Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 12 ban cơ bản
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về vai trò của giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy bộ môn sinh học và đề ra những giải pháp hợp lý giúp các em học sinh chủ động, tích cực trong học tập nâng cao chất lượng giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 12 ban cơ bản
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Lời giới thiệu Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận. Tuy nhiên về phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn. Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được làm việc hoặc không chịu làm việc trong các giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp, thực tập, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi ... vì giới hạn thời gian tiết học nên giáo viên chỉ làm việc với một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số học sinh còn lại im lặng, nghe giảng và ghi chép. Thực chất đó là những bài độc diễn của giáo viên có sự phụ họa của một số học sinh khá giỏi. Xét về nhận thức và hành động, nhiều giáo viên không thể chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy. Trước thực trạng đó, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết đối với ngành giáo dục nước ta trong thời kỳ hội nhập. Và một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là dạy học bằng tình huống. Qua các năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống đã thu được kết quả khả quan. Phương pháp này có thể kích thích ở mức cao nhất tính tích cực học tập của học sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, phát triển năng lực mà còn rèn luyện được kĩ năng nhận thức, kĩ năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo…Nó tạo điều kiện cho học sinh chủ động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao. Vì thế cần được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là ở những trường có một bộ phận học sinh chưa chủ động học tập. 1
- Vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn sinh học lớp 12 ban cơ bản” II. Tên sáng kiến kinh nghiệm “XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ SINH HỌC 12 BAN CƠ BẢN” III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Lĩnh vực áp dụng sáng kiến vào đổi mới phương pháp dạy học. IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Áp dụng từ ngày 3 tháng 9 năm 2019. V. Mô tả bản chất của sáng kiến A. Về nội dung của sáng kiến 1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về vai trò của giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy bộ môn sinh học và đề ra những giải pháp hợp lý giúp các em học sinh chủ động, tích cực trong học tập nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Nhiệm vụ Nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tổ chức các hoạt động tự học của học sinh gắn liền với tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực. Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng bộ môn sinh học 12 tại nhà trường. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
- Đối tượng nghiên cứu: Tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn sinh học lớp 12 ban cơ bản. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12A2, 12A4 của nhà trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học lớp 12A2, 12A4 năm học 20192020 trường THPT để tìm ra thực trạng và giải pháp xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn sinh học lớp 12 ban cơ bản. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập những thông tin lý luận về phương pháp dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong tài liệu phương pháp giảng dạy, tài liệu tập huấn, các bài tham luận trên Internet. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động học, thái độ học tập của học sinh. Phương pháp điều tra Trao đổi với học sinh, cha mẹ học sinh, thăm dò học sinh các lớp. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên cùng bộ môn. Phương pháp thử nghiệm Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giảng dạy cho học sinh ở lớp 12A2, 12A4 trường THPT năm học 20192020. 5. Điểm mới trong nghiên cứu Mục đích của hoạt động này tạo tâm thế học tập học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài, huy động được kiến thức, kinh nghiệm bản thân có liên quan đến vấn đề bài học làm bộc lộ cái học sinh đã biết, 3
- bổ khuyết những gì học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và cái muốn biết. B. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiển có thể được áp dụng cho giảng dạy bộ môn sinh học 12 phần cơ chế di truyền và biến dị trên tất cả các trường THPT và làm cơ sở xây dựng tình huống trong dạy học ở các nội dung tiếp theo. VI. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Sáng kiến được phổ biến đến các đồng nghiệp để đổi mới phương pháp giảng dạy. VII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng khi có sự tâm huyết của giáo viên trong giảng dạy và sự tích cực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Việc áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy bộ môn sinh học phần cơ chế di truyền và biến dị lớp 12 ban cơ bản, bản thân tôi thấy học sinh tích cực làm việc, chủ động trong lĩnh hội kiến thức, quan hệ thầy – trò được cải thiện, không khí giờ học cởi mở hơn, các em nắm được kiến thức mới, khắc sâu kiến thức làm cơ sở tiết thu và hoàn thiện các đơn vị kiến thức tiếp theo. Thái độ học tập của học sinh thay đổi đã giúp các em yêu thích môn học. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc 4
- sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. 1. Tình huống dạy học Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt. 5
- 2. Bài tập tình huống dạy học Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải bài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kỹ năng học tập cần thiết. 3. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính sáng tạo, kích thích tư duy của người giải. Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học. Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa cho phép. Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm. 4. Kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học. Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau: Bước 1. Xác định mục tiêu. Bước 2. Phân tích cấu trúc nội dung của bài học. Bước 3. Thiết kế tình huống dạy học. Bước 4. Vận dụng tình huống vào dạy học. II. Xây dựng tình huống phần cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 ban cơ bản. Bài 1 GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN Tình huống 1. Có bạn thắc mắc tại sao con cái sinh ra lại luôn có các đặc điểm giống với bố mẹ, em hãy giải thích giúp bạn ấy. 6
- Tình huống 2. Có ý kiến thắc mắc rằng gen được cấu tạo từ các nuclêôtit, còn chuỗi pôlipeptit (prôtêin) lại được cấu tạo từ các axit amin. Trong ADN có 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X), nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Vậy làm thế nào gen có thể quy định được cấu trúc chuỗi pôlipeptit. Em có thể giải thích giúp thắc mắc đó được không? Tình huống 3. Một bạn quan sát thấy hiện tượng sau, cây trồng hay vật nuôi sau khi sinh ra đều trải qua quá trình lớn lên nhưng khi lớn lên vẫn mang những đặc điểm trước đó, tại sao lại có hiện tượng như vậy? Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của hiện tượng ấy. Bài 2 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Tình huống 1. Một bạn có thắc mắc như sau nhưng còn lúng túng chưa giải thích được nguyên nhân. Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những hiện tượng ấy. Gen ở trong nhân tế bào, prôtêin ở ngoài nhân tế bào nhưng tại sao gen vẫn chỉ huy tổng hợp được prôtêin ở ngoài nhân tế bào. Bài 3 ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Tình huống 1. Một bạn thắc mắc như sau; tế bào gan luôn hoạt động để tổng hợp nên nhân mới trong khi đó tế bào thần kinh lại gần như không hoạt động tổng hợp nên tế bào mới trong suốt quá trình sống của cơ thể. Tại sao lại có thể xảy ra được như vậy? Em hãy giải thích giúp bạn ấy nhé! Tình huống 2. Có ý kiến cho rằng - Ở sinh vật nhân sơ số lượng gen ít. 7
- - Cơ chế điều hòa hoạt động của gen sẽ khác với sinh vật nhân thực. Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Theo em hiểu thế nào là đúng? Bài 4 – ĐỘT BIẾN GEN Tình huống 1. Có ý kiến cho rằng: Sự tiến hóa của sinh vật là do có sự sai khác về vật chất di truyền giữa các cá thể, những sai khác thích nghi với môi trường sẽ được tồn tại và phát triển dần dần hình thành nên những sinh vật phù hợp với môi trường sống. Sự sai khác giữa các cá thể là do sự biến đổi vật chất di truyền. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao? Tình huống 2. Hơn 160.000 người đã phải sơ tán khi thảm họa kép động đất sóng thần xảy ra tại đông bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011, gây rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi. Một khu vực cấm có bán kính 20 km quanh nhà máy được lập ra và sau 4 năm, nó trở thành một vùng đất hoang tàn vì rất ít người dân dám quay lại nơi này. Theo em tại sao người dân lại không dám quay lại nơi này? Bài 5 NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ Tình huống 1. Cấu tạo của Bộ gen người Bộ gen người hoàn chỉnh bao gồm khoảng 3 tỷ phân tử ADN. Nếu bắt đầu đọc thứ tự của các phân tử ADN với tốc độ 100 phân tử mỗi phút thì bạn cần đến 57 năm để có thể đọc hết các phân tử AND của cơ thể mình với điều kiện không dừng lại để ăn, uống, ngủ, sử dụng phòng tắm. Kích thước bộ gen người: Cơ thể con người được tạo thành từ 100 nghìn tỷ tế bào. Chiều dài của ADN trong nhân mỗi tế bào dài khoảng 1,8 m. Nếu làm như thế với tất cả các ADN trong cơ thể sẽ tạo thành sợi có chiều dài 107,8 tỷ km. Làm thế nào để cuối cùng trong một tế bào bộ gen chỉ còn khoảng 0,0001 cm nằm trong nhân tế bào? Em có thể giải thích cho các bạn cùng hiểu. 8
- Tình huống 2. Một bạn có thắc mắc như sau: - Tại sao ở người lại có bệnh ra ung thư máu ác tính. Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những hiện tượng ấy. Bài 6 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ Tình huống 1. Ở người có hiện tượng bị hội chứng đao. Theo em cơ sở khoa học của hội chứng này là gì, tại sao lại có người mắc hội chứng đó? Tình huống 2. Có quan sát thấy hiện tượng sau: Ở một số cây ăn quả như chuối, dưa hấu, hồng, nho… quả không có hạt. Em hãy giải thích tại sao? III. Kết quả nghiên cứu. Qua áp dụng giảng dạy tại lớp 12A2, 12A4 chất lượng bộ môn được cải thiện, tinh thần học tập học sinh nghiêm túc trong các giờ học, học sinh chủ động, tích cực trong giờ, bước đầu học sinh yêu thích môn học. Quan hệ thầy – trò cởi mở, học sinh tích cực hỏi và trao đổi về các vấn đề thực tiễn cuộc sống liên quan đến kiến thức bộ môn, qua đó các em trưởng thành hơn, sáng tạo hơn, tự tin về mình hơn. KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng xây dựng tình huống trong giảng dạy thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giáo viên chủ động học hỏi phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực. 9
- Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn tình huống xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng lớp, phù hợp với năng lực của học sinh. II. Kiến nghị Tăng cường trao đổi chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy và kỹ thuật dạy học tích cực giúp giáo viên có cơ hội học hỏi đồng nghiệp. Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt cùng các đồng nghiệp . Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để đọc bài viết này của tôi! PHỤ LỤC Một số giáo án áp dụng tình huống dạy học Ngày soạn: 26/8/2019 Tiết số: 1 Phần năm: DI TRUYỀN HỌC Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN I. Mục tiêu bài dạy Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được; 1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm gen Trình bày được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quy trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể 2. Kĩ năng: Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học. 10
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo. Hình thành và phát triển năng lực tự hoc. ̣ Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị Giáo viên: Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN. Học sinh: Đọc trước nội dung bài III. Phương pháp Giải quyết vấn đề Làm việc với SGK IV. Nội dung 1. ổn định tổ chức Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (Giới thiệu khái quát chương trình sinh học 12, phương pháp làm việc) 3. Giảng bài mới: Hoạt động 1: Khái niệm Giáo viên đưa ra Tình huống. Có bạn thắc mắc tại sao con cái sinh ra lại luôn có các đặc điểm giống với bố mẹ, em hãy giải thích giúp bạn ấy. Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào góc bảng, không đánh giá nhận xét Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức Giáo viên: I. Khái niệm gen: Gen là 1 đoạn phân tử * Em hãy nêu khái niệm gen? ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi * Theo em 1 phân tử ADN chứa pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. một hay nhiều gen? Hãy giải thích 11
- Hoạt động 2: Mã di truyền Giáo viên đưa ra Tình huống. Có ý kiến thắc mắc rằng gen được cấu tạo từ các nuclêôtit, còn chuỗi pôlipeptit (prôtêin) lại được cấu tạo từ các axit amin. Trong ADN có 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X), nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Vậy làm thế nào gen có thể quy định được cấu trúc chuỗi pôlipeptit. Em có thể giải thích giúp thắc mắc đó được không? Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào góc bảng, không đánh giá nhận xét Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức II. Mã di truyền: 1. Khái niệm: Là trình tự sắp xếp các * Các bộ ba trong sinh giới có giống Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp nhau không? các aa trong Prôtêin. * Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin Có hơn 20 loại axit amin nhưng chỉ (đặc hiệu) khoảng 20 loại axit amin có 4 lại Nu nên mã di truyền là mã bộ mà có 61 bộ ba? (tính thoái hoá) ba Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã hoá cho 1 axit amin Bộ ba mã hoá (triplet). Với 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hóa a.a (UAA, UAG, UGA. làm nhiệm vụ kết thúc và 1 bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá a.a Met (ở SV nhân sơ là foocmin Met) 2. Đặc điểm: Mã di truyền được dọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau. Mã di truyền có tính phổ biến: Hầu hết các loài đều có chung 1 bộ ba di 12
- truyền. Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chi mã hoá cho một loại axitamin. Mã di truyền mang tính thoái hoá (dư thừa): Một axit amin có thể có hơn một bộ ba, trừ AUG và UGG Hoạt động 3: Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) Giáo viên đưa ra Tình huống. Một bạn quan sát thấy hiện tượng sau, cây trồng hay vật nuôi sau khi sinh ra đều trải qua quá trình lớn lên nhưng khi lớn lên vẫn mang những đặc điểm trước đó, tại sao lại có hiện tượng như vậy? Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của hiện tượng ấy. Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào góc bảng, không đánh giá nhận xét Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức III. Quá trình nhân đôi ADN: Quan sát hình 1.2 và nội dung 1. Diễn biến: (Gồm 3 bước) phần III SGK em hãy nêu thời a. Bước 1: (Tháo xoắn phân tử ADN) điểm và diễn biến quá trình Nhờ các enzim tháo xoắn (helicase) 2 mạch nhân đôi ADN. phân tử ADN tách nhau dần. b. Bước 2: (Tổng hợp các mạch ADN mới) + ở SV nhân thực thường tạo Hai mạch ADN tháo xoắn được dùng làm nhiều chạc sao chép (rút ngắn mạch khuôn, dưới tác dụng của enzim ADN thời gian nhân đôi ADN polimeraza các Nu tự do trong môi trường nội Phát biểu NTBS? bào đến liên kết với các Nu trên mạch khuôn 13
- theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết với X). + Các đoạn Okazaki có chiều Chiều tổng hợp có chiều từ 5’ 3’), nên tổng hợp ngược với mạch kia mạch khuôn có chiều 3’ 5’ mạch bổ sung và có sự tham gia của ARN mồi, được tổng hợp liên tục, còn mạch khuôn có enzim nối ligaza chiều 5’ 3’ mạch bổ sung được tổng hợp từng đoạn (Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau nhờ Thế nào là nguyên tắc bán bảo enzim nối (ligaza) toàn? c. Bước 3: (Hai phân tử ADN được tạo * Em có nhận xét gì về 2 phân thành) tử ADN mới và với phân tử Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của ADN mẹ? phân tử ADN ban đầu (bán bảo toàn) và 1 mạch mới được tổng hợp. 2. Ý Nghĩa: Tạo ra 2 phân tử ADN con có đặc điểm giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ 4. Củng cố: Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN? Giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp từng đoạn (Các Nu liên kết với nhau theo chiều 5’ 3’ nên mạch khuôn có chiều 5’ 3’ các Nu không liên kết được với nhau liên tục do đó cần ARN mồi tạo điểm liên kết hình thành đoạn Okazaki) 5. Dặn dò Học bài chuẩn bị các câu hỏi cuối bài Chuẩn bị nội dung bài mới các câu hỏi cuối bài mới Ngày soạn: 26/8/2019 14
- Tiết số: 2 Bài 2: Phiên mã và dịch mã I. Mục tiêu bài dạy Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được; 1. Kiến thức: Trình bày được cơ chế phiên mã và dịch mã Giải thích được vì sao thông tin di truyền giữ trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp prôtêin ở ngoài nhân 2. Kĩ năng: Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận, tư duy phân tích, khái quát hoá ở học sinh 3. Thái độ: Có ý thức khách quan khi giải thích các hiện tượng trong thực tế. 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học. Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo. Hình thành và phát triển năng lực tự hoc. ̣ Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị Giáo viên: Tranh 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK Học sinh: Đọc trước nội dung bài III. Phương pháp Làm việc với SGK Thảo luận nhóm Giải quyết vấn đề IV. Nội dung 1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Gen là gì? Trình bày khái niệm, đặc điểm của mã di truyền? 2. Trình bày quá trình nhân đôi ADN. Tại sao 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp từng đoạn? 3. Giảng bài mới: 15
- Giáo viên đưa ra Tình huống. Một bạn có thắc mắc như sau nhưng còn lúng túng chưa giải thích được nguyên nhân. Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những hiện tượng ấy. Gen ở trong nhân tế bào, prôtêin ở ngoài nhân tế bào nhưng tại sao gen vẫn chỉ huy tổng hợp được prôtêin ở ngoài nhân tế bào. Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào góc bảng, không đánh giá nhận xét Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 I. Phiên mã: (Là quá trình tổng hợp ARN Mạch khuôn ADN (mã gốc) trên mạch khuôn của ADN) NTBS 1. Cấu trúc và chức năng của các loại Tổng hợp mARN (phiên mã) ARN: + mARN là bản phiên mã từ mã a. ARN thông tin (mARN): gốc (mạch khuôn ADN) và thường Có cấu tạo mạch thẳng bị các enzim phân huỷ sau khi tổng Dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở hợp xong Protein. ribôxôm. * Quan sát hình 2.1 em hãy nêu b. ARN vận chuyển(tARN) cấu trúc của p.tử tARN? Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN * Dựa vào bộ ba đối mã theo em đều có 1 bộ ba đối mã (anticôdon) và 1 đầu có bao nhiêu loại phân tử tARN? để liên kết với axit amin tương ứng. (61 loại, 61 bộ ba mã hoá axit Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để amin) tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit. + Ribôxôm (SV nhân thực) có đ.vị c. ARN ribôxôm(rARN) lín = 45 pt P+3 pt rARN Gồm 2 tiểu đơn vị kết hợp với prôtêin tạo đ.vị bé = 33 pt P +1 pt rARN nên ribôxôm. Xảy ra ở đâu và vào thời điểm Là nơi diễn ra tổng hợp chuỗi pôlipeptit. nào? Trong nhân TB, ở kì trung 2. Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN) gian giữa 2 lần phân bào. Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng * Tranh hình 2.2 ) điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch + Mã gốc trên mạch khuôn ADN gốc có chiều 3’ 5’ và bắt đầu tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên 16
- Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức nên p.tử mARN nên trình tự Nu trên mã). mARN là bản phiên mã. Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo * Tại sao enzim lại trượt theo mạch gốc chiều 3’ 5’ và các Nu trong môi chiều 3’5’ mà không trượt theo trường nội bào liên kết với các Nu trên chiều 5’3’? (P.tử mARN được mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung. (A U, tổng hợp liên tục và chiều liên kết G X) giữa các Nu là chiều 5’ 3’). Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 Hiện tượng gì xãy ra khi kết thúc mạch đơn đóng xoắn ngay lại. quá trình phiên mã? * Phiên mã ở tế bào nhân thực và nhân → Điểm khác nhau giữa mARN sơ cơ bản là giống nhau. vừa tổng hợp ở SV nhân sơ và Tế bào nhân sơ: mARN sau phiên mã nhân thực? được trực tiếp tổng hợp Protein. Tế bào nhân thực: mARN sau phiên mã phải được cắt bá các intron, nối các exon để tạo thành mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân đến tế bào chất làm khuôn tổng Hoạt động 2 hợp Protein. Thế nào là quá trình dịch mã? II. Dịch mã: (Là quá trình tổng hợp Hoạt hóa a.a là gì? prôtêin) Có phải tARN gắn bất kì a.a nào 1. Hoạt hoá axit amin: vào hay không? tại sao? Nhờ các enzim đặc hiệu và ATP mỗi axit → tARN gắn với a.a nào là do bộ amin được hoạt hoá và gắn với tARN ba đối mã của nó qui định. tương ứng tạo axit amin tARN (aa tARN). HS nghiên cứu SKG và tóm tắt 2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: diễn biến qua trình * Giai đoạn mở đầu: Ribôxôm gắn với mã * Tranh hình 2.4 (xem phim) mở đầu AUG và tARN mang a.a mở đầu + Mã mở đầu luôn là AUG nhưng (MettARN) sao cho anticôdon (UAX) trên ở sv nhân thực mã hoá axit amin là tARN của nó bổ sung chính xác với côdon Met ở sv nhân sơ là foocmin Met mở đầu trên mARN. * Em có nhận xét gì về số lượng * Giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit: 17
- Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức codon trên mARN và số lượng axit tARN mang a.a thứ nhất đến côdon thứ amin trên chuỗi pôlipeptit được nhất sao cho anticôdon của tARN bổ sung tổng hợp và số lượng axit amin với côdon thứ nhất trên mARN. Enzim xúc trong chuỗi pôlipeptit tham gia cấu tác tạo liên kết peptit giữa a.a1 với a.a mở trúc nên phân tử prôtêin? đầu. Cho HS nhắc lại công thức cấu Ribôxôm dịch chuyển đi một côdon trên tạo 1 a.a mARN đồng thời tARN mang a.a mở đầu Thế nào là LK peptit? rời khởi riboxom. tARN mang a.a thứ 2 đến Rb dịch chuyển như thế nào trên codon thứ 2 sao cho anticodon của nó bổ mARN sung với codon thứ 2 trên mARN, Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa a.a2 với a.a1. Sự dịch chuyển của Riboxom lại tiếp tục theo từng nất bộ ba trên mARN. * Giai đoạn kết thúc chuỗi polipeptit: Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAG) thì quá trình dịch mã hoàn * Trên 1 phân tử mARN có nhiều tất. ribôxôm cùng trượt có tác dụng gì? Riboxom tách khỏi mARN và chuỗi polipeptit được giải phóng. Nhờ 1 loại enzim đặc hiệu axit amin mở đầu (Met) được cắt khỏi chuỗi và chuỗi pôlipeptit cấu trúc bậc cao hơn, trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học. Trong quá trình dịch mã mARN thường gắn một nhóm ribôxôm gọi là pôlixôm giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. 4. Củng cố: 18
- mARN Prôtêin Tính trạng Chú ý: ở sv nhân sơ sau khi tổng hợp xong phân tử mARN tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit còn ở sv nhân thực là tiền mARN (mARN sơ khai) sau đó cắt bá các đoạn không mã hoá axit amin (intron) và nối các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) lại thành mARN trưởng thành rồi mới tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 5. Dặn dò Học bài theo vở và SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài Chuẩn bị bài sau: Điều hoà hoạt động của gen. Ngày soạn: 01/9/2019 Tiết số: 3 Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen I. Mục tiêu bài dạy Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được; 1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động của gen Nêu được sự điều hoà của gen ở sinh vật nhân sơ Nêu được ý nghĩa sự điều hoà hoạt động của gen Giải thích được tại sao trong tế bào lại chỉ tổng hợp prôtêin khi cần thiết 2. Kĩ năng: Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận, tư duy phân tích, khái quát hoá ở học sinh 3. Thái độ: Giáo dục quan điểm khoa học, mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường 19
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường Thấy được thành tựu khoa học của ngành sinh học 4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học. Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo. Hình thành và phát triển năng lực tự hoc. ̣ Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị Giáo viên: Tranh 3.2, 3.2a, 3.2b SGK Học sinh: Đọc trước nội dung bài III. Phương pháp Làm việc với SGK Thảo luận nhóm Giải quyết vấn đề IV. Nội dung 1. ổn định tổ chức Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ : 1. Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã. 2. Quá trình dịch mã tại ribôxôm và vai trò của pôlixôm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khái niệm điều hòa hoạt động của gen Giáo viên đưa ra Tình huống. Một bạn thắc mắc như sau; tế bào gan luôn hoạt động để tổng hợp nên nhân mới trong khi đó tế bào thần kinh lại gần như không hoạt động tổng hợp nên tế bào mới trong suốt quá trình sống của cơ thể. Tại sao lại có thể xảy ra được như vậy? Em hãy giải thích giúp bạn ấy nhé! Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào góc bảng, không đánh giá nhận xét 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số bài toán thực tế, liên môn tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 10
60 p | 46 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong ôn thi học sinh giỏi phần Vi sinh vật
41 p | 41 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bộ sưu tập video, clip hỗ trợ dạy, học nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng bài tập về cân bằng Hóa Học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
46 p | 42 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn định tính và định lượng các môn giáo dục nghề phổ thông sử dụng trong kiểm tra, đánh giá và thi nghề phổ thông
75 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thư viện online về kiến thức thực tế và gợi ý nhiệm vụ STEM môn Toán và Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục 2018
26 p | 8 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - chương trình chuyên Trung học phổ thông
81 p | 39 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề Phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập học sinh
35 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng một số giải pháp tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT - Ban cơ bản
32 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng trường học hạnh phúc qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Con Cuông
53 p | 15 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
24 p | 50 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hiệu quả kế hoạch phong trào Nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
10 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống thi trực tuyến cấp chứng chỉ Công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình
8 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần Định luật bảo toàn vật lí lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo
63 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn