intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Kinh nghiệm tập nội công và ngoại công để giáo dục thể chất

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài "Kinh nghiệm tập nội công và ngoại công để giáo dục thể chất" là phổ biến và trang bị kiến thức cho mọi người hiểu được phương pháp luyện tập từ đó mọi người tự giác luyện tập để nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm tập nội công và ngoại công để giáo dục thể chất

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ­ Trong cương lĩnh xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn luôn  nhấn mạnh “Muốn xây dựng đất nước giầu mạnh xã hội công bằng văn minh  phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố  cơ  bản cho sự  phát  triển nhanh và bền vững, nguồn lực lớn nhất, quí báu nhất của Đảng ta là con   người Việt Nam” Con người đó phải được phát triển toàn diện. Muốn phát  triển cân đối toàn diện thể  lực và trí tuệ  không thể  thiếu yếu tố  quyết định  của nó là giáo dục trong đó có giáo dục thể chất. Trong sự phát triển thể chất   và tinh thần thì phát triển thể chất là cơ  sở  của sự  phát triển tinh thần. Việc   phát triển cân đối toàn diện thể chất là cơ sở để thực hiện các mặt giáo dục:   Đức dục, trí dục, mỹ dục… Giữa các mặt giáo dục có mục đích chung là đào  tạo con người phát triển toàn diện: “Một tinh thần lành mạnh trên một cơ thể  khỏe mạnh là định nghĩa ngắn mà đầy đủ  trên đời này. Người được cả  hai   thứ đó thì đừng mong mỏi gì hơn nữa”. Trích giáo trình lý luận giáo dục thể   chất và huấn luyện thể  thao (Dòng 17đến 20 trang 4 Trường Đại Học Vinh   1998 ­ Tác giả Bùi Trọng Căn) ­ Đặc điểm của Nhà TrườngTHPT Ba Đình là Trường đạt chuẩn Quốc   Gia đơn vị  Anh hùng trong thời kỳ  đổi mới, Lãnh Đạo nhà trường rất quan  tâm đến Giáo dục thể  chất cho cán bộ  giáo viên và học sinh, giáo viên môn  giáo dục thể chất đã qua chương trình thực nghiệm, tập luyện, nắm rất chắc   về phương pháp giáo dục thể chất. ­ Đại bộ  phận cán bộ  giáo viên và học sinh chưa hiểu tại sao ta yếu,   phương pháp tập như  thế  nào cho hiệu quả  nhất mà phần lớn là chơi một   môn thể  thao nào đấy vừa là rèn luyện chưa đúng khoa học, vừa là cho vui,  khi yếu  ốm thì đến bệnh viện, dùng thuốc hoặc có một số  người chưa hiểu   còn tập hoặc rèn luyện chưa đúng để lại  sức khỏe không tốt cho bản thân…  ­Từ những lý do trên bản thân đề cập đến đề tài về “Kinh nghiệm tập nội  công và ngoại công để giáo dục thể chất”. Trong quá trình nghiên cứu luyện tập nội công, tôi chia thành 3 giai đoạn  tập luyện, trong chuyên đề này, tôi sẽ trình bày chi tiết cách tập ở giai đoạn 1,  các giai đoạn 2 và 3 sẽ trình bày trong các chuyên đề sau.
  2. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.  Cơ sở lý luận:         ­ Một số người tuổi khoảng ngoài 30, 40 tuổi trở lên trước đây liên tục   chơi các môn thể  dục thể  thao để  giáo dục thể  chất nhưng sức khỏe càng  ngày càng giảm sút lý do: Chưa hiểu kỹ  về  phương pháp tập luyện, do tuổi  cao (Do quy luật đào thải của tạo hóa)…         ­ Một số người sức khỏe yếu luôn luôn phải điều trị ở bệnh viện… - Phương pháp tập Nội công và Ngoại công phù hợp với sức khỏe bản   thân sẽ góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục thể chất nâng cao sức khỏe  cho cán bộ giáo viên và học sinh:        ­ Trong công tác của ngành giáo dục: Giáo viên có khỏe thì dạy mới hay  được, học sinh có khỏe thì học mới tốt được, đây là cơ sở quan trọng để  góp   phần vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường… - Mục đích phổ  biến và trang bị  kiến thức cho mọi người hiểu  được  phương pháp luyện tập từ  đó mọi người tự  giác luyện tập để  nâng cao sức  khỏe cho bản thân ­ Phương pháp tập phù hợp với mọi đối tượng (Chú ý nhiều đến đối  tượng sức khỏe bắt đầu giảm, những đối tượng phải có ý chí thì mới tập   được). ­ Thời gian nghiên cứu khám phá thay đổi về  sức khỏe từng năm một   (Từng giai đoạn) ( Trong tập luyện bài nội công và ngoại công thì theo nguyên tắc: Ý   chí chỉ đạo nội công, nội công chỉ đạo ngoại công). II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.  - Phần lớn chúng ta ai cũng rất quý đến sức khỏe nhưng chưa quan tâm  đến phương pháp tập luyện như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, khi ta yếu  do lao động quá sức, do tập luyện quá sức hoặc do tuổi tác ngày càng cao tuy  nhiên ta không làm gì nặng nhọc nhưng vẫn cứ mệt mỏi, nhưng ta chưa hiểu   vì sao ta lại yếu…
  3.        Do vậy tôi tập trung nghiên cứu hai vấn đề là: 1/ Ngoại công: Là tất cả các môn  thể thao…  - Tác dụng nếu được tập ở tuổi đang phát triển thì khối lượng bài tập ta  nâng dần lên đỉnh cao của các tố chất thể lực (Nhanh, mạnh, bền, khéo) được   nâng lên: Nhưng khi cao tuổi thì chỉ tập dưỡng sinh nhưng thành tích vẫn tụt  dần. Nguyên nhân: Do quy luật đào thải của tạo hóa, do bỏ không tập nữa, do   tuổi càng cao thì thành tích càng giảm, do âm dương mất cân bằng (Bị  bốc   hỏa ) - Tập Ngoại công nếu tập quá dài thời gian hoạc quá sức thì sẽ  không  tốt, nếu tập chưa đủ khối lượng thì tác dụng ít đến cơ thể. - Như  vậy ta nên tập vừa sức có nghĩa là khi ta tập cộng tuổi đời với   nhịp tim khi tập xong đạt 180 nhịp/phút: Là vừa sức 2/ Nội công: Tập các bộ phận bên trong: - Tập hệ thần kinh chỉ đạo các hệ trong cơ  thể: Như hệ Tuần hoàn, hệ  hô hấp, hệ vận động, hệ bài tiết ... - Tập bổ tuyến Yên chỉ  đạo các tuyến nội tiết trong cơ  thể: Như tuyến   Giáp, tuyến Nước bọt, tuyến Sinh Dục... - Tập nội công: Chống được năm thằng giặc cơ bản có hại cho cơ thể ở  năm bộ phận là (Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận).   Khi tập: +Ngậm mồm sẽ quay về bổ Tim.        +Nhắm mắt không nhìn lung tung quay về bổ Gan.        +Không suy nghĩ lung tung quay về bổ tỳ .       +Tập trung vào hơi thở không thở ở những nơi khí không tốt quay về   bổ Phổi.       +Tai không nghe linh tinh  quay về bổ Thận. Tập Nội Công tập được càng nhiều càng tốt tập vào bất kỳ lúc nào, thời gian  nào, nhưng tôt nhất là vào khoảng thời gian từ 3h đến 6h sáng. ­ Tập nội công để cân bằng Âm, Dương: Khi ta làm việc bị mệt mỏi hoặc do   tuổi tác càng cao thì càng mệt mỏi: Nguyên nhân là do mất cân bằng Âm  Dương (Cơ thể bị bốc hỏa); tạm chia ra : Âm là từ ngang thắt lưng đổ xuống,   Dương từ ngang thắt lưng đổ lên. Nếu bị bốc hỏa thì tập nội công để kéo hỏa   xuống, (Cân bằng Âm Dương).
  4. ­ Tập nội công nếu tập lên đỉnh cao sẽ không bị mất đi, nhưng ngoại công lên  đỉnh cao cũng sẽ mất dần do nghỉ không tập nữa hoặc do tuổi tác cao dần … 3/ Tác dụng qua tập luyện:  ­ Khi tập luyện tốt sẽ tác dụng tốt đến các huyệt làm tăng lực Dương và   lực Âm: Trên cơ thể ta có rất nhiều huyệt tăng lực Dương  như: Huyệt Bách Hôi,  huyệt   Nhân   Trung,   huyệt   Túc   Tam   lý,   huyệt   Tam   âm   Giao,   huyệt   Dũng   Tuyền, huyệt Hợp Cốc vv. Nhưng tăng lực Âm thì rất ít chủ  yếu là huyệt Hội Âm: Huyệt hội Âm  sẽ làm tăng lực Âm và bổ Tuyến Yên. Tuyến yên là tuyến rất quan trọng trên   cơ thể kể cả khi thần kinh ta bị tê liệt, sống thực vật nằm thở thoi thóp không   biết gì nữa, nhưng tuyến Yên còn hoạt động thì ta còn sống, khi tuyến Yên  dừng hoạt động thì ta chết.   ưới đây là Sơ đồ một số huyệt tăng lực :                                 D        Nhìn vào sơ đồ các huyệt dưới đây chúng ta chú ý hai huyệt chính trên cơ  thể là “huyêt Bách Hội tăng lực dương, huyệt Hội Âm tăng lực âm­ bổ tuyến  yên”
  5. * Một số  biểu hiện sau thời gian luyện tập: Trong thời gian tập cơ thể   sẽ thải chất độc, do đó sẽ sinh ra một số bệnh mà trong cơ thể đang có sẵn,   nhưng vẫn tiếp tục tập thì bệnh sẽ  hết. VD: Như bị đi ngoài, người bị  mẩn   ngứa vv. - Khi tập luyện tốt sẽ tác động đến đường khí chạy trong cơ  thể chúng   ta: khí bao giờ cũng chạy theo đường khép kín theo vòng tròn, đường khí vào   cung cấp năng lượng cơ thể, đường khí ra  thải chất độc … Đường khí trên cơ  thể  ta chủ  yếu là hai đường chính: Khí vào từ  phía  trước mặt xuống Đan Điền (Huyệt khí hải) gọi là mạch Nhâm; đường khí ra  từ  Đan Điền vòng ra sau dọc sống lưng lên đỉnh đầu (Chỗ  huyệt Bách Hội )   gọi là Mạch Đốc. Nếu đường khí (Gọi là  ống tuyết) thông thì ta không có bệnh, nếu khí  tắc ở vị trí nào thì sẽ bị sinh bệnh ở vùng đó. Nếu không may ta bị   ốm: Lúc này Tập nội công lấy sức khỏe để  uống  thuốc chữa bệnh …  III/ Giải pháp và tổ chức thực hiện . 1/ Định hướng chung: Bản thân cùng với một số cán bộ trong Huyện, trong Trường chủ yếu là  một số người tuổi trung niên trở lên đến lúc sức khỏe giảm sút, còn học sinh  thì chủ yếu là tập ngoại công theo chương trình của Bộ, nếu em nào thực sự  có ý chí thì cho tập nội công … 2/ Tổ chức thực nghiệm: ­ Kiểm tra các khả  năng vận động của bản thân và một số  người khác   trước khi tập luyện. ­ Tuy nhiên những người đó đều  liên tục chơi một môn thể  thao nào đó  (Ngoại công) nhưng sức khỏe sa sút đến mức không dám chơi nữa ví dụ  như  môn Cầu lông một số  người đã đến lúc đau gối không chơi được nữa cụ  thể  như sau: ­ Bản thân tôi: Được đào tạo trong trường TDTT rất chính quy, bài bản  và tôi đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức về giáo dục thể chất. Đưa các bài  tập ở rất nhiều môn vào phát triển các tố chất thể lực cho bản thân cũng như  những người khác và học sinh. Để phát triển các tố chất: (Nhanh, mạnh, bền,   khéo léo).
  6. Bản thân đã từng mở CLB Võ cổ  truyền dạy trong Huyện, đã từng chơi  môn cầu lông hơn 10 năm đã thu được thành tích tốt: Các đợt thi đều đạt giải  nhất ở lứa tuổi, đã được Sở Giáo Dục và Đào tạo chọn đi thi toàn quốc. Nhưng khi ngoài 40 tuổi bắt đầu một số biểu hiện về sức khỏe sa sút rõ  rệt: Tôi có kiểm tra một số khả năng vận động: Như bật cao, bật xa, độ  dẻo   thì thành tích so với lúc còn trẻ xuống khá nhiều, chơi cầu lông thì gối bắt đau   có biểu hiện đau không bật được, chạy không dám bước xoạc dài, khi chơi   rất nhanh mệt, còn rất nhiều biểu hiện khác về sức khỏe giảm rõ rệt … Khi tôi tập nội công 3 đến 6 tháng sau các khả năng bắt đầu quay lại và  cho đến bây giờ  khoảng 5 đến 6 năm rồi thì một số  khả  năng đạt được như  lúc còn trẻ, thậm chí có những khả năng lúc trẻ không có được… ­ Anh Mai Đình Loát cán bộ  Bộ  giáo dục Việt Nam tập rất công phu,  hiện nay sức khỏe rất tốt.   ­ Anh Mai Bá Dung Giám đốc đài truyền thanh Huyện, gối đã bị  mổ  không chơi được môn cầu lông nữa khi tôi hướng dẫn cho tập một thời gian   thì lại chơi trở lại được…  ­ Anh Nguyễn Văn Tuấn chơi cầu lông rất tốt đã được chọn đi thi toàn  Quốc, trước đây đã từng vô địch về  chạy cự  ly trung bình  ở  Đại học Vinh:   Nhưng khi tuổi ngoài 40 thì đã từng hứa là không chơi môn cầu lông nữa vì   đau gối, nhưng khi tôi hướng dẫn cho tập một thời gian thì lại quay trở  lại   chơi Cầu lông  tốt ... ­ Thầy Bùi Nga Hiệu Trưởng nhà trường tôi cũng bày cho tập sau một  thời gian thì Thầy rất thích và nhiều khi còn tôn tôi là thầy dạy trước đám  đông … ­ Thầy Phạm Xuân Dinh Hiệu phó nhà trường sau khi tập một thời gian   sức khỏe tăng lên rõ rệt … ­ Thầy Nguyễn Hữu Thọ  Tổ  trưởng tổ  Ngoại ngữ gối bị  đau không đi   lên cầu thang bình thường được sau khi tập một thời gian thì lại đi bình  thường … ­ Có một số Bác sĩ ở bệnh viện đa khoa Nga Sơn sau khi tôi trao đổi về  khoa học và tôi hướng dẫn cho họ tập nội công, họ rất tích cực luyện tập ... ­  Anh Nguyễn Đình Luyện là VĐV nhiều năm giữ  kỷ  lục toàn quốc về  môn bơi, là Thầy dạy tôi môn võ (phần Ngoại công), nhưng khi đến tuổi gần 50  
  7. sức khỏe sa sút, tôi cũng hướng dẫn cho về bài Nội công và cũng tập rất hiệu  quả. ­ Các thầy trong tổ  bộ  môn và một số  người khác nữa vẫn đang tập   luyện cả Nội Công và Ngoại công rất hiệu quả... ­ Một số các em học sinh tôi vừa dạy võ vừa hướng dẫn cho tập nôi công  và bây giờ các em vẫn tập đều đặn và các em rất thông minh đa số là các em   đỗ  vào các trường đại học danh giá và sức khỏe rất tốt khi vào đại học các   em vẫn tiếp tục luyện tập…  3/ Phương pháp luyện tập :       ần I Bài :    NỘI CÔNG TÂM PHÁP :                                      Ph    A: Điều kiện để tâp: ­ Không gian yên tĩnh.  ­ Phòng tập phải rộng rãi thoáng mát nhưng không có gió kể cả gió quạt. ­ Thời gian tập vào bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng tốt nhất là vào buổi   sáng sớm từ 3h đến 6h sáng. ­ Buổi tập sau bữa ăn ít nhất 2h. ­ Ngồi tập trên nền nhà có một cái đệm mỏng là tốt hơn. ­ Tập luyện khi thần kinh ta thật tập trung. B: Tư thế và kỹ thuật tập: 1/ Tư thế tập:    ­ Có thể ngồi trên ghế hoạc nằm, nhưng tốt nhất là ngồi ở tư thế kiết   già,  nếu không ngồi được  ở  tư  thế  kiết già  t hi  ngồi  ở  tư  thế  bán kiết già(  Tư thế kiết già là gác 2 chân lên đùi; còn tư thế bán kiết già là gác 1 chân lên  đùi:   Hai tay đan vào nhau 2 ngón trỏ  và ngón giữa chạm nhẹ  vào kẽ  giữa 2  ngón tay,   hai đầu ngón cái chạm nhẹ vào nhau, hai đầu ngón út chạm nhẹ vào   nhau: Để  ngửa long bàn tay lên đùi, ngón út hướng vào vùng đan điền hạ,  ngang với huyệt khí Hải, ở dưới rốn khoảng 3­6 cm).  ­  Ở tư thế nào thì lưng và đầu đều phải thẳng, toàn thân thả lỏng.   ­ Mồm ngậm, lưỡi cong lên để  lên trên hai chân răng cửa, mắt nhắm  hoạc mở lim dim.  Dưới đây là một số hình ảnh của 3 giai đoạn tập nôi công:
  8. Hai ảnh 1 và 2 thời gian tập khoảng 2đến 3 năm thì đạt. Ảnh thứ 3 Tư thế kiết già (Thiền ) 2/ Kỹ thuật tập nội công tâm pháp  a/ Khởi động: Xoay các khớp nhẹ nhàng: Các khớp từ trên xuống dưới  từ  trong ra ngoài mỗi khớp 2 lần/8 nhịp, ngồi kéo chân gác lên đùi nhau 3­5   lần… b/ Phần cơ bản
  9. * Giai đoạn một : (Giai đoạn này gọi là giai đoạn điều hòa Âm, Dương:  Âm dương cân bằng thì không có bệnh) - Thở  vào căng bụng dưới (Dưới rốn) suy nghĩ vào đan điền hạ (Ngang  với huyệt Khí Hải ): Giai đoạn này để lấy năng lượng. - Nhịn thở co căn (kéo hậu môn) lên một lần: Giai đoạn này để trộn năng  lượng giữa Âm và Dương. - Thở ra nghĩ vào vùng thắt lưng ngang rốn sang (Vùng huyệt Thận Du):   Giai đoạn này để thải chất độc … - Luân phiên như thế khi nào không tập được nữa hoạc thần kinh không  tập trung được nữa thì dừng tập. c/ Phần Thả lỏng (Xả): Sau khi tập xong vẫn ngồi nguyên ở tư thế đó:  Nhẹ nhàng gập cổ xuống hít vào trở về vị trí ban đầu thở ra 5 lần, Quay sang   vai phải hit vào, về vị trí ban đầu thở ra, quay sang vai trái hít vào về vị trí ban  đầu thở ra: Luân phiên mỗi bên 5 lần tiếp theo bỏ tay ra xoa tay vào nhau, xoa   vùng Đầu, vùng Mặt, vựng Cổ, vùng Ngực, vùng Lưng, vùng Bụng, vùng  Tay, đến vùng Chân và bỏ  chân ra (Xoa mỗi vùng khoảng 30 giây), khi nào   chân hết đau thì đứng dậy đi lại nhẹ nhàng… Lưu ý: Tập Được càng nhiều càng tốt, kể cả  khi ta bị  ốm, đau hoạc bị  mất ngủ, tập xong chân đau không tính… (Giai đoạn này tập từ  3 đến 6 tháng: Khi nghĩ đến vùng cần tập nó có   cảm giác ngay ở vùng đấy là được).               Giai đoạn hai và Giai đoạn ba : Các giai đoạn 2 và 3 tôi sẽ trình bày tiếp   trong các chuyên đề sau.           Khi tập xong giai đoạn 2, giai đoạn 3, cuối cùng là chuyển sang tập   Thiền: Thở ra hít vào chỉ nghĩ đến Đan Điền, khi tập thật cao thì không nghĩ   vào đâu hết, lúc này người tập thiền như ngủ chỉ khác ngủ  là ta biết ta đang   thở ra hay thở và.      Khi tập xong giai đoạn nào thì tiếp theo tập giai  đoạn khác chứ   không được đốt cháy giai đoạn. (Tốt nhất là phải trực tiếp gặp Thầy biết   bài hướng dẫn  cho nếu tập sai là không tốt). IV. Kết quả.
  10.  Càng tập cao đến đâu thì cơ  thể  càng được thông khí, huyết, cơ  thể tự  nhiên xảy ra một số cảm giác khác rất hay trong cơ thể nhưng nó tự đến lúc  nào không biết: Chẳng hạn khi tập cao ta nghĩ vào vùng nào trên cơ  thể  thì  vùng đó có thể nóng (Lúc này có thể tự ngồi tập để  chữa vùng bị  đau đó…).  Tập càng cao thì càng có tác dụng tốt đến hệ thần kinh, nóng vùng thắt lưng  sẽ thúc đảy máu lên nuôi não, thúc đảy luôn cả thần kinh, giúp cho ta làm việc  trí óc thông minh hơn, linh hoạt hơn, bền bỉ, dẻo dai hơn vv. Não bộ tốt sẽ chỉ  đạo tuyến Yên tốt lên, từ  đó tuyến Yên chỉ  đạo toàn bộ  các tuyến nội tiết   như: Tuyến sinh dục, tuyến nước bọt vv. Lưỡi cảm giác ngọt, mắt sáng, hệ  vận động tốt lên nhiều đi lại vững vàng, chơi thể thao linh hoạt hơn, nhanh,  mạnh, bền, mềm dẻo hơn, đặc biệt người tập võ khả năng tiến bộ rất tốt… Ảnh hưởng rất tốt đến “Thần­Sắc­Khí”: Da sáng, lưỡi đỏ, mắt sáng, bàn  chân, bàn tay hồng hào, người như trẻ thêm       Tóm lại cơ thể khỏe mạnh, sáng sớm tập được khoảng 20­30 ph thì sảng   khoái cả ngày…
  11. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT           Trên đây là những kinh nghiệm thực tế từ bản thân và một số  người  cùng tập luyện đã đạt hiệu quả  rất tốt, do đó tôi khẳng định: Nếu vừa kết   hợp tập một môn thể  thao nào đó phù hợp với bản thân và tập được Nội  Công thì hiệu quả rất tốt cho công tác giáo dục thể chất ở mọi lứa tuổi… Thông qua bài tôi trình bày  ở trên, tôi đã rút ra từ thực tế bản thân luyện  tập đều đặn  khoảng 6,7 năm qua, nhưng không thể  tránh khỏi những thiếu   sót, cơ sở phân tích khoa học còn hạn chế. Bản thân rất mong được sự góp ý,  phản biện để đề tài được tốt hơn…    Với những tác dụng rất thực tế  của bài tập nội công, tôi đề  nghị  các  đồng chí có thể  nhân ra diện rộng để  góp phần vào công tác Giáo dục thể  chất, nâng cao sức khỏe chung trong cộng đồng.                             Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngay  ̀ 05 thang  ́ 06 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,  XÁC NHẬN CỦA không sao chép nội dung của người khác. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tac gia ́ ̉ Nguyễn Hữu Hoan            Nguyễn Tuấn Anh
  12. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................2  I. Cơ sở lý luận.....................................................................................................2 II.   Thực   trạng   trước   khi   thực   hiện   các   giải   pháp   của   đề  tài..................................2 III. Gải pháp và tổ  chức thực hiện.......................................................................  5 IV. Kết quả..........................................................................................................9 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2