Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp
lượt xem 34
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp" được nghiên cứu với các nhiệm vụ: Tìm hiểu đặc điểm tình hình của các khối lớp, tìm hiểu hoạt động của giáo viên, tìm hiểu hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng, tìm hiểu hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh. Để nắm vững hơn nội dung kiến thức đề tài mời quý thầy cô cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: HUỲNH THỊ ÁNH TUYẾT 2. Ngày, tháng, năm sinh: 21 8 1965 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 174/19/40 khu phố 3, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại : Cơ quan: 0613 824902 Nhà riêng: 0613 816023 ĐTDĐ : 0917 712090 6. Chức vụ: P. Hiệu trưởng 7. Đơn vị công tác: Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm. Năm nhận bằng: 2009 Chuyên ngành đào tạo: Toán Tin III/. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Quản lý giáo dục Số năm có kinh nghiệm: 18 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện trong 5 năm gần đây: 1. Nâng cao việc rèn chữ viết, giữ gìn tập vở cho học sinh tiểu học. 2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn. 3. Vận dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy học sinh tiểu học.
- MỤC LỤC. A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu. III. Phương pháp nghiên cứu. B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: I. Nội dung: 1/. Đặc điểm tình hình nhà trường. 2/. Điều tra cơ bản. 3/. Nhận thức bản thân. 4/ Trình bày kinh nghiệm. II. Hiệu quả của đề tài. C BÀI HỌC KINH NGHIỆM D ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
- Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP A MỞ ĐẦU: ILí do chọn đề tài: Vừa qua, Bộ Giáo dục Đào tạo có Công văn số: 307/KH–BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 20082013. Nội dung xây dựng tập trung chủ yếu vào 5 nội dung trong đó việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn là những nội dung được đề cập đến. Trước kia, việc dạy và học trong nhà trường được CB – GV – HS và nhiều cha mẹ học sinh quan tâm hơn cả việc xây dựng môi trường sư phạm xanh sạchđẹp và thân thiện. Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên trường thực hiện phong trào theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và kết quả đạt được chỉ mang tính tạm thời và còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó học sinh chưa có ý thức xây dựng, giữ gìn và bảo vệ thành quả của chính mình thực hiện. Mặc khác, là ngôi trường trong nội ô thành phố cho nên diện tích rất khiêm tốn so với sĩ số học sinh nên việc xây dựng vườn cây thuốc nam hoặc hồ sinh thái chúng tôi gặp không ít khó khăn. Là cán bộ quản lí trường học tôi luôn mong muốn học sinh được học tập trong một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với các em, giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường xanh sạch đẹp và thân thiện sẽ để lại những dấu ấn tốt đẹp trong các mối quan hệ : thầy với trò; thầy với thầy; thầy với cha mẹ học sinh; thầy với địa phương. Trường học xanh, sạch, đẹp còn có ý nghĩa giáo dục mỗi học sinh ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường. Vậy để xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn không ai khác ngoài giáo viên và học sinh cùng gia đình các em phải chung tay xây dựng và bảo vệ thành quả chính mình làm được. Với những nguyên nhân và suy nghĩ trên nên tôi chọn đề tài “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP”
- II Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu: 1/. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp đứng lớp của trường TH Trịnh Hoài Đức. Học sinh trường TH Trịnh Hoài Đức. Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp. 2/. Nhiệm vụ nghiên cứu: a. Tìm hiểu đặc điểm tình hình của các khối lớp. b. Tìm hiểu hoạt động của giáo viên : + Nhận thức của giáo viên chủ nhiệm. + Biện pháp thực hiện của các giáo viên chủ nhiệm. c. Tìm hiểu hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng: + Nhận thức của hiệu trưởng. + Biện pháp chỉ đạo. d. Tìm hiểu hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh: + Nhận thức của phụ huynh học sinh về việc “Xây dựng trường học thân thiện Học sinh tích cực” và sự phát triển toàn diện của các em. e. Kết quả của sự chỉ đạo. IIIPhương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau: 1/. Phương pháp điều tra: Nắm tình hình qua các giáo viên chủ nhiệm, các tổ khối trưởng, ban đại diện cha mẹ học sinh và cả học sinh sau khi triển khai phát động phong trào “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp”. 2/. Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh trong việc xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp nhằm góp ý và hoàn thiện dần mục tiêu của phong trào này. Quan sát sự quan tâm và sử dụng thành quả để phục vụ cho việc dạy học các môn TNXH và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm. 3/. Phương pháp thống kê: thống kê kết quả thực hiện theo từng học kì, từng năm để so sánh. 4/. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Kế hoạch tổ khối, kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm để xem tổ khối trưởng, giáo viên chủ nhiệm có đề ra các biện pháp để xây dựng và bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp. Kiểm tra chuyên đề để đánh giá kết quả thực hiện của các lớp. BNỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: I Nội dung: 1/. Đặc điểm tình hình nhà trường:
- a. Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên đều có trình độ chuẩn đạt 100% và trên chuẩn 93,2% có nhiệt tình trong công tác giảng dạy và có ý thức trách nhiệm cao, có biện pháp tốt để thực hiện sự chỉ đạo của trường. Học sinh đa số là con em cán bộ công nhân viên cho nên phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập và môi trường học tập của con cái mình. Hiệu trưởng là người đã làm công tác quản lí lâu năm và rất quan tâm đến phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Ban đại diện cha mẹ học sinh rất nhiệt tình sẵn sàng hổ trợ, đóng góp trong các phong trào của lớp, của trường. b. Khó khăn: Sĩ số học sinh đông 60hs/ lớp nên việc trang trí lớp cũng rất khó khăn. Các phòng học được sơn từ lâu cho nên bốn bức tường của lớp học rất bẩn, không có diện tích đất để xây dựng vườn thực vật. Một số giáo viên chỉ chú tâm đến công tác giảng dạy những công tác khác chỉ thực hiện cho có hình thức. Một số học sinh cá biệt chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ các sản phẩm của các bạn trong lớp mình cũng như của các lớp khác. 2/. Điều tra cơ bản: a Ban giám hiệu: Tổng số : 3 – Nữ : 1 đều là đảng viên, Hiệu trưởng kiêm Bí thư Chi bộ. Tuổi đời đều trên 40 tuổi Tuổi nghề trên 20 năm. Trình độ chuyên môn đều tốt nghiệp CĐSP và đã qua đào tạo quản lí. Nhận xét: Ban giám hiệu có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục, có uy tín với ngành, địa phương, phụ huynh học sinh. Đã qua nghiêp vụ quản lí có năng lực, có tinh thần học hỏi. Rất nhiệt tình, năng nổ trong công tác, tích cực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. b Đội ngũ giáo viên: Tổng số : 59 giáo viên Trình dộ chuyên môn đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhận xét: Đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình, đạt chất lượng tốt. Tỉ lệ học sinh lên lớp cao hàng năm đạt từ 99,6% trở lên, có nhiều uy tín đối với phụ huynh và học sinh. 100% giáo viên chủ nhiệm đều đã qua trường lớp sư phạm, nhiệt tình trong công tác có tinh thần trách nhiệm cao, có phương pháp quản lí học sinh tốt. Bên cạnh đó lại được sự quan tâm đầu tư của nhà trường, đặc biệt là ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp. 3/. Nhận thức bản thân: Là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi nhận thấy rằng việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp sẽ tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt vui chơi hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em ngày càng yêu quý trường lớp,
- thầy cô, bạn bè; đồng thời còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen bảo vệ môi trường và tạo sức lan tỏa đến môi trường gia đình các em đang sinh sống và cộng đồng xã hội. 4/ Trình bày kinh nghiệm: a Lên kế hoạch: Trong kế hoạch chuyên môn của nhà trường cũng như kế hoạch chuyên môn tổ khối thì việc trang trí lớp học sẽ thực hiện vào tháng đầu tiên của năm học mới. Việc duy trì, giữ gìn và bảo vệ sẽ đưa nội dung vào nội qui nhà trường. Xây dựng kế hoạch Hoạt động ngoài giờ lên lớp có các nội dung sau: +Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. +Tổ chức các hoạt động như: viết, vẽ, sưu tầm....để tìm hiểu môi trường thiên nhiên xung quanh các em. Xây dựng kế hoạch bộ môn TNXH và Mĩ thuật có nội dung liên quan đến môi trường thiên nhiên xung quanh. Kiểm tra chuyên đề mỗi năm. b Biện pháp thực hiện: * Lớp học: Tận dụng tất cả các bảng gỗ cũ không còn sử dụng trên lớp và trang trí lại, đính vào tường ở cuối lớp để làm bảng trưng bày sản phẩm, kết quả học tập của các em với nội dung qui định như sau: các bài văn hay; chữ viết đẹp; sản phẩm mĩ thuật, kĩ thuật theo tổ nhóm; gương người tốt, việc tốt; góc học tập thì sưu tầm các bài toán hay, toán tuổi thơ... Phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp học để tiến hành ốp gạch men bốn bức tường trong lớp cho đồng bộ và thường xuyên dặm, vá những chỗ hư hỏng nhẹ sau một thời gian sử dụng. Tổ chức cho các em lựa chọn, trồng cây xanh trong lớp học và bố trí các chậu cây cho hài hoà, thẫm mĩ hơn, tránh trồng cây quá nhiều. Chỉ đạo cho giáo viên hướng dẫn cho các em kĩ thuật chăm sóc cây để cây phát triển ngày càng tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở học sinh việc xây dựng và giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp ở các buổi sinh hoạt cuối tuần. Dự giờ và rút kinh nghiệm cho giáo viên hình thành dần thói quen khai thác những dữ liệu có ở xung quanh các em (trong lớp học, trong sân trường, nơi các em ở) để xây dựng bài dạy với các hoạt động, hình thức học tập phong phú đa dạng hơn. Kết hợp chặt chẽ với Đội TNTPHCM để kiểm tra việc giữ vệ sinh lớp học của các em. Thường xuyên nhắc nhở việc giữ vệ sinh lớp học, trường học ở các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần. Tiến hành kiểm tra các lớp nhằm nhắc nhở, bổ sung … đồng thời nêu điển hình các lớp làm tốt và có nhiều sáng tạo trong Hội đồng sư phạm nhà trường. * Trường học:
- Do trường học có diện tích quá nhỏ so với số lượng học sinh cho nên việc xây dựng vườn thực vật và các ao sinh thái không thể thực hiện được theo qui định cho nên chúng tôi tiến hành trồng cây vào các chậu và bố trí vào một góc sân trường để không chiếm sân chơi của các em. Ao sinh thái thì lấy những chậu trồng cây kiểng lớn để trồng một số loài cây sống dưới nước như: hoa súng, cây rong, một số loại cây thuỷ sinh khác và nuôi một số loài cá nhỏ dễ sinh sản. Cây thuốc nam thì vận động giáo viên và học sinh sưu tầm. Cây kiểng thì do giáo viên và phụ huynh học sinh ủng hộ. Số lượng cây được chăm sóc khá cẩn thận và thường xuyên được bổ sung. Một số phụ huynh học sinh ủng hộ một số chậu trồng cây lớn nên số cây được chuyển từ chậu nhỏ sang chậu lớn phát triển rất tốt. Bố trí các chậu kiểng lớn ở trước các lớp học để tạo cảnh quan trong sân trường ngày càng đẹp hơn. Trang bị một số panô áp phích trong các bức tường bao quanh sân trường để giáo dục pháp luật và kĩ năng sống cho các em như: các biển báo giao thông; qui trình rửa tay sạch; một số biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết..... IIKết quả: 1/. Năm học 2007 – 2008: 100% lớp học có bảng trưng bày sản phẩm với nội dung theo qui định của nhà trường và trang trí cây xanh trong lớp học. Có được một hòn non bộ. Vườn thực vật với khoảng 20 loại cây khác nhau (chủ yếu là cây thuốc nam) 2/. Năm học 2008 – 2009: 100% lớp học có bảng trưng bày sản phẩm với nội dung được xây dựng theo mục đích giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. 70% bảng trưng bày đã được giáo viên thiết kế chắc chắn và mang tính thẫm mĩ hơn. Việc trang trí và chăm sóc cây xanh trong lớp (khối 4&5) là do các em thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Có thêm 2 hồ sinh thái với một số loại cây sống dưới nước như: cây hoa súng, cây rong, bèo hoa dâu và một số loài cá nhỏ. Vườn thực vật tăng thêm một số chậu cây kiểng. 3/. Năm học 2009 – 2010: 70% lớp học đã được ốp gạch men bốn bức tường xung quanh nên lớp học sạch sẽ và sáng sủa hơn rất nhiều. 50% lớp học đã có tủ thuốc y tế và tủ sách thiếu nhi. Học sinh đã sưu tầm nhiều tranh ảnh đẹp của đất nước để trang trí lớp học. Việc trưng bày sản phẩm cũng mang tính sáng tạo và thẫm mĩ hơn.
- Vườn thực vật đựơc thay thế bằng những chậu lớn hơn và số lượng cây vào khoảng 50 cây (cây thuốc nam và cây kiểng). Một số giáo viên có chú ý đến việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung liên quan đến môi trường xung quanh lớp học và trường học của các em như: +Tổ chức thi vẽ tranh theo chủ đề “Trường em xanh, sạch, đẹp”. +Tổ chức cho các em tìm hiểu về các loại cây thuốc nam mà em biết (tham quan vườn thực vật). 4/. Năm học 2010 – 2011: 100% các lớp học và đã được ốp gạch men tường. 80% các lớp học đã có tủ thuốc y tế. Việc trồng cây xanh trong lớp học mang tính chọn lọc hơn và được các em chăm sóc khá tốt, nhiều chậu cây kiểng có giá trị cao. Có 3 hồ sinh thái và cá sinh sôi rất nhiều. Vườn thực vật có khoảng 90 chậu cây, số loại cây khá đa dạng và nhờ chăm sóc chu đáo nên phát triển khá tốt. Số tiết dạy ngoài thực tế đã được giáo viên tiến hành thường xuyên hơn. Các em đã có ý thức xây dựng, giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc cây xanh tốt hơn. C BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua việc thực hiện những biện pháp trên tôi nhận thấy nếu biết huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp thì sẽ giải quyết một phần những khó khăn về cơ sở vật chất. Phong trào phát động đã gắn kết hơn tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các giáo viên vì hai lớp cùng học một phòng sáng và chiều nên giáo viên và học sinh của hai lớp cùng nhau giữ gìn và bảo vệ lớp mình xanh, sạch, đẹp sau mỗi buổi học để cho những lớp sau không phải mất nhiều thời gian cho việc quét dọn mà tập trung hơn trong việc giảng dạy và học tập. Trường học xanh, sạch, đẹp đã thật sự tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt vui chơi hấp dẫn và thân thiện đối với học sinh và giúp các em ngày càng yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè; đồng thời còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen bảo vệ môi trường và tạo sức lan tỏa đến các giáo viên trường bạn trong thành phố và trong tỉnh về tham qua học tập. Học sinh tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường một cách hứng thú với thái độ tự giác, chủ động và có ý thức sáng tạo. D ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: Không có Hiệu trưởng Người viết
- Cao Quốc Hùng Huỳnh Thị Ánh Tuyết Xác nhận của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Biên Hòa: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
- ..................................................................................................................................... Xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: "xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp"
9 p | 2928 | 393
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phong trào thi đua học tập thông qua công tác đội
13 p | 536 | 98
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xây dựng nề nếp chủ nhiệm lớp 3/1 trường Tiểu học Hiệp Hòa
13 p | 446 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác
9 p | 316 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm – xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện
5 p | 228 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
12 p | 157 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông
10 p | 158 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phần mềm hỗ trợ đọc hiểu Vât lý phổ thông phần cơ học bằng tiếng Anh
7 p | 138 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phần mềm tuyển sinh và tổ chức thi tốt nghiệp nghề phổ thông
12 p | 126 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện và lưu động tại trường Tiểu học Ngọc Lâm Quận Long Biên - Hà Nội
20 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài Clo – lớp 10 – THPT thuộc chương trình nâng cao
13 p | 91 | 8
-
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng mô hình cấu trúc máy tính dàn trải phục vụ công tác giảng dạy cho ngành CNTT
5 p | 248 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập để dạy tốt một tiết dạy
11 p | 115 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
15 p | 39 | 6
-
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng một số lưu đồ sửa chữa mạch điện tử trong hoạt động dạy nghề điện tử
16 p | 241 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Hội Cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học thị trấn Thống Nhất giai đoạn 2005 – 2010
20 p | 84 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để xây dựng liên đội vững mạnh
13 p | 82 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn