Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường
lượt xem 86
download
Đề tài “Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường tại trường THPT Chu Văn An” làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã học ở trường Cán bộ Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của cơ quan, góp phần vun trồng và xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, tích cực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do pháp lý Văn hoá ngày càng có vai trò quyết định trong sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Văn hoá không những ảnh hưởng đến môi trường, phẩm chất đạo đức của một tổ chức, mà còn tác động đến những hành vi, ứng xử đạo đức của tập thể cán bộ, và nhân viên. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Qui chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐTTg ngày 2 tháng 8 năm 2007) nêu ra các nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở; mục đích thực hiện văn hoá công sở; các điều cấm đối với nhân viên công sở; qui định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, cũng như cách bài trí công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Đối với nhà trường phổ thông, xây dựng văn hoá nhà trường chính là cơ sở để tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực. Từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CTBGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008, phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 1.2. Lý do lý luận Từ lâu, các nhà lý luận về quản lý đã chỉ ra rằng v ăn hóa tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo nên ưu thế cạnh tranh của tổ chức. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 1
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường và thói quen có khả năng qui định hành vi của các thành viên trong tổ chức và mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng. Văn hóa tổ chức không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian và ngày càng phong phú hơn. Nhóm nghiên cứu FOCUS (First Origanizational Cultural Unified Search) đưa ra định nghĩa về văn hóa tổ chức như sau: Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương tiện và các mẫu hành vi qui định cách thức những người trong một tổ chức tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình và vào tổ chức hay cơ quan nói chung. Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính sư phạm mà văn hoá nhà trường chính là linh hồn của tổ chức, tạo nên đời sống tâm lý, tinh thần cho nhà trường. Chúng ta có thể hiểu: “văn hóa nhà trường là tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương tiện và các mẫu hành vi qui định cách thức mà cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường tương tác với nhau và đầu tư năng lực vào công việc của mình và vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nói chung” (“Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường phổ thông”, trang 173). Văn hoá nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như khung cảnh trường học, cách bài trí lớp học, logo, khẩu hiệu, biểu tượng, đồng phục, nghi lễ… Văn hoá nhà trường còn gồm phần chìm như các giá trị, nhu cầu, cảm xúc mong muốn cá nhân, các giả định ngầm được coi là những quy ước có tính bất thành văn, có tính đương nhiên, tạo nên một mạch ngầm kết nối các thành viên trong nhà trường, làm nền tảng cho các giá trị và các suy nghĩ, hành động của họ… Tác giả Pam Robbins Harvey B. Alvy cho rằng, văn hoá nhà trường phản ánh thành viên tổ chức. Văn hoá là “ý thức” mà cá nhân hình thành trong thế giới công việc của mình. Như vậy, văn hoá nhà trường được biểu hiện thông Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 2
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường qua nhận thức, hành vi và thái độ của các thành viên trong nhà trường đối với học sinh, với đồng nghiệp, với các bên liên quan (cấp trên, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, các trường bạn…) và các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường như quan niệm về chất lượng giáo dục, quan niệm về hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục... Văn hoá nhà trường còn thể hiện ở sự ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội. 1.3. Lý do thực tiễn Văn hoá nhà trường lành mạnh là một thứ tài sản lớn của nhà trường, góp phần tạo động lực làm việc cho các thành viên trong tổ chức, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, khuyến khích đối thoại và hợp tác, chia sẻ quyền lực và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các thành viên.Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ điều phối và kiểm soát, hạn chế tiêu cực và xung đột, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.Văn hoá nhà trường lành mạnh nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học.Ở đó, con người được coi trọng, được cổ vũ hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người. Đó là điều mà bất kỳ nhà trường phổ thông nào cũng mong muốn phấn đấu đạt được. Bản thân tôi quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường bởi tôi ý thức được tầm quan trọng của việc vun tr ồng, nuôi dưỡng văn hoá nhà trường lành mạnh mà những lãnh đạo qua các thời kỳ của đơn vị tôi đã dày công vun đắp từ nhiều năm nay.Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thời đại, môi trường văn hoá của nhà trường chúng tôi cũng đang không ngừng thay đổi. Tôi nhận thấy cần phải có sự nhìn nhận cũng như đánh giá thường xuyên, để kịp thời điều chỉnh những biểu hiện phản văn hoá, tiếp tục vun trồng văn hoá tích Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 3
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường cực, lành mạnh, góp phần nâng cao uy tín và “thương hiệu” của nhà trường, xây dựng nhà trường phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, đâu đó ở một số trường vẫn còn những hiện tượng mất đoàn kết, chia bè rẽ phái trong cơ quan tạo nên bầu không khí căng thẳng. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh. Từ những lý do trên đây, người viết chọn đề tài “Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường tại trường THPT Chu Văn An” làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn ứng dụng những kiến th ức đã học ở trường Cán bộ Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của cơ quan, góp phần vun trồng và xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, tích cực. 2. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại trường THPT Chu Văn An 2.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT Chu Văn An Trường trung học phổ thông Chu văn An thuộc địa phận khối 4 Thị trấn La Hà Huyện Tư Nghĩa – Tỉnh Quảng Ngãi, được thành lập theo quyết định 1320 của UBND tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 7 tháng 3 năm 1993. Qua 18 năm hình thành và phát triển với loại hình Bán Công trường đã từng bước đi lên. Đến ngày 1 tháng 8 năm 2011 được UBND Tỉnh Quảng Ngãi kí Quyết định lên trường công lập. Học sinh của trường đến từ nhiều xã, xa nhất là xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ cách trường từ 25 đến 30km. Phần lớn học sinh là con em nông dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Năm học 20142015 trường có 1137 học sinh, 30 lớp. Chi bộ trường có 18 Đảng viên, trực thuộc Huyện uỷ Tư nghĩa. Nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh .Lãnh đạo trường : 04 ( 1 Hiệu trưởng, 3 hiệu phó) Số tổ : 09 ( có tổ ghép 1 số môn). Cán bộ giáo viên, công nhân viên: 81 người đạt chuẩn theo qui Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường định của ngành ( có 4 giáo viên đạt trên chuẩn). Khuôn viên nhà trường rộng khoảng 8.000 m2 , đang được tiếp tục mở rộng thêm 8.000m2 trong năm tới. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ ( Phòng học, phòng thực hành bộ môn, phòng làm việc, thư viện chuẩn...) tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Với chủ đề năm học : “ Tiếp tục đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục”. Ngay từ đầu năm học , nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động trong suốt 37 tuần ( dựa trên kế hoạch của Sở GDĐT Quảng Ngãi ). Các tổ chức đoàn thể được kiện toàn, phân công nhiệm vụ và quyền hạn.Từng bộ phận có kế hoạch riêng, giao ước thi đua trong suốt năm học được theo dõi, đánh giá của ban giám hiệu nhà trường. Năm học 20132014 vừa qua trường đã đạt được nhiều thành tích:Trường tiên tiến xuất sắc, chi bộ trong sạch vững mạnh, 100% cán bộ giáo viên đạt lao động tiên tiến, 17 chiến sĩ thi đua cơ sở, 01 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Các tổ chuyên môn đều được giấy khen. Đa số học sinh đều ngoan, chăm chỉ, có ý thức học tập. Tuy nhiên còn một bộ phận không nhỏ học sinh yếu, chây lười, thường xuyên vi phạm nội qui trường lớp. Số học sinh này chủ yếu ở lớp 10 do điểm tuyển đầu vào thấp, các em học yếu, không tiếp thu được kiến thức mới dẫn đến chán nản, quậy phá. 2.2. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường tại trường THPT Chu Văn An Qua khảo sát tình hình hoạt động của nhà trường, người viết nhận thấy về mặt bề nổi, đơn vị tương đối định hình được nét văn hoá nhà trường theo các tiêu chuẩn của đơn vị văn minh, nhà trường văn hoá, đảm bảo các tiêu chuẩn của trường học xanh sạch đẹp. Cơ sở vật chất của nhà trường nhìn chung tương đối đầy đủ, cảnh quan thoáng mát, khuôn viên sân trường sạch đẹp, có bồn hoa, cây cảnh, được nhân Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường viên, giáo viên và học sinh thay phiên chăm sóc. Phòng học có trang trí khẩu hiệu từng lớp. Các phòng hiệu bộ bố trí khoa học, thuận tiện cho các bộ phận trao đổi giải quyết công việc. Có khu vực niêm yết công khai các thủ tục hành chính, quy định tiếp dân, hướng dẫn qui trình làm việc, lịch làm việc và kế hoạch của các bộ phận… Nhà trường chú trọng công tác giáo dục niềm tin, chú trọng các nghi lễ truyền thống, giữ gìn phong tục của tổ tiên, tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu kính với mẹ cha. Hàng năm lấy ngày 73 làm ngày truyền thống của nhà trường, tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá, lễ hội dân gian. Cuối năm tổ chức nghi lễ cúng tất niên. Trước khi ra trường, học sinh lớp 12 được tổ chức lễ tri ân và trưởng thành để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ và thầy cô. Công tác tương thân tương ái giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn được chú trọng vun đắp. Ngoài việc thăm viếng các dịp hiếu hỷ, trong năm vừa qua cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường đã tổ chức quyên góp tổng cộng 5 đợt giúp đỡ giáo viên và học sinh gặp khó khăn đột xuất với tổng số tiền thu được 10.385.000 đồng. Tích cực hưởng ứng phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường đề cao khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Thanh niên năng động, sáng tạo, học tập vì ngày mai lập thân lập nghiệp”. Trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, ngôn ngữ giữa thầy và trò mang tính chuẩn mực, cách xưng hô giữa trò với trò thể hiện được sự thân thiện, hồn nhiên. Cán bộ giáo viên có đồng phục riêng của nhà trường, lấy màu xanh làm màu chủ đạo, giáo viên lên lớp giờ chính khoá phải mặc áo dài, học sinh nữ mặc áo dài trắng tất cả các giờ học chính khoá trong tuần. Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 6
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Hàng năm, các hoạt động truyền thống của nhà trường được duy trì thường xuyên (như lễ thành lập trường 7/3, hoạt động Văn hoá – văn nghệ, TDTT, Sân chơi thanh niên theo chủ điểm hàng quý, hàng tháng, hàng tuần…) Theo thời gian, nhiều giá trị đã được cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường thừa nhận và tôn trọng như: việc đề cao các giá trị nhân văn, sự trung thực và tôn trọng, tính kỷ luật, tính ổn định, tính thực chất trong công tác và hiệu quả dạy học. Một số giá trị mà giáo viên, nhân viên mong muốn xây dựng và đạt được trong thời gian sắp tới đó là sự dân chủ, sự đổi mới, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong công việc. Về những giả định ngầm, bước đầu khảo sát có nhiều ý kiến khác nhau, người viết nhận thấy một trong những yếu tố được đa số cán bộ giáo viên thừa nhận đó là khi họ có niềm tin về một môi trường giáo dục lành mạnh, với người lãnh đạo không tham nhũng, hết mình vì tập thể, biết tôn trọng nhân viên, họ sẽ cố gắng làm việc và cống hiến cho nhà trường. Theo nhận định của người viết, việc xây dựng văn hoá nhà trường tại trường THPT Chu văn An trong nhiều năm qua luôn được các thế hệ lãnh đạo nhà trường chú tâm vun trồng, sau nhiều năm đã cơ bản định hình thành nền nếp. Diện mạo nhà trường thay đổi theo thời gian, chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được cải thiện, các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao đạt được nhiều thành tích, nhà trường thực sự trở thành một trong những đơn vị văn hoá của địa phương, nơi học tập và trưởng thành của nhiều thế hệ con em trên huyện nhà. 2.3. Những biểu hiện văn hoá tích cực và tiêu cực tại trường THPT Chu Văn An Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 7
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Biểu hiện văn hoá tích cực: Từ thực tế xây dựng văn hoá nhà trường đã nêu trên, người viết nhận thấy trường THPT Chu Văn An có nhiều biểu hiện văn hoá tích cực, cụ thể: Bầu không khí tương đối cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; lãnh đạo điều hành nhà trường hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch. Các tổ chức đoàn thể phát huy tốt vai trò của mình. Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; các phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn phần lớn đều thấy được vai trò và trách nhiệm của mình khi được Hiệu trưởng giao quyền; mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình phải làm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học; Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người; chú trọng tính sáng tạo và đổi mới; khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm; Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường; học sinh được khuyến khích bày tỏ ý kiến (cả về phương pháp giảng dạy và giáo dục của giáo viên), được lãnh đạo nhà trường lắng nghe và giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng; Công tác trao đổi chuyên môn được tăng cường; giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập; Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục, đặc biệt trong việc giáo dục những học sinh chậm tiến, học sinh vi phạm kỷ luật. Nguyên nhân của những biểu hiện tích cực nói trên là: Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 8
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Sở giáo dục, sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh cũng như các mạnh thường quân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn của Huyện. Ban giám hiệu nhà trường có sự đoàn kết, nhất trí, hỗ trợ nhau cùng làm việc, phát huy được điểm mạnh của từng cá nhân, giúp đỡ nhau khắc phục những hạn chế yếu kém. Hiệu trưởng đồng thời là phó Bí thư chi bộ nhà trường đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo và quản lý của mình. Công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên; các quy định, quy chế được xây dựng chặt chẽ, tạo được sự thống nhất cao trong tập thể. Đội ngũ giáo viên phần lớn có ý thức trách nhiệm, với trên 60% là lực lượng trẻ được đào tạo chính quy, trong đó một bộ phận không nhỏ là con em lớn lên tại địa phương, có sự gắn bó với nhà trường và quê hương, có ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống và xây dựng nhà trường phát triển. Đội ngũ giáo viên lớn tuổi, có kinh nghiệm của nhà trường phần lớn đều là những giáo viên gương mẫu, có tác phong chuẩn mực, gắn bó với nhà trường nhiều năm liền, có sức ảnh hưởng đối với thế hệ giáo viên trẻ. Bên cạnh những yếu tố tích cực, nhà trường vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi văn hoá), cụ thể là: Một số giáo viên thiếu sự cởi mở, ít gần gũi học sinh, không thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh; thiếu sự động viên khuyến khích, chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, còn áp đặt kiến thức cho học sinh một cách chủ quan; có giáo viên thường xuyên trách mắng học sinh vì các em không có sự tiến bộ, khiến cho học sinh mặc cảm, chán học và bỏ học; có giáo viên sử dụng hình thức trách phạt thiếu tính sư phạm như chép phạt quá nhiều, phạt tiền học sinh chậm tiến bộ để gây quỹ lớp; Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 9
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Trong nội bộ giáo viên đôi lúc vẫn còn hiện tượng thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; một bộ phận giáo viên thiếu chủ động trong công việc; còn hiện tượng việc ai nấy làm, thiếu sự hỗ trợ cho nhau; một số giáo viên chưa tích cực tham gia các hoạt động văn hoá xã hội; Còn xảy ra hiện tượng gian lận trong thi cử; tình trạng bạo lực học đường vẫn còn, trong đó có hiện tượng học sinh gây gỗ đánh nhau với các thế lực bên ngoài nhà trường; Một bộ phận học sinh đua đòi ăn chơi, còn những biểu lệch lạc về giới tính theo phong trào, sống thiếu niềm tin, không có lý tưởng, lười lao động; Còn hiện tượng thiếu ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân; một số lớp học còn hiện tượng viết vẽ bẩn, khạc nhổ bữa bãi, vứt bã kẹo cao su không đúng nơi quy định, không tiết kiệm điện; hút thuốc trong nhà trường … Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém là: Tâm lý lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay có sự biến chuyển phức tạp, ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau, việc giáo dục gia đình đôi lúc không được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Nhiều gia đình có tâm lý “khoán trắng” việc giáo dục học sinh cho nhà trường. Một bộ phận không nhỏ học sinh có nhận thức kém, ý thức kỷ luật chưa cao, một vài em bị lôi kéo xúi giục, dính vào các mối quan hệ nguy hiểm, phức tạp. Nhà trường đôi lúc chưa chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là bồi dưỡng những kiến thức về tâm lý sư phạm, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong dạy học. Đôi lúc vì chú tâm quá nhiều đến chất lượng học tập mà xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cũng như công tác xây dựng văn hoá nhà trường. Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 10
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, năng lực tiếp thu của học sinh còn hạn chế, số lượng học sinh yếu kém còn cao. Một số giáo viên năng lực chuyên môn yếu, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tương tác với học sinh. Đời sống của một bộ phận giáo viên mới ra trường còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự ổn định để an tâm công tác. Giải pháp: Trước những biểu hiện của văn hoá nêu trên, nhà trường cũng đã đề ra một số giải pháp nhằm khuyến khích, nuôi dưỡng văn hoá tích cực, lành mạnh; hạn chế các biểu hiện văn hoá tiêu cực, cụ thể là: Chấn chỉnh ngay các biểu hiện văn hoá chưa tích cực, nhắc nhở rút kinh ngiệm những trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục phản văn hoá; tăng cường công tác phê bình và tự phê bình, tập thể giáo viên mạnh dạn góp ý cho lãnh đạo nhà trường về những hành vi nóng nảy. Chỉ đạo bộ phận kỷ luật và giáo viên chủ nhiệm tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh lớp học. Phát động phong trào thi đua trang trí phòng học sạch đẹp, khen thưởng, tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiêu biểu. Xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi thiếu ý thức bảo vệ môi trường, lớp học (trừ điểm thi đua của lớp, phê bình trước cờ, xét hạnh kiểm học sinh hàng tuần, tháng). Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy, thu hút học sinh qua từng bài giảng. Chỉ đạo tổ bộ môn tăng cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra chặt chẽ hoạt động giảng dạy của giáo viên. Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, kết hợp sinh hoạt chuyên môn và hoạt động thao giảng, khuyến khích giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 11
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Quan tâm đến các hoạt động văn hoá trong trường học, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ có ý nghĩa thiết thực. Hỗ trợ Công đoàn và Đoàn thanh niên về cơ sở vật chất và kinh phí để tổ chức các hoạt động văn hoá cho giáo viên và học sinh. 2.4. Kinh nghiệm thực tế liên quan đến việc xây dựng văn hoá nhà trường Việc xây dựng văn hoá nhà trường liên quan đến nhiều mảng công tác của đơn vị, với kinh nghiệm công tác từ khi được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng, phụ trách công tác thi đua kỷ luật phong trào, rồi chuyển sang phụ trách công tác khác, người viết xin được nêu ra đây một vài tình huống mà bản thân đã tham gia giải quyết, có lúc thành công và cũng có khi còn thất bại, từ đó thấy rằng để xây dựng, vun trồng văn hoá nhà trường tích cực, lành mạnh đòi hỏi mỗi nhà trường phải tiến hành đồng bộ rất nhiều giải pháp. Tình huống 1: tổ chức tham quan du lịch cho giáo viên Đối với trường THPT Chu Văn An, việc tham quan du lịch cho giáo viên nhiều năm trước đây rất it được thực hiện, bởi nguồn thu của nhà trường hạn chế, kinh phí tổ chức lại quá lớn, phần đông giáo viên có nhiều kế hoạc riêng trong hè, rất khó tập hợp lực lượng, lãnh đạo nhà trường thường bận việc vào thời gian hè, không mặn mà với chuyện tham quan du lịch. Đã từng có ý kiến đề xuất Công đoàn tổ chức, nhưng bàn tính nhiều lần rồi cũng không giải quyết được các vướng mắc đã nêu. Trên cương vị Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động thi đua, phong trào, tôi bày tỏ sự ủng hộ đối với hoạt động này và đề xuất với BCH Công đoàn thực hiện giải pháp trước mắt là tổ chức các hoạt động tham quan dã trong tỉnh. Từ những hoạt động được tổ chức chu đáo và bước đầu tạo được bầu không khí thân thiện, cởi mở trong tập thể sư phạm, BCH Công đoàn đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch du lịch hè cho giáo viên. Tôi đã chủ động tham mưu cho Hiệu Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 12
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường trưởng, phân tích những yếu tố tích cực của hoạt động, tạo được sự đồng thuận trong ban giám hiệu. Nhà trường đã quyết định hỗ trợ một phần kinh phí cho chuyến tham quan. Tôi đã tham gia cùng BCH công đoàn xây dựng kế hoạch chi tiết cho chuyến đi, chọn thời điểm thích hợp để các giáo viên ở xa có thể kết hợp tham quan và thăm người thân, lại tránh được một số hoạt động hè của trường để Ban giám hiệu có thể cùng tham dự. Năm học 2011 – 2012, lần đầu tiên nhà trường tổ chức cho giáo viên đi du lịch, số lượng không nhiều nhưng bước đầu tạo được hiệu quả tích cực, giáo viên có thêm nhiều kỷ niệm chung, phấn chấn hơn trong công việc, tỏ ra gắn bó hơn với các hoạt động của nhà trường. Một số giáo viên trước đây ít thân thiện, nay qua các hoạt động chung đã tỏ ra tích cực hơn, hoà đồng hơn. Từ đó, hoạt động tham quan du lịch trở thành một hoạt động hàng năm của nhà trường. Nguyên nhân của thành công này xuất phát từ sự ủng hộ của Ban giám hiệu, việc xây dựng kế hoạch chu đáo của Công đoàn và sự đồng thuận của tập thể giáo viên. Qua đây, có thể thấy rằng, việc tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở trong tập thể sư phạm là một trong các biện pháp quan trọng nhằm xây dựng văn hoá nhà trường tích cực, lành mạnh. Tình huống 2: người thầy nghiêm khắc Thầy A dạy Toán nổi tiếng là người nghiêm khắc và khó tính, giữa học kỳ được phân vào dạy thay cô M nghỉ hộ sản ở lớp 12A5, một lớp có nhiều học sinh học yếu. Được một tháng thì Ban giám hiệu nhận được đơn kiến nghị của lớp xin đổi giáo viên bộ môn. Trong đơn nói rằng thầy A vào lớp rất ít dạy dỗ, mà phần lớn thời gian kiểm tra xem học trò có làm bài ở nhà không rồi lấy đó làm cái cớ để la mắng các em cho đến hết tiết. Giáo viên A giải thích là vì học sinh lười học nên phải nghiêm khắc để các em tiến bộ, trước đây học sinh quen với việc cô M dễ tính nên giờ phản ứng với thầy như vậy. Ban giám hiệu ghi Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 13
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường nhận, tìm hiểu sự việc rồi tiến hành hoà giải giữa thầy và trò, giải thích để học sinh hiểu thầy hơn, động viên giáo viên dùng phương pháp mềm dẻo để kích thích học sinh học tập. Mọi việc tạm lắng xuống. Đến hết học kỳ 1, lớp 12A5 có 2 học sinh bỏ học, BGH yêu cầu giáo viên chủ nhiệm (GVCN) tìm hiểu lý do, động viên các em đi học lại. GVCN báo cáo lại là do lực học quá yếu nên các em chán học, bỏ học đi làm. Cô giáo cũng cho biết là trong số đó có học sinh T tâm sự với cô là em không muốn trở lại trường học nữa, vì mỗi lần tới tiết Toán của thầy A là em bị ức chế, em cảm thấy thầy có ác cảm với mình, em học yếu môn Toán, thường xuyên bị thầy kiểm tra rồi la mắng, tiết nào thầy cũng kêu lên bảng làm bài, e không làm được bị thầy phê bình nặng lời rồi các bạn trong lớp cũng bị vạ lây. Việc lớp xin đổi giáo viên không được chấp thuận khiến các em cảm thấy nặng nề hơn, vì sau đó thầy vẫn không thay đổi thái độ với lớp mà còn có phần ác cảm với lớp hơn. Kết quả này cho thấy nhà trường đã không thành công trong việc giải quyết tình huống căng thẳng giữa thầy và trò của lớp 12A5. Nguyên nhân là BGH nhà trường một phần vị nể vì thầy A dù sao cũng là một giáo viên có trình độ chuyên môn khá tốt, có nhiều đóng góp cho trường. Tuy nhiên thầy A đã chọn biện pháp giáo dục chưa phù hợp với đối tượng học sinh có năng lực tiếp thu còn hạn chế, chưa tạo được không khí thân thiện trong lớp học để các em có động lực vươn lên, thái độ cư xử của thầy đôi lúc còn biểu hiện phản văn hoá, thiếu tính giáo dục. Tình huống này cho thấy nhà trường cần phải chú trọng tạo dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện trước hết là trong mối quan hệ tương tác hàng ngày giữa giáo viên và học sinh thông qua các giờ lên lớp. Từ những phân tích trên đây, có thể xác định một số biện pháp cơ bản để vun trồng nuôi dưỡng văn hoá nhà trường lành mạnh, cụ thể như sau: Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 14
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình; Xây dựng và chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu cũng như các giá trị mà nhà trường mong muốn đạt được cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh hiểu rõ và đồng thuận. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý, đảm bảo sự công bằng, trung thực, khách quan, thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc; Xây dựng môi trường học đường thân thiện, an toàn; xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy – trò, giữa trò – trò; giữa cán bộ giáo viên với nhau (trong đó có các nhà quản lý giáo dục với cán bộ giáo viên) theo các chuẩn mực chung của xã hội và những quy định riêng của ngành giáo dục, của nhà trường; Lên án, loại bỏ những biểu hiện phi văn hoá (văn hóa tiêu cực, không lành mạnh) trong nhà trường; Xây dựng các qui tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và giữa các thành viên của nhà trường với môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho giáo viên trong đó đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên; nhưng đồng thời cũng cần tăng cường dự giờ, trao đổi với giáo viên đứng lớp về cách dạy và học nhằm tư vấn, thúc đẩy giáo viên tiến bộ; Khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để giáo viên phát triển tối đa khả năng của họ; Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để không ngừng phát triển đội ngũ; thúc đẩy sự đối thoại, trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm; khuyến khích giáo viên tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài trường; Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 15
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp; xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, lắng nghe tất cả mọi người; luôn học hỏi để đổi mới và nâng cao uy tín của mình trong nhà trường; Khuyến khích phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ; 3. Các kế hoạch hành động nhằm xây dựng văn hoá nhà trường tại đơn vị Trên cương vị Phó Hiệu trưởng, để góp phần xây dựng văn hoá nhà trường tích cực, lành mạnh, tôi xây dựng kế hoạch hành động thực hiện trong thời gian một tháng, ba tháng và sáu tháng tới như sau: 3.1. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 tháng tới Thời Tên công Mục đích/ Người/ Điều kiện/ Dự kiến Hướng gian việc Kết quả đơn vị/ Phương rủi ro, khắc phục cần đạt tổ chức tiện thực khó phối hiện khăn, hợp cản trở Tuần Xác Gọi tên Hiệu Sử dụng Thời Khéo léo 1+ 2 định các được các giá trưởng tài liệu Bồi gian các lồng ghép giá trị cốt trị cụ thể; và các dưỡng cán cuộc nội dung lõi làm Xác định Phó bộ quản lý họp liên quan cơ sở cho được trách Hiệu không đến cuộc thành nhiệm của trưởng Tuyên cho họp, trình công của bản thân; Các truyền qua phép bày ngắn văn hoá Làm cho tổ các cuộc gọn, nêu nhà các thành trưởng họp chủ vấn đề để trường viên chủ chốt chuyên chốt, lồng tác động môn đến các Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 16
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Tuyên hiểu được ý Công ghép trong Một số thành viên. truyền nghĩa của các đoàn, lúc thảo thành Tranh các giá trị giá trị cốt lõi Đoàn luận các viên thủ sự ủng cốt lõi đối với sự thanh chủ đề giáo không hộ của số trong đội thành công niên dục. quan đông ngũ chủ của nhà tâm. chốt trường Tuầ Chỉ đạo Học sinh Hiệu Tài liệu Đề thi Tăng n tổ chức được ôn tập trưởng Chuẩn kiến không cường vai 3+4 kỳ thi chu đáo; và các thức, kỹ đáp ứng trò của các học kỳ 2 Đề thi đảm Phó năng các các mức tổ trưởng nghiêm bảo chuẩn Hiệu bộ môn độ cơ chuyên túc kiến thức và trưởng Công văn bản; môn. kỹ năng, Các hướng dẫn Sao in Thành lập phân loại tổ của Sở; thiếu các nhóm được trình trưởng Các bảng đề; tư vấn độ học sinh; chuyên kế hoạch tổ chuyên Đảm bảo môn chức thi, môn giúp các khâu ra Công bảng phân ban giám đề, duyệt đề, đoàn, công nhiệm hiệu duyệt in ấn đề Đoàn vụ, lịch thi, đề. Xảy ra nghiêm túc, thanh Bảng hiệu Nhắc tình chất lượng, niên lệnh trống; nhở bộ trạng bảo mật; Giáo Văn phòng phận văn gian lận Giáo viên viên, phẩm, vật phòng sẵn trong thi có ý thức nhân dụng, cơ sở sàng bổ cử; Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 17
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường trách nhiệm viên vật chất sung khi trong coi thi; Học phục vụ kỳ có sự cố Rèn luyện sinh thi; Giáo thiếu đề; kỹ năng phối Phụ Bản cam viên coi Quán hợp làm huynh kết thực thi triệt kỹ việc, thành học hiện kỳ thi không nhiệm vụ thạo các kỹ sinh nghiêm túc đúng của giáo thuật coi của HS; giờ; viên, thảo kiểm tra trắc Giáo viên luận các nghiệm; và học sinh sai sót có Ngăn ngừa được thể mắc các hành vi truyền phải để gian lận thông chu GV chú ý; trong thi cử; đáo, hiểu rõ Xử lý trách nhiệm khéo léo, của mình nghiêm túc các trường hợp vi phạm. 3.2. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng tới Thời Tên Mục đích/ Người/ Điều kiện/ Dự Hướng khắc gian công Kết quả đơn vị/ Phương kiến phục việc cần đạt tổ chức tiện thực rủi ro, phối hiện khó hợp khăn, cản trở Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 18
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Tháng Chỉ Đảm bảo Ban Thông tư Thời Sắp xếp 9/2014 đạo việc đánh giám 58/2011/TT gian vào các công tác công giá được hiệu; BGDĐT; điểm khác, dành tác chính xác, Các tổ Khung kế quá nhiều thời đánh công bằng, trưởng, hoạch thời gấp; gian cho giá khách quan; nhóm gian của GV công tác làm chất GV thực trưởng Sở; vào điểm; lượng hiện kế chuyên Kế hoạch điểm Kiểm tra học hoạch đánh môn; đánh giá sai; thay giám sát chặt sinh giá đúng Giáo xếp loại sổ; làm chẽ việc cuối tiến độ; viên; học sinh việc nhập điểm, năm Cung cấp cuối năm; không tính điểm; Học kết quả sinh; Hướng đúng Làm tốt phản hồi dẫn công tiến độ; công tác tư Phụ đáng tin huynh. tác đánh giá Cho tưởng cho cậy cho lên điểm điểm GV, học sinh học sinh và của nhà khống, và phụ phụ huynh; trường; nâng huynh; GV biết Đảm bảo điểm; Xử lí cách sử GV và học Phụ nghiêm các dụng kết sinh hiểu huynh hiện tượng quả đánh được văn và học tiêu cực. giá để điều hoá đánh sinh xin chỉnh quá giá. điểm. trình dạy học; Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 19
- Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng văn hóa nhà trường Tháng Bồi Giáo viên BGH Tài liệu Một Khuyến 10+11 dưỡng hiểu được Các tổ về các số GV khích GV năm cho tác dụng trưởng, phương thụ cùng tham 2014 giáo của các nhóm pháp dạy động gia các hoạt viên phương trưởng học tích trong động nhóm một số pháp dạy chuyên cực; học của khoá tập phươn học tích môn; Chương tập; huấn; g pháp cực; nắm Giáo trình tập GV Trao đổi dạy được một viên. huấn; bày tỏ về những học số kỹ thuật Báo cáo sự e mong muốn, phát dạy học viên có năng ngại lắng nghe huy tích cực lực; đối với các đề xuất tính (động não, việc của GV Quỹ thời tích thảo luận đổi mới trong việc gian cho cực nhóm, phản phương đổi mới phép. của hồi tích pháp phương pháp học cực); dạy dạy học; sinh Hứng thú học. Khuyến học hỏi và khích GV tích cực tìm thêm các ứng dụng biện pháp vào hoạt mới để tổ động giảng chức dạy dạy theo học tích cực. đặc thù bộ môn. Người thực hiện: Tạ Ngọc Trí 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: "xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp"
9 p | 2928 | 393
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phong trào thi đua học tập thông qua công tác đội
13 p | 536 | 98
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xây dựng nề nếp chủ nhiệm lớp 3/1 trường Tiểu học Hiệp Hòa
13 p | 446 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác
9 p | 316 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp
10 p | 422 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm – xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện
5 p | 228 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
12 p | 157 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lý ở trường trung học phổ thông
10 p | 158 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phần mềm hỗ trợ đọc hiểu Vât lý phổ thông phần cơ học bằng tiếng Anh
7 p | 138 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng phần mềm tuyển sinh và tổ chức thi tốt nghiệp nghề phổ thông
12 p | 127 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện và lưu động tại trường Tiểu học Ngọc Lâm Quận Long Biên - Hà Nội
20 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi vào xây dựng câu hỏi cho bài Clo – lớp 10 – THPT thuộc chương trình nâng cao
13 p | 92 | 8
-
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng mô hình cấu trúc máy tính dàn trải phục vụ công tác giảng dạy cho ngành CNTT
5 p | 248 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập để dạy tốt một tiết dạy
11 p | 115 | 7
-
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng một số lưu đồ sửa chữa mạch điện tử trong hoạt động dạy nghề điện tử
16 p | 241 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Hội Cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học thị trấn Thống Nhất giai đoạn 2005 – 2010
20 p | 84 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM - Chế tạo máy cắt cỏ sử dụng nguồn điện một chiều
35 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để xây dựng liên đội vững mạnh
13 p | 82 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn