Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 1<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài :<br />
<br />
Thực tế những năm qua cho thấy, trong giáo dục phổ thông ở nước ta, sự <br />
gắn bó giữa “học” và “hành”, giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa bài học và sự <br />
liên hệ với đời sống xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy phần <br />
lớn học sinh đều bỡ ngỡ trước các tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là <br />
những vấn đề nóng bỏng của địa phương, hoặc không biết đến những giá trị <br />
di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hóa …mà địa phương mình có. Học sinh càng ít <br />
có cơ hội hình thành và rèn luyện kĩ năng phân tích, giải quyết các vấn đề <br />
thực tế, kể cả kĩ năng sống. <br />
<br />
Dạy và học thông qua tìm hiểu các vấn đề thực tế tại địa phương là một <br />
cách tiếp cận không mới trong giảng dạy và học tập. Đó là việc sử dụng tư <br />
liệu, bối cảnh của địa phương để tạo ra các tình huống có vấn đề, cũng là tư <br />
liệu để giải quyết vấn đề. Phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm <br />
trước hết đến những vấn đề sảy ra ở xung quanh mình gồm: kiến thức, thái <br />
độ, hành vi, kĩ năng và ý thức trách nhiệm để học sinh có thể tự mình hay <br />
phối hợp với tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trước mắt <br />
cũng như lâu dài.<br />
<br />
Địa lý Môn học của những khám phá, tìm tòi và phát hiện. Người giáo <br />
viên có rất nhiều phương pháp để khiến học sinh say mê với môn học của <br />
mình, đó là những hiểu biết của bản thân, những trải nghiệm thực tế và <br />
những kinh nghiệm được đúc rút trong những năm tháng của cuộc sống. Ngày <br />
nay, khi công nghệ thông tin đã có mặt ở khắp mọi nơi, khả năng tiếp cận <br />
ngày càng dễ dàng thì điều kiện để tìm hiểu thông tin không còn khó khăn. <br />
Với học sinh – đối tượng tiếp thu tri thức thì việc “học” không còn dừng lại ở <br />
trên ghế nhà trường và bài giảng của giáo viên mà các em còn “học” được từ <br />
sự kiểm nghiệm tri thức từ chính cuộc sống. Và trong bộ môn địa lý thì học <br />
phần địa lý địa phương sẽ giúp các em giải đáp một phần mối quan hệ giữa <br />
sách vở và thực tiễn.<br />
<br />
Địa lý địa phương được giảng dạy trong các trường THCS là một trong <br />
những nguồn quan trọng làm phong phú thêm tri thức của học sinh về quê <br />
hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, hình thành những khái <br />
niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho các em nhận thức được mối <br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 2<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế xã hội đó cũng là động lực của tiến trình <br />
phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.<br />
<br />
Trong chương trình địa lý cấp THCS –đặc biệt là địa lý lớp 9 thì nội dung <br />
địa lý địa phương chiếm một thời lượng tương đối lớn, trong đó kiến thức về <br />
địa lý địa phương các em đã dần đươc tiếp cận tại cấp học trước. Nội dung <br />
chương trình tương đối bao quát các kiến thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội tuy <br />
nhiên mới chỉ dừng lại ở việc hình thành kiến thức trên lý thuyết. Trong khi <br />
đó, địa phương là nơi các em đang sinh sống, học tập và trưởng thành thì kinh <br />
nghiệm, sự hiểu biết về nó còn tương đối mơ hồ Đặc biệt là đối tượng học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn, khả năng giao tiếp, tiếp xúc xã hội hạn chế. Vì <br />
vậy việc gắn học tập trên lý thuyết với thực tiễn tại địa phương là việc làm <br />
rất cần thiết. <br />
<br />
<br />
Để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy địa lý địa phương có rất nhiều <br />
biện pháp trong đó tổ chức cho học sinh tham quan địa phương là một trong <br />
những biện pháp hữu hiệu, thiết thực nhất. Đây là “Con đường rút ngắn <br />
khoảng cách từ kiến thức trên sách vở đến thực tế”. Tuy nhiên, tổ chức <br />
như thế nào, cách thức tiến hành ra sao và địa điểm tổ chức ở đâu là những <br />
vấn đề mà người tổ chức cần phải lưu ý. Thông qua bài viết này tôi muốn <br />
khái quát lại quá trình tiến hành hoạt động trải nghiệm địa lý địa phương để <br />
có hiệu quả tốt nhất.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: <br />
<br />
Trong quá trình học tập, thời lượng cho học sinh tiếp cận, trải nghiệm thưc <br />
tế những vấn đề được học trong nhà trường là cực kỳ ít ỏi, học sinh được <br />
tìm hiểu rất nhiều các vấn đề về tự nhiên, xã hội, kinh tế của địa phương <br />
nhưng để đối chiếu những vấn đề đó ngoài thực tế thì còn rất hạn chế. Các <br />
em gần như chưa thấy thực chất mối quan hệ giữa tự nhiên với khả năng <br />
phát triển kinh tế của địa phương, những thay đổi lớn lao bộ mặt kinh tế xã <br />
hội của tỉnh nhà. Việc tổ chức cho học sinh trai nghiệm thực tế cần phải <br />
được tổ chức có bài bản, cần phải làm rõ đươc:<br />
<br />
Thấy được vai trò của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế <br />
địa phương đối với không chỉ bộ môn địa lý mà còn cả lịch sử và văn học của <br />
tỉnh nhà.<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 3<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Các bước để tổ chức hoạt động một cách khoa học nhất, có hiệu <br />
<br />
quả nhất, phù hợp với mục tiêu giáo dục.<br />
<br />
Dự kiến các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình tổ chức cho <br />
học sinh tham quan, thực địa địa phương.<br />
<br />
Đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện chương trình học tập về địa <br />
phương.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
Trình tự tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương<br />
<br />
Những địa danh liên quan đến tự nhiên văn hóa xã hội của tỉnh nhà <br />
có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung chương trình học tập về địa phương.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
<br />
Áp dụng cho học sinh và giáo viên trong việc học tập về địa lý địa <br />
<br />
phương trong chương trình địa lý lớp 9.<br />
<br />
Phạm vi áp dụng : Địa lý tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu :<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:<br />
<br />
Nghiên cứu chương trình, nội dung địa lý địa phương trong sách giáo <br />
khoa và các tài liệu liên quan.<br />
<br />
Phân tích, tổng hợp các nhận định của người học, người dạy về vai <br />
trò của trải nghiệm thực tiễn đối với việc nâng cao chất lượng dạyhọc<br />
<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
<br />
Phương pháp điều tra: Nắm bắt được nhu cầu và khả năng tiến hành <br />
hoạt động trải nghiệm thực tế tại đơn vị, sự hưởng ứng, ủng hộ của Phụ <br />
huynh học sinh.<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Từ thực tiễn giảng <br />
dạy chương trình địa lý địa phương <br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 4<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
c. Phương pháp thống kê toán học:<br />
<br />
Thống kê kết quả đạt được trước và sau chuyến đi nhằm có được <br />
đánh giá sát thực nhất về hiệu quả khi triển khai hoạt động.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
<br />
Khi tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh nếu bản thân <br />
người giáo viên không hiểu rằng bản chất của hoạt động trải nghiệm là việc <br />
tạo điều kiện tối đa để học sinh được “học” bằng cách sử dụng toàn bộ các <br />
giác quan, được tác nghiệp, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều <br />
không gian khác nhau qua đó làm sâu sắc kinh nghiệm, nhận thức, phẩm chất, <br />
năng lực của bản thân thì giáo viên rất dễ mắc sai lầm khi ép học sinh hoạt <br />
động để nắm cho bằng được kiến thức hoặc quan niệm hoạt động trải <br />
nghiệm chỉ đơn giản là việc đưa học sinh tới tham quan một nơi nào đó ở <br />
ngoài trời thay vì học ở lớp, ở trường.<br />
<br />
Hoạt động giáo dục (HĐGD) cần quán triệt tinh thần và mục tiêu của <br />
Nghị Quyết số 29NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào <br />
tạo, nghĩa là cần tổ chức các HĐGD theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, <br />
nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để <br />
học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, <br />
biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể <br />
hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Nói tới trải nghiệm sáng tạo (TNST) là <br />
nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự <br />
vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh <br />
thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã <br />
có.<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều <br />
kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua <br />
đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực <br />
nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở <br />
kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn <br />
cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho <br />
học sinh. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu :<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 5<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn <br />
đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh <br />
được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, <br />
văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các <br />
em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống <br />
của chính các em.<br />
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh <br />
như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền <br />
thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, <br />
của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã <br />
ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh <br />
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, <br />
nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các <br />
Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt <br />
động nhân đạo…<br />
Tuy nhiên khi tổ chức hoạt động này còn vấp phải nhiều khó khăn và <br />
nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu không được chuẩn bị chu đáo và chưa có sự <br />
phối hợp đồng bộ của các ban –ngành trong nhà trường như: Địa điểm tham <br />
quan chưa phù hợp với nội dung chương trình học và mục tiêu trải nghiệm, <br />
chưa đảm bảo được về nơi ăn, chốn nghỉ cho đoàn tham quan, thời điểm tiến <br />
hành chưa phù hợp, chưa có sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, chưa đảm <br />
bảo vấn đề an toàn cho học sinh….<br />
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế khi tiến hành tổ chức hoạt <br />
động tham quan địa phương cho học sinh xuất phát từ thực tiễn đơn vị và quá <br />
trình chuẩn bị của các bộ phận có liên quan. <br />
+ Nguyên nhân khách quan: Thực trạng tiềm lực kinh tế của học sinh <br />
trong mỗi đơn vị; yếu tố thời tiết, khí hậu tại thời điểm tiến hành tham <br />
quan…<br />
+ Nguyên nhân chủ quan : Sự chuẩn bị của các bộ phận có liên quan; ý <br />
thức của học sinh trong quá trình diễn ra hoạt động….<br />
Do đó, để tổ chức được tốt hoạt động này thì cần chuẩn bị tốt về kinh <br />
phí mới đảm bảo được phương tiện, sinh hoạt và địa điểm tham quan cho <br />
đoàn. Cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo và có sự thống nhất cao giữa <br />
Nhà trường gia đình xã hội đặc biệt là việc lên chương trình, nội dung cần <br />
học tập khi đi tham quan để đảm bảo chuyến đi có ý nghĩa nhất.<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 6<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài giúp cho học sinh <br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: <br />
Để tiến hành hoạt động một cách thuận lợi nhất, có thể chia hoạt động <br />
thành 3 giai đoạn:<br />
+ Giai đoạn chuẩn bị : Lên chương trình, nội dung cần học tập, trải <br />
nghiệm; lên kế hoạch, họp cha mẹ học sinh lấy ý kiến đồng thuận; tiền <br />
trạm trước các địa điểm tham quan, vé vào cửa ( chuẩn bị nơi ăn trưa, nghỉ <br />
ngơi cho đoàn…); chuẩn bị kinh phí, phương tiện, vật dụng, chương trình ….<br />
+ Giai đoạn tiến hành : Thống nhất thời gian xuất phát, phân công quản <br />
lý học sinh, thông qua lộ trình thực địa, thời gian quay về…<br />
+ Giai đoạn sau khi thực địa về: Có thể tùy đối tượng học sinh mà tổ <br />
chức hoạt động thu hoạch có hiệu quả nhất : Sinh hoạt tập thể, viết bài thu <br />
hoạch hoặc lồng ghép trong bài kiểm tra học kì 2 phần nội dung địa phương.<br />
Hoạt động tham quan thực tế có thể là cuộc dã ngoại ngắn trong một vài <br />
giờ ở khu vực gần trường học để học sinh học cách xác định phương hướng, <br />
quan sát thực tế về cấu trúc nhà ở, đường xá của địa phương hay tìm hiểu về <br />
hoạt động buôn bán ở một vài cửa hàng…Thậm chí có thể cho các em đến <br />
nhà văn hóa cộng đồng tham gia một số sinh hoạt về văn hóa dân tộc bản địa, <br />
vào các mùa thì quan sát thiên nhiên, cảm nhận các yếu tố về sự thay đổi của <br />
thời tiết, khí hậu…những cuộc dã ngoại gần thì thầy trò có thể bố trí đi bộ <br />
cùng nhau. Đây là dịp để học sinh học hỏi trên thực tế nhiều điều, không chỉ <br />
kiến thức, kỉ luật mà còn là ứng xử với bạn bè, với những người xung quanh, <br />
cách quản lý chi tiêu, luật lệ giao thông và ứng xử nơi công cộng.<br />
Đối với những chuyến đi xa công tác chuẩn bị và các hoạt động khi tiến <br />
hành cần cẩn thận và chu đáo hơn: <br />
A. Giai đoạn chuẩn bị :<br />
A.1. Lên chương trình, nội dung cần trải nghiệm: Đây là nội dung <br />
cần thiết nhất mà hoạt động cần có. Việc lên chương trình phải được giáo <br />
viên các bộ môn sử địa chuẩn bị như: Các địa danh, di tích lịch sử, danh lam <br />
thắng cảnh, địa chất, các công trình xây dựng (nhà máy, xí nghiệp…), làng <br />
nghề truyền thống tại địa phương….<br />
* Giới thiệu một số địa danh tham khảo cho học tập lịch sử, địa lý tại <br />
ĐakLak: <br />
+ Buôn Đôn: Có ý nghĩa là làng đảo vì nó được lập nên bên cạnh sông <br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 7<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi được ví như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” <br />
giữa núi rừng Tây Nguyên. Đến đây học sinh có thể thấy được sự phong phú <br />
về cảnh quan sinh vật, sông ngòi, và vấn đề khai thác tiềm năng tự nhiên để <br />
phát triển kinh tế xã hội. Buôn Đôn có khả năng phát triển cả hai loại hình <br />
du lịch là du lịch sinh thái và du lịch nhân văn. Đặc biệt là Vườn quốc gia Yok <br />
Đôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động – thực vật. Đây <br />
cũng là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiễng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Thác Dray Sáp (Thác chồng ) và thác Dray Nu (Thác vợ): Là hai thác bắt <br />
nguồn từ sông Serepôk sau đó chia đôi thành hai con thác xuống cực <br />
kì hùng vĩ. Tham quan cụm thác này, học sinh có thể nhận thấy được <br />
sự phong phú về cảnh sắc thiên nhiên, ý nghĩa của việc bảo vệ <br />
nguồn nước, rừng đầu nguồn trong khai thác tự nhiên để phát triển <br />
kinh tế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Thác Krông Kmar : Bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sin <br />
được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên, dòng Krông Kmar đổ xuống <br />
chân núi từ đỉnh núi cao gần 2500m. Đến đây, ngoài tham quan cảnh sắc thiên <br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 8<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
nhiên các em còn có thể biết thêm được việc khai thác sông ngòi để phát triển <br />
thủy điện với nhà máy thủy điện Krông Kmar.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Hồ Lăk : Cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 56km. Đây là hồ nước <br />
tự nhiên có diện tích lớn nhất Tây Nguyên. Cả một hồ nước rộng lớn nằm lọt <br />
thỏm giữa những dãy núi trập trùng. Khu vực Hồ Lăk được xây dựng thành <br />
một vùng du lịch phức hợp cả khai thác tự nhiên lẫn nhân văn. Đến đây các <br />
em còn có thể khám phá những nét đặc sắc về văn hóa, ẩm thực của các dân <br />
tộc bản địa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Núi đá voi Yang Tao: Gồm cặp đá voi Cha và đá Voi Mẹ, nổi tiếng với <br />
truyền thuyết về “Hòn đá biết đi”. Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê <br />
Thuột khoảng 40km, theo quốc lộ 27, thuộc địa phận xã Yang Tao huyện <br />
Lăk ĐakLak. Đá Voi Mẹ được coi là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt <br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 9<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Nam. Từ trên tảng đá có thể quan sát được một quần thể những: Hồ Yang <br />
Reh, vùng núi Chư Yang Sin, hay những khu rừng xanh mát dưới chân núi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Buôn Ako Dhong: Nằm ngay sát trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột, <br />
cách khoảng 2 km. Buôn Ako Dhong còn được biết đến với tên gọi khác là <br />
buôn Cô Thôn. Đến đây các em không chỉ được chiêm ngưỡng không gian văn <br />
hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, mà còn có thể được thưởng thức <br />
những lời ca, điệu nhạc hấp dẫn mang đậm bản sắc của núi rừng Tây <br />
Nguyên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Khu du lịch sinh thái Đồi Thông: Nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột 7 <br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 10<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
km về hướng đông nam, tại thôn 1 xã Hòa Thắng, BMT. Là một trong những <br />
khu du lịch trọng điểm của Đaklak. Kết hợp khai thác cảnh quan thiên nhiên <br />
với các công trình nhân tạo tạo ra một trong những điểm đến hấp dẫn khi <br />
muốn khám phá ĐakLak. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Khu du lịch sinh thái KoTam Buôn Mê Thuột: Cách trung tâm thành phố <br />
khoảng 10km. theo hướng đi Nha Trang, khu du lịch sinh thái KoTam nằm ở <br />
km4, quốc lộ 26, thành phố Buôn Mê Thuột. Đây là một địa điểm lý tưởng <br />
cho học sinh tìm hiêu, khám phá về tự nhiên và khả năng khai thác tự nhiên <br />
cho phát triển kinh tế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Nhà đày Buôn Mê Thuột: Cách trung tâm thành phố BMT khoảng 1km về <br />
phía Đông Nam, nhà đày được thực dân Pháp dựng lên nhằm giam giữ tù nhân <br />
với diện tích khoảng 2 hecta, có 6 dãy nhà lao kiên cố cùng với chế độ cai trị <br />
hà khắc, tàn bạo như địa ngục của thực dân Pháp. Tham quan Nhà đày Buôn <br />
Mê Thuột, học sinh không chỉ thấy được những vết tích tội ác của Đế quốc <br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 11<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Thực dân mà còn nhận thức được về ý chí kiên cường, lòng dũng cảm của <br />
những chiến sỹ cách mạng kiên cường nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại ĐakLak: Là một trong những địa điểm <br />
có ý nghĩa lớn trong đời sống văn hóa xã hội tỉnh ĐakLak. Bảo tàng hiện tại <br />
đang lưu giữ khoảng 10 000 hiện vật. Đến bảo tàng, học sinh sẽ được tận <br />
mắt chiêm ngưỡng những hiện vật được tổ chức trong 3 không gian chưng <br />
bày chính: Đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Buôn Jun Buôn Lê : Thuộc thị trấn Liên Sơn huyện Lăk tỉnh ĐakLak. <br />
Buôn Jun mang vẻ đẹp nguyên sơ, hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, đã và <br />
đang còn giữ cho mình những nét bản sắc truyền thống được bảo tồn qua <br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 12<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
nhiều thế hệ. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, người dân nơi đây <br />
vẫn bảo lưu được những phong tục tập quán cổ truyền mà tổ tiên để lại, gìn <br />
giữ được nếp sống và sinh hoạt mang đặc trưng vốn có được định hình từ <br />
hàng trăm năm trước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Tháp Chàm Yang Prong: Đây là ngôi thác duy nhất của Tây Nguyên, được <br />
xây dựng dưới những tán cổ thụ của vùng rừng già Ea Súp. Tháp thờ thần <br />
Siva. Hiện đang được tu bổ trở thành một trong những địa danh về kiến trúc <br />
đền tháp tại Tây Nguyên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Một số làng nghề truyền thống như: Cụm nghề dệt thổ cẩm tại buôn <br />
Kna (xã Cư M’Gar, huyện Cư M’gar ), cụm nghề làm gốm tại buôn Dơng <br />
Bắc (Xã Yang Tao Lăk), Cụm nghề dệt thổ cẩm tại buôn Tơng Jú ( Xã Ea <br />
Kao, TP BMT), cụm nghề sản xuất rượu nếp tại xã Buôn Triết Lăk…cũng là <br />
những địa điểm có thể tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu về ngành <br />
nghề truyền thống tại ĐăkLăk. Qua đó giáo dục các em về định hướng nghề <br />
nghiệp trong tương lai và việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của <br />
quê hương.<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 13<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngoài ra, còn rất nhiều địa điểm, địa danh có thể tổ chức cho học sinh học <br />
tập, khám phá, trải nghiệm như: Vườn Quốc gia Yok Đôn, thác Thủy Tiên <br />
(Krông Năng), nhà máy thủy điện Dray Hlinh, Buôn Khôp…cũng là những địa <br />
điểm giúp các em có được nhiều tự liệu học tập và vốn hiểu biết thực tế cần <br />
thiết hỗ trợ cho việc học tập tại trường.<br />
A.2 . Lên kế hoạch : Việc lên kế hoạch phải có sự bàn bạc, thống nhất <br />
của các ban ngành trong nhà trường. Tổ bộ môn cần căn cứ vào nội dung <br />
chương trình và thời gian học tập về địa lý địa phương để tham mưu với ban <br />
giám hiệu nhà trường để lên kế hoạch. Kế hoạch nên có từ đầu năm học <br />
hoặc ngay từ đầu HKII để nhà trường có thời gian sắp xếp, xin giấy phép và <br />
họp cha mẹ học sinh. Thời gian tổ chức thông thường là giữa kì II lớp 9 Thời <br />
điểm trước hoặc trong khi đang học địa lý địa phương – Giúp các em có thêm <br />
kiến thức thực tiễn để liên hệ trực tiếp trong nội dung bài học. Trong kế <br />
hoạch cần đủ các nội dung:<br />
Mục đích Yêu cầu của chuyến đi.<br />
Thành phần ban tổ chức<br />
Thời gian và địa điểm cụ thể.<br />
Đối tượng và hình thức tổ chức<br />
Lộ trình nội quy dành cho học sinh<br />
Dự kiến kinh phí cho chuyến đi.<br />
Ví dụ: Trích một phần trong kế hoạch tổ chức học tập thực tế của <br />
trường Tô Hiệu năm học 20162017:<br />
*Thành phần Ban tổ chức (Theo Quyết định của Hiệu trưởng)<br />
Số Họ và tên Chức vụ Chức vụ (Nhiệm vụ)<br />
TT<br />
trong đoàn<br />
<br />
1 Hoàng Thị Lan Anh Hiệu trưởng Trưởng đoàn – PT điều hành chung<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 14<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2 Đoàn Văn Việt TBĐDCMHS P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng kinh <br />
phí<br />
<br />
3 Lê Thị Duyên P.Hiệu P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng nội <br />
trưởng dung, chương trình, tiền trạm<br />
<br />
4 Lê Thành Tâm, CTCĐ, TT<br />
<br />
5 Nguyễn Thị Hồng Kế toán<br />
<br />
6 Phạm Thị Kim Yến TT tổ sửđịa Thành viên – PT mảng tài chính, đời sống<br />
7 Ng. Thị Phước Trà Giáo viên<br />
<br />
9 Võ Thị Ngọc Thiết bị Thành viên – PT mảng phương tiện<br />
<br />
10 Nguyễn Thị Kim Tổ TA<br />
Hiền<br />
<br />
11 Ng. Thị Phước Trà GVCN 9A1<br />
<br />
12 Lại Văn Hội GVCN 9A2 Thành viên – PT quản lý, điều hành HS <br />
9A1,2,3,4,5<br />
13 Ng. Thị Minh Châu GVCN 9A3<br />
<br />
14 Nguyễn Thị Ngân GVCN 9A4<br />
<br />
15 Tạ Thị Duyên GVCN 9A5<br />
<br />
<br />
3. Nội quy<br />
a) Đảm bảo sức khỏe, trang phục học sinh đúng qui định của nhà <br />
trường, có mũ (nón rộng vành), không mang theo hành lí tư trang rườm rà, <br />
tuyệt đối không mang theo vũ khí, chất dễ gây cháy nổ, hoặc ảnh hưởng đến <br />
sức khỏe.<br />
b) Có mặt đúng giờ qui định, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thầy <br />
cô, người hướng dẫn và nội qui nơi đến, không được rời khỏi đoàn với bất <br />
cứ lí do gì, có trách nhiệm nhắc nhở lẫn nhau trong tổ lớp và đoàn.<br />
c) Mang theo bút vở ghi chép để viết bài thu hoạch, nộp bài thu hoạch <br />
theo đúng qui định.<br />
d) Giữ gìn trật tự vệ sinh, an toàn tài sản và tính mạng, chấp hành tốt <br />
luật ATGT<br />
e) Tự giác thực hiện đầy đủ các điều khoản qui định.<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 15<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Sau khi thống nhất được nội dung, địa điểm tiến hành và được sự đồng <br />
ý của lãnh đạo Phòng giáo dục, các trường tiến hành cử giáo viên đi tiền trạm <br />
trước tại các địa điểm sẽ đến tham khảo vé vào cửa tại các trung tâm, chủ <br />
động bố trí nơi ăn trưa, nghỉ ngơi cho cả đoàn, thống nhất về kinh phí và mức <br />
độ đóng góp của học sinh. Sắp xếp các địa điểm tham quan cho phù hợp với <br />
thời gian tiến hành, thuận lợi về giao thông, đảm bảo an toàn cho học sinh…<br />
Bên cạnh đó cần lập kế hoạch với lịch trình tham quan chi tiết, chia nội dung <br />
theo từng chuyên đề cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu. Có thể phối hợp <br />
nhiều tổ chuyên môn cùng hướng dẫn học sinh thực hiện, điều này vừa tiết <br />
kiệm được chi phí vừa có thể chia sẻ trách nhiệm quản lí học sinh cũng như <br />
tăng cường sự kết nối giữa các giáo viên và học sinh trong trường.<br />
Ví dụ: Khi lên kế hoạch tham quan Bảo tàng các dân tộc tại ĐakLak có <br />
thể chia học sinh thành 3 nhóm theo chuyên đề : Nhóm 1: Tìm hiểu về sự đa <br />
dạng sinh học, nhóm 2: Tìm hiểu về sự đa dạng về văn hóa các dân tộc, nhóm <br />
3: Thu thập tư liệu về lịch sử của địa phương…<br />
Tương tư như vậy, với mỗi địa điểm đến, giáo viên cũng chia theo <br />
chuyên đề trước để các em chủ động hơn trong khi tham gia hoạt động. Học <br />
sinh cần chuẩn bị để ghi chép, chụp ảnh, ghi hình…để lấy tư liệu cho <br />
chuyến đi.<br />
Trong các chuyến đi dã ngoại xa nhà, có rất nhiều tình huống xấu có thể <br />
xảy ra khiến học sinh lúng túng ảnh hưởng xấu đến kết quả. Để chuyến đi <br />
thực sự an toàn, bổ ích, giáo viên và phụ huynh có thể tư vấn cho học sinh dự <br />
đoán và đưa ra các tình huống ứng phó kịp thời bằng những biện pháp phù <br />
hợp nhất.<br />
Một vài gợi ý cho giáo viên và phụ huynh trong bước chuẩn bị cho các <br />
em:<br />
Nếu đi vào mùa mưa mà không mang áo mưa thì…..<br />
Nếu mang theo thức ăn mà không đảm bảo vệ sinh thì…..<br />
Nếu bạn mất liên lạc với các thành viên mà điện thoại hết pip <br />
thì…<br />
Nếu bạn đi nắng mà không đội mũ thì….<br />
Nếu đi thực tế mà chưa biết về nơi mình đến thì….<br />
Nếu ba lô của bạn quá nặng thì…..<br />
Nếu bạn không có nước uống trong chuyến đi dài thì….<br />
Nếu nhóm của bạn không có túi cứu thương thì…<br />
Hình thành cho các em các thói quen sinh hoạt ngoài trời <br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 16<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
NÊN KHÔNG NÊN<br />
Mang đi những gì bạn mang đến Làm những việc không được <br />
Lưu lại tại chỗ những gì bạn thấy phép tại nơi tham quan ( Phá <br />
Hạn chế những tác động của củi lửa hoại thiên nhiên, khắc tên lưu <br />
Bảo vệ động, thực vật niệm, không tuân thủ quy <br />
Tôn trọng những người đồng hành với định…)<br />
mình Gây ồn ào ảnh hưởng đến <br />
Giữ gìn vệ sinh nơi đến…. người khác….<br />
<br />
<br />
<br />
B. Giai đoạn tiến hành: <br />
Một chuyến đi được cho là thành công khi học sinh không chỉ thu thập <br />
cho mình kiến thức về địa phương mà các em còn củng cố được nhiều kĩ <br />
năng cần thiết như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, sự tự tin, kĩ năng xử lí <br />
tình huống, sự tò mò và khả năng sáng tạo…những kĩ năng này sẽ được củng <br />
cố trong quá trình tham quan khi học sinh thực hiện tốt việc phối hợp nhóm, <br />
khả năng quan sát, giải quyết tình huống…<br />
<br />
Trước khi vào mỗi địa điểm, ngoài những quy định của địa điểm tham <br />
quan mà học sinh phải chấp hành thì người giáo viên phụ trách phần nội <br />
dung cần thông báo cho học sinh những yêu cầu cần đạt được khi tham quan <br />
địa điểm đó.<br />
<br />
Nếu số lượng lớn, cần chia học sinh thành nhiều nhóm nhỏ, phân công <br />
giáo viên phụ trách quản lý từng nhóm. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề bảo đảm <br />
an toàn cho học sinh trong suốt quá trình tham quan. <br />
<br />
Có thể chuẩn bị trước mẫu phiếu thăm dò cho các nhóm (nếu số lượng <br />
lớn), hay cho từng học sinh tùy thuộc vào yêu cầu cần đạt được sau khi học <br />
sinh tham địa điểm đó.<br />
<br />
Ví dụ : * Mẫu phiếu khảo sát khi tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột: <br />
<br />
ĐỊA ĐIỂM Hiện trạng quan Ý nghĩa Đánh giá khả <br />
sát được năng khai thác<br />
Phòng trưng Các mẫu vật, Biết được các Là địa điểm để <br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 17<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
bày hiện vật tranh ảnh … dấu mốc và nhân các thế hệ con <br />
được lưu trữ vật quan trọng cháu biết đến <br />
cẩn thận, ghi chú đối với lịch sử một giai đoạn <br />
rõ ràng… địa phương và lịch sử vẻ vang <br />
đất nước. của dân tộc. <br />
đồng thời thúc <br />
đẩy hoạt động <br />
du lịch phát <br />
triển.<br />
………………..<br />
………………..<br />
………………..<br />
<br />
<br />
<br />
*. Mẫu phiếu khảo sát khi tham quan tại Buôn Đôn ĐakLak: <br />
<br />
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC ĐỊA <br />
<br />
Ngày tháng năm:……………………………………..<br />
<br />
Nhóm số :…………………………………………….<br />
<br />
Địa điểm khảo sát :…………………………………..<br />
<br />
Tên khu vực quan sát Đặc điểm hiện Tồn tại Đánh giá<br />
được trạng khai thác<br />
Sông ……………….<br />
Rừng ………………<br />
……………………..<br />
…………………….<br />
…………………….<br />
*. Phiếu khảo sát khi tham quan khu vực sản xuất gạch ngói tại Krông Ana: <br />
<br />
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC ĐỊA <br />
<br />
Ngày tháng năm:……………………………………..<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 18<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Nhóm số :…………………………………………….<br />
<br />
Địa điểm khảo sát :…………………………………..<br />
<br />
1. Tên cơ sở, doanh nghiệp sản xuất : <br />
….......................................................<br />
<br />
…………………………………………………………………………..<br />
<br />
2. Địa chỉ : …………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
3. Họ và tên chủ doanh nghiệp:…………………………………………..<br />
<br />
<br />
4. Quy mô : ………………………………………………………………..<br />
<br />
<br />
5. Số lượng lao động được sử dụng:<br />
………………………………………<br />
<br />
6. Ngành sản xuất, kinh doanh chính :……………………………………<br />
<br />
<br />
…………………………………………………………………………..<br />
<br />
7. Nguồn tài nguyên chính được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất :…..<br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………….<br />
<br />
…………………………………………………………………………<br />
<br />
8. Đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp:………………....<br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………….<br />
<br />
………………………………………………………………………….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 19<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Như vậy, khi tiến hành tham quan tại mỗi địa điểm, bản thân các em sẽ <br />
có định hướng cụ thể, mình cần phải làm gì, thu thập tài liệu gì và phối hợp <br />
với bạn bè như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Qua đó giúp <br />
các em biết cách làm việc theo nhóm, biết phân công công việc, hỗ trợ giúp <br />
đỡ lẫn nhau và đoàn kết với nhau hơn.<br />
<br />
Tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa cần rèn luyện được cho học <br />
sinh các kĩ năng cần thiết và kĩ năng sống cơ bản. Tại mỗi điểm đến, người <br />
quản lí cần cung cấp, hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng qua hoạt động <br />
học tập và vui chơi. <br />
<br />
+ Kĩ năng quan sát và diễn đạt: Ở mỗi nơi đến các thầy cô có thể đặt <br />
nhiều câu hỏi khơi gợi óc tò mò, khả năng quan sát như: Các em ấn tượng <br />
nhất với điều gì?, điều gì đúng với kiến thức em đã học tại trường?....để các <br />
em nói lên suy nghĩ của chính bản thân mình một cách tự tin, thoải mái từ đó <br />
rèn luyện cho các em sự tự tin trước đám đông.<br />
<br />
+Khả năng tự phục vụ bản thân và ý thức trước tập thể: Trẻ em trong <br />
thời đại ngày nay được cha mẹ nuông chiều, bao bọc và lo lắng chu toàn nên <br />
các em ít hoặc thậm chí không biết cách chăm sóc bản thân. Việc tổ chức các <br />
chuyến đi sẽ là cơ hội để các em biết cách chuẩn bị hành trang cho mình, sinh <br />
hoạt với tập thể như thế nào để hòa đồng và có hiệu quả nhất.<br />
<br />
+ Giao tiếp: Đi tham quan ngoại khóa là cơ hội giúp các em tiếp xúc với <br />
nhiều bạn bè ở các khối lớp, làm quen với người nước ngoài tại các địa điểm <br />
du lịch, giao tiếp với người lớn tuổi…Từ đó hình thành cho các em các kĩ <br />
năng giao tiếp xã hội cần thiết.<br />
<br />
Hoạt động tìm hiểu tham quan thực tế ngoài mục tiêu là giúp học sinh <br />
trải nghiệm tìm hiểu kiến thức ngoài thực tế thì đây cũng là cơ hội cho các <br />
giải tỏa bớt áp lực trong học hành, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. vì vậy <br />
ngoài nhiệm vụ tìm hiểu thông tin phục vụ cho việc học thì việc tổ chức cho <br />
các em vui chơi cũng cần được lưu ý để tránh cho chuyến đi tẻ nhạt và nhàm <br />
chán.<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 20<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Ở một số địa điểm có không gian rộng, mát mẻ, người quản lý có thể <br />
tham khảo một số trò chơi tập thể cho các em tham gia như:<br />
<br />
1.Cướp cờ: chỗ chơi: Sân rộng <br />
<br />
số lượng : Tùy thuộc vào số học sinh và giáo viên tham gia.<br />
<br />
Vật liệu: 8 cây cờ nhỏ<br />
<br />
sắp đặt : chia đoàn thành 2 phe, mỗi phe 1 bên, sau lưng cắm 4 cây cờ <br />
theo hàng ngang đều nhau.<br />
<br />
Cách chơi: Mỗi đội phải chạy lọt qua hàng rào quân địch, vào chỗ cắm <br />
để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi không ai có quyền bắt họ nữa. Lấy một cây <br />
cờ đem về,hoặc giải thoát tù binh. Bên nào đem về 8 lá cờ thì thắng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2 .Cua bò: Chỗ chơi: Sân rộng <br />
<br />
số người chơi: Không giới hạn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 21<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Sếp đặt : Nằm ngửa, mặt và bụng lên trời, chống với 2 tay và 2 chân, <br />
người này nối đuôi người kia.<br />
<br />
Cách chơi: Nghe còi, bò ngang với 2 chân, 2 tay. Ai đến sau cùng bị loại <br />
hoặc phải cõng người về đầu một vòng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Người cụt đội nón: Chỗ chơi : Sân hoặc phòng rộng<br />
<br />
Số người chơi: Không giới hạn.<br />
<br />
Vật liệu: mỗi đội 1 cái nón, một cái ghế <br />
<br />
Cách chơi: Nghe còi, bắt đầu chơi. Bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên <br />
dùng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra và tìm cách đội lên đầu đi về <br />
và để nón lên ghế, lật úp lại. không được dùng tay để làm. Xong việc chạy <br />
về đánh vào tay bạn thứ 2. Đội nào làm xong trước thì thắng.<br />
<br />
4. Gấp giấy: Chỗ chơi: bất kì. Không cần rộng lắm<br />
<br />
Số người chơi: tùy thuộc số lượng học sinh<br />
<br />
Sếp đặt : Chia đoàn thành 45 đội chơi. Mỗi đội cử 5 thành viên tham <br />
gia một lượt chơi. Tại mỗi điểm của mỗi đội trải một tờ báo giấy khổ lớn.<br />
<br />
Cách chơi: khi còi hô băt đầu, 5 thành viên mỗi đội dùng chân gấp đôi <br />
tờ báo, đứng vào trong nửa báo còn lại. Tiếp tục gấp đôi, đội nào có thành <br />
viên bị chạm chân ra đất là bị loại, đội nào gấp được nhỏ nhất, còn nhiều <br />
thành viên nhất là thắng.<br />
<br />
5. Chiếm vị trí: <br />
<br />
Chuẩn bị: Trên sân chơi vẽ một số vòng tròn có bán kính vừa cho 35 <br />
người có thể đứng.<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 22<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Cả tập thể đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát một bài hát.<br />
<br />
Quản trò hô: “Vào 3”( hoặc một số lượng bất kì )<br />
<br />
Người chơi nhanh chóng bước vào một vòng tròn gần nhất sao cho số <br />
lượng đủ theo quản trò đã đọc.<br />
<br />
Người không tìm được vị trí sẽ bị phạt.<br />
<br />
Quản trò hô “ra”, người chơi tiếp tục hát và chờ hiệu lệnh của quản trò.<br />
<br />
6. Mắt xích bền bỉ:<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Chia đội chơi thành 2 nhóm, ngồi cách nhau 10 m theo hàng <br />
ngang, chính giữa để vật dụng chơi như: cục gạch, cái khăn, cành hoa…Khi <br />
có lệnh xuất phát, từng nhóm các bạn móc xích với nhau (Ngoắc cánh tay vào <br />
nhau) và bắt đầu nhảy ếch đến vật dụng. Đội nào về tới đích cầm được vật <br />
dụng và không bị đứt xích thì thắng cuộc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7. Đua ghe ngo <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 23<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Cách chơi: Người chơi được xếp thành 3 đến 5 đội, mỗi đội 10 <br />
người. Các đội ngồi theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ song song với <br />
chân người ngồi trước, hai tay người ngồi trước nắm cổ chân người ngồi sau. <br />
Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển về phía vạch đích. Đội nào về <br />
trước và không bị đứt khúc là đội thắng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Như vậy sau mỗi chuyến đi, các em không chỉ thấy được thực tế tình <br />
hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà còn mở rộng các mối quan <br />
hệ, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa bạn bè, thầy cô.<br />
C. Giai đoạn sau khi đi về: Để kiểm chứng lại học sinh đã thu hoạch <br />
được những gì trong suốt chuyến đi, người giáo viên có nhiều cách để kiểm <br />
tra:<br />
<br />
1. Tổ chức sinh hoạt tập thể: Xây dựng kịch bản sinh hoạt tập thể có <br />
thể tiến hành trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hay một buổi sinh hoạt <br />
dưới cờ với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về các địa điểm đã tham quan hay <br />
các câu hỏi vấn đáp về các vấn đề các em quan sát được.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 24<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
VD: Một số câu hỏi sinh hoạt tập thể sau khi học sinh đi thực tế tại 3 <br />
địa điểm là Nhà Đày Buôn Mê Thuột, Bảo Tàng các dân tộc ĐakLak, khu du <br />
lịch sinh thái KoTam (Buôn Mê Thuột ):<br />
<br />
A. Khởi động : <br />
<br />
<br />
1. Các em cảm thấy chuyến đi vừa qua thế nào ?<br />
<br />
a. Vui vẻ b. Bổ ích c. Thoải mái d. cả a,b,c<br />
<br />
2. Lần sau có muốn được đi nữa hay không <br />
<br />
a. Có b. Không c. Ý kiến khác.<br />
<br />
B. Nội dung :<br />
<br />
1. Nhà đày Buôn Mê thuột được xây dựng vào thời gian nào?<br />
<br />
a. 19291930 b. 19301931<br />
<br />
c. 19311932 d. 19321933<br />
<br />
2. Nhà đày Buôn Mê Thuôt do ai xây dựng ?<br />
<br />
a. Đế Quốc Mỹ b. Thực dân Pháp<br />
<br />
3. Ai là nhà thơ, nhà cách mạng bị giam giữ tại Nhà đày Buôn Mê Thuột:<br />
a. Chính Hữu b. Tố Hữu<br />
c. Nguyễn Tất Thành <br />
4. Tổ chức chính trị nào được thành lập tại Nhà đày Buôn Mê Thuột năm <br />
1941?<br />
a. “Lực lượng trung kiên” b. Đông Dương Cộng Sản <br />
Đảng<br />
c. An Nam Cộng Sản Đảng <br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 25<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
5. Nhà đày Buôn Mê Thuột được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc <br />
gia vào năm nào?<br />
a. 1975 b. 1984<br />
c. 1995 d. 2000 <br />
6. Bảo tàng các dân tộc tỉnh Đaklak được chia làm mấy khu trưng bày ?<br />
a. 1 b. 2<br />
c.3 d. 4<br />
7. Hiện tại Bảo tàng trưng bày bao nhiêu hiện vật ?<br />
a. 1000 b. 2000<br />
c. 3000 d. 4000<br />
8. Tập tục truyền thống của người Ê đê đánh dấu quá trình trưởng thành <br />
của một người là gì ?<br />
a. Làm tượng nhà mồ b. Cà răng căng tai<br />
c. Con cái theo họ mẹ d. Dệt vải<br />
9. Nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê được công nhận là kiệt tác văn hóa <br />
phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại là gì?<br />
a. Trường Ca Đam San b. Cồng Chiêng<br />
10 . Hãy kể ra 10 loài động vật hoang dã tại ĐakLak mà em quan sát <br />
được ?<br />
11. Chiến thắng Buôn Mê Thuột bắt đầu nổ ra vào ngày tháng năm nào ?<br />
a. 10/3/1973 b. 10/3/1974<br />
c. 10/3/1975 d. 10/3/1976<br />
12. Khu du lịch sinh thái Ko Tam được xây dựng trên dạng địa hình nào là <br />
chủ yếu ?<br />
a. Đồng bằng b. Thung lũng<br />
c. Đồi thấp d. Núi cao<br />
13. Mục tiêu xây dựng khu du lịch sinh thái Ko Tam là gì ?<br />
a. Phát triển du lịch b. Bảo tồn sinh thái<br />
c. Vừa phát triển du lịch vừa quảng bá văn hóa truyền thống của địa <br />
phương.<br />
14. Việc xây dựng khu du lịch có làm ảnh hưởng tới tài nguyên, môi trường <br />
của địa phương hay không ?<br />
a. Có <br />
b. không<br />
15. Làm thế nào để đẩy mạnh phát triển du lịch tại tỉnh ta ?<br />
…<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 26<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
2. Viết bài thu hoạch: đây là hình thức thông dụng nhất và bao quát <br />
được số lượng học sinh tham gia, tạo thời gian cho các em tổng hợp, thống kê <br />
lại những nội dung mà mình được xem, được nghe trong suốt chuyến đi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Lồng ghép trong bài kiểm tra cuối kì, phần về địa phương: Hình thức <br />
này chỉ nên áp dụng khi chuyến đi thu hút 100% học sinh khối lớp đó <br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 27<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
đi để tránh tình trạng một số em không tham gia sẽ không làm được <br />
bài.<br />
<br />
<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp: <br />
<br />
<br />
Để đề tài có thể thực hiện có kết quả tốt nhất cần thực hiện đồng bộ <br />
các giải pháp, biện pháp, có sự hỗ trợ lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu <br />
chung là đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn, “học đi đôi <br />
với hành”.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm :<br />
<br />
Năm học 20172018, trường THCS Tô Hiệu đã tổ chức thành công <br />
chuyến đi tham quan, dã ngoại thực tế tại thành phố Buôn Mê Thuột, trước và <br />
sau chuyến đi, bản thân các em đã có sự chuẩn bị chu đáo và thu được những <br />
kiến thức nhất định về tình hình phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh nhà, các em <br />
say mê thảo luận về các địa điểm muốn được đi, công tác chuẩn bị, các vật <br />
dụng cần thiết, và trong suốt chuyến đi, các em đều chấp hành rất tốt về kỉ <br />
luật, biết giữ vệ sinh chung, tham gia sôi nổi các hoạt động của đoàn tham <br />
quan.<br />
<br />
Kết quả cụ thể :<br />
<br />
Đánh giá về mức độ hưởng ứng và thái độ của học sinh :<br />
Tổng số học Số học sinh tham Số học sinh Chấp hành nội <br />
sinh khối 9 gia không tham gia quy chuyến đi<br />
129 120 9 120<br />
Tỉ lệ 93,0 % 7,0 % 100<br />
<br />
<br />
Đánh giá về chất lượng bài học về địa lý địa phương:<br />
Tổng số Hứng thú Học sinh Yêu thích <br />
học sinh học tập tham gia môn học<br />
xây dựng <br />
bài<br />
Trước chuyến đi 129 60 55 70<br />
GV: Phạm Thị Kim Yến Trang 28<br />
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế<br />
<br />
<br />
Tỉ lệ (%) 100 46,5 42,6 54,2<br />
Sau chuyến đi