UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG <br />
THCS NGUYỄN TRÃI QUA DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực: Môn Lịch sử<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Tài<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 1<br />
I.PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nước ta đang phấn <br />
đấu tiến lên bắt kịp bạn bè khắp năm châu để khẳng định vị trí Việt Nam trên <br />
trường quốc tế. Đảng và nhà nước ta một mặt vừa xây dựng phát triển kinh tế, <br />
nâng cao mức sống người dân, xây dựng nền quốc phòng an ninh bảo vệ vững <br />
chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mặt khác Đảng và nhà nước ta luôn <br />
xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là bệ phóng để đưa <br />
dân tộc ta bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của văn minh truyền thông và tin <br />
học. Đây là phương hướng quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, kế tục và <br />
phát triển sự nghiệp cách mạng để đưa đất nước đi lên theo con đường xã hội <br />
chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã lựa chọn.<br />
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức <br />
có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục <br />
không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận <br />
dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính <br />
giáo dưỡng, cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên, <br />
của dân tộc.<br />
Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn lịch sử nói riêng <br />
có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, bản <br />
lĩnh và tư duy của con người. Bác Hồ kính yêu từng dạy “Dân ta phải biết sử <br />
ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, do vậy dạy lịch sử không chỉ <br />
giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn <br />
hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm tình yêu đối với quê <br />
hương, đất nước mình hơn. Có thể nói, lịch sử dân tộc hay lịch sử địa phương <br />
đều là dựng lại quá khứ về lòng yêu nước, về truyền thống đấu tranh bất khuất <br />
của dân tộc ta trong dựng nước và giữ nước, ghi lại những nét văn hóa truyền <br />
thống, tinh thần nhân đạo sâu sắc của dân tộc Việt Nam trong quá trình hình <br />
thành và phát triển. Do đó, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn học <br />
lịch sử sẽ rất đa dạng và phong phú. Bởi qua mỗi bài học, mỗi sự kiện lịch sử, <br />
học sinh sẽ có thêm niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng. Từ những giá <br />
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, các <br />
em sẽ tự hào và ý thức hơn về tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó, các em ra <br />
sức học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích góp phần xây dựng <br />
quê hương, đất nước trong thời kì mới.<br />
Môn lịch sử từ lâu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình <br />
giáo dục phổ thông với nội dung vô cùng phong phú và có tác dụng to lớn trong <br />
việc góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh, bởi nó chính là bức <br />
tranh tái hiện sinh động về cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu của xã hội <br />
loài người trong quá khứ. Đối tượng của lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không <br />
thể tái hiện, không thể trực quan sinh động, cũng không thể trực tiếp quan sát <br />
được. Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử liệu. Thông qua bộ môn lịch sử <br />
không chỉ cho học sinh thấy được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc <br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 2<br />
mà còn giáo dục cho các em lòng yêu nước, biết ơn các tiền nhân, biết ơn các <br />
anh hùng đã hy sinh quên mình cho Tổ Quốc, giáo dục hoài bão và ý chí xây <br />
dựng đất nước cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên trong thời kì hiện nay thì quá trình <br />
xuống cấp về đạo đức của học sinh ngày càng trầm trọng, trong đó có một phần <br />
sự bao dung vô lối của các bậc phụ huynh, sự thờ ơ của gia đình đối với con em <br />
mình, sự lệch lạc về tư tưởng ngày càng nhiều trong thời đại công nghệ thông <br />
tin, những tệ nạn xã hội thâm nhập sâu vào lứa tuổi học đường, sự suy thoái về <br />
đạo đức ở lứa tuổi học sinh ngày càng trầm trọng. Đó là hồi chuông báo động <br />
quá trình tha hóa về đạo đức, nhân cách, sự hủy hoại các giá trị truyền thống tốt <br />
đẹp mà cha ông ta đã gây dựng bao đời nay. Xuất phát từ thực tế đó, nhằm góp <br />
phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử nói chung và bộ môn lịch sử <br />
địa phương nói riêng, giáo dục cho học sinh lòng biết ơn đối với những người <br />
đã hy sinh quên mình cho đất nước,. Bản thân tôi đã chọn đề tài“Giáo dục tinh <br />
thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi qua một số di tích <br />
lịch sử địa phương”trong chương trình lịch sử địa phương nhằm giúp cho học <br />
sinh hiểu sâu sắc hơn về quá trình đấu tranh của thế hệ ông cha ta, đồng thời <br />
giúp học sinh hướng đến sự biết ơn vô hạn đối với những người anh hùng đã <br />
ngã xuống vì sự bình yên của đất nước.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi thông <br />
qua một số nội dung trong chương tình lịch sử địa phương tỉnh Đăk Lăk.<br />
Giúp học sinh biết được ông cha ta đã bị kẻ thù đàn áp, chèn ép, áp bức và tinh <br />
thần chiến đấu anh dũng của thế hệ cha ông, từ đó giáo dục các em lòng căm <br />
thù đối với giặc ngoại xâm.<br />
Thể hiện lòng biết ơn với những người có công với dân tộc, với đất nước <br />
bằng những việc làm và hành động cụ thể tại địa phương. Đồng thời xác định <br />
rõ vai trò trách nhiệm của mình với đất nước quê hương.<br />
Góp phần thực hiện việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối với <br />
bộ môn lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng tại trường THCS <br />
Nguyễn Trãi.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi qua quá <br />
trình trải nghiệm, tham quan một số di tích lịch sử tại Nhà đày Buôn Ma Thuột <br />
và Bảo tàng Đăk Lăk.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Để thực hiện được đề tài này, bản thân tôi đã nghiên cứu một số nội dung bài <br />
học trong chương trình Lịch sử địa phương khối 6,7,8,9.<br />
Đối tượng là học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Nguyễn Trãi<br />
Thời gian nghiên cứu: Năm học 20152016, 20162017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 3<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu (đọc tài liệu, sách giáo khoa phân tích <br />
nội dung từng phần, từng bài để phát hiện ở nội dung nào có thể giáo dục cho <br />
học sinh) <br />
Nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ của Đăk Lăk<br />
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp quan sát, trải nghiệm thực tế tại nhà đày Buôn Ma Thuột, bảo <br />
tàng Đăk Lăk<br />
c. Phương pháp thống kê toán học<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận.<br />
Bác Hồ chúng ta đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích <br />
nước nhà Việt Nam” Đó là lời căn dặn và cũng là tâm huyết của Bác luôn mong <br />
muốn thế hệ trẻ không chỉ hiểu Lịch sử mà còn phải “ tường” hiểu sâu sắc Lịch <br />
sử truyền thống của ông cha ta. Tuy nhiên việc dạy và học bộ môn Lịch sử ở <br />
trường phổ thông của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của người <br />
học, cũng như chưa làm tròn trách nhiệm của một bộ môn tưởng chừng như đơn <br />
giản nhưng rất quan trọng đối với học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên <br />
chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ <br />
học luôn cứng nhắc, khô khan. Giáo viên luôn có tâm lí làm sao cho hết được nội <br />
dung bài học, chưa hướng học sinh đến việc chủ động học tập mà học sinh tiếp <br />
thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên cũng không dám mạnh dạn đổi mới <br />
phương pháp trong dạy học Lịch sử. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây <br />
chất lượng bộ môn Lịch sử rất thấp, học sinh thậm chí thờ ơ với lịch sử nước <br />
nhà. Đặc biệt trong chương trình lịch sử địa phương thì hầu như chúng ta còn <br />
xem nhẹ, chưa tổ chức học tập một cách chu đáo như chương trình học thông <br />
thường, do vậy kiến thức về lịch sử địa phương của đa số học sinh cũng như <br />
một bộ phận nhỏ giáo viên còn mơ hồ, mong manh. Thông qua chương trình lịch <br />
sử địa phương cho học sinh thấy được vai trò cũng như tinh thần đấu tranh của <br />
đồng bào địa phương trong quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương <br />
đất nước, giáo dục đến học sinh lòng tự hào dân tộc về mảnh đất quê hương <br />
nơi mình sinh ra và lớn lên, ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình trong <br />
việc bảo vệ quê hương trong giai đoạn hiện nay.<br />
Vì thế ngoài việc tổ chức dạy kiến thức cho học sinh trên lớp thì cho học sinh <br />
tham quan, thực địa nơi những di tích lịch sử địa phương là phương pháp dạy <br />
học đem lại hiệu quả nhất bởi tại nơi đây học sinh được nhìn thấy những hiện <br />
vật lịch sử, những dấu tích lịch sử còn lưu lại, học sinh được trải nghiệm <br />
những điều mình đã học và các em có thể cảm nhận về lịch sử đã diễn ra như <br />
thế nào trong quá khứ. Học sinh thấy được trong thời chiến thế hệ cha ông ta đã <br />
trải qua muôn vàng khó khăn gian khổ, đấu tranh kiên trì bền bỉ, hy sinh xương <br />
máu của mình để đổi lấy sự bình yên mà chúng ta có được như hôm nay.<br />
Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân <br />
tộc, việc nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực bổ sung <br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 4<br />
sử liệu cho việc dạy học lịch sử dân tộc, làm phong phú lịch sử đất nước, làm <br />
nổi rõ mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương. Lịch sử địa phương là một bộ <br />
phận của chương trình dạy học lịch sử ở trường THCS. Đây là một trong những <br />
nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình.<br />
Giảng dạy lịch sử địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư <br />
tưởng đạo đức tình cảm và ý thức lao dộng của học sinh, góp phần hình thành <br />
lòng yêu nước, bởi lẽ nguồn gốc yêu nước bắt đầu từ lòng yêu quê hương của <br />
tuổi ấu thơ. Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam cũng bắt nguồn từ <br />
lòng tự hào về những chiến công của cha ông mình đã làm nên ở ngay trong làng <br />
xóm thân yêu. Hơn nữa việc dạy học lịch sử địa phương trong giảng bộ môn <br />
lịch sử sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm <br />
tòi về tư liệu lịch sử địa phương.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
* Thực trạng học tập bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông: <br />
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp khối lượng <br />
kiến thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cần đặt ra <br />
yêu cầu cao mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác do đặc trưng của bộ <br />
môn lịch sử nó gây ra nhiều khó khăn cho quá trình nhận thức của các em học <br />
sinh. Vì đối tượng lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể <br />
“trực quan sinh động”, cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch sử được <br />
phản ánh qua các nguồn sử liệu, vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận thức <br />
được lịch sử một cách chính xác, chân thực như nó đã tồn tại. Chất lượng dạy <br />
học môn lịch sử hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ, số lượng học sinh yêu <br />
thích môn lịch sử rất ít, nhiều phụ huynh, học sinh coi lịch sử là môn học “phụ”, <br />
nhận thức của các em về môn lịch sử sai lệch, các em không nhớ hoặc nhớ <br />
không chính xác thời gian, địa điểm, tính chất của các sự kiện và hiện tượng lịch <br />
sử.<br />
Trong những năm gần đây, chất lượng bộ môn lịch sử rất thấp. Theo tôi <br />
nguyên nhân của những tình trạng trên có thể được xác định là do: <br />
+ Một là: Trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải giáo viên nào cũng <br />
tâm huyết với nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng <br />
dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng.<br />
+ Hai là Giáo viên chưa mạnh dạn trong quá trình đổi mới phương phương pháp <br />
dạy học.<br />
+ Ba là: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở nhà trường còn thiếu, <br />
không đủ lược đồ, bản đồ để phục vụ cho tiết học, bài học.<br />
+ Bốn là: Giáo viên chưa bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn do Bộ Giáo <br />
dục ban hành dẫn đến sai lệch về kiến thức.<br />
+ Kiến thức lịch sử địa phương chưa được đưa vào sách giáo khoa, tài liệu biên <br />
soạn viết rất khó dạy, nội dung còn sơ sài và nói chung chung, nội dung chưa <br />
phong phú, chưa có sự bổ sung, điều chỉnh cập nhật điều này cũng khiến cho <br />
giáo viên và học sinh ít có sự hiểu biết về địa phương nơi mình sinh sống.<br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 5<br />
Đối với học sinh ý thức học tập môn sử chưa cao, đa phần các em chưa xác <br />
định rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong học tập và làm bài <br />
tập, đang còn đối phó, chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi, <br />
chỉ lược đồ, bản đồ. Đặc biệt quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ huynh <br />
và học sinh môn sử chỉ là môn học phụ, không quan trọng nên có thái độ thờ ơ <br />
với lịch sử dẫn đến một thực tế đau lòng là học sinh không hiểu gì về lịch sử <br />
Việt Nam, hàng ngàn bài thi lịch sử của học sinh những năm vừa qua bị điểm 0. <br />
Qua tìm hiểu của bản thân tôi và đồng nghiệp trên địa bàn huyện tôi nhận thấy <br />
một số nguyên nhân chủ yếu sau: <br />
Môn sử có đặc thù riêng, nhiều sự kiện, khó nhớ.<br />
Học sinh luôn quan niệm là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng khi <br />
lựa chọn ôn thi.<br />
Phụ huynh thờ ơ và hướng con em mình học các môn tự nhiên.<br />
Giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên không thu hút được các em trong <br />
giờ học.<br />
Việc vận dụng đề tài này vào việc giảng dạy lịch sử tại trường THCS <br />
Nguyễn Trãi bản thân tôi đã có những thành công nhất định, học sinh giờ đây <br />
đã ý thức được truyền thống yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống giặc ngoại <br />
xâm là truyền thống lâu đời cần phải gìn giữ phát huy, chúng ta có được cuộc <br />
sống bình yên ấm no như hôm nay là nhờ sự hy sinh cao cả, chiến đấu ngoan <br />
cường của thế hệ cha ông trong thời chiến, từ đó giáo dục các em lòng biết ơn <br />
vô hạn đối với cha ông ta. Học sinh yêu thích hơn trong học tập bộ môn lịch sử, <br />
các em đã hình thành được kĩ năng mới trong học tập, có tư duy sáng tạo và cảm <br />
nhận lịch sử một cách sâu sắc hơn, đặc biệt là chúng ta may mắn được sinh ra <br />
trên mảnh đất đầy thành quả cách mạng như nơi đây.Thông qua hoạt động dã <br />
ngoại, tham quan các khu di tích lịch sử của dân tộc học sinh hình thành được <br />
nhiều kĩ năng như hoạt động tập thể, giúp các em thân thiện hơn, đoàn kết hơn <br />
trong học tập, hạn chế vi phạm về đạo đức như gây gỗ, đánh nhau,.vv<br />
Chất lượng học tập bộ môn nâng cao rõ rệt, học sinh hứng thú hơn trong học <br />
tập.<br />
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì đề tài trên còn có những hạn chế nhất <br />
định,hiện nay đại đa số các em học sinh cho rằng bộ môn lịch sử chỉ là một môn <br />
học phụ, các em chỉ cần học tốt những môn như Toán,Văn, Tiếng Anh hay Lí, <br />
Hóa là được, còn những môn học như Địa lí, Lịch sử hay Giáo dục công dân là <br />
môn học phụ nên không cần học nhiều, không cần tìm tòi học hỏi thậm chí <br />
không thèm đọc sách nữa. Vì vậy các em còn xem nhẹ đối với việc học bộ môn <br />
này. Do đó kết quả học tập cũng như sự hiểu biết của các em về lịch sử chưa <br />
cao.Và thực tế hiện nay chúng ta cũng đã thấy rõ trong kì thi Tốt nghiệp trung <br />
học phổ thông quốc gia trong những năm vừa qua có rất ít thí sinh thi môn Lịch <br />
sử, thậm chí cả trường gần 1000 học sinh mà chỉ duy nhất có 3 học sinh thi môn <br />
sử và một hội đồng thi 26 người giám thị phục vụ cho một thí sinh…vv<br />
Nhận thức về lịch sử của đại đa số học sinh còn mơ hồ, chưa có sự đam mê <br />
mà chủ yếu học để đối phó.<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 6<br />
Một số giáo viên còn bị động lúng túng, chưa đầu tư đối với bộ môn lịch sử địa <br />
phương .<br />
Trong những năm vừa qua nhà trường chỉ lựa chọn một số đối tượng học sinh <br />
khá giỏi để tham quan thực địa chứ không thể tổ chức đại trà. Do đó việc đem <br />
lại hiệu quả chưa tuyệt đối.<br />
Nguồn kinh phí tổ chức dã ngoại còn hạn hẹp, do đó cũng gặp nhiều khó khăn <br />
trong việc cho học sinh tiếp cận cũng như tham quan các di tích lịch sử địa <br />
phương.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
*Tầm quan trọng của các di tích lịch sử đối với quá trình nhận thức của <br />
học sinh.<br />
Di tích lịch sử cách mạng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của <br />
nguồn sử liệu vật chất, là chứng tích gốc, các di tích cách mạng nói lên một <br />
cách sâu sắc trình độ phát triển kinh tế, chính trị và trình độ kĩ thuật của từng <br />
thời đại, từng dân tộc. Di tích lịch sử là phương tiện quan trọng góp phần tạo <br />
biểu tượng cho học sinh, di tích được xem là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. <br />
Di tích lịch sử cách mạng là cơ sở để học sinh khôi phục quá khứ, làm cơ sở cho <br />
việc hình thành những biểu tượng cụ thể, chính xác về các sự kiện lịch sử.<br />
*Tầm quan trọng của các di tích lịch sử đối với việc giáo dục truyền thống <br />
đạo đức cho học sinh <br />
+Về giáo dưỡng: Di tích lịch sử giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm <br />
phục các anh hùng chiến sĩ yêu nước. Di tích lịch sử địa phương cũng như cả <br />
nước phản ánh các sự kiện lịch sử làm cho học sinh tự hào, yêu quý về truyền <br />
thống anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Học sinh sẽ <br />
có những nhận xét của mình về quá trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của <br />
ông cha ta trong thời chiến. Từ đó sẽ nhận thức được chúng ta có được cuộc <br />
sống bình yên và hạnh phúc như hôm nay là nhờ có tinh thần yêu nước chiến <br />
đấu chống kẻ thù xâm lược của thế hệ cha ông. Tóm lại việc sử dụng các di <br />
tích lịch sử địa phương cũng như cả nước trong quá trình dạy học lịch sử là phát <br />
huy ưu thế, sở trường của bộ môn lịch sử, góp phần giáo dục thế hệ trẻ truyền <br />
thống đạo đức, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương nói riêng và <br />
của cả dân tộc nói chung.<br />
*Về giáo dục:<br />
Giáo dục cho các em lòng căm thù đối với bọn đế quốc xâm lược, yêu nền độc <br />
lập, yêu quê hương đất nước.<br />
Giáo dục lòng biết ơn, khâm phục đối với cha ông ta trong cuộc kháng chiến, <br />
họ đã không quản ngại hy sinh, đấu tranh kiên cường gian khổ để giành độc lập.<br />
Giáo dục cho các em lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cố gắng vươn lên trong học <br />
tập để xây dựng quê hương đất nước, tiếp bước truyền thống cha ông ghi thêm <br />
những trang sử vẻ vang trong thời kì mới.<br />
* Về phát triển:<br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 7<br />
Bồi dưỡng cho các em năng lực nhận thức phục vụ cho việc học tốt các bộ <br />
môn nói chung và lịch sử nói riêng như tư duy, phân tích, so sánh, nhận định các <br />
sự kiện lịch sử.<br />
Phát triển kĩ năng thực hành như đọc bản đồ, vẽ sơ đồ, sư tầm tài liệu, tranh <br />
ảnh, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Tổ chức cho học sinh tham quan thực địa tại nhà đày Buôn Ma Thuột và Bảo <br />
tàng Đăk Lăk thông qua chương trình lịch sử điạ phương.<br />
Những giải pháp nói trên của đề tài nhằm giúp học sinh thoát ra khỏi phương <br />
pháp học tập theo lối truyền thống và phát huy phương pháp học tập mới đó là <br />
tư duy, sáng tạo, biết phân tích, nhận định, đánh giá vấn đề, liên hệ những vấn <br />
đề đã học vào thực tế một cách sinh động. Đặc biệt là tạo cho các em học sinh <br />
một tâm lí thoải mái, hứng thú và thích học tập đối với bộ môn Lịch sử. Đặc <br />
biệt là chương trình lịch sử địa phương giúp các em hiểu được những hy sinh to <br />
lớn của ông cha ta,những khó khăn gian khổ mà cha ông ta đã phải chịu đựng, <br />
tinh thần thép và ý chí đấu tranh ngoan cường để dành độc lập trong cuộc đấu <br />
tranh chống giặc ngoại xâm. <br />
Giúp học sinh thay đổi hình thức, phương pháp học tập trước đây, làm cho giờ <br />
học bớt căng thẳng, không còn nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học <br />
sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.<br />
Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh cơ hội rèn luyện <br />
bản thân<br />
Kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát <br />
triển khả năng phán đoán, suy luận, từ đó phát triển tư duy độc lập, học cách xử <br />
lý thông minh và các tình huống phức tạp. Tăng cường khả năng vận dụng cuộc <br />
sống để thích nghi với điều kiện xã hội mới. Ngoài ra còn giúp học sinh phát <br />
triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, <br />
sự phối hợp nhịp nhàng, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau.<br />
Giúp học sinh có năng lực cảm nhận lịch sử qua tranh ảnh, hiện vật lịch sử.<br />
Giáo dục cho học sinh ý chí đấu tranh ngoan cường, tinh thần đấu tranh thép <br />
của chiến sĩ cách mạng tại nhà đày Buôn Ma Thuột thông qua tranh ảnh, hiện <br />
vật được lưu giữ tại nhà đày.<br />
Giáo dục đến học sinh lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt sĩ, người có <br />
công với cách mạng, với dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc sinh sống tại địa <br />
phương.<br />
Trong những năm trước đây, vì nhiều lý do khác nhau mà nhà trường ít có <br />
điều kiện để tổ chức cho học sinh tham quan thực tế đối với các di tích lịch sử <br />
tại địa phương, vì vậy khi dạy chương trình lịch sử địa phương( phần nội dung <br />
về nhà Đày Buôn Ma Thuột) thì giáo viên cũng chỉ cho các em quan sát một số <br />
tranh ảnh , học sinh không thể quan sát được những hiện vật lịch sử vì vậy việc <br />
hiểu biết của các em học sinh về các di tích lịch sử còn rất mơ hồ, chưa thể <br />
cảm nhận cũng như hình dung được do đó trong quá trình học lịch sử các em <br />
nhàm chán, không thích học hay là học đối phó…vv, vì vậy trong những năm <br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 8<br />
gần đây chúng tôi là những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử đã đề <br />
nghị nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để cho học sinh có điều kiện tham quan <br />
những di tích lịch sử tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng môn học. Được <br />
nhà trường tạo điều kiện cho phép tổ chức tham quan thì tiếp tục phối hợp với <br />
TPT Đội, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh được lựa chọn <br />
đi tham quan.<br />
Trong năm học 20162017, 20172018 được sự cho phép của BGH trường <br />
THCS Nguyễn Trãi, chúng tôi đã tổ chức cho các em học sinh tham quan di tích <br />
lịch sử tại nhà đày Buôn Ma Thuột và Bảo tàng Đăk Lăk với số lượng học sinh <br />
tham quan khá lớn, đây cũng là một điều đáng mừng đối với chúng tôi.<br />
* Học sinh tham quan thực địa tại Di tích lịch sử nhà Đày Buôn Ma Thuột<br />
Giáo dục đến học sinh tinh thần đấu tranh kiên cường, ý chí thép của ông <br />
cha ta qua di tích lịch sử “ Nhà đày Buôn Ma Thuột”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh trường THCS Nguyễn Trãi đến tham quan tại nhà đày Buôn Ma Thuột<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 9<br />
Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột<br />
Nhà đày Buôn Ma Thuột (nhà tù Buôn Ma Thuột) là nơi từng giam giữ, đày <br />
ải tù nhân chính trị chủ yếu của các tỉnh Trung Kỳ. Nhà đày được nhiều người <br />
biết đến không những vì kết cấu kiến trúc hay vì đòn roi tra tấn tàn bạo của <br />
địch, mà còn ở phong trào đấu tranh kiên cường của các thế hệ tù nhân chính trị. <br />
Từ năm 1980, Nhà đày Buôn Ma Thuột đã được công nhận là di tích lịch sử cấp <br />
quốc gia, và trở thành điểm tham quan du lịch tại tỉnh Đăk Lăk.<br />
Nhà đày Buôn Ma Thuột vào khoảng năm 1900, một nhà lao đã được thực <br />
dân Pháp xây dựng lên ở Cao nguyên Đắk Lắk dùng để giam giữ tù nhân chính <br />
trị, bởi địa hình nơi đây lúc bấy giờ bị bao vây giữa bốn bề núi rừng rậm rạp, <br />
nhiều thú dữ, khí hậu khắc nghiệt, ít người lui tới nên tù nhân khó bề trốn thoát.<br />
Đến những năm 19301931, số lượng tù nhân tăng cao theo phong trào chống <br />
thực dân tại Đông Dương, do đó Pháp thiết lập Nhà đày Buôn Ma Thuột trên cơ <br />
sở mở rộng nhà lao cũ, nhằm lưu đày biệt xứ và giam giữ những đảng viên cộng <br />
sản bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ, gồm nhiều người đi đầu trong phong <br />
trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.<br />
Cuối năm 1941, một tổ chức bí mật có tên “lực lượng trung kiên” được <br />
thành lập trong nhà đày, lan tỏa tinh thần cách mạng. Năm 1954, chiến thắng <br />
Điện Biên Phủ đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp. Đến lượt Mỹ nhảy <br />
vào thế chân Pháp âm mưu thôn tính nước ta, nhà đày Buôn Ma Thuột tiếp tục <br />
được sử dụng và mở rộng thêm. Thời Pháp, nhà đày Buôn Ma Thuột được xây <br />
dựng trên diện tích gần 2ha, với 4 bức tường bao quanh, cao 4m, dày 40cm, 4 <br />
góc đều có vọng gác và lính canh túc trực. Phía trong có 6 dãy lao tập thể giam <br />
giữ tù nhân. Bên cạnh cổng chính ở phía Nam là dãy xà lim, giam giữ tù nhân <br />
chính trị được cho là nguy hiểm. Ngoài ra còn có nhà xưởng, bàn giấy, nhà kho <br />
và bếp ăn, đây là kiểu bố trí nhà tù truyền thống của thực dân Pháp, mục đích <br />
tạo không gian khép kín để giám sát tù nhân . <br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 10<br />
Thời Mỹ, nhà đày Buôn Ma Thuột được xây thêm một bức tường ngăn đôi, <br />
một bên làm trung tâm cải huấn và một bên làm kho quân nhu, đồng thời mở hai <br />
cổng mới ở phía Tây của nhà đày, xây thêm nhà Quốc thái dân an, nhà Nguyện, <br />
phòng biệt giam, nhà lao nữ…phục vụ cho các mục đích giam giữ và tra khảo.<br />
Trong thời gian hoạt động, Nhà đày Buôn Ma Thuột đã giam giữ nhiều chiến sỹ <br />
yêu nước, nhiều người về sau đảm nhận những vị trí quan trọng của chính phủ <br />
như các đồng chí Võ Chí Công, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí <br />
Thanh, Tố Hữu. Nhà đày còn là một trong những nơi ươm mầm cho hạt giống <br />
cách mạng ở Đắk Lắk. Vượt lên trên tất cả sự tàn bạo của địch là tinh thần đấu <br />
tranh bền bỉ, kiên trung của những người tù Cộng sản. Những năm tháng đấu <br />
tranh oanh liệt của họ tại Nhà đày Buôn Ma Thuột đã viết thành một bản anh <br />
hùng ca về chủ nghĩa yêu nước, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ nền <br />
độc lập nước nhà thoát khỏi xiềng xích.<br />
Nhà đày Buôn Ma Thuột, đây là một trong những di tích lịch sử quan trọng <br />
nhất của tỉnh ĐăkLăk, nơi biểu trưng tội ác dã man của bọn thực dân đế quốc <br />
xâm lược, đồng thời cũng là nơi phản ánh ý chí kiên cường bất khuất của các <br />
chiến sĩ cách mạng không sợ hy sinh gian khổ, trung thành với lí tưởng của <br />
Đảng, quyết đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ Quốc. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh nhà đày nhìn từ trên cao và hình ảnh học sinh trường THCS Nguyễn <br />
Trãi đang nghe hướng dẫn viên nhà đày thuyết trình(20162017)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 11<br />
Tại đây thực dân Pháp thi hành chính sách tra tấn hết sức tàn bạo, tất cả tù <br />
nhân đều bị đóng dấu trên lưng, bị đánh đập tàn nhẫn, lao động khổ sai, hàng <br />
ngày họ phải đi lao dịch nặng nề như đi xây cây cầu Krông Ana, xây các đồn <br />
bốt cho giặc, làm đường 14 đia Sài Gòn..vv. Bữa ăn hàng ngày chỉ có cơm hẩm <br />
với muối, bất cứ lúc nào tù nhân cũng có thể bị phạt vạ vô căn cứ hoặc bị thủ <br />
tiêu giết chết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh tù nhân bị bắt đi lao độngtrên công trường làm đường 14 đi Sài Gòn <br />
và bị đánh đập dã man<br />
Cũng chính trong hoàn cảnh đó nổi bật hàng loạt tấm gương đấu tranh anh <br />
dũng của các chiến sĩ cách mạng như Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Chí Thanh. <br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 12<br />
Cũng tại đây năm 1940 một chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã lãnh <br />
đạo phong trào đấu tranh của tù nhân chống lại chính sách dã man của bọn thực <br />
dân đối với các chiến sĩ cách mạng, nhà đày cũng là nơi bồi dưỡng cơ sở cách <br />
mạng, truyền bá chủ nghĩa yêu nước của đồng bào Đăklăk. <br />
Nhà Đày Buôn MaMT được thực dân Pháp xây dựng xong vào năm 1930 <br />
1931 trong khi các nhà tù của nước ta đã chật ních, nhưng vẫn còn dư ra hàng <br />
nghìn tù nhân. Chúng chọn Đăk Lăk làm nơi xây dựng nhà Đày nhằm làm lung <br />
lạc ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Bởi lẽ Đăklăk là nơi có khí hậu khắc nghiệt, <br />
dân cư thưa thớt chủ yếu là người bản địa, giao thông lại khó khăn. Thực dân <br />
Pháp sử dụng những người dân bản địa nơi đây để làm cai ngục nhằm thực hiện <br />
thủ đoạn dùng người Việt để trị người Việt. Tù nhân ở đây bị tra tấn hết sức dã <br />
man, thường xuyên phải lao động khổ sai, ăn uống thì bẩn thỉu, thiếu thốn gây <br />
ra rất nhiều bệnh tật. <br />
Ví dụ: Ngày ăn700 g gạo, gạo trộn lẫn sạn, chúng dùng báng súng, roi có quất <br />
dây thép ở đầu để tra tấn..vv. Mặc dù vậy tinh thần đấu tranh của nhân dân ta <br />
trong các nhà đày trong đó có nhà Đày Buôn Ma Thuột là vô cùng quyết liệt, các <br />
đồng chí vẫn không lùi bước, tìm mọi cách để đấu tranh và bí mật hoạt động <br />
cách mạng. Hình thức đấu tranh rất phong phú, đa dạng nhưng lúc đầu thì gặp <br />
rất nhiều khó khăn. Thực dân Pháp đưa những người bản địa là đồng bào dân <br />
tộc thiểu số làm quản ngục để lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ để ngăn chặn <br />
không cho tù nhân liên lạc ra bên ngoài. Nhưng bọn chúng đâu có biết chính âm <br />
mưu của chúng lại càng thúc đẩy tinh thần cho các tù nhân quyết tâm học tiếng <br />
bản địa với phương châm, người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy <br />
người không biết. Tù đó nhà Đày được coi như một trường học. Cũng nhờ học <br />
tiếng bản địa mà các tù nhân đã cảm hóa được một số quản ngục là người Ê đê <br />
như ông Y Blốc Ê ban, Y Jônh, Y Bun Knông, Y Bih Alê ô, Y Som Ê ban,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Y Blốc Êban Ban chỉ huy quân sự đầu tiên của Đăk <br />
Lăk<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 13<br />
(Hình ảnh trưng bày tại nhà Đày) Từ trái sang phải:Y Wung Niê Kdăm, <br />
YNgông Niê,Y Blôk Êban<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Y Som Ê Ban Y tá trong nhà đày Ông Y Jonh là lính khố xanh<br />
Thời kỳ năm 1930 1945, người dân tộc trong nhà đày Buôn Ma Thuột<br />
Êđê đầu tiên được giác ngộ cách mạng giác ngộ cách mạng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đ<br />
ây là hình ảnh các tù nhân bàn cách đấu tranh chống lại bọn thực dân Pháp<br />
Ngoài ra các tù nhân còn đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực tập thể để <br />
phản đối việc thực dân Pháp ngược đãi tù nhân. Cuối cùng thì bọn thực dân phải <br />
nhượng bộ và tăng khẩu phần ăn lên cho tù chính trị. Tinh thần bất khuất luôn <br />
được các tù nhân đề cao. Mặc dù bị đánh đập tra tấn rất dã man: chân tay xây <br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 14<br />
xước, mặt mũi toàn là máu, toàn thân tím đen, mỗi tuần chỉ được tắm nắng có <br />
15 phút nhưng là lúc giữa trưa (12h), ăn uống bẩn thỉu thiếu thốn, nơi giam cầm <br />
thì tối tăm, chật hẹp, bẩn thỉu, tù nhân khát nước nhưng cũng không có nước để <br />
uống mà có khi phải uống cả nước tiểu của mình .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh các chiến sĩ cách mạng bị giam tại nhà đày, hai ống tre một ống đựng <br />
nước uống và một ống đựng nước tiểu, chúng tra tấn bằng cách một tuần mới <br />
cho một ống nước vì vậy tù nhân buộc phải uống nước tiểu của mình để duy trì <br />
sự sống.<br />
Thử hỏi ngày nay nếu chúng ta, những con người khoẻ mạnh bình thường, <br />
phải chịu những nỗi khổ như vậy chúng ta có chịu đựng nổi không? Hay là tìm <br />
đến cái chết để giải thoát. Nhưng không, các tù nhân vẫn kiên cường chịu đựng <br />
vì họ có niềm tin tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng, họ cố chịu đựng để nuôi <br />
hi vọng được sống và được trở về hoạt động cách mạng dù là hy vọng rất mong <br />
manh.<br />
Một trong những nhân chứng lịch sử của tỉnh ĐăkLăk là vị tướng YBlôk <br />
Êban<br />
Vị tướng đầu tiên của các dân tộc Tây Nguyên.<br />
Y Blốk Êban sinh năm 1920, tại buôn Chư Dluê, Buôn Ma Thuột trong <br />
một gia đình có 7 anh chị em. Là con trai út cho nên Y Blốk Êban là người chịu <br />
nhiều thiệt thòi nhất khi mới được 2 tuổi thì cha mình, ông Y Chăm Byă qua đời. <br />
Có lẽ do được “Yàng” ban phước nên từ nhỏ Y Blốk Êban rất thông minh và <br />
ham học hỏi. Học hết tiểu học khi chưa tròn 15 tuổi, Y Blốk Êban bị Pháp bắt <br />
vào lính khố xanh làm phục dịch và sau đó làm gác tù tại Nhà đày Buôn Ma <br />
Thuột. Ngay sau khi đặt chân lên mảnh đất Tây Nguyên, chính sách chia rẽ dân <br />
tộc ở đây được thực dân Pháp áp dụng một cách triệt để kể cả trong chốn lao <br />
tù. Tại nhà đày Buôn Ma Thuột, bên cạnh các sỹ quan người Pháp, thực dân <br />
Pháp sử dụng hầu hết cai tù là người Êđê bản địa. Với âm mưu lấy người Việt <br />
trị người Việt, thực dân Pháp nghĩ rằng, mối liên kết giữa người Kinh với <br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 15<br />
người Thượng, giữa người Êđê với các dân tộc khác sẽ bị chia cắt. “Nhưng <br />
chúng không ngờ rằng, tại nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian” này lại <br />
chính là trường học cách mạng của những người yêu nước”, ông nhớ lại. Trong <br />
những lần đưa tù nhân đi lao động khổ sai, Y Blốk Êban đã được những chiến <br />
sỹ cách mạng đang bị giam cầm tại đây giác ngộ. Ông đã tận mắt chứng kiến sự <br />
kiên trung bất khuất của những chiến sỹ cách mạng đang bị giam cầm tại đây. <br />
Vì thế, khi được tuyên truyền giác ngộ, ông đã nhanh chóng đi theo lý tưởng <br />
cách mạng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bộ trưởng Trần Đại Quang đến thăm Thiếu tướng Y Blốk Êban nhân kỷ niệm <br />
40 năm Ngày giải phóng Buôn Ma Thuột.<br />
Sau khi được giác ngộ lý tưởng, ông được giao nhiệm vụ vận động những <br />
người lính gác ngục bỏ hàng ngũ đi theo cách mạng, và Y Blốk Êban đã âm <br />
thầm xây dựng lực lượng trong lòng địch để chờ thời cơ. Ngày 20/8/1945, ông <br />
đã dẫn đầu trung đội lính khố xanh biến buổi chào cờ của Trần Trọng Kim do <br />
phát xít Nhật dựng lên thành cuộc mít tinh ủng hộ cách mạng và giành chính <br />
quyền về tay nhân dân. Hành động táo bạo, bất ngờ và bí mật của Y Blốk Êban <br />
dưới sự chỉ đạo của Tỉnh bộ Việt Minh và Ban lãnh đạo lâm thời tỉnh Đắk Lắk <br />
đã khiến cho chính quyền Trần Trọng Kim không kịp trở tay. Với chiến công <br />
đầu tiên này, đã đưa Y Blốk Êban đứng hẳn vào hàng ngũ cách mạng, ông được <br />
tham gia vào Ủy ban lâm thời của tỉnh Đắk Lắk. Sau Hiệp định Giơnevơ năm <br />
1954, hầu hết cán bộ ở Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung đều tập <br />
kết ra Bắc. Trong khi đó, Liên khu V lại muốn Y Blốk Êban ở lại để hoạt động <br />
trong lòng địch, giữ vững cơ sở cách mạng ở Đắk Lắk. Tư lệnh Liên khu V lúc <br />
bấy giờ là đồng chí Nguyễn Chánh đã ký quyết định bổ nhiệm Y Blốk Êban làm <br />
Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 120 để đưa ra Bắc huấn luyện. Trong suốt <br />
quãng thời gian học tập ở miền Bắc đã giúp ông trưởng thành rất nhiều. Ở đó, <br />
ông được gặp Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; được bồi dưỡng thêm về lý <br />
tưởng cách mạng, nhất là tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Nhờ có tinh thần yêu <br />
nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống kẻ thù xâm lược của các bậc tiền bối, <br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 16<br />
những anh hùng dân tộc mà ngày nay chúng ta được sống trong hòa bình, cơm no <br />
áo ấm, chúng ta không thể nào quên được sự hy sinh to lớn mà ông cha ta đã trải <br />
qua. Đến ngày 13/1/2018 do tuổi cao nên tướng Y Blốk Êban đã qua đời trong <br />
niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Đăk Lăk nói riêng và nhân dân cả nước <br />
nói chung. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Toàn cảnh học sinh trường THCS Nguyễn Trãi đang tham quan tại khu trưng <br />
bày của nhà đày Buôn Ma Thuột và nghe thuyết trình từ hướng dẫn viên của <br />
nhà đày Buôn Ma Thuột(20162017). Hình ảnh bên phải là tên Moshin, một trong <br />
những tên quản ngục độc ác nhất lúc bấy giờ. Y dùng roi có đóng đinh để tra <br />
tấn tù nhân, y đánh vào đầu, vào lưng tù nhân đến khi nào hả dạ mới thôi. Đặc <br />
biệt y được mệnh danh là tên khát máu người, ngày nào y không đánh đập tù <br />
nhân và không đâm chém thì như rằng ngày đó y ăn không ngon ngủ không yên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 17<br />
Đây là hình ảnh các chiến sĩ của ta bị thực dân Pháp giam trong một phòng <br />
giam tập thể, các chiến sĩ bị còng một chân, thực dân Pháp dùng đòn roi tra trấn <br />
một cách dã man và tàn bạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tù nhân bị bắt phải làm việc<br />
.<br />
Khi đến Nhà đày, mỗi tù nhân được phát một bộ quần áo vải xanh, một <br />
chăn mỏng. Những thứ đó không đủ ấm trong những đêm lạnh thấu xương giữa <br />
miền núi rừng âm u. Tù nhân không có màn phải chịu cực hình của nạn muỗi <br />
mòng, bọ chó. Không những bị giam cầm, cùm kẹp, bị đánh đập dã man, tù nhân <br />
ở Buôn Ma Thuột còn phải đi lao dịch khổ sai. Ngoài việc tận dụng sức lực của <br />
tù nhân vào mục đích kinh tế, chúng còn nhằm hành hạ họ cả về thể xác lẫn <br />
tinh thần, làm cho tù nhân kiệt sức mà rã rời ý chí đấu tranh, từ bỏ lý tưởng cách <br />
mạng. Trên công trường, cứ 5m có một lính khố xanh canh giữ. Tù nhân nào vì <br />
ốm yếu, mệt mỏi, không đủ sức làm việc theo lệnh chúng, đều bị lính dùng roi <br />
trúc, gậy gỗ đánh vào lưng, vào đầu. Ở Nhà đày chính, mỗi ngày tù nhân được <br />
ăn 700 gram gạo; còn đi lao dịch trên công trường được ăn hơn một chút (800 <br />
gram gạo), thức ăn thì có cá khô mục và bí đỏ đưa từ Nha Trang lên hoặc đưa từ <br />
Campuchia sang. Bữa ăn của tù nhân chỉ được quy định trong mấy phút, nếu vì <br />
lý do nào đó mà bữa ăn quá giờ quy định thì họ bị đánh.<br />
Trong tình cảnh của chế độ Nhà đày như thế, tù nhân chỉ có hai con đường: <br />
hoặc là chết mòn trong yên lặng, trong sự nhục nhã ê chề, hoặc là đoàn kết tổ <br />
chức nhau lại để đấu tranh đòi bọn thống trị phải thực hiện các yêu cầu của họ <br />
trong khuôn khổ chế độ tù chính trị và cuối cùng các tù nhân chọn con đường <br />
đấu tranh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 18<br />
<br />
Năm 1930, khi quyết định xây Nhà đày Buôn Ma Thuột, thực dân Pháp ở <br />
Đắc Lắc dự tính, hàng năm tỉ lệ tù nhân chết ít nhất là 10%, nhưng sang năm <br />
1931, chúng ước tính tỉ lệ đó tới 25%. Trong hai năm 19311932 đã có tới hơn <br />
100 tù nhân chết, nhiều người trong số đó chôn ở nghĩa địa Lạc Giao (tài liệu <br />
lưu trữ tại Viện lịch sử Đảng).Theo đó thì chỉ trong khoảng 5 năm, số tù nhân ở <br />
Đắc Lắc sẽ chết hết. Năm 1935, theo các báo chí công khai ở Huế tổng kết, <br />
trong số 100 tù nhân chết ở Buôn Ma Thuột thì có 24 người bị sốt rét đái ra máu. <br />
Trong 100 tù nhân thì 99 người có ký sinh trùng sốt rét trong máu. Có những <br />
bệnh nhân sốt gần 40 độ liên tục trong 45 ngày mà không được một viên thuốc <br />
nào và vẫn phải đi lao dịch trên công trường. Trong tình cảnh Nhà đày như thế, <br />
tù nhân chỉ có hai con đường: Hoặc là chết mòn trong yên lặng, trong mọi sự <br />
nhục nhã ê chề, hoặc đoàn kết tổ chức nhau lại để đấu tranh đòi bọn thống trị <br />
phải thực hiện các yêu cầu của họ trong khuôn khổ chế độ tù chính trị, giữ <br />
vững khí tiết và giành lấy sự sống. Cuộc đấu tranh phản đối khủng bố, đánh <br />
đập, bắn giết tù nhân càng ngày càng mạnh mẽ. Có những lúc toàn thể Nhà đày <br />
dấy lên những loạt hô khẩu hiệu như sấm: “Phản đối đánh đập dã man”, có <br />
người còn trích máu khẩu hiệu lên tường nhà lao: “Đả đảo tên giết người <br />
Moshine” (Lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột 1930 1945, Tỉnh ủy Đắc Lắc)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 19<br />
Tên quản ngục tàn ác Moshine<br />
<br />
“Ngày nào không đánh, đá được lính tráng, không đánh đập, giết chết được <br />
phạm nhân thì tối về ăn không ngon cơm” đó là câu nói hàng ngày của <br />
Moshine, một trong những tên quản ngục khét tiếng nhất tại Nhà đày Buôn Ma <br />
Thuột. Quản ngục Mahomed Moshine là một “giống lai” quốc tế, một điển hình <br />
về mất tính người, tập trung tính hung ác, thú vật của “giống” thực dân khát <br />
máu và tàn bạo đến cực điểm. Chính cái “thú tính” đã được thực dân Pháp <br />
“thuần hóa” mà Moshine nhiều lần được trọng dụng làm sếp lao tại Nhà đày <br />
Buôn Ma Thuột. <br />
Để đàn áp các cuộc đấu tranh của tù nhân, Moshine dùng mọi thủ đoạn <br />
hành hạ, tra tấn từ cùm chân, trói tay, dùng gậy có đóng đinh và vồ đập lên đầu <br />
đến dội nước phân, nước tiểu lên người tù. Độc ác hơn, hắn dùng lưỡi lê đâm <br />
vào chân, vào bụng của người tù rồi liếm máu trên lưỡi lê. Nửa đêm hắn nhảy <br />
vào phòng giam ôm ghì đầu người tù cắn tai, cắn mũi, liếm máu nhe nanh, nhăn <br />
trái, cười khì khì rồi nói một câu rùng rợn: “Tao khát máu chúng mày, tao phải <br />
uống máu chúng mày”. <br />
Trong cuộc đời làm quản ngục ở Nhà đày Buôn Ma Thuột, Moshine đã gặp <br />
không ít các cuộc đấu tranh, biểu tình đòi tống cổ ra khỏi Nhà đày. Từ năm 1930 <br />
đến 1943, Moshine bị đưa đi chuyển về ba lần. Lần đầu vào năm 1934, lần thứ <br />
hai vào năm 1937, lần cuối cùng vào năm 1943. Phẫn nộ trước hành động giết <br />
người dã man của hắn, tập thể tù nhân đã tổ chức đấu tranh quyết liệt buộc <br />
chính quyền thực dân Pháp tại Đắk Lắk phải cách chức và chuyển hắn đi, chấm <br />
dứt thời gian cai quản của y tại nhà Đày Buôn Ma Thuột. <br />
<br />
Tổng số tù bị đày đến Buôn Ma Thuột qua các phong trào cách mạng có <br />
hàng nghìn lượt đồng chí. Có gia đình bị địch giam cầm ở đây 23 anh em (như <br />
Lê Chưởng, Lê Hùng và Lê Vụ; Lê Tự Nhiên, Lê Tự Cuộc và Lê Tự Đồng; Lê <br />
<br />
Nguyễn Thị Tài Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi Huyện Krông Ana 20<br />
Viết Lượng và Lê Viết Thanh; Trần Văn Quang và Trần Anh Bình) có đồng chí <br />
bị giam ở đây 23 lần (như Trần Hữu Dục, Bùi San). Có những người bị giam ở <br />
đây từ năm 1930 cho đến những ngày tiền khởi nghĩa năm 1945. Trong số tù <br />
nhân của Nhà đày Buôn Ma Thuột, đại bộ phận là đảng viên cộng sản, một số <br />
người trước khi vào tù đã giữ những chức vụ quan trọng trong các cấp bộ Đảng.<br />
<br />
Thực dân Pháp dùng chế độ nhà tù tàn khốc để giết dần giết mòn những <br />
người tù cộng sản về thể xác và tinh thần. Nhưng với tinh thần bất khuất, các <br />
chiến sĩ cộng sản đã thắng, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về hoạt động <br />
và sự trưởng thành của các chiến sĩ cách mạng bị lao đày trong lời khai mạc lễ <br />
kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng năm 1960: “Biến cái rủi thành cái may, <br />
các đồng chí ta đã lợi dụng những tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. <br />
Một lần nữa việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man <br />
của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, <br />
mà trái lại, nó trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách <br />
mạng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua”.<br />
<br />
Ngoài ra Đăk Lăk cũng là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc anh em <br />
như Êđê, Ba na...vv, để giáo dục tinh thần yêu nước cho các em, bản thân tôi đã <br />
nêu lên một số tấm gương tiêu biểu, những tấm gương anh dũng trong cuộc <br />
kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, đánh đuổi giặc ngoại xâm như AmaJao, Y <br />
Jut, Nơ Trang Lơng…vv<br />
Ama Jhao (18401905)<br />
Ama Jhao tên thật là Y Yên, họ Ayũn, sinh năm 1840 tại buôn Tung, cách thành <br />
phố Buôn Ma Thuột ngày nay 16km về phía đông bắc, (có tài liệu cho là buôn <br />
Kô Tăm). Sinh ra trong một gia đình Êđê có uy tín trong vùng, nổi tiếng nhờ tài <br />
săn voi cho nên ông được nhiều người yêu quý, kính trọng. Lớn lên Y Yên lấy <br />
cô H’Pang Niê Blô, con tù trưởng Ama P