SKKN: Giáo dục học sinh thông qua một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
lượt xem 155
download
Để phát huy tốt vai trò cũng như sức mạnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục học sinh ở trường THPT và đạt được mục tiêu đào tạo của ngành mà Đảng và Nhà nước giao cho. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Giáo dục học sinh thông qua một số hoạt động của đoàn thanh niên Công Sản Hồ Chí Minh”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giáo dục học sinh thông qua một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Khách quan: Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực hoạt động: Kinh tế - Chính trị - Xã hội, thì giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta. Để đạt được hiệu quả cao trong việc “trồng người” thì Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo ngành giáo dục không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục và giáo dục toàn diện về tri thức, đạo đức, thể chất và kỹ năng sống cho các em học sinh. Cùng với sự phấn đấu và quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo thì trường THPT Tam Hiệp nói riêng và các trường THPT trên cả nước nói chung, không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục toàn diện nhân cách cho các em học sinh. Trường THPT có nhiệm vụ chính là dạy học, qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản để các em có đủ điều kiện tiếp tục học ở các trường THCN, cao đẳng, đại học hoặc trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất. Bên cạnh việc cung cấp tri thức cho những mầm xanh tương lai của đất nước, nhà trường phổ thông còn hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm giúp các em có ý thức tổ chức rèn luyện đạo đức lối sống, kỹ năng sinh hoạt, lao động sản xuất, hoạt động xã hội, giao tiếp tập thể để phát triển nhân cách một các toàn diện. Để đảm bảo cho các hoạt động mang tính xã hội được tốt, phong phú, bổ ích, hình thức đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý học sinh, có tính giáo dục cao trong môi trường giáo dục thì vai trò của tổ chức đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí minh là rất quan trọng, đó chính là đòn xeo thúc đẩy mọi hoạt động, là ngọn lửa của tuổi trẻ góp phần đào tạo lớp trẻ sống có hoài bão, có lý tưởng đạo đức cách mạng, có ý thức lao động và học tập. Nhận thức được vai trò của Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trong nhà trường ở thời kỳ đổi mới giáo dục của nước ta, đoàn thanh niên đã không ngừng đổi mới nâng cao hiệu quả công tác Đoàn, tích cực góp phần cùng nhà trường giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, phấn đấu vươn lên, sống có ích cho xã hội, tự hoàn thiện mình góp phần xây dựng đất nước theo đúng đường lối của Đảng: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. 2. Chủ quan: Trước khi trở thành quản lý trường THPT Tam Hiệp, bản thân tôi đã từng làm Bí thư đoàn trường. Tôi đã được sống và làm việc trong bầu không khí thương yêu, đoàn kết và đầy chất lửa của Đoàn TNCS Hồ Chí
- Minh, tôi đã được trải nghiệm từ thực tế để trang bị cho bản thân một bản lĩnh chính trị vững vàng. Bên cạnh đó được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tôi đã được trang bị và học tập nghiệp vụ quản lý để giờ đây khi nhìn nhận lại chặng đường đã qua tôi nhận thấy rằng công tác Đoàn là một phần máu thịt trong tôi. Song tôi vẫn luôn trăn trở và suy nghĩ: Làm thế nào để thực hiện tốt hơn nữa về công tác phối hợp giữa nhà trường với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Với những suy nghĩ trăn trở trên nên tôi chọn đề tài “ Giáo dục học sinh thông qua một số hoạt động của đoàn thanh niên Công Sản Hồ Chí Minh”. Với bài viết này bản thân tôi mong có điều kiện nhìn lại chặng đường mình đã qua. Cùng với kinh nghiệm từ thực tế và kiến thức lý luận trong công tác quản lý, tôi có thể rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho đồng nghiệp phát huy tốt vai trò cũng như sức mạnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục học sinh ở trường THPT và đạt được mục tiêu đào tạo của ngành mà Đảng và Nhà nước giao cho. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Đặc điểm của đoàn thanh niên trường học: Giáo dục học Mác-Lê-Nin chỉ rõ: Muốn đào tạo con người theo mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra thì cần: - Giải quyết tốt hai phép biện chứng: Học sinh – môi trường giáo dục khách thể, chủ thể cả học sinh trong tình huống thống nhất của nó. - Thông qua hoạt động tự giác tích cực, sáng tạo của học sinh trong thực tiễn, xây dựng và bảo vệ đất nước, yếu tố chủ động, sáng tạo giữ vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa là tiền đề bảo đảm sự thành công của công tác giáo dục thế hệ trẻ, những người đảm đương sứ mệnh xây dựng xã hội : Công bằng, dân chủ, văn minh, giàu đẹp. Phù hợp với tâm lý thanh niên trong trường học, các phương pháp giáo dục sau đây có tầm quan trọng đặc biệt: - Các phương pháp tác động đến ý thức học sinh ( nêu gương, kích thích, thuyết phục). - Các phương pháp tự quản. Phương tiện quan trọng để phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh là các tập thể học sinh và các hoạt động tập thể. Quá trình đào
- tạo trong trường học phải coi trọng việc xây dựng tập thể học sinh trong đó xây dựng đoàn TNCSHCM thành tập thể tự quản vững mạnh về tư tưởng và tổ chức với những hoạt động đa dạng, hiệu quả giáo dục cao đó là một trong các nội dung chủ yếu trong trường học nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo. 1.2. Vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường học: Điều lệ đoàn TNCS HCM nêu rõ: Tổ chức đoàn TNCS HCM là tổ chức chính trị của thanh niên, lực lượng dự bị của Đảng Công Sản Việt Nam, ở trường THPT đàon TNCS HCM có vai trò to lớn là: - Lực lượng giáo dục trực tiếp, Đoàn lãnh đạo chính trị, tư tưởng trong tập thể học sinh là lực lượng nòng cốt trong học tập và các hoạt động tập thể của học sinh, là tổ chức quan trọng góp phần vào giáo dục đạo đức học sinh tạo ra môi trường để học sinh phát triển một cách toàn diện. - Là nòng cốt cho sự tự quản trong hoạt động tập thể của học sinh, nhân tố cơ bản trong quá trình tự giáo dục của tập thể học sinh. - Đại diện cho quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa là lợi ích của thanh niên. Trong nhà trường THPT, cán bộ giáo viên, học sinh là lực lượng trẻ, đầy sức sống, sáng tạo, nhạy bén trong lao động, học tập, là nhân tố chính thức thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. vì thế Đoàn thanh niên phải có trách nhiệm phối hợp với giáo dục để thực hiện đường lối giáo dục của Đảng. Giáo dục lớp trẻ có nhận thức chính trị có trình độ tri thức khoa học vững chắc bước vào xây dựng đất nước. Trong trường THPT , đoàn TNCS HCM là lực lượng xung kích trong mọi hoạt động, trong mọi khó khăn “Khi cần thanh niên có, khi khó có thanh niên” trong công tác xã hội , công tác giáo dục. Đoàn tổ chức vận động đoàn viên thanh niên thành lập các câu lạc bộ tài năng trẻ, qũy giúp bạn nghèo vượt khó trong học tập. - Đoàn cùng nhà trường tổ chức, thực hiện nề nếp, hoạt động văn hóa thể mỹ, báo chí, các hoạt động giao lưu học tập, các hoạt động giáo dục truyền thống trong nhà trường theo từng chủ điểm. Đoàn thanh niên giúp học sinh định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Kết quả hoạt động của đoàn thanh niên có tính giáo dục cao và tính thực tiễn giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, có nhận thức cao trong học tập, lao động và rèn luyện tư cách đạo đức.
- 1.3. Nội dung hoạt động của đoàn thanh niên trong trường học: Đoàn hoạt động mang tính phong trào, thường được tổ chức thành các chương trình hành động. Các chương trình hành động này đưa vào trường học để gắn với nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và các sinh hoạt chủ điểm trong nhà trường nên có những đặc điểm riêng. Hoạt động đoàn thanh niên của trường học là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Phương hướng công tác chủ yếu là giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức tổ chức những hoạt động công ích, tập thể và những hành vi xã hội cụ thể: - Giáo dục ý thức chủ động, phương pháp học tập tích cực, phát huy tư duy sáng tạo, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, thực hành sáng tạo qua các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ năng khiếu. - Mở rộng hoạt động chính trị - xã hội, mở rộng phạm vi thực tế chính trị - xã hội của học sinh, tích cực xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và không có tệ nạn, ma túy, bạo lực học đường, … - Rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh qua định hướng chính trị hình thành nhân cách người thanh niên trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tính tổ chức, tính nguyên tắc, tinh thần phê và tự phê trong thanh niên. - Góp phần giáo dục tính kỷ luật học sinh, giữ gìn nế nếp, kỹ cương và trật tự trong học tập – sinh hoạt, đấu tranh chống tiêu cực trong học tập, nghiêm túc trong thi cử. Với những nội dung hoạt động trên, Đoàn góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho thanh niên một thứ hành trang vô cùng quý giá để bước vào cuộc sống, bảo vệ xây dựng Tổ quốc, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp, xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã hội. 1.4. Cơ chế phối hợp giữa nhà trường với Đoàn TNCS HCM: Đoàn TNCS HCM là một tổ chức chính trị trong nhà trường nên quan hệ giữa nhà trường với Đoàn thanh niên là quan hệ phối hợp dưới sự lãnh đạo của chi bộ để đảm bảo công tác trong công việc, đảm bảo tính độc lập của tổ chức chính trị trong thanh niên, sự phối hợp này nhằm mục đích hướng tới thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Đảng: Đào tạo lớp trẻ mỗi ngày một hoàn thiện hơn về nhân cách.
- Mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị trong nhà trường với Đoàn thanh niên là một hiện tượng sư phạm và xã hội tương đối phức tạp. Mối quan hệ này dựa trên tinh thần : Xây dựng - Hỗ trợ - Hợp tác. Xây dựng là góp phần xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh để thực hiện chức năng giáo dục có hiệu quả. Hiệu trưởng là người có kinh nghiệm trong việc tổ chức nên phải là người góp ý tổ chức nhân sự, xây dựng bộ máy, định hướng hoạt động của Đoàn thanh niên và luôn chú ý tạo điều kiện để Đoàn tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Người đứng đầu nhà trường cần góp ý hoàn thiện các chủ trương, phương hướng hoạt động của Đoàn, tạo điều kiện để Đoàn thanh niên phát huy vai trò hoạt động độc lập, sáng tạo và linh hoạt trong thực tiễn. Nói một cách khác, để phối hợp với Đoàn có hiệu quả, người Hiệu trưởng phải xác định vai trò của mình và tập thể sư phạm đối với Đoàn thanh niên 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp giáo dục học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn TNCS HCM: 2.1. Thống nhất chương trình kế hoạch hoạt động của nhà trường: Hiệu trưởng có trách nhiệm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ và đồng bộ trong các hoạt động giáo dục của Đoàn và bộ máy hoạt động chuyên môn vào kế hoạch chung của nhà trường dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng. 2.1.1. Hoạch định nội dung phối hợp đầu năm: Để hoạch định nội dung phối hợp đầu năm Hiệu trưởng cần căn cứ vào: - Chương trình các môn học, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Nắm vững chỉ đạo của ngành có liên quan đến công tác Đoàn trong trường học. - Các văn bản của Thành đoàn, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành có liên quan và công tác của Đoàn trường. Trong quá trình dự thảo kế hoạch năm học, Hiệu trưởng nên trao đổi với Ban chấp hành đoàn trường để nắm các công việc trọng tâm của công tác Đoàn trong năm học.
- - Các chủ trương công tác lớn và nhiệm vụ chính trị xã hội ở địa phương. - Nghị quyết của chi bộ Đảng nhà trường. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của năm học trước, Ban lãnh đạo nhà trường dự đoán tình hình của năm học mới, đồng thời dựa vào thực tề khách quan của trường, tình hình chính trị - kinh tế địa phương để xác định các vấn đề trọng tâm công tác Đoàn trong năm học. Cần xác định cụ thể, những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Lựa chọn những công việc, nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường. 2.1.2. Hoạch định nội dung phối hợp hàng tháng: Dựa vào kế hoạch năm học, trong các phiên họp chi bộ, liên tịch hàng tháng, Ban lãnh đạo sơ kết, kiểm điểm những hoạt động trong tháng. Bí thư Đoàn trường bào cáo các hoạt động của Đoàn thanh niên, sau đó cùng thống nhất hoạch định kế hoạch trong tháng tới. Như vậy Bí Thư chi bộ là người chỉ đạo chung cho Hiệu trưởng và Đoàn thanh niên, là người tổ chức, phối hợp thực hiện, sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan. 2.1.3. Những yêu cầu cần thiết trong việc phối hợp với Đoàn thanh niên: Phối hợp với Đoàn thanh niên là biện pháp thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, nên nội dung phối hợp cần đưa vào hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong đó phải thành lịch trình công tác ổn định, thành nề nếp thường xuyên, tránh gây khó khăn cho việc dạy và học trên lớp. Có dự kiến để linh hoạt, phục vụ những nhu cầu công tác đột xuất theo yêu cầu của ngành, địa phương. Có lịch hoạt động cụ thể hàng tuần, tháng kết hợp tốt các hình thức và nội dung sinh hoạt, tránh gây chồng chéo mất thời gian. Ban lãnh đạo nhà trường cần thấy được khả năng phong phú của các hoạt động ngoài giờ lên lớp và tùy vào điều kiện thực tế của trường, từng bước đưa hoạt động này ổn định, nề nếp và đạt hiệu quả giáo dục. 2.2. Các nội dung cơ bản trong việc phối hợp với Đoàn thanh niên:
- Các nội dung cơ bản trong việc phối hợp với Đoàn thanh niên để giáo dục học sinh: - Phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng. - Phối hợp công tác xây dựng nề nếp. - Phối hợp trong công tác tổ chức, xây dựng các phong trào học tập. - Phối hợp trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống. - Phối hợp trong công tác phong trào văn - thể - mỹ. - Phối hợp trong công tác tổ chức phong trào phòng chống ma túy, bạo lực học đường, … trong trường học và xã hội. 2.2.1. Phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng. Phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng nhằm xây dựng bộ máy để lãnh đạo phong trào hoạt động của Đoàn thanh niên. Tổ chức xây dựng lực lượng mạnh, phong trào đoàn sẽ phát triển, thông qua lực lượng nòng cốt tạo nguồn để phát triển Đảng trong nhà trường (từ chi đoàn giáo viên lẫn chi đoàn học sinh). Nội dung phối hợp cần căn cứ vào đặc điểm của nhà trường, để đi vào hoạt động dạy và học đạt mục tiêu đề ra, chi bộ họp đưa ra nghị quyết chỉ đạo xây dựng đổ chức Đoàn vững mạnh, đồng thời cử một giáo viên có nhiều kinh nghiệm, năng động, có uy tín trong học sinh làm bí thư Đoàn trường. Hiệu trưởng trực tiếp làm cố vấn và vạch ra những cơ chế phối hợp bồi dưỡng bí thư Đoàn trường và các bí thư các chi đoàn ở từng lớp để có thêm kinh nghiệm. Để đảm bảo khâu tổ chức chặt chẽ ngay từ đầu, Ban chấp hành Đoàn trường triển khai, tổ chức cho các chi đoàn cơ sở tổ chức đại hội vào đầu tháng 10 và tiến tới đại hội Đoàn trường vào giữa hoặc cuối tháng 10. Hiệu trưởng bàn bạc với Bí thư Đoàn trường, đồng thời giao trách nhiệm cho lực lượng giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn trực tiếp xây dựng kế hoạch đại hội chi đoàn của từng lớp. Để triển khai công tác tổ chức, xây dựng lực lượng đồng bộ và chỉ đạo thống nhất, Ban lãnh đạo phải triệu tập Ban chấp hành Đoàn trường họp bàn triển khai công tác chuẩn bị đại hội. Song song với việc tiến hành Đại hội đoàn trường, Ban chấp hành đoàn trường cũng đề ra kế hoạch phát triển đoàn viên mới trong năm học.
- Công tác phối hợp tổ chức, xây dựng lực lượng không chỉ dừng lại ở đây mà nhà trường cần đặt ra vấn đề tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ Đoàn, vì phần lớn Ban chấp hành Đoàn đều là những thanh niên trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu được bồi dưỡng thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Đoàn viên học sinh có ý thức xây dựng tổ chức Đoàn, thanh niên sẽ có động cơ phấn đấu vào Đoàn. Mặt khác, Hiệu trưởng phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ và yêu cầu Ban chấp hành Đoàn trường phải duy trì phong trào mang tính thực tế và có tác dụng giáo dục, tạo ra các sân chơi phong phú, bổ ích phù hợp với tâm sinh lý của đoàn viên thanh niên, tuyệt đối không mang tính hình thức để không làm giảm vai trò của một tổ chức chính trị trong nhà trường. 2.2.2. Phối hợp công tác xây dựng nề nếp: Xây dựng nề nế chính là tổ chức hoạt động dạy và học đi vào một trật tự kỷ cương. Có xây dựng, củng cố nề nếp trong học sinh thì chất lượng học tập mới được nâng cao, đồng thời đảm bảo được tính kỷ cương của trường lớp. Để đạt được hiệu quả trong công tác dạy và học, điều cần thiết là phải chú ý đến công tác xây dựng nề nếp, thực hiện theo đúng nội quy của nhà trường, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, có đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết, đi học đúng giờ, … Giáo viên giảng dạy ra vào đúng quy định, quản lý được học sinh trong giờ học, từng bước xây dựng trong học sinh ý thức học tập tự giác, chủ động. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm xác định được vai trò của mình là luôn nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nề nếp, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các phong trào hoạt động của nhà trường. 15 phút đầu giờ giáo viên chủ nhiệm phải có mặt hướng dẫn học sinh ôn bài, ổn định trật tự, cùng với các cán sự bộ môn của lớp truy bài học sinh. Công tác phối hợp giữa nhà trường với Đoàn thanh niên để tổ chức xây dựng nề nếp là một trong những công tác quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Ở đây Hiệu trưởng cần hội ý những nội dung, kế hoạch, biện pháp, …Đoàn trường kết hợp với sự chỉ đạo cấp trên để tạo sự thống nhất trong công tác quản lý, theo dõi kiểm tra việc thực hiện nội quy nhà trường của học sinh. Đồng thời Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên chỉ đạo các bí thư chi đoàn và tổ chức đội cờ đỏ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt những quy định của nhà trường. Hoạt động này thực chất là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp hướng dẫn cho lớp thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy nhà trường, những quy định của các
- tổ chức trong nhà trường. Đoàn trường có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện nền nếp của học sinh, tổ chức giám sát, chấm thi đua và thông báo kết quả của từng tuần cho giáo viên chủ nhiệm cũng như học sinh biết để kịp thời chấn chỉnh. Trong quá trình thi đua, nhà trường cũng như Đoàn trường phải biết kịp thời tuyên dương những tấm gương sáng trong học tập, những việc làm hữu ích của đoàn viên thanh niên trong trường học, nhằm tạo nguồn khích lệ và động viên học sinh. Nhằm đạt kết quả trong công tác xây dựng nề nếp, Đoàn thanh niên phải tổng hợp ý kiến các chi đoàn lớp và trao đổi với ban thi đua nhà trường để đề ra các tiêu chí thi đua giữa các lớp, cũng như việc đánh giá hạnh kiểm học sinh của giáo viên chủ nhiệm. Nhìn vào nề nếp của nhà trường, ta có thể đánh giá một phần chất lượng hoạt động của nhà trường. Giáo viên ra, vào lớp đúng giờ, học sinh chấp hành nội quy nhà trường nghiêm túc, có ý thức học tập, yêu lớp, yêu trường, tạo niềm tin cho phụ huynh an tâm đưa con đến trường. Việc nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên trong tổ chức xây dựng nề nếp và các phong trào khác đã tạo được niềm tin trong nhà trường cũng như trong phụ huynh học sinh. 2.2.3. Phối hợp trong công tác xây dựng các hoạt động học tập: Phong trào thi đua học tập là phong trào được duy trì thường xuyên trong nhà trường và xuyên suốt trong năm học. Nếu tổ chức xây dựng các phong trào hoạt động học tập tốt, có chất lượng thì sẽ hạn chế được việc lưu ban, bỏ học, đồng thời nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường. Xây dựng các hoạt động học tập sẽ tạo nên một sân chơi lành mạnh, thu hút được nhiều học sinh nhất là những học sinh yếu, kém, học sinh cá biệt, qua đó nâng cao tinh thần hăng say học tập, nghiên cứu. Hàng năm chất lượng đầu vào lớp 10 của trường THPT Tam Hiệp là một trong những trường có đầu vào thấp ở Thành phố Biên Hòa. Để bổ sung kiến thức và từng bước nâng cao trình độ của học sinh, nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức quản lý học tập trên lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong học tập: Tổ chức thi đua hàng tuần, đăng ký tiết dạy tốt, tiết học tốt. Thi đua học tập được tính theo xếp loại giờ học trên lớp, thi đua có nhiều điểm giỏi ở học sinh trong lớp cũng như giữa các lớp, khuyến khích, động viên học sinh yếu-kém, …hàng tuần Đoàn thanh niên
- có sơ kết thi đua giữa các lớp, có tuyên dương dưới cờ những tập thể đạt thành tích tốt trong phong trào thi đua học tập, nhằm động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có nỗ lực trong học tập. Trong các đợt chào mừng kỷ niệm các ngày lễ: 20/11, 3/2, 26/3, …Đoàn trường phối hợp với các tổ chuyên môn tổ chức thi đố vui để học giữa các lớp. Trong cuộc thi ngoài những phần thưởng đã quy định, ban tổ chức còn có khen thưởng tại chỗ những cá nhân, tập thể trả lời xuất sắc và có ý tưởng sáng tạo trong học tập. Trong đại hội các chi đoàn, với kế hoạch phát triển, các chỉ tiêu của nhà trường, Ban chấp hành đoàn trường cho các chi đoàn thảo luận và đưa ra chỉ tiêu về học tập của lớp, để làm mục tiêu phấn đấu trong học tập của học sinh. Với các nội dung trên, nhà trường đã đưa ra cơ chế phối hợp với Đoàn trường: - Đoàn thanh niên huy động chi đoàn, giáo viên, học sinh than gia xây dựng nề nếp học tập, tìm ra phương pháp học tập tốt. - Ban giám hiệu vừa động viên giáo viên trong chi đoàn, vừa giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên bộ môn có trách nhiệm phụ đạo, kèm cặp những học sinh yếu-kém, tổ chức ngoại khóa, tổ chức “Hội nghị học tập”, “Hội nghị chống lưu ban, bỏ học”, …uốn nắn, giúp đỡ những học sinh cá biệt theo yêu cầu của Đoàn thanh niên. Đặt vấn đề khen thưởng, ghi bảng danh dự cho học sinh khá, giỏi, động viên học sinh yếu có ý thức vươn lên trong học tập. Xây dựng phong trào học tập là xây dựng ý thức của tập thể, cán bộ, giáo viên và học sinh. Trường THPT Tam Hiệp với lực lượng giáo viên và đoàn viên đông, trẻ và đầy năng động sáng tạo nên việc phối hợp giữa nhà trường với Đoàn thanh niên trong xây dựng phong trào học tập bước đầu dã có kết quả: Tỉ lệ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tỉ lệ tốt nghiệp THPT ngày càng được nâng lên. Tỉ lệ thanh niên muốn được đứng vào hàng ngũ của Đoàn cũng vượt trội, các em không ngừng tự hoàn thiện bản thân để được xét kết nạp Đoàn. Nhà trường đã nhận thức được chỉ có lực lượng đoàn viên giáo viên mới có khả năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Từ phong trào này các đoàn viên là giáo viên, cũng như đoàn viên học sinh có cơ hội để thể hiện óc sáng tạo, nhạy bén của tuổi trẻ trong các hoạt động. Phát huy được vai trò làm chủ của đoàn viên, đó cũng là một phương pháp để tự bồi dưỡng, phát huy mặt mạnh của đội ngũ giáo viên trẻ nói riêng và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung. Ban giám hiệu còn phối hợp, đề xuất với Đoàn thanh niên vận động tổ chức
- dạy học cho học sinh yếu-kém, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ được miễn, giảm trong việc đóng góp, tuy nhiên nhà trường phải có chế độ khuyến khích và bồi dưỡng cho những giáo viên đoàn viên tích cực. Giáo dục lòng nhân ái cho đoàn viên bằng cách vận động thực hiện các công tác xã hội một cách thiết thực và đầy tính nhân văn như: Xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa cho các gia đình khó khăn, ủng hộ thiên tai lũ lụt trong và ngoài nước theo đúng tinh thần “trách nhiệm, tình thương, kỷ cương,… 2.2.4. Phối hợp trong công tác tổ chức hoạt động hướng nghiệp: Việc phối hợp trong công tác tổ chức hoạt động hướng nghiệp của nhà trường, nhằm tư vấn cho học sinh về việc chọn lựa nghề nghiệp giúp các em tiết kiệm được thời gian và kinh phí.Tạo điều kiện thuận lợi để các em chọn được ngành phù hợp với năng lực, nhu cầu, qua đó có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Từ thực tế tình hình học tập của học sinh, thực tế ở địa phương, nhà trường đã nhận thức được cần phải có kế hoạch hướng nghiệp cho học sinh và được nêu ra dưới nhiều hình thức giúp học sinh nhìn nhận đúng thực tế bản thân, kết hợp với gia đình để nhận thức đúng, không lãng phí khi ngồi trên ghế nhà trường. Khi có nghị quyết của chi bộ, Hiệu trưởng có kế hoạch phối hợp với Đoàn thanh niên trong công tác hướng nghiệp, với nội dung sinh hoạt: - Ban giám hiệu có bài nói chuyện định hướng giới thiệu nghề nghiệp trong độ tuổi và phù hợp thực lực của mỗi học sinh. Giúp học sinh xác định rõ, không phải ai cũng có khả năng học tốt chương trình THPT và vươn cao hơn được, không nên có những ước mơ viễn vông. Mỗi em có thể học một nghề và tham gia lao động tốt, nếu phù hợp với sức khỏe, với năng lực của mình. - Đoàn thanh niên phối hợp với cha mẹ học sinh để tổ chức các buổi nói chuyện với học sinh khối 12. Đó là dịp để các em có thể trao đổi những kinh nghiệm trong học tập, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ. Một số ít học sinh không có khả năng vào các trường cao đẳng, đại học, …thì có thể xin đi học nghề, về tham gia lao động ở địa phương. Hoạt động này có kết quả sẽ mang tính giáo dục cao, hạn chế những học sinh lười học, ham chơi, không định hướng được nghề nghiệp sẽ vướng vào những tệ nạn xã hội: Mại dâm, ma túy, … góp phần giải tỏa những băn khoăn của
- học sinh và gia đình trong việc chọn nghề, hạn chế các tệ nạn xã hội và tạo nên không khí thi đua học tập sôi nổi trong nhà trường. - Công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh được tiến hành thường xuyên trong mỗi năm học, là nhận thức đúng đắn cho tầm nhìn chiến lược về giáo dục và nguồn nhân lực cho địa phương nói riêng, cho xã hội nói chung. Điều quan tâm trong giáo dục và xã hội là đảm bảo cả hai mặt: Chất lượng và số lượng, trong đó chất lượng mang tính chất sống còn của nhà trường, tạo niềm tin cho gia đình, xã hội. 2.2.5. Phối hợp trong công tác tổ chức phong trào Văn-Thể- Mỹ: Phong trào văn - thể - mỹ góp phần hỗ trợ công tác dạy và học, có phần tác động để nâng cao kết quả giảng dạy trong nhà trường. Phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thu hút đông đảo học sinh và giáo viên trẻ tham gia. Góp phần rèn luyện sức khỏe, năng động và nhanh nhẹn trong công việc. Sự phối hợp trong công tác văn - thể - mỹ, nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên phải có sự hợp tác của Công đoàn và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. Hoạt động này tốn nhiều thời gian, huy động nhiều nhân lực, tốn nhiều kinh phí. Nhà trường cần có kế hoạch và triển khai kế hoạch tốt trong sự phối hợp với đoàn trường. Đoàn thanh niên huy động nhân lực tổ chức, tham gia đầy đủ các hoạt động, dự trù kinh phí cho hoạt động. Công đoàn huy động giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ tập luyện cho học sinh ở các phong trào, giáo viên chủ nhiệm thực hiện các nội dung, chương trình đã đề ra. Huy động sự hợp tác của Hội cha mẹ học sinh, của các cơ quan ban ngành có liên quan.. Với sự phối hợp và tổ chức chặt chẽ, đã thu hút được nhiều học sinh tham gia, qua đó thấy được khả năng của học sinh một cách toàn diện. Thành công này thể hiện cách nhìn đúng đắn của nhà trường trong sự phối hợp với Đoàn thanh niên trong nhà trường. Thực tế cho thấy qua hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, báo chí đã hỗ trợ đắc lực cho giáo dục phát triển nhân cách cho học sinh. 2.2.6. Phối hợp trong công tác tổ chức phong trào phòng chống tệ nạn trong nhà trường:
- Vấn đề tệ nạn trong xã hội được Đảng, Chính phủ và nhân dân hết sức quan tâm bởi mối hiểm họa của nó. Đối tượng học sinh là mảnh đất thuận lợi để tệ nạn gieo rắc và phát triển một cách nhanh chóng, nếu phòng chống tốt thì sẽ đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo trường học không có tệ nạn, nhà trường cử giáo viên dự lớp tập huấn về công tác phòng – chống tệ nạn xã hội, sau lớp tập huấn giáo viên có nhiệm vụ triển khai cho toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường, cho toàn thể học sinh về mối nguy hiểm, những rủi ro, những hậu quả nghiêm trọng của tệ nạn xã hội. Đoàn trường cho tất cả học sinh viết bản cam kết không sử dụng, mua bán, tàng trữ ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Cam kết không vi phạm luật giao thông đường bộ, … Thường xuyên phối hợp với công an địa phương, trung tâm văn hóa thực hiện các buổi nói chuyện về an toàn giao thông, tệ nạn xã hội nói chung hay tệ nạn ma túy nói riêng. Ngoài ra ban giám hiệu chỉ đạo cho giáo viên dạy các môn: Giáo dục công dân, Lịch sử, Sinh học, … thực hiện lồng ghép những chủ đề liên quan đến tệ nạn xã hội vào trong tiết dạy. Cách tổ chức như vậy có tác dụng rất lớn, làm cho học sinh nhận thức được vì tương lai lớp trẻ mà toàn xã hội quan tâm đến. Từ đó các em biết cách tự giữ mình, giữ bạn và phát hiện các trường hợp nghi ngờ mà báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm, cho Đoàn thanh niên hoặc báo vào hòm thư của nhà trường. Với sự phối hợp trên, tin rằng sẽ không có tệ nạn trong nhà trường, tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan và xem thường. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI : 1. Đánh giá chung: Những ưu điểm trong việc phối hợp với Đoàn thanh niên: - Nhà trường đánh giá nhận thức đúng đắn đặc điểm tình hình nhà trường, xác định thực lực của đội ngũ, phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng đoàn viên trong mọi hoạt động. - Đánh giá đúng đắn vai trò, vị trí, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong công tác giáo dục học sinh và tổ chức các hoạt động xã hội ở trong nhà trường.
- - Nhà trường có cơ chế phối hợp rõ ràng, mạnh dạn giao cho đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động phong trào, có biện pháp duy trì phong trào thường xuyên trong cả năm học. - Nhà trường tuân thủ sự lãnh đạo của chi bộ, phát huy vai trò cố vấn của từng tổ chức trong nhà trường trong việc theo dõi mọi hoạt động giáo dục của Đoàn. Có kế hoạch và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ Đoàn tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng công tác Đoàn hàng năm. Vận động đội ngũ giáo viên chủ nhiêm là đoàn viên tham gia hoạt động đoàn, làm cho tổ chức Đoàn vững mạnh có khả năng tổ chức mọi hoạt động. - Có kế hoạch phối hợp theo từng năm, tháng, tuần, trích một phần kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Đoàn. - Thanh niên – Đoàn viên ở các lớp tích cực tham gia các phong trào do Đoàn trường phát động. Bí thư chi đoàn các lớp đã mạnh dạn đề xuất và tổ chức các phong trào rất thiết thực như: Xây dựng vườncây thuốc nam, phong trào cây mùa xuân, vườn hoa thanh niên … rất hiệu quả và được đánh giá cao. Tuy nhiên trong sự phối hợp cũng xuất hiện những tồn tại từ các phong trào: - Kinh phí tổ chức các hoạt động còn ít. - Cán bộ đoàn không chuyên trách, có phần còn lo về chuyên môn giảng dạy của mình, tổ chức các hoạt động còn hạn chế, lúng túng. - Công tác trực, kiểm tra chưa thật sự thường xuyên để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi để có biện pháp chỉ đạo hiệu quả hơn. - Sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên, công đoàn, hội cha mẹ học sinh để tạo sức mạnh còn thiếu sự đồng bộ, chưa phát huy hết sức mạnh của một tổ chức chính trị trong nhà trường. Qua phân tích của sự phối hợp với Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục học sinh, Ban giám hiệu đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định cho chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng vừa là thủ lĩnh vừa đóng vai trò cố vấn cho mọi hoạt động. Với những kết quả đạt được, Đoàn trường đã thực hiện 4 đợt thi đua liên tục: Chào mừng Đại hội Đoàn trường, Ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và đạt được những kết quả nhất định Với những nỗ lực trên, năm học 2009-2010 đoàn trường THPT Tam Hiệp Được công nhận Đoàn trường vững mạnh, đó là kết quả phấn
- đấu không biết mệt mỏi của tập thể sư phạm, trong đó tổ chức Đoàn là nhân tố quyết định. 2. Bài học kinh nghiệm: Từ thực tiễn hoạt động trong việc giáo dục học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm sau: - Nhà trường phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng (trực tiếp là nghị quyết của chi bộ), có cách nhìn toàn diện các hoạt động tong cả năm học, chủ động đưa ra cơ chế phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh một cách rõ ràng, phân rõ nhiệm vụ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và điều chỉnh kịp thời. - Ban giám hiệu cùng cấp ủy nhận thức đúng vai trò của tổ chức Đoàn, có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Đoàn, đưa vào qui hoạch cán bộ dự nguồn. - Đánh giá đúng tình hình, thực lực đội ngũ, tập hợp được sức mạnh của lực lượng trẻ, quan tâm và chú ý đến lực lượng đoàn viên trong chi đoàn giáo viên và đội ngũ giáo viên chủ nhiêm. - Ban giám hiệu bàn bạc, thống nhất các hoạt động với Đoàn thanh niên, với các hoạt động khác tránh sự chồng chéo việc nọ giẫm lên việc kia dẫn đến kém hiệu quả. Ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào xây dựng tổ chức, huy động bằng nhiều nguồn để có kinh phí hoạt động cho các phong trào giáo dục trong nhà trường. Ban giám hiệu, cụ thể là Hiệu trưởng và Bí thư Đoàn trường phải là người có uy tín, có trách nhiệm cao, thể hiện sự quan tâm trong công việc của nhà trường, là tấm gương cho lớp trẻ học tập. 3. Một vài đề xuất: 3.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần phải có công văn liên tịch với Tỉnh Đoàn chỉ đạo các trường xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên trường học vững mạnh, khâu cơ bản là tổ chức nhân sự và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Cần có sự thay đổi trong cơ chế về kinh phí cho hoạt động Đoàn bằng các văn bản chỉ đạo cụ thể văn bản liên tịch, có chế độ ưu đãi cho các thành viên trong Ban chấp hành đoàn trường. 3.2. Đối với Tỉnh Đoàn:
- Cần chú trọng vào công tác tổ chức, bồi dưỡng nhận thức, phương pháp làm việc, tổ chức quản lý hồ sơ cho ban chấp hành các chi đoàn và ban chấp hành đoàn trường. Hình thức mở lớp tập huấn nên chú ý về thời gian, trách nhiệm tránh ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của cán bộ đoàn giáo viên. 3.3. Đối với nhà trường: Ban giám hiệu tạo điều kiện về quỹ thời gian cho Bí thư đoàn trường, ưu tiên, đãi ngộ hơn trong việc phân công chuyên môn, tránh kiêm nhiệm. Bố trí thời khóa biểu hợp lý tạo điều kiện cho hoạt động của Đoàn. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ đoàn, có chế độ miễn giảm học học phí cho những học sinh trong ban chấp hành đoàn trường và bí thư đoàn các lớp, tạo điều kiện cho Đoàn có kinh phí hoạt động để chủ động trong công tác phong trào. Ban giám hiệu cần chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường phối hợp tốt hơn với tổ chức đoàn trong việc thực hiện kế hoạch của Đoàn trường. Với thời gian không dài, một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác tôi xin trình bày một số vấn đề mà bản thân mình tâm đắc trong nội dung giáo dục học sinh thông qua một số hoạt động của Đoàn thanh niên. Đó là những suy nghĩ riêng của cá nhân tôi, chắc chắn sẽ có những thiếu sót mong đồng nghiệp đóng góp và xây dựng để chuyên đề được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học 8
10 p | 2543 | 491
-
SKKN: Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn cho học sinh thông qua các bài học an toàn điện môn Công nghệ lớp 8
19 p | 1314 | 292
-
SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
18 p | 1189 | 178
-
SKKN: Giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11
20 p | 668 | 136
-
SKKN: Hoạt động tham quan dã ngoại với công tác giáo dục truyền thống
17 p | 535 | 61
-
SKKN: Giáo dục kĩ năng sống qua tiết đọc Văn
12 p | 319 | 52
-
SKKN: Giáo dục học sinh cá biệt trong trường phổ thông
19 p | 163 | 42
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
17 p | 250 | 39
-
SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt và giảm nguy cơ bỏ học đối với học sinh THCS
19 p | 276 | 38
-
SKKN: Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT số 3 Văn Bàn
20 p | 201 | 29
-
SKKN: Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác”
16 p | 204 | 20
-
SKKN: Giáo dục nhận thức cho học sinh lớp 12 trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc qua các tiết sinh hoạt để khắc phục tình trạng đi học muộn
10 p | 131 | 19
-
SKKN: Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
18 p | 104 | 9
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh nâng cao nhận thức, có những hành động phù hợp đối với một số vấn đề trong cuộc sống hiện nay thông qua môn Địa lí tại trường THCS Lương Thế Vinh
20 p | 60 | 4
-
SKKN: Các yếu tố, biện pháp làm nên một giáo viên chủ nhiệm tốt
6 p | 75 | 3
-
SKKN: Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh trong giảng dạy bài 12 Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình môn Giáo dục công dân lớp 10
16 p | 76 | 3
-
SKKN: Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp cảm hóa
19 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn