Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng tài khoản dạy và học thông qua hệ thống giáo dục nexta thể hiện qua chương hàm số, đồ thị và ứng dụng - Đại số 10
lượt xem 1
download
Đề tài "Xây dựng tài khoản dạy và học thông qua hệ thống giáo dục nexta thể hiện qua chương hàm số, đồ thị và ứng dụng - Đại số 10" nghiên cứu nhằm mục đích hỗ trợ tạo ra các tiện ích trong soạn bài, giao bài tập, kiểm tra đánh giá... cho học sinh; Đề xuất phương án đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng tài khoản giáo viên để phục vụ cho công tác dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng tài khoản dạy và học thông qua hệ thống giáo dục nexta thể hiện qua chương hàm số, đồ thị và ứng dụng - Đại số 10
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 ------o0o------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG TÀI KHOẢN DẠY VÀ HỌC THÔNG QUA HỆ THỐNG GIÁO DỤC NEXTA THỂ HIỆN QUA CHƯƠNG HÀM SỐ, ĐỒ THỊ VÀ ỨNG DỤNG - ĐẠI SỐ 10” GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : 1. NGUYỄN TIẾN CƯỜNG 2. NGUYỄN THỊ THANH TRẦM 3. NGUYỄN THỊ THUÝ VÂN LĨNH VỰC: TOÁN HỌC ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 ĐIỆN THOẠI: 0941 931 333- 0975 649 286 - 0984 474 772 NĂM HỌC 2023 - 2024 1
- PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Khi thời đại công nghệ phát triển, các công cụ công nghệ số phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cũng đã ngày càng trở nên quen thuộc đối với tất cả các giáo viên và học sinh trong tất cả các cấp học. Các phần mềm giáo dục theo đó cũng ngày càng phong phú và đa dạng, nhưng để khai thác và sử dụng các nền tảng công nghệ hiện đại phục vụ công tác dạy và học của giáo viên và học sinh một cách hiệu quả cần phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ một cách bài bản. Việc đổi mới phương pháp khai thác học liệu bằng cách sử dụng các tài khoản giáo viên trong các phần mềm giáo dục để phục vụ cho công tác dạy và học nhằm mục đích hỗ trợ tạo ra các tiện ích trong soạn bài, giao bài tập, kiểm tra đánh giá... cho học sinh là phù hợp và thiết thực trong giai đoạn phát triển hiện nay. Phần mềm Nexta Edu – một phần mềm giáo dục cung cấp tính năng hỗ trợ trực tuyến từ giáo viên để giải đáp các thắc mắc của học sinh trong quá trình học tập. Nexta Edu for Teacher là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong suốt quá trình dạy học với 2 cấu phần chính: Hệ thống học liệu; Quản lý và báo cáo kết quả học tập. Ứng dụng Nexta Edu for Teacher trong giảng dạy giúp Giáo viên có thể chủ động lựa chọn bài tập từ kho học liệu sẵn có để giao bài cho học sinh trên nền tảng online và offline theo lớp/nhóm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, tiết kiệm về thời gian soạn bài giao bài tập cho học sinh, giúp giáo viên và học sinh tạo được bước chuyển đổi trong giảng dạy và trong học tập, phát huy những tiện ích và tính năng của các công cụ số hỗ trợ và các phần mềm giáo dục , thích ứng với xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Để góp phần tạo ra bước chuyển đổi này, chúng tôi chọn đề tài cho sáng kiến là: “Xây dựng tài khoản dạy và học thông qua hệ thống giáo dục nexta thể hiện qua chương hàm số, đồ thị và ứng dụng -đại số 10’’. II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1. Mục đích - Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích hỗ trợ tạo ra các tiện ích trong soạn bài, giao bài tập, kiểm tra đánh giá... cho học sinh. - Đề xuất phương án đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng tài khoản giáo viên để phục vụ cho công tác dạy học. - Nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học tiết kiệm về thời gian soạn bài giao bài tập cho học sinh 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu các tính năng của tài khoả giáo viên, nghiên cứu xây dựng tài khoản dạy học cho giáo viên, học sinh. - Hệ thống kiến thức và bài tập chương “ Hàm số, đồ thị và ứng dụng- Đại số 10”. 2
- III. Đối tượng nghiên cứu 1. Nghiên cứu xây dựng tài khoản dạy học cho giáo viên. 2. Nghiên cứu các phần mềm các tiện ích khác đưa vào trong tài khoản giáo viên. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về dạy học. 2. Phương pháp phân tích: Nghiên cứu thực trạng của giáo viên từ đó nắm bắt được những khó khăn của giáo viên và tìm cách số hoá các vấn đề đưa vào tài khoản giáo viên 3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến, rút kinh nghệm, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp. 4. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm đối chứng hai quá trình dạy học: một bên sử dụng tài khoản giáo viên nexta edu một bên dạy học theo phương pháp truyền thống. V. Những đóng góp của đề tài 1. Đề tài tạo ra tài khoản giáo viên giúp cho giáo viên thuận lợi trong quá trình soạn bài, thiết kế bài giảng, xây dựng các trò chơi giao bài tập cho học sinh thông qua internet. 2. Đồng hành cùng học sinh trong quá trình học tập từ nhà đến trường và từ trường về nhà. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 1.1.1. Đặt vấn đề Luật giáo dục Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dượng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. (Luật giáo dục 2005, chương 1, điều 5). Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII (12- 1996), được thể chế hoá trong luật giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dượng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận 3
- dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.. Sự phát triển của xã hội đang đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nền kinh tế nước ta đang chuyển tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công cuộc đổi mới này đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với hệ thống giáo dục đòi hỏi chúng ta, cùng với những thay đổi với nội dung, cần có những thay đổi mới căn bản với PPDH. 1.1.2. Dạy học tích cực hoá người học Dạy học tích cực hoá người học là PPDH hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong HĐ và bằng HĐ tự giác, tích cực và sáng tạo, được thể hiện độc lập và trong giao lưu. Định hướng này còn gọi là học tập trong HĐ và bằng HĐ, hay là: HĐ hoá người học. Quan điểm này thể hiện rõ mối liên hệ giữa mục đích, nội dung và PPDH. Nó phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học cho rằng: Con ngưòi phát triển trong HĐ và học tập diễn ra trong HĐ . Chế tạo và khai thác những phương tiện phục vụ quá trình dạy học: tài liệu in ấn và các đồ dùng dạy học đơn giản tới các phương tiện kỹ thuật tinh vi, đặc biệt là CNTT, với kĩ thuật đồ họa nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường …Ngoài ra các phần mềm hỗ trợ giảng dạy được khai thác tạo nên những điều kiện thuận lợi cho HS học tập trong HĐ và bằng HĐ tự giác tích cực chủ động sáng tạo, được thực hiện trong độc lập hoặc trong giao lưu. Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học. Xác định được vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, uỷ thác, điều kiện và thể chế hoá. Như vậy dạy học tích cực hoá người học là phương pháp có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới theo định hướng XHCN. Đó là sự kết hợp giữa tư tưởng và thành tựu giáo dục hiện đại của thị giới với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và tư tưởng giáo dục tiến bộ của dân tộc. 1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Với định hướng tích cực hoá người học, đổi mới PPDH sẽ thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung hay giáo dục THPT nói riêng, tạo điều kiện để cá thể hoá dạy học và khuyến khích dạy học phát hiện những kiến thức trong bài học.Do đó phát triển được các năng lực, sở trường của từng HS. Rèn luyện, đào tạo HS trở thành những thế hệ thông minh, lao động sáng tạo. Để đảm bảo thành công của việc đổi mới PPDH ở trường THPT thì ta cần chú ý tới các giải pháp chính sau đây: - Đổi mới nhận thức, trong đó cần trân trọng khả năng chủ động, sáng tạo của HS. 4
- - Đổi mới hình thức tổ chức dạy học, dạy học cá thể, dạy học theo nhóm, theo lớp, dạy học ở hiện trường, tăng cường trò chơi trong học tập,ứng dụng công nghệ thông tin. - Xắp xếp phòng học để tạo môi trường HĐ thích hợp, đổi mới phương tiện dạy học, phiếu học tập, đổi mới cách đánh giá GV và HS. Như vậy đổi mới PPDH cần đưa ra các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy các mặt tích cực của phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục và đạo tạo. Đổi mới PPDH ở THPT phải thực hiện đồng bộ với việc đổi mới mục tiêu và nội dung giáo dục, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng GV, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị. 1.2. Mối liên hệ giữa tính trìu tượng và trực quan trong dạy học Ta biết rằng Toán học là một khoa học nhưng không có vật chất cụ thể, Toán học là khoa học của những kí hiệu trìu tượng, bản thân các kí hiệu Toán học không có ý nghĩa gì cả mà có chăng chỉ là trong trí óc của người tiếp nhận kế hiệu đó, không phải ai cũng có thể hiểu được những kí hiệu Toán học một cách bản chất, và không phải ai cũng áp dụng được Toán vào những tình huống thực tế cuộc sống. 1.2.3. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin trong nhà trường THPT Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đã dẫn tới nhiều cuộc cách mạng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục sớm muộn cũng phải chịu sự tác động sâu sắc bởi những thành tựu của công nghệ thông tin, áp dụng những thành tựu đó để tạo nên sự phát triển. Để áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin, nhà trường hiện đại phải có những thay đổi mới. Chúng ta phải có cách nhìn mới, quan điểm mới. 1.3 Vai trò công nghệ thông tin trong nhà trường THPT 1.3.1. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin trong nhà trường THPT a) Ap dụng những thành tựu của công nghệ thông tin dẫn đến khả năng phân hoá cao trong quá trình giáo dục Khi chưa có máy tính điện tử nhà trường có thể đảm bảo cho HS đạt một chuẩn kiến thức nào đó, bước đầu có thể phân hoá HS. Tuy nhiên, nó chỉ dựa vào SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập truyền thống … Thì chưa phát triển tối đa mỗi HS và quá trình học tập chưa phù hợp với đặc điểm tư duy của mỗi HS. Để HS phát triển tốt thì mỗi HS cần vươn lên tối đa trong giai đoạn học tập, được giúp đỡ, khuyến khích trong quá trình học tập, học trên lớp, học ở nhà … Có thể cần sự trợ giúp của máy tính điện tử cùng với các PMDH thích hợp. Qua đó HS có thể nhận được lượng kiến thức phù hợp với trình độ của từng em, được khuyến khích và phát triển đúng lúc. Mỗi HS nhận được một hệ thống phù hợp với khả năng của mình, tiến hành học tập không ảnh hưởng đến tiến trình học tập của HS khác. Lúc đó mỗi HS như có một GV tại chỗ, có thể nắm bắt kiến thức còn hổng, có biện pháp hỗ trợ kịp thời và thích đáng. 5
- b) Nâng cao tính nhân văn dân chủ của Nền giáo dục Cùng với khả năng HS trở thành chủ thể trong quá trình học tập: Tích cực chủ động trong việc tìm kiếm tri thức, lập kế hoạch học tập, tự kiểm tra đánh giá. Nhờ công nghệ thông tin có thể dạy học tiến xa, giúp HS các vùng xa, vùng sâu, hẻo lánh, nếu HĐ trong mạng máy vi tính thì có thể tham gia học tập, có thể tuỳ chọn chương trình học, tuỳ chọn thầy dạy, có thể giao tiếp với nhiều GV, nhiều bạn học ở nhiều nơi khác nhau.. Khả năng thu nhận thông tin không bị hạn chế, HS có thể truy nhập vào các thư viện lưu trữ thông tin lớn, trên mạng Internet. Như vậy khoảng cách đã được chinh phục, mọi HS đều có quyền tiếp thu chương trình học. c) Tạo khả năng phát triển và sử dụng các phương tiện dạy học khác Gần đây chúng ta đã nghe đến những tên mới như: SGK điện tử, vở bài tập điện tử, thư viện điện tử, các phần mềm, chúng là những phương tiện mới với khả năng lưu một số lượng lớn tri thức, tuy nhiên việc tra cứu và học tập lại rất nhanh chóng và thuận tiện. Các phương tiện dạy học này tổ hợp lại sẽ tạo nên chất lượng cao trong giáo dục. Cùng với các thiết bị dạy học như Video, máy chiếu … Người GV có thể tạo ra một môi trường đa phương tiện trong giáo dục. Nhờ đó có thể thực hiện được công nghệ giáo dục một cách có hiệu quả. d) Cho phép tổ chức và kiểm soát được HĐ học tập của HS tại nhà Với hệ thống PMDH thích hợp, việc học tập tại nhà sẽ đạt được hiệu quả cao dưới sự trợ giúp của máy tính. Quá trình học tập sẽ được kiểm soát và điều khiển chặt chẽ dưới từng thao tác. Điều đó có ích cho cả GV, HS và phụ huynh HS. e) Việc đánh giá tổ chức liên tục, tiến hành trên mỗi thời điểm học tập của HS , đánh giá từng thao tác Tất cả các đánh giá được lưu lại lâu dài, khách quan. Các kết quả đánh giá được xử lý kịp thời bởi các phần mềm chuyên dụng. Nhờ đó có thể có được những thông tin chinh xác với chất lượng dạy học, chất lượng quản lý giáo dục ở mỗi đơn vị giáo dục, mỗi vùng lãnh thổ trên cả nước. f) Với những thành tựu của công nghệ thông tin, bản thân khoa học giáo dục và khoa học có liên quan sẽ có những công cụ nghiên cứu hữu hiệu, từ đó nảy sinh phương pháp nghiên cứu mới. Những thành tựu của công nghệ thông tin sẽ dẫn đến những thay đổi to lớn trong nhà trường, thực hiện được ước mơ của các nhà giáo dục. Bởi vậy trong thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường là hết sức cấp bách. 1.3.2. Giới thiệu một số tài khoản dạy và học ở trường phổ thông Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, phần mềm, chúng ta có nhiều tài khoản, phần mềm khai thác trong dạy học toán như: Học mãi, shub classroom ... Trong đó có tài khoản dành cho giáo viên của hệ thống giáo dục nexta là một phần mềm giáo dục cung cấp tính năng hỗ trợ trực tuyến từ giáo viên để giải 6
- đáp các thắc mắc của học sinh trong quá trình học tập. Nexta Edu for Teacher là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong suốt quá trình dạy học với 2 cấu phần chính: Hệ thống học liệu; Quản lý và báo cáo kết quả học tập. Ứng dụng Nexta Edu for Teacher trong giảng dạy giúp Giáo viên có thể chủ động lựa chọn bài tập từ kho học liệu sẵn có để giao bài cho học sinh trên nền tảng online và offline theo lớp/nhóm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, tiết kiệm về thời gian soạn bài giao bài tập cho học sinh, giúp giáo viên và học sinh tạo được bước chuyển đổi trong giảng dạy và trong học tập, phát huy những tiện ích và tính năng của các công cụ số hỗ trợ và các phần mềm giáo dục , thích ứng với xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Việc sử dụng chúng đan xen các phần mềm trong quá trình dạy học là một yêu cầu không thể thiếu trong thời đại giáo dục ngày nay. 1.3.3 Tài khoản Nexta Edu có các tính năng chính sau đây: • Nguồn học liệu sẵn có cho giáo viên có thể sử dụng tham khảo trong quá trình giảng dạy. ✓ Hệ thống bài tập được xây dựng theo chương trình của Bộ giáo dục năm 2018 gồm 3 cấp độ Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng. ✓ Hệ thống video để giáo viên có thể cho học sinh tự nghiên cứu bài học tại nhà. ✓ Hệ thống lí thuyết tổng hợp lý thuyết của từng đơn vị kiến thức. ✓ Hệ thống khối lượng bài tâp đa dạng, phong phú, chất lượng. ✓ Hệ thống thư viện giáo án điện tử và bài giảng điện tử. ✓ Hệ thống các app hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy. ✓ Hệ thống bài giảng elearning. ✓ Hệ thống kho học liệu đa dạng phong phú. ✓ Tích hợp sẵn chương trình giảng dạy và học tập. ✓ Giúp cha mẹ có thể theo dõi quá trình học tập của con em mình. ✓ Giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá quá trình học tập của bản thân. ✓ Quản lí và báo cáo kết quả học tập ✓ Tính năng tạo và giao bài của giáo viên. • Tính năng ra bài tập của giáo viên: ✓ Giáo viên có thể lựa chọn bài tập từ học liệu sẵn có của giáo viên hoặc tự tạo bài tập của giáo viên để upload lên hệ thống ✓ Giáo viên có thể giao bài cho từng nhóm học sinh hoặc giao bài theo lớp giúp bài tập phù hợp với trình độ từng nhóm học sinh trong lớp ✓ Giáo viên có thể lựa chọn thời gian làm bài của bài tập, thời gian hiệu lực 7
- ✓ Giáo viên có thể ra bài cho các học sinh trong lớp mình quản lý hoặc giao bài cho các học sinh bằng link (trong trường hợp học sinh không có account của Nexta School Student) ✓ Sau khi học sinh làm bài, giáo viên có thể biết được kết quả làm bài tập của học sinh, câu nào học sinh đang làm sai nhiều nhất, học sinh nào có tỷ lệ đúng như thế nào để có sự hỗ trợ kịp thời. • Nhận kết quả làm bài của học sinh và đánh giá: ✓ Sau khi học sinh nhận được nhiệm vụ từ giáo viên và làm bài, kết quả làm bài của học sinh sẽ được gửi ngay tức thì đến hệ thống của giáo viên. ✓ Giáo viên có thể nắm bắt được: o Tốc độ hoàn thành bài của học sinh o Tình trạng làm bài của từng học sinh và cả lớp: Bao nhiêu câu đúng, bao nhiêu câu sai, đúng ở câu nào và sai ở câu nào. o Từ kết quả đó, giáo viên có thể có các điều chỉnh và hỗ trợ phù hợp với sức học chung của cả lớp cũng như mức độ hiểu bài của từng học sinh. Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã kết luận rằng dạy học với sự hỗ trợ của máy tính điện tử và các phần mềm phù hợp sẽ giúp HS phát triển khả năng suy luận và tư duy Toán học. Với phần mềm phần mềm Nexta và tài khoản Tài khoản Nexta Edu có giúp hỗ trợ nhiều cho GV và HS trong việc giảng dạy và học tập mọi lúc mọi nơi, có sức hấp dẫn thu hút HS ham thích tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo. Tài khoản đó có thể giúp GV và HS tương tác dễ dàng, tiện ích, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần thiết thực trong công cuộc chuyển đổi số của giáo dục cũng như trong tất cả mọi lĩnh vực khác hiện nay. CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TÀI KHOẢN DẠY VÀ HỌC THÔNG QUA HỆ THỐNG GIÁO DỤC NEXTA THỂ HIỆN QUA CHƯƠNG HÀM SỐ, ĐỒ THỊ VÀ ỨNG DỤNG - ĐẠI SỐ 10. 2.1. Các nguyên tắc của việc xây dựng và sử dụng tài khoản giáo viên trong quá trình dạy học. Nguyên tắc xây dựng tài khoản: • Dễ dàng truy cập cho giáo viên: Nhóm chúng tôi được sự hỗ trợ của hệ thống giáo dục Nexta đã xây dựng tài khoản dạy và học online dùng tài khoản sẵn có Google. Với mục đích là kết nối giáo viên và học sinh mọi lúc, mọi nơi đồng hành với học sinh từ nhà đến trường và từ trường về nhà, giáo viên dễ dàng sử dụng khi được cấp tài khoản từ nhà cung cấp. Chỉ cần nhập mã giáo viên như hình giới đây. 8
- o • Dễ dàng đăng nhập và sử dụng trong các lần sử dụng tiếp theo: Chỉ cần đăng nhập một lần, giáo viên hoàn toàn có thể để chế độ tự ghi nhớ để có thể tự động đăng nhập trong các lần sử dụng tiếp theo. • Giao diện thân thiện, trực quan, dễ dùng: Cách bố trí các thanh công cụ cũng như ngôn ngữ dễ hiểu với mục đích để giáo viên dễ dàng lựa chọn tính năng trong quá trình sử dụng. Nguyên tắc là giáo viên không quá 3 bước có thể đến và hoàn thành tác vụ mong muốn. • Giáo viên có thể lựa chọn bất kỳ chương trình của lớp nào từ khối nào của THPT 2.2. Tổng quan về tài khoản giáo viên Nexta Edu Tài khoản Nexta Edu có các tính năng chính sau đây: • Nguồn học liệu sẵn có cho giáo viên có thể sử dụng tham khảo trong quá trình giảng dạy. Giáo viên tham khảo các tài liệu cũng như các dữ liệu khác trong tài khoản để phục vụ cho bài dạy của mình. Sau khi đăng nhập màn hình xuất hiện như dưới đây: 9
- ✓ Chúng tôi đã dựa theo chương trình mới của bộ giáo dục và đào tạo xây dựng hệ thống chương trình của Bộ giáo dục năm 2018 gồm các cấp độ Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng. ✓ Ngoài ra chúng tôi xây dựng hệ thống video để giáo viên tham khảo học sinh có thể tự nghiên cứu bài học tại nhà bao gồm lý thuyết và bài tập. ✓ Phần lí thuyết chúng tôi đã tổng hợp lý thuyết theo từng đơn vị kiến thức để phát huy tính năng lực tự học của học sinh. Học sinh có thể tự nghiên cứu tự học thông qua mạch kiến thức và các video bài giảng. ✓ Hệ thống khối lượng bài tâp đa dạng, phong phú, chất lượng. ✓ Hệ thống thư viện giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Giáo viên chỉ cần nhấp vào mục thư viện thì trong đó sẽ cung cấp cho giáo viên các loại giáo án ... để giáo viên tham khảo khi soạn bài, Ngoài ra hệ thống còn có các app hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy, các trò chơi giúp giáo viên tạo ra các trò chơi trong các tiết học một cách nhanh gọn. Hệ thống thường xuyên cập nhật các bài giảng elearning, kho học liệu, tích hợp sẵn chương trình dạy và học, giúp phụ huynh quản lí, theo dõi con trong quá trình học, giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá quá trình học tập của bản thân 10
- • Tính năng ra bài tập của giáo viên: ✓ Giáo viên có thể lựa chọn bài tập từ học liệu sẵn có của giáo viên hoặc tự tạo bài tập của giáo viên để upload lên hệ thống ✓ Giáo viên có thể giao bài cho từng nhóm học sinh hoặc giao bài theo lớp giúp bài tập phù hợp với trình độ từng nhóm học sinh trong lớp sau đó học sinh nộp bài. ✓ Giáo viên có thể lựa chọn thời gian làm bài của bài tập, thời gian hiệu lực nếu học sinh làm chưa đúng thì học sinh có thể xem kết quả và tiếp tục làm câu tiếp theo như hình ảnh dưới: 11
- ✓ Giáo viên có thể ra bài cho các học sinh trong lớp mình quản lý hoặc giao bài cho các học sinh bằng link (trong trường hợp học sinh không có account của Nexta School Student) ✓ Sau khi học sinh làm bài, giáo viên có thể biết được kết quả làm bài tập của học sinh, câu nào học sinh đang làm sai nhiều nhất, học sinh nào có tỷ lệ đúng như thế nào để có sự hỗ trợ kịp thời. • Nhận kết quả làm bài của học sinh và đánh giá: 12
- ✓ Sau khi học sinh nhận được nhiệm vụ từ giáo viên và làm bài, kết quả làm bài của học sinh sẽ được gửi ngay tức thì đến hệ thống của giáo viên. ✓ Giáo viên có thể nắm bắt được: o Tốc độ hoàn thành bài của học sinh o Tình trạng làm bài của từng học sinh và cả lớp: Bao nhiêu câu đúng, bao nhiêu câu sai, đúng ở câu nào và sai ở câu nào. o Từ kết quả đó, giáo viên có thể có các điều chỉnh và hỗ trợ phù hợp với sức học chung của cả lớp cũng như mức độ hiểu bài của từng học sinh. 2.3 Sử dụng tài khoản giáo viên vào giảng dạy chương trình lớp 10 thể hiện qua chương hàm số, đồ thị và ứng dụng-Đại số 10. Khi dạy chương hàm số, đồ thị đại số 10 với mong muốn là đồng hành với học sinh từ nhà đến trường và từ trường về nhà chúng tôi đã sử dụng tài khoản giáo viên để giao nhiệm vụ cho học sinh đồng thời chúng tôi đã cung cấp cho học sinh một tài khoản, gọi là tài khoản học sinh với tài khoản học sinh thì học sinh có thể cài đặt trên điện thoại hoặc ipad hoặc là sản phẩm của nexta với tài khoản học sinh này thì học sinh có thể vào các nội dung mà được tài khoản giáo viên cung cấp. 13
- Giáo viên đăng nhập vào tài khoản giáo viên với tài khoản này thì đã trang bị cho giáo viên một hệ thống kiến thức có sẵn giáo viên có thể vào các mục như tiện ích, kỹ năng, tạo trò chơi trắc nghiệm...vv. bên cạnh đó có mục giao bài tập mà nhóm chung tôi đã được hệ thống giáo dục nexta hộ trỡ xây dựng. Với mục này thì thao tác đối với giáo viên rất đơn giản. Giáo viên chỉ cần vào mục giao bài thì màn hình xuất hiện: Giáo viên chọn khối, môn, đặt thời gian làm bài cho học sinh dựa vào học sinh mình đang giao nhiệm vụ giáo viên đưa ra các mức độ phù hợp với nguồn câu hỏi có sẵn hoặc giáo viên có thể đưa lên hệ thống từ nguồn bài tập mình chuẩn bị. Vào mục giao bài khi giáo viên giao bài thì các tài khoản của học sinh đều nhận được với công nghệ số hoá giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh mọi lúc mọi nơi Khi đó học sinh có thể ở trường hoặc ở nhà đều nhận được nhiệm vụ mà giáo viên giao, học sinh làm bài thì kết quả giáo viên nhận được ngay với sự hỗ trỡ của công nghễ giáo viên dễ dàng có kết quả đúng sai để có phương án điều chỉnh cách dạy và học cho học sinh một cách phù hợp. Ngoài ra trên tài khoản của học sinh cũng được trang bị một hệ thống học liệu có sẵn, hệ thống bài tập theo chủ đề, theo các bài học sách giáo khoa của bộ giáo dục với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Học sinh có thể ôn luyện thêm nếu trong quá trình làm bài mà kết quả sai thì học sinh có thể xem lại cách làm bằng cách nhấp vào xem kết quả như hình ảnh: 14
- Đối với giáo viên thì ngoài công việc chính là giao nhiệm vụ cho học sinh thì giáo viên được sự hỗ trợ nhiều trong công việc soạn bài. Chẳng hạn với mục tiện ích thì tài khoản đã tích hợp rất nhiều các phần mềm như sketpad, cabri ... giúp cho giáo viên vẽ hình cũng như xử lí về văn bản nhanh hơn. Ngoài mục tiện ích ra thì tài khoản liên kết với rất nhiều trang học mãi, Quiziz, violet....vv. Giáo viên chỉ chần nhấp chuột vào mục tiện ích thì màn hình xuất hiện hình ảnh như dưới đây: 15
- Mục này giúp cho giáo viên thuận lợi trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo tạo ra các trò chơi trắc nghiệm một cách thuận lợi mà đã được chuẩn bị sẵn chỉ cần điền nội dung câu hỏi hoặc nội dung của trò chơi không phải mất thời gian để thiết kế và làm các trò chơi . Với sự hộ trợ của công nghệ giáo viên và học sinh đồng hành cùng với nhau mọi lúc, mọi nơi, học sinh tự đăng nhập vào tài khoản tìm tòi khám phá kiến thức một cách tích cực. Tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên thì nắm bắt theo dõi học sinh trong quá tình học và kết quả học tập của học sinh từ đó kịp thời điều chỉnh trong quá trình giảng dạy. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Để khẳng định hiệu quả của đề tài tôi đã tiến hành thực nghiệm sau khi thiết kế sử dụng tài khoản giáo viên vào dạy học đáp ứng CT GDPT 2018 ở các lớp thực nghiệm, còn các lớp đối chứng thì sử dụng phương pháp dạy học bình thường. 3.1. Mục đích thực nghiệm - Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra trong đề tài. - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp về dạy học “XÂY DỰNG TÀI KHOẢN DẠY VÀ HỌC THÔNG QUA HỆ THỐNG GIÁO DỤC NEXTA THỂ HIỆN QUA CHƯƠNG HÀM SỐ, ĐỒ THỊ VÀ ỨNG DỤNG - ĐẠI SỐ 10” trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học kết quả định tính và định lượng. 3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm 3.2.1. Tổ chức thực nghiệm Trong năm học 2023-2024 chúng tôi tiến thành thực nghiệm sự trên 2 lớp 10D2 và 10A3 tại trường THPT Nam đàn 1. - Lớp 10A3 được cung cấp tài khoản nexta và giáo viên cài đặt, sử dụng phần mềm nexta edu trong quá trình giảng dạy. - Còn lớp đối chứng 10D2 thì giảng dạy theo phương pháp truyền thống. -Năng lực hai lớp tương đối ngang nhau. - Tôi đưa hệ thống bài tập thiết kế theo hướng đáp ứng chương trình GDPT 2018 giảng dạy ở lớp thực nghiệm (10A3) các bài tập được thực hiện ở các tiết bài tập, giao bài tập về nhà. 3.2.2. Nội dung thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành trong 10 tiết phần quan hệ hàm số,đồ thị và ứng dụng- đại số 10. Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi trao đổi với học sinh thực nghiệm về mục đích, nội dung, kế hoạch cụ thể cho HS dạy thực nghiệm. Các lớp thực 16
- nghiệm chúng tôi cấp mỗi học sinh một tài khoản nexta edu, hướng dẫn học ssinh cách sử dụng tài khoản. Sau mỗi tiết học giáo viên giao nhiệmvụ cho học sinh: nghiên cứu lại bài học trên tài khoản. Giao bài tập cho học sinh làm trên tài khoản, giáo viên kiểm tra thời lượng làm bài và trả bài của học sinh trên tài khoản. - Đối với lớp đối chứng vẫn dạy và giao bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập. - Việc dạy học hướng dẫn học sinh sử dụng tài khoản nexta edu và đối chứng được tiến hành song song theo lịch trình dạy của nhà trường. 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.3.1. Đánh giá định tính Trong quá trình thực hiện giảng dạy và tiến hành các bài kiểm tra đánh giá ở lớp TN, bằng quan sát và trao đổi trực tiếp với HS, tôi rút ra một số nhận xét như sau: - Đối với lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy bình thường theo hệ thống bài tập truyền thống, lớp học chưa sôi nổi, các em chưa tích cực, tự giác trong học tập, học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, do đó làm cho kết quả học tập còn hạn chế. - Đối với lớp thực nghiệm: Học sinh rất hứng thú học tập, các em chủ động kiến thức nên học sôi nổi, phát huy được c tính tích cực sáng tạo. Việc sử dụng tài khoản nexta giúp các em rèn luyện được kỹ năng, phát triển năng lực, đáp ứng chương trình GDPT 2018. 3.3.2. Đánh giá định lượng ➢ Kết quả thống kê theo điểm kiểm tra Điểm của hai bài kiểm tra của lớp TN được tổng hợp ở bảng sau. Bảng kết quả tần số, tần suất 2 lớp 10A3 và lớp 10D2 Bài kiểm tra số 1 Điểm số(thang Lớp 10A3 Lớp 10D2 điểm 10) Tần số Tần suất Tần số Tần suất [1;5) 6 14,29% 11 27,5% [5;7) 10 23,80% 14 35% (7;9] 18 42,85% 12 30% (9;10] 8 19,06% 3 7,5% Tổng 42 100% 40 100% - Dựa vào kết quả trên ta thấy số học đạt điểm dưới trung bình của 10A3 ít hơn nhiều so với 10D2 17
- - Mức điểm khá giỏi của lớp 10A3 cao hơn nhiều so với 10D2. - Đặc biệt ta thấy kết quả bài kiểm tra này của 10A3 có thay đổi rõ rệt so với kết quả đầu học kỳ 2. Bài kiểm tra số 2: Điểm số Lớp 10A3 Lớp 10D2 (thang điểm 10) Tần số Tần suất Tần số Tần suất [1;5) 6 14,29% 10 25% [5;7) 12 23,80% 14 35% (7;9] 16 42,85% 13 32,5% (9;10] 8 19,06% 3 7,5% Tổng 42 100% 40 100% - Dựa vào kết quả trên ta thấy số học đạt điểm dưới trung bình của 10A3 ít hơn nhiều so với 10D2: Lớp 10D2 số điểm dưới trung bình là 14,19%, còn lớp đối chứng 10D2 điểm dưới trung bình là 25%. - Mức điểm khá giỏi của lớp 10A3 là 57,14%,còn lớp 10D2 là 57,14%. - Đặc biệt ta thấy kết quả bài kiểm tra này của 10A3 có thay đổi rõ rệt so với kết quả đầu học kỳ 2. Cả hai bài kiểm tra đều cho thấy kết quả đạt được của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đặc biệt là loại bài đạt khá, giỏi cao hơn hẳn. 3.4. Kết luận chung về thực nghiệm Kết quả thu được quá trình thực nghiệm bước đầu cho phép kết luận rằng: Nếu giáo viên biết khai thác sử dụng tài khoản vào quá trình dạy học thì chất lượng của mỗi tiết học được nâng lên đáng kể. Học sinh được sử dụng tài khoản sẽ nắm vững kiến thức lí thuyết, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động toán học một cách tự giác và tích cực, kích thích tính mò mẫm, ham mê tìm tòi tự nghiên cứu; giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức cơ bản để từ đó tạo thói quen độc lập suy nghĩ. Tạo cho học sinh có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Những điều này cho thấy: mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, giả thiết khoa học nêu ra đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm. 3.5 Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài “Xây dựng tài khoản dạy và học thông qua hệ thống giáo dục nexta thể hiện qua chương hàm số, đồ thị và ứng dụng- đại số 10 ’’ 3.5.1 Mục đích khảo sát 18
- Thông qua việc khảo sát nhằm khẳng định sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp các tác giả đưa ra để phát triển năng lực cho học sinh. Chúng tôi đã làm khảo sát với 23 GV dạy môn toán ở trường THPT: Nam Đàn 1, và các trường THPT Nguyễn Sách, THPT Diễn Châu 2 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3.5.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 3.5.2.1 Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát tập trung vào 02 vấn đề. a)Tính cấp thiết của đề tài “Xây dựng tài khoản dạy và học thông qua hệ thống giáo dục nexta thể hiện qua chương hàm số, đồ thị và ứng dụng- đại số 10’’ b)Tính khả thi của đề tài “Xây dựng tài khoản dạy và học thông qua hệ thống giáo dục nexta thể hiện qua chương hàm số, đồ thị và ứng dụng - đại số 10 ’’ 3.5.2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Phương pháp khảo sát mà chúng tôi sử dụng là Trao đổi bằng bảng kiểm, với thang đánh giá ở 04 mức (tương ứng với điểm số từ 1 đến 4), cụ thể như sau: Không cấp thiết; Ít cấp thiết; Cấp thiết và Rất cấp thiết. Không sử dụng; Ít sử dụng; Thường xuyên và Rất thường xuyên. Không khả thi; Ít khả thi; Khả thi và Rất khả thi. Việc tính điểm trung bình X , chúng tôi sử dụng hàm “Average” của phần mềm Excel/Office 2013. 3.5.3 Đối tượng khảo sát TT Đối tượng khảo sát tính cấp thiết của đề tài Số lượng Giáo viên Toán THPT 2 Kết quả khảo sát - Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả khảo sát tính cầp thiết của các biện pháp Các thông số TT Nội dung khảo sát X Mức 1 Tính cấp thiết của việc xây dựng tài khoản dạy và 3,52 4 học cho giáo viên và học sinh 2 Tính cấp thiết của việc hướng dẫn giáo viên sử 3,39 3 dụng tài khoản để dạy 19
- 3 Tính cấp thiết của việc hướng dẫn học sinh sử dụng 3, 57 4 tài khoản để học. Kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy, các đối tượng được khảo sát đã đánh giá tính cấp thiết của biện pháp có mức độ cấp thiết cao, với điểm trung bình chung của biện pháp 1: là 3,52; biện pháp 2 là 3,39; biệp pháp 3 là 3,57. Mặc dù các đối tượng khảo sát có cách đánh giá khác nhau, nhưng theo quy luật số lớn, có thể nói đa số lượt ý kiến đánh giá đều thống nhất cho rằng biện pháp đề xuất là có tính cấp thiết. - Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp thể hiện trong bảng 2. Bảng 1. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp Các thông số TT Nội dung khảo sát X Mức Tính cấp thiết của việc xây dựng tài khoản dạy và 1 3,57 4 học cho giáo viên và học sinh Tính cấp thiết của việc hướng dẫn giáo viên sử 2 3,43 3 dụng tài khoản để dạy Tính cấp thiết của việc hướng dẫn học sinh sử dụng 3 3,6 4 tài khoản để học. Kết quả khảo sát tính khả thi ở bảng 2 cho thấy, giáo viên tham gia khảo sát đã đánh đề tài có tính khả thi cao với điểm trung bình của biện pháp 1: là 3,57; biện pháp 2 là 3,43; biệp pháp 3 là 3,6. Tóm lại, từ bảng kết quả khảo sát cho thấy, đề tài đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi cao. Các biện pháp đưa ra đạt điểm trung bình cao thể hiện mức độ cấp thiết và khả thi của đề tài được đánh giá cao. Việc áp dụng có hiệu quả ứng dụng này sẽ tăng sự hăng say, sự tự tin, hứng thú và phát triển khả năng tự học của học sinh. 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Nếu giáo viên biết khai thác tốt tài khoản giảng dạy của giáo viên cũng như tài khoản học tập của học sinh thì chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể. kích thích hứng thú học tập cho học sinh, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động toán học một cách tự giác và tích cực thông qua tài khoản tự học, kích thích tính mò mẫm, ham mê tìm tòi tự nghiên cứu; giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức cơ bản để từ đó tạo thói quen độc lập suy nghĩ. Bên cạnh đó giáo viên cũng theo dõi được quá trình học tập và đồng hành cùng với học sinh thông qua tài khoản giáo viên. Điều đó cho thấy tính hiệu quả của việc vận dụng chuyện đổi số trong quá trình dạy và học tập sẽ nâng cao chất lượng học cho các em học sinh. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 30 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 17 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống bài tập xác suất (Toán lớp 11) dành cho học sinh trung bình, khá trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
16 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn