intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Công tác quản lý tài chính trong trường THCS

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3.232
lượt xem
484
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm qua đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà nước rất quan tâm , luôn xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Chính vì lẽ đó nhu cầu chi cho giáo dục là rất cần thiết, không thể thiếu, cần một khoản kinh phí khá lớn. Mời các bạn cùng tham khảo bài SKKN với đề tài "Công tác quản lý tài chính trong trường THCS".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Công tác quản lý tài chính trong trường THCS

  1. PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY NAM TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH TÂY Ñeà taøi: CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG TRƯỜNG THCS Họ tên: Huỳnh Tấn Đức Đơn vị công tác:Trường THCS Khánh Tây 1
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ñeà taøi: “CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG TRƯỜNG THCS” Phần mở đầu: I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Qua những năm công tác, tôi nhận thấy để đảm bảo tốt công tác quản lý tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp ngày một tốt hơn. Thì tài chính là bộ phận cũng rất cần thiết không thể thiếu được. Là một nhân viên kế toán làm công tác quản lý tài chính trong đơn vị trường học thì việc chi trả tiền lương cho cán bộ giáo viên, công nhân viên phải được đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng thời gian. Để được điều đó tôi luôn nắm bắt thông tin kịp thời, báo cáo đảm bảo tính chính xác, trung thực tránh sai sót, tạo niềm tin cho cán bộ giáo viên, công nhân viên an tâm trong công tác. Đó là vấn đề mà kế toán trong đơn vị cần quan tâm để rút ra những kinh nghiệm thiết thực nhằm giúp Thủ trưởng đơn vị quản lí và sử dụng nguồn kinh phí trong nhà trường một cách hợp lí, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý tài chính. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm qua đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà nước rất quan tâm , luôn xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Chính vì lẽ đó nhu cầu chi cho giáo dục là rất cần thiết, không thể thiếu, cần một khoản kinh phí khá lớn. Trong đơn vị trường học sử dụng nguồn kinh phí ở đơn vị hàng năm có nhiều thay đổi về chi cho con người cũng như công việc, do tính không ổn định về sử dụng kinh phí, đòi hỏi kế toán phải tham mưu tốt với Ban giám hiệu trong việc tính toán, cân đối sử dụng nguồn kinh phí cho hợp lý và đạt hiệu quả cao. 2
  3. Trong những năm gần đây, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô ... đang được các cấp, ban ngành, đoàn thể quan tâm. Là một kế toán đơn vị trường học, phải có biện pháp sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp và các nguồn khác đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, tránh lãng phí nhưng đạt kết quả tốt. Vì thế, tôi đã chọn đề tài trong năm học này là “Công tác quản lý tài chính trong trường trung học cơ sở ”. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu về nghiệp vụ kế toán là rất rộng bao gồm nhiều mảng nhưng trong giới hạn của đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu về công tác quản lý tài chính trong trường học của trường THCS . IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua nghiên cứu và vận dụng đề tài nhằm giúp tôi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân, khắc phục dần những khó khăn và hạn chế trong thời gian qua. Qua đó hỗ trợ Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng tốt các nguồn kinh phí trong nhà trường. Ngoài ra nó còn giúp tôi hiểu thêm nhận thức trong quá trình nghiên cứu đề tài. V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài tôi nhận thấy việc quản lý tài chính mang tính khoa học hơn, nguồn kinh phí chi hàng năm không thiếu. Điều đó nhờ vào giải pháp lên kế hoạch tổ chức thực hiện, cách thức rà soát kiểm tra từng mảng công việc khá chặt chẽ. Phần nội dung: I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Qua thời gian làm công tác kế toán tại đơn vị Trường THCS Bình Khánh Tây. Bản thân tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm, học hỏi nhiều từ các bạn đồng nghiệp của các trường bạn, từ thực tiễn, đồng thời gắn với lý luận được học qua các 3
  4. đợt tập huấn nghiệp vụ và trong lớp đào tạo kế toán cùng với phương pháp tự học để nâng cao trình độ là cơ sở giúp tôi nghiên cứu đề tài này. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1. Mục đích: Góp phần thực hiện tốt công tác quản lý tài chính trong đơn vị và các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, công nhân viên kịp thời, chính xác. Phải thường xuyên nắm bắt thông tin kịp thời và đề xuất để chi trả các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, công nhân viên được an tâm trong công tác, ổn định tư tưởng. Đó chính là nghiệp vụ quan trọng đòi hỏi người kế toán phải biết quản lý sao cho đạt hiệu quả. 2. Yêu cầu: Phải có sự quản lý chặt chẽ của các tổ chức chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường góp phần cho việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. 2.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm, giúp đở của các cấp lãnh đạo và sự hướng dẫn nhiệt tình của bộ phận kế toán Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất được sự đầu tư xây dựng mới, trường lớp tương đối ổn định. Trong công tác luôn được sự quan tâm giúp đỡ, nhắc nhở, động viên đề xuất chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. 2.2. Khó khăn: Thời gian công tác còn ít nên kinh nghiệm chưa có nhiều. Chế độ chính sách thường xuyên thay đổi, điều chỉnh ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường. Thời gian tập huấn cho nghiệp vụ kế toán còn hạn chế 4
  5. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Lên dự toán kinh phí trong năm: Muốn thực hiện tốt công tác quản lý tài chính ở đơn vị từ đầu năm khi lập dự toán ngân sách cần nắm vững chế độ chính sách cán bộ giáo viên, công nhân viên, các Nghị Định về chế độ tài chính, các Thông tư của Bộ Tài chính, dựa trên cơ sở đó đơn vị lập qui chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán năm theo nhu cầu chi thực tế nhưng đảm bảo cân đối nguồn thu trong dự toán ngân sách cấp. Muốn lên được dự toán phải nắm được hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung tại thời điểm lên dự toán mới tính được tổng lương, chức vụ, vượt khung, phụ cấp ưu đãi, các khoản trích theo lương, Còn các mục khác tuỳ theo nhu cầu thực tế của đơn vị. Cần phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng đơn vị khi lập qui chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán đầu năm để Thủ trưởng nắm rõ tình hình tài chính ở đơn vị. 2. Việc thực hiện trong dự toán: Đảm bảo tính thống nhất các khoản chi trong đơn vị, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. Đơn vị đã xây dựng “Qui chế chi tiêu nội bộ” với sự thống nhất của Ban lãnh đạo nhà trường và được thông qua cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong đơn vị nắm. Bên cạnh đó nhằm góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ giáo viên, công nhân viên. 3. Việc thực hiện chi hoạt động và thanh quyết toán: 3.1. Việc thực hiện chi hoạt động: Để nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường phải quán triệt luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chi lương và các khoản phụ cấp lương, các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành. 5
  6. Các khoản chi hoạt động, chi theo nhu cầu công việc nhưng phải hết sức tiết kiệm, chống lãng phí: Nhắc nhở giáo viên, nhân viên khi sử dụng điện đèn phải hết sức tiết kiệm, phải tắt hết các thiết bị, máy móc ... khi không cần thiết, và chỉ sử dụng điện thoại, In ternet cơ quan cho việc chung, khi thật sự cần thiết. Cán bộ giáo viên, công nhân viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo quản, giữ gìn các tài sản, máy móc, thiết bị nhằm phục vụ lâu dài cho công tác giảng dạy. 3.2. Việc thực hiện thanh toán, quyết toán. Hàng tháng trước khi rút kinh phí phải có kế hoạch rút là bao nhiêu, tránh để tồn quỹ quá nhiều. Cuối tháng kiểm kê quỹ và công khai tài chính dân chủ cho toàn đơn vị từng khoản thu chi. Phải sử dụng nguồn thu một cách hợp lý, đảm bảo tiết kiệm, đúng quy định hiện hành và qui chế chi tiêu nội bộ đảm bảo chi cho con người đến chi hoạt động, mọi khoản chi đều thông qua thủ trưởng đơn vị duyệt xong mới chi. Các chứng từ thu, chi phải lập phiếu thu, phiếu chi có đánh số thứ tự liên tục (từ số nhỏ đến số lớn theo chu kỳ năm học), theo thứ tự cập nhật vào sổ theo quy định hiện hành. Công khai trước Hội đồng giáo viên các khoản chi để cán bộ giáo viên, công nhân viên nắm được tình hình thu chi của đơn vị. Để thuận tiện cho việc theo dõi và bảo quản tốt nguồn thu, chi thì phải lập một số loại sổ theo theo quy định. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm cần phải có kế hoạch đối chiếu, kiểm tra số liệu để rút kinh nghiệm, đồng thời đưa ra những phương hướng và biện pháp điều chỉnh kịp thời. 4. Công tác quản lý nguồn thu từ ngân sách cấp: 6
  7. Kinh phí hoạt động của đơn vị dựa trên nguồn thu từ dự toán ngân sách nhà nước cấp là chính. Đầu năm đơn vị nhận kinh phí phân bổ từ Phòng Giáo dục cấp, từ nguồn kinh phí này đơn vị cần lập kế hoạch chi tiêu của từng bộ phận trong đơn vị, phối hợp với các bộ phận trong đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ dựa vào điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị nhưng phải đảm bảo cân đối nguồn thu từ ngân sách cấp. Trên cơ sở lập kế hoạch chi tiêu nội bộ, kế toán cần quản lý theo dõi chặt chẽ nguồn thu, chi hàng tháng. Hàng tháng công khai dân chủ tài chính trước hội đồng giáo viên và niêm yết tại văn phòng trường. 5. Công tác quản lý nguồn chi từ ngân sách cấp: Tất cả các khoản chi từ nguồn kinh phí ngân sách cấp phải được ưu tiên chi cho con người đến chi hoạt động. Thực hiện chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ giáo viên, công nhân viên kịp thời và đúng theo chế độ quy định. Chi công việc phải xem xét nội dung, yêu cầu công việc theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ và không vượt quá định mức. Các khoản chi đều phải có chứng từ, phải lập phiếu chi và được Thủ trưởng đơn vị duyệt chi trước khi chi. Tất cả các khoản chi đều được cập nhật theo dõi vào sổ hàng ngày, hàng quý, hàng năm theo đúng quy định. Điểm quan trong kế toán : Các phiếu thu, phiếu chi phải theo dõi đánh số theo thứ tự thời gian, cập nhật ghi sổ kế toán, lưu giữ cẩn thận tránh tình trạng thất lạc chứng từ gây khó khăn trong việc thanh toán, quyết toán kinh phí đã sử dụng 6. Công tác quản lý nguồn thu quỹ học phí: 7
  8. Trong năm học 2011-2012 thực hiện theo Nghị quyết 20 của hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về việc quy định mức thu học phí mới. Trước tình đó để thu học phí đạt hiệu quả cao, bộ phận kế toán tham mưu với ban giám hiệu tìm ra giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc thu phí. Là một trường thuộc diện vùng sâu kinh tế người dân còn gặp khó khăn, với nổ lực và quyết tâm cao, được sự đồng thuận đoàn kết của tập thể giáo viên, nên đã có được kết quả khả quan, việc quản lí và tiến trình thu học phí được tiến hành nhanh và thuận lợi hơn. Nguồn thu này đảm bảo nộp vào Kho bạc nhà nước đúng theo qui định, hàng tháng kế toán theo dõi cập nhật tiến độ thu học phí và ra phiếu thu, chi khi có phát sinh cập nhập đầy đủ vào sổ kế toán đúng qui định. Dựa vào kinh nghiệm công tác kế toán trường học phải được diễn ra xuyên suốt, kịp thời đúng tiến độ thu – chi đúng theo qui định góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị . Sau khi kết thúc thu học phí và hoàn tất việc viết biên lai, kế toán tổng hợp lai đã sừ dụng và quyết toán về Chi cục thuế. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Qua thời gian nghiên cứu đề tài công tác quản lý tài chính trong trường THCS Bình Khánh Tây, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường giúp cho kế toán thực hiện công việc quản lý tài chính ngày càng tốt hơn. Phần kết luận: I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong thời gian công tác, bản thân tôi luôn cố gắng khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Là kế toán, 8
  9. mọi báo cáo đều trên con số nên báo cáo phải thật chính xác, tính toán cẩn thận, báo cáo phải trung thực, đúng thời gian quy định. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ trong những năm công tác, kiến thức đã học và những gì mà tôi đã thực hiện được không dừng lại ở đó mà bản thân tôi luôn tự rèn luyện, học hỏi thêm ở bạn đồng nghiệp, ở tài liệu, trong lớp đào tạo kế toán và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để công tác ngày một tốt hơn. II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy nó có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý tài chính trong trường học. Là nền tảng giúp kế toán vận dụng giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trính quản lý tài chính tại đơn vị. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tốt hơn trong thực hiện nghiệp vụ của mình. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI: Với ý nghĩa và tác dụng của đề tài này có nội dung gần gũi, thiết thực, dễ áp dụng trong nhiều trường học ở cấp, bậc học khác nhau, giúp kế toán nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Qua thực tế tôi đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm quý báu trong quản lý tài chính của đơn vị mình. IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: .............................................................................................................................. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0