SÁNG KIẾN <br />
Đề tài: <br />
Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo <br />
phì cho trẻ tại trường mầm non<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt <br />
động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi <br />
mầm <br />
non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể các bé đang phát <br />
triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn <br />
thiện. Do đó dinh dưỡng chiếm vị trí rất quan trọng đối với con người, nhất là <br />
đối với trẻ em dinh dưỡng rất cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe <br />
và sự phát triển của trẻ như Bác Hồ đã nói “ Trẻ em như búp trên cành ” ý nói <br />
giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt.<br />
Qua khảo sát tỉ lệ trẻ từ 2 6 tuổi bị suy dinh dưỡng, dư cân trong trường <br />
vẫn còn cao. Thực tế cho thấy đa số các gia đình kinh tế còn khó khăn, không đủ <br />
điều kiện cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ và có nhiều bà mẹ thiếu <br />
hiểu biết cách nuôi con theo khoa học như: kiêng cử quá mức dẫn đến trẻ suy <br />
dinh dưỡng hoặc đối với gia đình khá giả cho con ăn quá nhiều chất dinh dưỡng <br />
không cân đối dẫn đến trẻ dư cân, béo phì. Dựa vào tình hình thực tế năm học <br />
20152016 thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, dư cân còn khá cao. Vì thế cần phải <br />
giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và dư cân xuống mức thấp nhất.<br />
Bệnh suy dinh dưỡng và béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và <br />
trí tuệ của trẻ. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và béo phì càng cao thì nòi giống càng <br />
kém phát triển, ảnh hưởng đến sự tiếp thu nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Do <br />
đó, suy dinh dưỡng và béo phì là gánh nặng của gia đình và xã hội, liên quan trực <br />
tiếp đến nguồn nhân lực tương lai của đất nước.<br />
Chính vì vậy mà phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân và béo phì cho trẻ <br />
đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay, vì sức <br />
khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. Cho nên chúng tôi <br />
chọn đề tài: “ Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì <br />
cho trẻ tại trường mầm non ”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận.<br />
Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu <br />
cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Hơn thế nữa cơ <br />
thể trẻ là cơ thể đang phát triển cho nên vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi <br />
phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm trong <br />
một ngày. Bên cạnh đó nhu cầu ngủ, hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường <br />
hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò rất cao, nó <br />
là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. <br />
Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định <br />
hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, <br />
hiện đại hóa đã tiếp tục khẳng định mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Phát <br />
triển bậc học mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi – Bảo <br />
đảm hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp <br />
một”. Đồng thời Nghị quyết cũng vạch ra mục tiêu đến năm 2020 là “ Xây dựng <br />
hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi – <br />
Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”, “ Huy động toàn xã hội làm <br />
giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng nền giáo dục quốc dân <br />
dưới sự quản lý của nhà nước ”.<br />
Nếu những trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu khi <br />
còn rất nhỏ thì lúc trẻ mới được vào trường mầm non trẻ luôn được hoạt động <br />
khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Cho nên, sức khỏe là vô cùng quan <br />
trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể chậm phát triển và <br />
sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang phát triển rất nhanh <br />
về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển <br />
tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục đồng thời <br />
hạn chế ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò <br />
rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ.<br />
II. Thực trạng về phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho <br />
trẻ.<br />
1. Đặc điểm tình hình.<br />
a.Thuận lợi.<br />
Được sự quan tâm của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã và Phòng Giáo dục <br />
Đào tạo huyện Bình Đại vào năm 2008 2009 trường được xây dựng 1 bếp ăn <br />
đạt theo yêu cầu của y tế theo hướng qui trình một chiều. Với sự quản lý và <br />
tham mưu chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu, nhà trường đã vận động được <br />
sự ủng hộ của ban ngành, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư cơ <br />
<br />
2<br />
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tương <br />
đối khang trang.<br />
Nhà trường có một đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, <br />
nghiệp vụ, trình độ trên chuẩn 100%. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, <br />
tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết tốt, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt <br />
mục tiêu nhiệm vụ năm học, không chạy theo thành tích.<br />
Nhiều giáo viên năng lực sư phạm xếp loại tốt đạt giáo viên dạy giỏi, có <br />
uy tín với phụ huynh, nhân dân, đồng nghiệp. Phẩm chất, đạo đức tốt, trung <br />
thực, tận tụy với công tác nhất là nhiệt tình chăm sóc trẻ, không ngại khó khăn, <br />
giàu lòng thương yêu các cháu.<br />
Nhà trường có nhân viên y tế theo dõi sức khỏe thường xuyên và có các <br />
biện pháp tuyên truyền với phụ huynh kiến thức nuôi con theo khoa học.<br />
Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội dung, quy định, hưởng ứng tích <br />
cực trong việc tổ chức bán trú cho trẻ, đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ theo yêu <br />
cầu, nhiệt tình tham gia các phong trào và các hoạt động của nhóm, lớp.<br />
b. Khó khăn.<br />
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít <br />
những khó khăn như:<br />
Là một xã dân đông sống chủ yếu vào nông nghiệp, nuôi tôm không bền <br />
vững, điều kiện phục vụ cho việc vận động của trẻ còn hạn chế.<br />
Thời tiết không thuận lợi, giá cả không ổn định ảnh hưởng trực tiếp <br />
đến kinh tế mỗi gia đình dẫn đến đời sống của phụ huynh gặp nhiều khó khăn.<br />
Một số giáo viên nghỉ hộ sản, trường hợp đồng giáo viên mới ra trường <br />
dạy thay cho các lớp, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, chưa linh hoạt, chủ <br />
động trong công việc, trao đổi, phối hợp cùng phụ huynh.<br />
Nhận thức của các bậc phụ huynh về phòng chống suy dinh dưỡng, dư <br />
cân, béo phì trẻ em còn nhiều hạn chế như: Kĩ năng chăm sóc con cái của một <br />
số các bà mẹ còn thiếu hụt, chưa phù hợp. Chưa phân biệt thế nào là bữa ăn đủ <br />
dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu về chất...Và một nguyên nhân nữa là do điều kiện <br />
kinh tế còn khó khăn nên phụ huynh chỉ mới nghỉ đến bữa ăn đủ no chứ chưa <br />
nghỉ đến bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng; Ngược lại đối với gia đình kinh tế khá <br />
giả thì cho con ăn quá mức, thích con mình tròn trịa, dễ thương, không nghỉ đến <br />
trẻ dư cân sẽ dẫn đến béo phì và các bệnh có liên quan về sau này.<br />
Do vậy, mà ngay từ đầu năm học tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, dư cân ở <br />
trường còn khá cao.<br />
2. Kết quả và thực trạng.<br />
Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, qua khảo sát của trường đầu <br />
năm học 2015 2016 trẻ suy dinh dưỡng và dư cân như sau:<br />
Tổng số trẻ toàn trường 298 trẻ.<br />
T Độ tuổi Tổng Tổng Trẻ phát triển Trẻ suy dinh Trẻ dư cân<br />
3<br />
T số số trẻ bình thường dưỡng<br />
trẻ được Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ Tổn Tỉ lệ <br />
cân đo số % số % g số %<br />
1 Nhà trẻ 23 23 22 96.65 0 0 1 4.34<br />
2 Khối 60 60 59 98.33 1 1.67 0 0<br />
3 mầm 86 86 80 93.02 2 2.32 4 4.65<br />
4 Khối chồi 129 129 121 93.79 1 1.55 7 5.42<br />
Khối lá<br />
Tổng cộng 298 298 282 95.44 4 1.84 12 4.8<br />
<br />
<br />
Qua kết quả chăm sóc trẻ năm học 2015 2016 thì chúng tôi thấy rằng tỷ <br />
lệ trẻ suy dinh dưỡng, dư cân còn ở mức độ khá cao. Từ đó chúng tôi áp dụng <br />
một số giải pháp như sau:<br />
III. Những giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì <br />
cho trẻ.<br />
Năm học 2015 2016 trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ I, đó cũng <br />
là thành quả của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường. Vì vậy để nâng cao <br />
chất lượng chăm sóc trẻ ở trường. Chúng tôi đã nghiên cứu các biện pháp góp <br />
phần phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ ở trường.<br />
Đầu năm học hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học chăm sóc nuôi <br />
dưỡng giáo dục trẻ. Họp phụ huynh toàn trường thông qua kế hoạch năm học <br />
và phối hợp với y tế phổ biến kiến thức về cách phòng chống suy dinh dưỡng, <br />
dư cân, béo phì ở trẻ từ 2 6 tuổi đồng thời áp dụng các biện pháp phù hợp như:<br />
1. Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh <br />
an toàn thực phẩm trong chế biến cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, phòng <br />
chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ.<br />
Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng , dư cân, béo phì <br />
cho trẻ thì ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức vận động cho 100% trẻ <br />
điểm chính ở bán trú tại trường, nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo qui <br />
định. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần <br />
ăn cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu <br />
không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon <br />
miệng hơn.<br />
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động <br />
viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn. Giáo viên tạo môi <br />
trường lớp sạch đẹp, gọn gàng, ngăn nắp. Tăng cường làm đồ chơi ở khu phát <br />
triển vận động như: Sân banh mi ni, cầu tre, xe trược, đi trên đường gập gềnh, <br />
một số đồ chơi ngoài trời khác và một số đồ chơi trong nhà thư giản giúp trẻ <br />
tham gia rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời xác định phát triển vận động là <br />
4<br />
một trong những điều kiện quan trọng để phòng tránh suy dinh dưỡng và kéo <br />
giảm dư cân có nguy cơ béo phì.<br />
Khẩu phần và thực đơn của trẻ y tế, nhân viên nầu ăn cần được thay đổi <br />
theo mùa, theo tháng và theo tuần, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, chế <br />
biến phù hợp khẩu vị của trẻ.<br />
Giáo viên cho trẻ dư cân tham gia đầy đủ các bài tập buổi sáng, các trò <br />
chơi vận động, trong giờ hoạt động ngoài trời, giờ học thể dục với một thời <br />
lượng vừa sức với trẻ từ ít đến nhiều, từ thời gian ngắn đến dài. Giáo viên phải <br />
tạo thói quen và duy trì tập luyện một cách đều đặn vào một giờ nhất định trong <br />
ngày và trong tuần. Chú ý, do trẻ lười hoạt động nên giáo viên thường xuyên <br />
quan tâm, gần gủi để trẻ tự tin tham gia tập luyện, không nên chiều theo ý trẻ <br />
mà bỏ giờ tập luyện. Ngoài ra giáo viên còn cho trẻ dư cân tham gia các hoạt <br />
động trong lớp như: Xếp ghế, dọn đồ chơi,... Hoạt động ngoài trời như chạy, <br />
nhảy, đá bóng, đi bộ, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, vừa sức với trẻ <br />
và đảm bảo an toàn. Đối với trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ tham gia các hoạt động <br />
nhẹ nhàng đầy đủ các lĩnh vực ngôn ngữ, tạo hình... phù hợp với trẻ. Khi trẻ <br />
tham gia thực hiện cùng với các bạn, giáo viên nên có lời khen đối với trẻ. Hàng <br />
ngày giáo viên thường xuyên trao đổi tình hình trẻ ở tại trường trong giờ đón, <br />
trả trẻ với phụ huynh để biết được tình hình sức khỏe của trẻ, đồng thời có <br />
biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.<br />
Ví dụ : Đối với trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ ăn món khô trước, món nước <br />
sau và ngược lại đối với trẻ dư cân món nước trước, món khô sau.<br />
Phát động cuộc thi sáng tạo, sưu tầm thơ, câu chuyện, câu đố, bài viết có <br />
nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng cho giáo <br />
viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các môn học như: Làm quen văn học, <br />
môi trường xung quanh….thể hiện rõ nhất vào hoạt động vui chơi của trẻ chính <br />
là hoạt động “Bé tập làm nội trợ ”, giáo viên dạy trẻ biết sử dụng thành thạo <br />
các đồ dùng dụng cụ như dao, thớt, cốc, chén…<br />
Xây dựng vườn rau của bé tại trường để trẻ vừa được tiếp xúc với thiên <br />
nhiên, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế và phát triển. Đồng thời cải thiện b ữa ăn <br />
cho trẻ, có rau xanh theo mùa đảm bảo hợp vệ sinh.<br />
Luôn chú trọng khâu chọn lựa thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn, <br />
khâu bảo quản và chia thức ăn một cách khoa học nhất, đảm bảo vệ sinh an <br />
toàn thực phẩm, tránh lãng phí đặc biệt là đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Hàng <br />
ngày phải công khai tài chánh cho các bậc phụ huynh được biết và giám sát. Hợp <br />
đồng nơi cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />
Đối với giáo viên phụ trách tại nhóm, lớp tôi luôn bồi dưỡng những kiến <br />
thức qua tài liệu, thông tin trên mạng, qua thử nghiệm hàng ngày và qua hội thi <br />
ngôi nhà dinh dưỡng để giáo viên có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm <br />
nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhân viên <br />
<br />
<br />
5<br />
nấu ăn phải biết cách chế biến thức ăn và thực hiện đúng quy trình bếp một <br />
chiều, thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn kể cả thực phẩm sống.<br />
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc vàng <br />
trong ăn uống.<br />
Chúng tôi luôn phối hợp cùng nhân viên y tế theo dõi biểu đồ hàng tháng <br />
của trẻ đặc biệt quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng, dư cân và béo phì.<br />
Giáo viên sắp xếp những trẻ suy dinh dưỡng , dư cân, béo phì ngồi riêng <br />
khi ăn để dễ quan sát theo dõi trẻ giúp trẻ suy dinh dưỡng ăn hết suất, trẻ dư <br />
cân ăn theo chế độ khẩu phần của trẻ.<br />
2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền.<br />
Lên kế hoạch về nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các nhóm lớp. <br />
Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng <br />
bệnh, các hoạt động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà <br />
trường cụ thể là:<br />
Tình hình sức khỏe của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng.<br />
Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi <br />
trường để phụ huynh có thể nắm được và biết cách phòng tránh bệnh cho trẻ<br />
Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại trường, nhóm lớp như: <br />
Những điều phụ huynh cần biết; Bé thích ăn gì….để giúp cha mẹ trẻ nắm <br />
những thông tin cần thiết và từ đó thực hiện tốt nội quy của nhà trường như: <br />
Cho trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc, không cho trẻ mang quà bánh đến lớp. Kết hợp <br />
với các bản tin và hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng để thu hút được <br />
sự quan tâm chú ý của phụ huynh.<br />
Phụ huynh nên cho trẻ ăn rau, củ, trái cây hàng ngày. Hạn chế các món <br />
ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, bánh ngọt đối với trẻ thừa cân, béo phì. Riêng <br />
đối với trẻ suy dinh dưỡng tăng cường đạm, béo... tăng cường cho trẻ suy dinh <br />
dưỡng uống sữa vào buổi tối. Điều quan trọng phải đảm bảo nhu cầu dinh <br />
dưỡng hợp lý và cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Không những trẻ <br />
được chơi ở tại trường, gia đình nên cho trẻ chơi thêm những trò chơi vận động <br />
vừa sức phù hợp với độ tuổi như: chạy chậm, chạy xe đạp, đá bóng, đi bộ, chạy <br />
nhảy chơi đùa với các bạn cùng xóm, không nên cho trẻ nằm một chỗ, không <br />
xem ti vi nhiều nếu trẻ lười cha mẹ nên cùng chơi với trẻ. Các thông tin cần <br />
thiết về cách chăm sóc con theo khoa học.<br />
Ví dụ: Nhu cầu khuyến nghị với phụ huynh về năng lượng của trẻ trong <br />
một ngày là 1470 Kcal.<br />
a.Đối với trẻ suy dinh dưỡng.<br />
Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ.<br />
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 <br />
nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêng khem, ăn theo khẩu <br />
phần dinh dưỡng.<br />
<br />
6<br />
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc <br />
bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… Chọn thực phẩm <br />
tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy <br />
cách, hạn chế cho trẻ dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, chế <br />
biến, nấu nướng thức ăn chín kỹ.<br />
Có thể theo phương châm ăn nhiều bữa trong ngày và sử dụng bữa ăn <br />
theo hình vuông thực phẩm. Không cho trẻ ăn ngọt trước bửa ăn chính, cho trẻ <br />
ăn món ăn đặc trước, món nước sau.<br />
Điều trị tại nhà bằng cách hướng dẫn bà mẹ hoặc người nhà điều chỉnh <br />
lại chế độ ăn hợp lý và theo dõi sự tăng cân của trẻ qua “ Biểu đồ phát triển”. <br />
Nên cho thêm thức ăn có độ năng lượng cao như dầu hay các hạt có dầu, các <br />
thức ăn giàu Protein động vật, các loại rau xanh và quả giàu vitamin A và các <br />
vitamin khác cùng muối khoáng. Cần tiếp tục cho trẻ uống thêm sữa đầy đủ.<br />
Quá trình điều trị khi trẻ mắc các bệnh thông thường.<br />
* Trẻ bị tiêu chảy.<br />
Trường hợp mất nước nhẹ và vừa: Nên cho uống dung dịch Oresol với <br />
lượng 50 100ml/kg cân nặng cơ thể trong vòng 4 6 giờ, cho uống ít một đến <br />
khi hết khát. Nếu trẻ đỡ, tiếp tục duy trì với liều lượng như ban đầu và tiếp tục <br />
theo dõi sát trong vòng 3 giờ để có thái độ xử lý tiếp.<br />
Chế độ ăn: Ở những trẻ không bị mất nước hoặc những bệnh nhi mất <br />
nước đã được điều trị thì bắt đầu cho ăn bằng đường miệng với độ pha loãng, <br />
số lượng ít nhưng nhiều lần. Về thức ăn nên dùng sữa hoặc các loại thức ăn <br />
khác có năng lượng cao. Khi tiêu chảy đã đỡ, trẻ có cảm giác thèm ăn trở lại, <br />
cho trẻ ăn theo ý thích và theo truyền thống địa phương nhưng phải là thức ăn có <br />
giá trị cao và phải ăn từ từ không kiêng khem quá mức.<br />
Chống nhiễm khuẩn: Cần phát hiện các ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt là các <br />
ổ nhiễm khuẩn tìm tàng và điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu.<br />
Chăm sóc: Giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc da tay, mắt miệng.<br />
Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… không cần <br />
lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc dinh duỡng <br />
tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh nếu trẻ <br />
mất nước nặng đưa ngay đến cơ sở y tế điều trị.<br />
b. Đối với trẻ dư cân, béo phì.<br />
Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: Lĩnh <br />
vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique). <br />
Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường <br />
gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân. <br />
Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau: <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
+ Tôn trọng một nhịp độ (rytsme) 4 bữa ăn/ngày (kể cả bữa ăn phụ, nhẹ <br />
(legouter) đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt (gugnotage) quà, <br />
bánh kẹo... <br />
+ Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày. <br />
+ Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng... chỉ 1 <br />
lần/ngày. <br />
+ Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì <br />
trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh <br />
xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)... <br />
+ Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu <br />
tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác. <br />
+ Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): Cơm, bột gạo, bánh mì, <br />
khoai tây... cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt... <br />
+ Không được bắt trẻ béo phì nhịn ăn, làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy quá <br />
đói dẫn đến khi ăn trẻ sẽ ăn bù.<br />
Điều quan trọng cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng <br />
hợp lý và cần thiết của trẻ ở các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày.<br />
Khuyến khích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi và thể lực của trẻ nhất <br />
là các trò chơi vận động (chơi bóng, đuổi bắt), trò chơi nhân gian (cướp cờ, mèo <br />
đuổi chuột).<br />
Trong bữa ăn của trẻ chúng ta cho trẻ ăn món canh trước để tạo cho trẻ <br />
cảm giác no trước khi ăn cơm vì cơm có chứa tinh bột nhiều.<br />
Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để có thể can <br />
thiệp sớm khi tốc độ tăng cân quá nhiều.<br />
3. Phối hợp với y tế huyện, xã, trường khám sức khỏe và cân đo theo <br />
định kỳ, kiểm tra thường xuyên vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />
Hằng năm nhà trường phối hợp với y tế xã khám sức khỏe cho trẻ 2 lần / <br />
năm học, kiểm tra phân loại sức khỏe của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng để có <br />
chế độ chăm sóc kịp thời, phù hợp. Những trẻ có biểu hiện như béo phì, suy <br />
dinh dưỡng cần kiểm tra, cân đo hàng tháng để điều chình chế độ ăn cho phù <br />
hợp.<br />
Bác sĩ, y sĩ của trạm y tế tư vấn cho các bà mẹ đang trong thời kỳ mang <br />
thai và cách nuôi con theo khoa học.<br />
Y tế dự phòng huyện kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi <br />
hợp đồng làm việc theo định kỳ hàng năm như khám sức khỏe, xét nghiệm máu, <br />
xét nghiệm phân, xét ngiệm phổi….để đảm bảo tránh các bệnh lây truyền cho <br />
trẻ.<br />
Giáo viên được khám sức khỏe đầu năm học để sớm sàng lọc các bệnh <br />
truyền nhiểm lây cho trẻ. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo định kỳ.<br />
<br />
<br />
8<br />
Nhiệm vụ chăm sóc trẻ trong nhà trường cũng không thể thiếu vai trò và <br />
trách nhiệm của cán bộ y tế trường học.<br />
Chỉ đạo y tế xây dựng kế hoạch phối hợp với trạm để khám sức khỏe <br />
cho trẻ ngay từ đầu năm, mở sổ theo dõi kết quả tình hình sức khỏe của trẻ <br />
hàng tháng, quí. Cân đo và theo dõi trẻ dư cân, có nguy cơ béo phì, suy dinh <br />
dưỡng hàng tháng. Kiểm tra việc theo dõi cân đo sức khỏe của trẻ đến trường <br />
được cân đo 3 tháng 1 lần, sau mỗi lần cân đo các lớp tổng hợp kết quả, y tế <br />
tuyên truyền cho phụ huynh nắm được sức khỏe của con em mình để cùng phối <br />
hợp chăm sóc trẻ.<br />
IV. Hiệu quả của sáng kiến.<br />
Kết quả cụ thể khi áp dụng sáng kiến có sự so sánh đầu năm cho đến <br />
tháng 2 năm 2016 như sau:<br />
T HỌ VÀ ĐẦU NĂM THÁNG 2/2016<br />
T TÊN Tháng Cân Chiề Xế Tháng Cân Chiều Xế<br />
TRẺ tuổi nặng u p tuổi nặng cao p <br />
cao loại loại<br />
1 Đặng 22 15 81.5 A+ 27 15 85 A<br />
Ngọc <br />
Thiên Hà<br />
<br />
<br />
2 Hồ Đức 50 23 108 A+ 54 23.5 114 A<br />
Vinh<br />
<br />
<br />
3 Hồ Đăng 49 23 109 A+ 54 22 113.5 A<br />
Khoa<br />
4 La Gia 66 28 111 A+ 71 28 114 A+<br />
Hân<br />
5 Nguyễn 68 28 108 A+ 73 27 113 A<br />
Thanh <br />
Duy<br />
6 Nguyễn 66 28 111 A+ 71 27.5 113 A+<br />
Thành <br />
Luân<br />
7 Hồ Trọng 68 28 115 A+ 73 27 117.5 A<br />
Phúc<br />
8 Nguyễn 50 26 110 A+ 55 24 112 A+<br />
Trọng <br />
<br />
9<br />
Kha<br />
9 Đỗ Quốc 54 23 106 A+ 59 21 108 A<br />
Thịnh<br />
10 Đặng 64 29 112 A+ 69 29 113.5 A+<br />
Nguyễn Gia <br />
Huy<br />
11 Bùi Nguyễn 63 28 119 A+ 68 25.5 123 A<br />
Anh Khoa<br />
12 Trần Hữu 60 29 115 A+ 65 29 117 A+<br />
Phước<br />
13 Đoàn Trung 54 14 97 B 59 15.5 99 A<br />
Khang<br />
14 Nguyễn 51 12 90 B 56 14 96 A<br />
Hồng <br />
Yến<br />
15 Hồ Lê Thúy 43 11 92 B 48 12.5 95 A<br />
Vy<br />
16 Đỗ Võ 61 13 102 B 66 15.5 107 A<br />
Minh Thư<br />
Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến tháng 02/2016 là: 0 % so với đầu năm giảm <br />
4 trẻ, tỉ lệ:100 %.<br />
Tỉ lệ trẻ dư cân đến tháng 02/2016 là: 5 trẻ, tỉ lệ:1.67 % so với đầu năm <br />
giảm 7 trẻ, tỉ lệ: 2.35 %.<br />
Phụ huynh nắm được cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở gia đình, góp <br />
phần giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; Thực hiện tốt công tác <br />
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường.<br />
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhiều kiến thức hơn về chăm <br />
sóc, nuôi dưỡng trẻ. Từ đó, nâng cao được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ <br />
ở trường.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Ý nghĩa của sáng kiến.<br />
Qua những năm làm công tác quản lý, phụ trách bên công tác nuôi dưỡng, <br />
người trực tiếp chăm sóc trẻ tại nhà trường, chúng tôi đã lựa chọn những giải <br />
pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh <br />
dưỡng, dư cân, béo phì ở trường mình. Tôi thấy rằng: Việc nghiên cứu, tìm tòi <br />
những phương pháp, giải pháp để áp dụng vào thực tiễn là việc làm tích cực và <br />
<br />
10<br />
bổ ích. Nó mang lại hiệu quả đáng kể, đặc biệt là hiệu quả “ Phòng chống suy <br />
dinh dưỡng, dư cân, béo phì” ở trường mầm non là vô cùng cần thiết. Qua đó <br />
giúp cho phụ huynh nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác <br />
chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ ở <br />
trường mầm non. Cần được triển khai nghiêm túc và chỉ đạo chặt chẽ việc xây <br />
dựng và thực hiện đến từng nhóm, lớp để giáo viên thực hiện tốt hơn nữa.<br />
2. Khả năng ứng dụng, triển khai.<br />
Giúp phòng ngừa và giảm được tình trạng suy dinh dưỡng, dư cân có nguy <br />
cơ béo phì cho trẻ.<br />
Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân và béo phì đã <br />
được áp dụng cho trẻ ở trường và đem lại kết quả tốt. Đặc biệt là đạt kết quả <br />
tốt nhất ở nhóm trẻ từ 25 36 tháng tuổi đầu năm có 01 trẻ dư cân, qua áp dụng <br />
các biện pháp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đến tháng 2 cân nặng của <br />
trẻ trở lại bình thường đúng theo độ tuổi. Do đó, các biện pháp này đã được áp <br />
dụng tốt ở trường mình và sẽ được áp dụng cho các trường mầm non, mẫu giáo <br />
trong huyện và trong tỉnh.<br />
3. Bài học kinh nghiệm.<br />
Bên cạnh đó cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa <br />
phương, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã (như trạm y tế, hội phụ <br />
nữ, hội nông dân,…) có kế hoạch cụ thể.<br />
Cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho <br />
cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công <br />
tác chăm sóc nuôi dưỡng. Nhà trường cần xây dựng kế hoach cụ thể và ưu tiên <br />
đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.<br />
Thực hiện có hiệu quả về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng là một <br />
trong những giải pháp huy động trẻ đến lớp và làm tốt công tác tuyên truyền <br />
chăm sóc, giáo dục trẻ. Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua <br />
công tác tuyên truyền.<br />
Thiết lập bộ hồ sơ quản lý chế độ ăn cho trẻ chặt chẽ, có sự thống nhất, <br />
phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.<br />
Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học trong đó chú trọng <br />
kiểm tra chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trong khi kiểm tra đòi hỏi người cán bộ <br />
phải tinh thông về nghiệp vụ, nhanh nhạy nắm bắt tình hình thực tế, linh hoạt <br />
xử lý mọi tình huống, có kết luận chính xác.<br />
Giáo viên, y tế, nhân viên nấu ăn trường học cần chú trọng vệ sinh an <br />
toàn thực phẩm, từ khâu mua thực phẩm tại thị trường hoặc tại các cơ sở hợp <br />
đồng đến khâu sơ, chế biến, bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn.<br />
Tạo mọi điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng về mọi mặt cho trẻ, <br />
đặc biệt là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.<br />
4. Ý kiến đề xuất.<br />
<br />
11<br />
Căn cứ vào thực tế của nhà trường, tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ <br />
năm học 2015 2016 chúng tôi có đề xuất như sau:<br />
Phòng Giáo dục cần quan tâm xây dựng và hỗ trợ về cơ sở vật chất xây <br />
thêm 2 phòng học. Bổ sung đồ chơi ngoài trời cho các điểm lẻ để đảm bảo cho <br />
công tác huy động trẻ 3, 4 tuổi đến trường. Đồng thời tạo điều kiện cho trường <br />
chăm sóc trẻ tốt hơn nữa ở những năm sau.<br />
<br />
Định Trung, ngày 17 tháng 02 năm 2016<br />
Đồng sáng kiến <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Toàn<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Thùy Dương<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Minh Thơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />