm học 2022 -2023 triển khai áp dụng ở Trƣờng THPT Phan Thúc Trực và một số trƣờng THPT ở huyện Yên Thành. 6. Phương pháp nghiên cứu 1. Nghiên cứu lý thuyết dạy học theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 2. Khảo sát thực tế dạy học chủ đề kí hiện đại Việt Nam tại trƣờng THPT Phan Thúc Trực và một số trƣờng THPT khác ở Nghệ An. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 7.1.Tạo hứng thú viết kí cho học sinh bằng sức hấp dẫn của thể loại: Dạy học theo đặc trƣng thể loại là yêu cầu quan trọng của môn Ngữ văn nói chung và đối với thể loại kí nói riêng. Với những thể loại nhƣ thơ, truyện ngắn…học sinh đã quen thuộc, đã đƣợc biết nhiều, học nhiều còn kí là thể loại xuất hiện rất ít ỏi trong chƣơng trình THPT (Chƣơng trình Ngữ văn 11 có văn bản kí trung đại “Vào phủ chúa Trịnh”- trích “Thƣợng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác”, phân phối chƣơng trình 1 tiết). Vì vậy, khi dạy học chủ đề kí Việt Nam hiện đại trong chƣơng trình Ngữ văn 12, giáo viên cần chú trọng vào đặc trƣng thể loại để giúp học sinh nắm vững và hiểu rõ hơn về kí. Không chỉ thế, giáo viên còn là ngƣời truyền đến cho học sinh vẻ đẹp và sức hấp dẫn của kí để các em có tình yêu và khát vọng đƣợc phóng bút thể nghiệm. Từ hiểu đƣợc đặc trƣng của thể loại thì các em sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm nhận và khám phá tác phẩm. Và quan trọng hơn, học sinh sẽ viết đƣợc những bài kí có chất lƣợng. 7.2. Tạo hứng thú viết kí cho học sinh bằng niềm vui của hoạt động trải nghiệm: Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến 3
- thức, kỹ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau để có thể trải nghiệm thực tiễn trong nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Đồng thời giúp các em có cơ hội để tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hƣớng nghiệp. Đây là hoạt động mang lại nhiều niềm vui và sự háo hức cho học sinh. Đối với dạy học về chủ đề kí, hoạt động trải nghiệm càng cần thiết để phát triển phảm chất, năng lực học sinh. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động này phải sự hƣớng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục. 7.3.Tạo hứng thú viết kí cho học sinh bằng sự kì diệu của công nghệ thông tin: Xã hội ngày càng phát, đời sống con ngƣời ngày càng cao. Phƣơng tiện hiện đại phục vụ và hỗ trợ chúng ta hầu nhƣ mọi lúc mọi nơi. Trong hoạt dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần to lớn trong việc phát huy phẩm chất, năng lực học sinh và nâng cao chất lƣợng dạy học. Khi dạy học chủ đề kí Việt Nam hiện đại, công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc khám phá tác phẩm cũng nhƣ sáng tạo tác phẩm. Bởi vì, sông Đà và sông Hƣơng là những nơi khá xa xôi, chúng ta rất ít ngƣời (kể cả giáo viên) có cơ hội trải nghiệm thực tế. Trong điều kiện, hoàn cảnh ấy thì chính công nghệ thông tin sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sinh động hơn về đối tƣợng phản ánh của các bài kí. Hay trong những trải nghiệm thực tế, chính những phƣơng tiện hiện đại của công nghệ thông tin sẽ giúp ghi lại những hình ảnh, những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời để khi cần thiết sử dụng trong viết kí chúng ta có thể chiêm ngƣỡng lại. 7.4. Tạo hứng thú viết kí cho học sinh bằng giá trị của dạy học dự án: Do thời lƣợng chƣơng trình hạn hẹp nên không thể đủ thời gian để giáo viên và học sinh tổ chức một cách thoải mái các hoạt động dạy học trên lớp đƣợc. Vì vậy dạy học dự án là phƣơng pháp tối ƣu nhất. Dự án mà giáo viên thiết kế cho học sinh ở chủ đề kí hiện đại Việt Nam là: + Thuyết trình về nội dung và nghệ thuật của một bài kí hiện đại Việt Nam + Viết bài kí về một danh thắng ở địa phƣơng em Những dự án này sẽ khá khó khăn vất vả nhƣng với những năng lực sẵn có kết hợp với những hoạt động trải nghiệm thú vị và sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin thì chắc chắn học sinh lớp 12 sẽ thực hiện tốt. Đây là cơ hội cho các em tự tìm hiểu, tự khám phá để giải quyết vấn đề và sáng tạo nên những tác phẩm của chính mình. Nhƣ vậy, giá trị to lớn mà dạy học dự án mang lại chính là phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 8. Điểm mới của đề tài Trên cơ sở những căn cứ xây dựng kết hợp với quan điểm kế thừa, học tập các kế hoạch bài dạy đã có, đề tài này cố gắng phát huy những ƣu điểm và khắc phục những hạn chế đối với đối tƣợng học sinh của mình để vận dụng linh hoạt, hiệu quả. Với quan điểm đó, đề tài “Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” có một số điểm mới nhƣ sau: 4
- 8.1. Đề tài đã xây dựng được một chủ đề dạy học khoa học. Cách dạy học theo từng bài riêng lẻ hoặc chủ đề quá nhỏ hẹp với một thời lƣợng cố định của các kế hoạch bài dạy đã có của chủ đề kí Việt Nam hiện đạt thì sẽ không phát huy đƣợc phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy đề tài “Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” đã xây dựng một chủ đề dạy học rộng lớn hơn, khoa học và phù hợp hơn để phát huy đƣợc phẩm chất, năng lực của học sinh với thời lƣợng 8 tiết gồm 4 bài : + Bài “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân + Bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng + Bài “Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” + Bài “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận” 8.2. Đề tài chú trọng phát triển năng lực viết kí cho học sinh. - Trong cấu trúc đề thi của lớp 12 hiện nay, câu 2 của phần II (Phần làm văn) là phân tích, cảm nhận một đoạn văn bản hoặc một vấn đề của đoạn văn bản trong tác phẩm văn học ở chƣơng trình Ngữ văn 12. Nhƣ vậy khi đề ra về kí hiện đại Việt Nam trong chƣơng trình Ngữ văn 12 (bài “Người lái đò sông Đà”- Nguyễn Tuân và bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”- Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng) cũng sẽ là phân tích, cảm nhận một đoạn văn hoặc một vấn đề trong đoạn văn của tác phẩm. Vì vậy trong quá trình dạy – học giáo viên cần phát triển năng lực viết văn nghị luận cho học sinh. - Không chỉ trong kiểm tra thi cử, trong thực tế cuộc sống có biết bao điều chúng ta phải viết. Đứng trƣớc một danh thắng kì vĩ, một công trình kiến tạo tuyệt tác hay một vẻ đẹp tuyệt mỹ của con ngƣời…chúng ta không thể không rung động. Nhƣng điều quan trọng là làm cách nào để lan truyền những cảm xúc ấy đến với mọi ngƣời để nhân lên tình yêu, niềm tự hào. Vì vậy phải viết, viết những trang văn, trang thơ lấp lánh. Do đó cần phải học tập cách viết từ Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng và nhiều nhà văn, nhà thơ khác nữa. Đề tài này sẽ đƣa ra các giải pháp tạo hứng thú viết kí cho học sinh để các em biết vận dụng kết hợp các phƣơng thức biểu đạt và các thao tác lập luận làm bài văn nghị luận về chủ đề kí và viết các bài kí đạt hiệu quả cao. 8.3. Đề tài xây dựng phiếu đánh giá phẩm chất năng lực trong kiểm tra đánh giá học sinh - Trong quá trình giảng dạy, dƣờng nhƣ do quá chú trọng vào kiến thức bài học nên việc đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh chƣa có tiêu chí rõ ràng mà còn qua loa, sơ sài. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi hoặc trình bày sản phẩm giáo viên thƣờng đƣa ra các câu hỏi: Ai làm tốt hơn? Nhóm nào đạt điểm cao hơn? Em bình chọn cho đội nào? Và hình thức trả lời cho những câu hỏi ấy có thể bằng cách cho điểm, có thể bằng nhận xét miệng hay bằng giơ tay đếm số.... cuối. Cách đánh 5
- giá nhƣ thế còn cảm tính chung chung qua cảm nhận chủ quan, thiếu căn cứ và cơ sở khoa học. Chính điều đó đã đánh mất đi hứng thú và cơ hội phát triển năng lực đánh giá của học sinh. Và kéo theo đó là một loạt các năng lực khác cũng bị hạn chế phát triển. Bởi vì đánh giá và tự đánh giá luôn đi với nhau. Mỗi lần đánh giá cũng là mỗi lần đƣợc nhìn nhận lại chính mình. Khi biết đánh giá chính xác đối tƣợng là khi năng lực của ngƣời đánh giá đã phát triển rất tốt.Và phát triển đƣợc năng lực toàn diện của ngƣời học là mục đích hƣớng tới của dạy học ngày nay. - Đề tài này sẽ xây dựng phiếu đánh giá phẩm chất năng lực học sinh với những tiêu chí khoa học, rõ ràng để sử dụng trong kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nhƣ vậy, mục đích của đề tài “Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” là xây dựng chủ đề dạy học phù hợp để phát huy và phát triển đƣợc phẩm chất, của học sinh. Đó năng lực giải quyết vấn đề (viết đƣợc những bài văn phân tích về đoạn văn của văn bản trong các đề kiểm tra thi cử đạt kết quả cao) và phát triển đƣợc năng lực sáng tạo (viết đƣợc những đoạn văn, bài văn nhƣ tùy bút, bút kí, hồi kí…hấp dẫn). Khi các năng lực cốt lõi của học sinh đƣợc phát huy và phát triển thì những phẩm chất tốt đẹp trong các em cũng đƣợc khơi gơi, sống dậy và phát triển mạnh mẽ. Đó chính là mục đích mà đổi mới giáo dục đang hƣớng đến. Đề tài này là công trình nghiên cứu của tôi, chƣa đƣợc cá nhân, tập thể và công trình giáo dục nào công bố. Đề tài đƣợc tổ chuyên môn đánh giá cao và hội đồng khoa học cấp trƣờng ghi nhận, đề xuất xét sáng kiến dạy học cấp Nghành năm học 2022-2023. 6
- PHẦN II. NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận của đề tài 1. Yêu cầu đổi mới trong giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Và ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới đƣợc Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy ngƣời và định hƣớng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Công văn số 5555/BGĐT-GDTH ngày 8/10/2014 của Bộ giáo dục và đào tạo đã hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trƣờng trung học/ Trung tâm GDTX qua mạng. Đồng thời nhiều tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hƣớng năng lực học sinh môn Ngữ văn THPT (2014) Bộ Giáo dục Đào tạo đã đƣợc triển khai đến các địa phƣơng và đến với giáo viên. Trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn THPT (ban hành kèm theo) Thông tƣ số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trƣởng Bộ GDĐT đã ghi rõ: Chƣơng trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với ngƣời lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Gần đây nhất, Công văn số 5512/BGĐT ngày 18/12/2021 của Bộ giáo dục Đào tạo đã hƣớng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó có hƣớng dẫn việc xây dựng kế hoạch bài dạy đối với giáo viên. 7
- Sở giáo dục đào tạo Nghệ An đã có nhiều văn bản Hƣớng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Trung học từ các năm 2017 đến 2021 đều nhấn mạnh nội dung, yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học. Trên đây là những văn bản định hƣớng, hƣớng dẫn cho giáo viên nắm đƣợc yêu cầu đổi mới dạy học. Đồng thời, giúp giáo viên hiểu đƣợc: để đổi mới dạy học một trong những khâu cần ngƣời giáo viên thực hiện một cách nghiêm túc đó là xây dựng kế hoạch bài dạy. Xây dựng kế hoạch dạy học cẩn thận, tốt sẽ giúp cho tiết dạy đạt hiệu quả cao và đạt đƣợc tốt nhất mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. 2. Kế hoạch bài dạy Modun 4 chƣơng trình tập huấn bồi dƣỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông, ở nội dung 4: “xây dựng kế hoạch bài dạy” đã chỉ rõ: 2.1. Quan niệm về kế hoạch bài dạy - Kế hoạch bài dạy là kịch bản lên lớp của giáo viên với đối tƣợng học sinh và nội dung cụ thể trong một thời gian, không gian nhất định trong đó thể hiện mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, thiết bị dạy học và học liệu, những hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh, cách thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất tƣơng ứng trong chƣơng trình môn học. - Xây dựng kế hoạch bài dạy thuộc giai đoạn chuẩn bị lên lớp và có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công của bài dạy. 2.2. Vai trò của kế hoạch bài dạy - Kế hoạch bài dạy giúp thiết lập môi trƣờng dạy học phù hợp thông qua việc xác định và quyết định trƣớc mục tiêu bài dạy, các chiến lƣợc giảng dạy, phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học và các phƣơng tiện hỗ trợ để các nhiệm vụ đƣợc diễn ra theo kế hoạch nên đảm bảo cho các mục tiêu đề ra đƣợc thực hiện có hiệu quả. - Kế hoạch bài dạy giúp định hƣớng tâm lí giảng dạy của giáo viên. Trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy, những yếu tố liên quan đến học sinh nhƣ sở thích, năng khiếu, nhu cầu và năng lực của học sinh đƣợc giáo viên lƣu ý cân nhắc. Với kế hoạch đƣợc chuẩn bị trƣớc thì giáo viên hình dung rõ ràng sự liên hệ giữa đặc trƣng học sinh và nội dung bài dạy nên giáo viên sẽ tự tin hơn trong tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh. - Kế hoạch bài dạy giúp giới hạn đƣợc các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy thông qua việc lựa chọn những vấn đề liên quan đến bài học một cách rõ ràng, có giới hạn để tổ chức các hoạt động phù hợp. - Kế hoạch bài dạy sử dụng hiệu quả kiến thức đã có của học sinh. Khi sử dụng kế hoạch bài dạy, giáo viên sẽ phát triển kiến thức mới trên cơ sở những kiến thức đã có của học sinh nên học sinh sẽ thuận lợi trong việc tiếp nhận kiến thức mới để phát triển năng lực bản thân. Kế hoạch bài dạy cũng giúp giáo viên tạo sự 8
- kết nối hợp lí, giữa kế hoạch bài dạy này với kế hoạch bài dạy khác về nội dung, phƣơng pháp, cách thức đánh giá nhằm tạo sự kết nối liên tục giữa các bài học để đạt đƣợc mục đích của toàn bộ chƣơng trình. - Kế hoạch bài dạy còn giúp phát triển các kĩ năng dạy học của giáo viên. Khi xây dựng kế hoạch bài dạy giáo viên phải định hƣớng các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy học nhƣ xác định mục tiêu, thiết kế các hoạt động học tập từ đó xác định đƣợc cách thức hoạt động và tƣơng tác với học sinh trên lớp học. Thông qua việc chuẩn bị cho những điều đó và qua cac bài dạy thì giáo viên sẽ phát triển kĩ năng dạy học. - Kế hoạch bài dạy giúp giáo viên sử dụng hiệu quả thời gian trên lớp học. Khi xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên sẽ cân đối thời gian cho các hoạt động và hƣớng đến nâng cao hiệu quả giảng dạy. Giáo viên sẽ nhận thức đƣợc điều gì, khi nào và mức độ của các nhiệm vụ đƣợc thực hiện trên lớp học để đƣa học sinh hƣớng vào các nhiệm vụ một cách liên tục phù hợp. 2.3. Yêu cầu của kế hoạch bài dạy - Kế hoạch bài dạy phải đƣợc chuẩn bị cẩn thận nhƣng linh hoạt, có thể thay đổi nhƣ một sự phát triển của bài dạy phù hợp với đối tƣợng học sinh khác nhau. Vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ đối tƣợng học sinh, cơ sở vật chất của nhà trƣờng, dự kiến các tình huống xảy ra và cách xử lý phù hợp. - Kế hoạch bài dạy phải đảm bảo sự phù hợp của chuỗi hoạt động. Kế hoạch bài dạy đƣợc tổ chức theo chuỗi hoạt động phù hợp từ khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập đến vận dụng cần phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài dạy đã đƣợc xác định. Giáo viên cần xác định kết hợp các thiết bị dạy học, học liệu, các phƣơng tiện đánh giá ở mỗi hoạt động. - Kế hoạch bài dạy phải bám sát các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học. Khi xây dựng các hoạt động, giáo viên cần triển khai các bƣớc thực hiện bám sát các cách thức thực hiện của các phƣơng pháp và các kĩ thuật dạy học. Điều này đảm bảo các hoạt động sẽ đƣợc triển khai khoa học, rõ ràng, phù hợp các phƣơng pháp để đi từ triển khai đến kết luận một cách hiệu quả và lôgic. - Kế hoạch bài dạy phải đảm bảo sự tham gia tích cực của học sinh. Cần thiết kế các hoạt động dạy học theo hƣớng sử dụng các phƣơng pháp tích cực, chú trọng hoạt động học của học sinh. Giáo viên cần đƣa ra các nhiệm vụ cho học sinh một cách phù hợp phù hợp. - Kế hoạch bài dạy phải tránh sự đơn điệu. Giáo viên không cần thiết sử dụng quá nhiều phƣơng pháp nhƣng cũng không nên sử dụng chỉ một phƣơng pháp cho một bài học hoặc từ bài này sang bài khác. Nên kết hợp nhiều phƣơng pháp trong một hoạt động để đa dạng trong sản phẩm của học sinh. 2.4. Cấu trúc kế hoạch bài dạy - Thực ra không có và cũng không nên qui định cứng nhắc về mẫu kế hoạch bài dạy. Tùy theo bối cảnh dạy học, giáo viên cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thiết kế, tổ chức hƣớng dẫn học sinh học tập môn Ngữ văn. Tuy nhiên 9
- để đảm bảo dạy học phát triển năng lực học sinh, khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn cần lƣu ý: + Kế hoạch bài dạy phải hƣớng đến cụ thể hóa mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực, đến các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá các mục tiêu đã đặt ra. + Kế hoạc bài dạy ƣu tiên sử dụng các hình thức, phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. + Cần xác định rõ các hoạt động của học sinh - Mẫu kế hoạch bài dạy thao khảo: Trƣờng…. Họ và tên giáo viên Tổ…. …………………… TÊN BÀI DẠY……………………. Môn học………………. Lớp…… Thời gian thực hiện……..tiết I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1. Năng lực đặc thù 1.2. Năng lực chung 2. Về phẩm chất II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tên hoạt động ( Thời gian dự kiến) 1. Mục tiêu: Cụ thể hóa mục tiêu về PC và NL 2. Nội dung 3. Sản phẩm 4. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Thực hiện nhiệm vụ học tập - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập IV. PHỤ LỤC V. RÚT KING NGHIỆM BÀI HỌC 2.5. Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy - Bƣớc 1: Xác định mục tiêu kế hoạch bài dạy - Bƣớc 2: Xác định chuỗi hoạt động học của kế hoạch bài dạy - Bƣớc 3: Xây dựng các hoạt động cụ thể - Bƣớc 4: Hoàn thiện kế hoạch bài dạy 10
- 2.6. Phân tích đánh giá kế hoạch bài dạy - Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của các hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng. - Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chwcsvaf sản phẩm cần đạt đƣợc của mỗi nhiệm vụ. - Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu đƣợc sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. - Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phƣơng án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. Tóm lại, bất kì hoạt động học tập nào cũng phải bảo đảm rõ về mục tiêu, nội dung và sản phẩm hoạt động mà ngƣời học phải hoàn thành. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch bài dạy giáo viên phải "hình dung" rõ về "kịch bản" để tổ chức dạy học, trong đó các "Câu hỏi/Lệnh" giao cho học sinh khai thác ngữ liệu, hình ảnh trong sách giáo khoa, học liệu hoặc sử dụng thiết bị dạy học phải rõ ràng, cụ thể. 3. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. 3.1. Khái niệm: - Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con ngƣời; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con ngƣời. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh THPT: yêu nƣớc, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ ngƣời nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau nhƣ năng lực đặc thù môn học là năng lực đƣợc hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. + Yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học sinh: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông: năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học 3.2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực: là phƣơng pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực ngƣời học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách. Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tƣ tƣởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản và tạo lập các văn bản. + Không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cƣờng việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hƣớng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập 11
- những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. + Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả ngƣời dạy và ngƣời học nhằm nâng cao tri thức, bồi dƣỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, tác động tích cực đến tƣ tƣởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho ngƣời học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống nhƣ: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trƣng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới nhƣ: đƣợc thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hƣớng chú ý đến việc rèn luyện phƣơng pháp tƣ duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tƣơng tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của ngƣời dạy và hoạt động học của ngƣời học). 4. Dạy học theo chủ đề 4.1. Khái niệm: Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi khái niệm, tƣ tƣởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề....có sự giao thoa, tƣơng đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập đến trong các môn học hoặc trong các học phần của môn học đó (tức là con đƣờng tích hợp từ những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung bài học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. 4.2. So sánh dạy học theo chủ đề và dạy học theo từng bài, tiết ở SGK Dạy học theo cách tiếp cận Dạy học theo chủ đề truyền thống hiện nay Dạy theo từng bài riêng lẻ với một Dạy theo một chủ đề thống nhất đƣợc thời lƣợng cố định. tổ chức lại theo hƣớng tích hợp từ một phần trong chƣơng trình học. Kiến thức thu đƣợc rời rạc, hoặc chỉ Kiến thức thu đƣợc là các khái niệm có mối liên hệ tuyến tính (một chiều trong một mối liên hệ mạng lƣới với theo thiết kế chƣơng trình học). nhau Trình độ nhận thức sau quá trình học Trình độ nhận thức có thể đạt đƣợc ở tập thƣờng theo trình tự và thƣờng mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận đánh giá. dụng (giải bài tập). Kết thúc một chƣơng học, học sinh Kết thúc một chủ đề học sinh có một không có một tổng thể kiến thức mới tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt mà có kiến thức từng phần riêng biệt chẽ và khác với nội dung trong sách 12
- hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ giáo khoa. tuyến tính theo trật tự các bài học. Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà ngƣời học đang sống do sự chậm cập học sinh đang sống hơn do yêu cầu nhật của nội dung sách giáo khoa. cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề. Kiến thức thu đƣợc sau khi học Hiểu biết có đƣợc sau khi kết thúc chủ thƣờng là hạn hẹp trong chƣơng trình, đề thƣờng vƣợt ra ngoài khuôn khổ nội dung học. nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh. Không thể hƣớng tới nhiều mục tiêu Có thề hƣớng tới, bồi dƣỡng các kĩ nhân văn quan trọng nhƣ: rèn luyện năng làm việc với thông tin, giao tiếp, các kĩ năng sống và làm việc: giao ngôn ngữ, hợp tác. tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định… Hiện nay, thay cho việc dạy học đƣợc thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chƣơng trình và sách giáo khoa hiện hành, đã lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 5. Khái quát về thể kí 5.1 Khái niệm - Theo những nhà biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học, kí là thể loại văn học có đặc điểm “tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hƣ cấu” và “Nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống đƣợc phản ánh trong tác phẩm” [20, tr. 137]. - Còn các tác giả của “Từ điển tiếng Việt” thì cho rằng, kí là loại “thể văn tự sự có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất”[48, tr. 501]. Có thể nói, đây là những khái quát rất cụ thể về đặc trƣng cơ bản của thể loại này. 5.2. Kí văn học - Là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào hiện thực đời sống. Đó là những sáng tác văn học theo sát các vấn đề thời sự nóng hổi mang ý nghĩa xã hội rộng lớn. Mặt khác, kí văn học còn là sự biểu hiện của những giá trị nhân sinh, là thông tin về sự thực của những quan niệm, tƣ tƣởng. Nội dung đặc thù của kí đã chứa đựng trong bản thân nó cơ sở để “thông tin sự thực” chuyển thành “thông tin thẩm mĩ” và những dòng chữ ghi việc có thể phát triển thành tác phẩm văn chƣơng. 13
- - Ngôn từ trong tác phẩm kí chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - ngƣời chứng kiến và tái hiện các hiện tƣợng đời sống. Đồng thời, tác giả luôn là ngƣời đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác. So với ngôn từ nghệ thuật của các thể loại khác, ngôn từ nghệ thuật của kí luôn có xu hƣớng mở rộng, thừa nhận, dung nạp nhiều hình thức và phong cách sáng tạo. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí thƣờng rất linh hoạt về giọng điệu. Kí thƣờng không chỉ trần thuật, mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tƣợng đời sống đƣợc đề cập, phản ánh trong tác phẩm. Trƣớc hết, ngôn từ nghệ thuật của kí hƣớng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trƣờng hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống. Vì thế nó vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thƣờng, vừa khái quát. Đặc điểm phổ biến này của các tiểu loại kí thƣờng biểu hiện rõ nhất ở phóng sự, kí sự. - Do hƣớng tới những phạm vi thông tin và nhận thức, kí cũng đa dạng về kiểu loại và kết cấu. Các thể và biến thể của kí hình thành một cách tự nhiên trong quá trình vận động của lịch sử văn học. Theo đó, ngƣời ta chia kí thành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất thiên về tự sự gồm các thể chính nhƣ kí sự, phóng sự, nhật kí. Nhóm thứ hai nghiêng về trữ tình với các thể chính nhƣ: tùy bút, bút kí, tản văn Nhƣ vậy, có rất nhiều công văn, nhiều văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn về việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Điểm chung của các văn bản trên là hƣớng đến dạy học theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đó là những cơ sở lí luận chính xác, khoa học, vững chắc và thuyết phục để xây dựng đề tài: Xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 14
- Chương II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1. Thực trạng xây dựng kế họach bài dạy Ngữ văn ở trường THPT Từ khi có công văn 5555 ngày 08/10/2014 của Bộ GDDT và nhất là từ khi ban hành công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT thì giáo viên chúng ta khá băn khoăn lo lắng và luôn tìm tòi thể nghiệm để xây dựng kế hoạch bài dạy theo đúng yêu cầu. Cho đến nay, “công cuộc” xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hƣớng phát triển phẩm chất năng lực học sinh vẫn đang là khó khăn lớn của giáo viên. Vì đã quá quen thuộc với cách xây dựng kế hoạch bài dạy truyền thống nên việc chuyển sang thực hiện theo mô hình mới còn nhiều bỡ ngỡ, ngập ngừng. Giáo viên THPT vẫn đang trong quá trình làm quen, tìm tòi, thể nghiệm nên thật sự chƣa có nhiều kế hoạch bài dạy phù hợp. Thế nhƣng, năm học 2022-2023, chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đƣợc thực hiện ở lớp 10 THPT thì bắt buộc chúng ta phải thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc xây dựng kế họach bài dạy phù hợp rất đáng đƣợc quan tâm. 2. Thực trạng xây dựng kế hoạch bài dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 ở trường THPT Phan Thúc Trực nói triêng và ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An nói chung. 2.1. Một số khảo sát: - Về chương trình và sách giáo khoa: Chƣơng trình dạy học hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An và của tổ Ngữ văn trƣờng THPT Phan Thúc Trực, các bài kí hiện đại Việt Nam đƣợc sắp xếp ở cuối học kì 1, Ngữ văn 12 với thời lƣợng ít ỏi: + Bài “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân trang 185, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGDVN phân phối 3 tiết (tiết 56,57,58) + Bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng trang 197, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGDVN phân phối 2 tiết (60,61) - Về sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo khác : + Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 1, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. + Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chƣơng qua hệ thống phiếu học tập lớp 12, tập 1, NXB ĐHSP, năm 2019. + Tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng phổ thông – những con đƣờng khám phá, tập 3, Nhà xuất bản giáo dục. Các tài liệu đang định hƣớng một cách mờ nhạt và chung chung và nặng về truyền tải kiến thức. - Về cấu trúc của đề thi tốt nghiệp: Trong cấu trúc đề thi của lớp 12 hiện nay, câu 2 của phần II (Phần làm văn) yêu cầu phân tích, cảm nhận một đoạn văn bản hoặc một vấn đề của đoạn văn bản trong tác phẩm văn học ở chƣơng trình Ngữ văn 12. Nhƣ vậy các bài kí hiện đại Việt Nam (bài “Người lái đò sông Đà”- Nguyễn Tuân và bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”- Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng) 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 30 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 17 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn