MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN <br />
BẰNG SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG CHO HỌC SINH LỚP 4<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỂ<br />
<br />
<br />
I.1 Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng sơ đồ <br />
đoạn thẳng cho học sinh lớp 4.<br />
Chương trình Toán tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán <br />
học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát <br />
triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban <br />
đầu về số học, các số tự nhiên, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong <br />
đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản. <br />
Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học, <br />
đặc biệt là môn Toán, môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là <br />
một môn khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức <br />
cần thiết trong đời sống, sinh hoạt lao động của con người, môn Toán là chìa <br />
khóa mở đầu cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của <br />
người lao động mới, đặc biệt là giải toán có lời văn. <br />
Chính vì vậy, trong quá trình hình thành số tự nhiên, toán có lời văn <br />
được đưa ngay vào đầu lớp 1. Như vậy, toán có lời văn được xuyên suốt từ <br />
lớp 1 đến lớp 5. Giúp học sinh giải toán có lời văn là vô cùng quan trọng. <br />
Thông qua việc giải toán có lời văn người giáo viên giúp học sinh bước đầu <br />
biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng toán vào việc giải quyết một số vấn <br />
đề trong cuộc sống hằng ngày như: mua, bán, chia phần, so sánh thi đua với <br />
bạn bè và người xung quanh. Hay nói ngắn gọn hơn toán có lời văn là cầu nối <br />
kiến thức toán học mà các em được học ở nhà trường với đời sống sinh hoạt <br />
hang ngày.<br />
̀ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
I.2 Thực trạng của việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng sơ đồ <br />
đoạn thẳng cho học sinh lớp 4: <br />
Trong quá trình dạy học nhất là khi dạy về toán có lời văn cho học sinh <br />
lớp 4 tôi nhận thấy một số thực trạng sau:<br />
Học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện <br />
trọng tâm của đề toán không chịu phân tíchđề toán khi đọc đề<br />
Đa số học sinh bỏ qua một bước cơ bản trong giải toán là túm tắt đề <br />
toán. học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc <br />
vào từng dạng bài cụ thể<br />
Học sinh chưa Có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán <br />
phức tạp. Hầu hết, các em làm theo khuân mẫu của những dạng bài cụ thể <br />
mà các em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, <br />
suy luận một chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ.<br />
Trình bày bài giải chưa khoa học<br />
Sai lời giải.<br />
Sai cách viết phép tính.<br />
Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, <br />
dẫn đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan.<br />
Năm học 2013 2014 tôi được phân công dạy lớp 4B với 26 học sinh. <br />
Khi mới nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát.<br />
Kết quả như sau (chỉ phần giải toán):<br />
Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu<br />
4 em = 15, 4 % 12 em = 46, 1 % 10 em = 38, 5% 0 em = 0 %<br />
Xuất phát từ thực trạng trên và tầm quan trọng của toán có lời văn <br />
trong chương trình toán lớp 4, tôi đã mạnh dạn chọn mảng kiến thức rèn kĩ <br />
năng giải toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn thẳng cho học sinh lớp 4 để tìm <br />
hiểu và tiến hành đối với học sinh lớp mình chủ nhiệm. <br />
I.3 Lí do chọn đề tài:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Toán có một vị trí quan trọng. <br />
Nó có nhiệm vụ giúp học sinh nắm được những kĩ năng toán học cơ bản, biết <br />
vận dụng chúng vào trong cuộc sống và góp phần giáo dục phẩm chất con <br />
người mới. Chính vì thế đòi hỏi người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải có <br />
một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn được nội dung và phương pháp <br />
giảng dạy phù hợp.<br />
Bậc Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng, nó tạo nền móng cơ sở ban <br />
đầu để hình thành tri thức, nhân cách của học sinh. Nội dung trọng tâm của <br />
môn toán Tiểu học là số học, các số tự nhiên, phân số, một số yếu tố hình <br />
học và giải toán có lời văn.<br />
Trong chương trình Toán Tiểu học nói chung, chương trình Toán 4 nói <br />
riêng, phần giải Toán có lời văn đóng vai trò hết sức quan trọng và có mặt <br />
hầu hết ở tất cả các bài học. Ngoài các bài ở các dạng toán cụ thể như: Tìm <br />
hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ số hay hiệu và tỉ số của hai số đó thì <br />
giải toán có lời văn còn được dùng để rèn luyện các kỹ năng và kiểm tra việc <br />
áp dụng các kiến thức cơ bản. <br />
Để làm được việc đó người giáo viên cần giúp học sinh phân tích bài <br />
toán nhằm nhận biết được đặc điểm, bản chất bài toán, từ đó lựa chọn được <br />
phương pháp giải thích hợp. Trong các phương pháp giải toán ở Tiểu học, tôi <br />
thấy phương pháp “Giải toán có lời” có nhiều ưu điểm và được sử dụng <br />
rộng rãi nhất. Phương pháp này có tính trực quan cao, phù hợp với đặc điểm <br />
tâm sinh lý của trẻ Tiểu học, hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo, năng <br />
lực tư duy, tưởng tượng từ đó giúp cho học sinh lập được kế hoạch và giải <br />
bài toán một cách dễ dàng.<br />
Nội dung các bài toán có lời văn thường gắn liền với cuộc sống và rất <br />
gần gũi với các em. Vì thế nếu giáo viên hướng dẫn tốt cách giải cho các em <br />
thì các em sẽ có hứng thú học tập, bên cạnh đó giúp các em phát triển nhân <br />
cách, óc tư duy, trí tưởng tượng phong phú, giáo dục các em tính kiên trì vượt <br />
khó trong học tập. Vì vậy, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở Tiểu học, <br />
<br />
3<br />
tôi thấy việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn thẳng cho học <br />
sinh là vô cùng cần thiết. Chính vì thế mà tôi đã đi sâu vào nghiên cứu về <br />
việc sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán với mong muốn góp phần <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy giải toán cho học sinh. Đó cũng chính là lý do <br />
tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng sơ <br />
đồ đoạn thẳng cho học sinh lớp 4” làm cho các em có nền tảng vững chắc <br />
trong học toán ở Tiểu học và các cấp học sau.<br />
I.4 Giới hạn nghiên cứu:<br />
I.4.1:Thời gian:<br />
Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 9/2013 > tháng 5/2014 .<br />
Hoàn thành : Tháng 5/2014.<br />
I.4.2: Đối tượng nghiên cứu: <br />
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong phạm vi thể hiện đề tài này tôi chỉ <br />
đi sâu nghiên cứu việc “Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn <br />
bằng sơ đồ đoạn thẳng cho học sinh lớp 4” tại lớp 4B trường Tiểu học <br />
Quyết Thắng nơi tôi công tác.<br />
A. Cơ sở lí luận<br />
Dạy Toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói riêng nhằm giúp cho học sinh <br />
vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng, <br />
phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.<br />
Nhờ giải toán, học sinh có điều kiện phát triển năng lực tư duy, rèn <br />
luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao <br />
động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập <br />
mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho với cái cần tìm, trên cơ sở đó <br />
chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán. <br />
Để tiến hành thực hiện đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn <br />
Toán lớp 4, bản thân tôi đã tích hợp nhiều yếu tố, phương pháp nhằm tìm ra <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
một hướng đi thích hợp, với mục đích mong muốn giúp các em nắm vững kĩ <br />
năng giải toán có lời văn ở lớp 4 thông qua các cơ sở sau:<br />
Dựa vào SGK Toán 4, SGV Toán 4, sách tham khảo giảng dạy, chương trình <br />
bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, sách bài tập toán 4, tạp chí toán tuổi thơ <br />
phương pháp dạy học Toán Tiểu học, hỏi – Đáp về dạy học Toán… <br />
B. Cơ sở thực tiễn<br />
1. Thuận lợi:<br />
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp của <br />
Chuyên môn nhà trường và sự hỗ trợ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh.<br />
Phòng học, bàn ghế đạt chuẩn, phục vụ tốt cho việc tổ chức dạy và học.<br />
Lớp học là lớp được đặt ngay khu trung tâm của trường quản lí.<br />
<br />
2. Khó khăn:<br />
Học sinh chưa biết xác định dạng toán.<br />
Các em chưa có kĩ năng tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm.<br />
Chưa biết tóm tắt dữ liệu đã nêu ở đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng.<br />
<br />
* Nguyên nhân chủ quan :<br />
<br />
Học sinh thường ngán ngại trong việc học toán có lời văn nhưng giáo viên <br />
chưa tạo được sự ham thích và hứng thú cho các em.<br />
<br />
Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên <br />
nhanh quên các dạng bài toán.<br />
<br />
Giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy chưa chú trọng đến việc lựa chọn <br />
phương pháp cho bài dạy để cho học sinh tiếp thu bài tốt.<br />
<br />
Học sinh bị hỏng kiến thức từ các lớp dưới. Ví dụ như: gấp một số lên <br />
nhiều lần, giảm đi một số lần ...<br />
<br />
Chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu vì ngại mất thời gian.<br />
<br />
* Nguyên nhân khách quan:<br />
<br />
<br />
5<br />
Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn <br />
nhanh quên các dạng bài toán.<br />
Những em học sinh yếu thường rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó <br />
khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của phụ huynh.<br />
<br />
<br />
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
<br />
<br />
II.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:<br />
Trong quá trình dạy học khi tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi nhận thấy <br />
học sinh Tiểu học hiếu động, dễ hưng phấn nhưng lại khó tập trung lâu, hay <br />
hướng tới những cái cụ thể, các em thường phán đoán theo cảm tính của mình <br />
nên suy luận thường mang tính tuyệt đối. Các em khó chấp nhận các dữ liệu <br />
mà các em không tin là có thực, kết luận với các em phải phù hợp với thực tế. <br />
Mặt khác, do tư duy phê phán chưa phát triển nên các em dễ bắt chước, dập <br />
khuôn máy móc theo một bài toán mẫu nào đó. Do vậy, khi hướng dẫn học <br />
sinh giải một dạng toán mới, giáo viên cần cố gắng giúp các em hiểu sâu bản <br />
chất của dạng toán đó để các em có thể vận dụng giải nhiều bài toán khác <br />
nhau một cách linh hoạt. Vì vậy khi thực hiện đề tài này tôi muốn thông qua <br />
khảo sát tình hình thực tế dạy học môn Toán ở lớp 4 nhằm đưa ra những ý <br />
kiến đề xuất, những giải pháp khắc phục tồn tại, khó khăn để nâng cao hiệu <br />
quả giờ học Toán 4. Cụ thể như sau:<br />
Nghiên cứu về đặc điểm nội dung chương trình dạy học giải toán có <br />
lời văn lớp 4.<br />
Tìm hiểu một số vấn đề về phương pháp dạy toán có lời văn và một <br />
số chú ý khi dạy giải toán có lời văn.<br />
Một số giải pháp cụ thể và kĩ năng giải toán có lời văn.<br />
Xác định mục tiêu dạy học trong giải toán có lời văn và kỹ năng đọc <br />
kỹ đầu bài và phân tích đầu bài.<br />
<br />
<br />
6<br />
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng sơ đồ để tóm tắt bài toán và <br />
lựa chọn cách giải hay nhất.<br />
Nghiên cứu về kỹ năng giải toán và cách viết phép tình giải bài toán <br />
có nội dung hình học nói riêng và bài toán có lời văn nói chung.<br />
II.2 Một số vấn đề nghiên cứu:<br />
II.2.1 Thế nào là giải toán có lời văn?<br />
Toán có lời văn thực chất là bài toán thực tế, nội dung bài toán được <br />
thông qua các câu văn nói về những quan hệ, tương quan phụ thuộc, có liên <br />
quan đến cuộc sống hàng ngày. Cái khó của toán có lời văn là phải lược bỏ <br />
những yếu tố về lời văn để bộc lộ được bản chất toán học của bài toán. Hay <br />
nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong <br />
bài toán và nêu ra các phép toán thích hợp để từ đó tìm ra được đáp số của bài <br />
toán.<br />
Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng gồm hai phần:<br />
Phần đã cho hay còn gọi là giả thiết của bài toán<br />
Phần phải tìm hay còn gọi là kết luận của bài toán.<br />
<br />
II.2.2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp rèn kĩ năng giải <br />
toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn thẳng:<br />
Trong quá trình hướng dẫn học sinh cần tiến hành theo các bước sau:<br />
Bước 1: Tìm hiểu đề toán (bước này câu hỏi giáo viên đặt ra là rất quan <br />
trọng).<br />
Bước 2: Phân tích các điều kiện của bài toán, biểu diễn các đại lượng <br />
trên sơ đồ đoạn thẳng.<br />
Bước 3: Dựa trên sơ đồ để lập kế hoạch giải.<br />
Bước 4: Thực hiện các thao tác giải đó là lời giải và phép tính.<br />
Bước 5: Kiểm tra đánh giá lời giải (thử lại kết quả).<br />
Qua các bước đó học sinh cần đạt các yêu cầu về giải toán bằng sơ đồ <br />
đoạn thẳng:<br />
<br />
<br />
7<br />
Yêu cầu 1: Từ đề bài đã cho học sinh dùng sơ đồ đoạn thẳng thay cho <br />
các số, các đại lượng của giải toán.<br />
Yêu cầu 2: Học sinh có óc phân tích, phán đoán, suy luận nhanh và có tư <br />
duy lôgíc cũng như có cách khái quát cao.<br />
Yêu cầu 3: Rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, diễn đạt được cách <br />
tìm ra các đại lượng.<br />
II.2.3 Các dạng toán cụ thể:<br />
Qua nghiên cứu chương trình Toán 4 tôi xin trình bày một số dạng cụ <br />
thể ,mỗi dạng tôi đưa ra một số đề toán phù hợp với các đối tượng học sinh <br />
trong lớp như sau : <br />
*Dạng 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu:<br />
a)Trường hợp đối với học sinh đại trà của lớp:<br />
Bài toán : Một trường có 1025 học sinh, trong đó số học sinh nữ ít hơn <br />
số học sinh nam là 147 bạn. Tính số học sinh nam, số học sinh nữ của trường <br />
đó?<br />
Bước 1: Tìm hiểu đề toán<br />
HS đọc kĩ đề toán<br />
GV nêu câu hỏi giúp HS phân tích đề toán.<br />
+ Bài toán cho biết gì? <br />
(Có 1025 học sinh , nữ ít hơn nam là 147 bạn)<br />
? Bài toán yêu cầu gì? <br />
(Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ )<br />
Bước 2: Phân tích điều kiện của bài toán biểu diễn các đại lượng trên sơ <br />
đồ đoạn thẳng<br />
? Theo đề toán, đâu là tổng, đâu là hiệu? <br />
Tổng là: 1025 học sinh, hiệu là: 147 bạn.<br />
Theo bài ra ta có sơ đồ: <br />
? <br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Số nam : <br />
147 bạn 1025 học sinh<br />
Số nữ : <br />
<br />
?<br />
Bước 3:Dựa trên sơ đồ lập kế hoạch giải<br />
Bước 4: Giải bài toán :<br />
Theo sơ đồ ta có:<br />
Số học sinh nam của trường đó là:<br />
(1025 + 147) : 2 = 586 (học sinh)<br />
Số học sinh nữ của trường đó là:<br />
1025 – 586 = 439 (học sinh)<br />
Đáp số: Nam: 586 học sinh<br />
Nữ : 439 học sinh<br />
Bước 5: Kiểm tra đánh giá lời giải (thử lại ):<br />
586 – 439 = 147 bạn<br />
Nhận xét: Từ cách giải trên, học sinh nêu nhanh được :<br />
+ Số lớn = (tổng + hiệu) : 2<br />
Số bé = (tổng hiệu) : 2 hoặc số bé = tổng – số lớn.<br />
b)Trường hợp đối với học sinh khá giỏi:<br />
1<br />
Bài toán: Hiệu 2 số bằng số bé, tổng hai số bằng 981. Tìm 2 số đó. <br />
4<br />
<br />
Bước 1: Tìm hiểu đề toán<br />
HS đọc kĩ đề toán<br />
GV nêu câu hỏi giúp HS phân tích đề toán<br />
+ Bài toán cho biết gì? <br />
1<br />
( Hiệu hai số bằng số bé; Tổng hai số bằng 981)<br />
4<br />
<br />
+ Bài toán yêu cầu gì? (Tìm hai số đó )<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Bước 2: Phân tích điều kiện của bài toán biểu diễn các đại lượng trên <br />
sơ đồ đoạn thẳng<br />
1<br />
Số lớn trừ số bé bằng số bé, vậy nếu ta biểu thị số bé là bốn phần <br />
4<br />
<br />
bằng nhau thì hiệu là một phần như thế.<br />
Số lớn sẽ là: 1 + 4 = 5 (phần)<br />
Theo bài ra ta có sơ đồ:<br />
?<br />
<br />
<br />
<br />
Số bé:<br />
?<br />
981<br />
Số lớn:<br />
<br />
Bước 3 : Dựa trên sơ đồ lập kế hoạch giải<br />
Bước 4: Giải bài toán :<br />
Bài giải<br />
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:<br />
981 ứng với số phần là: <br />
4 + 5 = 9 (phần)<br />
Số bé là: <br />
981 : 9 x 4 = 436<br />
Số lớn là:<br />
981 436 = 545<br />
Đáp số: 436 và 545<br />
Bước 5: Kiểm tra đánh giá lời giải ( thử lại ):<br />
436 : ( 545 436 ) = 4 ( lần )<br />
*Dạng 2: Tìm số trung bình cộng:<br />
a)Trường hợp đối với học sinh đại trà của lớp:<br />
Bài toán 1: Lớp 4A trồng được 26 cây, lớp 4B trồng được 32 cây, lớp <br />
4C trồng được 29 cây, lớp 4D trồng được số cây bằng trung bình cộng số cây <br />
trồng được của 3 lớp. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây?<br />
<br />
<br />
10<br />
Phân tích:<br />
Bước 1: Tìm hiểu đề toán<br />
HS đọc kĩ đề toán<br />
GV nêu câu hỏi giúp HS phân tích đề toán:<br />
+ Bài toán cho biết gì? Lớp 4 A : 26 cây<br />
Lớp 4B : 32 cây<br />
Lớp 4C : 29 cây<br />
Lớp 4D = TBC số cây trồng được của 3<br />
lớp.<br />
+ Bài toán yêu cầu gì? Lớp 4D trồng được ….cây ?<br />
<br />
<br />
Ta thấy tổng số cây của 4 lớp được chia thành 4 phần bằng nhau thì số <br />
cây của lớp 4D là một phần và tổng số cây của 3 lớp kia sẽ là 3 phần. Như <br />
thế trung bình cộng số cây của cả 4 lớp chính bằng trung bình cộng số cây <br />
của 3 lớp còn lại.<br />
Bước 2: Phân tích điều kiện của bài toán biểu diễn các đại lượng trên <br />
sơ đồ đoạn thẳng.<br />
Học sinh tự vẽ sơ đồ (căn cứ vào các dữ liệu biễu diễn các đại lượng trên <br />
sơ đồ) <br />
Theo bài ra ta có sơ đồ:<br />
<br />
TBC TBC TBC TBC<br />
<br />
<br />
<br />
4A + 4B + 4C 4D<br />
<br />
Bước 3 Dựa vào sơ đồ lập kế hoạch giải bài toán.<br />
Bước 4: Giải bài toán :<br />
Theo sơ đồ ta có:<br />
Lớp 4D trồng được số cây là:<br />
<br />
11<br />
(26 + 32 + 29) : 3 = 29 (cây)<br />
Đáp số: 29 cây<br />
Nhận xét: Một trong các số đã cho bằng trung bình cộng của các số <br />
còn lại thì số đó chính bằng trung bình cộng của tất cả các số đã cho.<br />
Bài toán 2: Lớp 4A trồng được 26 cây, lớp 4B trồng được 32 cây, lớp <br />
4C trồng được 29 cây, lớp 4D trồng được số cây hơn trung bình cộng số cây <br />
trồng được của 4 lớp là 3 cây. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây?<br />
Phân tích: Bài toán này cho số cây lớp 4D không những bằng trung bình <br />
cộng số cây của 4 lớp mà còn hơn trung bình cộng số cây của 4 lớp là 3 cây.<br />
Giáo viên hướng dẫn cho HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng<br />
Theo bài ra ta có sơ đồ :<br />
<br />
TBC TBC TBC 3 cây TBC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4A + 4B + 4C 4D<br />
<br />
Tổng số cây của 3 lớp 4A + 4B + 4C và thêm 3 cây nữa sẽ là 3 lần <br />
<br />
TBC số cây của cả 4 lớp. Từ đó ta tìm ra được số cây của lớp 4D.<br />
Bài giải<br />
Nhìn các sơ đồ ta thấy trung bình cộng số cây của 4 lớp là:<br />
(26 + 32 + 29 + 3) : 3 = 30 (cây)<br />
Lớp 4D trồng được số cây là:<br />
30 + 3 = 33 (cây)<br />
Đáp số: 33 cây<br />
a b c x<br />
Nhận xét: + Nếu có 4 số a, b, c, x trong đó x chưa biết mà: x là <br />
4<br />
<br />
a b c x a b c n<br />
n đơn vị thì <br />
4 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
a b c x<br />
+ Nếu có 4 số a, b, c, x trong đó x chưa biết mà: x là <br />
4<br />
<br />
a b c x a b c n<br />
n đơn vị thì <br />
4 3<br />
<br />
b)Trường hợp đối với học sinh khá giỏi:<br />
1 1<br />
Bài toán 3: Trung bình cộng của 2 số là 28 biết rằng số này bằng <br />
3 4<br />
số kia. Tìm mỗi số.<br />
Phân tích: Khi gặp bài toán này giáo viên cần giúp học sinh hiểu: Trung <br />
bình cộng của 2 số tức là tổng của 2 số chia cho 2 được 28. Tìm tổng 2 số là <br />
lấy trung bình cộng của chúng nhân với 2 (tức là 28 x 2 = 56). Mặt khác cần <br />
phải hiểu một phần của số này (nếu số này chia làm 3 phần bằng nhau) cũng <br />
bằng một phần của số kia (nếu số đó chia làm 4 phần bằng nhau). Bài toán <br />
trở về dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ.<br />
Khi đó ta có thể vẽ sơ đồ: ?<br />
<br />
<br />
Số thứ nhất:<br />
?<br />
56<br />
Số thứ hai:<br />
<br />
Bài giải<br />
Số thứ nhất là: 56 : (3 + 4) x 3 = 24<br />
Số thứ hai là: 56 24 = 32<br />
Đáp số: 24 và 32<br />
Bài toán 4 : Trung bình cộng của ba số là 75. Nếu thêm 0 vào bên phải <br />
số thứ hai thì được số thứ nhất. Nếu ta gấp số thứ hai lên 4 lần thì được số <br />
thứ ba. Tìm 3 số đó? <br />
Để giải được dạng toán trên, giáo viên cũng yêu cầu HS tìm hiểu đề <br />
toán, sau đó phân tích điều kiện của bài toán biểu diễn các đại lượng trên sơ <br />
đồ đoạn thẳng, rồi dựa trên sơ đồ mới lập kế hoạch giải. Cụ thể học sinh <br />
phải biết được đây là bài toán cho trung bình cộng nên ta sẽ tính được tổng <br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
của chúng, Ta xem số thứ hai là một phần thì số thứ nhất là một đoạn thẳng <br />
gồm 10 phần như thế và số thứ ba sẽ là một đoạn thẳng gồm 4 phần như <br />
thế. Vậy:<br />
Tổng của 3 số đó là:<br />
75 x 3 = 225<br />
Ta có sơ đồ: <br />
<br />
Số thứ nhất<br />
<br />
Số thứ hai<br />
<br />
Số thứ ba<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
225<br />
Theo sơ đồ.Số thứ hai là:<br />
225: ( 10 + 1 + 4) x 1 = 15<br />
Số thứ nhất là:<br />
15 x 10 = 150<br />
Số thứ ba là:<br />
15 x 4 = 60<br />
Đáp số: 150, 15, 60<br />
Dạng này thường được áp dụng từ dạng cơ bản đến các bài tập nâng <br />
cao kiến thức cho học sinh. Khi sử dụng sơ đồ dạng này giáo viên cần liên hệ <br />
cho học sinh thấy được sơ đồ dạng toán này cũng chia thành các phần bằng <br />
nhau, mỗi phần bằng nhau chính là trung bình cộng của hai số hay nhiều số, <br />
sau đó vẽ chi tiết trên sơ đồ để thể hiện sự tương quan giữa các đại lượng.<br />
Như vậy, với cách giải bằng cách vẽ sơ đồ đoạn thẳng trên sẽ dễ dàng <br />
cho học sinh trong tất cả những bài toán từ dễ đến khó . Nó không chỉ phục <br />
vụ riêng cho học sinh khá giỏi mà đối tượng học sinh đại trà cũng sẽ làm <br />
được những bài đơn giản. <br />
<br />
14<br />
*Dạng 3: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó:<br />
a)Trường hợp đối với học sinh đại trà của lớp::<br />
Ví dụ: Khi dạy Tiết 15: ôn tập về giải toán: Có bài toán sau:<br />
Bài toán 1 : Vườn hoa của nhà trường là hình chữ nhật có chu vi là 160 <br />
<br />
2<br />
m và chiều rộng bằng chiều dài. Tính chiều dài, chiều rộng của vườn hoa <br />
3<br />
đó?<br />
Khi đọc và phân tích đề bài toán này học sinh hay hiểu lầm tổng của <br />
<br />
2<br />
chiều dài và chiều rộng là 160 m và tỉ số là nên dẫn đến nhiều em giải sai. <br />
3<br />
<br />
Vì vậy trong các bước đọc và phân tích đề yêu cầu học sinh gạch chân các từ <br />
<br />
2<br />
quan trọng như “Chu vi là 160 m, chiều rộng bằng chiều dài” rồi hướng <br />
3<br />
<br />
dẫn học sinh tìm hiểu đề bài bằng các câu hỏi:<br />
? Bài toán cho biết gì? Chu vi là 160 m.<br />
2<br />
Chiều rộng bằng chiều dài.<br />
3<br />
? Bài toán hỏi gì? Tìm chiều dài, chiều rộng vườn <br />
hoa. <br />
? Theo đề toán, em đã biềt gì liên Biết được tỉ số giữa chiều dài và và <br />
quan đến chiều rộng và chiều dài? 2<br />
chiều rộng là <br />
3<br />
? Để tìm các số đo chiều dài, chiều 2<br />
Chu vi là 160 m, Tỉ số <br />
3<br />
rộng ta dựa vào các dữ kiện nào?<br />
? Bài toán thuộc loại toán điển hình Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số <br />
nào? 2 số đó.<br />
? Theo em bài toán trên có tổng bằng Bài toán trên chưa biết tổng.<br />
bao nhiêu?<br />
? Vậy em sẽ tìm tổng của bài toán Em sẽ đi tìm tổng 1 chiều dài và 1 <br />
trên bằng cách nào? chiều rộng. (Hay nói cách khác là <br />
em sẽ tìm nửa chu vi của vườn hoa).<br />
Tìm được tổng, biết tỉ số của chúng Tìm được dựa vào bài toán điển hình <br />
<br />
<br />
15<br />
em sẽ đi vẽ sơ đồ bài toán và tìm “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của <br />
được chiều dài, chiều rộng bằng cách hai số đó”.<br />
nào? <br />
<br />
<br />
GV cho học sinh giải bài toán và nêu trình tự cách giải.<br />
Bài giải<br />
Nửa chu vi vườn hoa hình chữ nhật là:<br />
160 : 2 = 80 (m)<br />
<br />
<br />
Ta có sơ đồ sau:<br />
?<br />
<br />
<br />
Chiều <br />
?<br />
dài 80 m<br />
Chiều <br />
<br />
Chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật là:<br />
80 : (2 + 3) x 2 = 32 (m)<br />
Chiều dài vườn hoa hình chữ nhật là:<br />
80 32 = 48 (m)<br />
Đáp số: 32 m và 48 m<br />
Như vậy ở bài toán trên điều cốt lõi là học sinh phải đọc kĩ, phân tích kĩ đề <br />
<br />
2<br />
bài để chỉ ra được các dữ kiện đã cho (chu vi) đi tìm nửa chu vi và tỉ số để <br />
3<br />
<br />
hiểu được dạng toán điển hình cần vẽ sơ đồ sau khi tìm ra nửa chu vi (Tổng <br />
của hai số) rồi vận dụng trong quá trình giải toán.<br />
b)Trường hợp đối với học sinh khá giỏi:<br />
2<br />
Bài toán 2: Lúc đầu nhà máy số công nhân nữ bằng số công nhân <br />
3<br />
nam. Sau đó 12 công nhân nam nghỉ việc nhà máy nhận thêm 20 công nhân nữ <br />
thì lúc này nhà máy có tổng số công nhân là 198 người. Hỏi lúc đầu nhà máy <br />
có bao nhiêu công nhân nam, công nhân nữ?<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Phân tích: Muốn tính được số công nhân nam, công nhân nữ thì cần <br />
phải tính số công nhân ở nhà máy lúc đầu, từ đó ta có lời giải:<br />
Bài giải<br />
Tổng số công nhân lúc đầu trong nhà máy là:<br />
198 + 12 20 = 190 (công nhân)<br />
Vẽ sơ đồ biểu thị số công nhân nam, nữ lúc đầu:<br />
?<br />
<br />
Số nữ:<br />
?<br />
190 <br />
Số nam: CN<br />
Nhìn vào sơ đồ ta thấy 190 công nhân ứng với số phần là:<br />
2 + 3 = 5 (phần)<br />
Số công nhân nữ là: <br />
190 : 5 x 2 = 76 (công nhân)<br />
Số công nhân nam là: <br />
190 76 = 114 (công nhân)<br />
Đáp số: 76 công nhân nữ<br />
114 công nhân nam<br />
*Dạng 4: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó:<br />
Tương tự ta căn cứ vào tỉ số của 2 số để chia các đoạn thẳng biểu diễn <br />
cho các số phải tìm bằng những phần bằng nhau. Sau đó lấy hiệu chia cho <br />
hiệu số phần bằng nhau đó để tính giá trị một phần tiếp đó ta sẽ tìm được các <br />
giá trị của từng số theo yêu cầu của bài toán. Ở loại toán này cũng có rất <br />
nhiều loại bài phù hợp với từng đối tượng học sinh.Ví dụ:<br />
a)Trường hợp đối với học sinh đại trà của lớp:<br />
5<br />
Bài toán 1: Hiệu của 2 số là 34. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số <br />
3<br />
đó?<br />
Để giải được dạng toán trên trước hết tôi yêu cầu học sinh:<br />
+ Phân tích đề:<br />
<br />
<br />
17<br />
VD: ? Bài toán cho biết gì? <br />
5<br />
Hiệu của 2 số là 34; Tỉ số của hai số đó là <br />
3<br />
<br />
? Bài toán hỏi gì? <br />
Tìm hai số đó?<br />
? Hai số phải tìm trong bài toán là hai số nào?<br />
Số lớn và số bé.<br />
+ Vẽ sơ đồ đoạn thẳng: ?<br />
<br />
<br />
Số lớn : <br />
34<br />
Số bé : <br />
<br />
<br />
?<br />
+ Giải bài toán:<br />
Bài giải:<br />
Hiệu số phần bằng nhau là:<br />
5 – 3 = 2 (phần)<br />
Số lớn là:<br />
34 : 2 x 5 = 85<br />
Số bé là:<br />
85 – 34 = 51<br />
Đáp số: Số lớn: 85<br />
Số bé : 51<br />
b)Trường hợp đối với học sinh khá giỏi:<br />
Bài toán 2: Hiệu giữa 2 số là 12. Nếu ta tăng số bị trừ lên 5 lần và giữ <br />
nguyên số trừ thì hiệu mới là 1452. Hãy tìm 2 số đó.<br />
Phân tích: Hiệu giữa 2 số là 12 tức là lấy số thứ nhất (số bị trừ) trừ đi <br />
số thứ 2 (số trừ) thì kết quả là 12. Nếu tăng số thứ nhất lên 5 lần (số bị trừ x <br />
<br />
<br />
18<br />
5) và giữ nguyên số thứ 2 (số trừ) thì lúc này kết quả lại là 1452. Vậy ta có <br />
thể gọi số bị trừ là a, số trừ là b.<br />
Theo bài ra ta có: a b = 12<br />
a x 5 b = 1452<br />
Bài này có nhiều cách giải, cách thì dài dòng, cách thì học sinh khó hiểu <br />
nên khi ta biểu diễn các đại lượng đã cho trên sơ đồ học sinh sẽ nhìn thấy và <br />
dễ hiểu hơn.<br />
<br />
? 1452<br />
<br />
Số bị <br />
trừ: ?<br />
12 12 12 12 12 <br />
Số trừ:<br />
<br />
Bài giải<br />
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:5 lần 12 cộng với 4 lần số trừ bằng 1452.<br />
Vậy số trừ bằng:<br />
(1452 12 x 5) : 4 = 348<br />
Số bị trừ là:<br />
348 + 12 = 360<br />
Đáp số: 348 và 360<br />
Sơ đồ đoạn thẳng còn dùng để giải các bài toán về tuổi ở tiểu học, <br />
giải các bài toán về phân số và số thập phân nữa. Ở đây phạm vi có hạn tôi <br />
chỉ đưa ra một số dạng điển hình. Mỗi sơ đồ lại có một cách giải riêng giúp <br />
học sinh giải được nhiều dạng toán từ cơ bản đến nâng cao nhằm giúp học <br />
sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung <br />
kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đó vào luyện tập thực hành một cách <br />
sáng tạo hơn.<br />
<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Qua thời gian áp dụng những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình dạy <br />
học của bản thân trong việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn <br />
thẳng cho học sinh lớp 4 tôi nhận thấy kỹ năng giải toán có lời văn của học <br />
sinh trong lớp đã có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể như sau:<br />
100% số học sinh trong lớp đã có thể vận dụng trực tiếp các công <br />
thức cũng như các cách làm vào giải toán có lời văn, tình trạng nhầm lẫn giữa <br />
các công thức hầu như không còn. Bên cạnh đó khi gặp một bài toán có lời <br />
văn thói quen đầu tiên của học sinh trong lớp là đọc kĩ đầu bài toán, sau đó <br />
phân tích đề và phát hiện dạng toán, cuối cùng các em mới vận dụng kiến <br />
thức đã học để giải toán và trình bày bài giải phù hợp.<br />
70% số học sinh trong lớp có thể giải được hầu hết các bài toán trong <br />
chương trình toán 4.<br />
Trong học kì I các em đã giải thành thạo các dạng toán về tìm số trung <br />
bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Sang đến học kì II <br />
học sinh nắm chắc cách giải các dạng toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỉ <br />
(hiệu và tỉ), một cách thành thạo. Cụ thể kết quả bài kiểm tra toán cuối học <br />
kỳ I và cuối học kỳ II như sau:<br />
* Cuối học kỳ I:<br />
Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu<br />
<br />
<br />
<br />
* Cuối học kỳ II:<br />
Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu<br />
<br />
<br />
<br />
Đây mới chỉ là bước đầu nhưng nó đã giúp tôi thêm tin tưởng vào <br />
những gì mình đã làm. Tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao năng <br />
lực chuyên môn của bản thân, giúp cho hoạt động học tập của học sinh đạt <br />
hiệu quả cao hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
<br />
<br />
Giải toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn thẳng đóng vai trò quan trọng <br />
trong quá trình nhận thức và phát triển khả năng tư duy suy luận của học <br />
sinh trong cách giải, cách lập luận. Giải toán “Có lời văn bằng sơ đồ đoạn <br />
thẳng” đã được nhiều giáo viên tiến hành, song việc hướng dẫn học sinh hình <br />
thành kiến thức thì cần theo một trình tự chặt chẽ, lôgíc và người dạy cần <br />
hướng dẫn học sinh biết “giải mã” các từ khóa của bài toán để biểu diễn sự <br />
tương quan giữa các đại lượng của bài toán trên sơ đồ một cách chính xác <br />
giúp học sinh dễ hiểu bài, chủ động chiếm lĩnh tri thức, tạo hứng thú cho các <br />
em trong học tập.<br />
Trong phạm vi nghiên cứu này tôi chỉ đưa ra một số bài toán đặc trưng <br />
cho từng trường hợp về sử dụng sơ đồ đoạn thẳng học sinh vận dụng linh <br />
hoạt từ bài toán mẫu. Tuy không nêu hết các bài toán của từng trường hợp <br />
cần khai thác điều kiện để vẽ sơ đồ đoạn thẳng giúp học sinh phát hiện <br />
nhanh cách giải bài toán, rèn kĩ năng giải toán cho học sinh.<br />
Qua thực tế áp dụng, chúng tôi thấy giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng <br />
giúp người dạy và người học làm việc nhẹ nhàng, người học chủ động <br />
chiếm lĩnh tri thức vì nó là một trong những yếu tố quan trọng với tâm lý học <br />
sinh Tiểu học là trực quan sinh động và kết quả cũng rất khả quan. Vì thế <br />
hầu hết học sinh lớp 4 trường chúng tôi đã hứng thú và tự tin hơn trong các <br />
giờ luyện tập giải toán. Kiến thức giải toán cũng như khả năng suy luận của <br />
các em được nâng cao, các em đã biết xác định được dạng toán một cách <br />
nhanh chóng, vẽ sơ đồ và đưa ra cách giải hợp lí.<br />
Là một giáo viên đang trực tiếp đứng trên bục giảng, bản thân tôi tự <br />
nhận thấy nhiệm vụ của giáo viên trong giai đoạn đổi mới giáo dục như hiện <br />
nay đòi hỏi ngày càng nâng cao, nếu chỉ trông chờ vào nhừng gì có sẵn để yêu <br />
cầu học sinh tập dược, bắt chước theo thì mới chỉ là thực hiện công tác giáo <br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
dục một cách đơn thuần. Vì vậy, dạy bất cứ môn học nào chúng ta cũng cần <br />
khai thác và coi trọng sự sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là trong dạy giải <br />
toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn thẳng cho học sinh lớp 4 nói riêng và bậc <br />
Tiểu học nói chung. Nếu dạy tốt nội dung này sẽ góp phần vào việc rèn <br />
phương pháp suy luận trí thông minh, óc sáng tạo cho học sinh nhằm phát <br />
triển học sinh một cách toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tiếp <br />
tục học tập ở bậc học cao hơn. Vì vậy để giúp học sinh khắc phục những <br />
khó khăn khi giải toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn thẳng là một vấn đề không <br />
thể thiếu, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có <br />
kỹ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh thông qua việc tổ chức dạy học <br />
hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó người giáo viên cũng phải thực sự say mê, <br />
tìm tòi sáng tạo, có tâm huyết với nghề nghiệp….thường xuyên quan tâm đến <br />
việc chấm, chữa bài, tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh trong lớp. <br />
Điều quan trọng nữa là giáo viên phải linh động sử dụng phương pháp dạy <br />
học sao cho phù hợp với trình độ của học sinh trong lớp. Thái độ của giáo <br />
viên phải mềm mỏng, biết tôn trọng học sinh, động viên kịp thời tới học sinh <br />
yếu kém, tuyên dương khích lệ những học sinh tốt. Có như thế mới nâng cao <br />
hiệu quả học tập cho các em và nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn <br />
diện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
V. ĐỀ NGHỊ<br />
<br />
<br />
1. Đối với nhà trường:<br />
Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng nâng <br />
cao trình độ cho giáo viên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học để <br />
tập thể giáo viên nêu ra những ý kiến đóng góp cho phù hợp với nội dung và <br />
phương pháp học.<br />
2. Đối với giáo viên:<br />
Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.<br />
Soạn bài một cách chu đáo, kỹ lưỡng, chuẩn bị nội dung các câu hỏi <br />
sao cho lôgíc và có hệ thống nhằm dẫn dắt phù hợp đúng trình tự của bài <br />
dạy.<br />
Cần biết phối hợp một cách linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy <br />
học nhằm gây hứng thú cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
23<br />
1. Sách giáo khoa và vở bài tập Toán 4 Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) NXB Giáo <br />
dục, 2007.<br />
<br />
2. Thực hành Toán 4 – Nguyễn Minh Thuyết Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) <br />
NXB Giáo dục, 2010.<br />
<br />
3. Luyện giải Toán 4 Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) NXB Giáo dục, 2007<br />
4. Sách giáo viên Toán 4 tập I và II<br />
5. Sách thiết kế bài dạy Toán 4 tập I và II<br />
6. Sách nâng cao Toán 4<br />
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III<br />
8. Phương pháp dạy học Toán Tiểu học Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) NXB <br />
Giáo dục, 2007<br />
9. Tạp chí giáo dục Tạp chí Toán tuổi thơ.<br />
10. . Hỏi – Đáp về dạy học Toán 4 Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) NXB Giáo <br />
dục, 2007.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
VII. MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
I Đặt vấn đề. 1<br />
I.1 Tầm quan trọng của vấn đề. 1<br />
I.2 Thực trạng của vấn đề. 1<br />
I.3 Lí do chọn đề tài. 2<br />
I.4 Giới hạn nghiên cứu. 2<br />
A Cơ sở lí luận. 4<br />
B Cơ sở thực tiễn. 4<br />
II Nội dung nghiên cứu. 5<br />
II.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 6<br />
II.2 Một số vấn đề nghiên cứu. 6<br />
II.2.1 Thế nào là giải toán có lời văn ? 6<br />
II.2.2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp 7<br />
rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn <br />
thẳng.<br />
II.2.3 Các dạng toán cụ thể. 7<br />
* Dạng 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu. 7<br />
* Dạng 2: Tìm số trung bình cộng. 10<br />
* Dạng 3: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 13<br />
* Dạng 4: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. 16<br />
III Kết quả nghiên cứu. 18<br />
IV Kết luận. 19<br />
V Đề nghị. 21<br />
VI Tài liệu tham khảo. 22<br />
VII Mục lục. 23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo <br />
tận tình của ban giám hiệu trường cùng các đồng nghiệp và tập thể học sinh <br />
<br />
25<br />
lớp 4B do tôi chủ nhiệm. Bên cạnh đó với sự nỗ lực của bản thân, kinh <br />
nghiệm này đã giúp tôi hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng giải toán có lời văn <br />
bằng sơ đồ đoạn thẳng cho học sinh lớp 4, tôi đã áp dụng có hiệu quả và sẽ <br />
áp dụng tiếp trong những năm tới. Vậy tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp <br />
cùng thảo luận và có thể tham khảo vận dụng, cũng có thể còn điều gì đó <br />
chưa hoàn thiện mong đồng nghiệp cùng trao đổi để tôi có thêm những kinh <br />
nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy <br />
học Toán, giúp học sinh có những giờ học Toán hứng thú, say mê. Trong quá <br />
trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng song cũng không thể tránh được <br />
những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý chân <br />
thành của phụ trách Chuyên môn trường, của các cấp lãnh đạo, của bạn bè, <br />
đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy của bản thân. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Đông Triều, ngày 15 tháng 11 năm 2013<br />
NGƯỜI VIẾT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Thị Tuyết Nhung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />