intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Giáo dục dân số trong dạy học Địa lí 12

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:42

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là giúp học sinh thông hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình dân số hiện nay ở nước ta và trên thế giới, nhận thức rõ ràng mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số với chất lượng cuộc sống xã hội, gia đình hiện tại và tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Giáo dục dân số trong dạy học Địa lí 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC DÂN SỐ TRONG DẠY HỌC   ĐỊA LÍ 12 Tác giả: Trương Thị Thanh Tâm  Mã SKKN:      22.58.04 1
  2. Vĩnh Phúc, năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Giới thiệu Trong sự  nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có  những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế ­ xã hội. Nghị quyết  trung  ương Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ “giáo dục và đào tạo là động lực thúc   đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kinh tế ­ xã hội,   xây  dựng và bảo vệ đất nước…”. Việt Nam là một quốc gia có diện tích 331.212 km2(2018), đứng thứ  65  trên thế  giới. Thu nhập bình quân đầu người xếp thứ  124 trên thế  giới dù  tổng thu nhập đứng thứ  49 trên tổng số  gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.  Nguyên nhân chính khiến nước ta có thứ  hạng thấp như  vậy là do dân số  nước ta quá đông: 96.9 triệu người (2018), xếp thứ 15 trên thế  giới. Dân số  luôn là một vấn đề  quan trọng mang tính toàn cầu,  ảnh hưởng lớn đến phát  triển kinh tế, xã hội và môi trường, nhiều quốc gia đã thi hành các biện pháp  tích cực để có số dân phù hợp và đạt được nhiều kết quả khả quan. Vậy còn  ở Việt Nam, vấn đề này đã được thực hiện như thế nào và hiệu quả đến đâu,   đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục ? Ở  cấp trung học phổ  thông, do chương trình, nội dung sách giáo khoa  chủ yếu là về kinh tế ­ xã hội, vì vậy các kiến thức về dân số học, giáo dục  dân số  có điều kiện thuận lợi để  đưa vào chường trình. Chương trình Địa lí  12 có nhiều bài liên quan đến vấn đề  dân số  của Việt Nam. Chúng ta có thể  giảng dạy tích hợp các kiến thức dân số vào bài học nhằm giáo dục cho học   sinh vấn đề dân số ở nước ta, ở các vùng trong nước và biện pháp giải quyết.  Với đề tài nhỏ này, hi vọng sẽ góp phần nhắc nhở mọi người ý thức hơn nữa  2
  3. việc giáo dục dân số cho học sinh, nhất là học sinh lớp 12, lứa tuổi sắp bước   ra khỏi ghế nhà trường để bước vào cuộc sống, lứa tuổi các em đã có đủ khả  năng sinh sản, nhiều em đã đủ tuổi kết hôn, lứa tuổi nằm trong nhóm tuổi lao   động, nhóm người  ảnh hưởng mạnh nhất đến vấn đề  dân số  nước ta. Nếu  được giáo dục dân số ở nhà trường một cách có hệ thống  thì các em sẽ vừa là  đối tượng thực hiện, vừa là cộng tác viên tuyên truyền về vấn đề dân số.    Qua thực tế  giảng dạy nhiều năm, tôi đã và đang chú ý tích hợp, lồng  ghép giáo dục dân số vào các bài giảng. Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm   của mình về việc tích hợp giáo dục dân số trong quá trình giảng dạy môn địa   lí lớp 12, rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến của quí thầy cô giáo để  chúng ta cùng rút kinh nghiệm trong giảng dạy, góp phần thực hiện mục tiêu   giáo dục vấn đề dân số của Đảng và Nhà nước.  2. Tên sáng kiến kinh nghiệm  GIÁO DỤC DÂN SỐ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 3. Tác giả sáng kiến ­ Họ và tên:  Trương Thị Thanh Tâm  ­ Địa chỉ : Giáo viên Địa Lí ­ Trường THPT Nguyễn Viết Xuân ­ Huyện Vĩnh  Tường ­ Số điện thoại: 0976.669.563    E ­ mail: truongthithanhtam.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dùng để giảng dạy môn  Địa  lý 12 và ôn thi THPT Quốc gia. 3
  4. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử  Ngày 8 tháng 1 năm 2018, tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân 7. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm 7.1. Nội dung I. CƠ  SỞ  LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC DÂN SỐ  TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1. Cơ sở lí luận 1.1. Quan niệm về giáo dục dân số     Giáo dục dân số (population education) : Là thuật ngữ UNESCO dùng  để chỉ một chương trình giáo dục nhằm giúp người học hiểu được mối quan  hệ  qua lại giữa động lực dân số  và các nhân tố  khác của chất lượng cuộc   sống, từ  đó hình thành ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trước những  quyết định về lĩnh vực dân số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản  thân, gia đình xã hội. 1.2. Mục tiêu của giáo dục dân số Giáo dục dân số là một lĩnh vực khoa học và giáo dục rất mới mẻ trong  hệ  thống những kiến thức và kĩ năng, thái độ  và hành vi cần thiết cho mọi   người và xã hội, do đó nó được đưa và lồng ghép với một số  môn học. Lĩnh   vực khoa học và giáo dục này hình thành và phát triển đáp  ứng đòi hỏi cấp  bách trong thực tế cuộc sống xã hội loài người. Mặt khác nhằm tích cực góp  phần khắc phục hiện tượng “bùng nổ  dân số” và giảm sút chất lượng cuộc  sống của xã hội, gia đình và cá nhân. Những mục tiêu chính của giáo dục dân   số :   Cung cấp những tri thức cơ bản về dân số  Định hướng những giá trị  đạo đức mới về  hôn nhân, gia đình và hạnh  phúc gia đình.  Giáo dục thái độ đúng đắn trước những vấn đề dân số. 4
  5.  Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nâng cao  chất lượng cuộc sống.  Biết làm công tác, tuyên truyền về giáo dục dân số và Kế hoạch hóa gia  đình. 1.3. Nội dung của giáo dục dân số a. Về mặt lí thuyết Giúp HS hiểu rõ mối quan hệ:                          Chất lượng  Dân số cuộc sống Môi trường b. Về mặt thực tiễn:  Học sinh hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình dân số  hiện nay  ở  nước ta và trên thế  giới; đánh giá đúng đắn mối quan hệ  qua lại giữa  gia tăng dân số  với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường; ảnh hưởng   của gia tăng dân số  đối với chất lượng cuộc sống hiện tại và hạnh  phúc tương lai của cá nhân, gia đình và cộng đồng, trong đó đặc biệt  quan tâm tới bình đẳng giới.   Quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống: 1­ 2 con, cách nhau 5 năm.   Tuổi kết hôn hợp lí: nữ 18, nam 20.  Tư  cách và trách nhiệm làm cha mẹ, biết  cách phân  tích  những  vấn  đề  có liên quan đến dân số, trong đó xác định những vấn đề trọng yếu  và có những quyết định hợp lí nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.   5
  6.  Nắm được mối quan hệ dân số ­ môi trường và chất lượng cuộc sống.  Xác định và lựa chọn những giá trị có liên quan đến dân số (số con, con  trai, con gái,…)  Học sinh có niềm tin rằng con người có khả năng làm chủ bản thân, có  khả năng điều chỉnh tái sản xuất dân cư phù hợp với sự phát triển của  đất nước.  Trên cơ  sở  chuyển biến nhận thức về những vấn đề  có liên quan đến  dân số, tích cực tham gia cuộc vận động thực hiện các chính sách dân   số  kế  hoạch hóa gia đình, các hoạt động chống tệ  nạn xã hội và hoạt  động bảo vệ môi trường. 1.4. Cách thực hiện  Lồng ghép ­ tích hợp vào các môn tự nhiên, xã hội.  Thông qua hoạt động ngoại khóa (tọa đàm, văn nghệ, tuyên truyền,…)  Tổ chức cho HS tham gia cuộc tuyên truyền, tư vấn về GDDS.  Phổ biến cho HS nắm được chủ trương của nhà nước về dân số. 2. Cơ sở thực tiễn   Vấn đề giáo dục dân số đã và đang được toàn xã hội quan tâm. Đối với  ngành giáo dục, đây là một trong những đổi mới quan trọng đúng mục tiêu   của cải cách giáo dục, nhằm làm cho nhà trường gắn chặt hơn nữa với cuộc   sống xã hội. Việc đưa giáo dục dân số vào nhà trường là một trong những yêu   cầu cấp bách của việc điều chỉnh cải cách giáo dục, đồng thời là một biểu  hiện của sự  đổi mới tư  duy giáo dục. Trong giáo dục, dân số  không phải là  một môn học riêng biệt nhưng là nội dung xuyên suốt các cấp học. Vấn đề  này đã được tích hợp qua nhiều bộ môn như Sinh học, Ngữ văn, GDCD, Địa lí  … Nhưng hiệu quả  giáo dục đạt được chưa cao. Vì văn hoá phương Đông   cho rằng đây là vấn đề tế nhị, gây e ngại cho cả giáo viên và học sinh. Thực   tế  cho thấy, nội dung giáo dục dân số  đã được đưa vào trường học từ  lâu  6
  7. nhưng số  học sinh phải nghỉ học vì có thai tăng  ở  nhiều nơi, nhiều học sinh   học xong vẫn sinh nhiều con…. Trong giờ  học, nhiều giáo viên chỉ  chăm chăm cung cấp các kiến thức   mới mà bỏ  quên việc tích hợp nội dung dân số  vào giảng dạy, hoặc chỉ  nói   chung chung, chưa đi vào phân tích cụ  thể. Điều này dẫn đến tuy có nhiều   môn học đề cập đến vấn đề giáo dục dân số, nhưng lại đều mới chỉ nói được  một phần. Qua khảo sát  ở  trường THPT Nguyễn Viết Xuân, khi phát phiếu khảo  sát tới 100 em ngẫu nhiên, tôi thu được kết quả như sau : 78% biết chính xác  độ tuổi kết hôn, 42% HS đã từng có người yêu, 48% HS không biết đến cách   tránh thai,  26% HS cho rằng nên sinh 3 con,..... Rất ít bạn học sinh biết về các  bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nguồn cung cấp chính các thông tin về  giáo dục dân số cho các bạn học sinh là phương tiện thông tin đại chúng (đài,  ti vi, báo chí, sách) và nhà trường. Cha mẹ là những người gần gũi HS nhất,  nhưng chỉ có rất ít bậc cha mẹ nói cho con mình biết những thông tin về giáo   dục dân số. Những quan niệm truyền thống về  giới tính, tình dục, tình yêu  còn là hàng rào ngăn cản việc tuyên truyền giáo dục về  giáo dục dân số  nói  chung và giới tính nói riêng trong nhà trường và trong mỗi gia đình. Những số  liệu trên cho thấy, giáo dục dân số trong đó có vấn đề giáo dục sức khỏe sinh  sản, giáo dục giới, giáo dục đời sống gia đình chưa thật sâu và bền vững. Từ  thực trạng trên cho thấy, giáo dục dân số  là một vấn đề  vừa có ý  nghĩa chiến lược lâu dài vừa có tính cấp bách, chúng ta cần nâng cao hơn nữa  việc giáo dục và nâng cao hiệu quả  giáo dục dân số   ở  trường THPT, nhằm   giúp các em có thêm kiến thức cơ bản về dân số, hoàn thiện nhân cách và rèn   luyện kĩ năng sống cơ bản, vững vàng bước vào cuộc sống gia đình và xã hội. 3. Đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp  12 7
  8.              Các em học sinh lớp 12 có độ tuổi trung bình từ 17 ­ 18, về mặt sinh   lí, các em đang  ở  tuổi phát triển nhanh nên chiều cao, cân nặng, cơ  bắp đều   phát triển, sức khỏe dồi dào, có thể  hoạt động học tập với các cơ  chế  hoạt   động của thần kinh  ở cường độ  cao trong thời gian tương đối dài. Vì vậy, ở  tuổi này các em rất hiếu động, tựa như  lúc nào cũng muốn hoạt động và   không biết mệt mỏi. Về trí lực, ở độ tuổi này các em có trí nhớ khá tốt, nhận   thức của các em diễn ra theo hai giai đoạn từ  nhận thức cảm tính đến nhận   thức lí tính, tư  duy logic, tư  duy trừu tượng đều đang dần phát triển mạnh.   Về tính tình, các em đều thể hiện cá tính rõ rệt, biết quan sát, biết tự đánh giá,  nhận xét, có khả năng lập luận bảo vệ ý kiến riêng hoặc phản bác ý kiến của  người khác. Các em có suy nghĩ mình đã là người lớn, do đó các em tự ý thức  các công việc, hoạt động của bản thân nên các em có thể  nói là đã có tính tự  giác và trách nhiệm cao.         Tuy nhiên, các em cũng có điểm yếu là dễ bị kích động, tính kiên nhẫn  chưa cao.         Từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ở trên, giáo viên cần lựa chọn các  phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp để phát huy được tính tích cực   hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt được các mục tiêu dạy học đã đề  ra. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÁO DỤC DÂN SỐ TRONG  ĐỊA  LÍ 12  1.  Nội dung giáo dục dân số trong Địa lí 12            Do đặc trưng của môn học, môn Địa lí có khả  năng tích hợp các nội   dung giáo dục dân số trong phạm vi của chủ đề: Quan hệ giữa dân số và các   thành phần khác. Đó là những kiến thức có liên quan đến dân số  và dân số  học, đến mối quan hệ giữa dân số với các thành phần khác (chất lượng cuộc   sống, phát triển KT ­ XH, môi trường và tài nguyên...). Cụ thể là: 8
  9. Chương/  Phương   thức  bài Mục tiêu cụ thể từng chương/ bài và phương pháp ĐỊA   LÍ  1. Kiến thức ­   Phương   thức:  DÂN CƯ  Hiểu nước ta là nước đông dân, có nhiều thành  Bài riêng  Bài   16   :   phần dân tộc, gia tăng dân số  còn nhanh, dân  ­   Phương   pháp:  Đặc   điểm  số trẻ (lứa tuổi VTN chiếm tỉ lệ lớn trong dân  Thảo   luận   theo  dân   số   và  số). Phân tích được nguyên nhân và hậu quả . nhóm   nhỏ   về  phân   bố  ­ Sự  phân bố  dân cư  chưa đồng đều giữa các  nguyên   nhân   và  vùng, những thuận lợi và khó khăn của việc  hậu   quả     của  dân   cư  này. gia   tăng   nhanh,  nước ta ­ Thấy được sự cần thiết và tính đúng đắn của  cơ   cấu   dân   số  chính sách dân số và phân bố lại dân cư ở Việt  trẻ.... Nam. 2.Kĩ năng ­ Phân tích và nhận xét biểu đồ, bảng số  liệu  về tỉ lệ gia tăng dân số và phân bố dân cư ­ Nhận xét bản đồ dân cư. 3.Thái độ ­ Có trách nhiệm đối với các chính sách dân số  của   Nhà   nước.   Tuyên   truyền,   vận   động   các  thành viên trong cộng đồng thực hiện tất các  chủ trương chính sách và pháp lệnh về dân số. 4. Định hướng năng lực ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. 9
  10. Bài   17   :  1.Kiến thức ­   Phương   thức:  Lao   động  Hiểu: Bài riêng . và   việc  ­   Nước   ta   có   một   nguồn   lao   động   dồi   dào.  ­ Phương pháp:   làm Nguyên nhân, mặt tích cực và hạn chế của nó.  +   Đàm   thoại  Những vấn đề  về  chất lượng nguồn lao động  (GV đặt câu hỏi  và việc sử dụng nguồn lao động. để   HS   trả   lời  ­ Sức ép dân số đối với vấn đề việc làm. về  nguyên nhân  ­ Các biện   pháp giải quyết việc làm và sử  cũng như  thuận  dụng   hợp   lí   sức   lao   động   của   Nhà   nước   ta  lợi và khó khăn  hiện nay.  của   nguồn   lao  2.Kĩ năng  động dồi dào). ­ Phân tích và nhận xét các bảng số  liệu liên   + Thảo luận: quan đến nguồn lao động, sử  dụng nguồn lao   Theo chủ đề.  động và vấn đề việc làm. 3.Thái độ  ­ Có ý thức hướng nghiệp ngay từ khi còn ngồi  trên ghế nhà trường.  4. Định hướng năng lực ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. Bài  18   :   1. Kiến thức  ­   Phương   thức:  Đô thị  hoá  ­ Hiểu được đặc điểm đô thị  hoá  ở  nước ta  Bài riêng ở   Việt  (đặc biệt là đô thị hoá tự phát). ­ Phương pháp: Nam ­ Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh    +   Đàm   thoại  tế ­ xã hội và hậu quả của nó. gợi   mở   (Giáo  10
  11. 2.Kĩ năng viên   gợi   ý   để  ­ Xây dựng và phân tích biểu đồ  về  mối quan  HS   phân   tích  hệ  giữa đô thị  hóa với sự  phát triển kinh tế  ­  mối   quan   hệ  xã hội và môi trường.  giữa   đô   thị   hoá  ­ Nhận xét bảng số  liệu phân bố  đô thị  của   và   các   thành  nước ta. phần  khác  cũng  3.Thái độ như   những   vấn  ­ Có ý thức và tuyên truyền vận  động trong  đề đặt ra). cộng đồng lối sống văn minh đô thị. +   Hoạt   động  ­   Có   trách   nhiệm   trong   việc   bảo   vệ   môi  nhóm trường đô thị. 4. Định hướng năng lực ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. Bài   19   :  1. Kiến thức ­   Phương   thức:  Thực  ­ Nhận biết và hiểu được sự  phân hoá về  thu   Bài riêng hành : Vẽ  nhập bình quân đầu người giữa các vùng. ­ Phương pháp: biểu   đồ  ­ Biết được một số  nguyên nhân dẫn đến sự  + Đàm thoại gợi  khác biệt về  thu nhập bình quân  đầu người  mở   (Giáo   viên  và   phân  giữa các vùng. gợi   ý   để   HS  tích   sự  2. Kỹ năng phân   tích   mối  phân   hóa  ­ Vẽ được biểu đồ về sự phân hoá thu nhập quan hệ  giữa đô  về   thu  ­ Đọc và phân tích biểu đồ về sự phân hoá thu  thị   hoá   và   các  nhập bình  nhập bình quân đầu người. thành phần khác  quân   theo  3. Thái độ cũng như  những  đầu  Thấy được sự  chênh lệch về  mức sống của  vấn đề đặt ra). người  người dân giữa các vùng khác nhau. +   Hoạt   động  11
  12. giữa   các  4. Định hướng năng lực nhóm vùng. ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. ĐỊA   LÍ  1.Kiến thức  ­   Phương   thức:  CÁC    Phân   tích   được   chuyển   dịch   cơ   cấu   theo   Tích   hợp   ở   nội  NGÀNH  ngành và  lãnh thổ.   Những tác  động của nó  dung 2: KINH TẾ  đến vấn đề dân số và việc làm.  Chuyển dịch cơ  Bài   20   :   2. Kĩ năng  cấu kinh tế theo  Chuyển  ­ Xây dựng và phân tích biểu đồ  ngành   và   lãnh  dịch   cơ  ­ Phân tích số liệu thống kê.  thổ. cấu   kinh  3.Thái độ  ­ Phương pháp: ­ Nhận thức rõ tính tất yếu của việc chuyển   +   Thảo   luận  tế  dịch cơ cấu kinh tế.  theo nhóm ­ Tích cực ủng hộ chủ trương chuyển dịch cơ  +   Diễn   giảng,  cấu kinh tế của Nhà nước và của địa phương.  đàm   thoại,   gợi   4. Định hướng năng lực mở ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. Bài   22:   1.Kiến thức  ­   Phương   thức:  12
  13. Vấn   dề  Hiểu:   Việc  chuyển  dịch  cơ  cấu  ngành  nông  Tích   hợp   ở   nội  phát  triển  nghiệp tạo điều kiện sử  dụng hợp lí sức lao  dung 3: Cơ  cấu  và   phân  động và thời gian lao động ở   nông thôn, nâng  ngành   nông  bố   nông  cao thu nhập.  nghiệp 2. Kĩ năng  ­ Phương pháp:  nghiệp ­ Xây đựng và nhận xét biểu đồ, bản đồ, phân  + Gợi mở ­ Đàm  tích số liệu thống kê. thoại 3. Thái độ . + Động não ­ Nhận thức rõ tính tất yếu phải chuyển dịch   cơ cấu ngành nông nghiệp. ­   Ủng   hộ   chủ   trương   chuyển   dịch   cơ   cấu   ngành nông nghiệp. 4. Định hướng năng lực ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. Bài   27   :  1.Kiến thức ­ Phương   thức:  Vấn   đề   Hiểu:  Tích hợp  phát  triển  ­ Việc phát triển các ngành công nghiệp chế  ­ Phương pháp:  một   só  biến nông – lâm ­ thủy sản và sản xuất hàng  +   Hoạt   động  tiêu dùng góp phần khai thác có hiệu quả  các  nhóm  ngành  nguồn lực, đặc biệt là yếu tố  tài nguyên, lao  + Động não công  động việc làm và thị trường tiêu thụ. nghiệp  2.Kĩ năng  trọng  Xây dựng và nhận xét bản đồ, biểu đồ, phân  điểm tích bảng số liệu  3. Thái độ: Nhận   thức   rõ   tính  tất   yếu  của   việc   chuyển  13
  14. dịch cơ  cấu công nghiệp trong nền kinh tế thị  trường. Ủng hộ  chủ  trương phát triển công nghiệp  ở  địa phương. 4. Định hướng năng lực ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. Bài  32:  1. Kiến thức Phương   thức:  Vấn   đề  Hiểu được các vấn đề : Tích   hợp   ở  khai     thác  ­ Đông Bắc: Tương đối thưa dân. Dân cư  tập  phần   1:   Giới  thế  trung không đồng đều. Vùng nông thôn, vùng  thiệu chung. cao, vùng sâu  đời sống còn nhiều khó khăn.  ­   Phương   pháp:  mạnh của  Đang có sự di dân tự do tới các vùng khác: đặc  Gợi mở    ­ Đàm  trung   du  biệt   là   Tây   Nguyên   dẫn   tới   những   hậu   quả  thoại và   miền  xấu về tài nguyên và môi trường. núi   Bắc  Tây Bắc: Rất thưa dân. Chất lượng cuộc sống  Bộ thấp. Điều kiện văn hoá, y tế, giáo dục khó  khăn. Thiếu lao  động, nhất là lao động lành  nghề (ví dụ về y tế, giác dục,...). 2. Kĩ năng:  Phân tích, so sánh, nhận xét trên cơ  sở  số  liệu   đã cho. Nhận xét bản đồ. 3. Thái độ ­ Nhận thức rõ mâu thuẫn giữa thế mạnh kinh   tế với thực trạng kinh tế và đời sống của nhân  dân trong vùng. ­ Tuyên truyền trong cộng đồng để  thấy tác  14
  15. hại, tiến tới chấm dứt sự di dân tự do. 4. Định hướng năng lực ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. Bài   33:  1. Kiến thức  ­ Phương thức :  Vấn   đề  Hiểu: Đây là vùng có mật độ  dân số  và lao  tích hợp  ở  mục  chuyển  động cao nhất. Tìm hiểu mối quan hệ giữa dân  2.   Những   hạn  dịch   cơ  số   với   chuyển   dịch   cơ   cấu   và   kinh   tế   theo  chế của vùng. ngành. ­   Phương   pháp:  cấu   kinh  ­ Phân tích các biện pháp giải quyết việc làm. Thảo   luận  tế   theo  2.Kĩ năng nhóm và cả  lớp  ngành   ở  ­ Xây dựng và phân tích biểu đồ; nhận xét trên  về nguyên nhân,  đồng  cơ sở  số liệu đã cho. hậu   quả   của  bằng sông  ­ Nhận xét bản đồ. đặc   điểm   dân  Hồng  3.Thái độ :  cư   với   vấn   đề  Nhận thức rõ mối quan hệ  phức tạp giữa dân  lao   động,   việc  số  với  các  vấn  đề  kinh tế  ­ xã hội  ở   đồng  làm, lương thực  bằng sông Hồng. –   thực   phẩm   ở  15
  16. Bài 35 ­ 36  1.Kiến thức  :  ­   Phương   thức:  :   Vấn   đề  Hiểu: Dân cư  tập trung cao  ở  vùng ven biển,  Tích hợp  ở mục  phát  triển  trong khi ở phía tây mật độ thưa, tác động của   1   :   Giới   thiệu  kinh tế  xã  dân số đến tài nguyên đất, rừng, biển. Kinh tế  chung. chưa   phát   triển   dẫn   tới   khó   khăn   trong   giải  ­ Phương pháp:  hội  ở  Bắc  quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc  + đàm thoại gợi  Trung   Bộ  sống. mở ­   Duyên  2.Kĩ năng +   Hoạt   động  hải   Nam  ­ Phân tích, nhận xét dựa vào số liệu đã cho. nhóm. Trung Bộ ­ Nhận xét bản đồ. 3.Thái độ ­ Nhận thức rõ mâu thuẫn giữa tiềm năng và  thực trạng phát triển kinh tế ­ xã hội của vùng. ­ Tin tưởng vào sự  thay đổi cơ  bản nền kinh   tế ­ xã hội của vùng trong tương lai. 4. Định hướng năng lực ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. Bài   37   :  1.Kiến thức  ­   Phương   thức:  Vấn   đề  Biết: Đặc điểm về  tài nguyên và dân cư, kinh  Tích hợp  ở mục  khai   thác  tế ­ xã hội ở Tây Nguyên: thưa dân, nhiều dân   1.   Giới   thiệu  thế   mạnh  tộc, thiếu lao động, nhất là lao động lành nghề  chung   và   các  và cán bộ  khoa học ­ kĩ thuật. Mức sống và  mục   khác   của  ở   Tây  trình độ dân trí nhìn chung còn thấp.  bài. Nguyên Tốc độ  gia tăng tự  nhiên cao cùng với việc di  ­ Phương pháp:  dân tự do ồ ạt và thiếu sót trong quản lí đã đẫn  + đàm thoại gợi  đến   những   hậu   quả   xấu   về   tài   nguyên   môi  mở 16
  17. trường trong những năm gần đây.  +   Hoạt   động  ­ Khai thác thế mạnh của tài nguyên góp phần  nhóm. phát triển kinh tế, phân bố lại dân cư.  2.Kĩ năng  Nhận xét bản đồ. Phân tích, nhận xét dựa vào  số liệu đã cho. 3.Thái độ  ­ Nhận thức rõ mâu thuẫn giữa thế  mạnh với   thực trạng kinh tế ­ xã hội của vùng.  ­ Đồng tình với các chính sách phát triển kinh  tế ­ xã hội của Nhà nước đối với Tây Nguyên. 4. Định hướng năng lực ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. PHẦN   V:  1. Kiến thức Phương   thức:  ĐỊA   LÍ  Sự   gia   tăng   dân   số   và   cơ   cấu   dân   số.   Đặc  Tích hợp ĐỊA  điểm của nguồn lao động. Những vấn đề  đặt  ­   Phương   pháp:  PHƯƠNG  ra và biện pháp giải quyết Nêu   chủ   đề,  (TỈNH,  2.Kĩ năng thảo   luận   theo  THÀNH  ­ Xây đựng biểu đồ và nhận xét nhóm. PHỐ) ­ Phân tích số liệu đã cho  3.Thái độ ­ Có lòng yêu quê hương đất nước. Có ý thức và trách nhiệm xây dựng quê hương.  4. Định hướng năng lực ­ Năng lực chung: tự  học, tự  giải quyết vấn  đề, hợp tác. 17
  18. ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy tổng hợp theo  lãnh thổ, khai thác bản đồ. 2.Các mức độ tích hợp giáo dục dân số Giáo dục dân số  được đưa vào nhà trường nhằm phát huy vai trò của  nhà trường trong việc giáo dục học sinh tham gia thực hiện chính sách dân số  của đất nước. Về mục đích lâu dài thế hệ trẻ ngày nay cần được giáo dục để  khi lớn lên trở thành những cặp vợ chồng, những người làm cha, làm mẹ biết  xây dựng và tổ chức gia đình hạnh phúc, tự giác thực hiện những chủ trương   và chính sách dân số  vì sự  phồn vinh và phát triển của đất nước, vì chất   lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy giáo dục dân số được tổ  chức  ở các cấp học, hình thức giảng dạy và phương pháp giảng dạy phải phù hợp  với trình độ và lứa tuổi người học.  Trong thực tế  dạy học, tùy theo mục tiêu, nội dung, chương trình học  tập và các điều kiện khác ( cách biên soạn sách giáo khoa, trình độ  của giáo   viên, cơ sở vật chất và thiết bị, đồ dùng dạy học...) mà có nhiều mức độ khác  nhau về  tích hợp các môn học. Trong nội dung đề  tài này tôi xin đưa ra nội  dung chính là giảng dạy tích hợp giáo dục dân số trong bộ môn Địa lí với các  mức độ như sau : ­ Tích hợp “trong nội bộ  môn học”, trong đó  ưu tiên các nội dung của   môn học.  ­ Tích hợp “đa môn”, những nội dung này có thể được tiếp cận trên cơ  sở các môn học khác nhau. Những môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ  và chỉ gặp nhau ở một thời điểm trong quá trình học khi gặp các nội dung như  giáo dục dân số, môi trường.... ­ Tích hợp “liên môn”, học sinh tiếp cận qua nhiều môn học và có sự  liên kết với nhau trong quá trình giải quyết vấn đề. ­ Tích hợp “xuyên môn”, phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử  dụng trong tất cả môn học, trong tất cả tình huống. 18
  19. 3. Các hình thức giảng dạy giáo dục dân số  3.1. Giáo dục dân số qua giảng dạy bài mới trên lớp Đối với những bài riêng về giáo dục dân số  đòi hỏi giáo viên khi soạn  bài cần nghiên cứu kĩ bài. Đặc biệt cần có sự  chọn lọc kiến thức để  nguồn   thông tin không quá rườm rà làm loãng kiến thức bài học, nhất là nên làm cho   nội dung bài học càng thêm gắn liền với đời sống.  Ví dụ như : Bài 16 : Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Bài 17 : Lao động và việc làm Bài 18 : Đô thị hóa   Đối với kiến thức giáo dục dân số lồng trong nội dung bài học thì càng   cần chú ý để có thể liên hệ với các chủ đề dân số. Ví dụ khi học về cách lập   biểu đồ, sơ đồ của những bài học Địa lí ta có thể lấy ví dụ về tốc độ tăng dân  số  của các lứa tuổi qua các thời kì. Hoặc khi học về vấn đề  chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  của Đồng bằng sông Hồng ta có thể  liên hệ  với vấn đề  dân số  của vùng. Với hình thức lồng ghép như  vậy sẽ  không làm cho nội dung và  kiến thức quá nặng thêm đối với học sinh nhưng cần chú ý tránh lạm dụng  quá làm giảm hiệu quả và tác động giáo dục Ví dụ như :  Bài 20 :  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  Bài 22 : Vấn đề phát triển nông nghiệp Bài 27 : Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Bài 32:  Vấn đề khai  thác thế  mạnh của trung du và miền núi Bắc Bộ Bài 33 :  Vấn đề  chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  theo ngành  ở  đồng bằng sông   Hồng  Bài 35 ­ 36 :  Vấn đề phát triển kinh tế ­ xã hội ở Bắc Trung Bộ ­ Duyên hải  Nam Trung Bộ Bài  37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên 19
  20. PHẦN V:  ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG (TỈNH, THÀNH PHỐ) 3.2. Giáo dục dân số qua tranh ảnh, các đoạn phim,biểu đồ...             Đây là phương tiện trực quan tốt nhất để  học sinh tiếp cận các nội   dung về dân số và giáo viên có điều kiện tốt nhất để giáo dục dân số cho học   sinh ( nhất là sử  dụng giáo án điện tử). Các bảng số  liệu có trong sách giáo   khoa ( bảng 16.1, bảng 16.2, bảng 16.3, bảng 17.1, bảng 17.2, bảng 17.3, bảng  17.4, bảng 18.1, bảng 18.2), các hình  ảnh, bản đồ  ( hình 16.1, 16.2) nếu sử  dụng tốt ngoài việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh còn làm giờ  giảng hấp dẫn hơn, học sinh chủ động làm việc, kết hợp thông báo một lượng  thông tin khá lớn. 3.3. Giáo dục dân số qua các bài thực hành Trong chương trình Địa lí 12, các bài thực hành nội dung giáo dục dân  số gặp ở dạng : phân tích số liệu, phân tích biểu đồ,vẽ biểu đồ....Khi tổ chức  thực hiện tốt bài này sẽ góp phần vào việc củng cố kiến thức, rèn luyện các   kĩ năng, kĩ xảo cần thiết liên quan đến công tác giáo dục dân số. Ví dụ bài 19 Thực hành : Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa thu nhập   bình quân theo đầu người giữa các vùng. Qua bài học, giáo viên giúp học sinh nắm được các kiến thức về  giáo   dục dân số như : ­ Nhận biết và hiểu được sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa  các vùng. ­ Biết đựơc một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân   đầu người giữa các vùng. ­ Vẽ được biểu đồ về sự phân hoá thu nhập ­ Đọc và phân tích biểu đồ về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2