MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
Mục lục 1<br />
I. Mở đầu 2<br />
1. Lý do chọn đề tài 2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4. Giới hạn của đề tài. 3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II. Nội dung 3<br />
1. Cơ sở lý luận 3<br />
2. Thực trạng 5<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 9<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9<br />
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17<br />
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18<br />
III. Kết luận, kiến nghị 19<br />
1. Kết luận 19<br />
2. Kiến nghị 19<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 20<br />
Tài liệu tham khảo 22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU.<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
Một nhà hiền triết đã nói “Khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự <br />
tàn rụi của linh hồn”. Ở lứa tuổi học sinh hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng sống, vì <br />
vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là việc rất cần thiết.<br />
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá <br />
trình hình thành nhân cách cho các em từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành nên việc <br />
giáo dục kỹ năng sống cho các em từ khi bước vào môi trường giáo dục, đặc biệt là <br />
lứa tuổi Tiểu học là một việc làm hết sức cấp thiết. Bởi vì lứa tuổi này các em sẽ làm <br />
quen với các kỹ năng sống như giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm…qua đó sẽ <br />
giúp các em tự tin, mạnh dạn khi đứng trước đám đông, chủ động và biết cách xử lí <br />
các tình huống thường gặp trong cuộc sống hằng ngày và quan trọng hơn là khơi gợi <br />
khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của mình. Chính vì vậy việc rèn kỹ <br />
năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác <br />
giáo dục cần quan tâm.<br />
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ra chủ trương dạy kỹ năng sống <br />
là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, và <br />
qua đó, tôi nhận thấy rằng chính ở dưới mái trường các em học được những điều hay, <br />
lẽ phải, là nơi hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt <br />
cho tương lai sau này. Nhà trường sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, giúp các <br />
em xây dựng mọi điều kiện cần và đủ để làm hành trang bước vào đời, bước vào xã <br />
hội đang hòa nhập và vươn mình ra thế giới.<br />
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân tôi luôn đặt ra trong đầu câu hỏi <br />
“Làm thế nào để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết <br />
vận dụng kỹ năng sống vào cuộc sống hằng ngày?”. Và để luận giải những suy nghĩ <br />
trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp <br />
2D Trường Tiểu học Nguyễn văn Trỗi”. Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề không chỉ riêng <br />
tôi mà các đồng nghiệp khác cũng đã và đang suy nghĩ. Là một đề tài đang rất nóng, <br />
được phụ huynh và xã hội hết sức quan tâm.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
* Mục tiêu của đề tài:<br />
Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp và trên cơ sở <br />
đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ <br />
những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động <br />
hằng ngày.<br />
Giúp học sinh làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những <br />
tình huống khó khăn trong cuộc sống. <br />
Rèn cho các em cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, có <br />
hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định hành vi đúng đắn.<br />
* Nhiệm vụ của đề tài:<br />
Tạo cơ hội cho giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy <br />
khả năng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, phát hiện những năng khiếu, <br />
phẩm chất, năng lực của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. <br />
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và <br />
phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức .<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
4. Giới hạn đề tài.<br />
Học sinh lớp 2D năm học 2016 – 2017 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – xã <br />
Quảng Điền huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh.<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
II. NỘI DUNG.<br />
1.Cơ sở lý luận<br />
1.1 Kỹ năng là gì?<br />
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc <br />
nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó <br />
phát sinh trong cuộc sống.<br />
1.2 Kỹ năng sống là gì?<br />
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp <br />
ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ <br />
năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con <br />
người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn <br />
luyện của con người.<br />
1.3 Vì sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh?<br />
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống <br />
đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kỹ năng <br />
sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi <br />
tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo <br />
dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa <br />
tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc <br />
hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh <br />
hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.<br />
Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho <br />
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ <br />
năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. <br />
Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn <br />
giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, <br />
viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu <br />
về nghệ thuật. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay <br />
còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc <br />
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bô Giao duc Đao tao đa phat đông phong trao“<br />
̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ́ ̣ ̀ <br />
Xây dựng trương hoc thân thiên hoc sinh tich c<br />
̀ ̣ ̣ ̣ ́ ực” vơi nh<br />
́ ưng kê hoach nhât quan t<br />
̃ ́ ̣ ́ ́ ư ̀<br />
trung ương đên đia ph<br />
́ ̣ ương, Phong giao duc Đao tao cung đa co kê hoach t<br />
̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ̃ ́ ́ ̣ ừng năm <br />
học với nhưng biên phap cu thê đ<br />
̃ ̣ ́ ̣ ̉ ể rèn kỹ năng sống cho học sinh môt cach chung nhât<br />
̣ ́ ́ <br />
́ ̣ ̣ ̀ ững đinh h<br />
cho cac bâc hoc, đây chinh la nh<br />
́ ̣ ướng giup giao viên th<br />
́ ́ ực hiên.<br />
̣<br />
Ở tiểu học, mỗi giáo viên được phân công chủ nhiệm một lớp, họ không <br />
những đảm nhận nhiều môn học mà còn phải làm công tác chủ nhiệm lớp. Không <br />
giống với những lớp học trên, ở lớp 2 các kỹ năng hoạt động còn hạn chế, ý thức tổ <br />
chức kỉ luật và ý thức tự giác của các em chưa cao. Để hoàn thành tốt công tác chủ <br />
nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. <br />
Nếu giáo viên làm tốt việc rèn luyện học sinh thực hiện đúng nội quy trường lớp thì <br />
sẽ có hiệu quả rất lớn cho việc thực hiện các chỉ tiêu giáo dục, góp phần nâng cao <br />
việc giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
Dưới đây là số liệu điều tra học sinh khi tôi nhận bàn giao lớp 1D năm học 2014 <br />
– 2015.<br />
Tổng số học sinh: 22; nữ:12; khuyết tật: 1; dân tộc: 0; tôn giáo: 0; sống với ông <br />
bà: 2; sống với cô: 1; ở với bố: 2; sống xa gia đình để được đi học: 1.<br />
Kết quả bàn giao chất lượng năm học 2016 – 2017, tôi đặc biệt lưu ý đến số <br />
liệu sau:<br />
+ Năng lực Tự phục vụ, tự quản: Hoàn thành: 20, chưa hoàn thành: 2<br />
+ Năng lực Tự học và giải quyết vấn đề: Hoàn thành: 20, chưa hoàn thành: 2<br />
+ Phẩm chất Trung thực, kỉ luật: Hoàn thành 19, chưa hoàn thành 3.<br />
Nhưng qua ba tháng hè, tạm thời rời xa môi thường giáo dục, ở tuổi ăn tuổi <br />
chơi. Các em lại quên đi những kỹ năng cần thiết của người học sinh. Khi bước vào <br />
năm học 2016 2017 tôi đã tiến hành khảo sát với chủ đề “ Kỹ năng của em”, kết quả <br />
thu được như sau:<br />
<br />
<br />
Tổng số Kỹ năng khi tham gia giao thông<br />
học sinh Kỹ năng Có hình Kỹ năng chưa tốt<br />
tốt thành kỹ <br />
năng<br />
SL % SL % SL %<br />
22 3 13,6% 10 45,4% 9 40,9%<br />
<br />
<br />
Kỹ năng thực hành thảo luận nhóm, chia sẻ nội dung với bạn <br />
Tổng số học Biết cách lắng Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm<br />
sinh nghe, <br />
hợp tác<br />
SL % SL %<br />
22 12 54,5 10 45,4%<br />
Kỹ năng ứng xử tình huống trong các hoạt động tập thể<br />
Tổng số học Biết cách ứng Chưa biết cách ứng xử hài hòa <br />
sinh xử hài hòa, <br />
khá phù hợp.<br />
SL % SL %<br />
22 13 59% 9 40,9%<br />
<br />
<br />
Kỹ năng chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập<br />
Tổng số học Chuẩn bị đầy Chưa chuẩn bị đầy đủ sách vở, đò dùng học tập<br />
sinh đủ sách vở, đò <br />
dùng học tập<br />
SL % SL %<br />
22 14 63,6% 8 36.4%<br />
<br />
<br />
*Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Qua bảng tổng hợp trên kết quả cho thấy, học sinh có kỹ năng tham gia giao <br />
thông chưa tốt là 40,9%. Học sinh chưa biết cách lắng nghe và tách ra khỏi nhóm <br />
chiếm đến 45/4%. Học sinh chưa có kỹ năng ứng xử chiếm 40,9%. Học sinh chưa <br />
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập là 36,4%. Từ đó có thể thấy rằng số lượng các em <br />
còn hạn chế trong việc vận dụng các kỹ năng sống còn rất lớn, điều này sẽ ảnh <br />
hưởng đến quá trình học tập cũng như phát triển nhân cách của các em sau này. Do đó <br />
tôi nhận thấy rằng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm hết sức cấp bách.<br />
Trước tiên ta cùng đi tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến điều bất cập trên.<br />
+ Về gia đình: Một số gia đình cha mẹ sống không gương mẫu, li hôn, mải mê <br />
làm ăn không quan tâm đến con cái, phó thác trách nhiệm dạy dỗ con em cho nhà <br />
trường giống như “trăm sự nhờ thầy”. Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, chưa có <br />
tri thức về giáo dục con cái, sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy, sử <br />
dụng uy quyền của cha mẹ một cách cực đoan, tấm gương phản diện của cha mẹ <br />
hoặc người thân trong gia đình có hoàn cảnh éo le hoặc hay sử dụng bạo lực…cũng <br />
tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của học sinh . Ở lớp tôi đang chủ <br />
nhiệm, có nhiều đối tượng tôi cần phải đặc biệt quan tâm:<br />
<br />
Một em bố mẹ bỏ đi, buộc phải sống với cô và dượng, luôn đến trường trong <br />
tình trạng tay chân chằng chịt vết roi, thích gây sự, đánh nhau với bạn bè, chỉ hành <br />
động theo ý thích cá nhân mà không quan tâm đến mối trường xung quanh, không chịu <br />
viết bài, không làm bài tập mặc dù em rất thông minh.<br />
<br />
Một em khuyết tật về trí tuệ, em không kiểm soát được hành vi của mình, khả <br />
năng đưa ra quyết định kém, giải quyết vấn đề không hiệu quả và không thể tự mình <br />
chăm sóc bản thân.<br />
<br />
Một em bố mẹ đi làm xa, phải sống với ngoại, không thích hoạt động nhóm, <br />
hay làm việc riêng trong giờ học, ít tiếp xúc, nói chuyện với bạn bè.<br />
<br />
Một em phải sống trong một gia đình bố mẹ “ghép nối”. Em chưa có kỹ năng <br />
bảo vệ đồ dùng học tập, em rất thích xé vở. Tôi có hỏi em tại sao thích xé vở? Em trả <br />
lời tôi rất hồn nhiên: “Thưa cô, ba em cũng hay xé vở của em để lót nồi cơm”…<br />
<br />
Một em sống xa bố mẹ, ba anh em ở cùng với nhau để đi học và điều tôi quan <br />
tâm ở đây là em có biểu hiện ham thích đồ của các bạn trong lớp, hay tò mò xem trong <br />
cặp của bạn có những gì.<br />
<br />
Phải chăng đây là do hoàn cảnh gia đình đã tác động đến việc hình thành kỹ <br />
năng tốt trong cuộc sống của các em? <br />
+ Về phía nhà trường: Một số cán bộ, giáo viên thiếu thiện cảm, sử dụng các <br />
biện pháp giáo dục chưa hợp lí. Việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật đôi khi <br />
chưa kịp thời, chưa đúng lúc…<br />
+Về phía xã hội: Sự tác độ của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học <br />
công nghệ đã tác động mạnh vào lối sống của các em, xem nhẹ lời khuyên của cha <br />
mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.<br />
Như vậy có thể thấy rằng:<br />
+ Hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mới chỉ đang dừng lại ở <br />
việc tích hợp và lồng ghép vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc <br />
tích hợp và lồng ghép này sẽ có những hạn chế nhất định trong việc giáo dục các kĩ <br />
năng cần thiết cho trẻ.<br />
́ ậc cha me các em luôn nong vôi trong viêc day con; h<br />
+ Cac b ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ọ chỉ chú trọng đến <br />
việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng <br />
một cách thái quá. Đông th<br />
̀ ơi lai chiêu chuông, cung ph<br />
̀ ̣ ̀ ̣ ụng con cai khiên tre không co<br />
́ ́ ̉ ́ <br />
ky năng t<br />
̃ ự phuc vu, <br />
̣ ̣ ỷ lại vào người khác.<br />
+ Vào đầu năm, giáo viên chưa thể nắm bắt được tâm sinh lý của từng học sinh <br />
nên giáo viên rất khó khăn để giúp các em phát triển các kỹ năng sống một cách hoàn <br />
thiện.<br />
Nhưng bên cạnh đó vẫn có những thuận lợi để giúp các em hình thành những <br />
kỹ năng tốt.<br />
Trường học nơi tôi đang công tác là ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ <br />
I, được Phòng giáo dục và các cấp lãnh đạo rất quan tâm.<br />
Trường đóng trên địa bàn xã Quảng Điền – xã được đón nhận nông thôn mới <br />
vào năm 2016 nên đời sống ý thức của người dân cũng cao hơn nhiều.<br />
Trường đã và đang áp dụng chương trình dạy học theo mô hình trường học <br />
mới VNEN. Khi thực hiện chương trình học này sẽ rèn luyện cho các em những kỹ <br />
năng cơ bản: sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thảo luận, bảo vệ ý kiến, giải quyết các <br />
mâu thuẩn, hoạt động nhóm, làm việc hợp tác…<br />
Về phía Chuyên môn và Đội: thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, sinh <br />
hoạt rèn luyện kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh.<br />
<br />
<br />
Chuyên đề an toàn giao thông đường bộ cho học sinh<br />
Những thuận lợi đó cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành những kỹ <br />
năng tốt cho học sinh, và để những kỹ năng đó hoàn thiện hơn,tôi đã đưa ra những giải <br />
pháp sau:<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp.<br />
Giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với <br />
biến đổi của cuộc sống hàng ngày.<br />
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi.<br />
Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt <br />
động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với <br />
quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.<br />
3.2 Nội dung và cách thực hiện giải pháp.<br />
3.2.1 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống qua các phương pháp dạy học<br />
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo <br />
của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, luôn tạo cho các em tính <br />
chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu <br />
không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, tôi tạo cơ hội cho các <br />
em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay <br />
rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho các em.<br />
+ Bản thân tôi phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công, <br />
thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm <br />
Chủ tịch hội đồng tự quản, nhóm trưởng. Làm cho các em thấy có trách nhiệm đối với <br />
công việc được giao.<br />
+ Thời gian rảnh, tôi thường xuyên cùng lớp sắp xếp lại góc học tập của lớp <br />
và thông qua đó giáo dục cho các em tầm quan trọng của sách vở, đồ dùng học tập, <br />
giúp học sinh hình thành thói quen bảo vệ và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến <br />
lớp.<br />
+ Cần tổ chức tốt các tiết Sinh hoạt lớp. Theo đó để tự các em được đánh giá, <br />
nhận xét về hoạt động của lớp trong tuần qua, nhận xét các bạn…thêm phần giao lưu <br />
với cả lớp qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi…qua đó giúp các <br />
em mạnh dạng hơn trong giao tiếp, nhận ra được các khuyết điểm của bản thân và tìm <br />
cách khắc phục vào tuần sau.<br />
+ Xây dựng trường, lớp xanh sạch đẹp, cần chú trọng tạo môi trường tự <br />
nhiên gần gũi với cuộc sống để thông qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho <br />
các em.<br />
+ Tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, cho các em nghe những bài hát <br />
hoặc xem những video về những tấm gương nghèo vượt khó, những mảnh đời bất <br />
hạnh trên khắp đất nước, từ đó phân tích thêm để các em dần hình thành kỹ năng cảm <br />
thông, yêu thương con người, biết bảo vệ tài sản của mình và của người khác.<br />
3.2.2 Sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực để giáo dục học sinh <br />
thực hiện nội quy trường lớp<br />
3.2.2.1 Khái niệm về giáo dục kỷ luật tích cực: Là giáo dục dựa trên nguyên <br />
tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; <br />
có sự thoả thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của <br />
trẻ.<br />
3.2.2.2 Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực:<br />
Học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, <br />
tôn trọng, lắng nghe ý kiến.Tích cực, chủ động hơn trong học tập, tự tin trước đám <br />
đông, phát huy được khả năng của mình.<br />
Giáo viên giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp <br />
hành kỷ luật. Từ đó giáo viên được học sinh tin tưởng, tôn trọng, xây dựng được mối <br />
quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất <br />
lượng giáo dục. Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội.<br />
Đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội thì nhà trường trở thành môi <br />
trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội, đào tạo được những <br />
công dân tốt, giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực, góp phần tạo nên <br />
gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.<br />
3.2.2.3 Một số nhóm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực<br />
Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử với bạn trong lớp.<br />
Chia sẻ qua nhịp cầu bè bạn: Là giúp cho học sinh hướng tới những điều lạc <br />
quan tích cực trong cuộc sống ngay cả khi gặp khó khăn, chán nản. Tao điêu kiên cho<br />
̣ ̀ ̣ <br />
nhưng h<br />
̃ ọc sinh ngai giao tiêp tr<br />
̣ ́ ước đam đông cung co thê bay to y kiên cua minh qua<br />
́ ̃ ́ ̉ ̀ ̉ ́ ́ ̉ ̀ <br />
nhịp cầu bè bạn. Khi áp dụng biện pháp này giáo viên phải lưu ý học sinh biết ghi <br />
nhận điểm tốt của bạn thay vì chỉ nhìn thấy những điểm chưa tốt của bạn.<br />
Phiếu khen: Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá <br />
biệt hay học sinh có những hành vi vô kỉ luật trong lớp. Không bỏ qua bất kì một cử <br />
chỉ đáng khen nào. Tìm moi c̣ ơ hội để khen ngợi các em. Đây là một hình thức động <br />
viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả.Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt <br />
hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.<br />
Gửi thư khen về nhà: Giúp học sinh thấy tự tin và làm cho các em có tính tự <br />
lập, có trách nhiệm với công việc được giao, tạo sự gần gũi thân thiện giữa học <br />
sinh với giáo viên, cha mẹ học sinh và giáo viên.<br />
Nhóm biện pháp quan tâm đến những khó khăn của học sinh<br />
Tổ chức trò chơi công nhận đặc điểm tốt của học sinh : Giúp các em tăng thêm <br />
lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các <br />
bạn khác, có cảm giác được thừa nhận và khen thưởng trong một tập thể đều có <br />
những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và cách xử sự của các em.<br />
Tổ chức điều tra: Hoat đông nay tao c<br />
̣ ̣ ̀ ̣ ơ hôi cho h<br />
̣ ọc sinh co th<br />
́ ể bay to nh<br />
̀ ̉ ưng ̃ <br />
̀ ̉ ̉ ơn vê h<br />
nhu câu cua cac em va giup giáo viên hiêu h<br />
́ ̀ ́ ̀ ọc sinh cua minh.<br />
̉ ̀<br />
Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác: Chia sẻ một tình huống cụ thể. <br />
̃ ́ ̃ ̀ ̀ ́ ̉<br />
Nguyên nhân dân đên nôi buôn, niêm vui (khach quan, chu quan), chia s ẻ với nhau về <br />
̣ ́ ̣ ̣<br />
muc đich hoat đông.<br />
Nên lắng nghe xem xét vấn đề từ học sinh. Giúp học sinh làm rõ vấn đề và <br />
cùng các em tìm cách giải quyết.<br />
Nhóm biện pháp tăng cường sự tham gia của trẻ.<br />
Biện pháp xây dựng nội quy lớp học: Các bước xây dựng nội quy lớp học tại <br />
buổi đầu đến lớp:<br />
Bước 1: Giáo viên thông báo cho học sinh nội dung chính của năm học.<br />
Bước 2: Học sinh chia nhóm thảo luận.<br />
Bước 3: Các nhóm chia sẻ ý kiến. Giáo viên và cả lớp xem xét tìm ra những ý <br />
kiến chung của tất cả học sinh.<br />
Bước 4: Học sinh tiếp tục thảo luận.<br />
Bước 5: Quy định chế độ thưởng và xử phạt.<br />
Bước 6: Viết và trang trí nội quy lớp bằng chữ lớn.<br />
Như vậy học sinh được tham gia, được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến <br />
của mình. Ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng. Giúp học sinh hiểu, tôn <br />
trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra.Từ đó giúp học sinh rèn kỹ năng <br />
giao tiếp, kỹ năng bày tỏ ý kiến và đưa ra quyết định. Cuối cùng là phát huy tinh thần <br />
tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho học sinh.<br />
+ Nội quy có thể thay đổi theo tuần / tháng (thay thế những nội quy mà học <br />
sinh đã thực hiện tốt bằng những nội quy lớp thực hiện chưa tốt ).<br />
+ Nội quy cần mang tính khả thi (phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục).<br />
Như vậy việc quản lý lớp học bằng nội quy trường lớp có một vai trò quan <br />
trọng và không kém phần khó khăn so với việc dạy học. Trẻ có thể không nghe lời, <br />
chán không muốn học hoặc không chú ý nghe giảng. Và khi bạn ở trong trường hợp có <br />
này, có lẽ cũng nên nhìn nhận lại xem mình đã có một phương pháp, hệ thống quản lý <br />
lớp học thật rõ ràng và có kế hoạch hay chưa.<br />
Bên cạnh đó, biện pháp này cũng tập trung nhiều vào việc để học sinh tự học <br />
với nhau chứ không chỉ thụ động nhận thông tin, kiến thức từ giáo viên.<br />
3.2.3. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học<br />
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả, tôi đã vận dụng lồng ghép <br />
giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; <br />
Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội....để những giờ học sao cho các em được làm để học, <br />
được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.<br />
Trong chương trình lớp học, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo <br />
dục kỹ năng sống cho các em, đó là các kỹ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư, làm <br />
bài vào phiếu bài tập, tập nói lời cảm ơn, xin lỗi. Giới thiệu địa phương, kể chuyện <br />
được chứng kiến hoặc tham gia,...được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp. <br />
Giáo viên chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó <br />
áp đặt. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua <br />
môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy <br />
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học <br />
tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, <br />
phương pháp hỏi đáp,…Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, <br />
rèn kỹ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn <br />
luyện, thực hành nhiều kỹ năng sống cần thiết.<br />
Ví dụ: Qua bài 23A: Vì sao Sói bị Ngựa đá? – Tài liệu hướng dẫn học Tiếng <br />
Việt tập 2A. Sau khi các em tìm hiểu bài, tôi yêu cầu học sinh rút ra được ý nghĩa của <br />
câu chuyện qua đó giáo dục cho các em kỹ năng ứng phó với tình huống bất ngờ và kỹ <br />
năng bảo vệ bản thân.<br />
<br />
<br />
Học sinh thảo luận nhóm trong tiết học<br />
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức trở thành tình cảm, niềm tin, hành <br />
vi và thói quen của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng <br />
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực <br />
hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát <br />
tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu <br />
phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,…Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học <br />
tích cực như: học theo nhóm, theo dự án, đóng vai, trò chơi,…Và chính thông qua việc <br />
sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội <br />
để thực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là <br />
lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội, hành vi như <br />
gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với <br />
bạn…<br />
Rèn kỹ năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong trong các <br />
môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với <br />
cuộc sống hằng ngày của các em. <br />
Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của <br />
mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kỹ năng <br />
này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ <br />
động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh <br />
nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.<br />
Tôi còn chú ý đến kỹ năng rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ <br />
năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua môn Tự nhiên và Xã <br />
hội: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học tập <br />
tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho <br />
học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. <br />
Ví dụ: Qua bài “ Làm gì để xương và cơ phát triển” các em sẽ áp dụng vào bài <br />
học và dần hình thành cho mình kỹ năng đưa ra quyết định và kỹ năng làm chủ bản <br />
thân, những kỹ năng này sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.<br />
Ngoài ra để các em có kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương <br />
tích khác, tôi đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn giao thông, hướng dẫn <br />
các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra <br />
những tình huống cho các em xử lí. <br />
Chẳng hạn: “Trẻ em dưới 7 tuổi phải đi cùng với ai khi đi trên đường và khi <br />
qua đường? Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu?”; “Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường <br />
không có vỉa hè thì thế nào?”;...<br />
Giáo dục cho các em kỹ năng phòng chống các tai nạn: không được chạy lao ra <br />
đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi <br />
trên tàu, xe, ghe, đò,...Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn <br />
giản khi gặp phải. <br />
3.2.4. Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, <br />
vui chơi<br />
Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động các phong <br />
trào: “Nói lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, <br />
chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng <br />
quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi,... và tổng <br />
kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng <br />
lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều <br />
gì đó với học sinh. Trong các tiết chào cờ, tôi luôn khuyến khích các em xung phong <br />
trả lời những câu hỏi mà cô Tổng phụ trách đưa ra. Luôn lắng nghe các nội dung, hoạt <br />
động cần làm trong tuần, trong tháng. Nhờ vậy các em mạnh dạn dần và thực hiện tốt <br />
các phong trào.<br />
Không những thế, tôi còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, <br />
những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên <br />
không gò bó, áp đặt. Hoặc ở giờ ra chơi bản thân cùng các em tham gia những trò chơi <br />
dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ (Cờ vua,…)<br />
<br />
<br />
Học sinh tham gia trò chơi<br />
̉ ọc sách cho các em nghe trong moi tinh huông nh<br />
Ngoài ra, tôi tranh thu đ ̣ ̀ ́ ư <br />
những lúc sinh hoạt đầu giờ, hoặc đọc sách các em nghe trong giờ sinh hoạt lớp.Tăng <br />
cương kê cho các em nghe cac câu chuyên cô tich, câu chuy<br />
̀ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ện trong bài tập đọc, bài <br />
thơ,…luôn khuyến khích các em tìm sách trong góc thư viện của lớp để đọc qua đo ren ́ ̀ <br />
̣ ̣ ức cho các em, giúp các em hoan thiên minh, bi<br />
luyên đao đ ̀ ̣ ̀ ết yêu thương ban be, yêu<br />
̣ ̀ <br />
thương con người.Tao ḥ ưng thu cho các em qua các truyên băng tranh tuy theo l<br />
́ ́ ̣ ̀ ̀ ưa tuôi,<br />
́ ̉ <br />
gợi mở tinh to mo, ham h<br />
́ ̀ ̀ ọc hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.<br />
Học sinh tìm sách ở góc thư viện để đọc<br />
3.2.5. Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiên day các em các k<br />
̣ ̣ ỹ năng <br />
́ ơ bản<br />
sông c<br />
Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công <br />
bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em. Tao điêu kiên tôt nhât cho các em vui<br />
̣ ̀ ̣ ́ ́ <br />
chơi.<br />
Giáo viên, phụ huynh luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, <br />
nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác va v̀ ề những lựa <br />
̣ ủa mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đo ma l<br />
chon c ́ ̀ ựa chọn, cố <br />
gắng không chỉ trich các quy<br />
́ ết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự <br />
kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động và các <br />
buổi thảo luận tại trường sau này.<br />
Bên cạnh đó, việc giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo <br />
rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý thích đó.<br />
Ví dụ: Một số học sinh thích vẽ, ngoài việc cho các em học năng khiếu vẽ thì <br />
giáo viên, cha mẹ có thể cho các em thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho các em cách <br />
lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính các em hoặc <br />
triển lãm tranh của các em ở góc nhỏ trong nhà, trong lớp.<br />
Giáo viên, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết <br />
cách sử dụng các đồ dùng ăn uống, sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự <br />
sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn uống từ tốn, <br />
không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ <br />
nhàng, dễ chịu… tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các em có thói quen tốt để hình <br />
thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. <br />
Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi luôn cố gắng rèn cho học sinh <br />
những kỹ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong <br />
nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi <br />
trường hợp. <br />
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua học tập – sinh hoạt ở nhà trường <br />
là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần <br />
kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy.<br />
Giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng <br />
là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có được <br />
cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen xấu và hành <br />
vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này.<br />
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Trong đề tài này, tôi đã đưa ra năm biện pháp để rèn luyện kỹ năng sống cho <br />
học sinh, các biện pháp này tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau để việc rèn luyện kỹ <br />
năng sống cho học sinh đạt được kết quả cao nhất.<br />
Tuy mỗi biện pháp có những đặc điểm về tính chất, nội dung cụ thể khác <br />
nhau, nhưng luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, là một quá trình thống nhất không <br />
thể tách rời, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và nội dung cùng hướng tới việc thực hiện <br />
mục tiêu giáo dục trong nhà trường . <br />
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Kết quả khảo nghiệm<br />
Qua khảo sát lần 2 ở lớp 2D (cuối học kỳ 1) với chủ đề “Kỹ năng của em”; kết <br />
quả so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau:<br />
Tổng số Kỹ năng khi tham gia giao thông<br />
học sinh Kỹ năng Có hình Kỹ năng chưa tốt<br />
tốt thành kỹ <br />
năng<br />
SL % SL % SL %<br />
22 15 68% 6 27,2% 1 4,5%<br />
<br />
Tổng số học Kỹ năng thực hành thảo luận nhóm, chia sẻ nội dung với bạn<br />
sinh <br />
Chưa biết cách Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm<br />
lắng nghe, hay <br />
tách ra khỏi <br />
nhóm<br />
SL % SL %<br />
22 20 90,9% 2 9,0%<br />
<br />
Tổng số học Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể<br />
sinh Biết cách ứng Chưa biết cách ứng xử hài hòa<br />
xử hài hòa<br />
<br />
SL % SL %<br />
22 19 86%,3 3 13,6%<br />
<br />
<br />
Kỹ năng chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập<br />
Tổng số học Chuẩn bị đầy Chưa chuẩn bị đầy đủ sách vở, đò dùng học tập<br />
sinh đủ sách vở, đò <br />
dùng học tập<br />
SL % SL %<br />
22 20 90,9% 2 9%<br />
<br />
<br />
Sau khi thực hiện các biện pháp trên, đến giữa học kì II, bản thân tôi nhận thấy <br />
các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ <br />
năng, được thể hiện rõ qua bảng khảo sát. Qua thời gian áp dụng các biện pháp rèn <br />
luyện kỹ năng sống thì số học sinh chưa hình thành những kỹ năng tốt giảm đi rất <br />
nhiều. Cụ thể là học sinh có kỹ năng tham gia giao thông chưa tốt vào đầu năm là <br />
40,9% giảm còn 6,7 %; số học sinh chưa biết cách lắng nghe, hợp tác, chia sẻ là 45,4% <br />
giảm còn 9%, số học sinh chưa biết cách ứng xử hài hòa là 40,9% giảm còn13,6%. <br />
Học sinh chưa chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập từ 36,4% giảm còn 9%. Việc <br />
sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời nói, các em biết dùng những lời <br />
nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị <br />
lịch sự,... đã trở thành thói quen được các em vận dụng hằng ngày. Các em rất hăng hái <br />
phát biểu trong tiết học. Phụ huynh học sinh rất vui mừng phấn khởi với kết quả này <br />
của lớp.<br />
Nhìn lại kết quả trên cho thấy, trong học kì qua, học sinh trong lớp 100% học <br />
sinh đạt loại thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh, điểm thi của các em <br />
đều đạt điểm trên trung bình và điểm khá, giỏi các môn học. <br />
3.5 Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Như vậy, với kết quả đạt được chứng tỏ phần nào sáng kiến của bản thân đưa <br />
ra và áp dụng có hiệu quả trong lớp cũng như trong khối. Thiết nghĩ, mỗi giáo viên <br />
trong trường đều áp dụng sáng kiến này trong công tác chủ nhiệm của mình thì học <br />
sinh sẽ có kỹ năng sống tốt hơn, thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết <br />
được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề về sức khỏe, môi trường, <br />
tệ nạn xã hội,…các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn <br />
mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho <br />
bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên đáp ứng được phong trào thi đua <br />
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.<br />
1.Kết luận.<br />
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã <br />
hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những <br />
kỹ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui <br />
vẻ. Việc giáo dục kỹ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho <br />
các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời.<br />
2. Kiến nghị.<br />
Qua đề tài này tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số đề xuất:<br />
Bản thân mỗi giáo viên phải luôn đặt ra cho mình mục tiêu giáo dục kỹ năng <br />
sống cho học sinh trong mọi môn học và các hoạt động giáo dục là vấn đề cần thiết <br />
và áp dụng thường xuyên.<br />
Về phía Nhà trường: Luôn phát động phong trào “Học để biết, học để chung <br />
sống, học để tự khẳng định mình” hơn nữa dưới nhiều hình thức. <br />
Về phía phụ huynh: Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn <br />
luyện kỹ năng sống cho con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày tỏ, <br />
luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi <br />
mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp.<br />
̀ ưng suy nghi cua b<br />
Trên đây la nh ̃ ̃ ̉ ản thân tôi vê viêc nghiên c<br />
̀ ̣ ứu môt sô biên phap<br />
̣ ́ ̣ ́ <br />
giáo dục và ren k<br />
̀ ỹ năng sông cho hoc sinh l<br />
́ ̣ ớp 2 thông qua các môn học và hoạt động <br />
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Rât mong đ<br />
́ ược nhân s<br />
̣ ự giup đ<br />
́ ỡ, gop y bô sung cua Ban<br />
́ ́ ̉ ̉ <br />
́ ̣ ̀ ương, cac câp quan ly giao duc va giao viên đông nghiêp đê ban sang<br />
giam hiêu nha tr ̀ ́ ́ ̉ ́ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ̉ ̉ ́ <br />
́ ́ ược nhưng kinh nghiêm bô ich co thê ap dung cho cac năm hoc sau.<br />
kiên co đ ̃ ̣ ̉ ́ ́ ̉ ́ ̣ ́ ̣<br />
Krông Ana, ngày 10 tháng 3 năm 2017<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Hoài Vân<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN <br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường học NXB Giáo dục Việt Nam<br />
mới Việt Nam<br />
Thực hành kỹ năng sống lớp 2<br />
2 NXB Giáo dục Việt Nam<br />
Những tình huống trong giao tiếp ứng xử<br />
3 NXB Giáo dục Đồng Nai<br />
50 kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học<br />
4 NXB Giáo dục Hồng Bàng<br />
30 thói quen học sinh cần phải rèn luyện<br />
5 NXB Giáo dục Hồng Bàng<br />