intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi học tập trong giờ học toán 2

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua thực tế giảng dạy môn toán ở lớp 2, chất lượng học sinh đại trà cũng thấp, trong giờ học Toán học sinh yếu, trung bình còn rất căng thẳng, sợ sệt vì đôi lúc các em tiếp nhận kiến thức một cách miễn cưỡng, khá xa với kiến thức ở lớp 1. Các em rất chóng quên kiến thức cũ khi phải tiếp nhận một lượng kiến thức mới. Vì vậy những tiết học giáo viên củng cố, hệ thống kiến thức đã học các em sẽ mệt mỏi, rụt rè với những kiến thức chưa nắm chắc, Học sinh khá, giỏi có lúc lại nhàm chán với kiến thức cơ bản được giáo viên nhắc lại nhiều lần. Chính vì vậy, vận dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán ở lớp 2 sẽ giúp học sinh tích cực, tự giác, sáng tạo và hào hứng mà vẫn đảm bảo kiến thức, kỹ năng cần đạt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi học tập trong giờ học toán 2

  1. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2 A/ MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI     Theo yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên không   còn đóng vai trò truyền thụ  kiến thức cho học sinh chủ yếu bằng phương  pháp thuyết trình, giảng giải để  học sinh thụ  động nghe và ghi nhớ   như  trước đây   mà trở  thành người tổ  chức, điều khiển quá trình dạy học để  học sinh tích cực, chủ  động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên nói ít,   học sinh làm việc nhiều. Trò chơi trong dạy học môn toán  được hiểu là  hình thức học toán theo hứng thú vui chơi, dựa trên những tình huống thực   tiễn hay tình huống có vấn đề  trong dạy học toán nhằm để  học sinh lĩnh  hội, cũng cố, vận dụng kiến thức kỹ năng phương pháp toán đã được học,  những kinh nghiệm sống đã được tích luỹ  vào các tình huống một cách tự  giác, tích cực, độc lập, sáng tạo. Trò chơi trong học toán  ở  mức độ  nhất   định là cầu nối giữa kiến thức toán học và thực tiễn cuộc sống, bước đầu  hình thành năng lực toán học hoá các tình huống thực tiễn, hướng học sinh   vào hoạt động học toán, hoạt động trí tuệ, tích cực hoá hoạt động nhận   thức của học sinh. Đối với học sinh Tiểu học, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu   được. Vì vậy sử  dụng trò chơi học tập trong giờ  học toán là hết sức cần   thiết và có ích. Trò chơi học tập là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi,   giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của   học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: Thay đổi đội hình,  chống mệt mỏi, tăng cường khả  năng thực hành, vận dụng các kiến thức  đã học, phát triển hứng thú học tập, thói quen tập trung, tính độc lập, ham  hiểu biết và có khả năng suy luận. Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 1
  2. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2 Khi chơi, trẻ  tưởng tượng, suy ngẫm, thử  nghiệm, lập luận để  đạt  kết quả mà lại không nghĩ là mình đang học . Sự “ khô khan” của giờ  học   Toán do đó sẽ được giảm nhẹ , quá trình học tập sẽ được diễn ra tự nhiên  hơn, hấp dẫn hơn . Trong thực tiễn dạy học  ở  trường tiểu học, trò chơi học tập phần   lớn được xem như một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức mà học sinh   vừa được học trong tiết học. Tuy nhiên trò chơi học tập  có thể  được tổ  chức  ở  tất cả  các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau một bài học, khi  học sinh đã có những kiến thức tổng hợp hơn.           Qua thực tế giảng dạy môn toán ở lớp 2, chất lượng học sinh đại trà   cũng thấp, trong giờ học Toán học sinh yếu, trung bình còn rất căng thẳng,  sợ sệt vì đôi lúc các em tiếp nhận kiến thức một cách miễn cưỡng, khá xa   với kiến thức  ở  lớp 1. Các em rất chóng quên kiến thức cũ khi phải tiếp   nhận một lượng kiến thức mới. Vì vậy những tiết học giáo viên củng cố,   hệ thống kiến thức đã học các em sẽ mệt mỏi, rụt rè với những kiến thức  chưa nắm chắc, Học sinh khá, giỏi có lúc lại nhàm chán với kiến thức cơ  bản được giáo viên nhắc lại nhiều lần.           Từ  những lý do trên, trong quá trình dạy học tôi đã mạnh dạn vận   dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán ở lớp 2. Tôi thấy giờ dạy đạt   kết quả rất tốt, đảm bảo 3 đối tượng được tham gia vào trò chơi một cách  tích cực, tự giác, sáng tạo và hào hứng mà vẫn đảm bảo kiến thức, kỹ năng   cần đạt. Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 2
  3. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2 B. NỘI DUNG I.  THỰC TRẠNG DẠY HỌC TOÁN Qua nghiên cứu và qua quá trình thực nghiệm bản thân tôi đã nhận  thấy rằng, khi chúng ta biết vận dụng vào giờ học toán phù hợp, thì sẽ đạt   kết quả  giáo dục cao. Có thể  nói vui chơi là cần thiết và quan trọng gần   giống như : ăn, ngủ, học tập ... trong đời sống thường ngày của các em . Chính vì vậy dù được hướng dẫn hay không hướng dẫn các em vẫn  tìm mọi cách trong các điều kiện để chơi. Khi được chơi các em  tham  gia  hết sức tự  giác và chủ  động, đây là một yếu tố  rất quan trọng trong công  tác giáo dục trí tụê. Nhưng ở đây phải nói đến vai trò của người thầy là rất  quan trọng, vì muốn có tiết dạy đạt kết quả tốt thì người thầy phải nghiên  cứu tìm tòi các trò chơi và tổ chức chơi phải đảm  bảo được mục tiêu giờ  dạy, phải chuẩn bị  chu đáo phù hợp với các em . Không để  thời gian kéo  dài ảnh hưởng đến giờ học hoặc trẻ mất đi hứng thú trong giờ học. 1. NHỮNG THUẬN LỢI. a. Về giáo viên:  Đội ngũ giáo viên trong trường còn rất trẻ, năng động và vững vàng  về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. b. Về học sinh: Qua điều tra và trực tiếp giảng dạy lớp 2A 4, tôi thấy tất cả các em  đều rất hứng thú chơi trò chơi,  các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời  gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự  giác và chủ động. Khi chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như  niềm   vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn   thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không hoàn tất nhiệm vụ  của mình. Vì tập thể  mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả  năng để  mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là  Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 3
  4. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2 đặc tính thi đua rất cao trong các trò chơi. Vì vậy, khi đã tham gia trò chơi,   học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí  thông minh và sự sáng tạo của mình.           Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập của học sinh, giúp   học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự  giác, tích cực. Giúp học sinh rèn  luyện củng cố  kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích  luỹ qua hoạt động chơi. 2. NHỮNG KHÓ KHĂN              Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc vận dụng các trò chơi học   tập trong giờ học Toán còn gặp một số khó khăn sau: a. Với giáo viên:            Bên cạnh số đông giáo viên đã vận dụng tốt các trò chơi trong giờ  học toán còn một vài đồng chí chưa thực sự chú trọng đến việc vận dụng  các hình thức trò chơi, hoặc có vận dụng nhưng còn rất ít, các hình thức tổ  chức hoạt động còn đơn điệu. Sở  dĩ có tình trạng trên là do bản thân mỗi đồng chí giáo viên chưa  thấy hết được ý nghĩa tác dụng của trò chơi trong giờ học toán của các em .  Vì tài liệu hướng dẫn về vận dụng tổ chức trò chơi học tập còn hiếm , bên  cạch đó giáo viên không được tập huấn và dự  giờ mẫu. Song cũng có một  số giáo viên dạy lớp 2 có những ý tưởng là vận dụng trò chơi học tập vào   giờ học Toán, nhưng vì chưa được xây dựng thành quy trình, chưa được áp  dụng rộng rãi. Một số  giáo viên dạy Toán lớp 2 chưa linh hoạt lựa chọn các hình   thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài mà chỉ thiên về truyền đạt  kiến thức, yêu cầu học sinh phải ghi nhớ, phải nắm phương pháp giải  quyết rồi tái hiện lại để  giải quyết bài tập tương tự  một cách cứng nhắc  dập khuôn. Không gắn liền hoạt động dạy học với  ứng dụng thực tiễn,   không tạo ra sự hứng thú, tích cực học tập cho các em. b. Với học sinh: Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 4
  5. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2 ­ Các em chưa có nhiều ý thức học tập và một số em còn thiếu tự tin, khả  năng diễn đạt còn kém . ­ Trò chơi trong giờ học toán tạo hứng thú cho các em học tập, giúp cho các  em yêu thích, say mê tìm tòi, khám phá. Nhưng nếu không được sử  dụng   thích hợp, thường xuyên thì các em  sẽ bỡ ngỡ và lúng túng. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN               Trong quá trình phối hîp hoạt động dạy và học trên lớp, sau khi  hướng dẫn học sinh tiếp nhận một đơn vị  kiến thức toán hay củng cố  lại  kiến thức đã học, giáo viên giúp học sinh củng cố  lại lượng kiến thức đó   dưới dạng trò chơi: Điền kết quả  vào một bảng tóm tắt, trả  lời miệng,   điền số thích hợp vào ô trống, nối kết quả thích hợp…Nhìn kết quả các trò   chơi đó học sinh có thể  diễn đạt bằng ngôn ngữ  nói hoặc ngôn ngữ  viết  đối với kiến thức các em vừa luyện tập. Có thể tiến hành tổ chức trò chơi   theo từng cá nhân, từng cặp học sinh, từng nhóm hay cả lớp tuỳ t huéc vào  mức độ phức tạp của nôi dung trò chơi được chọn.              Việc giúp các em nhớ được kiến thức vừa học và hệ thống kiến   thức cũ giáo viên cần có sự  chuẩn bị  chu đáo trong việc đưa ra hệ  thống   câu hỏi, hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh dưới dạng   trò chơi. Việc tổ chức các trò chơi trong học toán đòi hỏi giáo viên là người  có nghệ  thuật tổ  chức, có hứng thú với trò chơi của học sinh, biết cách  điều khiển, là người trọng tài nghiêm ngặt. Không chú trọng cho học sinh  làm nhiều bài tập trong một thời gian quy định, cần phát hy tính tự giác, tích  cực của học sinh, cần hứng học sinh học toán dưới hình thức học mà chơi,   chơi mà học mà vẫn đạt kết quả cao trong học toán và đặc biệt là các em   khắc sâu kiến thức một cách có hệ thống. Iii. PHẠM VI ÁP DỤNG : Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 5
  6. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2           Trò chơi trong học toán ở lớp 2 có thể áp dụng xuyên suốt trong quá   trình học toán ở lớp 2, được thực hiện trong từng tiết học (có thể vận dụng  bài tập trong chương trình toán làm trò chơi hoặc bài tập đưa thêm vào cuối   tiết học để  củng cố), trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, trong giờ  phụ  đạo  thêm cho học sinh.    Trong quá trình áp dụng cho lớp tôi dạy, tôi đã tổ  chức cho học sinh các  dạng bài tập dưới dạng trò chơi trong từng phần học toán như sau:    * Khi dạy phần đọc, viết, so sánh c¸c số có hai (ba)chữ số, thực hiện  các trò chơi:    Ví dụ 1: Đọc (viết) số tiếp sau có hai (ba)chữ số      Trò chơi này được thực hiện cuối tiết học hoặc xen kẽ  trong tiết học,   cho học sinh thi đua giữa hai dãy bàn trong một thời gian quy định (số  người trong từng dãy bàn bằng nhau), một học sinh đầu bàn đọc (viết) một  số có hai (ba) chữ số bất kỳ, học sinh tiếp theo đọc (viết) số tiếp sau. Trò   chơi này củng cố tìm số liền sau của một số, thứ tự của dãy số.    Ví dụ  2: Trò chơi  “chính tả toán” : Giáo viên đọc số, học sinh viết  số (cứ viết 1 số xuống dòng) viết khoảng 10 số.     Trò chơi được tổ  chức cho cả  lớp cuối tiết học. Cả lớp thống nhất kết   quả đúng, học sinh tự kiểm tra và đánh giá bài làm của mình .    Ví dụ 3: Điền vào ô trống các số còn thiếu của dãy: 1 3 7 11 17 2 4 10 16 3 6 9 18 24 30 101 102 105 108 109 110 120 140 170 180 Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 6
  7. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2   Để học sinh hiểu quy luật các dãy số, có thể cho 5 nhóm của lớp thi đua   làm riêng. Việc kiểm tra có thể để các nhóm đổi cho nhau để đánh giá dưới   sự kiểm tra của giáo viên về tính đúng đắn hoặc sai lầm.     Ví dụ 4: Đọc nhanh, đúng các số trên thẻ học tập theo thứ tự từ bé   đến lớn và ngược lại 12 54 13 47 48 84 24 35 50    Trò chơi được tổ  chức cho từng nhóm đôi thi đua, nhau trình bày trước   lớp, thời gian qui định không quá 2 phút. Trò chơi dạng trên phát triển khả  năng quan sát tổng thể, các trường hợp riêng, khả năng chú ý và năng lực so  sánh đồng thời tạo không khí sôi nổi của học sinh.     * Trong quá trình dạy học sinh thực hiện bốn phép tính: cộng, trừ,  nhân, chia (phạm vi số tự nhiên được học). Để giúp học sinh củng cố  kỹ năng thực hiện bốn phép tính và kỹ  năng giải bài toán có hai phép   tính,ta có các trò chơi:     Ví dụ 1:             Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng sau: Tổng số lớn Hiệu số lớn Số lớn Số bé và số bé và số bé 30 10 … … … 6 16 … 25 10 … … … 3 … 14     Ví dụ 2:        Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng sau:     Trò chơi được thực hiện  ở  cuối tiết học (nếu còn thời gian) hoặc thời   Tích số lớn thương số lớn Số lớn Số bé gian phù hợp. cho các nhóm thi đua làm riêng (m Và số bé ỗi nhóm 4 h và sọốc sinh), m  bé ỗi  học sinh đ10 ều được thực hi 5 ện.  … … 9 … … 3 6 1 … …           … Lª ThÞ 2 Thu Ph¬ng –16 Trêng TiÓu häc TrÇn … Phó 7
  8. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2       * Khi dạy phần xem đồng hồ có thể cho học sinh làm bài tập dưới  dạng trò chơi sau:    Ví dụ :  Viết theo mẫu Thời điểm Kim giờ chỉ Kim phót chỉ 7 giờ số 7 số 12 5 giờ … … 12 giờ … … 13 giờ … … 15 giờ … … 20 giờ … … 24 giờ … …     Các trò chơi này được tổ  chức cho học sinh làm dưới dạng trò chơi tiếp  sức giữa 2 đội, giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, tạo không khí sôi   nổi, hứng thú học tập cho học sinh.     * Để củng cố nhận biết hình chữ  nhật, hình vuông, tính chu vi hình  chữ nhật, hình vuông ta có các bài tập tổ chức dưới dạng trò chơi sau:    Ví dụ 1:  Hình bên có                                              ­ Hình chữ nhật có ... hình                             }1 cm       ­ Hình vuông có …  hình                                              ­ Tổng chu vi các hình vuông là …cm                                                                  ­ Tổng chu vi các hình chữ nhật là… cm     Dạng trò chơi trên tổ  chức cho học sinh thực hiện theo nhóm đôi, việc   kiểm tra kết quả  được tiến hành dưới hình thức từng nhóm lần lượt đọc  kết quả nối tiếp, lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.   * Để  giúp học sinh củng cố, hệ  thống hoá kiến thức về  tìm thành   phần chưa biết, có thể cho học sinh làm bài tập dạng tổng hợp sau: Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 8
  9. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2  Ví dụ: Điền vào bảng theo mẫu: x  được gọi Cách tìm x Tìm x x + 27 = 42 Số hạng chưa  LÊy tæng  trừ   đi  x = 42 – 27 biết số hạng đã biết x = 15 16 +x = 39 x ­ 9 =16 25 – x = 12 5 ×x = 40 x  : 4 =  9 45 : x = 5     * Để giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo và hào hứng,  có thể  cho học sinh lồng ghép trong từng phần học toán với dạng trò chơi  tổ chức chung cho cả lớp        Với tất cả các bài tập thực hiện dưới dạng trò chơi trên có thể linh  hoạt tổ chức về hình thức, thời gian  sao cho phù hợp với thực tế lớp học,   phải là phương tiện hấp dẫn tạo khả  năng cuốn hút học sinh hình thành,  phát triển các năng lực, phẩm chất trí tuệ  vì trong quá trình tham gia trò  chơi học sinh cần huy động các thao tác tư  duy: Phân tích tổng hợp, khái  quát hoá, tương tự, các hoạt động khác một cách có chủ  định, hình thành ý  thức vượt khó, phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo cho học sinh. IV.KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 9
  10. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2    Với phương pháp dạy toán lồng ghép trò chơi như trình bày trên, lớp 2 tôi   dạy năm học 2009 – 2010 và năm học 2010 – 2011 học sinh đã có nhiều   tiến bộ về môn toán, cụ thể điểm thi định kì như sau: Năm học Điểm thi định  HS: K&G HS:TB HS:Y kì Giữa học kì I 71 % 23% 6% 2009­2010 Cuối học  kì I 77% 20% 3% Giữa học kì II 80% 20% 0 Cuối học kì II 86% 14% 0 2010­2011 Giữa học kì I 91% 9% 0 Cuối học  kì I 94% 6% 0 Giữa học kì II 94% 6% 0 Cuối học kì II C / KẾT LUẬN Qua một thời gian ngắn, sau khi vận dụng các trò chơi học tập trong   giờ học Toán lớp 2 tôi thấy:  Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 10
  11. Trß ch¬i häc tËp trong giê häc to¸n 2 Không khí  tiết học sôi nổi sinh  động không bó  hẹp, không nhàm  chán, không khuôn mẫu, học sinh tiếp thu bài nhanh và kích thích sự tìm tòi,  sáng tạo của học sinh, tạo cơ hội cho các em thể hiện mình. Thông qua các trò chơi học tập, học sinh vận dung kiến thức, hoạt  bát và mạnh dạn hơn, ứng xử nhanh hơn. Từ việc khẳng định được ý nghĩa của phương pháp tổ  chức trò chơi  học tập, giúp cho giáo viên có ý thức tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực của   bản thân, đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn, tổ chức trò chơi học tập cho học  sinh. Tuy nhiên để  vận dụng các trò chơi một cách có hiệu quả  vào dạy  học, người giáo viên phải biết vận dụng trò chơi một cách hợp lý, linh hoạt  để đạt được mục tiêu bài học và giúp cho các em phát triển phẩm chất đạo   đức như  : Tình đoàn kết, lòng trung thực, tính kiên trì giúp đỡ  nhau trong  học tập và cùng nhau tiến bộ. Phú Sơn, ngày  25 tháng  2 năm   2011       Người thực hiện Lê Thị Thu Phương  Lª ThÞ Thu Ph¬ng – Trêng TiÓu häc TrÇn Phó 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0