intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng quy trình dạy học thực hành trong học phần Cây lương thực ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu các cơ sở lý luận của phương pháp dạy học thực hành, đánh giá thực trạng về đối tượng học sinh, đội ngũ giáo viên để vận dụng trong giảng dạy môn học Cây lương thực; Đánh giá hiệu quả giảng dạy của phương pháp dạy học thực hành mới đối với môn học Cây lương thực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng quy trình dạy học thực hành trong học phần Cây lương thực ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHAM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN VẬN DỤNG QUY TRÌNH DẠY HỌC THỰC HÀNH TRONG HỌC PHẦN CÂY LƢƠNG THỰC NGÀNH TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM LẠNG SƠN Lĩnh vực sáng kiến: Giảng dạy Tác giả: Vi Thị Minh Hiếu Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Nông nghiệp; Cử nhân Tài chính – Ngân hàng Chức vụ: Giảng viên Nơi công tác: Khoa Kinh tế - Kỹ thuật Điện thoại liên hệ: 0902 224 198 Địa chỉ thƣ điện tử: hieucths@gmail.com Lạng Sơn, năm 2022
  2. CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng TT tháng năm (hoặc nơi thường trú) danh chuyên góp vào việc tạo sinh môn ra sáng kiến 1 Vi Thị Minh Hiếu 12/4/1977 Trường Cao đẳng sư Giảng Cử nhân Tài 100% phạm Lạng Sơn viên chính – Ngân hàng Kỹ sư Trồng trọt Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Vận dụng quy trình dạy học thực hành trong học phần Cây lương thực ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vi Thị Minh Hiếu, tổ Kinh tế - Tài chính, khoa Kinh tế - Kỹ thuật. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Cây lương thực chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2021 – 2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Vận dụng quy trình thực hành 4 bước có áp dụng thêm công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Cây lương thực cho học sinh ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. - Tên sáng kiến: “Vận dụng quy trình dạy học thực hành trong học phần Cây lương thực ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn” - Lĩnh vực áp dụng: Đào tạo trình độ trung cấp ngành Trồng trọt và bảo vệ thực vật. - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Nêu vai trò, vị trí của môn học: Cây lương thực là môn học chuyên ngành trong chương trình giáo dục chuyên ngành Trồng trọt và bảo vệ thực vật, bậc trung cấp chuyên nghiệp. Mô tả giải pháp truyền thống đã và đang áp dụng: Dạy học thực hành theo quy trình 4 bước. Mô tả sáng kiến tính mới, tính sáng tạo: Vận dụng quy trình dạy học thực hành 4 bước có áp dụng thêm công nghệ thông tin. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Dành cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 2
  3. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Điều kiện đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo và các điều kiện thực hành trong đào tạo trung cấp ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Hiệu quả trong đào tạo, dạy học: Sáng kiến để xuất những biện pháp nâng cao đổi mới trên cơ sở kế thừa, phát triển các giải pháp đã và đang áp dụng, góp phần tạo nên sự hứng thú cho người học. Đồng thời nâng cao hiệu quả tiếp thu bài, hiểu bài cho người học. Hiệu quả về mặt xã hội: Từ việc nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành Trồng trọt – Bảo vệ thực vật. Đáp ứng mục tiêu đào tạo, người học sau khi ra trường có kỹ năng, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, có kiến thức thực tế. Mạnh dạn áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học được trên ghế nhà trường để làm việc, hành nghề trên địa bàn Lạng Sơn cũng như các tỉnh khác trên đất nước Việt Nam. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và Bản mô tả sáng kiến là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lạng Sơn, ngày 24 tháng 3 năm 2022 Ngƣời nộp đơn Vi Thị Minh Hiếu 3
  4. MỤC LỤC Mục lục 1 1.Tóm tắt sáng kiến 3 2. Các từ viết tắt 4 I. Mở đầu 5 1. Lí do chọn sáng kiến 5 2. Mục tiêu của sáng kiến 5 3. Phạm vi của sáng kiến 6 II – Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn 6 1. Cơ sở lý luận 6 1.1. Khái niệm dạy học thực hành 6 1.2. Phân loại dạy học thực hành 6 1.3. Quy trình dạy học thực hành 7 1.4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học thực hành 10 1.5. Điều kiện để tổ chức dạy học thực hành 11 2. Cơ sở thực tiễn 11 2.1. Khái quát học phần Cây lương thực 11 2.2. Thực trạng dạy học thực hành trong giảng dạy học phần Cây lương 11 thực hiện nay ở trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn 2.2.1 Thực trạng dạy thực hành của giảng viên trong giảng dạy học phần 11 Cây lương thực 2.2.2. Thực trạng học thực hành của học sinh trong học phần Cây lương 12 thực 2.2.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến dạy học thực hành trong giảng 13 dạy học phần Cây lương thực III – Nội dung sáng kiến 15 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 15 1.1. Xác định những nội dung học phần có thể học thực hành 15 1.2. Hướng dẫn cho học sinh kiến thức và kỹ năng học tập thực hành đối 17 4
  5. với học phần Cây lương thực 1.3. Thiết kế bài học thực hành trong giảng dạy môn Cây lương thực 18 1.3.1. Đặc điểm bài học và kịch bản hoạt động của chương 1 - Cây lúa 19 1.3.2. Đặc điểm bài học và kịch bản hoạt động của chương 2 – Cây ngô 23 1.4. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động thực hành 26 1.5. Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học thực hành 29 2. Đánh giá kết quả thu được 31 2.1 Tính mới, tính sáng tạo 31 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến 32 IV– Kết luận 34 1. Kết luận 34 2. Kiến nghị 35 Danh mục tài liệu tham khảo 37 Phụ lục 38 5
  6. TÓM TẮT SÁNG KIẾN Đổi mới phương pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu. Vì chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới góp phần khắc phục những biểu hiện thụ động trong việc học của học sinh hiện nay; Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chỉ có đổi mơi phương pháp dạy học chúng ta mới nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại. Để nâng cao chất lượng dạy học chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sáng kiến “Vận dụng quy trình dạy học thực hành trong học phần Cây lương thực ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn” Sáng kiến đã cho chúng ta các khái niệm cơ bản về dạy học thực hành, quy trình dạy học thực hành 4 bước, 3 bước, 6 bước, cách thức giáo viên vận dụng quy trình dạy học thực hành 4 bước và vận dụng quy trình dạy học thực hành 4 bước có áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy học phần Cây lương thực. Qua đó rút ra những kinh nghiệm và bài học khi tổ chức dạy học thực hành cho các học phần khác. 6
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DHTN: Dạy học trải nghiệm HS: Học sinh SV: Sinh viên DH: Dạy học GV: Giáo viên 7
  8. DANH MỤC BẢNG, ẢNH Biểu 01. Kết quả đánh giá thực hành của các nhóm Biểu 02. Kết quả đánh giá cá nhân thực hành của lớp K1TT&BVTV (24 học sinh) Hình ảnh 01. Hòm thư điện tử chung K1ttbvtv@gmail.com Hình ảnh 02: Nhóm Zalo Học nghề Hình ảnh 03. Giáo viên chia sẻ hình ảnh kỹ thuật bón phân, vun xới cho cây ngô 8
  9. I – MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện mục tiêu đào tạo, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống và tương đối toàn diện. Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng thực hành, những ứng dụng trong đời sống, kỹ năng quan sát. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn chuyên ngành còn có những sắc thái riêng, phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực hành, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn đề trong thực tế. Vì vậy việc tổ chức cho học sinh thực hành không kém phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường chuyên nghiệp. Với mục tiêu phát huy mặt tích cực đã đạt được và khắc phục những hạn chế khi sử dụng phương pháp dạy học thực hành trong giảng dạy học phần Cây lương thực, chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Vận dụng quy trình dạy học thực hành trong học phần Cây lương thực ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn” 2. Mục tiêu của sáng kiến - Tìm hiểu các cơ sở lý luận của phương pháp dạy học thực hành, đánh giá thực trạng về đối tượng học sinh, đội ngũ giáo viên để vận dụng trong giảng dạy môn học Cây lương thực. - Đánh giá hiệu quả giảng dạy của phương pháp dạy học thực hành mới đối với môn học Cây lương thực. 9
  10. 3. Phạm vi của sáng kiến - Đối tượng: Vận dụng đối với học sinh chuyên ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật năm 2, lớp K1TT&BVTV. - Không gian: Nghiên cứu phương pháp dạy học thực hành trong giảng dạy học phần Cây lương thực tại Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn. - Thời gian: Tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm dạy học thực hành Phương pháp dạy học thực hành là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát giáo viên làm mẫu và thực hiện tự lực của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành các bài tập, các công việc thuộc chuyên ngành, từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo mà người thợ s phải thực hiện trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Thêm vào đó, phương pháp dạy học thực hành còn giúp học sinh củng cố tri thức chuyên ngành, xây dựng ph m chất, tác phong công nghiệp và phát triển năng lực tư duy để có đủ khả năng xử lí các tình huống nghề nghiệp trong thực tế cuộc sống. 1.2. Phân loại dạy học thực hành Thông thường một quá trình dạy học thực hành trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn chu n bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc. Chính trong giai đoạn thực hiện, các PPDH thực hành cụ thể mới được bộc lộ r nét. Các phương pháp dạy học thực hành chủ yếu được xây dựng dựa theo quan điểm của thuyết hành vi, lấy việc lặp đi lặp lại nhiều lần các động tác kết hợp quá trình tư duy để hoàn thiện dần các động tác, từ đó hình thành kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp. Có nhiều cách phân loại phương pháp dạy học thực hành: - Phân loại theo nội dung có: Thực hành nhận biết, thực hành khảo sát, thực hành kiểm nghiệm và thực hành theo quy trình sản xuất; - Phân loại theo hình thức thì có các loại như: Phương pháp 3 bước, phương pháp 4 bước và phương pháp 6 bước. 10
  11. Trong quá trình dạy thực hành, giáo viên không chỉ vận dụng khéo léo các phương pháp dạy học thực hành mà còn phải có khả năng sáng tạo và linh động ngay trong từng bước của mỗi phương pháp dạy học thực hành đã chọn, cũng như tận dụng triệt để các phương pháp, các thủ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học thực hành. 1.3. Quy trình dạy học thực hành * Phương pháp dạy học thực hành 4 bước Phương pháp 4 bước được xây dựng dựa trên quan điểm của thuyết hành vi và được cải tiến thành 4 bước, có sự trình diễn của giáo viên. Phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc giáo viên diễn trình làm mẫu, học sinh làm theo và sau đó tiến hành luyện tập. Phương pháp 4 bước là một phương pháp quan trọng trong dạy thực hành ở xưởng, đặc biệt thích hợp để giảng dạy các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản. Vận dụng phương pháp thực hành 4 bước vào dạy thực hành s tạo cho học sinh sự hứng thú, kích thích óc tò mò khoa học, không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành các kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp mà còn giúp nâng cao tay nghề, rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức quản lí, tác phong công nghiệp, thói quen lao động tốt. Thêm vào đó trong quá trình giáo viên diễn trình làm mẫu, học sinh tự quan sát, tự phân tích, đánh giá và nhờ đó phát triển được năng lực tư duy kỹ thuật. Tiến trình dạy học thực hành theo phương pháp 4 bước như sau: - Giai đoạn chu n bị: Giáo viên chọn đề tài thực hành, xác định phương án thực hành, chu n bi thiết bi dụng cụ, phân công vi trí thực hành, kiểm tra, sắp xếp dụng cụ, nguyên vật liệu. - Giai đoạn thực hiện Bước 1: Mở đầu bài dạy. Mục đích chính của bước mở đầu là khơi dậy động cơ học tập đối với nội dung học, giúp học sinh hiểu được nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên ở bước này là: + n định lớp, tạo không khí học tập. + Gây động cơ học tập. 11
  12. + Xác định nhiệm vụ của học sinh, các tiêu chu n chất lượng (kỹ thuật, thời gian, số lần thực hiện ) + Kiểm tra sự chu n bi dụng cụ, vật liệu của học sinh. Bước 2: Giáo viên thuyết trình và làm mẫu để học sinh quan sát. Mục đích của bước này là giáo viên thuyết trình và diễn trình để học sinh quan sát và tiếp thu. Do đó giáo viên cần chú ý: + Phải sắp xếp sao cho toàn lớp có thể quan sát được. + Làm mẫu thường tiến hành theo trình tự 3 giai đoạn gồm: (1) Giai đoạn thực hiện theo tốc độ bình thường. (2) Giai đoạn thực hiện chậm các chi tiết và có giải thích cụ thể. (3) Giai đoạn diễn trình theo tốc độ bình thường. + Thực hiện diễn trình với tốc độ vừa phải, tránh c ng lúc diễn trình nhiều thao tác. + Cần kết hợp giảng giải c ng lúc với biểu diễn. + Thỉnh thoảng giáo viên đặt các câu h i để thúc đ y học sinh suy nghĩ, thu hút sự chú ý của họ vào những điểm trọng tâm. + Nhấn mạnh những điểm chính, những điểm khóa của thao tác. + Lặp đi lặp lại vài lần, nếu cần thiết có thể kiểm tra sự tiếp thu của học sinh. Bước 3: Học sinh làm lại và giải thích. Mục đích của bước này là tạo cơ hội cho học sinh triển khai sự tiếp thu thành hoạt động chân tay ở giai đoạn đầu tiên có sự giúp đ , kiểm tra của giáo viên. Nội dung của bước này là: + Học sinh nêu lại và giải thích được các bước. + Học sinh lặp lại các bước động tác. + Giáo viên kiểm tra, điều chỉnh lại các thao tác cho học sinh. Bước 4: Luyện tập độc lập. Mục đích của bước này là học sinh luyện tập kỹ năng. Nội dung của bước này là: + Học sinh luyện tập. + Giáo viên quan sát, kiểm tra giúp đ học sinh. Sau khi học sinh đã nắm vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân và giáo viên tiếp tục theo 12
  13. d i để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành. - Giai đoạn kết thúc. Khi kết thúc bài thực hành, giáo viên phân tích kết quả thực hiện so với mục đích yêu cầu; Giải đáp các thắc mắc và lưu ý những sai sót mà học sinh mắc phải; Củng cố kiến thức thông qua nội dung thực hành. Sau đó học sinh hoàn trả dụng cụ, làm vệ sinh. * Phương pháp dạy thực hành 3 bước Phương pháp dạy thực hành 3 bước, cũng gồm có 3 giai đoạn là giai đoạn chu n bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc, nội dung của từng bước cũng tương tự như ở phương pháp dạy thực hành 4 bước, tuy nhiên ở giai đoạn thực hiện của phương pháp dạy thực hành 3 bước không có bước giáo viên diễn trình làm mẫu. Phương pháp dạy thực hành 3 bước thích hợp khi dạy thực hành các quy trình; Vì trước khi học thực hành các quy trình, học sinh đã được học về các kỹ năng cơ bản của quy trình. Cho nên với các bài dạy thực hành quy trình giáo viên không cần phải diễn trình làm mẫu. * Phương pháp dạy thực hành bước Sau khi học sinh đã hình thành được kỹ năng thực hành nghề qua quá trình học tập, giáo viên có thể sử dụng phương pháp 6 bước để giúp cho học sinh tiếp tục hình thành được kỹ xảo nghề nghiệp dựa trên việc tự lực luyện tập. Phương pháp 6 bước xây dựng trên cơ sở của lý thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn và thông tin tài liệu để kích thích học sinh độc lập, hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập. Các bước của phương pháp này gồm: Bước 1: Thu thập thông tin. Học sinh độc lập thu nhận thông tin để biết nội dung của công việc cần làm. Bước 2: Lập kế hoạch làm việc. Học sinh độc lập hoặc hợp tác theo nhóm để tự lập kế hoạch làm việc cho công việc của cá nhân hay của nhóm. 13
  14. Bước 3: Trao đổi chuyên môn với giáo viên. Học sinh trao đổi chuyên môn với giáo viên về việc xác định con đường hoàn thành nhiệm vụ, chu n bi các phương tiện máy móc Bước 4: Thực hiện nhiệm vụ. Bước này học sinh tự tổ chức lao động để thực hiện nhiệm vụ của cá nhân hay của nhóm. Bước 5: Kiểm tra, đánh giá. Học sinh tự kiểm tra, đánh giá về nhiệm vụ được hoàn thành có đúng như nhiệm vụ đề ra ban đầu. Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Học sinh trao đổi chuyên môn để tổng kết kết quả đạt được, xác định những điểm nào cần phát huy, những điểm nào có thể cải tiến để làm tốt hơn cho lần sau. Phương pháp 6 bước đã tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập, học sinh đã thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học nên có điều kiện phát huy tối đa tinh thần tự lực, nỗ lực bản thân. Khi sử dụng phương pháp 6 bước giáo viên chỉ đóng vai trò người quan sát và tư vấn cho học sinh khi họ có nhu cầu. Trong dạy học thực hành, phương pháp 6 bước có thể được áp dụng cho dạy học thực hành nâng cao, thực tập sản xuất và nếu khéo léo có thể sử dụng hiệu quả trong dạy học thực hành các quy trình. 1.4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học thực hành - Ưu điểm: Là phương pháp có hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát triển các kỹ năng. Phương pháp thực hành có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và trau chuốt các kỹ năng đã học, tạo cơ sở cho việc xây dựng kỹ năng nhận thức ở mức độ cao hơn. Đây là phương pháp dễ thực hiện và được thực hiện trong hầu hết các giờ học của chuyên ngành kỹ thuật. - Nhược điểm: Thực hành có xu hướng làm cho học sinh nhàm chán nếu giáo viên không nêu mục đích một cách r ràng và có khuyến khích cao. Dễ tạo tâm lý phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng tạo. Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên học sinh khó có thể đạt được sự lanh lợi và tập trung, dễ tạo nên sự học vẹt, đặc biệt là khi chưa xây dựng được sự hiểu biết ban đầu đầy đủ. 14
  15. 1.5. Điều kiện để tổ chức dạy học thực hành - Trong quá trình tổ chức các bài dạy thực hành, căn cứ vào mục tiêu, nội dung và tính chất của các bài dạy, giáo viên s lựa chọn, vận dụng ph hợp các phương pháp tổ chức dạy học đối với một bài thực hành cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả của bài dạy. - Xác định r mục tiêu học tập của học sinh, học sinh đạt được gì về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực. Tập trung vào thực hành sản xuất. - Nội dung thực hành gắn với thực tế sản xuất của gia đình, địa phương có liên quan đến nội dung bài học. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát học phần Cây lương thực Học phần Cây lương thực thuộc nhóm các học phần chuyên ngành của chuyên ngành đào tạo về Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Học phần được bố trí giảng dạy vào năm thứ 2, sau khi học xong các học phần về Sinh lý thực vật, Côn trùng - Bệnh cây đại cương, Khí tượng nông nghiệp, Hóa bảo vệ thực vật. Học phần Cây lương thực bao gồm những kiến thức cơ bản về cây lúa, cây ngô, cây khoai lang như: Đặc điểm thực vật học, yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại Sau khi học xong học phần này người học có khả năng vận dụng các kiến thức của cây lương thực vào việc trồng lúa, ngô, khoai lang trong thực tế sản xuất. Thành thạo các công việc trong quy trình trồng lúa, ngô, khoai lang để có năng suất cao, chất lượng tốt. 2.2. Thực trạng dạy học thực hành trong giảng dạy học phần Cây lương thực hiện nay ở trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn 2.2.1 Thực trạng dạy thực hành của giảng viên trong giảng dạy học phần Cây lương thực Đối với ngành kỹ thuật nói chung và với các ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc khoa Kinh tế - Kỹ thuật của trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn nói riêng thì vấn đề thực hành là nội dung không thể thiếu và tách rời lý thuyết. Vì lý thuyết là cơ sở lý luận, là thông tin hướng dẫn thực hiện cách làm, các thao tác 15
  16. cụ thể. Như vậy, giảng dạy nội dung lý thuyết cung cấp nền tảng để tiến hành thực hành thực tập. Việc chỉ giảng dạy nội dung lý thuyết thì rất trừu tượng, khô khan và rất khó tiếp thu; Học xong rồi để đó không biết áp dụng. Thậm chí là làm cho người học cảm thấy “rất hoang mang” vì không trả lời được câu h i: “Học cái này để làm gì?”, “học có áp dụng được không?”, “học có làm được không?”. Thực hành chính là cách áp dụng lý thuyết vào thực tế, “Lý thuyết vốn trừu tượng khó hiểu, nhưng thực hành thì rất r ràng cụ thể, giúp ta nắm vững lý thuyết hơn”. Do vậy, xu hướng chung của các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học là tinh lược bớt lý thuyết và tập trung vào thực hành thực tập. Cụ thể là thời lượng thực hành chiếm từ 1/3 đến 1/2 trong chương trình đào tạo một số học phần. Trong quá trình giảng dạy thực hành giảng viên đã thực hiện theo tiến trình dạy học thực hành theo 4 bước như sau: - Giai đoạn chu n bị giảng (Nội dung, kế hoạch bài giảng, phương pháp, phương tiện dạy học, chu n bị các tình huống nghiệp vụ ph hợp với bài giảng). - Giai đoạn thực hiện giảng dạy (Thực hành mô ph ng/ thực hành trên các phương tiện kỹ thuật). Gồm 4 bước: Bước 1: Mở đầu bài dạy Bước 2: Giáo viên thuyết trình và làm mẫu Bước 3: Học sinh lại và giải thích Bước 4: Luyện tập độc lập - Giai đoạn kết thúc Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng quy trình dạy học thực hành vào giảng dạy học phần Cây lương thực còn nhiều khó khăn như: Điều kiện cơ sở vật chất, địa điểm thực hành còn thiếu, chưa phong phú... ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hành. Việc đánh giá kết quả thực hiện của học sinh chủ yếu đánh giá chung chung, chưa cụ thể nên khó đảm bảo tính chính xác. 2.2.2. Thực trạng học thực hành của học sinh trong học phần Cây lương thực Trong quá trình giảng dạy học phần Cây lương thực, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận 16
  17. nhóm..., tuy đã vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhưng do học sinh là học sinh phổ thông, kiến thức thực tế của các em còn rất hạn chế nên hiệu quả của việc học chưa cao. Đối với học sinh năm thứ hai chuyên ngành Trồng trọt và bảo vệ thực vật, lại là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở các em vẫn chưa có kinh nghiệm và kỹ năng học theo chuyên nghiệp. Các em chưa có kiến thức thực tế và vẫn còn nhút nhát. Nhiều em còn thụ động chưa tích cực tham gia xây dựng bài. Học sinh đã quen với phương pháp học tập chủ yếu trên lớp, chưa có thói quen đi thư viện, học ở nhà, thực tế ngoài đồng ruộng. Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng mềm của học sinh còn rất hạn chế. Chủ yếu chú trọng tích lũy kiến thức để bảo đảm cho việc thi cử và điểm số, chưa đặt mục tiêu là chú trọng rèn kỹ năng nghề nghiệp cũng như là kỹ năng mềm cho bản thân. Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không nh đến kết quả học tập của học sinh. 2.2.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến dạy học thực hành trong giảng dạy học phần Cây lương thực a. Nguyên nhân chủ quan * Về phía giáo viên: - Đã vận dụng một số quy trình dạy học thực hành xong kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện thực hành còn chưa linh hoạt, sinh động, hướng dẫn học sinh chủ yếu nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học trong giáo trình. - Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về quy trình dạy học thực hành, còn ngại vận dụng trong quá trình giảng dạy. - Chủ yếu quan tâm đối với những học sinh năng động, nhiệt tình, bạo dạn, chưa thực sự phân hóa trong dạy học. - Đã giao bài tập, nhiệm vụ học tập cho học sinh nhưng chưa tạo thành những thách thức để giúp các em vượt qua. - Đã chú trọng đến việc rèn một số kỹ năng thực hành, giao tiếp, thảo luận, lập kế hoạch hoạt động, phản hồi, làm việc hợp tác nhưng thời gian tiến hành chưa nhiều, chưa thực sự bài bản theo quy trình. 17
  18. * Nội dung học phần Cây lương thực: Học phần Cây lương thực là học phần chuyên ngành, với số tiết tương đối ít (60 tiết) nội dung 3 chương (mỗi chương học một cây lương thực: Cây lúa, ngô, khoai lang), thời gian dành cho mỗi chương không nhiều, do đó để hiểu r hơn vấn đề nghiên cứu đòi h i học sinh phải tăng cường thời gian tự học. Ngoài ra, tính chất thực hành nghề nghiệp của môn học là rất lớn, do vậy việc áp dụng quy trình dạy học thực hành là một trong những hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần. b. Nguyên nhân khách quan * Về phía học sinh - Học sinh là học sinh trung học phổ thông (lớp 11) nên việc định hướng nghề nghiệp còn hạn chế. - Học sinh còn quen với phương pháp học tập chủ yếu trên lớp. Thực tế tìm hiểu, thực hành ngoài đồng ruộng ít. - Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng mềm của học sinh còn hạn chế. - Chủ yếu chú trọng tích lũy kiến thức để bảo đảm cho việc thi cử và điểm số, chưa đặt mục tiêu là chú trọng rèn kỹ năng nghề nghiệp cũng như là kỹ năng mềm cho bản thân. - Nhiều sinh viên còn thụ động, tâm lý chờ đợi, ỷ lại vào thầy cô, bạn học hoặc không quan tâm đến những nhiệm vụ giáo viên giao cho ở mỗi buổi học. Do đó, việc áp dụng phương pháp dạy học thực hành vào giảng dạy học phần Cây lương thực cũng gặp không ít khó khăn khi triển khai cho học sinh thực hiện. * Cơ sở vật chất phục vụ dạy học Phòng học của học sinh tương đối rộng, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế trang bị đầy đủ. Phương tiện dạy học đã được quan tâm, đầu tư như: máy chiếu projector, máy vi tính xách tay, mạng internet, kính hiển vi, cân kỹ thuật, bàn đếm hạt... Đây là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quy trình dạy học thực hành đối với những bài học thực hành trong phòng thí nghiệm trong giảng dạy học phần 18
  19. Cây lương thực. Tuy nhiên, chất lượng máy chiếu còn chưa thực sự đảm bảo, đôi khi còn nhòe, không lên hình hoặc hình không rõ nét, màu sắc không rõ ràng; vườn thực hành không có, để thực hành được một số nội dung trong chương trình học giáo viên phải chủ động liên hệ với nông dân để mượn cơ sở vật chất thực hành gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện thực hành và khó khăn cho học sinh trong quá trình thu thập số liệu thực tế. Bên cạnh đó, việc đi thực hành, thực tế ngoài đồng ruộng đòi h i phải đúng thời điểm gieo trồng cây lương thực. Tuy nhiên môn học có khi bố trí không đúng thời điểm của cây trồng nên hiệu quả việc thực hành không cao. III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 1.1. Nội dung thực hành của môn học Để dạy học thực hành đạt hiệu quả cao chúng tôi tiến hành nghiên cứu kỹ các kiến thức lý luận về dạy học thực hành. Nghiên cứu nội dung chương trình môn học và đã lựa chọn đề xuất một số nội dung phù hợp với phương pháp học thực hành học phần Cây lương thực. Chúng tôi cũng tiến hành lấy ý kiến và khảo sát kinh nghiệm của học sinh để có thể tiến hành hoạt động dạy học thực hành đạt hiệu quả cao nhất với học sinh. Sau khi nghiên cứu chương trình và khảo sát học sinh chúng tôi tiến hành nghiên cứu các điều kiện dạy học thực hành và nhận thấy với những phần học tại lớp học cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng các yêu cầu học tập của học sinh. Tiến hành khảo sát ngoài thực tế sản xuất tại thời điểm giảng dạy chúng tôi nhận thấy thời khóa biểu bố trí môn học vào tháng 3 là thời điểm vào vụ xuân của miền núi nên ngoài đồng ruộng đặc biệt là vùng sản xuất nông nghiệp gần cơ sở đào tạo có nhiều loại cây trồng như ngô, lúa Qua khảo sát học sinh và khảo sát thực tế sản xuất chúng tôi đề suất một số nội dung có thể tiến hành thực hành ở môn học như sau: 19
  20. Chƣơng Nội dung/bài học Địa điểm và hình thức thực hành Cây lúa Bài 1. Phân loại lúa Được thực hiện ở trong phòng thí Bài 2. Phương pháp đánh giá các nghiệm theo cá nhân nhằm giúp HS tính trạng hình thái các giống lúa luyện tập hình thành các kỹ năng trên đồng ruộng và trong phòng. cơ bản của nghề nghiệp. Bài 3. Kỹ thuật xử lý ngâm ủ hạt giống. Được thực hiện tại phòng thí Bài 4. Kỹ thuật làm đất + Bón nghiệm và ngoài đồng ruộng theo phân lót nhóm. Bài 5. Chăm sóc, bón phân thúc cho cây lúa. Cây ngô Bài 1. Phân loại ngô Được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm theo cá nhân nhằm giúp HS luyện tập hình thành các kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp. Bài 2. Kỹ thuật làm đất trồng + Được thực hiện ngoài đồng ruộng Bón lót theo nhóm hoặc cá nhân. Bài 3. Kỹ thuật gieo trồng Bài 4. Kỹ thuật chăm sóc (bón thúc, vun gốc ) Cây Bài 1. Phân loại khoai lang Được thực hiện ở trong phòng thí khoai nghiệm theo cá nhân nhằm giúp HS lang luyện tập hình thành các kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp. Bài 2. Kỹ thuật làm đất + Bón lót Được thực hiện ngoài đồng ruộng Bài 3. Kỹ thuật trồng khoai lang theo nhóm hoặc cá nhân. Bài 4. Kỹ thuật chăm sóc (bón thúc, vun gốc ) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2