Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
1. Lý do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn của đề tài 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 2<br />
1. Cơ sở lý luận 2<br />
2. Thực trạng 3<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 5<br />
a. Mục tiêu của giải pháp 5<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 6<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 17<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18<br />
1. Kết luận 18<br />
2. Kiến nghị 19<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 20<br />
Tài liệu tham khảo 21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 1<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Môn Mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình <br />
giáo dục tiểu học. Qua môn học, học sinh biết cách cảm thụ cái đẹp, yêu cái <br />
đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp <br />
qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mĩ thuật đã góp <br />
phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về <br />
Đức Trí Thể Mỹ.<br />
Tuy nhiên môn Mĩ thuật là một bộ môn năng khiếu, khả năng diễn đạt <br />
những suy nghĩ, sáng tạo của các em bằng nét vẽ trên giấy là rất khó khăn. <br />
Nhất là phân môn Vẽ tranh, đòi hỏi các em phải hiểu rõ về nội dung đề tài <br />
mình muốn vẽ. Trong khi các em là học sinh tiểu học chưa thể hiểu hết nội <br />
dung của đề tài qua lời nói của giáo viên. Đồng thời vẽ tranh theo đề tài là <br />
phân môn khó cần phải có tư duy tìm chọn được nội dung để vẽ, cách sắp <br />
xếp hình mảng cân đối, rõ chính phụ và vẽ màu tươi sáng phù hợp đề tài. Từ <br />
điều kiện khó khăn thực tế của vùng miền phụ huynh ít quan tâm tới việc học <br />
tập của con em, điều kiện kinh tế còn eo hẹp, các em ít có điều kiện tiếp xúc, <br />
quan sát tranh ảnh, ít được tham gia các hoạt động thực tế… Từ những <br />
nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng các em ít hứng thú trong học tập, khó <br />
chọn được nội dung để vẽ, hình ảnh của bài vẽ chưa phong phú, không thể <br />
hoàn thành bài tại lớp. Nên việc dạy học của giáo viên gặp rất nhiều khó <br />
khăn. Vì thế trong bài học và nhất là trong quá trình học sinh thực hành rất dễ <br />
gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì không biết thể hiện ý tưởng của <br />
mình như thế nào.<br />
Nhận thấy tầm quan trọng của môn Mĩ thuật nói chung và phân môn <br />
Vẽ tranh nói riêng, nắm bắt được yếu tố tâm lý, sở thích và thấy được khó <br />
khăn thiếu thốn vốn kiến thức về nội dung đề tài của học sinh khi học Mĩ <br />
thuật. Vì vậy, qua thời gian trực tiếp giảng dạy tôi đã tìm tòi và áp dụng <br />
“Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 <br />
trường tiểu học Hoàng Văn Thụ”, đó là lí do tôi chọn đề tài này.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
* Mục tiêu:<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 2<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.<br />
Học sinh có ý thức tự học, tự khám phá và lĩnh hội kiến thức. <br />
Phát triển năng lực tư duy trong học tập, trong sinh hoạt mĩ thuật, tiếp <br />
cận với thực tế xung quanh.<br />
Yêu mến và cảm nhận những hình ảnh màu sắc để vẽ thành tranh, góp <br />
phần động viên học sinh phát triển tính chủ động.<br />
* Nhiệm vụ: <br />
Tìm ra một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục những khó khăn <br />
và tạo hứng thú, kích thích sự ham học của học sinh nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy học trong phân môn Vẽ tranh cho học sinh lớp 2 trong trường tiểu <br />
học Hoàng Văn Thụ.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh <br />
lớp 2.<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
Áp dụng một số biện biện pháp để nâng cao chất lượng phân môn <br />
Vẽ tranh<br />
Học sinh khối lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ (năm học 2017 <br />
2018) <br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
Phương pháp quan sát <br />
Phương pháp phân tích<br />
Phương pháp điều tra <br />
Phương pháp thảo luận<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Với sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi <br />
hỏi những con người năng động sáng tạo. Để đáp ứng với tình hình đổi mới <br />
của đất nước, nhà nước ta ban hành Luật giáo dục “Khẳng định mục tiêu giáo <br />
dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản <br />
<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 3<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
trên cơ sở của mục tiêu đó nhiệm vụ trọng tâm là dạy đủ các môn học bắt <br />
buộc và triển khai đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có môn Mĩ thuật. <br />
Thực hiện chương trình dạy học phát huy tính tích cực học tập của học <br />
sinh để lĩnh hội kiến thức đầy đủ và có hệ thống. Môn học này thể hiện rõ <br />
về năng khiếu là vẽ, nhưng tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có <br />
năng khiếu về vẽ, vẽ đẹp, vẽ nhanh, đam mê vẽ…Vì vậy dạy Mĩ thuật <br />
không nhằm đào tạo các em thành họa sĩ, mà giáo dục thẩm mĩ cho các em là <br />
chủ yếu, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, <br />
tập tạo ra cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày và <br />
những công việc cụ thể trong tương lai.<br />
Môn Mĩ thuật góp phần nâng cao năng lực quan sát, khả năng tư duy hình <br />
tượng và tính sáng tạo với một phương pháp khoa học, nhằm hình thành ở các <br />
em phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã <br />
hội phát triển ngày càng cao.<br />
Như chúng ta đã biết môn Mĩ thuật có rất nhiều phân môn trong đó phân <br />
môn Vẽ tranh là một phân môn khó. Vẽ tranh là phân môn nhằm giáo dục kĩ <br />
năng quan sát, hướng cho học sinh cách nhìn, nhận xét, diễn tả vẻ đẹp của <br />
bức tranh qua bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc… Từ đó vận dụng tạo <br />
ra cái đẹp, cái thẩm mỹ một cách sáng tạo, thể hiện cảm xúc riêng của mỗi <br />
học sinh. Ở lớp 2, học sinh mới chỉ bước đầu tập nhận xét, tập chọn nội <br />
dung, tập vẽ… những kĩ năng hiểu biết về cách sắp xếp bố cục, hình mảng, <br />
đường nét, màu sắc và tính tự giác, chủ động, sáng tạo thực hành bài vẽ thể <br />
hiện cảm xúc riêng cũng là những kĩ năng cơ bản và cần thiết. Thích học môn <br />
Mĩ thuật là thế, hứng thú với vẻ đẹp sinh động của tranh ảnh là thế. Xong, <br />
các em sắp xếp các hình mảng trong tranh chưa cân đối, chưa phân rõ hình <br />
ảnh chính phụ, chưa biết cách chọn lọc hình ảnh để vẽ bài thể hiện tâm tư, <br />
tình cảm của bản thân. Mặt khác, các em thiếu tư liệu, ít sáng tạo hay dựa <br />
vào tranh mẫu có sẵn để vẽ nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu sinh động, <br />
thiếu cảm xúc riêng của người vẽ.<br />
Chính vì vậy, tôi đã dựa vào tầm quan trọng của môn Mĩ thuật, dựa vào <br />
sự thiếu thốn vốn kiến thức tranh ảnh, nội dung đề tài, dựa vào thị hiếu thẩm <br />
mỹ của học sinh để đưa ra những biện pháp phù hợp đối tượng học sinh <br />
nhằm tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn, động lực kích thích các em tham gia vào <br />
<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 4<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
hoạt động tích cực sáng tạo tự tạo ra sản phẩm theo ý thích phù hợp chủ đề <br />
là một việc rất quan trọng và hết sức cần thiết.<br />
2. Thực trạng<br />
* Thực trạng học tập của học sinh:<br />
Trường T.H Hoàng Văn Thụ là một trường đóng trên địa bàn vùng kinh <br />
tế đặc biệt khó khăn, học sinh đa phần là con em người dân tộc thiểu số hoặc <br />
gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chính vì vậy các em đi học thường <br />
thiếu sách vở và các đồ dùng học tập. Trình độ nhận thức của học sinh còn <br />
hạn chế, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa học <br />
sinh ít được tiếp xúc với tranh ảnh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhận xét <br />
của học sinh chưa phong phú. Nhiều em thích học vẽ nhưng chưa biết vẽ <br />
sáng tạo, bài vẽ chưa thể hiện cảm xúc riêng của cá nhân. Khi quan sát, tìm, <br />
chọn nội dung để vẽ thì kiến thức còn mơ hồ, diễn đạt còn lúng túng, thiếu <br />
tự tin, e ngại trước tập thể. Phân định kiến thức về phân môn vẽ tranh trong <br />
môn Mĩ thuật chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa tự tìm tòi. Phân môn Vẽ tranh <br />
là một phân môn nghệ thuật tương đối khó, học sinh lớp 2 còn nhỏ các em <br />
chưa nắm vững kiến thức hiểu biết về mĩ thuật, khả năng tự tìm bố cục, <br />
hình mảng, màu sắc…Tư duy của học sinh còn chậm phát triển, thiếu sự <br />
quan tâm ủng hộ, động viên khích lệ của cha mẹ học sinh. Cha mẹ học sinh <br />
còn chưa hiểu tầm quan trọng của môn Mĩ thuật nên ít quan tâm, đầu tư, <br />
động viên con em tham gia việc học. Là bộ môn năng khiếu, khả năng diễn <br />
đạt những suy nghĩ, sáng tạo của mình bằng những nét vẽ rất khó khăn. Do <br />
đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh còn nhỏ tuổi, sự tập trung không cao, các <br />
em chưa tự giác trong học tập, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành còn <br />
yếu chưa chú ý đến vai trò của các bước thực hành. Còn có thói quen vẽ ngay <br />
từng hình một, không chú ý sắp xếp bố cục, hình ảnh chính phụ, các hình ảnh <br />
thường được vẽ một cách chi tiết, hình vẽ bằng nhau, màu lòe loẹt, thích sao <br />
chép, vẽ theo tranh mẫu hơn là phải ngồi suy nghĩ, liên tưởng, hình dung, tìm <br />
chọn nội dung đề tài, hình mảng, bố cục để vẽ, giờ học vẽ còn trầm, không <br />
sôi nổi. <br />
* Khó khăn gặp phải của giáo viên:<br />
Hiện nay đồ dùng dạy học có nhiều nhưng không phù hợp cho từng bài <br />
học nên gây không ít khó khăn và ảnh hưởng đến kết quả học tập của học <br />
sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên. <br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 5<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
Để các tiết học đạt hiệu quả giáo viên phải mất rất nhiều thời gian <br />
chuẩn bị đồ dùng dạy học, học sinh đi học còn hay quên hoặc không có đủ đồ <br />
dùng phục vụ cho bài học. <br />
Trình độ nhận thức của các em không đồng đều nên giáo viên luôn phải <br />
phân hóa đối tượng học sinh để các em được vẽ theo khả năng riêng của <br />
mình.<br />
Giáo viên chưa biết cách thay đổi phương pháp dạy học để làm sao cho <br />
phù hợp, gây được sự thu hút đối với học sinh dẫn đến tiết học được lặp đi <br />
lặp lại theo một cấu trúc định sẵn không gây được hứng thú đối với học sinh. <br />
Đó là những thực trạng chung nhưng qua thực tế giảng dạy và điều tra <br />
hàng năm tại trường, tôi thấy đa phần các em rất yêu thích môn học, nắm bắt <br />
được tình hình học tập thực tế của học sinh, sự hạn chế khả năng vận dụng <br />
sáng tạo trong vẽ tranh. Vì vậy, khi giảng dạy phân môn Vẽ tranh giáo viên <br />
phải biết vận dụng linh hoạt và khai thác tính ngôn ngữ, tính thẩm mĩ của <br />
tranh, ảnh…Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu vẻ đẹp về bố cục, hình mảng, <br />
màu sắc của bức tranh, chánh hướng dẫn chung chung. Biết vận dụng hình <br />
thức tổ chức và phương pháp phù hợp để phát huy năng lực, tính năng động <br />
sáng tạo của từng đối tượng học sinh. Phải tìm tòi, sáng tạo, có vốn kiến <br />
thức sâu, rộng về môn Mĩ thuật. Sưu tầm được nhiều tranh ảnh phong phú, <br />
đẹp, sinh động…liên quan bài học. Hơn nữa, đây là môn nghệ thuật học sinh <br />
yêu thích nên hưởng ứng, tham gia rất tích cực. Khi giảng dạy có sử dụng <br />
những hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú sẽ tăng hứng thú, hấp dẫn <br />
học sinh tham gia vào học tập. Tạo ra cho các em một sân chơi lành mạnh, bổ <br />
ích tổ chức lồng ghép trò chơi phù hợp, tạo không khí sôi nổi, thoái mái. Hình <br />
thành năng lực học tập, phát huy tính năng động sáng tạo, phát triển tư duy <br />
trừu tượng cho các em. Học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường Tiểu <br />
học Hoàng Văn Thụ nói riêng, các em còn thích khám phá, tò mò thích tìm tòi <br />
những cái mới. Khi được giới thiệu về tranh ảnh, các em luôn muốn quan sát, <br />
ngắm nhìn, muốn tự mình tìm hiểu và lĩnh hội những kiến thức. Từ đó, làm <br />
phát huy tính năng động sáng tạo, hình thành năng lực học tập, tạo cho học <br />
sinh thói quen tự trao đổi với bạn bè, với thầy cô về những điều đã lĩnh hội <br />
được. Luôn tự tin thể hiện tranh vẽ, những sáng tạo, những cảm xúc riêng <br />
vào tác phẩm nghệ thuật của bản thân.<br />
<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 6<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
Vào đầu năm học 2017 2018 , tôi khảo sát thấy kết quả b ài vẽ của <br />
học sinh khối lớp 2 của trường TH Hoàng Văn Thụ kết quả như sau:<br />
Lớ Số Bài vẽ Bài vẽ Bài vẽ Hứng Không <br />
p HS đẹp, có đạt, chưa chưa đạt thú hứng <br />
sáng tạo có sáng yêu cầu thú<br />
tạo<br />
2A 30 4 21 5 23 7<br />
13.3 % 70 % 16,7% 76,7% 23,3%<br />
2B 11 3 7 1 8 3<br />
27.3% 63,6% 9,1% 72,7% 27,3%<br />
2C 15 3 9 3 12 3<br />
20% 60% 20% 80% 20%<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
Tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm tạo hứng thú, hấp dẫn, <br />
lôi cuốn học sinh tham gia học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học <br />
phân môn Vẽ tranh cho học sinh lớp 2.<br />
Nhằm phát huy hình thức tổ chức và phương pháp dạy học mới, khắc <br />
phục những yếu điểm của hình thức và phương pháp dạy học cũ. <br />
Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về vẽ tranh, biết vận dụng <br />
linh hoạt các kĩ năng và tư duy sáng tạo khi vẽ tranh. Phát huy năng lực học <br />
tập, tính <br />
năng động, sáng tạo của học sinh.<br />
Hình thành cho học sinh kĩ năng tự giác học tập. Từ đó, tạo môi <br />
trường cho các em sinh hoạt tập thể, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.<br />
Nhằm tạo sân chơi lành mạnh “Học mà chơi, chơi mà học”. Tạo hứng <br />
thú, kích thích các em tham gia vào hoạt động học tập.<br />
Biết sử dụng ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, <br />
ánh sáng, màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung <br />
quanh. Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, óc sáng <br />
tạo cho học sinh.<br />
Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về hội họa, tăng <br />
cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 7<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
Việc gây hứng thú cho học sinh là một việc rất cần thiết trong giờ vẽ <br />
tranh đề tài. Nếu giáo viên gây hứng thú cho học sinh tốt thì sẽ gây cho học <br />
sinh đam mê học tập của mình. Vì việc hứng thú nó đem đến tình huống có <br />
vấn đề, sau đó học sinh sẽ quan tâm đến những vấn đề đó để giải quyết <br />
trong suốt quá trình của tiết học, nên việc gây hứng thú tự học trong giờ vẽ <br />
tranh cho học sinh sẽ được nâng cao.<br />
Trong học tập hay bất kì công việc gì thì hứng thú là một thái độ rất <br />
quan trọng, nó thúc đẩy tiến trình công việc hiệu quả hơn, năng suất và nhẹ <br />
nhàng hơn.<br />
Đã là hứng thú, nghĩa là hứng khởi và thích thú đối với môn học. Những <br />
xúc cảm, thái độ chỉ có thể hình thành dưới sự dẫn dắt của người thầy mà <br />
kết quả của nó là hệ quả của rất nhiều yếu tố như: cách tổ chức tiến hành <br />
bài giảng, hình thức hoạt động, công cụ trực quan, phương tiện dạy học, <br />
giọng nói và cả khả năng khuấy động lớp học.<br />
Tuy nhiên để có thể thực hiện, áp dụng nó vào bài dạy cụ thể thì trước <br />
hết chúng ta phải hiểu được con đường để hình thành nên sự hứng thú. Thứ <br />
nhất đó là sự hấp dẫn một cách tự phát không vì bất cứ lí do gì, trường hợp <br />
này trong quá trình giảng dạy Mĩ thuật chúng ta có bắt gặp nhưng không <br />
nhiều, có lẽ là vì ngôn ngữ của Mĩ thuật khá trừu tượng. Thứ hai đó là sự hấp <br />
dẫn về hình thức khiến người ta say mê khám phá dẫn đến nhận thức về bản <br />
chất của sự vật. Thứ ba là từ chỗ hiểu được ý nghĩa của đối tượng mà dẫn <br />
đến bị hấp dẫn lôi cuốn, đây là trường hợp mà chúng ta bắt gặp nhiều nhất <br />
trong quá trình giảng dạy.<br />
Để thực hiện những việc trên qua thực tế giảng dạy tôi tìm ra được một <br />
số biện pháp nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong phân môn Vẽ <br />
tranh cho học sinh lớp 2 như sau:<br />
b1. Giáo viên cần phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học. <br />
Việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng, bởi đồ dùng dạy học <br />
là sự hiển diện của kiến thức, có khả năng lột tả những gì trìu tượng nhất mà <br />
kênh chữ và lời diễn tả ít hiệu quả. Đôi khi lời nói lại không có tác dụng đối <br />
với học sinh. Đồ dùng dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh đối với <br />
môn Mĩ thuật nhất là học sinh lớp hai. Đồ dùng không thể thiếu được trong <br />
bất kì tiết học nào của bài học, người giáo viên chuẩn bị đồ dùng chu đáo, <br />
thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng hiệu quả và hứng thú say mê học tập <br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 8<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
của các em. Vậy cần chuẩn bị đồ dùng như thế nào để các tiết học đạt hiệu <br />
quả cao. Tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến như sau :<br />
+ Để làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các bài vẽ tranh, tốt nhất là sử <br />
dụng tranh vẽ của học sinh. Các tranh này phải có những nét điển hình để có <br />
thể giúp cho giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy, gồm 3 loại : loại tốt, <br />
loại trung bình và loại chưa đạt yêu cầu. <br />
+ Trước khi sử dụng, giáo viên cần suy nghĩ, tìm hiểu nội dung của từng <br />
bức tranh, tránh sử dụng tranh mẫu một cách hời hợt hoặc tùy tiện, thiếu cân <br />
nhắc.<br />
+ Ngoài các tranh mẫu, giáo viên cần chuẩn bị hình gợi ý cách vẽ theo <br />
yêu cầu cụ thể của từng bài.<br />
+ Giáo viên cần luyện tập thành thục cách vẽ bảng và kết hợp vẽ bảng <br />
với phương pháp dạy học một cách hợp lí để giúp cho học sinh tiếp thu tốt và <br />
dễ dàng hơn.<br />
b2. Gây hứng thú ngay khi vào phần giới thiệu bài.<br />
Đối với từng khối lớp khác nhau tôi chọn cách vào bài phù hợp có thể <br />
dùng những bài hát, trò chơi, câu đố, những hình ảnh liên quan đến bài học. <br />
Ví dụ 2: Khi dạy đề tài vẽ tranh đề tài con vật <br />
Tôi cho một học sinh lên bảng và làm các động tác về các con vật mà các <br />
em biết hoặc câu đố, hát một bài về con vật, tranh ảnh về con vật...<br />
Câu đố: “Con gì ăn no<br />
Bụng to mắt híp<br />
Mồm kêu ụt ịt<br />
Nằm thở phì phò<br />
Hỏi là con gì?”(Con lợn)<br />
Như vậy việc giới thiệu đối với một bài mới rất cần thiết và càng cần <br />
thiết hơn nếu người giáo viên tìm được cách giới thiệu gây được sự kích <br />
thích, hứng thú đối với học sinh. Vậy để làm được điều này người giáo viên <br />
trước hết phải tìm hiểu kỹ bài dạy, xem xét, tìm ra cách lạ cách hay gây ấn <br />
tượng và cụ thể hơn là cách chọn những hình ảnh phù hợp liên quan đến bài <br />
học.<br />
b3: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong phát hiện kiến <br />
thức mới. <br />
<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 9<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
Tạo hứng thú bằng cách đặt những câu hỏi khơi gợi thông tin, kích thích <br />
tính tò mò của học sinh.<br />
Mỗi giáo viên có một cách khai thác bài khác nhau, có thể cho các em <br />
khai thác trên tranh ảnh, hoặc đặt câu hỏi trả lời.<br />
Ở Mĩ thuật, phương pháp vấn đáp được sử dụng nhiều. Phương pháp <br />
vấn đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào <br />
bài vẽ của mình. Hoặc giáo viên có thể phát phiếu học tập và cho học sinh <br />
thảo luận nhóm để lĩnh hội kiến thức mới.<br />
b4: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung<br />
Mỗi đề tài có nhiều nội dung khác nhau. Có hiểu được nội dung đề tài, <br />
học sinh nhớ lại, tưởng tượng được những hình ảnh có liên quan đến nội <br />
dung bài vẽ. Ở phần này, giáo viên nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi cụ thể từ <br />
dễ đến khó, có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề để giúp học sinh tìm <br />
hiểu và tiếp cận với đề tài. Tránh những câu hỏi khó (nên dùng phương pháp <br />
gợi mở gây hứng thú để lôi cuốn học sinh trả lời các câu hỏi và tìm hiểu nội <br />
dung bài).<br />
Câu hỏi nên gắn với các hình minh họa (tranh, ảnh).<br />
Tranh, ảnh dùng để minh họa cần có nét điển hình, tiêu biểu giúp học sinh <br />
tiếp cận nhanh với nội dung đề tài.<br />
Khi học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên cần bổ sung, định hướng để học <br />
sinh hiểu và trả lời đúng câu hỏi, sát với nội dung.<br />
Cần dành thời gian hợp lý cho phần tìm, chọn nội dung đề tài ở các bài vẽ <br />
tranh.<br />
b5 : Hướng dẫn học sinh sắp xếp hình ảnh (bố cục) trong tranh.<br />
Nếu không có tranh minh họa và sự phân tích, gợi ý của giáo viên, học <br />
sinh sẽ rất lúng túng khi thực hành. Vì thế, giới thiệu và phân tích cách sắp <br />
xếp hình ảnh ở từng bức tranh để học sinh quan sát, nhận thức là việc làm <br />
hết sức cần thiết. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lời giảng và tranh minh <br />
họa nhằm gợi ý để học sinh suy nghĩ, nhớ lại những hình ảnh có liên quan <br />
đến nội dung (người, vật, nhà cửa, cây cối,...có thể vẽ vào tranh).<br />
Cần lưu ý học sinh cách chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ và cách sắp <br />
xếp các hình ảnh đó sao cho hợp lí, cân đối, có trọng tâm, rõ nội dung. Tùy <br />
theo từng bài mà chọn hình ảnh và sắp xếp bố cục cho phù hợp, tránh rườm <br />
rà hay sơ sài đơn điệu.<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 10<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
Việc hướng dẫn, gợi ý cách bố cục bức tranh cho hợp lý là rất cần <br />
thiết, nhưng để học sinh vẽ được tranh đẹp, tốt nhất là sau khi gợi ý chung <br />
hãy để các em vẽ tự do vẽ theo khả năng của mình, tránh bắt buộc các em vẽ <br />
theo khuôn mẫu hoặc theo ý chủ quan của giáo viên.<br />
Luôn nhắc nhở học sinh vẽ theo cảm nhận, không bắt chước, không <br />
sao chép tranh của bạn, của tranh mẫu.<br />
b6 : Hướng dẫn học sinh vẽ màu<br />
Màu sắc luôn luôn hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh tiểu học. Vẽ màu <br />
là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và lí trí, tạo nên "linh hồn" và vẻ đẹp của <br />
bức tranh. Khi hướng dẫn học sinh vẽ màu, giáo viên cần giới thiệu cách sử <br />
dụng các chất liệu như : bút dạ, sáp màu, màu nước,...thông qua việc giới <br />
thiệu cách vẽ màu của các bức tranh và cách phạm thị của giáo viên.<br />
Học sinh tiểu học rất thích vẽ màu nguyên chất và vẽ màu theo bản <br />
năng. Nếu sự tác động của giáo viên không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ ảnh <br />
hưởng không tốt tới học sinh và làm mất đi những màu sắc trong sáng và ngây <br />
thơ của các em. Chính vì thế việc hướng dẫn vẽ màu cần khéo léo và mang <br />
tính chất gợi ý, động viên khích lệ, tránh ép buộc học sinh vẽ màu theo ý của <br />
giáo viên hoặc bắt trước các tranh mẫu.<br />
Để học sinh vẽ màu tự do theo ý thích, chắc chắn các em sẽ phát huy <br />
được năng lực của bản thân và bộc lộ rõ cá tính của mình. Song nếu không có <br />
sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên thì nhiều học sinh sẽ bị lúng <br />
túng, vẽ màu sẽ bị quá lòe loẹt hoặc tối xỉn hay sử dụng những màu không ăn <br />
nhập với nhau.<br />
Nếu trong một lớp nhiều học sinh không có màu giáo viên có thể cho <br />
các em thể hiện bài vẽ theo nhóm hoặc ngồi theo nhóm và sử dụng chung <br />
màu. Làm như vậy thì tất cả các em đều được sử dụng màu và hoàn thành bài <br />
vẽ.<br />
b7:Tạo hứng thú cho học sinh khi nhận xét, đánh giá kết quả học tập <br />
của mình, của bạn. <br />
Khi đánh giá tranh vẽ của các em cần phải dựa trên đặc điểm tâm sinh lý <br />
của lứa tuổi. Không nên áp đặt lấy tiêu chuẩn đánh giá tranh vẽ của người <br />
lớn để đánh giá các em. Dựa trên những yếu tố có thể phân loại và đánh giá <br />
đúng với khả năng riêng của từng em để khích lệ học sinh học tập là chủ <br />
yếu. <br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 11<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
Khi đánh giá cần căn cứ vào yêu cầu của bài học, động viên khuyến <br />
khích các em có tính sáng tạo. Những em học sinh yếu không nên chê bai quá <br />
nhiều, mà chỉ nên nhắc nhở, động viên và tìm những điểm tốt dù là nhỏ nhất <br />
khen để bài sau các em cố gắng vẽ tốt hơn. Như vậy mới tạo ra cho các em <br />
sự tìm tòi, hứng thú say mê và thể hiện cái mới sáng tạo trong bài vẽ của <br />
mình. <br />
Khi kết thúc giờ học, giáo viên treo tranh của học sinh để học sinh tự <br />
nhận xét những bài vẽ tốt, qua đó kích thích các em cố gắng trong bài học của <br />
mình còn những bài chưa đẹp các em có thể rút ra kinh nghiệm cho bài học <br />
sau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh HS nhận xét bài vẽ của bạn<br />
b8. Tổ chức lồng ghép các trò chơi, hội thi phù hợp.<br />
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được thực <br />
hiện ở tất cả các môn học. Đối với việc giảng dạy môn Mĩ thuật càng yêu <br />
cầu vận dụng phương pháp này một cách hợp lý để phát huy tính sáng tạo <br />
của các em.<br />
Môn Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật. Vì vậy giáo viên phải tổ chức <br />
sao cho giờ học nhẹ nhàng thoải mái mang tính nghệ thuật và có thể tổ chức <br />
bằng nhiều hình thức như lồng ghép trò chơi. Lồng ghép trò chơi không chỉ <br />
kích thích các em hoạt động mà còn giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng <br />
tượng sáng tạo thông qua việc tái tạo nội dung, hình tượng, tiếng kêu, tiếng <br />
động …để xây dựng hình ảnh của bài vẽ.<br />
<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 12<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
Khi sử dụng trò chơi tuỳ theo từng bài giáo viên có thể áp dụng lồng <br />
ghép.<br />
Giáo viên phải biết lồng ghép đúng tùy từng nội dung của các bài học có thể <br />
ở phần mở bài, thực hành hay ở cuối bài học.<br />
Trò chơi trong bài : Vẽ tranh chân dung<br />
Mục tiêu: Rèn luyện trí nhớ và vận dụng đồng dao vào bài vẽ tranh chân <br />
dung.<br />
Với trò chơi này giáo viên có thể tổ chức vào thời gian đầu của hoạt động <br />
thực hành để tạo sự thoải mái thích thú thoải mái khi bước vào thực hành.<br />
Chuẩn bị: Lời đồng dao, bảng con, phấn trắng<br />
Cách chơi: Khi nghe giáo viên đọc từng câu đồng dao học sinh vẽ một chi <br />
tiết trên khuôn mặt em nào vẽ nhanh, vẽ đẹp sẽ thắng.<br />
Lời đồng dao: <br />
Đi vòng quanh chợ (vẽ khuôn mặt) <br />
Trời mưa lăn phăn (vẽ tóc) <br />
S đi chợ (vẽ mũi) <br />
Mua hai hòn bi (vẽ đôi mắt) <br />
Mua đôi bút chì (vẽ hai lông mày) <br />
Mua cái bánh mì (vẽ môi)<br />
Mua bánh tai voi (vẽ hai tai)<br />
Mua đôi quả chuối (vẽ hai bím tóc)<br />
Trong túi có tiền<br />
Mua liền cặp sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 13<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh HS tham gia trò chơi<br />
Trò chơi : Đoán tên con vật:<br />
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhanh.<br />
Chuẩn bị: Tranh khổ A2 vẽ các con vật chưa hoàn chỉnh, phấn trắng.<br />
Cách chơi: Chơi trong lớp học, chia thành 2 dãy bàn, khi nghe hiệu lệnh của <br />
giáo viên, mỗi dãy bàn quan sát tranh minh hoạ một số hình vẽ con vật chưa <br />
hoàn chỉnh, thời gian là 2 phút, sau đó cử thành viên lên bảng viết tên các con <br />
vật, dãy bàn nào viết nhanh, nhiều và đúng sẽ thắng cuộc.<br />
Trò chơi 3: Tìm bố cục<br />
Mục tiêu: Rèn kĩ năng lựa chọn bố cục trong các bài vẽ cho học sinh .<br />
Chuẩn bị: 2 bộ hình bằng bìa cứng, mỗi bộ có 3 cách sắp xếp bố cục khác <br />
nhau: to, nhỏ, vừa, hồ dán, nam châm.<br />
Cách chơi:<br />
Chọn 2 đội, mỗi đội gồm 3 học sinh .<br />
Giáo viên phát cho mỗi đội 1 bộ gồm 3 cách sắp xếp, yêu cầu lựa chọn các <br />
cách sắp xếp không cân đối và cân đối dán lên bảng.<br />
Khi có hiệu lệnh của Giáo viên các đội dán lên bảng các cách sắp xếp theo <br />
yêu cầu, đội nào nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.<br />
Trò chơi 4: Tập làm giám khảo <br />
Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học.<br />
Chuẩn bị: Sản phẩm của học sinh sau tiết học( 4 bài vẽ của học sinh )<br />
Kẹp treo tranh; Nam châm.<br />
Cách chơi:<br />
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng hoặc <br />
bàn và cử 1 đại diện lên nhận xét về nội dung đề tài, cách sắp xếp hình ảnh <br />
trong tranh, nhận xét về màu theo cảm nhận của các em. Nhóm nào nhận xét <br />
hợp lý sẽ thắng cuộc.<br />
Trò chơi 5 : Ghép hình <br />
Mục tiêu : Rèn kĩ năng sáng tạo và xây dựng được đề tài riêng.<br />
Chuẩn bị : Các mảnh ghép là hình ảnh có liên quan đến bài học<br />
Ví dụ bài : Vẽ tranh đề tài Vườn cây <br />
Chuẩn bị : Các mảnh ghép là các hình vẽ thân cây, tán lá, hoa, quả,..của từng <br />
loại cây khác nhau và một số hình ảnh phụ như: hàng rào, mặt trời, mây, con <br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 14<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
vật, con người, cỏ, hoa, mỗi một loại hình đều có những mảnh ghép có kích <br />
thước và màu sắc khác nhau đã được gắn keo hai mặt. Giấy A4<br />
Cách chơi : Chia lớp thành 3 nhóm (nhóm 2 em), sau thời gian 2 phút nhóm nào <br />
gắn nhanh và thành bức tranh rõ nội dung đề tài nhóm đó sẽ thắng cuộc.<br />
Trò chơi : Vẽ màu vào tranh<br />
Để rèn kĩ năng vẽ màu cho học sinh chúng ta nên dành thời gian vào cuối các <br />
tiết học vẽ tranh, lồng ghép trò chơi như sau :<br />
Gần cuối giờ học để tạo sự tự tin chủ động cho các em, giáo viên tổ chức <br />
trò chơi “Tô màu theo hình vẽ ”. Giáo viên chuẩn bị 4 bức tranh trên giấy (đơn <br />
giản về đường nét) chia lớp thành 4 nhóm (nhóm 2 em) và cho các nhóm thi <br />
đua tô màu nhanh đẹp, phù hợp. Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi. Sau thời <br />
gian 2 phút nhóm nào vẽ màu nhanh và hoàn thành hơn nhóm đó thắng cuộc.<br />
Trò chơi : Vẽ tiếp sức<br />
Ví dụ 1: “ Tiếp sức hoàn thành các bước vẽ tranh”.<br />
+ Giáo viên chuẩn bị :<br />
Nội dung tên các bước vẽ (mỗi bước vẽ 1 bản)<br />
Hình minh họa các bước vẽ( mỗi bước 1 hình)<br />
+ Cách thực hiện trò chơi: Chia học sinh thành các đội, mỗi đội cử số <br />
bạn tương ứng với số bước vẽ tranh (tranh vẽ có 4 bước thì cử mỗi đội 4 <br />
bạn tham gia). Một đội sắp xếp phần chữ, một đội sắp xếp phần hình theo <br />
trình tự các bước. Mỗi bạn chỉ được xếp một bước, tiếp bước nhau. Đội nào <br />
xếp đúng, xong trước thì thắng cuộc. Cả lớp theo dõi, cổ vũ và kiểm tra kết <br />
quả.<br />
Trò chơi này không những khuyến khích, tạo hứng thú mà còn khắc sâu <br />
kiến thức về cách vẽ tranh cho học sinh.<br />
Ví dụ 2: “ Tìm sắp xếp bố cục hình mảng”<br />
chuẩn bị: <br />
Một số hình cắt sẵn: hình nhà cửa, cây cối, đồ vật…bằng bìa cứng, mô hình <br />
bằng giấy loại hoặc bằng xốp… <br />
Nam châm nhỏ.<br />
+ Cách thực hiện trò chơi: Chia lớp thành các nhóm (hoặc tổ chức cá nhân <br />
)<br />
Mỗi nhóm (cá nhân) sử dụng những hình trên để sắp xếp thành một bức <br />
tranh có mảng chính, phụ phù hợp trong khoảng thời gian quy định. Nhóm (cá <br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 15<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
nhân) nào xếp được tranh đẹp, sáng tạo, hợp lí, có nội dung phù hợp bài học <br />
với thời gian ngắn nhất sẽ thắng cuộc.<br />
Trò chơi này giúp học sinh cách tìm bố cục, sắp xếp những mảng hình <br />
ảnh chính, phụ cho phù hợp. Qua trò chơi phát huy sự tư duy, sáng tạo, tích <br />
cực học tập của học sinh.<br />
Tạo hứng thú cho học sinh trong thời gian thực hành. Trong khi làm bài <br />
giáo viên phải phân hóa đối tượng học sinh để từ đó xây dựng kế hoạch và <br />
phương pháp tác động vào các em, tạo ra được không khí cạnh tranh, kích <br />
thích sự sáng tạo, gây hứng thú học tập. Ở nội dung này tôi đã tổ chức trò <br />
chơi đã thu hút, hấp dẫn học sinh và đạt kết quả cao.<br />
Ví dụ: Trò chơi “ Tiếp sức hoàn thiện bức tranh”.<br />
+ Chuẩn bị: Giấy A4 (tương ứng với số đội chơi),các đội chuẩn bị nội <br />
dung tranh vẽ.<br />
+ Cách thực hiện: Giáo viên dán số tờ giấy A4 lên bảng, chia lớp thành <br />
các đội chơi, ghi tên các đội. Các đội thảo luận trong khoảng 57 phút để tìm <br />
nội dung vẽ. Mỗi thành viên của đội lần lượt vẽ một mảng hình hoặc một <br />
chi tiết của bức tranh để hoàn thiện tranh vẽ của đội mình( mỗi thành viên chỉ <br />
vẽ một lần) Đội nào hoàn thiện tranh sớm, đạt yêu cầu về nội dung, bố cục, <br />
hình mảng, màu sắc, đậm nhạt… thì thắng cuộc. <br />
Ví dụ 2 : Tô màu vào tranh cát.<br />
+ Chuẩn bị : Tranh và cát màu phù hợp với từng đề tài, từng bài học. <br />
+ Cách thực hiện: Chia lớp thành các nhóm, phát tranh, cát màu. Hướng <br />
dẫn các nhóm tô cát màu vào tranh của nhóm mình cho phù hợp, rõ nội dung. <br />
Nhóm nào tô nhanh, màu đều, tranh rõ nội dung thì thắng cuộc.<br />
Với trò chơi này củng cố kĩ năng tô màu, kĩ năng quan sát hình vẽ rất <br />
hiệu quả. Tạo hứng thú, có sức cuốn hút, hấp dẫn học sinh rất lớn, bởi khi <br />
được tham gia trò chơi này các em được tự tay hoàn thành sản phẩm chỉ bằng <br />
một việc đơn giản mà có ý nghĩa giáo dục lớn.<br />
Như vậy, việc tổ chức trò chơi trong phân môn vẽ tranh luôn tạo hứng <br />
thú, hấp dẫn cho học sinh, tạo không khí vui vẻ trong lớp học, nhờ đó mà học <br />
tiếp thu bài nhanh chóng, tích cực và tự giác. Tạo cơ hội cho học sinh rèn <br />
luyện kĩ năng và củng cố kiến thức, phát huy tính sáng tạo, từ đó học sinh lấy <br />
hứng thú học tập… Ngoài ra, còn giúp học sinh phát triển tâm lí, thái độ đạo <br />
đức như tôn trọng kỉ luật, giúp đỡ và có trách nhiệm cao với đồng đội.<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 16<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh tô màu vào tranh cát<br />
Như vậy, việc tổ chức trò chơi trong phân môn vẽ tranh luôn tạo hứng <br />
thú, hấp dẫn cho học sinh, tạo không khí vui vẻ trong lớp học, nhờ đó mà học <br />
tiếp thu bài nhanh chóng, tích cực và tự giác. Tạo cơ hội cho học sinh rèn <br />
luyện kĩ năng và củng cố kiến thức, phát huy tính sáng tạo, từ đó học sinh lấy <br />
hứng thú học tập… Ngoài ra, còn giúp học sinh phát triển tâm lí, thái độ đạo <br />
đức như tôn trọng kỉ luật, giúp đỡ và có trách nhiệm cao với đồng đội.<br />
b9. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập<br />
Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng là đổi <br />
mới phương pháp dạy học và thực hiện đánh giá theo thông tư 22 sửa đổi bổ <br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 17<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
sung thông tư 30. Vì thế việc kiểm tra cần thường xuyên, khách quan sẽ gây <br />
hứng thú, động viên khích lệ học sinh: <br />
Kiểm tra đánh giá lúc quan sát nhận xét<br />
Kiểm tra đánh giá lúc thực hành<br />
Kiểm tra đánh giá nhận xét cuối giờ học<br />
Đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào mục tiêu của bài học, <br />
từng giai đoạn trên cơ sở tiêu chí mà giáo viên đưa ra nhằm rèn kĩ năng cho <br />
học sinh.<br />
Ví dụ: Giai đoạn đầu giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ về bố cục, vẽ <br />
mảng, vẽ hình, giai đoạn thứ hai tập trung hướng dẫn vẽ nét đậm, nhạt, họa <br />
tiết, vẽ màu,… khi đánh giá dựa vào những tiêu chí giáo viên đã đưa ra như <br />
trên. <br />
Giáo viên dạy Mĩ thuật cần biết kết quả học Mĩ thuật của mỗi tiết dạy <br />
được thể hiện cụ thể ở ngay trên từng bài tập của học sinh nhưng chúng ta <br />
vẫn chú ý sự vận dụng về thái độ và hành vi còn quan trọng hơn. Vì vậy khi <br />
giáo viên gặp những bài hoàn thành chưa tốt không nên đánh giá nặng nề quá <br />
mà hãy động viên và cho phép học sinh về nhà làm lại bài (vì một số học sinh <br />
hiểu được, cảm thụ được nhưng rất khó thể hiện). Thường xuyên đánh giá <br />
bằng lời để giúp học sinh nhận ra ngay những lỗi gặp phải trong bài vẽ của <br />
mình.<br />
Khi đánh giá kết quả học Mĩ thuật ở cuối giờ giáo viên chỉ nên gợi ý cho <br />
học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Qua hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên, học <br />
sinh nói lên nhận xét rồi tự đánh giá mức độ hoàn thành của mình để rồi tiếp <br />
tục hoàn thiện bài hơn.<br />
Cuối cùng đánh giá chung cho tất cả các bài, chú ý động viên học sinh <br />
không có năng khiếu, khuyến khích học sinh có năng khiếu mĩ thuật. <br />
b10. Lồng ghép phương pháp Đan Mạch<br />
Ở một số bài tôi lồng ghép phương pháp mới (Đan Mạch) vào dạy vừa <br />
để gây hứng thú vừa để giúp các em được tiếp cận phương pháp Đan Mạch <br />
như bài: Vẽ tranh chân dung tôi lồng ghép quy trình vẽ biểu cảm hoặc bài Vẽ <br />
tranh đề tài Con vật lồng ghép quy trình vẽ cùng nhau,...Khi được tiếp cận <br />
phương pháp với các em rất thích vì vừa lạ lẫm vừa gây sự tò mò làm cho lớp <br />
học sôi nổi, vui vẻ. <br />
<br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 18<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh nhóm HS vẽ chân dung biểu cảm<br />
b11. Thử nghiệm<br />
Sau phần này, tôi tiến hành thử nghiệm đối với một số lớp, tôi nhận <br />
thấy các em rất hứng với môn học, biết chọn hình ảnh có chọn lọc, phù hợp <br />
với đề tài, thể hiện được nét vẽ hồn nhiên, ngỗ nghĩnh, hình vẽ đẹp, bố cục <br />
cân đối, màu đều có đạm nhạt, nêu được lí do thích bức tranh…Dưới đây là <br />
bảng đo sự yêu thích môn học. <br />
<br />
100<br />
90<br />
80<br />
70<br />
60 không thích<br />
50<br />
thích<br />
40<br />
rất thích<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
lần1 lần 2 lần 3 lần 4<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp.<br />
Các giải pháp, biện pháp nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với <br />
nhau, thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau. Biện pháp trước làm tiền đề cho biện <br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 19<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
pháp sau và các biện pháp sau tạo sự khăng khít nhằm góp phần nâng cao chất <br />
lượng môn học. Mỗi giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng các giải <br />
pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học, thực hiện đồng bộ các biện pháp <br />
nêu trên để đạt hiệu quả cao.<br />
d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Xuất phát từ mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài và từ những đề <br />
xuất đã nêu ra, qua nghiên cứu về tâm lí học lứa tuổi học sinh tiểu học và các <br />
tài liệu đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật.Trong quá trình giảng <br />
dạy tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Tôi đã tiến hành thực nghiệm để <br />
kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, sự hiệu quả của các phương pháp, hình <br />
thức tổ chức dạy học cũng như giúp học sinh có được kỹ năng vẽ tốt, biết <br />
suy nghĩ, tìm tòi, nâng cao chất lượng bài vẽ của giờ học sau đạt hiệu quả <br />
hơn so với bài vẽ giờ học trước.<br />
Tỉ lệ học sinh yêu thích môn học tăng lên, số học sinh Chưa hoàn thành <br />
giảm, học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt tăng cụ thể như sau:<br />
<br />
Trước khi chưa áp dụng:<br />
<br />
Lớ Số HS Bài vẽ Bài vẽ Bài vẽ Hứng thú Không <br />
p đẹp, có đạt, chưa hứng <br />
sáng tạo chưa có đạt yêu thú<br />
sáng tạo cầu<br />
2A 30 4 21 5 23 7<br />
13.3 % 70 % 16,7% 76,7% 23,3%<br />
2B 11 3 7 1 8 3<br />
27.3% 63,6% 9,1% 72,7% 27,3%<br />
2C 15 3 9 3 12 3<br />
20% 60% 20% 80% 20%<br />
<br />
Sau khi thực hiện giải pháp tôi thấy chất lượng phân môn Vẽ tranh trong <br />
học kì I của khối lớp 2 đã được nâng lên rõ rệt, chất lượng mỗi giờ học được <br />
nâng cao hơn, học sinh hứng thú tham gia hoạt động học tập, có kĩ năng vẽ <br />
tranh vững vàng, nhiều em đã bộc lộ sự đam mê, năng khiếu riêng qua các bài <br />
<br />
HÀ THỊ PHƯƠNG THẢO 20<br />
Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
thực hành, khả năng quan sát linh hoạt, nắm được cách vẽ, sắp xếp bố cục <br />
trên khung tranh một cách hợp lí tạo cho bức tranh chặt chẽ, logic, hình vẽ <br />
đẹp. Tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng, học sinh tự tin, hứng thú hơn. <br />
Áp dụng đến hết HKI kết quả như sau:<br />
<br />
Lớp Số Bài vẽ Bài vẽ Bài vẽ Hứng thú Không <br />
HS đẹp, có đạt, chưa hứng <br />
sáng tạo chưa có đạt yêu thú<br />
sáng tạo c