Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
<br />
Là người am hiểu sâu sắc và có lòng tin mãnh liệt vào phương pháp bảo <br />
vệ sức khoẻ bằng tập luyện thể dục thể thao, Bác Hồ khuyên mỗi người dân: <br />
“Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập, khí huyết lưu <br />
thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe…". Điều Bác nói cách chúng ta <br />
hơn nửa thế kỷ này lại rất gần với định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế <br />
thế giới ngày nay “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể <br />
chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh tật hay tàn phế". <br />
Bác Hồ là một minh chứng về một tấm gương luôn xem việc rèn luyện là lẽ <br />
sống, là điều hiển nhiên. <br />
<br />
Từ khi lọt lòng cho đến lúc trưởng thành ai cũng được giao tiếp và vận <br />
động, giao tiếp là hoạt động vô cùng quan trọng giúp con người hoàn thiện <br />
nhân cách, còn vận động tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe và các tố <br />
chất, kỹ năng trong cuộc sống cũng như trong học tập, chính vì lẽ đó mà hoạt <br />
động phát triển thể chất trở thành môn học được xem là quan trọng trong nhà <br />
trường, vì nó giúp cho các cháu mầm non – những chồi non đất nước được <br />
luyện tập và vui chơi giải trí. Đồng thời thể dục không thể thiếu trong sinh <br />
hoạt hàng ngày, vì thể dục không những giúp cho các cháu trong trường mầm <br />
non mà còn giúp cho mọi người, mọi lứa tuổi trong xã hội tăng cường sức <br />
khỏe. <br />
Các hoạt động trong trường mầm non có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát <br />
triển của trẻ, đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất. Hoạt động giáo dục thể <br />
chất giúp trẻ phát triển thể lực tốt, có một cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối. <br />
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của gia đình và nhà trường. Bên <br />
cạnh đó giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích <br />
<br />
<br />
1 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, <br />
thể lực để đón đầu sự phát triển của xã hội.<br />
Trong những năm gần đây, hoạt động giáo dục thể chất chưa mang lại <br />
hiệu quả cao. Cô giáo truyền tải kiến thức một chiều, trẻ lĩnh hội mà không <br />
có sự tương tác, trẻ không phải là chủ thể của hoạt động, không đảm bảo <br />
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang <br />
trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ <br />
bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu <br />
như được chăm sóc một cách hợp lý. <br />
Chính vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện <br />
pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi” tại <br />
lớp Lá 2 trường Mầm non Cư Pang, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
<br />
Mục tiêu: <br />
Giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các hoạt động: đi, <br />
chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt... để trẻ có nhiều cơ hội để luyện <br />
tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. <br />
Hình thành cho trẻ sự chính xác nhanh nhẹn và không sai phương pháp <br />
khi hoạt động thể dục thể chất để cơ thể khỏe mạnh hơn, đẹp hơn. <br />
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Phát triển khả năng giao tiếp hàng ngày giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ <br />
và trẻ với mọi người xung quanh.<br />
Nhiệm vụ:<br />
Nêu lên các sáng kiến giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động giáo <br />
dục thể chất, thông qua kết quả thực hiện các kĩ năng vận động mà trẻ đã <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
học, giúp trẻ biết được ý nghĩa, cùng với kết quả thi đua khi trẻ tham gia vận <br />
động. Qua đó tìm ra mặt hạn chế và biện pháp khắc phục.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất.<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất <br />
cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường mầm non Cư Pang.<br />
Đối tượng khảo sát học sinh lớp Lá 2(trẻ 5 – 6 tuổi) trường Mầm non <br />
Cư Pang.<br />
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu tổng hợp các <br />
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia <br />
hoạt động giáo dục thể chất.<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, thu thập các thông <br />
tin từ thực tiễn lớp mình, tổng hợp và rút ra các kinh nghiệm giáo dục. <br />
Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và phân tích số liệu thống kê <br />
toán học để đưa ra các kết luận về vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó nhận thấy <br />
được hiệu quả mà sáng kiến đem lại. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. Phần nội dung:<br />
<br />
<br />
Cở sở lý luận.<br />
1.<br />
<br />
Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, chú trọng <br />
vào việc giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực sức khỏe của trẻ, giúp trẻ <br />
phát triển những kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
thể phát triển cân đối, hài hòa, không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn <br />
ngữ và phát triển nhận thức.<br />
<br />
Bám sát Module 1 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên <br />
mầm non về Đặc điểm phát triển thể chất – Những mục tiêu và kết quả mong <br />
đợi ở trẻ mầm non về phát triển thể chất. Tài liệu Hướng dẫn tổ chức các <br />
hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non do Bộ <br />
Giáo dục và đào tạo ban hành. Hoạt động phát triển thể chất đóng vai trò vô <br />
cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động <br />
khác. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động phát triển thể <br />
chất là một bộ phận của văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, <br />
kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nhanh nhẹn, hoạt bát khéo léo của bản thân trẻ. <br />
Thông qua hoạt động phát triển thể chất giúp trẻ phát triển toàn diện và cân <br />
đối con người, rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động <br />
của những điều kiện môi trường xung quanh. <br />
<br />
Thực hiện kế hoạch số 56/KHBGDĐT ngày 25/1/2017 về việc Kế <br />
hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung <br />
tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Các cơ sở giáo dục mầm non đều xây dựng <br />
trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác quản <br />
lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ <br />
làm trung tâm. Để đảm bảo trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục <br />
thể chất, trẻ được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm <br />
mĩ. <br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra khảo sát trên 25 trẻ tại lớp <br />
Lá 2, trong đó có 11 em là nữ, 25 em là người đồng bào dân tộc thiểu số. <br />
Thống kê kết quả như sau:<br />
<br />
Khảo sát tình hình sức khỏe đầu năm:<br />
<br />
4 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
<br />
Tình trạng sức khỏe Số lượng Tỷ lệ<br />
Trẻ ở kênh bình thường 18/25 72%<br />
Trẻ SDD nhẹ cân 7/25 28%<br />
Trẻ SDD thấp còi 5/25 20%<br />
<br />
̉ ́ ̣ ́ ̀ ̃ ực phat triên thê chât:<br />
Khao sat môt sô tiêu chí vê linh v ́ ̉ ̉ ́<br />
<br />
Tình trạng sức khỏe Số lượng Tỷ lệ<br />
Sự tập trung chú ý, hứng thú của <br />
8/25 32%<br />
trẻ khi tham gia vận động.<br />
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học. 5/25 20%<br />
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể <br />
10/25 40%<br />
lực tốt.<br />
Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động <br />
7/25 28%<br />
tố t .<br />
Việc cho trẻ hoạt động giáo dục thể chất hiện nay chưa mang lại kết <br />
quả như mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tạo môi <br />
trường, dạy trẻ vân động thông qua các hoạt động chủ đạo, tích hợp lồng <br />
ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao. Những yếu tố <br />
khách quan khác làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế.<br />
Nguyên nhân chủ quan: <br />
Ưu điểm: Là một giáo viên yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, tìm tòi vận <br />
dụng các biện pháp, hình thức đổi mới về các hoạt động nhằm thu hút trẻ <br />
tham gia tích cực vào các hoạt động. Thường xuyên tham gia các lớp bồi <br />
dưỡng chuyên môn và các đợt sinh hoạt chuyên đề, hội thi đồ dùng, đồ chơi <br />
để học tập và rút kinh nghiệm.<br />
Hạn chế: Kinh nghiệm giảng dạy chưa lâu, sự tích lũy chuyên môn còn <br />
gặp nhiều hạn chế.<br />
Nguyên nhân khách quan:<br />
Ưu điểm: <br />
<br />
<br />
<br />
5 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
Trải qua hơn 3 năm xây dựng và trưởng thành, trường Mầm non Cư <br />
Pang đã trở thành điểm trường có chất lượng cao về công tác chăm sóc, giáo <br />
dục các cháu của Huyện. Trường luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực chuyên môn, <br />
đổi mới hình thức, phương pháp nuôi dạy trẻ, góp phần cùng ngành học Mầm <br />
non huyện Krông Ana thực hiện tốt chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục <br />
phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non . Trường đã đầu tư mua <br />
sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập và vui <br />
chơi của trẻ. <br />
<br />
Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, giám sát việc giáo viên tổ <br />
chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ <br />
sở vật chất cũng như bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên .<br />
<br />
Năm học 2017 2018 là năm thứ 3 nhà trường tiếp tục thực hiện chuyên <br />
đề Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ đây là những <br />
điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.<br />
<br />
Hạn chế: Trường Mầm non Cư Pang có 3 điểm trường cách xa nhau, <br />
trong đó có điểm trường 10/3 còn nhiều khó khăn. Trường có trên 90% học <br />
sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất đã được nhà trường <br />
quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng đồ chơi. Tuy vậy một số đồ dùng phục vụ <br />
hoạt động thể chất còn nhiều hạn chế.<br />
<br />
Hầu hết các cháu chưa đến trường, các cháu còn rất bỡ ngỡ với tất cả <br />
các hoạt động. Nhận thức của trẻ chưa có sự tập trung, chú ý.<br />
Những yếu tố trên đã ảnh hưởng tạo ra thực trạng của hoạt động giao <br />
dục thể chất hiện nay. Nên định hướng của bản thân về phương pháp tạo <br />
hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ giúp trẻ là tiếp tục vận <br />
dụng các biện pháp cũ để phát huy những mặt mạnh, những thành công, tận <br />
dụng những thuận lợi của thực trạng và bổ sung những cái mới linh hoạt hơn, <br />
ứng dụng thực tế, áp dụng mọi lúc mọi nơi. <br />
<br />
<br />
6 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
<br />
Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các <br />
giải pháp biện pháp phù hợp. Những giải pháp biện pháp đó nhằm mục đích <br />
mang sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất nhằm đem <br />
lại một kết quả tốt nhất cho trẻ.<br />
Lựa chọn các biện pháp, giai phap phù h<br />
̉ ́ ợp sẽ giải quyết được vấn đề <br />
khó khăn khi trẻ tham gia hoạt động giáo dục thể chất, từ đó giúp trẻ có một <br />
cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện là nền móng đầu tiên xây dựng nhân <br />
cách con người cho trẻ và khơi gợi trong trẻ tình yêu quê hương đất nước, <br />
niềm tự hào dân tộc, biết yêu quý cái đẹp và giữ gìn cái đẹp. <br />
Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau:<br />
<br />
+ Phát triển tốt cho trẻ về mọi mặt, đặc biệt là thể lực. Khơi gợi ở trẻ <br />
sự hứng thú đối với hoạt động giáo dục thể chất, có ấn tượng về những hoạt <br />
động lý thú, bổ ích mà trẻ được tham gia cùng cô và các bạn. Qua đó góp phần <br />
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. <br />
+ Có kế hoạch giáo dục phù hợp, định hướng rõ ràng trong việc dạy trẻ <br />
hàng ngày, tạo được mối liên hệ phối hợp giữa giáo viên và cộng đồng.<br />
+ Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ hoạt <br />
động giáo dục thể chất cũng như trong mọi hoạt động. <br />
+ Thông qua kết quả giáo dục thể chất trẻ đạt được ở trường, c ha mẹ <br />
học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối hợp tốt hơn <br />
giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác chăm sóc giáo dục <br />
trẻ ngày càng tốt hơn.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
<br />
<br />
7 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
Biện pháp 1: Không ngừng học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ <br />
̉<br />
chuyên môn cho ban thân.<br />
<br />
Để giáo dục thể chất cho trẻ đạt hiệu quả cao thì việc bồi dương ki<br />
̃ ến <br />
thức về giáo dục thê chât là c<br />
̉ ́ ần thiết và thường xuyên. Chính vì vậy tôi đã <br />
không ngưng t<br />
̀ ự bồi dưỡng va hoc t<br />
̀ ̣ ập, trau dồi kiến thức giáo dục thê chât cho<br />
̉ ́ <br />
bản thân bằng những hình thức sau:<br />
<br />
* Bồi dưỡng lý thuyết:<br />
<br />
Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, tôi đã tham dự lớp <br />
học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức với hình thức chuyên đề. Trong <br />
đó bồi dưỡng về nội dung phát triển vận động bao gồm:<br />
<br />
+ Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non.<br />
<br />
+ Chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ <br />
trong môi trường mầm non.<br />
<br />
+ Phối hợp cha mẹ và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động <br />
cho trẻ trong trường mầm non.<br />
<br />
+ Hàng tháng tham gia sinh hoạt chuyên môn theo khối để trao đổi học <br />
tập lẫn nhau. Trong các buổi sinh hoạt tôi đã cung đông nghiêp trao đ<br />
̀ ̀ ̣ ổi một số <br />
biện pháp tạo hứng thú cho trẻ. Ôn lại phương pháp thực hiện hoạt động phát <br />
triển vận động, bằng cách tưng giáo viên nói l<br />
̀ ại lần lượt các bước thực hiện <br />
hoạt động vận động, đồng thời tập nói cách hướng dẫn vận động đó.<br />
<br />
Ví dụ: Tại buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi trao đổi kinh nghiệm với <br />
đồng nghiệp cách tạo hứng thú cho trẻ ở phần khởi động trước khi vào bài <br />
tập bằng hoạt động bắt chước “Chim sẻ”: cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con, <br />
chim con đi vòng tròn quanh chim mẹ bằng các kiểu đi nhanh, chậm, nhấc cao <br />
chân. <br />
<br />
* Bồi dưỡng qua thực hành:<br />
<br />
8 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết chung tôi th<br />
́ ương đ<br />
̀ ược dự giờ thực <br />
hành hoạt động vận động theo kiểu cuôn chiêu đi theo t<br />
́ ́ ừng độ tuổi. Trong quá <br />
trình dự giờ giáo viên tôi va đông nghiêp đ<br />
̀ ̀ ̣ ược bồi dưỡng thêm vê nh<br />
̀ ững kỹ <br />
năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó. Qua tiết dạy, <br />
người dự đã nắm được phương pháp của hoạt động, hình thức lên lớp, cách <br />
lấy, cất đồ dùng dụng cụ, cách làm đồ dùng tự tạo trong hoạt động vận động <br />
cho trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Tham gia dự giờ hoạt động giáo dục thể chất <br />
tại trường Mầm non Hoa Hồng – Cụm Chuyên môn số 2.<br />
<br />
Cuối mỗi chủ đề tôi va đ<br />
̀ ồng nghiêp th<br />
̣ ảo luận nhận xét rút kinh nghiệm <br />
thực hiện chủ đề so với yêu cầu đề ra, ghi lại những đề nghị để trinh lên lãnh<br />
̀ <br />
đạo nhà trường giải đáp, hoặc tổ chức thao giang đ<br />
̉ ể ban thân va đông nghiêp<br />
̉ ̀ ̀ ̣ <br />
dễ nhận thấy những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng <br />
nghiệp từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.<br />
<br />
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và bài tập vận động đảm bảo tính <br />
khoa học, tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
9 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
* Lên kế hoạch giao duc phat triên vân đông đê phat huy tinh tich c<br />
́ ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ́ ực chủ <br />
̣ ̉<br />
đông cho tre. <br />
<br />
Để xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp, tạo hứng <br />
thú cho trẻ, đầu năm học tôi đã khảo sát tình hình thực tế của lớp về đồ dùng <br />
vận động, khả năng vận động của trẻ để nắm được những trẻ hiếu động, <br />
những trẻ có thể lực tốt, thể lực yếu.<br />
<br />
Khi lên kế hoạch phải dựa vào khả năng đặc điểm lứa tuổi để đưa ra <br />
cách vận động cho phù hợp. Đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, dễ <br />
thực hiện, cuối năm tăng dần độ khó, vận động tinh xảo, khéo léo. Khi vận <br />
động, các hiệu lệnh cứng nhắc, khô khan sẽ được thay thế bằng các thủ thuật <br />
sinh động, thu hút trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Với bài tập đội hình đội ngũ, đề tài Thế giới động vật, cô sử <br />
dụng nghệ thuật bắt chước hành động của những chú chim để gây hứng thú <br />
cho trẻ, cô nói trẻ làm theo. Cô nói “chim bay về tổ”: Trẻ xếp thành 3 hàng, <br />
ngồi hình chữ U.<br />
<br />
Với sự chỉ đạo của phòng giáo dục, tôi và các đồng chí trong tô đã d<br />
̉ ự <br />
kiến thời gian thực hiện các chủ đề trong năm và thống nhất lên mục tiêu các <br />
chủ đề dựa trên nguyên tắc từ dễ đến khó, phù hợp với từng chủ đề và độ <br />
tuổi.<br />
<br />
Lập kế hoạch phát triển vận động dựa trên kế hoạch của nhà trường, <br />
kế hoạch được xây dựng cụ thể theo năm học, từng chủ đề. Với mỗi đề tài <br />
dạy vận động, cô giáo gây hứng thú cho trẻ bằng cách đặt tên vận động kích <br />
thích sự hiếu động của trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Chủ đề Những con côn trùng , đề tài Đi bước dồn ngang, bật <br />
nhảy qua vật cản, cô giáo sẽ đổi tên gọi thành “Đàn kiến nó đi” để kích thích <br />
hứng thú cho trẻ. Trong mỗi phần vận động cô đều xuyên suốt gây hứng thú <br />
cho trẻ bằng cách lồng hình ảnh con kiến.<br />
<br />
10 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
* Xây dựng bài tập vận động phù hợp đặc điểm tâm lý trẻ:<br />
<br />
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, <br />
khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao <br />
cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, các cơ quan vận động, giữa <br />
các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể…<br />
<br />
Để không gây áp lực cho trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tham gia tất cả các <br />
hoạt động, giáo viên cần xây dựng các bài tập từ dế đến khó, khi làm được <br />
vận động này trẻ sẽ tự tin tham gia hoạt động tiếp theo. Việc giảng dạy giáo <br />
dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy, và cần nâng <br />
dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan <br />
và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào <br />
giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận <br />
động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, <br />
cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập <br />
luyện về sau. <br />
<br />
Ví dụ: Các bài tập từ dễ đến khó nhằm gây hứng thú cho trẻ, tăng dần <br />
khả năng thích ứng vào các hoạt động tiếp theo:<br />
<br />
+ Tung bóng lên cao và bắt.<br />
<br />
+ Tung, đập, bắt bóng tại chỗ.<br />
<br />
+ Đi và đập bóng.<br />
<br />
+ Ném xa bằng một tay, hai tay.<br />
<br />
+ Ném trúng đích bằng một tay, hai tay.<br />
<br />
+ Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. <br />
<br />
Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân <br />
của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và <br />
khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài <br />
<br />
11 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng <br />
rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. <br />
Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người <br />
tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, <br />
trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc <br />
quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn <br />
riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện <br />
dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. <br />
<br />
Để trẻ hứng thú khi hoạt động giáo dục thể chất, khi tổ chức các hoạt <br />
động phát triển vận động cần cho trẻ có thời gian để trẻ luyện tập và kiên trì <br />
theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải nghiệm thành công. Trẻ ở <br />
giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta không thể coi rằng trẻ đã phát triển <br />
tất cả các kỹ năng vận động một cách tự nhiên. Khi hướng dẫn cho trẻ, không <br />
nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ các bước <br />
như tập mẫu, cho 1,2 trẻ lên tập mẫu cô giáo chỉ gợi ý, lần lượt từng cá nhân, <br />
từng nhóm, từng tổ lên thực hiện, mà căn cứ vào khả năng của trẻ, giáo viên có <br />
thể lựa chọn các bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ <br />
được tham gia vận động tích cực, thoải mái. <br />
<br />
Tránh để trẻ phải đứng chờ đợi theo thứ tự mới đến lượt được tham gia <br />
vận động. Những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi. Sau khi gọi tên trò chơi giáo <br />
viên chỉ cần giải thích sơ lược và nhắc lại những điều cơ bản của trò chơi, có <br />
thể đưa thêm một số yêu cầu cao hơn trước để trẻ thực hiện. Đối với trẻ nhút <br />
nhát, rụt rè giáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ và thực hiện cùng với trẻ, giúp trẻ <br />
hứng thú, mạnh dạn, tự tin. Với những hoạt động khó, giáo viên có thể hạ thấp <br />
mức độ để trẻ được tận hưởng cảm giác thành công và hứng thú đến với <br />
những hoạt động khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
Ví dụ: Với đề tài giáo dục thể chất “Chạy 18m trong khoảng 10 giây”, <br />
trẻ chạy hết 18m nhưng lại hết 15 giây, cô hạ thấp yêu cầu và khen trẻ rằng <br />
con đã làm rất tốt, trẻ cảm nhận được niềm vui vì mình đã hoàn thành được <br />
nhiệm vụ khó và hứng thú đến những vận động khác.<br />
<br />
Đối với trẻ chậm tiếp thu thì động tác mẫu có tác dụng rất lớn. Nội <br />
dung hướng dẫn và động tác làm mẫu cần ngắn gọn, đơn giản để trẻ dễ nhìn <br />
thấy, dễ hiểu. Không nên sửa động tác nhiều quá vì dễ làm cho trẻ mất hứng <br />
thú. Nếu trẻ không đạt như kết quả mong muốn thì giáo viên vẫn phải kiên trì <br />
động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục tập. Đối với trẻ mẫu giáo lời <br />
khen, lời động viên, khích lệ trẻ rất cần thiết, vì vậy giáo viên nên quan tâm <br />
đến những thành tích nhỏ nhất của trẻ cũng được công nhận và khen ngợi để <br />
trẻ thấy rằng mình đã cố gắng làm tốt. <br />
<br />
Các bài tập và trò chơi cần gắn với chủ đề, theo từng độ tuổi để gây hứng <br />
thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia. <br />
<br />
Ví dụ: Để tạo hứng thú giáo viên cần liên tưởng đến các hình thức vận <br />
động của các con vật, của cây trồng, các hiện tượng trong thiên nhiên: <br />
<br />
+ Chủ đề thế giới động vật: Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật <br />
như nhảy của thỏ, bay của chim, đi lạch bạch của vịt, hay tiếng gà gáy, tiếng chó <br />
sủa, lợn kêu, chim hót…<br />
<br />
+ Chủ đề phương tiện giao thông: Giả làm phương tiện giao thông như tàu <br />
hỏa, máy bay, ô tô.<br />
<br />
+ Chủ đề làm các hiện tượng thiên nhiên: Gió thổi, mưa rơi, lá rụng.<br />
<br />
+ Chủ đề thế giới thực vật: Làm các động tác phát triển của cây như gieo <br />
hạt, hạt nảy mầm, cây lớn, cây ra nụ, cây ra hoa, ra quả, hái quả…<br />
<br />
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục phục vụ hoạt động thể <br />
chất dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.<br />
<br />
<br />
13 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của <br />
trẻ và ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay <br />
không. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non <br />
gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ tập luyện. Các <br />
phương tiện luyện tập phải đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Môi trường học tập trong lớp:<br />
<br />
Dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, để đáp ứng được <br />
nhu cầu, hứng thú của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi <br />
thì các phòng học phải đảm bảo quy định, sắp xếp không gian hợp lý, thẩm <br />
mỹ, thân thiện.. Đối với hoạt động phát triển thể chất chúng ta cần tạo ra môi <br />
trường thuận lợi, rộng rãi, thoáng mát. Sắp xếp không gian hợp lý, trang trí <br />
thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, dựa vào khả năng mà giáo viên thực hiện <br />
phương pháp dạy học phù hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Không gian học tập sạch sẽ, thân thiện.<br />
<br />
14 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
Trong lớp học có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, <br />
hợp lý, linh hoạt, dễ thay đổi, đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi <br />
của trẻ.<br />
<br />
Thiết bị đồ chơi trong nhóm, lớp phải đảm bảo theo danh mục Đồ dùng <br />
đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ giáo dục và đào tạo và theo nội dung <br />
giáo dục phát triển vận động trong Chương trình giáo dục mầm non. Đồ dùng <br />
đồ chơi nguyên vật liệu đa dạng, kích thích sự phát triển của trẻ và được sắp <br />
xếp hấp dẫn, hợp lý.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Dụng cụ học tập trong lớp đa dạng.<br />
<br />
+ Môi trường học tập bên ngoài lớp học:<br />
<br />
Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí <br />
thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẽ hấp dẫn. Đồ chơi <br />
ngoài trời đa dạng, học liệu đảm bảo an toàn, vệ sinh. Bên cạnh đó là việc <br />
trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao <br />
động ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, <br />
<br />
<br />
16 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
tưới cây, nhặt lá cây… Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ <br />
năng theo yêu cầu của chương trình.<br />
<br />
Sân trường được bố trí sắp xếp tạo khoảng trống cho trẻ tập thể dục <br />
sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Tạo các <br />
hình ảnh sinh động hấp dẫn ngoài sân trường để thu hút chú ý, khơi gợi hứng <br />
thú cho trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Hoạt động bật chụm tách chân, cô giáo thay thế các ô vuông <br />
bằng những hình ảnh được sơn màu sặc sỡ như hình con sâu, các loại rau củ <br />
để trẻ nhảy trên những hình vẽ đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Bật chụm, tách chân trên hình củ cải đỏ.<br />
<br />
+ Dụng cụ, đồ dùng tập luyện:<br />
<br />
Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng để tạo <br />
hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất. Đồ dùng trực quan <br />
phải hấp dẫn, phong phú, được bảo dưỡng thường xuyên. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Dụng cụ tập luyện vận động phong phú, an toàn.<br />
<br />
Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng giáo viên kích thích sự <br />
hứng thú bằng cách thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo chủ đề: Khi <br />
thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ, cờ, hoa…sử dụng các đồ <br />
dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thực hiện.<br />
<br />
Ngoài ra sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có tạo ra các dụng cụ tập <br />
luyện sinh động, an toàn và đa dạng. Giáo viên cần kết hợp với cha mẹ thu <br />
gom các vật liệu sẵn có để cùng tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Cô giáo phối hợp với cha mẹ thu gom lốp xe cũ, vệ sinh sạch sẽ, <br />
trang trí màu sắc bắt mắt để thu hút trẻ. Đây là đồ dùng đồ chơi tự tạo an <br />
toàn, mang tính mở cho trẻ, trẻ có thể sử dụng cho hoạt động lăn, bật vào <br />
vòng,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Trẻ sử dụng dụng cụ tập thể dục từ phế liệu.<br />
<br />
Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ thực hiện vận động cơ bản, tôi trang <br />
trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây <br />
hoa thanh nhựa… có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt <br />
động thể chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ <br />
được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không có <br />
nguy cơ gây tai nạn.<br />
<br />
Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục thể <br />
chất bằng cách lồng ghép các bài hát, giai điệu, trò chơi sôi động... <br />
<br />
* Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất: <br />
<br />
Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, <br />
cứng nhắc. Nhờ có các biện pháp làm mềm hóa hoạt động học, đưa âm nhạc <br />
vào hoạt động giáo dục thể chất trẻ sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ <br />
hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Từ thực tế tại lớp mình tôi nhận thấy <br />
đối với mỗi chủ điểm nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của từng <br />
<br />
19 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ khởi động, thực <br />
hiện bài tập phát triển chung.<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ điểm Thế giới động vật, để trẻ nhập vai <br />
chơi, hào hứng tham gia hoạt động tôi chọn nhạc bài:<br />
<br />
“Nhện nhện đang chăng tơ chăng tơ ta cùng leo lên này<br />
<br />
Trời trời khi mưa to. Ối nhà đâu mất rồi?<br />
<br />
À còn đâu nữa, ông mặt trời lên kìa<br />
<br />
Nhện, lại đi chăng tơ ta cùng leo xuống nào’’<br />
<br />
Hoặc có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài hát: <br />
“Đàn gà con’’, “Đàn gà trong sân’’ cô cho trẻ kết hợp khởi động được<br />
<br />
Ví dụ: Ở phần hồi tĩnh, để trẻ không cảm thấy buồn chán, uể oải sau <br />
khi hoạt động, tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài: Chim bay<br />
<br />
“Con chim bay chim bay.<br />
<br />
Con cò bay cò bay.<br />
<br />
Vịt có bay không nào?<br />
<br />
Không bay, không bay<br />
<br />
Vịt thích lội dưới ao.<br />
<br />
Cạp! cạp!cạp!<br />
<br />
Với mỗi chủ điểm tôi luôn lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp với <br />
chủ điểm để đưa vào dạy trẻ. Tôi thường chọn lựa các bài hát vui nhộn gây <br />
hứng thú với trẻ. Tôi nghĩ rằng âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc <br />
trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu.<br />
<br />
* Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động giáo dục thể <br />
chất:<br />
<br />
<br />
<br />
20 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
Thực tế hiện nay tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non <br />
đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ không chỉ phát triển vận động mà còn giúp trẻ <br />
đang trên đà phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật. Với mỗi đề <br />
tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề <br />
một câu chuyện để kích thích sự tò mò hấp dẫn giúp trẻ hoạt động được tốt <br />
hơn.<br />
<br />
Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với đề tài Bật vào 5 ô trèo lên <br />
xuống ghế (dạy theo câu truyện) – chủ đề gia đình. Lôi cuốn trẻ vào hoạt <br />
động bằng cách sử dụng truyện cậu bé Tích Chu, cô dẫn dắt cho trẻ biết là <br />
giúp bạn Tích Chu đi lấy nước bà uống để bà Tích Chu trở lại thành người, <br />
đường đi lấy nước khó khăn và phải trải qua nhiều sông, suối gồ ghề khấp <br />
khểnh, vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm<br />
<br />
+ Phần khởi động: Cho trẻ đi lên núi, xuống núi <br />
<br />
+ Trọng động: Tập luyện cùng nhau bật qua những chiếc vòng sau đó <br />
trèo lên xuống ghế. Tiếp theo đó tôi cho trẻ thi đua gi ữa các tổ với nhau, trẻ <br />
rất hứng thú tích cực tham gia hoạt động .<br />
<br />
+ Phần hồi tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn 1 niềm mơ ước bay <br />
tới đất nước của những giấc mơ đẹp.<br />
<br />
Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để <br />
gây hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động.<br />
<br />
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Chuyền bóng, tôi cho trẻ đọc <br />
các câu thơ:<br />
<br />
Không có cánh mà bóng biết bay<br />
<br />
Không có chân mà bóng biết chạy<br />
<br />
Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo<br />
<br />
Cùng nhau đau nào, cùng nhau thi nào.<br />
<br />
21 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
Đồng thời kết hợp với đọc thơ trẻ chơi vận động nhịp nhàng và thi đua <br />
cùng các bạn. <br />
<br />
Hay cho trẻ đọc các bài đồng dao: Rồng rắn lên mây, Thả đỉa ba ba… <br />
qua đó trẻ thấy mạnh dạn và tự tin hơn đồng thời các tố chất thể lực của trẻ <br />
cũng được phát triển.<br />
<br />
* Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất:<br />
<br />
Các trò chơi dân gian được hình thành và ông cha ta truyền từ đời này <br />
sang đời khác trải nghiệm qua thực tế cuộc sống con người. Những trò chơi <br />
dân gian đó theo ta từ khi sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và còn đọng lại <br />
mãi trong tâm hồn chúng ta đó là những hình ảnh về quê hương đất nước về <br />
gia đình và tuổi ấu thơ.<br />
<br />
Trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi hội hè <br />
nhằm phát triển các tố chất thể lực. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: <br />
Học bằng chơi chơi mà học nên việc sử dụng trò chơi dân gian được tôi quan <br />
tâm áp dụng khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó đã giúp trẻ tiếp thu <br />
được kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái. Tôi vận dụng các trò chơi dân <br />
gian phù hợp với kiến thức và tuân thủ nguyên tắc vừa sức của trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Với trò chơi “Ai ném xa nhất” tôi có thể thay thế và đưa trò chơi <br />
dân gian “ném còn” vào dạy trẻ.<br />
<br />
Với các trò chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm th ức của trẻ, trẻ thấy <br />
như mình đang được học được chơi ở nhà với người thân, trẻ hứng thú, vui <br />
nhộn khi tham gia, trẻ thể hiện hết khả năng, năng lực của bản thân đồng thời <br />
tính trách nhiệm cộng đồng của trẻ cũng được phát huy.<br />
<br />
Từ việc đưa trò chơi dân gian vào thay thế các nội dung trò chơi vận <br />
động trong bài học trẻ thấy hứng thú tích cực học tập và nội dung kết quả học <br />
cao hơn, trẻ được vận động một cách thoải mái không gò bó.<br />
<br />
<br />
22 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
Biện pháp 5: Tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền với cha mẹ <br />
học sinh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
<br />
Giáo dục nhà trường là một phần rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ, <br />
song bên cạnh đó còn cần có sự giáo dục của xã hội để cho việc giáo dục trẻ <br />
được tốt hơn.<br />
<br />
Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc <br />
giáo dục và phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của <br />
người giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại <br />
lớp của mình. Trong các buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm học, sơ kết học <br />
kỳ hoặc tổng kết, tôi luôn nhấn mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh <br />
về tầm quan trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ và sự cần thiết trong <br />
việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Giải <br />
thích để phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên nhằm phát triển tốt thể lực <br />
cho trẻ đặc biệt là rèn luyện thông qua các trò chơi vận động.<br />
<br />
Treo ở bảng tuyên truyền những thông tin cần thiết để các bậc phụ <br />
huynh đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh theo từng <br />
chủ đề. Qua đây phụ huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn <br />
luyện cho trẻ đồng thời kết hợp chặt chẽ với giáo viên để thực hiện tốt công <br />
tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với <br />
cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn có thể lực <br />
tốt để tích cực tham gia vào mọi hoạt động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Tuyên truyền, trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh.<br />
<br />
Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm các <br />
bài tuyên truyền hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc cha mẹ để tìm kiếm các <br />
loại sách báo về việc rèn luyện kỹ năng vận động nhằm phát triển tốt về thể <br />
lực cho trẻ.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Áp dụng các giải pháp, biện pháp nhằm đem lại thành công khi thực <br />
hiện đề tài buộc những biện pháp, giải pháp trên phải có mối quan hệ cộng <br />
hưởng, tồn tại cùng nhau và liên kết xuyên suốt với nhau. Biện pháp này thực <br />
hiện thì biện pháp sau sẽ hỗ trợ cho biện pháp đầu tiên, các biện pháp liên kết <br />
thành một thể thống nhất tồn tại trong hoạt động hằng ngày và đều đem đến <br />
một ý nghĩa to lớn nhất đó là hình thành cho trẻ được đức tính tốt trong con <br />
người mới của trẻ.<br />
̉ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̉<br />
d. Kêt qua khao nghiêm, gia tri khoa hoc cua vân đê nghiên c<br />
́ ́ ̀ ứu, phạm vi <br />
và hiệu quả ứng dụng.<br />
Đánh giá tình hình sức khỏe trẻ cuối năm:<br />
So với đầu<br />
Tình trạng sức khỏe Số lượng Tỷ lệ <br />
năm học<br />
Trẻ ở kênh bình thường 24/25 96% Tăng 24%<br />
Trẻ SDD nhẹ cân 1/25 4% Giảm 24%<br />
<br />
<br />
24 Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc<br />
Một số biện pháp tạo hứng thú tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 2 trường Mầm non Cư <br />
Pang<br />
<br />
<br />
Trẻ SDD thấp còi 0/25 0% Giảm 20%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
̣ ́ ̀ ̃ ực phat triên thê chât cu<br />
Đánh giá môt sô tiêu chí vê linh v ́ ̉ ̉ ́ ối năm:<br />
So với đầu<br />
Tình trạng sức khỏe Số lượng Tỷ lệ<br />
năm học<br />
Sự tập trung chú ý, hứng <br />
thú của trẻ khi tham gia vận 22/25 88% Tăng 56 %<br />
động.<br />
Trẻ tích cực tự giác trong giờ <br />
19/25 76% Tăng 56 %<br />
học<br />
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, <br />
21/25 84% Tăng 44 %<br />
có thể lực tốt<br />
Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo <br />
20/25 80% Tăng 52 %<br />
vận động tốt<br />
<br />
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự <br />
đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha <br />
mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc nghiên cứu các phương <br />
pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động thể chất.<br />
Thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp đưa ra, sau thời gian ngắn, tôi đã <br />
thu được kết quả như sau:<br />
Về cô giáo: Đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong <br />
và ngoài lớp có khoa học dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. <br />
Triển khai các hoạt động vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất linh hoạt <br />
và rõ nét hơn. Có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc tạo hứng thú cho trẻ khi <br />
tham gia c