DANH MỤC VIẾT TẮT<br />
- TH: Trung học<br />
- BTVH: Bổ túc văn hóa<br />
- BGD&ĐT: Bộ giáo dục và Đào tạo<br />
- GDTX: Giáo dục thường xuyên<br />
- GDTX – HN: Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp<br />
- GV: Giáo viên<br />
- HĐDH: Hoạt động dạy học<br />
- KTXH: Kinh tế xã hội<br />
- SGK: Sách giáo khoa<br />
- PPDH: Phương pháp dạy học<br />
- THCS: Trung học cơ sở<br />
- TH: Tiểu học<br />
- THPT: Trung học Phổ thông<br />
- TTGDTX: Trung tâm giáo dục Thường xuyên<br />
- XH: Xã hội<br />
- TLV: Tập làm văn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC BIỂU ĐỒ<br />
1. Biểu đồ kĩ năng học văn – Trang 6<br />
2. Bảng số liệu trước khi tác động của đề tài – Trang 10<br />
3. Mô hình cấu tạo các luận điểm tập làm văn – Trang 19<br />
4. Bảng số liệu sau khi tác động đề tài – Trang 22<br />
5. Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài 23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 1<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Trong quá trình dạy - học, thầy và trò Trung tâm GDTX đều xác định môn Ngữ<br />
Văn có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình học và có ảnh hưởng lớn trong việc<br />
giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn con người. Học văn là nhu cầu và là yêu cầu không thể<br />
thiếu trong đời sống xã hội, học văn là rèn người, rèn kĩ năng cho các môn học khác<br />
Dạy văn là một công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi người giáo viên tận tâm và<br />
sáng tạo. Có như thế mới giúp cho học sinh hiểu đúng nghĩa của môn học và từng bước<br />
nâng cao được chất lượng giáo dục, các em chẳng những hiểu được môn văn, hiểu được<br />
chính mình mà còn am hiểu đời sống xã hội.<br />
Hơn như thế: dạy văn sẽ giúp mỗi ngày bồi dưỡng tâm hồn các em. Học văn học<br />
viên sẽ biết trân trọng cuộc sống đang có, biết yêu quý mọi người và biết tu dưỡng để có<br />
thể tiếp bước ông cha giữ gìn quê hương đất nước. Các em biết sống chân thành, trung<br />
thực nhưng chan chứa nghĩa tình.<br />
Tuy nhiên trong thực tế học viên ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên nói<br />
chung đại đa số các em là người thiểu số nên trình độ dân trí còn thấp, khả năng giáo tiếp<br />
bằng tiếng phổ thông còn hạn chế, bản chất rụt rè nên thiếu tự tin khi trình bày một vấn<br />
đề. Đại đa số các em vừa học vừa làm nên chưa chủ động trong việc học tập và tiếp thu<br />
kiến thức.<br />
Hơn nữa đặc trưng của học viên trung tâm là: Đối tượng học đa dạng không đồng<br />
đều về trình độ nhận thức, tuổi tác theo học cũng khác nhau. Không đồng nhất như học<br />
sinh Phổ thông.<br />
Trong khi đó biên soạn chương trình Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu học sinh Phổ<br />
thông và học viên Trung tâm đều học theo một chương trình và đáp ứng được kiến thức<br />
theo chuẩn BGD&ĐT quy định. Kết thúc 3 năm học mỗi học sinh đều phải đảm bảo kì<br />
thi tốt nghiệp đáp ứng đúng yêu cầu của bộ ban hành. Đó là một thách thức đối với thầy<br />
cô và là thử thách lớn mà học viên Trung tâm phải vượt qua.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 2<br />
Sau nhiều năm nghiên cứu về cấu trúc môn văn ở trương chình cấp phổ thông<br />
trung học: Cấu tạo phân môn văn rất rõ ràng, lôgic tôi nhận thấy ở cấp học phổ thông<br />
không giống như học sinh Tiểu học hay học sinh Trung học cơ sở đi sâu vào từ ngữ, ngữ<br />
pháp mà tập trung phản ánh phần văn học và tập làm văn. Một mặt giúp các em cảm thụ<br />
được cái hay, cái đẹp của ngữ nghĩa một phần qua môn tập làm văn giúp các em chủ<br />
động sáng tạo khi nhận xét đánh giá một vấn đề, từ đó trang bị cho các em có vốn sống<br />
phong phú, có khả năng diễn đạt để người đọc, người nghe hiểu được vấn đề.<br />
Để làm tốt được hai vấn đề trên, người dạy văn cần phải đổi mới phương pháp, đặc<br />
biệt lấy học viên làm trung tâm, nâng cao vai trò, chủ động sáng tạo của các em. Bên<br />
cạnh đó chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc thông nói thạo, viết thành văn bản cho các em<br />
Ở sáng kiến này tôi xin nêu ra cách tiếp cận một tác phẩm văn chương phù hợp với<br />
đối tượng học viên và cách tiếp cận, cách dạy làm một bài văn nghị luận bắt đầu từ những<br />
thao tác ban đầu cho đến khi hoàn thiện một bài văn.<br />
Vì những lí do trên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp rèn kĩ năng<br />
học văn cho học viên ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh" Đề tài<br />
không có tham vọng nghiên cứu với quy mô như một đề tài khoa học mà chỉ mong muốn<br />
đưa ra những kinh nghiệm của cá nhân được rút ra trong quá trình giảng dạy môn văn để<br />
đồng nghiệp tham khảo trao đổi. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao<br />
hiệu quả dạy học ở Trung tâm GDTX - Hướng Nghiệp Tỉnh nói riêng và các Trung tâm<br />
GDTX nói chung, mong ước tất cả học viên Trung tâm đều có tâm hồn trong sáng có tình<br />
yêu cuộc sống và kiến thức văn học, hiểu biết xã hội, đáp ứng được yêu cầu phát triển KT<br />
– XH ở địa phương và trong gia đình.<br />
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
1. Phạm vi nghiên cứu<br />
Dựa trên những hoạt động thực tiễn của các giờ giảng văn và những yếu tố quyết<br />
định đến sự thành công của tiết dạy và dựa trên quá trình rèn kĩ năng nghe - nói - đọc -<br />
viết thành bài của học viên ở Trung tân GDTX - Hướng nghiệp Tỉnh.<br />
Dựa trên những khảo sát thực tế. Những biện pháp chỉ đạo việc dạy và học trong<br />
Trung Tâm của phòng văn hóa.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 3<br />
Dựa trên những biện pháp chỉ đạo việc dạy và học trong Trung tâm.<br />
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tìm giải pháp ở "Một số biện pháp rèn kĩ năng học<br />
văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh"<br />
2. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Dựa vào các hoạt động dạy và học môn Ngữ văn ở Trung tâ m GDTX –<br />
HN Tỉnh.<br />
Từ đó người viết tiến hành nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở 2 lớp với<br />
tổng số 62 học viên.<br />
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:<br />
Thực hiện nhiệm vụ "Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và bám sát đối<br />
tượng, dạy học vùng miền" Theo cuộc vận động của Sở giáo dục nhằm từng bước nâng<br />
cao hiệu quả giáo dục.<br />
Giờ dạy văn cần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, đầy đủ cả nội dung<br />
và hình thức của tác phẩm từ đó nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng yêu tổ quốc có nguyện<br />
vọng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, có lòng say mê văn chương.<br />
Bên cạnh đó nghiên cứu các vấn đề lí luận về kiểu bài nghị luận: đặc điểm, yêu<br />
cầu, bố cục, trình bày nhằm đưa ra những phương pháp để rèn luyện kĩ năng làm bài văn<br />
nghị luận cho học viên một cách hiệu quả nhất từ khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết<br />
bài và kiểm tra bài viết. Để giúp các em có nhận thức và kĩ năng cần thiết khi tạo lập văn<br />
bản nghị luận.<br />
Xuất phát từ mục đích trên và dựa trên những đánh giá đúng, cơ bản về thực trạng<br />
về việc học văn ở Trung tâm giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh. Từ đó đề<br />
xuất các biện pháp, kĩ năng phục vụ hoạt động học tập môn Ngữ văn đảm bảo phù hợp<br />
đối tượng, khả năng học tập của học viên Trung tâm giáo dục Thường xuyên nói chung<br />
và học viên Trung tâm giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh riêng.<br />
Bên cạnh đó nghiên cứu để tìm cho bản thân những kinh nghiệm thiết thực nhằm<br />
phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy, giúp môn học đạt hiệu quả, khắc phục được tình<br />
trạng yếu kém của học viên.<br />
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 4<br />
- Sáng kiến giúp cho học viên Trung tâm dễ dàng tiếp cận các tác phẩm văn học<br />
trên cơ sở đã được rèn kĩ 4 kĩ năng: nghe – nói - đọc - viết.<br />
- Nghiên cứu đã kế thừa các phương pháp, các kĩ năng học văn được giáo viên<br />
giảng dạy văn đã thực hiện. Song điểm khác biệt là chú trọng những mặt yếu, thiếu của<br />
từng em ở Trung tâm để cụ thể hóa cách dạy phù hợp.<br />
- Việc thực hiện các kĩ năng dạy văn như trên:<br />
- Giúp cho tình cảm trò gắn bó keo sơn, thầy chia sẻ bù đắp những thiếu, yếu của<br />
học trò. Trò cảm nhận được tầm lòng chia sẻ của thầy cô. Từ đó, biết lắng nghe những<br />
điều cô giáo dạy, biết yêu quý môn Ngữ văn và quyết tâm vượt qua được những rào cản<br />
về ngôn ngữ, về sự yếu, thiếu: biết lắng nghe thấu hiểu, biết diễn đạt rõ ràng, đúng ngữ<br />
điệu, biết xây dựng một văn bản hoàn thiện ở mọi lĩnh vực. Nhờ đó các em cũng có thể<br />
học tập tốt hơn ở các môn văn hóa khác.<br />
- Sáng kiến cũng giúp cho các thầy cô đang giảng dạy ở TTGDTX có thêm nhiều<br />
kinh nghiệm và kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy văn cho học viên. Từ đó nâng cao chất<br />
lượng dạy và học đồng bộ ở môn Ngữ văn và làm đòn bẩy để nâng cao chất lượng cho<br />
toàn bộ các môn học khác được học trong nhà trường. thực hiện.Như lời Bác Hồ dạy:<br />
"Việc gì tốt cho dân thì nên làm" tận tụy, gần gũi, mến yêu học viên.Việc làm tuy nhỏ<br />
nhưng đã góp phần làm thay đổi nhận thức của học viên Trung Tâm-Thế hệ thanh niên<br />
trong thời kì hội nhập, đổi mới. Như vậy điểm mới của đề tài là đã xây dựng được thế hệ<br />
mới trong thanh niên, học viên ở TTGDTX – HN Tỉnh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 5<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN "RÈN KĨ NĂNG HỌC VĂN CHO HỌC<br />
VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – HƯỚNG NGHIỆP<br />
TỈNH"<br />
1. KHÁI NIỆM<br />
Kĩ năng<br />
Kĩ năng là một khái niệ m tích hợp bao hàm cả mục tiêu, nội dung và<br />
hiệu quả học tập. Đó là sự tích hợp các kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết tác<br />
động một cách tự nhiên nên các nội dung trong một tình huống có ý nghĩa<br />
đối với học viên nhằ m đạt mục tiêu học tập.<br />
Có thể nêu các công thức sau:<br />
Những nội dung, những tình huống.<br />
Kĩ năng: Những mục tiêu, những tình huống.<br />
Năng lực học văn của học viên.<br />
<br />
Các nội dung<br />
<br />
<br />
<br />
Năng<br />
Lực<br />
Các kĩ năng Học<br />
Viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các mục tiêu<br />
<br />
<br />
2. Các kĩ năng cơ bản của môn văn<br />
Chương trình ngữ văn hướng về bốn kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 6<br />
Đã nhiều năm chúng ta coi nhẹ việc rèn luyện kĩ năng nghe và nói mà chỉ chú ý<br />
tới đọc và viết, mặc dù việc rèn hai kĩ năng năng này hiệu quả chưa được<br />
nhiều.<br />
Kĩ năng nghe và nói là hai kĩ năng được hình thành từ trước khi đến trường học.<br />
Học viên Trung tâm Giáo dục Thường xuyên- Hướng nghiệp Tỉnh đã có những kĩ năng<br />
nghe về bản ngữ khá thuần thục, từ đó các em có khả năng giao tiếp một cách bình<br />
thường. Tuy nhiên, yêu cầu học văn đối với các em đòi hỏi không chỉ biết nghe và hiểu<br />
lời thuyết giảng của thầy mà còn phải có thái độ tiếp nhận tích cực, biết nghe lời phát<br />
biểu của bạn và sẵn sàng có ý kiến đồng tình hay phản biện. Bên cạnh đó học viên còn<br />
phải hiểu được những lời ăn, tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày để có cách ứng xử kịp<br />
thời. Kĩ năng nghe trong môn ngữ văn đòi hỏi phải nghe bằng trí tưởng tượng để hiểu<br />
được sức biểu cảm của nghệ thuật sử dụng tu từ, cú pháp trong văn, thơ. Học viên có kĩ<br />
năng này phải tự biết nghe mình, nghe giọng đọc tự bộc lộ sự hiểu biết về các văn bản<br />
của mình và nghe cả những lời mình nói thầm khi nó chưa thành tiếng.<br />
Rèn luyện kĩ năng là rèn luyện năng lực lĩnh hội lời nói thông thường và lời nói<br />
nghệ thuật. Biết nghe, cũng đồng thời biết nói.<br />
Trong giờ học ngữ văn, giáo viên cần rèn luyện cho học viên biết nghe khi thầy<br />
giảng, biết nghĩ khi thầy nói hoặc trong các buổi tọa đàm, hội thoại khác – vốn là điều ta<br />
chưa thấy rõ qua các giờ học văn.<br />
Kĩ năng nghe – nói gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong giờ học văn rèn cho học viên<br />
năng lực nói để đối đáp, tương tác lại với bạn với thầy.<br />
Quan điểm rèn kĩ năng cho học trò là rèn năng lực học văn, rèn khả năng phát<br />
biểu trong các giờ học được thực hiện ở cả 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt và<br />
tập là m văn, giáo viên tổ chức giờ học như một giờ giao tiếp nhiều chiều:<br />
Học viên nghe, nói với thầy; học viên nghe – nói với nhau, học viên nghe<br />
nói với nhà văn, với nhân vật ... Tuy nhiên kĩ năng được chúng ta chú trọng<br />
rèn luyện hơn cả là giờ luyện nói về kiểu văn bản trong phân môn tập là m<br />
văn và phân tích văn bản.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 7<br />
Nghe – nói – đọc – viết được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, trong môn ngữ văn.<br />
Đọc văn bản – đọc để củng cố kiến thức, đọc để tìm hiểu nhận biết kiểu văn bản trong<br />
phân môn tập làm văn, đọc bộc lộ sau khi học văn bản để kiểm tra nhận thức, hiệu quả<br />
cảm thụ, đọc thuộc lòng bài thơ, mỗi cách đọc đều được cô giáo rèn luyện trong việc dạy<br />
ngữ văn.<br />
Năng lực đọc gắn với năng lực viết như là một sự gắn bó của năng lực lĩnh hội và<br />
sản sinh văn bản. Nhìn trên quy trình dạy thì năng lực viết chỉ chú ý ở giờ tập làm văn<br />
bao gồm các kĩ năng mà giáo viên cần chú ý cho học viên như:<br />
+ Kĩ năng tìm hiểu để.<br />
+ kĩ năng lập dàn ý.<br />
+ kĩ năng diễn đạt thành văn.<br />
Ở chương trình trung học không chỉ yêu cầu viết bộ phận mà còn đòi hỏi năng lực<br />
viết văn bản hoàn thiện theo kiểu văn bản quy định.<br />
Rèn luyện kĩ năng nói – viết, nghe - đọc là sự kết hợp chặt chẽ giúp học viên chiếm<br />
lĩnh và tạo lập văn bản, là những năng lực phổ biến trong đời sống có tính văn hóa đó là<br />
sự tích hợp vĩ mô và vi mô, khi nói rằng nghe – nói - đọc - viết là mục tiêu của cả môn<br />
học.<br />
Việc rèn luyện kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết đòi hỏi hoạt động của học viên<br />
trong giờ học và muốn hoạt động này hiệu quả, tương tác thì giáo viên cần thiết kế cụ thể<br />
trong từng bài dạy.<br />
Rèn được bốn kĩ năng trên thật sự là một việc làm cần thiết vì nó trả lời cho các<br />
câu hỏi: làm thế nào để học viên Trung tâm có kĩ năng học văn.<br />
Từ những vấn đề có tính chất lí luận trên áp dụng trong quá trình cảm thụ một tác<br />
phẩm văn học và áp dụng trong quá trình tìm hiểu kiểu bài văn nghị luận, ở Trung tâm<br />
giáo dục thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh tôi nhận thấy thực trạng học văn còn rất<br />
nhiều khó khăn nhất là đối tượng học viên là người vùng cao, các dân tộc ít người.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 8<br />
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HỌC VIÊN HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRUNG TÂM<br />
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – HƯỚNG NGHIỆP TỈNH:<br />
I. Khái quát về TTGDTX – HN Tỉnh:Tổ chức học văn hóa theo chương trình<br />
GDTX – HN. Tuy nhiên với đặc điểm chung: kinh tế còn khó khăn, mặt bằng dân trí<br />
thấp, nên việc dạy học văn hóa vừa là một nhiệm vụ quan trọng song gặp rất nhiều khó<br />
khăn.<br />
1. Những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ giáo viên giảng dạy.<br />
a) Ưu điểm:<br />
- Tất cả GV đều yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học tập và luôn cập nhật, đổi<br />
mới cách giảng dạy.<br />
.Tuy tổ văn có nhiều thành tố tích cực nhưng đội ngũ vẫn còn những hạn chế sau:<br />
b) Hạn chế:<br />
* Về thầy:<br />
- Số giáo viên nữ nhiều, độ tuổi sinh nở còn chiếm tỉ lệ cao.<br />
- Do các thầy cô còn trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều, vốn sống thực tế còn ít, sự<br />
chia sẻ với học sinh dân tộc thiểu số chưa thường xuyên.<br />
- Một số giáo viên chưa có nhiều trải nhiệm thực tiễn cùng được sống với đồng bào<br />
các dân tộc ít người cho nên việc cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ học viên chưa được nhiều<br />
nên việc thực hành dạy học chưa có hiệu quả cao.<br />
* Về trò:<br />
- Học viên cơ bản là con em đồng bào dân tộc vùng cao về học, nên học tập không<br />
thường xuyên, liên tục, kiến thức hổng, rơi vãi, không đáp ứng được với kiến thức phải<br />
tiếp nhận của chương trình.<br />
- Bản chất thiều tự tin, rụt rè, nhút nhát.<br />
- Học xa gia đình nên thiếu thốn tình cảm, tinh thần và vật chất.<br />
- Nhiều học viên không có sự quản lí của gia đình nên việc phối kết hợp giữa gia<br />
đình và nhà trường đôi lúc chưa được chặt chẽ.<br />
- Năng lực học tập còn hạn chế nên dẫn đến kết quả còn yếu kém xẩy ra trong quá<br />
trình tương đối dài, cụ thể như sau:<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 9<br />
2. Thực trạng kết quả đầu năm khảo sát môn Ngữ văn:<br />
<br />
Khảo sát đầu năm Kết quả đầu năm Ghi chú<br />
STT Điểm số Lớp 12 A (30 HV) Lớp 12 B(32 HV)<br />
Tổng số % Tổng số %<br />
1 0 2 7 3 9.4<br />
<br />
1 0 0 16 50<br />
<br />
2 2 4 13 6 18.8<br />
<br />
3 3 3 10 3 9.4<br />
<br />
4 4 4 13 2 6.2<br />
<br />
5 5 10 34 2 6.2<br />
<br />
6 6 7 23 0 0<br />
<br />
<br />
- Báo cáo trên cho thấy chất lượng yếu kém môn ngữ văn của học viên. sự yếu kém<br />
đó không chỉ do lỗi của học viên mà với tư cách của một người dạy tôi tự kiểm điểm sự<br />
yếu kém đó cũng là một phần lỗi do giáo viên giảng dạy bộ môn.<br />
Xuất phát từ thực trạng trên trong quá trình giảng dạy ngữ văn khối 11 và khối 12<br />
đặc biệt dạy theo đối tượng, phân loại theo chủ trương của Sở giáo dục và đào tạo. Bản<br />
thân tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân sau:<br />
II. MỘT SỐ TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG VIỆC HỌC<br />
VĂN CỦA HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG<br />
NGHIỆP TỈNH<br />
Một là vốn tiếng việt đối với học viên Trung tâm còn quá ít.<br />
- Học viên còn lạ lẫm đối với các từ chỉ dùng ở miền xuôi không phổ biến ở miền<br />
núi.<br />
- Học viên không cắt nghĩa nổi từ ngữ.<br />
- Tự ngữ có sức gợi cảm, học viên không cảm nhận được, còn thờ ơ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 10<br />
Ví dụ ở bài thơ Tràng Giang: Các em không hiểu nghĩa các từ nguyện nhân cơ bản<br />
là trình độ tiếng phổ thông của các em còn quá yếu chỉ nhận biết mặt chữ không hiểu<br />
được ngữ nghĩa sâu sa.<br />
Hai là các tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc sống và con người miền xuôi trong khi<br />
đó vốn hiểu biết về cuộc sống và con người miền xuôi quá ít. Có nhà văn đã tâm sự "Học<br />
sinh dân tộc miền núi vốn hiểu biết về đời sống xã hội chỉ hạn hẹp trong những đường<br />
viền thung lũng" Do vậy đã hạn hẹp là sóng đôi là nông cạn vì thế các em khó có thể tiếp<br />
thu được cảm xúc của văn học. Khả năng tiếp nhận văn học của học viên cũng yếu kém.<br />
Chẳng hạn ở lớp 10 khi học truyện Kiều ngay cả tên truyện "Đoạn Trường Tân Thanh"<br />
học viên củng chỉ có thể cắt nghĩa chưa trọn vẹn như : Đoạn là gì? Trường là gì? Tân là<br />
gì? Nhiều em không hiểu nhan đề truyện không chỉ ở tiếng kêu xé lòng mà tác giả muốn<br />
xây dựng một hình tượng con người với nỗi đau triền miên, một phụ nữ trong xã hội<br />
phong kiến bị đầy đọa. Các em không thể chuyển từ thực tế ngôn từ sang tiếp nhận của<br />
chủ thể. Như vậy các em thiếu đi sự sáng tạo trong văn học<br />
Ba là, học viên còn cảm nhận văn học một cách đơn giản.<br />
Qua bài khảo sát lớp (11A) có học viên viết "Em không biết tại sao Xuân Diệu lại<br />
tài thế buộc được cả gió, tắt được cả nắng, ông là người trời".<br />
Như các thầy cô đã biết: giữa thế giới nghệ thuật với thực tiễn khách quan, thì hình<br />
tượng không thể là sự tái hiện mà nó còn là sự cải biến để tạo ra một thế giới mới chưa hề<br />
có trong thực tại mà người đọc phải hiểu, nó trở thành một thế giới nghệ thuật.<br />
Vì các em hiểu ít, đọc ít, học ít nên diễn giải suy lí như vậy; Hơn nữa học viên<br />
người dân tộc thật thà, bộc trực nên suy diễn là điều ít thấy, các em hay hiểu theo nghĩa<br />
đen của từ ngữ. Khi tôi đặt vấn đề phân tích câu ca dao quen thuộc:<br />
"Con ơi nhớ lấy câu này<br />
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua"<br />
Nếu là học sinh phổ thông các em sẽ hiểu tầng nghĩa hàm ẩn "sông sâu" là những<br />
nơi đâu "Đò đầy" mang tiềm ẩn nguy cơ gì? Thì câu ca dao lúc đó mới đạt được mục<br />
đích; Còn với nhiều em học viên ở trung tâm do không hiểu ngữ nghĩa nên khẳng định<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 11<br />
"Sông sâu" lội được còn không biết "đò đầy" là như thế nào. Như thế câu ca dao sẽ mất đi<br />
hình tượng của tác phẩm<br />
- Bốn là,các em không viết chuẩn chính tả do điều kiện học tập chưa thường xuyên<br />
như các em còn học phổ cập và điều kiện kinh tế gia đình không cho phép các em học<br />
xuyên suốt chương trình như học sinh phổ thông. Từ đó sự yếu, thiếu nhiều hơn.<br />
- Năm là, do đặc điểm của học viên Trung tâm là có thể học bất cứ lúc nào khi các<br />
em có điều kiện. Cho nên học viên ở nhiều độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau. Có học viên đã<br />
bỏ việc học tập sau nhiều năm tốt nghiệp phổ cập. Có nhiều học viên không còn các kĩ<br />
năng tối thiểu khi học văn. Nhất là viết một văn bản nghị luận. Cho nên việc tiếp tục<br />
theo học chương trình Ngữ văn bậc Trung học là rất khó khăn.<br />
Từ những nguyên nhân trên, cho nên học viên trung tâm, nhất là học viên người<br />
dân tộc thiểu số; rơi vào tình trạng học ít, hiểu ít, viết văn hoặc trình bày vấn đề tương đối<br />
khó khăn, thực tế giảng dạy và quá trình kiểm tra đánh giá tôi rất trăn trở và đã tìm ra một<br />
số biện pháp, kĩ năng học văn và làm văn cho các em.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 12<br />
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH DẠY VĂN Ở TRUNG TÂM<br />
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – HƯỚNG NGHIỆP TỈNH.<br />
1. Đối với các giờ giảng văn:<br />
a. Giáo viên chủ động làm công tác tư tưởng, gỡ bỏ rào chắn tâm lí<br />
cho học viên.<br />
Đại đa số học viên Trung tâm là con em các bác dân tộc thiều số nên thường nói<br />
không sõi, viết không chuẩn vì vậy các em hay tự ti, mặc cảm với môn văn. Các em cho<br />
rằng môn văn là cao siêu cho nên mình yếu kém không học được cũng là đương nhiên,<br />
yếu và kém là chuyện bình thường cho nên giờ giảng văn là cơ hội để giáo viên động<br />
viên, khích lệ, giải tỏa những rào chắn trên, bằng sự tinh tế sư phạm, giúp các em vượt<br />
qua được hàng rào ngôn ngữ rút ngắn khoảng cách văn hóa để các em đến với thế giới<br />
hình tượng văn học một cách tự nhiên. Bên cạnh đó tập cho các em đồng cảm với cách<br />
nói của người miền xuôi, tập cho các em khám phá ra chiều sâu của ngữ nghĩa là các em<br />
có thể học được môn văn và cũng có thể hiểu sâu sắc tác phẩm.<br />
- Trong thực tế muốn học viên học tốt môn văn thì cô giáo dạy văn cần làm cho<br />
học viên yêu quý cô giáo, sau đó sẽ yêu thích môn văn và tin tưởng mình có thể học tốt<br />
môn văn - vì học sinh dân tộc có bản chất rõ nét: Đã yêu quý thầy cô thì yêu luôn môn<br />
thầy cô dạy. Vì vậy khi thầy cô lên lớp cần có nét mặt rạng rỡ, cách nói chân thành tha<br />
thiết thì sẽ thu hút được các em, làm cho các em gần gũi và dần dần chăm chỉ, thích đọc<br />
văn.<br />
- Đặc biệt hiện nay mô hình bán trú ở các Trung tâm đang được nhân rộng các em<br />
học viên cần ở giáo viên nói chung và giáo viên văn nói riêng sự ân cần, tế nhị, thái độ<br />
sâu sắc yêu thương. Trong giờ học để có hiệu quả giáo viên cần giải quyết được tình<br />
trạng yếu kém của các em.<br />
Tâm lí của học viên trung tâm thường khép kín, các em ít cới mở, chỉ trao đổi tâm<br />
tư tình cảm với những người yêu quý, cảm thông với các em, cho nên biện pháp tốt cho<br />
giáo viên là phải cảm hóa được các em, gây được niềm tin yêu giữa Thầy và Trò.<br />
Nhưng làm được điều này người giáo viên dạy văn cần thường xuyên gần gũi, thủ<br />
thỉ, tâm tình vì các em không thích thầy quá cao xa hoặc thầy quá xáo rỗng.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 13<br />
Dạy các em, giáo viên cần biết vận dụng đúng lúc, đúng cách nhưng tất cả phải<br />
chân thật như thế sẽ rút bỏ được khoảng cách làm cho các em xích lại gần thầy cô, chăm<br />
học hơn<br />
b. Giáo viên chủ động tháo gỡ thiếu hụt ngôn ngữ<br />
Ngôn ngữ là khoảng cách thể hiện sự khác biệt giữa các đối tượng học sinh, do vậy<br />
trong các giờ văn cô giáo cần tạo ra một môi trường giao tiếp bằng tiếng việt một cách lí<br />
thú.<br />
Những năm qua tôi đã tổ chức cho các em tọa đàm trao đổi, nói chuyện, kể chuyện,<br />
viết bài về các nhân vật văn học; nhằm mục đích trau dồi ngôn ngữ nói và viết, đặc biệt là<br />
học viên con em các bác vùng cao cần được quan tâm để nâng cao dần trình độ tiếng việt,<br />
dần dần các em thích học tiếng việt yêu các tác phẩm văn học. Đã có nhiều em có sổ tay<br />
văn học, các em chép lại những bài thơ hay, những bài văn hay, những câu nói tâm đắc<br />
của những nhà yêu nước, từ đó các em có vốn văn để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày<br />
và vào bài tập làm văn. Làm được điều đó giáo viên luôn tạo được những cuộc thi đọc<br />
thuộc lòng, đọc diễn cảm, thi kể chuyện cho các em trong các giờ giảng văn hay các buổi<br />
sinh hoạt ngoại khóa.<br />
Bên cạnh những việc làm trên giáo viên còn giúp các em hiểu được nghĩa của các<br />
từ ngữ còn xa cách với các em: Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Tôi cho rằng dạy vă n<br />
thì từ là rất quan trọng” Phải hiểu tất cả các ý nghĩa của từ, dùng từ đúng<br />
chỗ là quan trọng và đó là khó khăn lớn nhất của học viên Trung tâm. V ì<br />
vậy trong việc giảng giải về từ cho học viên phải tiến hành tỉ mỉ, cặn kẽ các<br />
em chưa phân biệt được nghĩa của từ trong văn chương<br />
c. Giáo viên dạy văn tăng cường luyện tư duy cho học viên.<br />
Tư duy được tăng cường là biện pháp để nâng cao trình độ văn học cho<br />
học viên. Vì các e m chưa nắm được thực chất của một tác phẩm văn học nên<br />
không nhận biết được: Văn học không hề đơn giản là sự phản ánh cuộc sống<br />
mà còn là cách lí giải cuộc sống. Phải dạy các e m biết thông qua tác phẩ m<br />
để nhìn thấy cuộc sống<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 14<br />
Việc rèn luyện tư duy cho học viên Trung tâm nếu được tiến hành thường xuyên,<br />
kiên trì, liên tục, bền bỉ và cụ thể, tỉ mỉ sẽ làm phong phú dần sự cảm nhận của các em về<br />
văn học, sẽ hình thành thói quen vận dụng tri thức lí luận vào việc học văn, từ đó nâng<br />
cao chất lượng dạy văn của giáo viên nói chung.<br />
Mỗi lời giảng của giáo viên sẽ như hạt sương đẫm dần trên thảm cỏ làm cho tâm<br />
hồn của các em thấm được chất văn chương, muốn làm được điều này giáo viên hình<br />
thành cho học viên thói quen cắt nghĩa từ mỗi khi tìm hiểu tác phẩm. Đối với học viên<br />
Trung Tâm giáo viên cần giúp học viên cắt nghĩa bốn lớp rõ ràng:<br />
- Cắt nghĩa về từ ngữ:<br />
- Cắt nghĩa về hình ảnh:<br />
- Cắt nghĩa về hình tượng:<br />
- Cắt nghĩa về chủ đề:<br />
Ví dụ:<br />
Trước khi giảng bài Tràng Giang lớp 11A Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp Tỉnh<br />
tôi đã khảo sát một số em do trình độ tiếng việt của các em còn hạn chế nên sức gợi tả<br />
của bài thơ tác động rất ít đến các em như khi hỏi: Em hiểu như thế nào về hai chữ Tràng<br />
Giang trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận? Đại đa số các em chỉ nói được đó là con<br />
sông dài, khi hỏi đến sắc thái trừu tượng và ý nghĩa cổ xưa của hai từ Hán Việt thì nhiều<br />
em không biết. Do đó tôi rất chú trọng khai thác tới ý vị cổ điển và hiện đại của đầu đề và<br />
lời đề từ. Đồng thời tôi chú trọng khai thác đến một số hình ảnh qua việc phân tích cách<br />
dùng từ giản dị dễ hiểu đối với học viên miền núi<br />
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”<br />
Học viên miền núi dễ liên tưởng và cảm nhận được sức gợi của từ ngữ, hình ảnh đó<br />
là sự trôi nổi, lặng lẽ của bao kiếp người trong vòng đời vô định…<br />
d. Giáo viên dạy văn tác động đến các em bằng các biện pháp đặc thù của môn<br />
giảng văn.<br />
Người giáo viên nên biết xử lý một văn bản nghệ thuật như một phương tiện để tác<br />
động vào đời sống tình cảm, tư tưởng, tâm hồn, nhân cách, lối sống học viên; Bởi vậy cần<br />
sử dụng nhiều biện pháp để tác động đến tình cảm và cảm xúc tới trí tưởng tượng và óc<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 15<br />
liên tưởng, trí tuệ và nhân cách của học viên nhất là những đối tượng còn yếu kém khi<br />
học môn văn.<br />
Ví dụ: Thao tác đọc diễn cảm cho học viên nghe, đây là biện pháp chung tuy nhiên<br />
rất quan trọng với học viên Trung tâm. Vì nó tạo nên tính biểu cảm cho giờ học văn và<br />
gây ấn tượng ban đầu cho học viên<br />
Trước khi tìm hiểu giá trị tác phẩm, thầy cô dạy văn đọc diễn cảm sẽ luôn gây<br />
được ấn tượng về tác phẩm, giúp học viên hướng về tác phẩm sắp học, tăng sự hào hứng<br />
khi học viên tìm hiểu tiết học.<br />
Đối với học viên ở Trung tâm GDTX đây là dịp thầy, cô truyền tới các em vẻ đẹp<br />
âm thanh, làm cho các em hứng thú từ đó các em tập phát âm giống thầy cô, dần như thế<br />
phát âm sẽ chuẩn và đúng hơn.<br />
- Giáo viên luôn tạo điều kiện để học viên bộc lộ ấn tượng khi tiếp cận tác phẩm<br />
văn học.<br />
Đây là yêu cầu có trong giờ giảng văn giúp học viên bộc lộ được những ấn tượng<br />
của mình khi học tác phẩm, đối với học viên yếu, kém các thầy cô sẽ biết được những<br />
phản ứng tự nhiên và tập cho các e m suy nghĩ về chính cảm xúc của mình.<br />
- Hướng các em vào giai điệu của các bài thơ, việc làm này có khả năng tác động<br />
vào tình cảm của học viên đồng thời dạy cho các em phương pháp tiếp cận, phân tích<br />
nhũng tác phẩm trữ tình.<br />
- Trong quá trình hướng dẫn các em chiếm lĩnh tác phẩm giáo viên luôn sử dụng<br />
câu hỏi gợi tìm cho học viên, cách đặt câu hỏi phải dùng cách dẫn dắt từ dễ đến khó. Đây<br />
là biện pháp giúp các em giải mã các hình ảnh, chi tiết hình tượng và giúp các em tìm ra<br />
điều các em muốn nói.<br />
Đối với học viên yếu kém rất khó khăn trong việc tìm ra ý nghĩa khái quát; Do vậy<br />
giáo viên hướng dẫn theo từng bước từ dễ đến khó.<br />
Ví dụ:<br />
Dạy bài “Chữ người tử tù” sau khi hướng dẫn cách đọc và cho học viên đọc xong<br />
tôi đặt câu hỏi:<br />
+ Em cho cô biết ấn tượng của em sau khi đọc tác phẩm này?<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 16<br />
Và khi phân tích, tôi tiếp tục hỏi:<br />
+ Em hiểu gì về nhan đề tác phẩm?<br />
Sau đó học viên xem tranh, ảnh, kiểu chữ lại hỏi:<br />
+ Qua việc đọc tác phẩm em hãy cho cô biết Huấn Cao xuất hiện như thế nào?<br />
Sau khi học viên kể ra sự xuất hiện của Huấn Cao tôi lại đặt câu hỏi tiếp:<br />
+ Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả?<br />
+ Tác dụng của nó ra sao? ...<br />
Như vậy lúc đầu ta chỉ tạo điều kiện cho học viên đọc ra suy nghĩ về cảm nhận<br />
chung sau đó hướng sự chú ý vào nhân vật Huấn Cao đặc biệt chú ý đến thái độ của tác<br />
giả khi thể hiện nhân vật…Cuối cùng ta đưa các em vào tình huống buộc suy nghĩ, giáo<br />
viên lại đặt câu hỏi:<br />
+ Theo em Nguyễn Tuân muốn nói điều gì qua việc thể hiện nhân vật<br />
Những biện pháp đó phần nào khắc phục cho học viên không bị rơi vào tình trạng<br />
thấy khó, ngại nói, ngại bộc lộ quan điểm; Từ đó giờ giảng văn không còn trở nên khô<br />
khan, buồn tẻ, đơn điệu. Giúp học viên chủ động sáng tạo trong việc học tập, khơi dậy<br />
khả năng cảm thụ văn học ở các em.<br />
Lưu ý: Khi giảng văn, giáo viên người Kinh không chỉ có kinh nghiệ m<br />
sống, kinh nghiệ m ứng xử mà còn phải biết ngôn ngữ của các e m nhằ m<br />
chuyển giao hoạt động chuyển dịch từ tiếng việt sang tiếng của các em và<br />
ngược lại làm cho tiếng việt giàu thêm. Đặc biệt là các lớp từ tượng thanh,<br />
tượng hình, từ láy thường xuất hiện trong các tác phẩm. Hiện nay ở các<br />
trường cũng như các trung tâ m các thầy đã chú ý đến việc học tiếng dân tộc.<br />
2. Nội dung, biện pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận<br />
Xuất phát từ thực trạng, học viên Trung tâm rất khó khăn trong quá trình làm văn<br />
nghị luận. Nên tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên<br />
Trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:<br />
Thứ nhất trước tiên giáo viên nên cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản<br />
về những vấn đề của xã hội và các tác phẩm văn học trong chương trình. Đây là điều kiện<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 17<br />
vô cùng quan trọng cần phải có để giúp các em có những vốn kiến thức cơ bản vận dụng<br />
vào giải quyết được tất cả các vấn đề trong bài văn nghị luận.<br />
Ví dụ:<br />
Các vấn đề xã hội đang quan tâm hiện nay là gì? Thực trạng các vấn đề đó như thế<br />
nào? Cách giải quyết vấn đề ấy ra sao?<br />
Hay khi học các tác phẩm văn học trong chương trình giáo viên cần cung cấp cho<br />
các em hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, những giá trị về nội dung và nghệ thuật,<br />
những nhận xét, đánh giá về tác phẩm.<br />
Thứ hai sau khi cung cấp vốn kiến thức cơ bản, giáo viên đặc biệt chú trọng vào<br />
việc cung cấp cho các em những kiến thức về kiểu bài nghị luân cụ thể.<br />
Khái niệm văn nghị luận, vai trò của văn nghị luận trong đời sống.<br />
- Đặc điểm của bài văn nghị luận cần chú ý vào hệ thống luận điểm và luận cứ<br />
cùng với những yêu cầu của nó đó là: Các luận điểm, luận cứ phải đảm bảo tính khái<br />
quát, tính tiêu biểu, độ chân thật, đúng đắn, toàn diện. Luận điểm, luận cứ phải gắn bó<br />
chặt chẽ thành hệ thống, các luận điểm được xây dựng giống như bộ khung cho các đoạn<br />
văn nghị luận xoay quanh hệ thống luận điểm, luận cứ tạo ra tính thống nhất của văn bản.<br />
Các luận điểm chở thành cốt lõi của bài văn và là linh hồn của bài văn.<br />
- Khi rèn luyện kĩ năng xây dựng luận điể m, luận cứ; giáo viên cần rè n<br />
kĩ cho các em cân nhắc đến từng vai trò, vị trí của mỗi luận điểm, đặt chúng<br />
trong mối quan hệ tương quan và sắp xếp theo hệ thống, vị trí quan hệ; cách<br />
sắp xếp các luận điể m có quan hệ liên quan đến nghệ thuật, bố cục và nghệ<br />
thuật lập luận của văn bản.<br />
+ Luận điểm xuất phát: Luận điểm này thường được dùng làm luận điểm ở phần<br />
đặt vấn đề nhằm giới thiệu vấn đề đề cập đến trong bài.<br />
+ Các luận điểm tiếp theo được mở rộng trình bày ở phần thân bài nhằm giải quyết<br />
vấn đề, phát triển ý, triển khai các lập luận mà vấn đề cần được giải quyết .<br />
+ Luận điểm chính: Được sử dụng ở phần kết thúc vấn đề nhằm khẳng định vấn đề.<br />
Theo các lập luận trên ta có mô hình cấu tạo các luận điểm sau :<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 18<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Luận điểm xuất phát<br />
<br />
<br />
<br />
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
<br />
<br />
Luận điểm Luận điểm Luận điểm Luận điểm<br />
mở rộng 1 mở rộng 1 mở rộng 1 mở rộng 1<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT THÚC VẤN ĐỀ<br />
Luận điểm chính<br />
<br />
Thứ ba là một bài văn nghị luận có các quy trình sau:<br />
Nêu tạo lập một quy trình làm văn nghị luận cho học viên nhằm khắc phục cách<br />
viết lan man, thiếu định hướng nên giáo viên cần rèn cho học viên có những kĩ năng sau:<br />
Để làm bài văn nghị luận học viên cần có bốn bước theo quy trình như tạo lập các<br />
văn bản đó là: Tìm hiểu đề, tìm ý, viết nháp và sửa chữa bài. Sau đó tạo lập hoàn chỉnh<br />
bài văn, bước cuối cùng kiểm tra bài viết.<br />
Như phần đặt vấn đề đã đề cập trong bài văn nghị luận, hệ thống luận điểm có vai<br />
trò lớn, nó như là linh hồn của bài văn. Đây là một vấn đề quan trọng các em phải xác<br />
định để tạo lập được trong quá trình tìm hiểu đề, tìm hiểu ý và xây dựng dàn bài. Để xây<br />
dựng được luận điểm sát yêu cầu các em cần bám sát vào nội dung chính để tạo lập luận<br />
điểm cho đúng yêu cầu đề bài.<br />
Ví dụ:<br />
Nghị luận về một tác phẩm: Suy nghĩ của em về một nhân vật ông lão lái đò trong<br />
"Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân.<br />
Khi làm bài văn này học viên cần xác định những luận điểm chính sau:<br />
- Luận điể m 1: Ông lão lái đò sống và chèo đò trong hoàn cảnh hết sức<br />
đặc biệt.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 19<br />
- Luận điểm 2: Trong hoàn cảnh đó đã làm nổi bật nên những nét tính cách phẩm<br />
chất đáng quý của người lao động.<br />
- Luận điểm 3: Ông lái đò đại diện tiêu biểu cho những người lao động mới.<br />
Như vậy ta có thể thấy, để tìm kiếm, xác định rõ hệ thống luận điểm để giải quyết<br />
một vấn đề, ngay từ thao tác đầu học viên cần xác định được trục cơ bản của bài văn nghị<br />
luận? Xây dựng hệ thống luận điểm theo phát triển của thời gian hay không gian, theo<br />
các mối quan hệ xã hội hay các lĩnh vực khác nhau. Trả lời được các câu hỏi này là giáo<br />
viên đã rèn cho học viên có hướng để hoàn thành luận điểm. Sau đó rèn cho các em biết<br />
cách sử dụng các luận cứ kết hợp tốt giữa các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ những<br />
luận điểm trên.<br />
Khi làm bài văn nghị luận các em tạo lập được các văn bản trên có sự phát hiện ra<br />
hệ thống luận điểm, luận cứ điều đó chưa đáp ứng được bài văn hoàn hảo, mà muốn bài<br />
văn hoàn chỉnh các e m cần được rèn cách trình bày các luận điểm cho hợp<br />
lí.<br />
Giáo viên cần cung cấp cho học viên quy trình cơ bản khi trình bày luận điểm theo<br />
phương pháp sau:<br />
TỒNG - PHÂN - HỢP (3 Bước)<br />
Bước 1: Dẫn dắt nêu nội dung của luận điểm (Thường được thể hiện ở khâu chủ<br />
đề).<br />
Bước 2: Dùng các (luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng) để phân tích là m sáng tỏ<br />
luận điểm.<br />
Bước 3: Khái quát, nâng cao luận điểm.<br />
Một điều đáng chú ý đối với tất cả các em học viên là khả năng nhận xét đánh giá<br />
khái quát chung vấn đề: Trước khi trình bày các luận điểm bao giờ các em cũng phải nêu<br />
ý kiến nhận xét đánh giá chung hoặc giải thích ngắn ngọn vần đề cần nghị luận.<br />
Ví dụ:<br />
Bài văn yêu cầu nghị luận vấn đề: Giá trị nhân đạo của truyện kiều<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 20<br />
Giáo viên phải hướng dẫn các em giải thích thế nào là giá trị nhân đạo và giá trị nhân đạo<br />
trong truyện kiều được thể hiện như thế nào? Sau đó mới bước vào nghị luận cụ thể.<br />
Bố cục của bài văn nghị luận có vai trò quan trọng trong việc thể hiện khả năng<br />
nghị luận của người viết. Vì vậy giáo viên cần cung cấp cho học viên yêu cầu bố cục một<br />
bài văn nghị luận thông thường đặc biệt là sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một hệ<br />
thống logic chặt chẽ.<br />
Tóm lại: Giáo viên muốn các em làm tốt văn nghị luận thì cần rèn cho các em tính<br />
chịu khó học tập, tích lũy tri thức để các em có được một kiến thức văn học phong phú,<br />
vững chắc. Bài văn nghị luận hay vừa phải chinh phục khối óc, vừa chinh phục được trái<br />
tim người đọc và phải thấu tình đạt lí, vừa có nội dung tư tưởng cao đẹp lại vừa có tác<br />
dụng truyền cảm. Do vậy, người thầy cần phải có năng lực, phẩm chất và đặc biệt là tình<br />
yêu môn văn, tình yêu học trò.<br />
Thứ tư là bất cứ người giáo viên nào khi đứng trên bục giảng đặc biệt là đứng<br />
trước tương lai của các em, tôi trăn trở suy nghĩ dạy để cho các em làm được gì, dạy như<br />
thế nào cho phù hợp.<br />
Chính vì day dứt đó, nên tôi đã cố gắng ở rất nhiều khâu, suy nghĩ tìm tòi đổi mới<br />
tìm ra giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, một trong các giải pháp quan trọng trong môn ngữ<br />
văn là giáo viên phải luôn đổi mới cách kiểm tra đánh giá, để phát hiện những học viên<br />
khá giỏi kịp thời bồi dưỡng. Đặc biệt tìm ra những nguyên nhân học yếu, học kém lập<br />
được có kế hoạch và bồi dưỡng đúng đối tượng theo chất lượng môn học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 21<br />
CHƯƠNG IV. HIỆU QUẢ "MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG HỌC VĂN<br />
CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – HƯỚNG<br />
NGHIỆP TỈNH’’<br />
Với việc rèn kĩ năng văn học cho học viên, giáo viên đã rèn luyện về năng lực quan<br />
sát tưởng tượng để cảm nhận hiện thực khách quan. Từ "Cảm tính" học viên sẽ được rèn<br />
luyện về năng lực phán đoán, suy luận "Tư duy lý tính" để nhận thức hiện thực đúng đắn<br />
hơn.<br />
Nhận thức của học viên thay đổi: trở nên sâu sắc, mạnh mẽ học viên không còn<br />
hiểu biết nông cạn mà nhận biết được hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong của sự<br />
vật hiện tượng.<br />
Việc rèn kĩ năng văn học cho học viên có tác dụng hoàn thiện, việc rèn luyện tư<br />
duy hoàn thiện quá trình nhận thức cho học viên. Bên cạnh đó việc rèn kĩ năng học văn sẽ<br />
giúp học viên có lập trường, tư tưởng góp phần hoàn thành bản lĩnh, nhân cách con người<br />
mới xã hội chủ nghĩa cho học viên. Học viên trở thành người có năng lực - một công dân<br />
tương lai tốt.<br />
Học văn tốt, học viên đã được trang bị những kiến thức về đời sống văn học. Trình<br />
độ tư duy phát triển góp phần rèn luyện tư tưởng, lập trường, tình cảm, hình thành bản<br />
lĩnh nhân cách cho học viên.<br />
- Qua quá trình vận dụng đề tài hai nă m tôi đã thu được kết quả của<br />
học viên sau khi tác động đề tài:<br />
<br />
Kết quả học kì I Kết quả học kì I<br />
Lớp 12 A (32 HV) Lớp 12 B(32 HV) Ghi chú<br />
STT Điểm số<br />
Tổng số % Tổng số %<br />
<br />
1 Khá 6 18.7 3 9.4<br />
<br />
2 Trung bình 19 59.4 14 43.8<br />
<br />
3 Yếu 7 21.9 15 46.8<br />
<br />
4 Kém 0 0 0 0<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 22<br />
Quá trình vừa học tập, nghiên cứu và ứng dụng thực hiện các biện pháp rèn học<br />
văn cho học viên ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh đề tài đã<br />
thu được nhiều kết quả:<br />
1. Giờ học văn không còn là giờ học khó và khô khan. Các em hào hứng, phấn<br />
khởi chờ đón giờ văn.<br />
2. Việc vận dụng văn nói của học viên linh hoạt, sinh động, cuốn hút người nghe<br />
hơn.<br />
3. Bài viết đã chuẩn chính tả, diễn đạt lưu loát nội dung sinh động.<br />
4. Tỉ lệ học viên yếu kém giảm, tỉ lệ trung bình tăng và đặc biệt đã có nhiều học<br />
viên thực sự học khá môn Ngữ văn.<br />
5. Số liệu so sánh đầu năm học và kết quả sau khi tác động của đề tài<br />
<br />
Kết quả KẾT QUẢ<br />
<br />
Lớp 12A Lớp 12B<br />
Học lực<br />
% Đầu năm % Cuối học kì I % Đầu năm % Cuối học kì I<br />
<br />
Kém 20 0 59.4 3.1<br />
Yếu 23 21.9 28.2 46.7<br />
Trung bình 57 59.4 12.4 43.5<br />
Khá 0 18.7 0 6.7<br />
<br />
- Có thể nói rằng rằng: một số biện pháp rèn kĩ năng cho học viên đã thu được kết quả<br />
ban đầu, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp với đối tượng, góp phần<br />
nâng cao hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn.Theo kế hoạch đề ra của đề tài cuối năm học<br />
tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của 12A : 90%,12B: 85% với kếtquả đó so với kết thúc học kì I lớp<br />
12A tăng 11,9% lớp 12B tăng 32,4%.Như vậy điều đó cho thấy chất lượng môn<br />
Văn của tôi đã vượt lên được chỉ tiêu đề ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 23<br />
PHẦN KẾT LUẬN<br />
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM<br />
Để nâng cao được chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong quá trình giảng dạy giáo<br />
viên cần chú ý:<br />
Trước hết về phương pháp: mỗi thầy cô dạy văn cần nắm chắc chương trình ngữ<br />
văn ở khối PTTH và cần có sự liên kết với chương trình trước và sau để hệ thống kiến<br />
thức trang bị cho các em có sự đồng tâm liên thông và giúp người học hiểu được đích của<br />
việc học văn.<br />
- Cần nắm chắc phương pháp dạy văn:<br />
+ Phương pháp đọc sáng tạo<br />
Là phát triển cảm thụ, hình thành những thể nghiệm nghệ thuật cho học sinh bằng<br />
phương tiện nghệ thuật. Đòi hỏi người đọc phải chú ý đến: từ, câu, nhịp điệu, kích thích<br />
trí tưởng tượng gây cảm xúc.<br />
+ Phương pháp gợi tìm: Thầy cô phải xây dựng được hệ thống câu hỏi có logic<br />
chặt chẽ, đồng thời xây dựng được hệ thống bài tập về văn bản tác phẩm vừa học đặt<br />
thành vấn để tổ chức tranh luận.<br />
+ Phương pháp nghiên cứu: Giúp học sinh tự thiết lập năng lực để giải quyết vấn<br />
đề. Có thể tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu văn học. Có thể ở các buổi xemina ... nhằm<br />
tổng kết một vấn đề văn học mà học sinh được chuẩn bị trước nội dung<br />
Phương pháp này giúp học viên nắm được những kĩ năng gắn liền với một vấn đề<br />
cụ thể trong văn học<br />
+ Phương pháp tái tạo: thường áp dụng trong làm văn.<br />
Học viên lập được dàn bài, xác định được các luận điểm. Việc đưa ra các phương<br />
pháp dạy văn trên tôi muốn các thầy cô nhận diện cụ thể còn khi thực hiện ta nên phối<br />
hợp giữa các phương pháp sao cho linh hoat, hài hòa, nhuần nhuyễn nếu làm tốt được<br />
điều này kết quả học tập của học viên sẽ cao hơn.<br />
Thứ hai, thiết kế các mục tiêu học tập cho học viên từ dễ đến khó phù hợp với cấp<br />
độ tư duy của học viên<br />
- Từ biết -> hiểu -> áp dụng -> phân tích -> đánh giá -> sáng tạo.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 24<br />
Coi trọng hoạt động tương tác giữa học viên với học viên, giữa giáo viên với học<br />
viên<br />
- Giáo viên dạy văn là dạy người nên cần quan tâm chú ý đến từng đối tượng học<br />
viên, động viên khích lệ kịp thời để học viên tự tin, phấn khởi trong học tập và mọi hoạt<br />
động trong cuộc sống tạo điều kiện để các em phát huy được sở trường năng lực của bản<br />
thân.<br />
Thứ ba, kết quả học tập của các em là sự phản hồi hoạt động giữa thầy và trò. Do<br />
đó giáo viên luôn đổi mới cách kiểm tra đánh giá nhằm phát hiện ra những hạt giống đỏ<br />
có năng lực học môn văn để thường xuyên bồi dưỡng. Đồng thời qua kiểm tra đánh giá<br />
giáo viên cũng nắm bắt được những mặt yếu, thiếu của học viên để kịp thời đưa ra được<br />
những biện pháp giúp đỡ phù hợp cho các em.<br />
Thứ tư, tăng cường ứng dụng thông tin vào bài giảng nhằm thu hút học viên và<br />
phong phú kiến thức.<br />
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Môn văn có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình học và có tác dụng to lớn<br />
trong việc giáo dục nhân cách học viên nhất là bồi dưỡng tâm hồn con người. Học văn là<br />
một nhu cầu cấp thiết trong đời sống xã hội bởi học văn là để hiểu mình, hiểu người, hiểu<br />
đời sống xã hội.<br />
Một trong những nhiệm vụ cơ bản là giáo viên đề ra những phương pháp cụ thể,<br />
thích hợp cho từng học trò nhằm từng bước nâng cao chất lượng:<br />
1. Vấn đề nâng cao chất lượng trong môn ngữ văn là một điều cần thiết. Giúp học<br />
viên nâng cao sự hiểu biết về mọi vấn đề trong xã hội. Phát huy được vai trò tích cực chủ<br />
động tiếp nhận của học viên. Trên cơ sở đó đề tài chỉ ra những phương pháp và biện pháp<br />
cụ thể khi hướng dẫn học sinh học môn văn giúp các em định hướng để việc dạy học văn<br />
có hiệu quả hơn.<br />
2. Các bước thể hiện phương hướng và biện pháp đề xuất trên tôi rất hy vọng đề tài<br />
giúp các em chuyển biến về nhận thức từ tác phẩm đến phân tích, bình giá và nhận thức<br />
cuộc sống, các em sẽ có khả năng phát huy một cách tối đa năng lực tiếp nhận sáng tạo<br />
chủ động và tích cực hóa hoạt động của các em khi nghe giảng. Giúp các em tiếp thu giá<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 25<br />
trị thẩm mỹ trong tác phẩm trở thành tự giác các em hứng thú do đó giờ học được nâng<br />
lên rõ ràng.<br />
3. Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp 10, 11, 12 với các tác phẩm:<br />
Nhàn – Nguyễn Bỉnh khiêm ( Lớp 10)<br />
Vội vàng – Xuân Diệu ( Lớp 11)<br />
Tràng Giang – Huy Cận ( Lớp 11)<br />
Sóng – Xuân Qỳnh ( Lớp 12)<br />
Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân ( Lớp 12)<br />
Hiệu quả tiếp nhận văn chương của các học viên được nâng cao rõ rệt giờ dạy thoát<br />
khỏi hạn chế đọc – chép. Nó thật sự đồng điệu giữa thầy trò. Tạo được không khí sôi nổi<br />
sự đồng cảm, thấu hiểu giữa người viết văn – người giảng văn và người học văn. Học<br />
viên hiểu được nhà văn thông qua tác phẩm do vậy kiến thức đưa đến cho các em một<br />
cách tự nhiên. Tránh cách dạy thụ động, máy móc. Như thế học viên tự tin hơn trong quá<br />
trình lĩnh hội các em tự vận động tự nhận thức và phát triển theo cảm xúc của mình.<br />
Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên ở Trung tâm Giáo<br />
dục Thường xuyên Hướng nghiệp Tỉnh. trong quá trình nghiên cứu, thực tế áp dụng trong<br />
giảng dạy tôi đã thu được những kết quả đáng kể. tuy nhiên năng lực còn nhiều hạn chế<br />
do đó đôi lúc tôi cảm nhận được ở đề tài này mới chỉ dừng ở tường thuật một số hoạt<br />
động chủ yếu của giáo viên. Khi là người thầy dạy văn: có tần tảo, có đào sâu suy nghĩ<br />
tìm giải pháp, có tận tụy, luôn yêu thương học trò. Luôn trả lời cho câu hỏi: Dạy văn để<br />
làm gì? Dạy cho ai? Dạy như thế nào? Các em được gì sau mỗi giờ giảng văn? Sau mỗi<br />
ngày đến trường? Phải chăng đó là sự băn khoan trăn trở. Chưa phải là một phương pháp<br />
mới. Mong các thầy cô cùng đọc để góp ý kiến cho việc dạy văn được nâng cao<br />
hơn.Mong các em học viên trao đổi thiết thực để sau này tôi có thêm vốn kiến thức để bổ<br />
xung vào giờ dạy.<br />
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI.<br />
Sáng kiến đã được ứng dụng ở 3 khối lớp 10, 11, 12 ở Trung tâm GDTX – HN<br />
Tỉnh. Quá trình ứng dụng giáo viên đã thu được nhiều kết quả khả quan – học viên học<br />
tập tích cực, kết quả học tập nâng lên rõ rệt, sáng kiến có thể áp dụng đối với tất cả giáo<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 26<br />
viên giảng dạy môn Ngữ văn ở Trung tâm GDTX – HN Tỉnh nói riêng và các giáo viên<br />
dạy văn ở các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên. Các giáo viên văn trong toàn tỉnh có<br />
thể tham khảo và vận dụng.<br />
IV NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.<br />
1 . Đối với Sở giáo dục và đào tạo<br />
Đề nghị đầu tư trang thiết bị, đồ dùng học tập phục vụ công tác giảng dạy. Trang bị<br />
thêm các đầu sách tham khảo, phương pháp dạy học cho học viên miền núi( nhất là tranh<br />
ảnh trực quan) phục vụ môn văn để học viên xóa dần khoảng cách giữa miền núi và miền<br />
xuôi.<br />
Tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp dạy văn cho giáo viên bổ túc<br />
trong toàn tỉnh cùng trao đổi và học tập.<br />
2 . Đối với Trung tâm GDTX - HN tỉnh<br />
Đề nghị quan tâm đầu tư một số phòng đọc và các đầu sách tham khảo cho học<br />
viên.<br />
Bổ sung các đầu sách tham khảo để giáo viên văn có thể mượn đọc, vận dụng trong<br />
giảng dạy.<br />
Phòng chuyên môn tăng cường tổ chức các chuyên đề, các buổi hội thảo bàn về<br />
văn học và tìm ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học.<br />
Tăng cường sinh hoạt chuyên môn tổ nhóm, tìm phương án giúp học viên yếu kém<br />
nhận thức, xác định rõ mục tiêu học tập để từng bước nâng cao chất lượng .<br />
Tiếp tục vận động giáo viên học tiếng dân tộc.<br />
Trân trọng cảm ơn!<br />
Lai Châu, ngày 20 tháng 4 năm 2013<br />
PHÊ DUYỆT CỦA HĐKH TRUNG TÂM Người viết<br />
<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HÀ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 27<br />
THƯ MỤC THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Nguyễn Viết Chữ - Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loạ