intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 11" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra một số hệ thống bài tập lịch sử giúp học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử một cách nhẹ nhàng bền vững hơn. Từ đó giúp học sinh hiểu và giải thích, đánh giá sự kiện lịch sử, yêu thích lịch sử, hoàn thiện một bài viết lịch sử, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học bộ môn, góp phần đào tạo nên những con người vừa hồng vừa chuyên, hội tụ cả đức lẫn tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 11

  1. i SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP NGÀNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 Tác giả Sáng kiến : Nguyễn Thị Lệ Mỹ Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THPT Tiên Du số 1 Bộ môn : Lịch sử TIÊN DU, THÁNG 02 NĂM 2022
  2. ii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp Ngành Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp ngành 1. Tên sáng kiến: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 11. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Lịch sử 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Lệ Mỹ - Cơ quan, đơn vị: Trường THPT Tiên Du số 1 - Địa chỉ: Xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 0912019877 - Fax:............Email:mysutd1@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): - Tên chủ đầu tư:.................................................. - Cơ quan, đơn vị:……………………………… - Địa chỉ:.............................................................. 6. Các tài liệu kèm theo: Tiên Du, ngày 10 tháng 02 năm 2022 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Lệ Mỹ
  3. iii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến : Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 11. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/02/2021. 3. Các thông tin cần bảo mật : 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm (Nêu rõ tình trạng và nhược điểm của giải pháp cũ) 4.1. Phương pháp dạy học thụ động - Thầy đọc, trò chép: Trong giờ học lịch sử thầy làm việc là chủ yếu, trò thụ động ghi chép còn khá phổ biến. Thậm chí, hiện tượng đọc chép còn tràn lan. 4.2. Phương pháp dạy học sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử là tăng cường hơn nữa kĩ năng thực hành và sử dụng bài tập trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện yêu cầu trên. Hiện nay trong lí luận và thực tiễn, các nhà khoa học giáo dục đã đưa ra nhiều biện pháp, con đường để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, một trong những biện pháp đó là sử dụng hệ thống bài tập lịch sử để kích thích hoạt động tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Khi làm đươc bài tập lịch sử, học sinh sẽ hiểu bài, hiểu được bản chất vấn đề lịch sử, từ đó các em sẽ có cách nhìn đúng về bộ môn và sẽ có tình yêu với bộ môn. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Để đạt được mục tiêu bộ môn và góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải nâng cao chất lượng dạy học. Song, căn cứ vào thực trạng hiện nay, muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cần đổi mới PPDH. Tức là chuyển từ dạy học “lấy GV làm trung tâm” sang dạy học “lấy HS làm trung tâm”.
  4. iv 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Nhận thức được vị trí vai trò to lớn của bộ môn lịch sử đối với việc giáo dục tri thức, đạo đức cho học sinh tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm : « Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 11.” Trong đề tài này tôi xin đưa ra một số hệ thống bài tập lịch sử giúp học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử một cách nhẹ nhàng bền vững hơn. Từ đó giúp học sinh hiểu và giải thích, đánh giá sự kiện lịch sử, yêu thích lịch sử, hoàn thiện một bài viết lịch sử, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học bộ môn, góp phần đào tạo nên những con người vừa hồng vừa chuyên, hội tụ cả đức lẫn tài. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Bước 1: Giáo viên chuẩn bị chu đáo các tài liệu dạy học Bước 2: Hướng dẫn công tác chuẩn bị bài cho học sinh Bước 3: Kết hợp linh hoạt các hoạt động dạy học Bước 4: Thu hút học sinh tham gia các hoạt động dạy học Bước 5: Tổ chức các hoạt động dạy học Bước 6: Kiểm chứng các kết quả đạt được *Kết quả của sáng kiến Trước khi áp dụng: Tỉ lệ học sinh không thích học lịch sử chiếm khoảng 66,6% Tỉ lệ học sinh thích học lịch sử chiếm khoảng 22,2% Tỉ lệ học sinh rất thích học lịch sử chiếm khoảng 1,2% *Sau khi áp dụng : Tỉ lệ học sinh không thích học lịch sử giảm xuống còn 33,3% Tỉ lệ học sinh thích học lịch sử giảm xuống còn 44,4% Tỉ lệ học sinh không thích học lịch sử giảm xuống còn 22,3% 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Học sinh lớp 11, Trường THPT Tiên Du số 1
  5. v 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến - Góp phần vào việc giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học có hiệu quả. Giúp cho giáo viên kết hợp một cách nhuần nhuyễn, khoa học giữa các kiến thức liên môn trong giảng dạy môn lịch sử. - Làm cho bộ môn lịch sử trong trường phổ thông thực sự trở thành một môn học hấp dẫn, làm cho học sinh không cảm thấy sợ mỗi khi đến giờ học lịch sử. - Để môn lịch sử thực sự góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh, giáo dục truyền thống, đạo đức, rút ra những bài học kinh nghiệm, những quy luật cuộc sống. Xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều nguy cơ. Một trong những nguy cơ lớn đối với đất nước đó là thế hệ trẻ không học, không biết lịch sử dân tộc. Vì vậy dạy học lịch sử như thế nào để ít nhất “Dân ta phải biết sử ta’. Sự phát triển xã hội dựa trên nền tảng là cội nguồn dân tộc. Vậy môn lịch sử góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội. Môn lịch sử sẽ giúp học sinh có được những hiểu biết về quá khứ, những cách nhìn nhận xã hội một cách chân thực, khách quan. SKKN sẽ góp một phần vào việc thay đổi cách nghĩ, cách dạy, cách học môn lịch sử hiện nay. Như vậy việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết và hữu ích cho quá trình giảng dạy lịch sử ở bậc THPT. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) Nguyễn Thị Lệ Mỹ
  6. vi MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1 Phần 2. NỘI DUNG.............................................................................................4 Chương 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ CẬP................................................................................................................4 1. Về phía giáo viên...............................................................................................4 2. Về phía học sinh................................................................................................4 Chương   2.   MỘT   SỐ  GIẢI   PHẤP  MANG   TÍNH   KHẢ THI.........................6 2.1. Giải pháp thứ 1: Nhận biết các nhóm bài tập lịch sử.....................................6 2.2. Giải pháp thứ 2: Cách thức giải quyết các bài tập trong dạy học lịch sử đối với giáo viên và học sinh..........................................................11 2.3. Giải pháp thứ 3: Vận dụng linh hoạt các biện pháp sư phạm sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11...........................................16 Chương 3. KIỂM CHỨNG TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI ......26 3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................26 3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm..................................................................26 3.3. Nội dung thực nghiệm.................................................................................26 3.4 . Phương pháp tiến hành thực nghiệm...........................................................26 Phần 3. PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................28 Phần 4. PHỤ LỤC.............................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................32
  7. vii DANH MỤC VIẾT TẮT Tên từ viết tắt Tên đầy đủ 1. GV Giáo viên 2. HS Học sinh 3. THPT Trung học phổ thông 4. ĐVĐ Đặt vấn đề 5. SGK Sách giáo khoa 6. CNPX Chủ nghĩa phát xít 7.PPDH Phương pháp dạy học 8.GQVĐ Giải quyết vấn đề
  8. 1 Phần 1. MỞ ĐẦU
  9. 2 1. Mục đích của sáng kiến Bộ môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kiến thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thê giới góp phần tích cực vào việc “Phát triển toàn diện học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và óc sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay nhiều học sinh thờ ơ với môn lịch sử. Sự yêu thích bộ môn lịch sử cũng như chất lượng học tập bộ môn giảm sút đáng lo ngại báo động (điều đó thể hiện ở chất lượng các bài thi tốt nghiệp THPT, đại học, học sinh giỏi) đã làm cho dư luận xã hội, các nhà quản lí giáo dục, giáo viên tâm huyết với lịch sử lo lắng. Vậy để khắc phục tình trạng này phải đổi mới được nội dung phương pháp, phương tiện dạy học, đến cách thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT được thể chế hóa trong luật giáo dục phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Tăng cường hơn nữa kĩ năng thực hành và sử dụng bài tập trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện yêu cầu trên. Hiện nay trong lí luận và thực tiễn, các nhà khoa học giáo dục đã đưa ra nhiều biện pháp, con đường để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Một trong những biện pháp đó là sử dụng hệ thống bài tập lịch sử để kích thích hoạt động tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Khi làm đươc bài tập lịch sử, học sinh sẽ hiểu bài, hiểu được bản chất vấn đề lịch sử, từ đó các em sẽ có cách nhìn đúng về bộ môn và sẽ có tình yêu với bộ môn.
  10. 3 Tại các trường phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên và học sinh còn chưa quen với làm bài tập lịch sử ở trên lớp và ở nhà. Xuất phát từ quan niệm môn lịch sử không cần làm bài tập, hoặc chỉ là những bài tập mang tính chất học thuộc lòng để ghi nhớ sự kiện, nhân vật, địa danh... Thậm chí có giáo viên và học sinh chưa phân biệt rõ “câu hỏi” và “bài tập” trong dạy học lịch sử. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, bài tập lịch sử được sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học, trong đó có kiểm tra – đánh giá toàn diện, chính xác hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT. Vì vậy, việc ra các bài tập và yêu cầu học sinh phải hoàn thành các bài tập cụ thể là một yêu cầu cần thiết, từng bước hình thành kĩ năng, thói quen tự học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử hiện nay. Xuất phát từ những lí do chủ yếu trên, tôi xin trao đổi với các đồng nghiệp về bộ môn với đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 11.” 2. Tính mới của sáng kiến - Sáng kiến đưa ra một số những giải pháp nhằm thay đổi cách dạy và học lịch sử ở trường THPT - Giúp học sinh ghi nhớ và yêu thích các sự kiện lịch sử. - Sáng kiến khẳng định quan niệm đúng đắn, khoa học về sự cần thiết của việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông - Sáng kiến cũng nêu lên nguyên tắc, quy trình xây dựng nội dung và đề xuất những hình thức, biện pháp cụ thể sử dụng bài tập để nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử lớp 11 – phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) - Phù hợp với nguyện vọng của học sinh và sự phát triển của xã hội. - Sáng kiến lần đầu được áp dụng tại khối học sinh lớp 11, trường THPT Tiên Du số 1, năm học 2020 – 2021. - Phạm vi: Thiết kế một số loại, dạng bài tập tiêu biểu trong nội dung chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 và các biện pháp sư phạm để sử dụng các bài tập đó. 3. Đóng góp của sáng kiến - Giúp học sinh nắm vững kiến thức lịch sử dễ dàng hơn và sâu hơn.
  11. 4 - Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử. Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh, cởi mở như làm việc với sách giáo khoa, với nhóm bạn, với thầy cô giáo, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử… - Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp. Biết ĐVĐ và GQVĐ trong quá trình học tập. Là những kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. Góp phần vào việc giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học có hiệu quả. Giúp cho giáo viên kết hợp một cách nhuần nhuyễn, khoa học giữa các kiến thức liên môn trong giảng dạy môn lịch sử. - Làm cho bộ môn lịch sử trong trường phổ thông thực sự trở thành một môn học hấp dẫn, làm cho học sinh không cảm thấy sợ mỗi khi đến giờ học lịch sử. - Để môn lịch sử thực sự góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh, giáo dục truyền thống, đạo đức, rút ra những bài học kinh nghiệm, những quy luật cuộc sống. Như vậy việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết và hữu ích cho quá trình giảng dạy lịch sử ở bậc THPT
  12. 5 Phần 2. NỘI DUNG Chương 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ CẬP 1. Về phía giáo viên Trước yêu cầu của cuộc sống, mà ở các trường học ngày nay, dạy học chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức đã trở nên lỗi thời. Trường học không chỉ truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin dữ liệu mà còn phải dạy cách xử lí nó như thế nào. Học là học cách học, cách giải quyết vấn đề. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là tránh dạy học mang tính giáo điều, nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Ngược lại, kiến thức phải là nền tảng, là phương tiện để khơi gợi, đánh thức năng lực trong mỗi học sinh nhằm mục đích nắm vững kiến thức trong điều kiện phát triển trí thông minh, tính tích cực độc lập và sáng tạo của các em. Để làm tốt những yêu cầu trên, trong mỗi giờ học người thầy phải xác định được là dạy cái gì, dạy để làm gì và dự kiến dạy như thế nào? Đồng thời phải rèn luyện thường xuyên cho học sinh những câu hỏi, bài tập buộc phải giải đáp ở cuối bài. Những sự kiện nào cần phải nắm? Sự kiện đó xảy ra khi nào? Ở đâu? Diễn ra như thế nào? Tại sao như vậy?... Nếu thầy và trò trong mỗi giờ học đều giải đáp được những câu hỏi đã nêu trên, chắc chắn giờ học sẽ đạt hiệu quả, tính tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức của học sinh sẽ được phát huy .. 2. Về phía học sinh Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lí của học sinh THPT, đây là nhân tố không thể không tính đến trong quá trình dạy học. Học sinh THPT ở độ tuổi từ 15 đến 18 đã có sự phát triển về thể chất, sự biến đổi mạnh về sinh lý đều có ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Học sinh THPT đang ở giai đoạn chuẩn bị đi vào cuộc sống, vì vậy có thể gọi vị trí xã hội của các em là vị trí quá độ. Tính chất quá độ đó được thể hiện rất rõ rệt trong các
  13. 6 mối quan hệ xã hội vô cùng phong phú, phức tạp đã tạo nên đặc điểm tâm lý của học sinh lứa tuổi này. Ở nhà trường, học sinh THPT đã đạt đến trình độ văn hoá phổ thông cơ bản, về nhiều mặt họ đã là "người lớn", bình đẳng với những người đang đào tạo và giáo dục họ. Nhưng vẫn là đối tượng giáo dục của người lớn. Trong gia đình, ngoài xã hội, học sinh THPT ý thức bản ngã đang hình thành mạnh mẽ và rõ rệt. Các em tự coi mình và phần nào đã có cơ sở và năng lực tỏ ra mình là một cá nhân trong xã hội và không đơn thuần phụ thuộc vào tác động giáo dục của người lớn; quan điểm, thái độ riêng đối với hiện thực khách quan thể hiện rất rõ. Trong tâm lý của các em, chúng ta thấy xu hướng muốn được giải phóng khỏi sự hạn chế, ràng buộc để xác lập vai trò làm chủ bản thân. Đối với học sinh phổ thông, khi các em học lên cấp III là lúc thế giới quan của các em được hình thành, năng lực trí tuệ phát triển. Các em có trình độ hiểu biết sâu, có khả năng phê phán những vấn đề lý luận và thực tiễn, có khả năng đi sâu vào bản chất của sự vật, tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng xã hội, phân tích, tổng hợp, khái quát để nắm các quy luật. Đối với các em, việc xây dựng thế giới quan là rất cần thiết. Các môn học, nhất là môn xã hội và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường đều có tác dụng xây dựng thế giới quan Mác-Lênin cho học sinh. Nhờ vậy, khi học hết THPT, bước vào đời, các em xác định được chỗ đứng vững vàng, trở thành người lao động kiểu mới, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tuy học sinh ở cấp THPT đã có năng lực tư duy lý luận trừu tượng, tư duy biện chứng, có thói quen, có năng lực làm bài tập lịch sử từ những cấp học dưới nhưng không vì thế mà chúng ta quên thực hiện nguyên tắc trực quan, bằng cách xây dựng các loại bài tập yêu cầu học sinh làm việc với đồ dùng trực quan như tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu. Như vậy, mục đích của việc sử dụng hệ thống bài tập lịch sử không chỉ giúp học sinh hiểu rõ, hiểu đúng các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà còn hướng tới việc nâng cao trình độ tư duy của các em thông qua các thao tác của tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
  14. 7 Chương 2. MỘT SỐ GIẢI PHẤP MANG TÍNH KHẢ THI 2.1. Giải pháp thứ 1: Nhận biết các nhóm bài tập lịch sử: 2.1.1. Nhóm bài tập nhận biết lịch sử Nhóm bài tập này chủ yếu được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, hiện nay đang được nhiều giáo viên lựa chọn sử dụng trong dạy học. Nhóm này chỉ thích hợp với việc kiểm tra những kiến thức về ghi nhớ các sự kiện (niên đại, địa danh, nhân vật…). Chúng thường đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích suy nghĩ, có khả năng phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình và kém. Nó bao gồm nhiều loại, dạng khác nhau tạo thành một hệ thống như sau: - Bài tập yêu cầu học sinh xác lập mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và nhân vật. Ví dụ: (Cho bài 23) Hãy nối cột A và Ba sao cho phù hợp A. Sự kiện B. Nhân vật Duy Tân Phan Bội Châu Đông Du Phan Chu Trinh Đông Kinh nghĩa thục Hoàng Hoa Thám Khởi nghĩa vũ trang chống Pháp ở Yên Thế Huỳnh Thúc Kháng Nguyễn Ái Quốc Lương Văn Can - Bài tập yêu cầu học sinh xác lập mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và địa danh. Ví dụ: (Cho bài 21) Có cột I ghi chép các địa danh và cột II ghi chép các sự kiện lịch sử. hãy điền số 1,2,3.. tương ứng vào các sự kiện lịch sử. STT I. Địa danh II. Sự kiện lịch sử 1 Hưng Yên Khởi nghĩa Ba Đình 2 Bắc Giang Khởi nghĩa Hương Khê 3 Hà Tĩnh Khởi nghĩa Bãi Sậy 4 Thanh Hoá Khởi nghĩa Yên Thế - Bài tập yêu cầu học sinh làm việc với tranh ảnh, đồ dùng trực quan.
  15. 8 Ví dụ: (Cho bài 20) Nhìn vào bức tranh: "Cuộc chiến giữa quân Pháp và quân Cờ đen tại Cầu Giấy tháng 5/1883" trong sách giáo khoa, lịch sử chương trình nâng cao lớp 11 hãy cho biết: 1. Người trực tiếp chỉ huy Đội quân Cờ Đen là: ¨ Nguyễn Tri Phương ¨ Hoàng Diệu ¨ Lưu Vĩnh Phúc ¨ Trương Định 2.1.2. Nhóm bài tập nhận thức lịch sử So với nhóm bài tập nhận biết thì nhóm bài tập nhận thức lịch sử khó và phức tạp hơn nhiều, giáo viên có thể xây dựng dưới dạng câu hỏi tổng hợp. Vì nó giúp các em hiểu biết mới về lịch sử xã hội bằng những phương thức giải quyết đã biết hoặc tạo ra những phương thức giải quyết mới mà trước đó học sinh chưa biết; đặc biệt nó rèn luyện năng lực độc lập suy nghĩ trong việc giải quyết vấn đề góp phần phát triển tư duy, khả năng lập luận, lý giải... của học sinh trong quá trình học tập lịch sử. Nhóm này, bao gồm hệ thống các loại, dạng bài tập như sau: - Bài tập xác định đặc trưng bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử (tiến bộ, phản động, bản chất giai cấp) giúp học sinh hiểu sâu sự kiện đang học. Ví dụ: (Cho bài 21) Hãy nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương. Và qua đó hãy phân tích tính chất, ưu nhược điểm của phong trào (Cần Vương) chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Ví dụ: (Cho bài 19, 20) Lịch sử nước ta vào cuối thế kỉ XIX có những khả năng nào để bảo vệ đất nước trước hoạ xâm lăng của Pháp? Việc mất nước có phải do nhân dân tiến hành khởi nghĩa như quan điểm của một số nhà sử học tư sản hay không? Vì sao? Hãy lí giải ý kiến của em?
  16. 9 - Bài tập xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử nhằm góp phần phát triển ở học sinh khả năng phân tích, tổng hợp để tìm ra nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử, phát hiện ra mối quan hệ, sự tương tác lịch sử để hiểu rõ bản chất của chúng. Ví dụ: (Cho bài 19, 20) Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884 bị thất bại. Ví dụ: (Cho bài 22) Tại sao thực dân Pháp hối hả tiến hành khai thác bóc lột ở Đông Dương? Phân tích những tác động của cuộc khai thác đó đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX? - Bài tập xác định bản chất của sự kiện và hiện tượng mới trên cơ sở sự hiện, hiện tượng khác nhằm gây cho học sinh hứng thú tìm kiếm kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã học. Ví dụ: (Cho bài 23) Nét chính về các xu hướng vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, trình bày và phân tích những điểm tích cực và hạn chế? So với cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX có điểm gì khác? Vì sao có sự khác biệt đó? Ví dụ: (cho bài 20, 21, 23, 24) Từ những kiến thức lịch sử đã học, hãy nêu những nhận xét của mình về đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất. - Bài tập xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kì lịch sử giúp học sinh hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống nhất, tính chất tiến bộ của lịch sử và tính phong phú đa dạng, cụ thể của các sự kiện, giai đoạn thời kì lịch sử. Ví dụ: (Cho bài 19) Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn đã diễn ra như thế nào? Tại sao nói chế độ quân chủ chuyên chế lúc này đã trở lên lỗi thời và kìm hãm sự phát triển?
  17. 10 Ví dụ: (Cho bài 19) Những thách thức lịch sử nào đặt ra cho Việt Nam trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe doạ từ bên ngoài? Chính sách đối nội, đối ngoại của triều Nguyễn đã được đề ra như thế nào? Vì sao triều Nguyễn lại thi hành chính sách như vậy? - Bài tập xác định mục đích của một sự kiện ở một giai đoạn, thời kì nhất định. Ví dụ: (Cho bài 21) Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương? Tại sao phong trào lại phát triển qua 2 giai đoạn. Hãy chỉ ra đặc điểm của mỗi giai đoạn? Ví dụ: (Cho bài 23) Sự ra đời và hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục và ảnh hưởng của nó trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. Bài tập nhằm rèn luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới, trên cơ sở so sánh đối chiếu với các kiến thức đã học. Ví dụ: (cho bài 21) Hãy so sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương với khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Qua đó hãy nhận xét về vai trò của nông dân trong khởi nghĩa. Đảng ta đã kế thừa, vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Mĩ như thế nào? Các cuộc khởi nghĩa Khởi nghĩa nông dân Nội dung so sánh Cần Vương Yên Thế Người lãnh đạo Mục tiêu Lực lượng tham gia Thời gian Địa bàn hoạt động Tính chất 2.1.3. Nhóm bài tập thực hành lịch sử
  18. 11 Nhằm làm cho học sinh có biểu tượng chính xác, giàu hình ảnh, biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống học tập, lao động vào công tác công ích xã hội. Vì vậy, nội dung bài tập thực hành giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành bộ môn; đồng thời làm cho học sinh biết phân tích, giải thích, trình bày nhận xét của mình về kết quả thực hành đó, qua đó bồi dưỡng cho các em những phẩm chất tốt đẹp, những hành động đúng. Nhóm bài tập này gồm nhiều loại, dạng sau đây: - Bài tập thực hành về xây dựng và sử dụng đồ dùng trực qua như vẽ bản đồ, lược đồ. Ví dụ: (cho bài 19,21): Vẽ lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì. Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế. Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê… - Bài tập vẽ sơ đồ. Ví dụ: (cho bài 22): Vẽ sơ đồ bộ máy cai trị của thực dân Pháp áp dụng trong buổi đầu thống trị nước ta. Vẽ sơ đồ biểu thị những nhân tố mới nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Bài tập vẽ đường (trục) thời gian. Ví dụ: (Cho bài 19, 20): Vẽ trục thời gian biểu diễn quá trình xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp từ năm 1858 đến 1885. Vẽ đường trục thời gian thể hiện cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1885. - Bài tập lập niên biểu. Ví dụ: (Cho bài 19, 20, 21, 23, 24): Lập niên biểu về các sự kiện quan trọng trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1918. Ví dụ (Cho bài 21) Lập bảng hệ thống kiến thức các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. Tên Diễn biến Ý nghĩa, Thời gian Địa bàn Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chính bài học - Bài tập lập bảng so sánh.
  19. 12 Ví dụ: (cho bài 21): Lập bảng so sánh về phong trào Cần Vương với phong trào nông dân Yên Thế theo các nội dung: thời gian, lãnh đạo, lực lượng, mục tiêu, địa bàn hoạt động, kết quả - ý nghĩa. 2.2. Giải pháp thứ 2: Cách thức giải quyết các bài tập trong dạy học lịch sử đối với giáo viên và học sinh. 2.2.1. Một số yêu cầu chung khi sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử đối với giáo viên Dạy học lịch sử nói chung, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng, đòi hỏi phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có bài tập. Phương pháp sử dụng bài tập lịch sử là một bộ phận của phương pháp dạy học bộ môn, cần phải tuân thủ những yêu cầu về mặt sư phạm. * Thứ nhất, sử dụng bài tập lịch sử phù hợp với mục đích dạy học nói chung, từng bài học cụ thể nói riêng. Đây là yêu cầu cơ bản nhất, vì sử dụng bài tập trong quá trình dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng đều phải nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển bộ môn qua từng chương, từng bài cụ thể chứ không thể tiến hành tuỳ tiện. Bài tập lịch sử, không chỉ để hình thành kiến thức, mà còn củng cố phát triển và sử dụng các kiến thức đó. Ví dụ khi dạy Bài 23 "Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất " ở lớp 11, nội dung kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm là: Biết và hiểu được vì sao đầu thế kỉ XX, ở nước ta đã nảy sinh một khuynh hướng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng cứu nước bạo động và cải cách của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Chứng minh những hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục là một cuộc cải cách văn hoá lớn. Đánh giá được vai trò vị trí của binh lính người Việt trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Trên cơ sở bài học giáo viên có thể ra bài tập về nhà cho học sinh làm như sau: Nét chính về các xu hướng vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, trình bày và phân tích những điểm tích cực và hạn
  20. 13 chế? So với cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX có điểm gì khác? Vì sao có sự khác biệt đó? Bài tập lịch sử, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ môn. Kỹ năng thực hành trong học tập lịch sử có nhiều loại, mỗi bài tập cần đạt được một hoặc một mặt nào đó của kỹ năng như vẽ sơ đồ, đồ thị, lập bảng biểu.. Sử dụng bài tập, còn nhằm thực hiện mục đích giáo dục như: Giáo dục tư tưởng, tình cảm, tinh thần, thái độ, ý thức học tập bộ môn góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Ví dụ khi làm bài tập: 1. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước? 2. Những hoạt động của Người trong những năm 1911 - 1918 nhằm mục đích gì? 3. So sánh về con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn với con đường cứu nước của những người yêu nước trước đó? 4. Những hoạt động đầu tiên của Người có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc? Từ đó, hình thành trong các em lòng kính trọng, mến yêu, biết ơn đối với các lãnh tụ và biết đấu tranh để bảo vệ và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay. * Thứ hai, bài tập lịch sử phải được sử dụng thường xuyên, mang tính hệ thống trong quá trình dạy học bộ môn. Hiện nay, có một số giáo viên ở trường THPT chưa nhận thức đúng về vai trò của bài tập trong quá trình dạy học lịch sử. Mặt khác, trong các tiêu chí đánh giá dự giờ, thanh tra chuyên môn cũng chưa có yêu cầu về việc giáo viên sử dụng bài tập trong quá trình dạy học như thế nào có đem lại hiệu quả hay không. Do vậy, công việc này vẫn được tiến hành một cách "ngẫu hứng" tuỳ thuộc vào năng lực và phương pháp dạy học của từng giáo viên. Để khắc phục tình trạng trên, tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Dựa vào kế hoạch đó giáo viên sẽ xây dựng nội dung bài tập cho cả năm học, từng khoá trình, từng chương, từng bài cụ thể, đồng thời cũng xác định biện pháp, hình thức sử dụng bài tập sao cho hiệu quả. .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2