Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Cùng với các môn học khác (Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Đạo <br />
đức,...) môn Toán được dạy trong trường Tiểu học đã đóng góp một phần <br />
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.<br />
Môn Toán được dạy ở trường Tiểu học là môn học thống nhất, không <br />
chia thành phân môn. Nội dung của nó bao gồm các mạch kiến thức là: Số <br />
học, Đại lượng và đo đại lương, Các yếu tố hình học, Yếu tố thống kê, Giải <br />
toán có lời văn. Trong chương trình dạy học toán các mạch kiến thức này <br />
được sắp xếp xen kẽ nhau, quan hệ gắn bó với nhau làm cho môn Toán trở <br />
thành môn học có tính tích hợp cao, phù hợp với nhận thức của học sinh Tiểu <br />
học.<br />
Các bài toán có lời văn dành cho học sinh Tiểu học trong chương trình <br />
là những vấn để trong thực tế cuộc sống hết sức phong phú và có cấu trúc đa <br />
dạng khác nhau của cùng một phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) đến những <br />
dạng toán kết hợp của hai hay nhiều phép tính. Vì vậy, giải các bài toán có lời <br />
văn là dịp để học sinh vận dụng một cách tổng hợp các tri thức và kĩ năng <br />
giải toán với kiến thức cuộc sống.<br />
Việc dạy giải toán là một trong những vấn đề được coi trọng vì nó <br />
được xem là hoạt động nhằm mục đích: Củng cố, vận dụng những kiến thức <br />
tổng hợp thành kĩ năng, kĩ xảo và phát triển tư duy cho học sinh. Các em được <br />
làm quen với giải toán có lời văn ngay từ lớp 1 nhưng mới ở dạng toán đơn. <br />
Trong chương trình giải toán ở lớp 3 các em được học giải bài toán bằng hai <br />
phép tính bao gồm nhiều kiến thức tổng hợp. Đây là nền tảng cho các em giải <br />
các bài toán yêu cầu cao hơn có từ hai lời giải trở lên. Để làm tốt loại toán <br />
này đòi hỏi các em khả năng tư duy “Phân tích – tổng hợp”. Nếu học sinh <br />
không hiểu được đề bài sẽ không giải được bài toán. Trong thực tế lớp tôi <br />
chủ nhiệm vẫn còn nhiều học sinh lúng túng trong quá trình giải toán có lời <br />
văn. Tôi nhận thấy trong các kiến thức Toán ở chương trình thì mạch kiến <br />
thức “Giải toán có lời văn” là khó nhất với học sinh dân tộc thiểu số. Bởi vì, <br />
đối tượng học sinh dân tộc thiểu số vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc <br />
hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế nên khi giải toán có <br />
lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Với một bài toán có lời <br />
văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời <br />
hoặc lí giải tại sao các em lại có được phép tính như vậy? Các em thật sự <br />
lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, <br />
chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để <br />
trình bày bài giải, diễn đạt chưa rõ ràng,…<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 1<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Là giáo viên giảng dạy ở lớp 3, tôi thấy năng lực giải toán có lời văn <br />
của học sinh dân tộc thiểu số còn bị hạn chế bởi một số nguyên nhân chính <br />
như sau: <br />
Do các em ngại và chưa có thói quen đọc kĩ đề bài, phân tích các yếu tố <br />
ngôn ngữ để nắm được nội dung bài toán. <br />
Do kiến thức thực tế còn quá ít ỏi, nên nhiều học sinh dân tộc thiểu số <br />
không nhận thấy những điều vô lí trong những kết quả sai của mình. <br />
Do khả năng tư duy lôgic chưa tốt, đôi khi do không biết bắt đầu từ <br />
đâu, nên con đường đến đáp số nhiều khi chỉ là một sự ước đoán, mò mẫm. <br />
Một phần nữa là do tính vội vàng, hấp tấp, muốn khám phá nhanh đáp <br />
số bài toán. Việc giúp học sinh dân tộc thiểu số khắc phục những hạn chế và <br />
những nguyên nhân nêu trên khi học toán có lời văn là một trong những vấn <br />
đề cần được coi trọng nhằm củng cố và vận dụng những khái niệm, kĩ năng, <br />
kĩ xảo đã được hình thành. Phát triển tư duy lôgic của học sinh.<br />
Để góp phần nâng cao chất lượng học Toán và rèn kĩ năng giải toán có <br />
lời văn cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 , xuất phát từ trong quá trình giảng <br />
dạy và giáo dục học sinh với ý thức lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, bản <br />
thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, không ngừng tích lũy kinh nghiệm về nâng <br />
cao chất lượng dạy học giải toán cho học sinh lớp 3. Đó chính là lí do tôi <br />
chọn đề tài “Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân <br />
tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Nghiên cứu đề tài giúp học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số nắm được quy <br />
trình giải toán có lời văn, biết phân tích đề bài, biết cách giải, tìm ra đáp số <br />
đúng của bài toán có lời văn nhằm nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh để <br />
các em có thể nắm chắc, giải thành thạo những bài toán có lời văn ở lớp 3 <br />
góp phần dạy học mạch toán có lời văn nói riêng và dạy học toán nói chung <br />
đạt chất lượng cao<br />
Nhiệm vụ của đề tài là điều tra cơ bản có số liệu cụ thể về số học sinh giải <br />
toán có lời văn còn khó khăn. Lập kế hoạch, biện pháp phù hợp để giúp học <br />
sinh có kĩ năng giải toán tốt hơn và bồi dưỡng nâng cao cho học sinh năng <br />
khiếu. Kiểm tra kết quả đạt được trong từng tháng của học sinh để có kế <br />
hoạch giúp đỡ, uốn nắn kịp thời. Học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu <br />
đúc rút kinh nghiệm qua giảng dạy để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản <br />
thân.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu về một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số lớp 3. <br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 2<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Học sinh dân tộc thiểu số lớp 3B trong trường Tiểu học Võ Thị Sáu năm học <br />
2016 – 2017.<br />
Nội dung môn Toán bao gồm 5 mạch kiến thức lớn, tôi đi sâu vào <br />
nghiên cứu phần: “Giải toán có lời văn”. Các bài toán trong chương trình lớp <br />
3.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu <br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Đọc tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III <br />
(2003 – 2007); tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 3; sách giáo <br />
viên; sách giáo khoa Toán. <br />
Phương pháp tổng hợp.<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp trực quan.<br />
Phương pháp thực hành luyện tập. <br />
Phương pháp gợi mở vấn đáp.<br />
Phương pháp điều tra, thống kê.<br />
Phương pháp giảng giải minh họa.<br />
Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.<br />
Phương pháp quan sát (thăm lớp, dự giờ).<br />
Phương pháp thử nghiệm (tổ chức hội vui học tập). <br />
Phương pháp mô hình hóa kết quả thu được (biểu bảng).<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Căn cứ vào chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (Quyết định <br />
số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo. Căn cứ vào chương trình chuẩn hiện nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban <br />
hành và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt đối với môn Toán lớp 3. Căn cứ vào <br />
nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, thực hiện chỉ đạo của PGD&ĐT Krông Ana. <br />
Trong chương trình Giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn <br />
học khác trong trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo <br />
nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên <br />
có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các <br />
bộ môn khoa học khác. Trong đó mạch kiến thức giải toán có lời văn là dạng <br />
toán dùng ngôn ngữ đưa ra các dữ kiện và những yếu tố cần tìm trong một <br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 3<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
văn cảnh, ta vẫn hay quen gọi là bài toán đố. Bài toán có lời văn bao gồm <br />
nhiều loại toán khác nhau: toán đơn, toán hợp, toán điển hình. Ngay từ lớp 1 <br />
các em đã làm quen với cách giải bài toán có lời văn, tuy nhiên ở dạng rất đơn <br />
giản. Đó là những bài toán đơn về “thêm”, “bớt”, “nhiều hơn”, “ít hơn”. Lên <br />
lớp 3 các em bắt đầu làm quen và giải các bài toán hợp. Cho nên giải toán ở <br />
lớp 3 là nền tảng quan trong cho các em học giải toán ở lớp 4, 5. <br />
Giải toán có lời văn là một phần quan trọng trong chương trình giảng <br />
dạy môn Toán ở bậc Tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một <br />
cách hữu cơ với nội dung của số học, các đại lượng cơ bản và các yếu tố <br />
hình học có trong chương trình Toán 3. Vì vậy, việc giải toán có lời văn có <br />
một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau:<br />
Các khái niệm và các quy tắc về Toán trong sách giáo khoa nói chung <br />
đều được giảng dạy thông qua giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng <br />
cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc <br />
giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm <br />
hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để giúp các em phát <br />
huy hoặc khắc phục.<br />
Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực <br />
hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với thực tế sẽ <br />
hình thành, rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp <br />
các em biết vận dụng vào thực tiễn.<br />
Việc giải toán góp phần quan trọng vào rèn luyện cho học sinh năng lực <br />
tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài <br />
toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần <br />
phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ <br />
kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm. Suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra <br />
những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề <br />
đặt ra,... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các <br />
em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói <br />
quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc <br />
độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo,...<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Trường thuộc địa bàn của xã có nhiều khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số của <br />
lớp tôi chiếm 100% trong đó đa số các em tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn <br />
chế; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết rất chậm. Học sinh dân tộc thiểu số khó nhớ, <br />
mau quên, nhiều em chưa nắm được các dạng toán, các phép tính cộng, trừ, <br />
nhân, chia thực hiện rất chậm. Đặc biệt về giải toán có lời văn đa số các em <br />
còn yếu, nhất là viết câu lời giải rất lúng túng dẫn đến chất lượng giải toán <br />
có lời văn của các em rất thấp, điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả chung của <br />
môn Toán, cụ thể:<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 4<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 – 2017 về kĩ năng giải toán của <br />
31 học sinh lớp 3B và thu được kết quả như sau:<br />
<br />
TSHS N DT NDT Giải thành Kĩ năng giải Chưa nắm được<br />
ữ thạo chậm cách giải<br />
31 16 31 16 7 em = 29,2% 9 em = 37,5% 15 em = 33,3% <br />
Bên cạnh đó cha mẹ các em phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, hoàn <br />
cảnh khó khăn và diện xóa đói giảm nghèo lại nhiều. Vì thế, cha mẹ chưa <br />
hoặc không quan tâm, chăm lo đến việc học hành cho con em mình. Cá biệt <br />
còn có trường hợp học sinh theo cha mẹ đi làm lò gạch, đi nhặt điều, đi mót <br />
cà phê,… làm gián đoạn việc học tập của các em, gây ảnh hưởng đến độ liên <br />
tục của bài học trong chương trình, các em không tiếp thu được bài, hổng <br />
kiến thức. Đã khiến cho nhiều học sinh không tích cực trong các hoạt động <br />
học tập. Nhiều cha mẹ học sinh không hoặc chưa quan tâm đúng mức đến <br />
việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để các em đến lớp <br />
cũng như nhắc nhở các em học bài, đọc bài ở nhà.<br />
Một số học sinh chưa thực sự hiếu học, hay quên đồ dùng học tập, <br />
chưa chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Nhất là với môn Toán, số lượng <br />
học sinh khó khăn còn nhiều, chất lượng học tập chưa cao, có những học sinh <br />
không hiểu được đề bài toán dẫn đến giải bài toán sai, chưa biết tập trung <br />
vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán, không chịu phân tích đề toán khi <br />
đọc đề,…. Các em học sinh khó khăn vừa nhận biết mặt chữ vừa đánh vần <br />
để tìm hiểu bài toán, chưa xác định được yêu cầu và chưa nắm được cách <br />
giải bài toán có lời văn. Một số học sinh chưa theo kịp yêu cầu kiến thức, kĩ <br />
năng của môn học. Các em chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc giải các <br />
bài toán, mà các em chỉ chú ý đến việc làm cho xong bài tập. Chưa nắm được <br />
nội dung của bài toán, chưa tích cực, chủ động phân tích, tìm hiểu đề bài, tóm <br />
tắt bài toán,… Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao nên các em đọc <br />
được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm, dẫn đến kĩ năng giải toán có <br />
lời văn của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu. Do đó, giáo viên khó khăn, vất <br />
vả và mất nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp dạy học cũng như <br />
biện pháp rèn cho học sinh. Đồ dùng dạy học môn Toán còn hạn chế. Giáo <br />
viên mất nhiều thời gian đầu tư vào đồ dùng dạy học tự làm.<br />
Khi các em học giải các bài toán có lời văn hay gặp nhiều lúng túng, có <br />
khi bị “bế tắc” không tìm ra cách giải. Các em chỉ quen giải những bài toán <br />
đơn và bài toán mà dữ kiện cho biết cụ thể. Khi gặp bài toán mà dữ kiện bị <br />
che dấu bởi một yếu tố ngôn ngữ nào đó là các em gặp nhiều khó khăn. Khả <br />
năng suy luận của các em còn nhiều hạn chế. Các em hay lo lắng khi gặp bài <br />
toán có lời văn với quan điểm bài toán có lời văn là bài toán khó. Cụ thể về <br />
học sinh giải toán có lời văn chưa tốt là do:<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 5<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Các em hấp tấp, vội vàng, không đọc kĩ đề bài chưa nắm vững các dữ <br />
kiện bài cho, dạng bài đã làm.<br />
Học sinh chưa biết cách phân tích đề, tóm tắt bài toán dẫn đến chưa <br />
biết cách giải bài toán. <br />
Học sinh biết cách giải nhưng kĩ năng tính toán kém dẫn đến kết quả <br />
sai.<br />
Các em chưa hiểu rõ bản chất bài toán dẫn đến lúng túng khi đặt câu <br />
lời giải cho phép tính và đặt lời giải sai. <br />
Có học sinh không nắm vững các dạng toán dẫn đến sợ học toán có lời <br />
văn với quan niệm là khó.<br />
Một số em còn hạn chế về cách diễn đạt, hiểu ý nhưng không diễn đạt <br />
được. <br />
Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 nhằm kế thừa giải toán có lời văn <br />
ở lớp 1, 2 mở rộng, phát triển nội dung giải toán phù hợp với sự phát triển <br />
nhận thức của học sinh lớp 3. Thời lượng dành cho bài toán giải có lời văn <br />
chiếm tương đối nhiều trong tổng quỹ thời gian dành cho môn toán.<br />
Trong giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và giải toán có lời văn <br />
cho học sinh lớp 3 nói riêng, học sinh phải tư duy một các linh hoạt, áp dụng <br />
được tất cả các kiến thức, kĩ năng đã có vào giải toán, vào các tình huống <br />
khác nhau. Trong nhiều trường hợp các em phải biết vận dụng những dữ <br />
kiện, điều kiện chưa được nêu ra một các rõ ràng. Học sinh phải tự linh động <br />
trong giải toán, phát huy tích cực, chủ động khi làm bài. Vì vậy, mạch kiến <br />
thức giải toán có lời văn đóng vai trò quan trọng trong nội dung chương trình <br />
Toán 3.<br />
Chính vì thế nhiều khi hướng dẫn các em tìm lời giải vất vả hơn so với <br />
dạy các em thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số của bài toán. Việc đặt lời <br />
giải trở nên khó khăn với học sinh vì các em mới chỉ đọc được đề toán chứ <br />
chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi khi giáo viên nêu “Bài toán cho <br />
biết gì?”... Đến khi giải thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không <br />
có câu lời giải,… Học sinh còn hạn chế về kĩ năng giải toán có lời văn như: <br />
Chưa đọc kĩ đề bài hoặc đọc nhưng không hiểu đề bài toán, chưa biết tóm tắt <br />
bài toán, không biết lựa chọn phép tính để giải, viết lời giải sai, viết phép tính <br />
và tính sai kết quả, chưa viết đúng đơn vị của bài toán,…<br />
Từ thực trạng trên, để việc dạy học sinh dân tộc thiểu số giải toán có <br />
lời văn đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập, <br />
nâng cao chất lượng giải toán có lời văn thì trước hết phải dạy cho các em <br />
nắm được phương pháp cơ bản để giải một bài toán: Học sinh đọc kĩ đề bài, <br />
phân tích bài toán, tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc tóm tắt <br />
bằng sơ đồ đoạn thẳng. Học sinh nắm chắc được các dạng toán cơ bản hay <br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 6<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
những dạng toán “gốc” ở lớp 3 đầu học kì I như: Tìm một trong các phần <br />
bằng nhau của một số, Gấp một số lên nhiều lần, Giảm đi một số lần,… <br />
Học sinh biết trình bày bài giải theo thứ tự: Lời giải – phép tính – đáp số.<br />
Từ đó học sinh biết giải và trình bày bài giải các dạng toán giải bằng <br />
hai phép tính: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài toán giải bằng hai phép <br />
tính liên quan đến hình học,…<br />
Khi học sinh bắt đầu học về giải bài toán bằng hai phép tính giáo viên <br />
phải khắc sâu nội dung bài toán để học sinh biết khi nào thì giải bài toán bằng <br />
một phép tính, khi nào giải bài toán bằng hai phép tính.<br />
Bên cạnh đó giáo viên phải kịp thời và kiên trì giúp học sinh nắm được <br />
các dạng toán, phải sửa chữa sai lầm của học sinh một cách chu đáo. Giáo <br />
viên luôn thay đổi các hình thức luyện tập giải toán để gây hứng thú học tập <br />
cho học sinh. Tìm ra biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ <br />
bản của các dạng toán giải có lời văn ở lớp 3.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Mục đích nhằm nâng cao chất lượng học toán cho học sinh nói chung <br />
và rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh tộc dộc thiểu số lớp 3 nói <br />
riêng giúp các em nắm chức và giải tốt bài toán có lời văn, giúp giáo viên cùng <br />
học sinh đáp ứng được mục tiêu giảng dạy và học tập hiện nay, tạo điều <br />
kiện thuận lợi cho học sinh học tốt môn toán ở các lớp trên.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp lớp học<br />
Song song với việc điều tra, phân loại đối tượng học sinh, lập kế <br />
hoạch phấn đấu bồi dưỡng cho các em, tôi tiến hành xây dựng nề nếp học <br />
tập cho học sinh. Sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lí, phù hợp với từng em.<br />
Hướng dẫn học sinh cách học nhóm có hiệu quả, phân công các nhóm <br />
kèm cặp lẫn nhau, học sinh năng khiếu giúp học sinh khó khăn, tạo thói quen <br />
trao đổi học tập cùng nhau.<br />
Xây dựng quy ước giữa cô và trò, yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm <br />
túc (giờ nào việc ấy). Học sinh tự giác nghe giảng, học bài và làm bài đầy đủ.<br />
Biện pháp 2: Quy trình giải toán có lời văn<br />
Nghiên cứu kĩ đầu bài: Trước hết cần đọc cẩn thận đề toán, suy nghĩ <br />
về ý nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. <br />
Không nên vội tính toán khi chưa đọc kĩ đề toán.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 7<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và diễn đạt nội dung bài toán <br />
bằng ngôn ngữ, tóm tắt điều kiện bài toán hoặc minh họa bằng sơ đồ hình <br />
vẽ.<br />
Lập kế hoạch giải toán: học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi <br />
của bài toán phải thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều <br />
kiện của bài toán có thể biết gì? Có thể làm tính gì? Phép tính đó có thể giúp <br />
trả lời câu hỏi của bài toán không? Trên các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập <br />
trình tự giải toán.<br />
Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập để tìm đáp số. Mỗi khi <br />
thực hiện phép tính cần kiểm tra đã tính đúng chưa? Phép tính được thực hiện <br />
có dựa trên cơ sở đúng đắn không?...<br />
Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử xem đáp số tìm được có trả <br />
lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán <br />
không?<br />
Biện pháp 3: Hướng dẫn các bước giải toán <br />
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán<br />
Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số <br />
từ khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ <br />
1 1<br />
ngôn từ thông thường như: “gấp đôi”, “ , ”, “tất cả”…<br />
3 4<br />
Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì tôi hướng dẫn <br />
cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang <br />
làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại: <br />
“Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì?” và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán,…<br />
Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương <br />
pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh họa để các em tìm hiểu, <br />
nhận xét nội dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu <br />
của bài toán và dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép <br />
tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập.<br />
Bước 2: Tìm cách giải bài toán<br />
* Chọn phép tính giải thích hợp<br />
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và <br />
cái phải tìm, cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “ phép <br />
1 1<br />
chia” nếu bài toán yêu cầu “tìm , ...”. Chọn “tính trừ” nếu “bớt” hoặc <br />
3 4<br />
“tìm phần còn lại” hay là “lấy ra”. Chọn “phép nhân” nếu “gấp đôi, gấp ba” <br />
…<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 8<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Ví dụ: Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215m, đội đã sửa <br />
1<br />
được quãng đường. Hỏi đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét <br />
3<br />
đường nữa? (Bài 2/ SGK 119).<br />
Để giải được bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ <br />
giữa cái đã cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông <br />
qua các câu hỏi gợi ý như:<br />
+ Bài toán cho biết gì? (Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài <br />
1215m.)<br />
1<br />
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (đã sửa được quãng đường.)<br />
3<br />
+ Bài toán hỏi gì? (Đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường <br />
nữa?)<br />
+ Muốn biết đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa <br />
trước hết phải tìm gì trước? Nêu cách tìm? (Tìm số mét đường đã sửa: 1215 : <br />
3)<br />
+ Sau khi tìm được số mét đường đã sửa ta tiếp tục tìm gì? (Tìm số mét <br />
đường còn phải sửa)<br />
+ Nêu cách tìm? (Lấy tổng số mét đường phải sửa trừ đi số đã sửa).<br />
* Đặt câu lời giải thích hợp<br />
Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô <br />
cùng quan trọng và khó nhất đối với học sinh khó khăn trong học tập. Chính <br />
vì vậy, việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một <br />
khó khăn lớn đối với người dạy. Tùy từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn <br />
các cách hướng dẫn sau:<br />
Cách 1: (Đối với bài toán đơn) Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ <br />
bớt từ đầu “hỏi” và thay từ “mấy” hay “bao nhiêu” bằng từ “số” rồi thêm từ <br />
“là” để có câu lời giải.<br />
Ví dụ: May 6 bộ quần áo hết 18m vải. Hỏi may mỗi bộ quần áo hết <br />
mấy mét vải? <br />
Các em tìm được câu lời giải “May mỗi bộ quần áo hết số mét vải là:”<br />
Cách 2: (Đối với bài toán hợp) Lời giải thứ nhất dựa vào cái cần tìm <br />
đầu tiên trong bài toán, tìm cái gì trả lời cái đó. Lời giải thứ hai dựa vào câu <br />
hỏi trong bài toán. <br />
Ví du: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn <br />
thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu?<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 9<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
+ Muốn biết cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu trước tiên em <br />
phải tìm gì? (Tìm thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu)<br />
Vậy: Cái cần tìm đầu tiên là số lít dầu đựng trong thùng thứ hai nên câu <br />
lời giải là: “Số lít dầu đựng trong thùng thứ hai là:” hoặc “Thùng thứ hai <br />
đựng được số lít dầu là:” <br />
Tóm lại: Tuỳ từng đối tượng, từng trình độ học sinh mà hướng dẫn các <br />
em cách lựa chọn, đặt câu lời giải cho phù hợp. Trong một bài toán, học sinh <br />
có thể có nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Song trong khi giảng dạy, ở mỗi <br />
một dạng bài cụ thể tôi cho các em suy nghĩ, thảo luận theo bàn, nhóm để tìm <br />
ra các câu lời giải đúng và hay nhất phù hợp với câu hỏi của bài toán đó. Tuy <br />
nhiên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách giải (ngắn gọn, dễ hiểu, phù <br />
hợp với các em) và phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.<br />
Bước 3: Trình bày bài giải<br />
Như chúng ta đã biết, các dạng toán có lời văn, học sinh đã phải tự viết <br />
câu lời giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa.<br />
Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa <br />
học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện <br />
yêu cầu này trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo <br />
hướng dẫn, quy định.<br />
Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi bài <br />
giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch chân), câu lời giải ghi cách ô <br />
lỗi khoảng 1 > 2 ô vuông (tùy câu lời giải ngắn hoặc dài), chữ ở đầu câu viết <br />
hoa, ở cuối câu có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải <br />
khoảng 2 > 3 ô vuông, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu <br />
ngoặc đơn. Phần đáp số ghi lệch sang phần vở bên phải và dấu hai chấm rồi <br />
mới viết kết quả và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa).<br />
Biện pháp 4: Hướng dẫn giải các dạng toán cơ bản <br />
Để dạy học sinh cách giải toán thì trước tiên tôi lựa chọn phương pháp <br />
giải toán phù hợp với từng dạng toán khác nhau. <br />
1. Hướng dẫn dùng sơ đồ đoạn thẳng vào giải bài toán liên quan <br />
đến nhiều hơn, ít hơn, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, <br />
tìm một phần mấy của một số,…<br />
Tôi hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để minh h ọa giữa <br />
những điều đã cho và những điều cần tìm trong bài toán. Thiết lập được mối <br />
quan hệ giữa các dữ kiện trong bài toán. Đó chính là dùng đoạn thẳng để biểu <br />
diễn, thay thế cho một số, 1 vật, 1 giá trị, 1 đại lượng nào đó trong bài toán.<br />
Ví dụ 1: Lớp 3A có 38 học sinh. Lớp 3B có ít hơn lớp 3A 6 học sinh. <br />
Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 10<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Hướng dẫn học sinh đọc bài toán, phân tích và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn <br />
thẳng:<br />
Tóm tắt<br />
38 HS<br />
<br />
<br />
Lớp 3A<br />
<br />
6 HS ? học sinh<br />
Lớp 3B<br />
<br />
<br />
Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng trên ta thấy: Lớp 3A có 38 học sinh. Lớp 3B <br />
có ít hơn 6 học sinh. Bài toán yêu cầu tìm số học sinh cả hai lớp.<br />
Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải bài toán: Muốn tìm số học sinh của <br />
cả hai lớp ta làm như thế nào? (Lấy số học sinh của lớp 3A cộng với số học <br />
sinh của lớp 3B).<br />
Khi đã biết số học sinh của lớp 3A rồi ta phải đi tìm gì? ( Ta phải tìm <br />
được số học sinh của lớp 3B).<br />
Muốn tìm số học sinh của lớp 3B ta làm như thế nào? (Lấy số học sinh <br />
của lớp 3A trừ đi 6). Có thể ghi tắt quá trình suy nghĩ trên bằng sơ đồ sau:<br />
Cả hai lớp<br />
<br />
<br />
Lớp 3A + Lớp 3B<br />
<br />
<br />
Lớp 3A 6<br />
Qua phân tích bài toán, học sinh trình bày được bài giải như sau:<br />
Bài giải:<br />
Số học sinh lớp 3B là:<br />
38 – 6 = 32 (học sinh)<br />
Cả hai lớp có số học sinh là:<br />
38 + 32 = 70 (học sinh)<br />
Đáp số: 70 học sinh <br />
Lưu ý: Đây là bài toán liên quan đến dạng toán về ít hơn. <br />
Ví dụ 2: (SGK/Tr.103) Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l dầu, <br />
buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu <br />
lít dầu?<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 11<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Học sinh đọc bài toán, phân tích và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:<br />
432l<br />
Buổi sáng: <br />
? l<br />
Buổi chiều:<br />
+ Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu trước tiên em phải <br />
tìm gì? (Tìm số dầu bán trong buổi chiều).<br />
+ Muốn tìm số dầu bán trong buổi chiều ta làm như thế nào? (Lấy số <br />
dầu bán trong buổi sáng nhân 2).<br />
Bài giải:<br />
Buổi chiều bán được số lít dầu là:<br />
432 x 2 = 864 (l)<br />
Cả hai buổi bán được số lít dầu là:<br />
432 +864 = 1296 (l)<br />
Đáp số: 1296l dầu<br />
Lưu ý: Đây là bài toán liên quan đến gấp một số lên nhiều lần.(Muốn <br />
gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần). <br />
Ví dụ 3: (SGK/Tr.76) Minh có một quyển truyện dày 132 trang, Minh đã <br />
1<br />
đọc được quyển truyện đó. Hỏi Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì <br />
4<br />
xong quyển truyện?<br />
Hướng dẫn học sinh đọc bài toán, phân tích và tóm tắt bằng sơ đồ: <br />
132 trang<br />
<br />
Đã đọc ? trang<br />
+ Muốn biết Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì trước tiên ta <br />
phải làm gì? (Tìm xem Minh đã đọc được bao nhiêu trang truyện).<br />
+ Muốn tìm số trang Minh đã đọc ta lấy số trang truyện chia cho 4.<br />
Bài giải:<br />
Minh đã đọc được số trang truyện là:<br />
132 : 4 = 33 (trang)<br />
Minh còn phải đọc số trang truyện nữa là:<br />
132 – 33 = 99 (trang)<br />
Đáp số: 99 trang<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 12<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Lưu ý: Đây là bài toán liên quan đến tìm một phần mấy của một số. <br />
(Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần). <br />
Như vậy sử dụng sơ đồ đoạn thẳng vào giải toán là phương pháp đem <br />
lại hiệu quả cao. Nhiều bài toán phức tạp nhưng sau khi hướng dẫn học sinh <br />
phân tích đề bài và tóm tắt được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng thì bài toán <br />
lại trở thành đơn giản. Dùng sơ đồ đoạn thẳng vào giải toán giúp học sinh có <br />
khả năng phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy và sáng tạo.<br />
2. Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị<br />
Để làm tốt các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thì học sinh phải <br />
nắm được cách giải bài toán. Đầu tiên phải đi tìm giá trị của một đơn vị (thực <br />
hiện bằng phép tính chia). Trong bài toán bao giờ cũng có hai đơn vị đo là hai <br />
danh số. Cần cho học sinh xác định được một đơn vị cần tìm trong bài toán <br />
chính là đơn vị lớn bao hàm đơn vị còn lại.<br />
Ví dụ: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật <br />
ong?<br />
Đơn vị đo trong bài là lít và can thì đơn vị can lớn hơn đơn vị lít vì một <br />
can thường chứa nhiều lít. Vì vậy một đơn vị cần tìm là một can.<br />
Hay: Có 24 viên thuốc đựng đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc có bao nhiêu <br />
viên thuốc?<br />
Ta thấy đơn vị vỉ lớn hơn đơn vị viên thuốc vì một vỉ thuốc thường <br />
chứa nhiều viên thuốc nên một đơn vị cần tìm là một vỉ.<br />
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị có hai dạng:<br />
Dạng 1: <br />
+ Tìm giá trị một đơn vị (Thực hiện tính chia).<br />
+ Tìm giá trị của nhiều đơn vị (Lấy giá trị của một đơn vị nhân với số <br />
đơn vị cần tìm).<br />
Ví dụ: (SGK/Tr.129) Muốn lát nền 6 căn phòng như nhau cần 2550 viên <br />
gạch. Hỏi muốn lát nền 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch?<br />
Tóm tắt: Bài giải:<br />
6 phòng: 2550 viên gạch Một phòng lát hết số viên gạch là:<br />
7 phòng: … viên gạch? 2550 : 6 = 425 (viên gạch)<br />
7 phòng cần lát số viên gạch là:<br />
425 x 7 = 2975 (viên gạch)<br />
Đáp số: 2975 (viên gạch)<br />
Dạng 2: <br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 13<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
+ Tìm giá trị một đơn vị (Thực hiện tính chia).<br />
+ Tìm số đơn vị (Lấy giá trị của số đơn vị cần tìm chia cho giá trị của <br />
một đơn vị).<br />
Ví dụ: (SGK/Tr.167) Có 48 cái đĩa xếp đều vào 8 hộp. Hỏi có 30 cái đĩa <br />
thì xếp được vào mấy hộp như thế?<br />
Tóm tắt: Bài giải:<br />
48 cái đĩa: 8 hộp Một hộp xếp được số đĩa là:<br />
30 cái đĩa: … hộp? 48 : 8 = 6 (cái đĩa)<br />
30 cái đĩa xếp được số hộp là:<br />
30 : 6 = 5 (hộp)<br />
Đáp số: 5 hộp<br />
Khi giải bài toán dạng này, đối với học sinh khó khăn về học tập, các <br />
em hay nhầm lẫn lời giải như (Một cái đĩa xếp được số hộp là) và nhầm cách <br />
ghi đơn vị của bài toán là hộp với cái đĩa. Cần hướng dẫn cho các em cách <br />
viết lời giải tỉ mỉ: Lời giải thứ nhất tìm một hộp thì trả lời cho đơn vị hộp, <br />
lời giải thứ 2 dựa vào câu hỏi trong bài toán. Còn tìm số đĩa thì đơn vị là “cái <br />
đĩa”, tìm số hộp đơn vị là “hộp”. Đơn vị của mỗi phép tính thường đứng ngay <br />
sau chữ “số” trong mỗi câu lời giải. <br />
3. Hướng dẫn giải các bài toán về hình học<br />
Đối với những bài toán hình học, để giúp các em giải tốt, trước hết <br />
phải hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm đặc điểm hình học. Nắm chắc <br />
cách tính chu vi và diện tích hình vuông và hình chữ nhật. Dựa vào đề bài học <br />
sinh biết được các yếu tố đã cho có liên quan trong quá trình giải bài, như vậy <br />
sẽ rèn cho các em kĩ năng và tư duy tốt.<br />
Khi giải bài toán về hình học thì trước hết tôi giúp các em xác định <br />
được bài đó liên quan đến hình nào, từ đó dựa vào cách tính để thực hiện tính. <br />
Nếu bài toán chưa cho các yếu tố cụ thể thì phải đi tìm lần lượt các yếu tố <br />
hình học đó. Chẳng hạn: (Để tính được diện tích hình chữ nhật thì phải biết <br />
chiều dài và chiều rộng, nếu chưa biết yếu tố nào thì trước tiên phải đi tìm <br />
yếu tố đó...)<br />
Có những bài toán yêu cầu tìm yếu tố mà chưa có cách tính để tính thì <br />
phải hướng dẫn các em lập công thức tính dựa trên công thức đã có sẵn.<br />
Ví dụ: Tìm cạnh hình vuông khi biết chu vi hình vuông<br />
Ví dụ 1: (SGK/Tr.166) Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều <br />
1<br />
rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình đó.<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 14<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Muốn giải bài toán này, tôi giúp học sinh hiểu được yêu cầu của bài <br />
toán. Hướng giải của bài toán, bước đầu dựa vào cách tính diện tích của hình <br />
chữ nhật: Diện tích = chiều dài x chiều rộng.<br />
+ Muốn tìm được diện tích thì trước tiên ta phải tìm gì? ( Tìm chiều <br />
rộng của hình chữ nhật). <br />
+ Muốn tính chiều rộng của hình chữ nhật ta làm như thế nào? (Lấy <br />
chiều dài chia 3).<br />
Bài giải:<br />
Chiều rộng hình chữ nhật là:<br />
12 : 3 = 4 (cm)<br />
Diện tích của hình chữ nhật là:<br />
12 x 4 = 48 (cm2)<br />
Đáp số: 48cm2<br />
Đây là bài toán cần khai thác một yếu tố chưa biết “chiều rộng” dựa <br />
trên mối quan hệ của chiều dài và chiều rộng, sau đó đưa vào công thức tính <br />
để giải bài toán. Bài toán này thường gặp nhất , tôi hướng dẫn học sinh dựa <br />
vào công thức tính để biết được yếu tố cần tìm trước tiên là gì để lập kế <br />
hoạch giải. <br />
Ví dụ 2: (SKG/Tr.174) Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng <br />
chu vi. Biết hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 40m. Tính độ dài <br />
cạnh hình vuông.<br />
Muốn giải bài toán này cần phân tích cho học sinh hiểu dữ kiện bài <br />
toán “Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng chu vi ” tức là hai hình có <br />
chu vi bằng nhau. Muốn tìm độ dài cạnh hình vuông phải dựa vào chu vi hình <br />
vuông mà chu vi hình vuông chính bằng chu vi hình chữ nhật. Vậy việc cần <br />
làm trước tiên là tính chu vi hình chữ nhật.<br />
Bài giải:<br />
Chu vi hình chữ nhật là:<br />
(60 + 40) x 2 = 200 (m)<br />
Độ dài cạnh hình vuông là:<br />
200 : 4 = 50 (m)<br />
Đáp số: 50m<br />
Đây là bài toán yêu cầu tìm yếu tố mà chưa có sẵn cách tính. Để tính <br />
cạnh hình vuông thì phải dựa vào công thức tính chu vi hình vuông.<br />
Ta có: Chu vi hình vuông = cạnh x 4 Cạnh hình vuông = Chu vi : 4<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 15<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
4. Một số bài toán dành cho học sinh năng khiếu<br />
Đối với những học sinh đã giải được hoặc giải thành thạo các bài toán <br />
cơ bản, thì việc đưa ra hệ thống bài tập nâng cao là rất quan trọng và cần <br />
thiết để cho học sinh có điều kiện phát huy năng lực trí tuệ của mình, vượt xa <br />
khỏi tư duy cụ thể mang tính chất ghi nhớ và áp dụng một cách máy móc <br />
trong công thức. Qua đó phát triển trí thông minh cho học sinh.<br />
Dưới đây là các dạng bài nâng cao mà tôi đã thực hiện trong các tiết <br />
dạy để nâng cao tính hiểu biết của các em đồng thời bồi dưỡng học sinh năng <br />
khiếu.<br />
1<br />
Ví dụ 1: Một cuộn vải dài 60m, buổi sáng cửa hàng bán được cuộn <br />
4<br />
1<br />
vải, buổi chiều cửa hàng bán chỗ còn lại và bán thêm 4m. Hỏi buổi chiều <br />
3<br />
bán được bao nhiêu mét vải?<br />
Hướng dẫn học sinh phân tích, giải bài toán trên cơ sở của bài toán tìm <br />
một phần mấy của một số. <br />
Theo đầu bài ta có sơ đồ:<br />
60m<br />
Cuộn vải: 4m<br />
<br />
Bán buổi sáng ? m <br />
Bài giải:<br />
Buổi sáng bán được số mét vải là:<br />
60 : 4 = 15 (m)<br />
Số mét vải còn lại sau khi bán buổi sáng là:<br />
60 – 15 = 45 (m)<br />
Buổi chiều bán được số mét vải là:<br />
45 : 3 + 4 = 19 (m)<br />
Đáp số: 19m vải<br />
Ví dụ 2: Có 128 lít dầu được chia đều vào 4 thùng. Nếu thêm vào mỗi <br />
thùng 6 lít dầu thì 2 thùng có bao nhiêu lít dầu?<br />
Bài giải:<br />
Mỗi thùng có số lít dầu là:<br />
128 : 4 = 32(l)<br />
Sau khi thêm 6 lít, mỗi thùng có số lít là:<br />
<br />
<br />
GV: Phạm Thị Phượng – Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 16<br />
Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
32 + 6 = 38 (l)<br />
Hai thùng có số lít là:<br />
38 x 2 = 76 (l)<br />
Đáp số: 76l dầu<br />
Đây là bài toán liên quan đến rút về đơn vị.<br />
Ví dụ 3: Tính diện tích một hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều <br />
rộng, biết rằng nếu giảm chiều dài đi 6cm thì diện tích hình chữ nhật sẽ <br />
giảm đi 48cm2.<br />
Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán và vẽ hình minh họa:<br />
6cm<br />
<br />
<br />
48cm2 <br />
<br />
<br />
Bài giải:<br />
Chiều rộng của hình chữ nhật là:<br />
48 : 6 = 8 (cm)<br />
Chiều dài của hình chữ nhật là:<br />
8 x 2 = 16 (cm)<br />
Diện tích của hình chữ nhật là:<br />
16 x 8 = 128 (cm2)<br />
Đáp số: 128cm2<br />
Qua bài toán, bồi dưỡng cho học sinh khả năng tư duy trong toán học, <br />
cách nhìn nhận vấn đề theo các góc độ khác nhau. Chiều rộng của hình chữ <br />
nhật ban đầu chính là chiều dài của hình chữ nhật bị giảm đi. <br />
Tóm lại: Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải thật sự linh <br />
hoạt, sáng tạo, tránh