intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và giảng dạy ở các nhà trường

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

77
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ thông tin đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Đối với ngành GD&ĐT, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lí và giảng dạy đã đem lại một hiệu quả tích cực: Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lí nhân sự, quản lí chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và giảng dạy ở các nhà trường

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lời mở đầu: Trong thời đại hiện nay, nhờ  có những thành tựu của công nghệ  thông  tin mà thế  giới đã và đang chứng kiến những thay đổi có tính bứt phá trong  mọi hoạt động phát triển kinh tế  ­ xã hội. Công nghệ  thông tin đã góp phần   tích cực cho việc tạo ra những nhân tố  năng động mới, cho quá trình hình  thành nền kinh tế  tri thức và xã hội thông tin. Sự  phát triển như  vũ bão của   ngành khoa học và công nghệ  thông tin đã đem lại những thành tựu to lớn  trong mọi hoạt động của con người. Đối với ngành GD&ĐT, việc  ứng dụng  công nghệ  thông tin vào quá trình quản lí và giảng dạy đã đem lại một hiệu   quả tích cực: Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lí  nhân sự, quản lí chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học. Các văn bản chỉ đạo của  Đảng và Nhà nước ta về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ  thông tin phục  vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ trọng tâm của   ngành GD&ĐT là đào tạo nguồn nhân lực về  công nghệ  thông tin và đẩy   mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Giáo dục và Đào tạo. Công  nghệ thông tin đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và  hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách phát hiện và giải  quyết vấn đề  càng có nhiều điều kiện để   ứng dụng rộng rãi. Các hình thức   dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân hay đồng loạt cũng có những đổi mới   trong môi trường công nghệ  thông tin. Do sự  phát triển như  vũ bão của công  nghệ  thông tin mà giáo viên đều có trong tay nhiều công cụ  hỗ  trợ  cho quá   trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các   phần mềm dạy học mà tất cảc các đối tượng học sinh đều có thể  hoạt động  tốt trong môi trường học tập. Nhờ  có máy tính điện tử  mà việc thiết kế  kế  hoạch bài học và giảng dạy trên máy tính trở  nên sinh động hơn, tiết kiệm  được nhiều thời gian hơn so với các cách dạy truyền thống, chỉ  cần bấm  chuột vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng với những  hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự  chú ý và tao hứng thú đối với  các em học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên sẽ  có nhiều thời gian  đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động nhiều hơn  trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt của công nghệ thông tin đã  nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy  và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của mỗi con người. Chính vì vậy,  mục tiêu cuối cùng của việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong dạy học là   nâng cao một bước cơ  bản về  chất lượng học tập của học sinh, tạo ra môi  trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần là thầy đọc, trò   1
  2. chép, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri  thức. Hoà nhập với xu thế  chung của thời đại nhằm thúc đẩy tiến trình đổi  mới các nhà trường theo hướng hội nhập, đồng thời thực hiện tốt mục tiêu  nhiệm vụ năm học, Phòng GD&ĐT Đông Sơn trong 2 năm qua đã chỉ đạo các  nhà trường triển khai  ứng dụng công nghệ  thông tin trong quản lí và trong  giảng dạy nhằm góp phần đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng  giáo dục toàn diện các bậc học. Có thể  nói việc vận dụng những  ứng dụng  công nghệ  thông tin đã đem lại những hiệu quả đáng khích lệ  trong quá trình   quản lí và giảng dạy tại các nhà trường Tiểu học trong 2 năm học 2009 –   2010 và 2010 – 2011. Đặc biệt trong năm học 2010 – 2011, việc chỉ đạo  ứng  dụng công nghệ thông tin vào quản lí và giảng dạy đã đem lại những kết quả  thiết thực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, chất  lượng đại trà được chuyển biến tích cực, chất lượng khá giỏi được nâng cao.  Điều đó khẳng định rằng tư  tưởng chỉ  đạo của các cấp đã được cơ  sở  tiếp   thu, triển khai thực hiện có hiệu quả tốt. II. Thực trạng việc chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp tiểu học  huyện Đông Sơn: Quán triệt tinh thần chỉ  đạo của Bộ  GD&ĐT, Sở  GD&ĐT Thanh Hoá,  Phòng GD&ĐT huyện Đông Sơn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong  quản lí và giảng dạy, trong những năm học trước đây, dưới sự  chỉ  đạo của   Phòng GD&ĐT, các trường Tiểu học đã tiến hành phát động đội ngũ giáo viên   soạn bài trên máy vi tính. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản   lí và đội ngũ giáo viên tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin, Phòng GD&ĐT  đã liên tục mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng cập nhật kiến thức về công nghệ  thông tin. Đến năm học 2008 – 2009, 100% đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên   Tiểu học trong toàn huyện đã được cấp chứng chỉ  từ  loại khá trở  lên. Chính   việc làm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho dội ngũ cán bộ  quản lí và giáo   viên từng bước tiếp cận  ứng dụng công nghệ  thông tin vào quản lí và giảng   dạy có hiệu quả. Đối với công tác quản lí giáo dục tại các nhà trường, việc   vân dụng công nghệ  thông tin đã tạo ra một phương thức nhẹ  nhàng trong  việc thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo. Đối với giáo viên, trong quá trình đổi   mới phương pháp dạy học, nếu có sự  cân nhắc và lựa chọn nội dung kiến  thức cần truyền thụ cho học sinh hợp lí thì giáo án điện tử là một trong những   hình thức đổi mới có hiệu quả cao. Ngoài việc mở lớp tập huấn bồi dưỡng kĩ  năng cơ bản để ứng dụng công nghệ thông tin, về phía huyện, năm học 2007  – 2008 đã đầu tư  kinh phí mua sắm cho mỗi trường Tiểu học 01 bộ  máy vi  tính; năm học 2008 – 2009 đầu tư  cho 2 đơn vị  có phòng máy vi tính (TH  2
  3. Đ.Yên, TH Đ.Anh); Năm học 2009 – 2010 đầu tư  cho 4 đơn vị  có phòng máy  vi tính (TH Đ.Thanh, TH Đ.Hoàng, TH Đ.Văn, TH Đ.Hưng). Có thể  nói số  lượng đơn vị  có phòng máy vi tính chưa nhiều, song đó cũng chính là những  điểm khởi đầu cho việc chỉ  đạo và thực hiện  ứng dụng công nghệ  thông tin  trong các nhà trường. Tính đến thời điểm năm học 2009 – 2010, 100% đội ngũ  giáo viên soạn bài trên máy vi tính và thiết kế một số giáo án điện tử để giảng  dạy  ở  các môn học. Năm học 2010 – 2011, 22/22 trường Tiểu học đã được  nối mạng Internet và thường xuyên cập nhật thông tin qua hộp thư  điện tử.  Tuy nhiên, bước đầu thực hiện thiết kế  giáo án điện tử  cũng còn gặp nhiều   khó khăn, phải đầu tư  nhiều thời gian, song tất cả  các nhà trường đã mạnh   dạn chỉ đạo thực hiện. Vậy, làm thế  nào để  việc ứng dụng công nghệ  thông   tin vào quản lí và giảng dạy có hiệu quả tốt nhằm góp phần đổi mới công tác   quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục  ở  các nhà trường Tiểu học? Đó là  một câu hỏi mà các nhà quản lí chỉ đạo cần phải quan tâm. Xuất phát từ  tình  hình thực tế  của các nhà trường Tiểu học, bản thân tôi đã có những trăn trở,  suy nghĩ, cùng với đồng nghiệp tìm ra những biện pháp chỉ  đạo có hiệu quả,   đáp ứng từng bước việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và  giảng dạy ở các nhà trường trong những năm học vừa qua. 3
  4. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện thực hiện: 1. Triển khai và quán triệt tinh thần chỉ  đạo của Bộ  GD&ĐT về  việc   ứng dụng công nghệ thông tin đến đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên: Quán triệt và thực hiện tinh thần văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT  số   896/BGDĐT­GDTH  ngày   13/0282006  và   hướng  dẫn  số   8232/  BGDĐT­ GDTH: Tiếp tục đổi mới phương pháp quản lí, khuyến khích đội ngũ sử dụng  công nghệ  thông tin trong quá trình giảng dạy, tập trung chỉ   đạo đổi mới   phương pháp dạy học và đổi mới cách soạn bài, góp phần đem lại cho học   sinh những giờ dạy thật sự bổ ích và sinh động. Phòng GD&ĐT huyện đã tổ  chức triển khai kịp thời văn bản chỉ đạo của Bộ đến đội ngũ cán bộ quản lí và  đội ngũ giáo viên trong toàn huyện để  mọi người thấy rõ tầm quan trọng và  lợi ích thiết thực của việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả  tốt trong quá trình quản lí chỉ đạo và giảng dạy trong các nhà trường hiện nay.  Đội ngũ cán bộ  quản lí và giáo viên đã hiểu được mục đích của việc  ứng   dụng công nghệ  thông tin vào nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói   riêng là sử  dụng công nghệ  thông tin như  một công cụ  lao động trí tuệ, giúp  lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy giáo, cô   giáo nâng cao chất lượng dạy học, trang bị  cho học sinh kiến thức về công  nghệ  thông tin, học sinh sử  dụng máy tính như  một công cụ  học tập nhằm   nâng cao chất lượng học tập góp phần rèn luyện một số phẩm chất cần thiết   của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để  xây dựng cơ sở hạ tầng và   mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại: Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đòi hỏi phải có một sự  đầu tư  cơ  sở  vật chất nhất định nhằm vào mục tiêu hỗ  trợ  giáo viên giảng  dạy, hỗ trợ học sinh học tập và hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục. Để  có được   4
  5. một cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các nhà  trường Tiểu học là một vấn đề  hết sức khó khăn trong điều kiện là cấp học   Phổ cập không được thu tiền học phí. Nếu như trong mỗi năm học không làm   tốt công tác xã hội hoá để  huy động nguồn lực đầu tư  cho giáo dục thì chắc   chắn các nhà trường khó có thể  thực hiện được tinh thần chỉ  đạo của ngành.  Chính vì vậy, trong những năm học vừa qua ngành GD&ĐT Huyện Đông Sơn  đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục huy động  kinh phí xây dựng phòng máy, mua sắm trang thiết bị  dạy học hiện đại với   tổng kinh phí 1 tỉ  760 triệu đồng. Trong 2 năm học 2009 ­ 2010; 2010 ­ 2011  tất cả các nhà trường đã đầu tư  xây dựng được 7 phòng máy ( TH Đ Hoàng,   TH Đ Anh, TH Đ Hưng, TH Đ Thanh, TH Đ Văn, TH Đ Tân, TH Thị  trấn),   22/22 trường mua sắm được 188 máy vi tính, Laptop; 17 máy Projecter, Riêng  đơn vị  Tiểu học Đông Hưng là đơn vị  đi đầu của bậc Tiểu học Đông Sơn  trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí và dạy học có hiệu quả.   Trong năm học 2010 – 2011, Tiểu học Đông Hưng đã huy động phụ huynh và   địa phương đầu tư  80 triệu đồng mua sắm trang thiết bị  lắp đặt hệ  thống  Camera gồm 20 chíp điện tử  phục vụ  cho công tác quản lí chỉ  đạo của Ban   giám hiệu nhà trường. Nhờ  làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, các nhà   trường đã từng bước đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ  công tác quản lí cũng như công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên,  đó chính   là kết quả bước đầu làm cơ sở cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông  tin  ở  các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các môn  học. Ngoài ra, các nhà trường đã tuyên truyền đến lực lượng cha mẹ học sinh   đầu tư  mua sắm máy vi tính, nối mạng tạo điều kiện cho các em học sinh  tham gia giải Toán và Tiếng Anh qua mạng Internet. 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn về  công nghệ  thông tin   cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên: Đưa công nghệ thông tin vào nhà trường nói chung và trường Tiểu học   nói riêng là một công việc cần thiết, cấp bách và dài hơi. Nó cần đến tầm  nhìn xa của cán bộ  quản lí các cấp, cần tới một định hướng triển khai đúng  đắn. Đội ngũ giáo viên Tiểu học có vai trò quyết định nhất trong việc  ứng  dụng công nghệ thông tin vào bậc Tiểu học. Vì thế  việc xây dựng kế  hoạch   bồi dưỡng giáo viên sử  dụng các phần mềm dạy học để  dạy các bộ  môn cụ  thể là một việc làm hết sức cần thiết. Ngay từ  năm học 2007 – 2008, Phòng GD&ĐT  đã phối hợp với Sở  GD&ĐT liên tục mở  các lớp tập huấn bồi dưỡng về  công nghệ  thông tin  trước hết cho đội ngũ cán bộ  quản lí và tiếp đó đến đội ngũ giáo viên, hiện  nay 100% đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đã được phổ cập trình độ về Tin   5
  6. học, các nhà trường đã chủ động mời chuyên gia về trường mở lớp bồi dưỡng   tập huấn cho đội ngũ cách khai thác và sử  dụng các phần mềm thiết kế giáo   án điện tử, việc tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và trong  giảng dạy đã từng bước đem lại hiệu quả  thiết thực. Hiện nay giáo viên đã   biết khai thác các dữ liệu cần thiết trên mạng Internet để tìm kiếm các thông  tin phục vụ cho bài giảng, chính vì vậy chất lượng giờ dạy đã được nâng lên   rõ rệt, chất lượng học tập của học sinh cũng có chuyển biến tích cực nhờ ứng   dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Những nội dung cơ  bản tập huấn cho đội ngũ cán bộ  quản lí và giáo  viên đó là: ­ Biết khai thác dữ  liệu trên mạng Internet để  tìm kiếm thông tin, hình  ảnh, phim tư liệu để lựa chọn tư liệu phù hợp với nội dung bài giảng. ­ Cách thiết kế giáo án điện tử gồm các bước: Khởi động chương trình   PowerPoint; Tạo khung hình mẫu; Tạo nền bằng nền mẫu; Tạo nền bằng   màu ­ Kiểu nền ­ Hình ảnh; Tạo hiệu ứng nền; Tạo chữ; Thiết lập hiệu  ứng;   Chèn phim và âm thanh. ­ Một số thủ thuật khi thiết kế giáo án điện tử ( giảm dung lượng hình  ảnh; giảm dung lượng file âm thanh; giảm dung lượng các file video; cái gì   cần nhúng (chèn) vào bài giảng, cái gì cần liên kết…). 4. Vận dụng công nghệ  thông tin vào quá trình quản lí và chỉ  đạo nhà   trường: Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường ngay từ đầu năm học quán triệt  đội ngũ về  tinh thần làm việc: Tất cả  các bộ  phận cần  ứng dụng những kĩ  năng đã được tập huấn về công nghệ thông tin để thực hiện có hiệu quả công  tác của mình. Trong các buổi hội họp triển khai những nội dung trọng tâm   trong năm học, trong từng tháng, Ban giám hiệu đều thực hiện thông qua hình  thức trình chiếu để  giáo viên dễ theo dõi, nắm bắt các nội dung và đồng thời   rút ngắn thời gian hội họp. Các bộ phận có thể gửi kế hoạch hoạt động hoặc   giáo án điện tử qua địa chỉ Email của nhà trường, trên cơ sở đó Ban giám hiệu  sẽ góp ý trao đổi và bổ sung những vấn đề cần thiết để hoàn chỉnh kế hoạch  hoặc các bài dạy. Các nhà trường công khai địa chỉ Email để khi cần giáo viên có thể chủ  động liên hệ, trao đổi công việc. Qua việc thực hiện trao đổi thông tin, Ban   giám hiệu sẽ  nắm bắt tâm tư  nguyện vọng của một số  giáo viên, qua đó có  thể  động viên kịp thời, chia sẻ  những vướng mắc, khó khăn của giáo viên  trong quá trình giảng dạy. Hiệu trưởng các nhà trường thường xuyên chỉ đạo các bộ phận truy cập   mạng Internet để  lấy thông tin, kịp thời nắm bắt các văn bản chỉ  đạo, kế  6
  7. hoạch, các hoạt động theo lịch công tác của Phòng GD&ĐT để chủ động trong  công việc quản lí chỉ đạo tại trường. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin  trong quản lí chỉ đạo theo đúng Quyết định của Giám đốc Sở GD&ĐT đã ban   hành. Ngoài việc trao đổi thông tin qua hộp thư  điện tử  thường xuyên, trong  công tác quản lí chỉ đạo nền nếp dạy và học, đơn vị Tiểu học Đông Hưng đã   dẫn đầu các trường Tiểu học trong huyện quản lí mọi hoạt động của thầy và  trò qua hệ  thống Camera đây là một việc làm thiết thực nhằm đổi mới công  tác quản lí để nâng cao chất lượng dạy và học. 5. Tổ chức chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng   dạy của giáo viên:  Ngay từ  đầu năm học, Phòng GD&ĐT đã chỉ  đạo các nhà trường tổ  chức chuyên đề: Nâng cao hiệu quả trong việc  ứng dụng công nghệ thông tin  vào giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Qua chuyên đề  bồi dưỡng giáo viên  được thực hành một số  kĩ năng cơ  bản: cách truy cập vào trang web để  lấy   thông tin, hình  ảnh, đoạn phim…, cách chèn hình  ảnh, cắt đoạn phim, tạo   những hiệu ứng liên kết các slide, những việc làm cần thiết để phục vụ thiết  kế  giáo án điện tử. Các nhà trường huy động nguồn kinh phí trang bị  máy   chiếu đa năng, màn hình cố định tại phòng học để giáo viên thực hiện các tiết   dạy được thuận tiện. Động viên khuyến khích đội ngũ giáo viên mua sắm máy  tính sách tay theo hình thức trả góp để giáo viên có phương tiện soạn bài trên  máy tính và thiết kế giáo án điện tử được thuận lợi. Ngoài   ra,   thông   qua   việc   tổ   chức   sinh   hoạt   chuyên   môn   theo   cụm  trường, các đơn vị  tổ  chức đăng cai triển khai các tiết dạy bằng giáo án điện  tử  để cùng nhau dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy, cách thiết kế bài dạy và sử  dụng phương tiện trình chiếu sao cho có hiệu quả nhất. Trong năm học 2010  – 2011, Phòng GD&ĐT đã tổ  chức được 60 tiết dạy bằng giáo án điện tử  thông qua sinh hoạt cụm chuyên môn, trong đó số  tiết xếp dạy giỏi: 45; xếp   khá: 15 6. Tổ  chức chỉ  đạo  ứng dụng công nghệ  thông tin vào hoạt động học   tập của học sinh: Để  việc tổ chức cho học sinh  ứng dụng công nghệ  thông tin trong học   tập, ngoài các tiết học trên phòng máy, các nhà trường vận động cha mẹ  học   sinh tạo điều kiện mua sắm máy vi tính cho học sinh tự học ở nhà, mặc dù là   địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đa số các gia đình làm nghề nông là chủ  yếu nhưng do việc tuyên truyền của nhà trường, phụ huynh thấy được lợi ích  của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập hiện nay là một điều vô  cùng quan trọng và đông đảo phụ huynh đã đồng tình ủng hộ. 7
  8. Ở  trường, tất cả  học sinh được làm quen với máy vi tính, giáo viên  hướng dẫn cho các em các kĩ năng cơ  bản để  thực hiện các thao tác trên máy  vi tính tham gia các kì thi Giải toán qua mạng Internet, Olympic Tiếng Anh qua   mạng Internet, trên cơ  sở  đó về nhà các em có thể tự  học để  nâng cao các  kĩ   năng cơ bản. Năm học 2010 ­2011, số lượng học sinh tham gia các kì thi giải   Toán và Tiếng Anh qua mạng Internet đã tăng lên rất nhiều so với năm học   2009 – 2010. Qua các vòng thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc   gia, huyện Đông Sơn có rất nhiều học sinh đạt điểm cao và đạt giải cấp tỉnh,   cấp quốc gia môn Tiếng Anh qua mạng. II. Kết quả đạt được: Trong năm học 2010 ­ 2011, việc chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin  trong quản lí và giảng dạy ở các trường Tiểu học đã đạt được những kết quả  cụ thể như sau: 1. Về công tác quản lí chỉ đạo: ­ 22/22 trường tiểu học đã được nối mạng Internet, thường xuyên cập  nhật thông tin, trao đổi thông tin qua hộp thư  điện tử  theo QĐ của Giám đốc  Sở GD&ĐT Thanh Hóa.  ­ 01 đơn vị (Tiểu học Đông Hưng) đã đầu tư  trang bị hệ thống Camera  gắn chíp điện tử để quản lí mọi hoạt động của nhà trường trong năm học, đây  là đơn vị đi đầu trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu   quả cao ở bậc Tiểu học huyện Đông Sơn. 2. Về hoạt động dạy học: ­ 100% giáo viên soạn bài trên máy vi tính, không còn tình trạng giáo viên  soạn bài viết tay. ­ Toàn huyện đã thực hiện được 1204 giáo án điện tử  giảng dạy  ở  tất cả  các khối lớp và các môn học, giáo viên đã từng bước có kĩ năng soạn giảng  trên phương tiện máy móc hiện đại góp phần tạo hứng thú học tập cho học   sinh, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy và học. Giáo viên đã có sự  lựa chọn các bài dạy phù hợp để đầu tư thiết kế giáo án điện tử, biết phát huy  tối đa những  ưu thế trong việc  ứng dụng công nghệ  thông tin vào giảng dạy,   tạo cho lớp học thật sự sinh động với những hiệu quả về âm thanh, hình ảnh  mà chỉ có giáo án điện tử mới thực hiện được những hiệu quả tích cực này. ­ Thống kê các tiết soạn giảng bằng giáo án điện tử trong năm học 2010 –  2011 (Sinh hoạt cụm chuyên môn; thao giảng GVG; dạy theo thời khóa biểu): + Tổng số tiết dạy bằng giáo án điện tử: 1204 tiết; 100% số tiết dạy xếp   khá và giỏi. + Tổng số tiết xếp loại giỏi: 281 tiết 8
  9. Khối  Số tiết xếp  TT Tên trường Môn dạy lớp loại giỏi TV, Toán, TN­XH,  1. TH Đ Hoàng 1 – 5 19 Khoa học, Lịch sử 2. TH Đ Ninh 1 – 5 TV, Toán, TN­XH 7 TV, Thủ công, Đ.đức,  3. TH Đ Khê 1 – 5 5 Toán TV, Toán, Đ.đức,  4. TH Đ Hòa 1 – 5 5 TN­XH, Khoa học TV, Toán, Đ.đức,  5. TH Đ Minh 1 – 5 TN­XH, T. Anh,  14 Khoa học , LS&ĐL TV, Toán, Khoa học,  6. TH Đ Anh 1 – 5 5 T. Anh, LSử TV, Toán, Mĩ thuật,  7. TH Đ Xuân 1 – 5 Đ. đức, T. Anh, ÂN,  8 Khoa học TV, Toán, Đ.đức,  8. TH Đ Tân 1 – 5 11 TN­XH, T.Anh, Địa lí Đ. đức, Thủ công,  9. TH Đ Thịnh 1 – 5 5 LS&ĐL, ÂN TV, TN­XH, Địa lí,  10. TH Đ Yên 1 – 5 6 T.Anh TV, Toán, Đ.đức, TN­ 11. TH Đ Văn 1 – 5 XH, T. Anh, Khoa  13 học , LS&ĐL TV, Mĩ thuật, TN­XH,  ÂN, Thủ công,  12. TH Đ Phú 1 – 5 14 Khoa học, Địa lí,  T. Anh TV, Toán, Đ.đức,  13. TH Đ Nam 1 – 5 TN­XH, T. Anh,  17 Khoa học , LS&ĐL TV, Toán, Đ.đức,  14. TH Đ Vinh 1 – 5 6 TN­XH, Khoa học 15. TH Đ Quang 1 – 5 TV, Toán, ÂN 3 16. TH Đ Hưng 1 – 5 TV, Toán, Đ.đức,  54 9
  10. TN­XH, T.Anh,  Khoa học , LS&ĐL,  Thủ công, Mĩ thuật TV, Toán, ÂN, 17. TH Đ Lĩnh A 1 – 5 4  Mĩ thuật TV, Toán, TN­XH,  18. TH Đ Lĩnh B 1 – 5 T.Anh, Khoa học,  13 LS&ĐL 19. TH Đ Tiến A 1 – 5 TV, ÂN, Toán, Đ.đức 4 TV, Đ đức, Mĩ thuật,  20. TH Đ Tiến B 1 – 5 10 T.Anh TV, Toán, Đ.đức,  21. TH Đ Thanh 1 – 5 TN­XH, T Anh,  34 Khoa học , LS&ĐL TV, Toán, Đ.đức, TN­ XH, T Anh, Khoa học ,  22. TH Thị trấn 1 – 5 24 LS&ĐL, Thủ công,  Mĩ thuật Cộng: 281 3. Về chất lượng giáo dục: Việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong giảng dạy của giáo viên đã  thực sự mang lại những kết quả đáng phấn khởi, học sinh ham thích học tập  đối với những tiết dạy bằng giáo án điện tử thiết kế chương trình Powerpiont,  học sinh tiếp thu bài một cách chủ  động và có nhiều thời gian để  thực hành  luyện tập, chất lượng học tập đạt kết quả  cao. Việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong giảng dạy của giáo viên là một  ưu thế  cơ  bản giúp học sinh   đổi mới phương pháp học tập giúp các em phát huy tối đa khả  năng sáng tạo  của bản thân mình trong quá trình học tập, kết quả cụ thể: + Chất lượng đại trà: Học sinh lên lớp thẳng: 98.7%, trong đó tỉ lệ  khá  giỏi: 77.7%. + Số  lượng học sinh dự  thi và đạt giải qua các kì thi giải Toán qua   mạng, Olympic Tiếng Anh qua mạng: Môn thi TS HS dự  Đạt giải cấp  Đạt giải cấp  Đạt giải cấp  thi huyện tỉnh quốc gia Toán 538 274 Không tổ chức Không tổ chức 10
  11. Tiếng  294 141 35 5 Anh C. KẾT LUẬN: Với sự phát triển như vũ bão của ngành Khoa học và Công nghệ đã và đang   đem lại những thành tựu hết sức to lớn trong mọi hoạt động của con người  trên toàn cầu. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, việc ứng dụng công nghệ  thông tin vào trong quá trình quản lí và dạy học đã đem lại những kết quả tích   cực, mọi thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lí nhân  sự, quản lí chuyên môn nhẹ  nhàng và khoa học, các bài giảng thiết kế  bằng  giáo án điện tử giảng dạy đạt hiệu quả cao. Hiện nay, việc hiểu biết và vận   dụng công nghệ thông tin vào quản lí và giảng dạy là một việc làm cần thiết  11
  12. nhằm mục đích đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng dạy học.   Thực hiện tốt công tác chỉ  đạo  ứng dụng công nghệ  thông tin trong quá trình  quản lí và dạy học chắc chắn sẽ  đem lại những hiệu quả  tích cực góp phần   thúc đẩy tiến trình đổi mới các nhà trường theo hướng hội nhập và phát triển  bền vững trong tương lai. Vấn đề  đổi mới phương pháp dạy học hiện nay   đang là vấn đề  quan tâm để  nâng cao chất lượng dạy học, đó là một trong  những mục tiêu quan trọng nhất trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ  thông  hiện nay. Để  việc  ứng dụng công nghệ  thông tin nhằm đổi mới công  tác quản lí, đổi mới công tác giảng dạy là một công việc lâu dài, khó khăn đòi   hỏi rất nhiều các điều kiện về  cơ  sở  vật chất, về tài chính và năng lực của   đội ngũ cán bộ  quản lí, đội ngũ giáo viên. Vì vậy, để  đẩy mạnh việc  ứng  dụng công nghệ  thông tin trong quản lí và dạy học trong thời gian tới ngày  một hiệu quả hơn cần phải quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau đây: ­ Thường xuyên mở  các lớp chuyên đề  về   ứng dụng công nghệ  thông  tin để bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng cơ bản cho đội ngũ cán bộ quản lí và đội  ngũ giáo viên. ­ Nhà nước cần có một nguồn kinh phí tăng cường đầu tư, nâng cao và  hiện đại hoá thiết bị công nghệ dạy học đầu tư cho các nhà trường, đảm bảo  tất cả  các trường đều có trang thiết bị  dạy học hiện đại, tạo điều kiện cho  đội ngũ ứng dụng có hiệu quả tốt. ­ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin có chất lượng tốt để tất  cả các trường học kết nối và khai thác mạng Internet một cách tốt nhất. ­ Cần có sự  chỉ  đạo đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính  chất pháp quy để  giúp các nhà trường có cơ  sở  huy động nguồn vốn đầu tư  cho hoạt động này, nhằm góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình  thức dạy học và quản lí giáo dục, tạo nên được sự  kết hợp giữa nhà trường,  gia đình, xã hội thông qua mạng Internet, làm cơ  sở  tiến tới một xã hội học  tập trong thời đại công nghệ số./. Ngày 16 tháng 4 năm 2011 Người viết Lưu Thị Diệp 12
  13. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………        CHỦ TỊCH HĐKH                Chu Quang Phúc 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2