BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. Lý do chọn đề tài.<br />
Năm học 2009 – 2010 Bộ GD&ĐT phát động chủ đề: “ Đổi mới công tác<br />
quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. Đây là một việc làm cần thiết,<br />
mang tính chiến lược cao tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện<br />
của ngành giáo dục nói chung, của trường tiểu học Chăn Nưa nói riêng.<br />
Đổi mới công tác quản lý giáo dục trường tiểu học là từng bước thực hiện<br />
mục tiêu giáo dục của Đảng về chuẩn hóa, hiện đại hóa trong giáo dục và đào<br />
tạo, đáp ứng yêu cầu về sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.<br />
Như chung ta đã biết nói đến giáo dục, vấn đề mấu chốt quan trọng nhất, thường<br />
xuyên nhất đó là chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo<br />
dục. Chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình<br />
giáo dục cũng như quá trình dạy học của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng<br />
giáo dục và chất lượng dạy học vấn đề cốt tử của ngành giáo dục và của các<br />
trường học, là tâm trí của mọi nhà giáo, mọi thành viên trong xã hội.<br />
Đối với các trường tiểu học việc nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ<br />
quan trọng nhất, cũng là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà trường, đây chính<br />
là điều kiện quyết định để nhà trường tồn tại và phát triển và cũng là thương<br />
hiệu của nhà trường đối với địa phương. Thực chất của công tác quản lý nhà<br />
trường là quản lý hoạt động dạy học, công việc này được tiến hành thường<br />
xuyên, liên tục qua các tiết dạy, qua các học kỳ và từng năm học, đây là điều<br />
kiện tất yếu để nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục là: “ Nâng cao<br />
dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” ngay từ cấp học<br />
đầu tiên.<br />
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng<br />
GD&ĐT huyện Sìn Hồ, sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng với sự nỗ<br />
1<br />
lực của BGH, CBGVCNV của nhà trường, tháng 3 năm 2012 trường tiểu học<br />
số 1 Chăn Nưa đã được UBND Tỉnh Lai Châu công nhận: Trường tiểu học đạt<br />
chuẩn quốc gia mức độ I. Để đạt được kết quả đó các đồng chí trong BGH nhà<br />
trường đã mạnh dạn đổi mới công tác quản lý trong công tác lãnh, chỉ đạo các<br />
hoạt động, phong trào giáo dục của nhà trường ngày một nâng lên. Là người<br />
hiệu trưởng của nhà trường thực tế qua những năm chỉ đạo tôi nhận thấy công<br />
tác chỉ đạo của mình còn hạn chế nhất định như kế hoạch chỉ đạo chưa thật cụ<br />
thể hóa và các giải pháp chưa thật quyết liệt; chất lượng giáo dục học sinh đã<br />
được nâng lên cả hai mặt giáo dục, song công tác mũi nhọn học sinh giỏi các<br />
cấp còn hạn chế, công tác rèn chữ viết của học sinh chưa có hiệu quả cao.<br />
Là một cán bộ quản lý của đơn vị trường, tôi rất băn khoăn, trăn trở: Phải có<br />
những giải pháp quản lý như thế nào để chất lượng giáo dục học sinh của nhà<br />
trường nâng cao hơn và từ đó nhà trường duy trì được kết quả trường đạt chuẩn<br />
quốc gia mức độ I và từng bước xây dựng nhà trường đạt chuẩn mức độ II vào<br />
những năm tiếp theo. Với suy nghĩ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp quản<br />
lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học trong nhà trường”.<br />
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.<br />
- Phạm vi: Đội ngũ giáo viên- học sinh của trường tiểu học số 1 Chăn Nưa.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục<br />
học sinh tiểu học trong nhà trường.<br />
III. Mục đích nghiên cứu.<br />
- Xác định được thực trạng về chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV, chất<br />
lượng HS trong nhà trường.<br />
- Rút ra được một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo<br />
dục học sinh tiểu học trong nhà trường.<br />
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.<br />
Bằng phương pháp phân tích, nghiên cứu, quan sát, thực hành, thực<br />
nghiệm và tổ chức thi đua trực tiếp trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và<br />
<br />
2<br />
học sinh của nhà trường đã tìm ra được một số: Biện pháp quản lý nhằm nâng<br />
cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học trong nhà trường.<br />
<br />
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận.<br />
1. Cơ sở lý luận thực tiễn:<br />
Nâng cao chất lượng học sinh trong nhà trường là một yêu cầu trọng tâm<br />
của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Việc nhà nước quy<br />
định các trường phổ thông từ tiểu học đến Đại học phải thực hiện sự kiểm<br />
định chất lượng thông qua biện pháp tự đánh giá và đánh giá ngoài để xác<br />
định vị trí và khả năng đào tạo của nhà trường trong hệ thống giáo dục Việt<br />
Nam, điều đó càng khẳng định quyết tâm của nhà nước ta trong việc không<br />
ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.<br />
2. Cơ sở lý luận khoa học:<br />
2.1. Khái niệm về quản lý giáo dục:<br />
Giáo dục là công việc rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân<br />
lực, nhằm chuẩn bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng để trở thành những<br />
người công dân tốt. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể<br />
quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo<br />
dục đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý giáo dục ở trường tiểu học được thực hiện<br />
trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường và thực hiện<br />
nhiệm vụ giáo dục.<br />
2.2. Khái niệm về giáo dục:<br />
Giáo dục là hoạt động hướng tới con người, bằng những biện pháp hướng<br />
tới truyền thụ: Tri thức và khái niệm, kỹ năng và lối sống, tư tưởng và đạo<br />
đức. Từ đó hình thành năng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích,<br />
mục tiêu, hoạt động lao động, sản xuất và lối sống xã hội.<br />
<br />
<br />
3<br />
2.3. Chất lượng: Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người,<br />
một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn<br />
tại của một sự vật, phân biệt nó với sự vật khác.<br />
2.4. Chất lượng giáo dục:<br />
Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục: Là nhằm<br />
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức<br />
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và<br />
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực<br />
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br />
II. Thực trạng của vấn đề.<br />
Thực hiện sự chỉ đạo của ngành giáo dục về việc tăng cường công tác<br />
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong các nhà trường hiện nay. Qua<br />
thực tế việc quản lý và chỉ đạo công tác dạy và học nhằm nâng cao chất lượng<br />
giáo dục học sinh của trường tiểu học số 1 Chăn Nưa đã bộc lộ một số ưu<br />
điểm và tồn tại như sau:<br />
1. Ưu điểm:<br />
- Đội ngũ CBGV đủ về số lượng, tương đối đảm bảo về chất lượng. Hầu<br />
hết các thầy, cô giáo nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Tập thể sư phạm của<br />
trường luôn đoàn kết, chấp hành tốt qui chế của ngành, nội qui, nề nếp, kỷ<br />
luật của trường. Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo, tự giác<br />
trong công việc, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao.<br />
* Năm 2012 – 2013 ( Khảo sát đầu năm)<br />
TS Trình độ CM Chất lượng chuyên môn Ghi<br />
ĐH CĐ TC Loại giỏi Khá TB Yếu chú<br />
Cấp Cấp huyện<br />
trường<br />
27 9 5 13 15 8 7 5 0<br />
<br />
<br />
Tỷ lệ % 37% 49% 48,1% 55,6% 29,6% 28% 18,5%<br />
<br />
4<br />
- Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập và giảng dạy: Đủ số phòng<br />
học và chỗ ngồi cho số học sinh trong nhà trường. Các trang thiết bị đã được<br />
cung cấp tương đối đủ theo quy định những đồ dùng và thiết bị giảng dạy tối<br />
thiểu của ngành.<br />
-Về học sinh:<br />
Các chỉ số thống kê khi bắt đầu thực hiện SKKN: ( Kết quả khảo sát đầu năm)<br />
Tỷ lệ<br />
Học lực Chuyên cần<br />
TS Giỏi Khá TB Yếu SL % Ghi<br />
SL % SL % SL % SL % chú<br />
238 29 12,2 70 29,4 117 49,2 22 9,2 238 100%<br />
Nhìn chung học sinh đi học đều tỷ lệ chuyên cần cao, trong quá trình<br />
học tập chịu khó rèn luyện tu dưỡng. thực hiện tốt các quy định của nhà<br />
trường trong học tập và tu dưỡng.<br />
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của hội đồng thi đua khen thưởng<br />
các cấp. Chính vì vậy trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích<br />
xuất sắc. Cụ thể:<br />
+/ Năm 2011 – 2012: UBND tỉnh công nhận tập thể lao động xuất sắc;<br />
Được giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu tặng gấy khen về thành tích 5 năm<br />
thực hiện cuộc vận động: “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự<br />
học và sáng tạo”; Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lập thành tích<br />
chào mừng 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam.<br />
2. Tồn tại:<br />
- Năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế về kiến thức và<br />
nghiệp vụ sư phạm trước yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục phổ<br />
thông hiện nay.<br />
- Chất lượng mũi nhọn đã có song tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện<br />
chưa có giải cao.<br />
<br />
5<br />
- Đa phần các em là người dân tộc ( chiếm 221/238=92,9%), mức độ hiểu<br />
biết và khả năng tiếp thu kiến thức của các em còn có những hạn chế nhất<br />
định. Một số em dân tộc Mông ở nơi khác chuyển đến ( Tùa Xín Chải, Làng<br />
Mô ), các em dân tộc Mảng ở xa trung tâm ít sử dụng tiếng việt trong giao tiếp<br />
nên việc nâng cao chất lượng học tập cho các em trong năm học sẽ gặp nhiều<br />
khó khăn.<br />
- Cơ sở vật chất còn thiếu một số phòng chức năng ở trung tâm, phòng học<br />
ở trung tâm, bản Nậm Pì, đồ dùng, thiết bị phục vụ cho chương trình dạy học<br />
theo mô hình VNEN cấp phát chậm nên cũng ảnh tới việc tổ chức giáo dục<br />
của trường.<br />
3. Nguyên nhân của tồn tại:<br />
a. Nguyên nhân khách quan:<br />
- Chăn Nưa là xã nằm trong diện chia tách địa giới hành chính thành 2 xã: xã<br />
Chăn Nưa và xã Nậm Pì nên phần nào có ảnh hưởng tới tư tưởng của đội ngũ<br />
CB – GV nhà trường.<br />
- Là năm đầu thực hiện chương trình lớp 1 công nghệ, mô hình trường học<br />
mới VNEN nên công tác quản lý, giảng dạy, đáng giá học sinh còn gặp nhiều<br />
khó khăn.<br />
- Địa bàn trường không tập trung nên phần nào ảnh hưởng cho việc tổ chức<br />
các hoạt động phong trào của nhà trường.<br />
- Tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn thiếu.<br />
b. Nguyên nhân chủ quan:<br />
- Công tác chỉ đạo của BGH đôi lúc chưa thật khoa học.<br />
- Một số giáo viên dạy lâu năm, quá quen với lối dạy áp đặt nên việc tiếp thu<br />
chương trình, SGK và phương pháp dạy học đổi mới còn hạn chế.<br />
- Chất lượng sinh hoạt của tổ khối chuyên môn chưa chú ý đến việc bồi<br />
dưỡng theo chuyên đề nên hiệu quả chưa cao.<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
- Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chưa có chiều sâu từ công tác chỉ đạo<br />
đến việc lên lớp bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên.<br />
- Phụ huynh ít có điều kiện quan tâm, chăm lo tới việc học tập của học sinh<br />
khi ở nhà.<br />
III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết các vấn đề.<br />
Qua khảo sát thực tế của đơn vị trường tiểu học số1 Chăn Nưa, để nâng cao<br />
chất lượng giáo dục học sinh tôi lựa chọn 3 nhóm giải pháp chính sau:<br />
1. Công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong đội ngũ cán<br />
bộ giáo viên nhà trường và toàn xã hội.<br />
2. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, của các tổ<br />
chuyên môn, của đoàn thể, các bộ phận theo năm học, tháng, tuần.<br />
3. Tập trung chỉ đạo các nội dung, biện pháp giải pháp nâng cao chất lượng<br />
giáo dục học sinh trong nhà trường.<br />
Giải pháp thứ nhất là: Công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận, thống<br />
nhất cao trong đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường và toàn xã hội.<br />
Đội ngũ CBGV là lực lượng nòng cốt quyết định đến sự phát triển nhà<br />
trường. Ban giám hiệu nhà trường xác định muốn thực hiện tốt: “Các biện<br />
pháp công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh trong nhà<br />
trường”, trước hết phải đổi mới được quan điểm nhận thức, công tác tư tưởng<br />
của đội ngũ CBGV về nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường. Song song với<br />
công tác quán triệt các văn bản chỉ thị của Đảng, nhà nước và của ngành, nhà<br />
trường chú trọng công tác thực hiện công khai dân chủ trong mọi hoạt động<br />
của nhà trường, luôn lắng nghe tiếp thu những ý kiến đóng góp của CBGV.<br />
Luôn tạo ra không khí lao động trong hội đồng sư phạm sôi nổi, cởi mởi, chan<br />
hòa, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công tác, giúp cho CBGV có tâm lý thoải mái,<br />
tự tin, đồng lòng tham gia nhiệt tình trong mọi hoạt đồng phong trào của nhà<br />
trường, cùng xây dựng nhà trường ngày một vững bước đi lên.<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Công tác tuyên truyền, vận động: Đây là một nhiệm vụ quan trọng của<br />
công tác quản lý, làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền giúp cho Đảng ủy,<br />
chính quyền địa phương thấy rõ được tầm quan trọng của công tác giáo dục:<br />
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, giáo dục là nền tảng của công tác<br />
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, từ đó có sự quan tâm, tạo điều kiện cho<br />
trường phát triển.<br />
Giải pháp thứ hai là: Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo của<br />
nhà trường, của các tổ chuyên môn, của đoàn thể, các bộ phận theo năm<br />
học, tháng, tuần.<br />
Kế hoạch của nhà trường có vị trí hết sức quan trọng, nó được coi như là<br />
một bộ xương sống, nếu một bản kế hoạch khoa học, có tính khả thi thì sẽ<br />
thúc đẩy mọi phong trào nói chung và nâng cao được chất lượng giáo dục và<br />
ngược lại. Do dó người hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch một cách bài bản,<br />
khoa học, sát với tình hình thực tế của đơn vị, các chỉ tiêu phải phù hợp và có<br />
tính khả thi cao. Kế hoạch xây dựng phải được sự tham gia đóng góp ý kiến,<br />
sự thống nhất cao của các đồng chí trong ban giám hiệu và các cán bộ chủ<br />
chốt của nhà trường cũng như các thành viên để phát huy trí tuệ tập thể, coi<br />
đây là nghị quyết để mọi người ai cũng có trách nhiệm tham gia, sau đó mới<br />
triển khai và thực hiện thì mới có hiệu quả cao.<br />
Xây dựng kế hoạch của tổ khối chuyên môn và các bộ phận công tác phải<br />
bám sát theo định hướng chỉ đạo của kế hoạch nhà trường. Nội dung kế hoạch<br />
tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể trọng tâm của tổ khối. Các chỉ tiêu, biện<br />
pháp sát thực tế của trường, hướng vào đối tượng học sinh để tổ chức các hoạt<br />
động tập thể và phân loại đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục<br />
học sinh.<br />
Tất cả các loại hồ sơ, kế hoạch của nhà trường được chỉ đạo thống nhất,<br />
đảm bảo đồng bộ về hình thức, đầy đủ về nội dung, cụ thể giải pháp thực hiện<br />
và các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học.<br />
<br />
8<br />
Giải pháp thứ ba là: Tập trung chỉ đạo các nội dung, biện pháp giải<br />
pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.<br />
1. Xây dựng chất lượng đội ngũ giáo viên:<br />
Tôi xác định muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, để chất lượng thực sự<br />
nâng lên việc đầu tiên cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV của<br />
nhà trường đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và giáo dục học sinh trong giai<br />
đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà trường đã tập trung vào<br />
các hình thức bồi dưỡng sau:<br />
* Tự bồi dưỡng:<br />
Có thể coi việc tự bồi dưỡng chuyên môn của mỗi giáo viên là biện pháp<br />
có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực chuyên môn của họ. BGH<br />
cần khuyến khích giáo viên xây dựng tốt kế hoạch tự bồi dưỡng ngay từ đầu<br />
năm học. Cuối mỗi học kỳ nhà trường tiến hành kiểm tra kết quả tự bồi dưỡng<br />
của mỗi giáo viên và đánh giá, coi đây là tiêu chí để bình xét thi đua.<br />
* Bồi dưỡng thông qua hoạt động của tổ chuyên môn:<br />
Đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên, là hoạt động chính để<br />
nâng cao hiệu quả giảng dạy. Với hình thức này tôi chỉ đạo tổ chuyên môn<br />
thường xuyên cải tiến nọi dung và hình thức sinh hoạt, chú trọng chất lượng<br />
các buổi sinh hoạt chuyên đề, tổ chức cho giáo viên dự giờ lẫn nhau để học<br />
tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, sau mỗi tiết dạy góp ý bổ sung những vấn<br />
đề giáo viên đã làm được hoặc chưa làm được để góp ý rút kinh nghiệm cho<br />
giáo viên kịp thời. Trong năm học nhà trường đã mở được 5 chuyên đề: Dạy<br />
học theo mô hình trường học mới VNEN khối 2,3; Phương pháp dạy học môn<br />
tiếng việt lớp 1 theo chương trình công nghệ; Công tác bồi dưỡng học sinh<br />
giỏi khối 4-5, Biện pháp rèn chữ viêt đẹp cho học sinh.<br />
* Bồi dưỡng tập trung:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí, động viên giáo viên tham gia học lớp<br />
bồi dưỡng thường xuyên và các lớp tập huấn do phòng, ngành tổ chức một<br />
cách tự giác và có hiệu quả.<br />
Xây dựng kế hoạch cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, học tại chức<br />
để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.<br />
Ngoài ra tôi quan tâm tới việc tổ chức phong trào thi đua: Thi làm đồ dùng<br />
dạy học; viết sáng kiến kinh nghiệm...; Quan tâm xây dựng đội ngũ cốt cán<br />
của nhà trường.<br />
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.<br />
Một là: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.<br />
Căn cứ vào 5 nhiệm vụ của người học sinh tiểu học, nhà trường xây dựng kế<br />
hoạch chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục ý thức đạo<br />
đức của các em thông qua:<br />
Dạy đúng, dạy đủ chương trình môn đạo đức ở từng khối lớp.<br />
Nêu gương người tốt việc tốt; Phát động các phong trào thi đua: “Nói lời<br />
hay, làm việc tốt”; Tổ chức đọc sách báo, thi kể chuyện....<br />
Khen thưởng và trách phạt phải đúng người, đúng việc.<br />
Tổ chức các hoạt động thực tiễn: Giao việc, rèn luyện, tập thói quen ứng sử,<br />
sử lý tình huống... thông qua các bài tập thực hành, các hội thi.<br />
Đặc biệt các CB, GV, CNV trong nhà trường phải làm gương về mọi mặt<br />
cho học sinh noi theo như: Giao tiếp, ứng sử, lời nói mẫu mực, việc làm, cử<br />
chỉ, hành động phải mô phạm....<br />
Hai là: Các biện pháp nâng cao chất lượng học của học sinh.<br />
a. Việc nâng cao chất lượng đại trà.<br />
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Nên ngay từ đầu năm học BGH<br />
tập trung chỉ đạo:<br />
- Thực hiện tốt việc phân loại học sinh đầu năm học, từ đó tổ chức ký cam<br />
kết chất lượng với giáo viên trong hội nghị đầu năm học; Chọn những giáo<br />
<br />
10<br />
viên có kinh nghiệm, nhiệt tình bố trí giảng dạy các lớp đầu vào (lớp 1),<br />
đầu ra ( lớp 5).<br />
- Chỉ đạo giáo viên dạy đúng chương trình, tích cực đổi mới phương pháp,<br />
hình thức tổ chức lớp học sao cho phù hợp đối tượng học sinh, khuyến<br />
khích học sinh khá, giỏi vươn lên, em yếu không nản mà cố gắng vươn lên<br />
trong học tập.<br />
- Chỉ đạo việc áp dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học<br />
mới VNEN, lớp 1 công nghệ, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, sáng<br />
tạo rèn luyện thói quen tự học, tinh thần học tập hợp tác trong học tập...<br />
- Tổ chức mở các chuyên đề giảng dạy các phân môn: Tiếng việt, toán,<br />
TNXH... để nâng cao chất lượng soạn giảng, các hình thức tổ chức lớp học<br />
sao cho linh hoạt, phù hợp đối tượng học sinh... Tổ chức tốt các hoạt động<br />
giáo dục ngoài giờ lên lớp, giao lưu tiếng việt nhằm nâng vốn ngôn ngữ<br />
tiếng việt, tính mạnh dạn, hứng thú học tập cho các em.<br />
- Chỉ đạo thực hiện chấm trả bài đúng quy định, chú trọng việc sửa lỗi cho<br />
học sinh. Đổi mới công tác ra đề thi, hình thức kiểm tra đánh giá học sinh,<br />
đổi chéo coi chấm các đợt kiểm tra định kỳ trong năm học.<br />
- Ban giám hiệu tăng cường dự giờ thăm lớp, thường xuyên kiểm tra,<br />
thanh tra đột xuất về công tác chuyên môn, chất lượng học sinh của từng<br />
lớp để điều chỉnh kịp thời kế hoạch.<br />
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong năm học nhân các ngày lễ lớn<br />
trong tháng, năm. Tổ chức khen thưởng động viên kịp thời.<br />
b. Việc nâng cao chất lượng mũi nhọn.<br />
Công tác mũi nhọn của nhà trường là kết quả đánh giá khả năng tổ chức,<br />
quản lý của BGH, khả năng, năng lực thực sự của giáo viên, là phong trào bề<br />
nổi của nhà trường. Để có đội ngũ học sinh giỏi các cấp nhà trường đã thực<br />
hiện các giải pháp:<br />
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể, lâu dài.<br />
<br />
11<br />
+ Lên kế hoạch thi, chọn đội tuyển; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngay từ<br />
đầu năm học; Phân công cho một đồng chí trong ban giám hiệu trực tiếp chỉ<br />
đạo, chọn giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để bồi dưỡng. Sắp<br />
xếp thời khóa biểu ôn tập; tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất.<br />
+ Làm tốt khâu tuyên truyền ý thức trách nhiệm của giáo viên, ý thức của<br />
học sinh trong việc tham gia ôn luyện của đội tuyển, từ đó nêu cao tinh thần<br />
trách nhiệm của người thầy, sự cố gắng vươn lên của các em học sinh trong<br />
học tập, trong các kỳ thi.<br />
+ Phối hợp cùng phụ huynh trong việc tạo điều kiện thời gian ôn cho con<br />
em mình ở nhà cũng như ở trường. Động viên tinh thần khi các em đi thi...<br />
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.<br />
Trong các năm học qua việc thực hiện đề tài: “Biện pháp công tác quản lý<br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học trong nhà trường” từ<br />
năm học 2010 – 2011 đến cuối học kỳ I năm học 2012- 2013, trường tiểu học<br />
số 1 Chăn Nưa đã đạt được những kết quả đáng kể như sau:<br />
* Các danh hiệu thi đua: - Đối với CB-GV:<br />
Năm học 2010 – 201: Trường đã được công nhận: “ Trường học thân thiện,<br />
học sinh tích cực” và năm học 2011 – 2012 nhà trường vẫn giữ vững danh<br />
hiệu đó và được Sở giáo dục và đào tạo tặng giấy khen về thành tích 5 năm<br />
thực hiện phong trào xây dựng: “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
Năm học 2011 - 2012 trường được công nhận trường: Trường tiểu học đạt<br />
chuẩn Quốc gia mức độ I.<br />
Tổng số Chủ nhiệm<br />
Năm CBGV GV DG cấp GV DG cấp GV DG Viết CĐ cấp CSTĐ<br />
giỏi cấp LĐTT<br />
học trường huyện cấp tỉnh trường CS<br />
trường<br />
<br />
3/3 đ/c dự<br />
2010 - 13/14 đ/c dự thi 2 đ/c 10/15 đ/c 8 /20 đ/c 3/34 đ/c 23/34 đ/c<br />
34 thi<br />
2011 = 92,9% (bảo lưu) = 66,7 % = 40% = 8,8% = 67,6%<br />
= 100%<br />
<br />
2011 - 17/18 đ/c 8/8 đ/c 9/12 đ/c 10/19 đ/c 6/35 đ/c 26/35 đ/c<br />
35<br />
2012 = 94,4% = 100% = 75 % = 52,6% = 17,1 % = 74,3%<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
2012- /19/19 đ/c 9/9đ/c 9/13 đ/c 15/19 đ/c<br />
34<br />
2013 = 100% = 100% =69,2% = 78,9 %<br />
<br />
<br />
- Đối với học sinh:<br />
+ Xếp loại hai mặt giáo dục:<br />
Xếp loại văn hoá<br />
TS Xếp loại hạnh Chuyển Chuyển<br />
Năm học<br />
HS kiểm G K TB Y lớp cấp<br />
<br />
<br />
242/245 em = 46 em 92 em 103 em 4 em 242/245em 63/ 63 em<br />
2010 - 2011 245<br />
98,8 % = 18,8 % = 37,6% = 42,9 % = 1,6 % = 99 % = 100 %<br />
<br />
53 em 89 em 83 em 2 em 227/227em 50/ 50 em<br />
2011 -2012 227 227 em =100 %<br />
= 23,3 % = 39,2 % = 36,6 % = 0,9 % = 100 % = 100 %<br />
<br />
56 em 93 em 89 em 2 em 238/240em 50/51 em<br />
2012 - 2013 240 240 em = 100%<br />
= 23,3 % = 38,8% = 35,9 % = 0,8 % = 99,2%. = 98%<br />
<br />
<br />
<br />
+ Danh hiệu thi đua:<br />
HS dự thi HSG lớp 3,4,5 các cấp HS dự thi viết chữ đẹp các cấp<br />
Năm<br />
HS giỏi HS TT<br />
học<br />
Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp trường Cấp huyện<br />
<br />
2010 - 0/1 em<br />
46 em 8 em 46 em 92 em<br />
2011<br />
<br />
<br />
2011 - 0/2 em 40/40 em<br />
53 em 6em 53 em 89 em<br />
2012 = 100 %<br />
<br />
Lớp 4,5: 10<br />
2012 -<br />
56 em em; olimpic: 56 em 93 em<br />
2013<br />
4/6 em<br />
<br />
* Chất lượng đội ngũ giáo viên:<br />
<br />
Hồ sơ: Tốt:17 đ/c; Khá: 8đ/c; Trung bình: 2 đ/c.<br />
<br />
Chuyên môn: Giỏi: 19 đ/c; Khá: 6 đ/c; Trung bình: 2 đ/c.<br />
<br />
Sau đây là một số hình ảnh minh họa của nhà trường để nâng cao chất<br />
lượng giáo dục học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Tổ chức hoạt động dạy và học theo mô hình trường học mới VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Hoạt động ngoại khóa của các em học sinh nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Hoạt động theo chương trình lớp 1 công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20130415_075857.mp4<br />
Các bước phân tích ngữ âm (fai video)<br />
16<br />
PHẦN KẾT LUẬN<br />
I. Những bài học kinh nghiệm.<br />
<br />
Qua thực hiện đề tài trên, tôi thấy rằng để thực hiện tốt các: “Biện pháp<br />
quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học trong nhà<br />
trường”. Thì người quản lý cần phải làm tốt một số nội dung sau:<br />
<br />
1. Người quản lý thực sự là người đầu tầu, có lập trường tư tưởng vững<br />
vàng và phải có cái tâm, cái tầm, hết lòng vì học sinh, coi trường là nhà. Luôn<br />
trăn trở tìm ra giải pháp tối ưu, phát huy những mặt mạnh của tập thể và tranh<br />
thủ được sự ủng hộ của các cấp.<br />
<br />
2. Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị trong đội ngũ<br />
CBGV nhà trường và toàn xã hội để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong<br />
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.<br />
<br />
3. Thực hiện đổi mới trong công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo của nhà<br />
trường, của tổ khối chuyên môn và các bộ phận một cách khoa học và lô<br />
gic: Đồng bộ về hình thức, đầy đủ về nội dung, cụ thể về giải pháp và chỉ<br />
tiêu thực hiện.<br />
<br />
4. Có những giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ, chất<br />
lượng giáo dục học sinh; Chú trọng chất lượng giáo dục đại trà và chất<br />
lượng mũi nhọn của nhà trường.<br />
<br />
5. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: “ Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất<br />
lượng giáo dục” và các phong trào thi đua xây dựng: “Trường học thân<br />
thiện, học sinh tích cực”; công tác: “Duy trì Trường chuẩn quốc gia” và<br />
“Công tác tự dánh giá kiểm định chất lượng” một các đồng bộ, khoa học<br />
trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của nhà trường trong năm học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
6. Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ nhà trường; Công tác thi đua khen<br />
thưởng để nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong nhà trường.<br />
<br />
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.<br />
<br />
- Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài là đúng đắn.<br />
Qua đó nhận thức của mọi người về công tác: “Đổi mới công tác quản lý<br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường” đã được<br />
nâng lên cao hơn rõ rệt.<br />
- Kết quả điều tra cơ bản của trường tiểu học số 1 Chăn Nưa là khách<br />
quan, đã xác định rõ được thực trạng của việc thực hiện: “Biện pháp<br />
quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường”<br />
của đội ngũ giáo viên nói chung, của nhà trường nói riêng.<br />
- Kết quả quan sát, thực hành, thực nghiệm, tổ chức thi đua trực tiếp tại<br />
nhà trường, đã khẳng định tính đúng đắn và khoa học của những giải<br />
pháp chỉ đạo mà tôi đã thực hiện trong đề tài.<br />
III. Khả năng ứng dụng, triển khai.<br />
- Phạm vi của đề tài được ứng dụng thực hiện trong trường tiểu học.<br />
- Thời gian thực hiện của đề tài trong tất cả các năm học.<br />
IV. Những kiến nghị, đề xuất.<br />
1. Đối với phòng giáo dục:<br />
Đầu tư thêm kinh phí hỗ trợ cho công tác tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị<br />
dạy học của nhà trường hàng năm có trọng tâm, trọng điểm hơn.<br />
Tạo điều kiện cho ban giám hiệu, cán bộ giáo viên, nhân viên được đi<br />
tham quan, học tập kinh nghiệm của đơn vị trường xuất sắc.<br />
2. Đối với cấp ủy, chính quyền xã<br />
Luôn quan tâm hơn nữa tới công tác tu sửa trường lớp ở các điểm bản<br />
lẻ. Làm tốt công tác tuyên truyền để huy động và duy trì tốt số lượng học<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
sinh để đảm bảo tỷ lệ đi học chuyên cần cao hơn. Phát huy cao hơn công<br />
tác khuyến học của xã.<br />
Chỉ đạo bản có kế hoạch bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường trong dịp<br />
hè, lễ tết.<br />
3. Đối với nhà trường.<br />
Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường tiếp tục đầu tư thêm tài liệu cho công<br />
tác bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chăn Nưa, ngày 25 tháng 3 năm 2013<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Điều lệ trường tiểu học.<br />
2. Luật giáo dục sửa đổi<br />
3. Chỉ thị 40/ 2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của BGD&ĐT về việc<br />
phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học<br />
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn: 2008 – 2013.<br />
4. Sở GD&ĐT Hà Nội giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường Tiểu học,<br />
nhà xuất bản Hà Nội năm 2006.<br />
5. Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 về giáo dục Mầm<br />
Non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên<br />
nghiệp của nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
6. Thái Duy Tuyên, giáo dục hiện đại, nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Mục lục<br />
<br />
<br />
MỤC Nội dung Trang<br />
Phần mở đầu 1<br />
I Lý do chọn đề tài 1<br />
II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2<br />
III Mục đích nghiên cứu 2<br />
IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2<br />
Phần giải quyết vấn đề 3<br />
I Cơ sở lý luận 3<br />
II Thực trạng của vấn đề 4<br />
III Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề. 7<br />
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12<br />
Phần kết luận 17<br />
I Những bài học kinh nghiệm 17<br />
II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 18<br />
III Khả năng ứng dụng, triển khai 18<br />
IV Những kiến nghị đề xuất 18<br />
Tài liệu tham khảo 20<br />
Mục lục 21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Hội đồng khoa học trường tiểu học số 1 Chăn Nưa<br />
Nhậnxét:<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
........................................<br />
Xếp loại:<br />
Chăn Nưa, ngày tháng 4 năm 2013<br />
Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội đồng khoa học Phòng giáo dục và đào tạo huyện Sìn Hồ.<br />
Nhậnxét:<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
........................................<br />
Xếp loại:<br />
Sìn Hồ, ngày tháng năm 2013<br />
Trưởng phòng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Hội đồng khoa học Huyện Sìn Hồ.<br />
Nhậnxét:<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
........................................<br />
Xếp loại:<br />
Sìn Hồ, ngày tháng năm 2013<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội đồng khoa học Tỉnh Lai Châu.<br />
Nhậnxét:<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
........................................<br />
Xếp loại:<br />
Lai Châu, ngày tháng năm 2013<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />