Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5
lượt xem 5
download
Sáng kiến này nhằm tạo cho học sinh có khả năng nhận biết các yếu tố thuộc về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường qua đó liên hệ đến tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Chủ đề này giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí hơn; biết đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. MỤC LỤC Trang Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................2 II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................4 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................4 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................5 Phần hai: NỘI DUNG .........................................................................................................5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................5 II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY ........................................................................6 III. NỘI DUNG THỰC HIỆN...........................................................................7 1. CHUẨN BỊ.......................................................................................................8 1.1 GIÁO VIÊN...................................................................................................8 1.2 HỌC SINH...................................................................................................16 IV. HIỆU QUẢ .................................................................................................18 Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 1
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Phần ba: KẾT LUẬN........................................................................................................26 Tài liệu tham khảo............................................................................................28 Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu. Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tầm quan trong đặc biệt của môn học này ở cấp Trung học cơ sở đó chính là nó góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh cho học sinh giúp học sinh hiểu biết phân biệt lẽ phải trái; biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha. Hơn nữa, Giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông….. đặc biệt khi kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Như vậy theo tôi dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học nhằm góp phần vào nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần đào tạo nên những công dân toàn diện cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề bức thiết trong giáo dục ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Bởi xã hội luôn phát triển, luôn đổi mới, con người cũng phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Nhưng đổi mới như thế nào để đạt hiệu quả cao? Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: dạy học theo hướng vận dụng kiến thức liên môn, trong đó kiến Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 2
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. thức liên môn Giáo dục bảo vệ môi trường là hai nội dung được áp dụng vào trong giảng dạy tất cả các phân môn trong hệ thống giáo dục. Môn GDCD cấp Trung học cơ sở cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy vì sao lại phải tích hợp hai nội dung này vào quá trình giảng dạy các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng? Trước tiên, vì sao phải vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn GDCD cấp THCS. Bởi mục tiêu chung của giáo dục hiện nay là: dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (trong đó năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống rất được đề cao. Bởi nó góp phần hình thành những con người mới, phù hợp với xu thế mới của thời đại. Để giải quyết những vấn đề này (cả về tự nhiên và xã hội) có hiệu quả đòi hỏi học sinh phải vận dụng ki ến th ức liên quan đến nhiều môn học. Chúng ta biết, môi trường có tác động trực tiếp đối với đời sống con người. Thế nhưng, môi trường sống của con người trên trái đất nói chung và của Việt Nam nói riêng một quốc gia đang phát triển thì vấn đề môi trường cũng đang trở thành một vấn đề nóng bỏng một trong những quốc gia chịu sự tác động, ảnh hưởng của biển đổi khí hậu mạnh mẽ nhất thế giới. Thế nên việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường và tích hợp liên môn vào trong giảng dạy môn GDCD là một cấp thiết: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó của đề tài, là một giáo viên môn GDCD trong Sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn bày tỏ một số kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường và vận dụng kiến thức liên môn vào trong giảng dạy GDCD với sáng kiến: “Vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 3
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Sáng kiến này nhằm tạo cho học sinh có khả năng nhận biết các yếu tố thuộc về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường qua đó liên hệ đến tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Chủ đề này giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí hơn; biết đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được ứng dụng trên đối tượng là học sinh khối 7. Học sinh từ giỏi đến yếu đều có thể tham gia tích cực. Phương pháp nghiên cứu là sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức các môn liên quan trong tiến trình giảng kiến thức mới, thông qua tổ chức tiết học của giáo viên, giáo viên sử dụng kiến thức các môn học và GDCD cho học sinh giải quyết vấn đề được đặt ra. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7. Phần hai: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực (môn học hay hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 4
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Ở mức độ thấp: lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học. Ví dụ: thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,… Mức độ tích hợp cao: xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và GDCD trong giáo dục đạo đức, lối sống. Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức máy móc. Học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, gây quá tải, nhàm chán, không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 5
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình; góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn trong chương trình sách giáo khoa mới. II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY Thực tiễn cho thấy dạy học liên môn là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại (trong đó có cả vấn đề về môi trường ô nhiễm môi trường vấn đề bức thiết và nóng bỏng với mọi thời đại, mọi quốc gia trên toàn cầu. Giáo dục tích hợp liên môn góp phần hoàn thiện nhân cách, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ để họ có thể làm chủ cuộc sống của mình, bảo vệ và phát triển ngôi nhà chung của mình. Môn GDCD là môn học giúp con người có được hiểu biết cụ thể về cuộc sống nên đưa Giáo dục tích hợp vào môn học này góp phần tạo nên con người hoàn thiện hơn, chuẩn mực hơn, có kỹ năng và thái độ ứng xử đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nhưng việc đưa nội dung dạy học liên môn mặc dù đã được tập huấn ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục. Trên thực tế việc đưa nội dung dạy liên môn chưa thực sự sát sao và chưa đem lại hiệu quả cao. Trường THCS Chánh Phú Hòa đóng trên địa bàn phường kinh tế tương đối phát triển có nhiều công ty xí nghiệp nhưng đi đôi với sự phát triển là vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường nước , vấn đề rác thải sinh hoạt của các hộ dân, rác thải của khu chợ, ô nhiễm môi trường không khí với khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất… Một số hình ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường của địa phương Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 6
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài này vận dụng dạy học liên môn theo các hoạt động, giáo viên tổ chức, học sinh đóng vai trò chủ đạo, có sự chuẩn bị, chủ động tìm tòi kiến thức và tự giải quyết vấn đề. Tiến hành tổ chức lớp học với các hoạt động sau: Kết hợp giáo dục văn hóa với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và nội dung của các môn học có liên quan trong môn GDCD (giáo dục tri thức kết hợp với đạo đức và lối sống). Thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp mang tính thực tiễn (phần này sẽ được phân tích rõ hơn ở các mục sau). Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân để hoạt động này mang tính hiệu quả cao. III. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. CHUẨN BỊ 1. 1. GIÁO VIÊN Giáo viên cần nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn GDCD lớp 7. (Tài liệu tham khảo MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP triển khai bồi dưỡng thường xuyên hè 2017). Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 7
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Chỉ tích hợp với một số nội dung thực sự liên quan đến các môn học khác và môi trường không gượng ép, không tràn lan, không tích hợp với bài không liên quan. Người giáo viên cần nắm được những kiến thức cơ bản một số môn học và kiến thức cơ bản về môi trường. Kiến thức cơ bản của các môn học như: Môn Toán: Cách tính toán số liệu, con số, cách đo đạc… Môn Mỹ thuật: Các hình ảnh minh họa, tranh vẽ… Môn Âm nhạc: Các tác phẩm âm nhạc liên quan tới môi trường Môn Sinh học như kiến thức về thực vật, động vật, con người, kiến thức về gen và di truyền, mối quan hệ giữa con ng ười, sinh v ật v ới môi trường và hệ sinh thái. Môn Hóa học: các nguyên tố, các phản ứng hóa học cơ bản liên quan đến môi trường. Môn Địa lí: hoạt động sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường. Môn Công nghệ: Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt… Môn Tin học: Các ứng dụng Công nghệ thông tin… Kiến thức cơ bản về môi trường như: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. + Đất đai: Đây là nguồn tài nguyên có giới hạn nhưng thực trạng thì càng ngày càng bị thu hẹp do sự tác động của nhiều yếu tố quan trọng nhất là do sự tác động của con người. + Nước: Nguồn nước trên thế giới đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm nguồn nước là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, do sự biến đổi khí hậu tác động. Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 8
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. + Không khí: Ô nhiễm khói bụi, mùi hóa chất. Thậm chí có nơi nồng độ ô nhiễm vượt vài chục lần mức cho phép như ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động của con người. + Khí hậu: Bị biến đổi ngày càng trở nên khắc nghiệt. Trái đất ngày càng nóng lên, thiên tai ngày càng nhiều với tính phức tạp ngày càng cao như động đất, sóng thần, bão lũ. Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu sự biến đổi khí hậu lớn nhất thế giới. + Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt dần (cả về tài nguyên có thể phục hồi và không thể phục hồi) do hoạt động khai thác triệt để, quá mức và cách sử dụng lãng phí của con người. + Rừng và đa dạng sinh học: Ngày càng cạn kiệt, suy giảm với hàng trăm loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Sự đa dạng sinh học ở biển đang ở mức báo động với rất nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức: Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Kể được những qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 9
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. 2. Về kĩ năng: Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, biết báo cho những người có trách nhiệm xử lí. Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 3. Về thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. 4. Tích hợp: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: + Bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên rừng của đất nước. Tích hợp liên môn: + Môn Mĩ thuật: Phần giới thiệu bài, vẽ tranh bảo vệ thiên nhiên. + Môn Nhạc: Các bài hát về bảo vệ môi trường và thiên nhiên. + Môn Sinh học, địa lí: Vấn đề sa mạc hóa. + Môn Mĩ Thuật: Sử dụng tranh ảnh, màu sắc tranh ảnh để khai thác kiến thức. + Môn Toán học: Xử lí các số liệu có trong phần thông tin, sự kiện. + Môn Văn: Kể chuyện về tấm gương bảo vệ môi trường và thiên nhiên. B. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS: 1. Giáo viên Tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường, tích hợp liên môn. Một số phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 10
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Đồ dùng: Giáo án Powerpoint, sách giáo khoa, sách giáo viên, các hoạt động đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, phiếu học tập, bút dạ… 2. Học sinh Học sinh bài hát về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Dụng cụ, đồ dùng học tập, SGK. Đọc và chuẩn bị bài. Hăng hái, tích cực, chủ động nắm vững và lĩnh hội tri thức. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút) Câu 1: Hãy nêu các quyền và bổn phận của trẻ em? Câu 2: Bản thân em đã thực hiện quyền và bổn phận của mình như thế nào? 3. Giới thiệu bài mới Quan sát các bức tranh em hãy cho biết các bức tranh đề cập tới vấn đề gì? Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 11
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Những bức tranh các em vừa quan sát là các điều kiện tự nhiên bao quanh con người, tác động tới đời sống, sự tồn tại phát triển của con người. Đó chính là môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vậy môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Để trả lời được những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay…. Tiết 24+ 25 Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hoạt động của GV HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện Thảo luận nhóm: Bảng số liệu tỉ lệ % đất có rừng che phủ Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2000 Chỉ 1960 1970 1980 1990 1997 2001 số thông tin Tỉ lệ 41% 29% 28,7 27,2 28,8 33,2% % độ % % % che phủ Hiệu Phòng Suy Kém Rất Khôi Khôi quả hộ giảm kém phục phục về cao rõ rệt dần dần rừng tính tính năng năng Nhóm 1: Em hãy cho biêt nguyên nhân (do con ng ́ ười gây ra) dẫn đến hiện tượng lũ lụt? Nhóm 2: Em hãy nêu tác dụng của môi trường đối với đời sống con người? Nhóm 3: Em hãy nêu môi quan hê gi ́ ̣ ữa các thông tin va s ̀ ự kiên kê ̣ ̉ trên? Trả lời: Câu 1: Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy hoạch, không tuân thủ biện pháp lâm sinh, không tái sinh rừng. Lâm tặc hoành hành. Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 12
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Nạn du canh du cư, phá rừng lấy đất canh tác, nhiều vụ cháy rừng, xâm hại tới tài nguyên. Diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp. Câu 2: Môi trường có tác dụng với con người: Cung cấp khí ô xi con người Điều hòa không khí Cung cấp thức ăn, nước uống cho con người. Cung cấp nguyên vật liệu cho con người… Nếu không có môi trường và thiên nhiên con người không thể tồn tại… Câu 3: Tất cả những thông tin đưa ra trên có thể nói là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của những sự kiện đã nêu. Vận dụng kiến thức toán học giải thích: độ che phủ rừng tỉ lệ thuận với hiệu quả về môi trường nếu độ che phủ cao thì hiệu quả môi trường caovaf ngược lại độ che phủ thấp thì hiệu quả thấp. 1. Thế nào là môi ? Những hình ảnh em vừa quan sát nói về vấn đề gì. trường, thế nào là Những hình ảnh về sông, hồ biển, rừng, núi, động thực vật, tài nguyên thiên khoáng sản… nhiên. ? Từ phần tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là môi trường, thế nào Môi trường bao là tài nguyên thiên nhiên. gồm các yếu tố tự ? Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên nhiên và vật chất thiên nhiên mà em biết. nhân tạo bao quanh Yếu tố môi trường tự nhiên: đất, nước, rừng, động thực vật, con người, có ảnh khoáng sản, không khí, nhiệt độ, ánh sang. hưởng đến đời sống, Tài nguyên thiên nhiên là: Sản phẩm do thiên nhiên tạo nên như sản xuất, sự tồn tại, rừng cây, động thực vật quý hiếm, khoáng sản, nguồn nước, dầu phát triển của con Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 13
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. khí…. người. Hoạt động 2: Bài học Tài nguyên thiên Cho hs quan sát hình ảnh nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người. TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. 2. Các yếu tố của môi trường và TNTN Các yếu tố môi trường bao gồm: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường sá, khói bụi… và các yếu tố của TNTN như rừng cây, ? Nêu suy nghĩ của em về các thông tin và hình ảnh mà em vừa động thực vật, nước, quan sát? khoáng sản…. Vận dụng kiến thức môn hóa học, sinh học: Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Ô nhiễm không khí: Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. ? Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả như thế nào? Hs trình bày, Gv kết luận: Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị khai thác bừa bãi. Điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn: thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng con người. Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 14
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. ? Em hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Vận dụng kiến thức môn sinh học, địa lí, công nghệ… Trò chơi ô chữ: 3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. B Ã O Do tác động tiêu cực của con người K H O Á N G S Ả N trong đời sống và C O N N G Ư Ờ I trong các hoạt động kinh tế, không thực Đ Ộ N G V Ậ T hiện các biện pháp C Ạ N K I Ệ T bảo vệ môi trường, tài nguyên chỉ nghĩ Câu 1: Hiện tượng thiên nhiên thường xảy ra vào mùa mưa ở đến lợi ích trước nước ta? mắt. Câu 2: Than, dầu khí, vàng được gọi chung là gì? VD ô nhiễm môi Câu 3: Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu là do ai gây ra? trường: Câu 4: Luật qui định nghiêm cấm săn bắt… quí hiếm. + Những con sông bị Câu 5: Tài nguyên thiên nhiên sẽ rơi vào nguy cơ này nếu con tắc nghẽn, đục ngầu người khai thác bừa bãi. do rác thải, khói bụi, Từ hàng dọc: BẢO VỆ rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra, không khí ngột ngạt, khí hậu biến đổi… VD về cạn kiệt tài nguyên: + Rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp; đất bị bạc màu; nhiều loài động thực vật bị biến mất, nạn khan hiếm nước sạch… Cho HS Xem video về vai trò của rừng và hãy cho biết: Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 15
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của con người? 4. Vai trò của môi Hs trình bày, Gv chốt, nhấn mạnh: Môi trường và tài nguyên trường, TNTN đối thiên nhiên có tầm quan trọng như vậy nên chúng ta cần thực hiện với cuộc sống con nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và TNTN. người. Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường con Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên người không thể tồn nhiên? tại được. Kiến thức môn Mỹ thuật: Tạo nên cơ sở vật Gv yêu cầu hs chuẩn bị giấy A4, màu các dụng cụ vẽ đề tài bảo chất để phát triển vệ môi trường và thiên nhiên. kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 16
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Kiến thức môn Âm nhạc, Văn Em hãy sưu tầm những bài thơ, bài hát, những thông điệp nói về môi trường và thiên nhiên? Bài hát “Ai trồng cây” Ai trồng cây, người đó có tiếng hát. Trên vòm cây chim hót lời mê say. Ai trồng cây người đó có ngọn gió, Rung cành cây hoa lá đùa lay lay. Ai trồng cây người đó có bóng mát. Trong vòm cây quên nắng xa đường dài. Ai trồng cây người đó có hạnh phúc. Mong chờ cây mau lớn lên từng ngày. Ai trồng cây. Em trồng cây. Em trồng cây. Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? 5. Những biện pháp Giữ gìn vệ sinh môi trường. cần thiết để BVMT Chăm sóc cây xanh. và TNTN. Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. Giữ gìn vệ sinh môi Tiết kiệm điện nước. trường, đổ rác đúng nơi qui định. Hạn chế dùng chất khó phân hủy (nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải. Tiết kiệm điện, nước sạch. 4. Củng cố: Trò chơi tiếp sức: chia làm 2 đội Đội A: Nêu những việc làm thể hiện việc BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Đội B: Nêu những hành vi gây ô nhiễm môi trường Câu hỏi: Sắp xếp các loại tài nguyên: Đất, nước, không khí, thực vật, động vật, khoáng sản vào chỗ chấm. Tài nguyên không thể khôi phục……………………. Tài nguyên khôi phục được………………………….. Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 17
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Tài nguyên không bị cạn kiệt………………………… 5. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới bài15. Sưu tầm một số hình ảnh về các di sản văn hóa 1.2. HỌC SINH CÁC NHÓM LÀM VIỆC Ở NHÀ THEO CÁC HOẠT ĐỘNG + Hoạt động 1: Chuẩn bị chỗ làm việc + Hoạt động 2: Lập kế hoạch làm việc theo hướng dẫn sách giáo khoa, gồm 3 bước: Bước 1: GV và HS cùng thảo luận để xác định các nội dung của chủ đề. Nội dung 1: Khái niệm môi trường và TNTN, kể tên một số thành phần của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nội dung 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Nội dung 3: Một số giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và cạn kiệt TNTN. Bước 2: Thành lập nhóm theo địa bàn, bầu nhóm trưởng, thư kí của nhóm. Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm. Điều chỉnh Nhóm Nội dung nhiệm vụ nhiệm vụ Khái niệm môi trường và TNTN, kể tên các yếu tố 1, 2 của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông 3, 4 nghiệp đến sự phát triển KTXH và môi trường. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 5, 6 Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 18
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. cạn kiệt TNTN. + Hoạt động 3: Thỏa thuận qui tắc làm việc Mỗi thành viên xác định rõ nhiệm vụ cần thực hiện Mỗi bước đủ để một đến hai thành viên có thể hoàn thành được trong khả năng của mình. Xác định rõ thời gian hoàn thành công việc với thời gian cụ thể. + Hoạt động 4: Tiến hành giải quyết nhiệm vụ của từng nhóm: Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm. Cả nhóm thống nhất ý kiến tìm ra nội dung. + Hoạt động 5: Báo cáo kết quả Cử đại diện trình bày nội dung đã chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm chú ý, chuẩn bị đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhóm khác. Tự đánh giá kết quả lẫn nhau. + Hoạt động 6: Giáo viên nhận xét chung, kết luận, đánh giá hoạt động của các nhóm bằng cách cho điểm Nhóm 1, 2: Tìm hiểu khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người. TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 19
- SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh l ớp 7A5”. Các yếu tố môi trường bao gồm: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường sá, khói bụi… và các yếu tố của TNTN như rừng cây, động thực vật, nước, khoáng sản…. Hình thức báo cáo: thuyết trình, thảo luận. Sản phẩm: bài word hoặc giấy A0. Đại diện nhóm 1 thuyết trình. HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình. Nhóm 2 nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. Nhóm 3, 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến sự phát triển KTXH và môi trường. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Hình thức báo cáo: thuyết trình, thảo luận. Sản phẩm: bài word hoặc giấy A0. Đại diện nhóm 3 thuyết trình. HS các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận các vấn đề cần đặt câu hỏi. GV chuẩn xác kiến thức. Nhóm 5, 6: Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và cạn kiệt TNTN. Học sinh thể hiện một tiểu phẩm, bài hát, ngắn khoảng 5 – 7 phút về vấn đề bảo vệ môi trường. Học sinh các nhóm khác lắng nghe, rút ra bài học cho bản thân trong việc bảo vệ môi trường. Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức. IV. HIỆU QUẢ Người thực hiện: Trần Thị Liên Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1
3 p | 404 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong phát triển nội dung bài mới môn Lịch sử
5 p | 326 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng phần mềm Crocodile ICT hỗ trợ cho việc dạy và học Tin học lớp 11
16 p | 362 | 61
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 3
9 p | 260 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng giải một số bài toán có liên quan
16 p | 260 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy và học tích cực trong môn Vật lý 7
13 p | 337 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng phần mềm dạy học Cabri Geometry trong dạy học sinh toán hình học 6, 7
19 p | 217 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp véc tơ và tọa độ giải một số bài toán sơ cấp thường gặp
19 p | 181 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất để tính góc chiếu sáng, ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở một điểm
13 p | 228 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học môn Khoa học lớp 5
18 p | 108 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng một số phương pháp dạy kỹ năng viết trong môn học tiếng Anh khối 10 THPT
15 p | 134 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học lớp 9: Vận dụng các định luật bảo toàn để giải bài toán về KMnO4
20 p | 220 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thanh tra toàn diện trường phổ thông tại tỉnh Đồng Nai
17 p | 105 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng phong cách Hồ Chí Minh vào việc đổi mới phong cách công tác của cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Hồng Vân trong giai đoạn hiện nay
25 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng thuyết đa trí tuệ để tạo hứng thú học Toán cho HS lớp 4
81 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính Casio Fx 570 để giải một số dạng toán điện xoay chiều
5 p | 248 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng kiến thức cơ bản giải nhanh một số bài toán trắc nghiệm số phức hay và khó luyện thi THPT Quốc gia 2017
20 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng STEM để tạo hứng thú học tập môn Hoá học với chủ đề Bình chữa cháy mini
45 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn