SKKN: Nâng cao hứng thú học môn GDCD lớp 12 thông qua việc sử dụng câu chuyện pháp luật
lượt xem 119
download
Nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân nói chung và Giáo dục công dân 12 nói riêng là một vấn đề được đông đảo các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà quản lý và những người làm công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân quan tâm, trăn trở. Mời các bạn tham khảo bài SKKN về môn GDCD lớp 12 nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nâng cao hứng thú học môn GDCD lớp 12 thông qua việc sử dụng câu chuyện pháp luật
- Nâng cao hứng thú học môn GDCD lớp 12 thông qua việc sử dụng câu chuyện pháp luật
- PHẦN A: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..." (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005). Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định. Trong đó, môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Đặc biệt, chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đã đề cập đến một chủ đề lớn: "Công dân với pháp luật", đó là bản chất và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Mặt khác, qua môn Giáo dục công dân lớp 12 học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ luật pháp và có khả năng thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Giáo dục công dân từ trước tới nay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có, đặc biệt là Giáo dục công dân lớp 12. Ở năm học cuối cấp, học sinh chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn cũng như lo lắng nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. Các em đa số chú tâm, giành nhiều thời gian cho những môn học mà tới đây các em sẽ thi tốt nghiệp và thi Đại học. Môn Giáo dục công dân thường bị các em coi nhẹ, "học đối phó để lấy điểm mà thôi". Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng các câu chuyện pháp luật có thật vào từng bài dạy sao cho phù hợp nhằm gây sự hứng thú cho học sinh; góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học môn Giáo dục công dân lớp 12. .
- Cô Nguyễn Thị Toan và em Lê Thị Hiền (giải Nhất HS giỏi tỉnh môn GDCD năm học 2011-2012) . II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân nói chung và Giáo dục công dân 12 nói riêng là một vấn đề được đông đảo các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà quản lý và những người làm công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân quan tâm, trăn trở. Nhưng đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề "Nâng cao hứng thú học tập môn
- Giáo dục công dân lớp 12 thông qua việc sử dụng câu chuyện pháp luật". Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu và tham khảo, tác giả phát hiện có một số công trình liên quan đến vấn đề này: - Sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12" - Nguyễn Thị Hồng (trường THPT Thanh Khê - Đà Nẵng). - Sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao ý thức và thích học môn Giáo dục công dân" - Trần Ngọc Tuấn. - "Tình huống Giáo dục công dân 12", chủ biên Trần Văn Thắng, NXB Giáo dục, năm 2008. Nhìn chung tất cả các cuốn sách, bài viết trên chưa đi sâu vào việc sử dụng các câu chuyện pháp luật trong dạy và học môn Giáo dục công dân 12 để gây hứng thú cho học sinh. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 12 hiện nay chỉ còn phần công dân với pháp luật, với nhiều kiến thức mới và khó đối với học sinh, để giúp học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, trước hết người giáo viên phải tạo sự đam mê cho học sinh đối với môn học. Với kinh nghiệm giảng dạy còn "mỏng", tôi xin được mạnh dạn đưa ra một biện pháp trong việc nâng cao hứng thú cho học sinh bằng cách sử dụng các câu chuyện pháp luật. . III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng việc học tập môn Giáo dục công dân 12 của học sinh ở trường Trung học phổ thông. Thông qua đó, nâng cao ý thức và sự thích thú học môn Giáo dục công dân lớp 12 bằng việc sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung từng bài. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 12. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Sưu tầm, chọn lọc những câu chuyện pháp luật, đồng thời nghiên cứu nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 và việc học tập của học sinh đối với môn học. Từ đó, sử dụng câu chuyện pháp luật phù hợp trong từng tiết học để nâng cao hứng thú cho học sinh. . IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh các lớp 12 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học 2011-2012: Lớp 12A1, 12A2, 12A3, 12A4, 12A5 - Trường THPT Triệu Sơn 5. 2. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân 12 (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011). . V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012. . VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh... để giải quyết nội dung đề tài. - Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm tra, đánh giá). . VII. BỐ CỤC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phần A: Mở đầu. Phần B: Nội dung. Chương I: Những ưu điểm, nhược điểm của đề tài. Chương II: Những vấn đề chung. Chương III: Sử dụng câu chuyện pháp luật nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 12. Phần C: Kết luận. .
- Một giờ dạy GDCD của cô Nguyễn Thị Toan tại trường THPT Triệu Sơn 5 . PHẦN B: NỘI DUNG Chương I NHỮNG ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI I. ƯU ĐIỂM - Giáo viên có thể dễ dàng sử dụng các câu chuyện pháp luật trong đời sống hàng ngày từ nguồn tài liệu vô cùng phong phú: Báo Công an, Báo Pháp luật và đời sống, Báo An ninh, Báo Tuổi trẻ, Đài truyền hình Việt Nam... - Việc sử dụng câu chuyện pháp luật giúp giáo viên giảm bớt được thuyết trình, giảng giải; đồng thời trau dồi trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm... - Khi sử dụng câu chuyện pháp luật vào bài giảng GDCD 12 sẽ làm tăng tính thực tiễn của môn học. - Việc sử dụng câu chuyện pháp luật sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp niềm hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học... Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả; nâng cao kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đông.
- - Những câu chuyện pháp luật phản ánh những sự việc có thật diễn ra trong cuộc sống, rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh, tạo cho các em có niềm tin vào sự công bằng của pháp luật. Qua đó, các em sẽ phát triển khả năng thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, có được lối sống đẹp, đúng pháp luật, có cách ứng xử hay với những trường hợp cụ thể xảy ra trong cuộc sống. . II. NHƯỢC ĐIỂM - Nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 rộng nên việc sưu tầm tài liệu cần phải chọn lọc. Việc chọn lọc câu chuyện pháp luật cũng rất mất thời gian đối với cả giáo viên và học sinh. Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các câu chuyện pháp luật mới nhất, có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học. - Khi giảng dạy bằng câu chuyện pháp luật, nếu giáo viên không có năng lực quản lý lớp, không định hướng cho học sinh đi vào giải quyết những vấn đề trọng tâm thì sẽ bị cuốn theo những cuộc tranh luận của học sinh. - Đòi hỏi tinh thần tự học, thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động... Nếu học sinh học thụ động, không hợp tác thì sẽ làm giảm hiệu quả bài giảng. . Chương II NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . I. THỰC TRẠNG VIỆC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Hiện nay, ở trường Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân lớp 12 do tính đặc thù của môn thuộc khoa học xã hội; bên cạnh đó, kiến thức môn học liên quan đến pháp luật cho nên rất "khô khan", do đó, học sinh không hứng thú học. Trong thời gian tôi giảng dạy, tôi thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh không có hứng khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại không cao. Từ việc không thích học môn Giáo dục công dân lớp 12 cho nên học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức pháp luật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, như: Đa số giáo viên chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, vẫn còn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, giảng giải kiến
- thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy; chỉ khai thác những câu chuyện, thông tin, sự kiện, tình huống có sẵn ở sách giáo khoa, chưa tự tìm tòi những điều mới để đưa vào bài giảng của mình sao cho phù hợp, sinh động. Ngoài ra, trong thực tế dạy và học ở trường, phương tiện dạy học còn thiếu thốn. Tranh ảnh trực quan giúp học sinh tìm hiểu và liên hệ trực tiếp vào cuộc sống nhà trường chưa được trang bị. Đặc biệt, do tâm lý chung của mọi người, trong đó cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, kết quả học tập thế nào không quan trọng lắm, vì vậy cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con em tích cực học tập. Từ những lí do trên mà trong giờ học Giáo dục công dân lớp 12 chưa gây hứng thú cho học sinh. Vì vậy, trong giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12, tôi đã sử dụng các câu chuyện pháp luật để gây hứng thú cho học sinh. . II. QUAN NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT. 1. Quan niệm về câu chuyện pháp luật Câu chuyện pháp luật là những câu chuyện phản ánh những sự việc, những hành động, việc làm có thật diễn ra trong thực tiễn cuộc sống xã hội hàng ngày của con người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh, đài truyền hình, hoặc ở các tạp chí, sách báo, trên mạng internet... 2. Vai trò của câu chuyện pháp luật Câu chuyện pháp luật góp phần hình thành cho học sinh những phương pháp học tập tích cực, năng động, sáng tạo, tạo cho học sinh hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức pháp luật. Bằng những câu chuyện có thật, học sinh sẽ hứng thú tìm tòi các tình tiết và tìm cách giải quyết, phán đoán phù hợp với thực tiễn. Vì tính thực tiễn của câu chuyện pháp luật rất cao, nên sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lý nhất. Sử dụng những câu chuyện pháp luật ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo được ở các em học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và sự hứng thú trong học tập. . Chương III SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 .
- I. NGUYÊN TẮC SƯU TẦM CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT NHẰM PHỤC VỤ CHO GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12. Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng câu chuyện pháp luật vào giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12 thì giáo viên cần chú ý các nguyên tắc sau: - Các câu chuyện pháp luật phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát với thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh. - Các câu chuyện pháp luật phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin đó phải là nguồn chính thống để cung cấp cho học sinh. - Các câu chuyện pháp luật phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, sáo rỗng. - Các câu chuyện pháp luật được khai thác theo các hướng khác nhau, thể hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh. Trong quá trình sưu tầm các câu chuyện pháp luật để giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12, giáo viên phải vận dụng một cách đồng bộ tất cả các nguyên tắc trên, nếu bỏ qua một nguyên tắc nào đó thì khi đưa câu chuyện vào giảng dạy sẽ không hoàn thành mục tiêu bài học. . II. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12. Sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học Giáo dục công dân lớp 12, giáo viên phải thực hiện theo 3 bước sau: Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với bài học. Sau đó, giáo viên tóm tắt ý chính của câu chuyện cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đưa vào bài học. Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện. Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả lời; đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận. Để làm rõ quy trình sử dụng câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12, tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể sau:
- Ví dụ 1: Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 1b: "Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình" (Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái) - Bài 4: "Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội", giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện pháp luật: Mẹ vứt con chưa đầy tuổi giữa đường ray Đêm 28/11, một góc phố thuộc quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) xôn xao khi chị Na xốc nách cháu Trần Đức (7-8 tháng tuổi) chạy thẳng xuống tầng 1 rồi vứt cháu vào cái nôi tre kéo xềnh xệch trên mặt đường. Nhiều lúc nôi lắc lư, ngả nghiêng, ngả ngửa Na vẫn không dừng tay, mặc cho trong nôi cháu Đức khóc thét. Lúc đó, chồng Na lao vào ngăn cản thì bị Na tấn công, cào rách mặt. Chỉ đến khi Công an phường đến thì vụ việc mới được giải quyết. Đây không phải là lần đầu tiên người phụ nữ hành hạ con, trước đó, rất nhiều lần chị ta đã ném con vào lề đường, bụi rậm... (VietNamNet.vn, ngày 30/11/2009) - Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để củng cố phần 1b trong khoảng 2 phút. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc: 1. Phân tích những hành vi ngược đãi bé Trần Đức của bà Na? 2. Em có nhận xét gì hành vi của bà Na? - Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung, kết luận: Hành vi của bà Na là vi phạm pháp luật (vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái). Qua đó, chúng ta cần lên án, tố cáo hành vi dã man, ngược đãi con cái của bà Na nói riêng và những gia đình khác trong cuộc sống nói chung. Ví dụ 2: Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 2c: "Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý" (Vi phạm hành chính) - Bài 2: "Thực hiện pháp luật", giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện pháp luật: Phát hiện gần 2 tạ thịt heo sữa bẩn Ngày 25.5, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức và Đội Cảnh sát giao thông Rạch Chiếc kiểm tra trên tuyến Quốc lộ 1A (TP.Hồ Chí Minh) phát hiện xe máy biển số 55X1-7616 do ông Phạm Văn Tốt (Sinh năm 1958) điều khiển, vận chuyển gần 200 kg thịt heo sữa không có giấy chứng nhận kiểm dịch, hướng từ Đồng Nai về TP.Hồ Chí Minh. (Thanh niên online, 25/05/2012 19:14 ) - Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để củng cố phần 1b trong khoảng 2 phút. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc:
- Em có nhận xét gì về hành vi của ông Phạm Văn Tốt? - Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình. - Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung, kết luận: Hành vi của ông Phạm Văn Tốt là vi phạm pháp luật (vi phạm hành chính), với hành vi này ông Tốt sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hành chính. Qua đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại những hành vi chỉ vì lợi nhuận cá nhân mà chà đạp lên sức khoẻ của con người. III. CÁC CÁCH SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12. 1. Sử dụng câu chuyện pháp luật để giới thiệu bài Thay thế cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện pháp luật để gây hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới. Ví dụ: Để dẫn học sinh vào bài 1: "Pháp luật và đời sống", giáo viên có thể sử dụng 1 trong 2 câu chuyện sau: Dùng kim khâu lốp ngập đầu cháu bé 40 ngày tuổi Ngày 10/11, dư luận trong cả nước xôn xao với thông tin về một người phụ nữ dùng kim khâu lốp ngập đầu cháu bé 40 ngày tuổi. Vụ án xảy ra tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Thủ phạm là người phụ nữ quê ở Thái Nguyên, vì ghen tuông nên đã đến nhà tình địch với mục đích giết chết con riêng của chồng và cô gái. Người phụ nữ này đâm mạnh khiến kim loại cắm vào vùng rìa thóp trước, ngập sâu vào trong đầu cháu Minh hơn 8 cm, xuyên qua một số vùng chức năng của não. Điều may mắn là cháu bé Nguyễn Nhật Minh đã được các bác sĩ Bệnh Viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên mổ cấp cứu. (Báo Khoa học và đời sống, ngày 16/11/2009) Hỏi: Thái độ của em như thế nào khi nghe câu chuyện trên? - Hoặc: Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam). Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày xả nước thải
- bẩn (chưa qua xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng. Hành động này gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân ven sông... (Tạp chí Công an nhân dân, số 07/2009) Hỏi: Em có suy nghĩ gì trước vụ việc trên? Giáo viên: Câu chuyện trên nói về hành vi vô nhân tính của con người. Đây chỉ là 1 trong số rất nhiều trường hợp trong xã hội được pháp luật phát hiện. Vậy còn những trường hợp khác chưa được đưa ra ánh sáng thì sao? Pháp luật nước ta có vai trò và trách nhiệm như thế nào đối với đời sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 2. Sử dụng câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức. Nội dung câu chuyện ở đây có thể không phải là nội dung chung của toàn bài mà chỉ là một câu chuyện mang một nội dung của một đơn vị kiến thức. Dẫn dắt theo lối này là một cách làm có hiệu quả, tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút được sự chú ý của các em. Ví dụ 1: Để dẫn học sinh vào phần 1b: "Quyền sáng tạo của công dân" - bài 8: "Pháp luật với sự phát triển của công dân", giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: "Hai Lúa" chế máy gặt đập liên hợp Chiếc máy này do một nông dân mới học hết lớp 5 chế tạo. Đó là anh Nguyễn Đức Hoàng, ở ấp Bình An 2, xã An Hòa, huyện Châu Thành, An Giang. Chuyện bắt đầu từ vụ đông xuân 2003 đến tháng 9-2003, anh hoàn thiện xong bản thiết kế và bắt tay vào thực hiện chiếc máy thứ nhất. Cuối năm 2004, anh cùng làm, cùng lắp ráp với nhân công chiếc máy thứ 2. Sau hơn hai tháng chiếc máy gặt đập hoàn thành, anh đưa vô cắt mướn ở Tri Tôn rồi xuống Hòn Đất, cuối cùng trở về cánh đồng Vĩnh An cho hội đồng khoa học & công nghệ (HĐKH&CN) tỉnh nghiệm thu. Kết quả chiếc máy thứ hai này được đánh giá tính năng hoạt động ưu điểm hơn nhiều, kiểu dáng lại gọn, đẹp và các hạn chế trước đây được khắc phục. Theo HĐKH&CN tỉnh An Giang, máy gặt đập liên hợp của nông dân Nguyễn Đức Hoàng đạt năng suất 3ha/ngày, tương đương sử dụng 80 công lao động, tỉ lệ hao hụt chỉ 1% so với thu hoạch bằng tay 2-3%... (Báo Tuổi trẻ, ngày 7/5/2005) Hỏi: Em có nhận xét gì về tấm gương "Hai lúa"?
- Giáo viên: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy anh Nguyễn Đức Hoàng (mới học hết lớp 5) nhưng đã sáng tạo ra một sản phẩm có giá trị rất lớn. Hơn nữa, sự nghiệm thu của HĐKH&CN An Giang đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đến quyền sáng tạo của công dân. Sự quan tâm đó sẽ được chúng ta tìm hiểu rõ hơn trong những quy định của pháp luật về "Quyền sáng tạo của công dân". Ví dụ 2: Để dẫn học sinh vào phần 2c: "Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý" - bài 2:"Thực hiện pháp luật", giáo viên có thể sử dụng câu chuyện pháp luật: Vụ việc 3 cô giáo bị kỷ luật ở CôTô 3 thí sinh Nguyễn Thị Nga, Trần Thị Lương và Đinh Hoàng Quỳnh Trang đã được tuyển dụng làm giáo viên ở các trường Tiểu học Đồng Tiến, Trung học cơ sở Cô Tô. Đến năm 2011, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ Cô Tô đã nhận được đơn thư tố cáo những sai phạm trong quá trình tuyển dụng viên chức năm 2009, cụ thể là có 3 giáo viên đã sử dụng bảng điểm bất hợp pháp để dự tuyển. Sau đó, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ Cô Tô đã tiến hành kiểm tra, phát hiện 3 cô giáo này có hành vi vi phạm. Cụ thể, đối chiếu với bảng điểm ghi kết quả học tập lưu tại các trường Cao đẳng mà các cô đã theo học, phát hiện kết quả học tập không đúng với bảng điểm đã nộp để xét tuyển (cả 3 đều có hành vi sửa bảng điểm cao hơn thực tế). Ngày 26-8-2011, Hội đồng kỷ luật viên chức huyện đã tiến hành xem xét kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm trên với hình thức: buộc thôi việc. Ngày 31-8-2011, Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô đã ban hành quyết định buộc thôi việc với 3 viên chức vi phạm kỷ luật. (Báo Quảng Ninh, ngày 22/5/2012) Hỏi: Ba cô giáo trong câu chuyện trên đã phải chịu hậu quả như thế nào từ hành vi vi phạm của mình? Giáo viên: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy 3 cô giáo Nguyễn Thị Nga, Trần Thị Lương và Đinh Hoàng Quỳnh Trang đã vi phạm pháp luật, cái giá phải trả của 3 cô (buộc thôi việc) là hoàn toàn thích đáng. Mọi công dân nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật. Vậy vi phạm pháp luật là gì? Chịu trách nhiệm pháp lý gì? Chúng ta sẽ đến với nội dung này. 3. Sử dụng câu chuyện pháp luật để làm rõ kiến thức Là hình thức giáo viên dùng câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp để làm sáng tỏ tri thức của bài thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức cho học sinh.
- Ví dụ 1: Ở mục 2c: "Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân" - bài 6: "Công dân với các quyền tự do cơ bản", sau khi cung cấp tri thức (khái niệm): Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là công dân có quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ về nhân phẩm và danh dự; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: Ngày 4/2, Công an Hà Nội đã bắt Bùi Đức Minh (37 tuổi ở quận Long Biên) để điều tra về hành vi vu khống. Theo tài liệu điều tra, do mâu thuẫn vợ chồng, tháng 4/2010 Minh cùng vợ đã ra tòa ly hôn. Tòa xử để vợ người đàn ông này được nuôi 2 con. Sau ly hôn, vợ Minh đã chuyển trường học cho con khiến anh ta khó khăn trong việc thăm hỏi. Nghi ngờ việc chuyển trường của con mình có vấn đề không minh bạch, Minh đã làm đơn tố cáo Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo với nhiều thông tin không chính xác. Người đàn ông này còn đưa thông tin sai sự thật lên một số trang điện tử và nhắn tin vào máy điện thoại của nhiều lãnh đạo Thành phố Hà Nội. (Báo Công an nhân dân, ngày 14/2/2012) Hỏi: Hành động của người đàn ông trong câu chuyện trên đã vi phạm quyền gì của ông Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo? Giáo viên: Trong câu chuyện trên, chúng ta thấy hành động (làm đơn tố cáo Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo với nhiều thông tin không chính xác. Người đàn ông này còn đưa thông tin sai sự thật lên một số trang điện tử và nhắn tin vào máy điện thoại của nhiều lãnh đạo Thành phố Hà Nội) của người đàn ông đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của ông Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo. Pháp luật sẽ xử lý nghiêm minh vi phạm trên. Ví dụ 2: Để làm rõ tri thức: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật - phần 2c: "Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý" - bài 2: "Thực hiện pháp luật", giáo viên có thể sử dụng câu chuyện pháp luật: Giáo viên Trường Tiểu học An Hiệp 2, huyện Châu Thành, UBND huyện đã xử lý kỷ luật 2 cán bộ (hiệu trưởng và tổng phụ trách đội) với hình thức cảnh cáo, chuyển đi trường khác và cho thôi giữ chức vụ hiệu trưởng vì đã giao 2 học sinh cho công an xã hỏi cung, làm khủng hoảng tinh thần em Huỳnh Thị Ngọc Trâm do nghi em làm mất 47.800 đồng tiền quỹ nuôi heo đất của lớp.
- (Vietbao.vn, ngày 11/4/2007) Hỏi: Em hãy chỉ ra hành vi vi phạm kỷ luật và trách nhiệm kỷ luật trong câu chuyện trên? 4. Sử dụng câu chuyện pháp luật để củng cố bài học Sau khi kết thúc bài học, giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách củng cố bài vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả; giúp học sinh liên tưởng đến tri thức bài học và tri thức cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện; đồng thời, làm cho giờ học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng, đón chờ giờ học sau của học sinh. Ví dụ: Để củng cố kiến thức bài 8 - lớp 12: "Pháp luật với sự phát triển của công dân", giáo viên có thể kể câu chuyện: Tấm gương vượt khó của cô bé khuyết tật Bị khuyết tật đôi chân, những tưởng khó khăn chồng chất sẽ chôn vùi giấc mơ đến trường của Nguyễn Thị Thanh Hoa (1992, lớp 12C1, Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách), xóm 9, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương - Nghệ An. Nhưng không, cô học trò nhỏ bé ấy có một ý chí quật cường, một nghị lực vươn lên để thực hiện khát khao cháy bỏng được đến trường. Hoa đã gặt hái nhiều thành tích cao trong học tập: Dẫn đầu lớp về thành tích học tập bậc tiểu học; đạt học sinh giỏi huyện môn Sinh, môn Văn cấp THCS và học sinh giỏi tỉnh môn Văn lớp 12. Kỳ thi Đại học, Cao đẳng vừa qua em trúng tuyển vào Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Năm học 2010 - 2011, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giáo dục - đào tạo, Báo Tuổi trẻ, VTV6, Đài Tiếng nói Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Đông Á tổ chức cuộc thi "Nét bút tri ân". Sau khi nhà trường phát động, Hoa đã mạnh dạn viết và gửi dự thi tác phẩm "Ông Bụt của đời con". Tác phẩm của em đăng trên báo Tuổi trẻ, phát trên VOH, được bầu "Tác phẩm hay nhất của tháng" (26/1 - 25/2/2011), lọt vào vòng chung kết và giành giải Nhì cuộc thi. Từ năm lớp 7 em đã có bài viết đăng ở các báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong, Hoa học trò, Mực tím... Năm 2011, em đạt giải C "Cây bút Tuổi Hồng" do Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Đặc biệt, từ lớp 9 đến nay em đã làm thơ với trên dưới 50 tác phẩm ca ngợi tấm gương nghị lực vượt khó, về vùng quê bình dị nơi em sống, về những người sống quanh em với tình cảm chân thành, trong sáng... (Báo Công an Nghệ An, ngày 1/9/2011)
- Hỏi: Qua câu chuyện trên, chúng ta học được gì ở tấm gương Nguyễn Thị Thanh Hoa? Gợi ý trả lời: Chúng ta thấy một nghị lực phi thường của cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Thanh Hoa. Hoa đã bỏ qua mặc cảm để tự vươn lên bằng chính nghị lực của mình, Hoa đã khẳng định mình vẫn là con người có ích cho xã hội "tàn nhưng không phế". Qua đây, thể hiện rõ mọi công dân đều có quyền học tập, sáng tạo và phát triển không phân biệt, đối xử. Nhà nước và pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện để mọi công dân có quyền học tập và phát triển, để đưa đất nước ngày càng đổi mới. Một cô gái như Nguyễn Thị Thanh Hoa là một tấm gương cho chúng ta học tập. Tóm lại, khi giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12, giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện pháp luật khác nhau và những cách sử dụng câu chuyện để dạy học khác nhau. Giáo viên cần khai thác tối đa để nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 12. . PHẦN C: KẾT LUẬN . I. KIỂM CHỨNG 1. Khi chưa sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy học Giáo dục công dân lớp 12 Lớp Sĩ số Số học sinh hứng Số học sinh có Số học sinh thú với môn học thái độ bình không hứng thú thường với với môn học môn học 12A1 45 4,4% 26,7% 68,9% 12A2 42 2,4% 23,8% 73,8% 12A3 44 4,5% 29,5% 66% 12A4 40 5% 22,5% 72,5% 12A5 43 7% 34,8% 58,2% . 2. Khi sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy học Giáo dục công dân lớp 12 Lớp Sĩ số Số học sinh hứng Số học sinh có Số học sinh thú với môn học thái độ bình không hứng thú
- thường với với môn học môn học 12A1 45 37,8% 48,8% 13,4% 12A2 42 42,9% 40,4% 16,7% 12A3 44 43,2% 43,2% 13,6% 12A4 40 45% 35% 20% 12A5 43 30,2% 46,5% 23,3% . II. NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU Câu chuyện pháp luật là một trong những phương tiện giảng dạy hiệu quả chương trình Giáo dục công dân lớp 12. Cụ thể là: - Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong việc tìm tòi kiến thức. - Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn; từ đó giúp học sinh hoà đồng với cộng đồng, tạo cho học sinh tự tin hơn. - Trong quá trình học tập lĩnh hội kiến thức của bài học và từ đó biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống và giải thích được các hiện tượng xảy ra ở địa phương mình. - Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc chắn và nhớ lâu kiến thức đã học. - Đã chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò. - Đã giúp học sinh từ chỗ học tập thụ động, chuyển sang hoạt động chủ động, học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi thông tin thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn. . III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Qua tổ chức thực hiện cũng như qua kết quả nghiên cứu bước đầu từ thực tế giảng dạy, tôi có một vài kiến nghị, đề xuất như sau: 1. Kiện toàn đội ngũ giáo viên. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức pháp luật cho giáo viên. 2. Sử dụng các câu chuyện pháp luật phải kết hợp khéo léo với các phương pháp dạy học khác để tạo nên sự cộng hưởng và đạt hiệu quả cao.
- 3. Xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo. Giáo viên cần có nguồn cung cấp các câu chuyện pháp luật phong phú: sách báo, phương tiện thông tin đại chúng... Mỗi giáo viên phải thường xuyên xây dựng cho mình thói quen đọc và nghe. 4. Học sinh rèn luyện cho mình thói quen học tập tích cực, chủ động; rèn luyện kỹ năng diễn đạt trước lớp. 5. Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để có thể sử dụng phương pháp này trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 ở các lớp khác trong những năm học tiếp theo để có thể rút ra được những kết luận chính xác hơn, góp phần cùng toàn trường, toàn ngành và toàn xã hội nâng cao chất lượng giáo dục. . IV. LỜI CẢM ƠN Để nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân nói chung và môn Giáo dục công dân lớp 12 nói riêng luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ, là mục đích hướng tới của từng giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Vấn đề cốt lõi của nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân lớp 12 là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động, liên hệ trực tiếp với những hành động của bản thân và xã hội là đúng hay sai, từ đó giúp các em tránh được những cám dỗ của xã hội. Bản thân tôi khi lựa chọn đề tài "Nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 12 thông qua việc sử dụng câu chuyện pháp luật" đã vấp phải không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Phần vì là giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân chưa nhiều; phần vì đối tượng học sinh, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Song bằng nỗ lực của bản thân, qua đề tài này tôi muốn có cái nhìn mới về đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông. Từ đó, đưa ra một số kết luận và kiến nghị qua quá trình thực hiện, với hi vọng rằng đề tài này là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12. Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân, do đó không thể tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, đặc biệt là những thông tin phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hoàn thiện hơn.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp và các học sinh những năm qua đã nhiệt tình quan tâm, hưởng ứng và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! . Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại B cấp tỉnh năm học 2011-2012 NGUYỄN THỊ TOAN (Trường THPT Triệu Sơn 5) . TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1. SGK Giáo dục công dân 12 - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2011. 2. SGV Giáo dục công dân 12 - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2011. 3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 - Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2008. 4. Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Năm 1994. 5. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Giáo dục công dân lớp 12 - NXB Đại học sư phạm - Năm 2010. 6. Báo VietNamnet.vn, 30/11/2009. 7. Báo Thanh niên, 25/5/2012. 8. Báo Khoa học và đời sống, 16/11/2009. 9. Tạp chí Công an nhân dân, số 7/2009. 10. Báo Tuổi trẻ, 7/5/2005. 11. Báo Quảng Ninh, 22/5/2012. 12. Báo Công an nhân dân, 14/2/2012. 13. Báo Công an Nghệ An, 1/9/2011.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phương pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua các bài hát ngắn
19 p | 3100 | 452
-
SKKN: Nâng cao chất lượng giờ thực hành Tin học 7
15 p | 1241 | 337
-
SKKN: Việc tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh THCS
7 p | 1694 | 320
-
SKKN: Tạo hứng thú học tập môn Hóa học bằng cách liên hệ thực tế
16 p | 1690 | 307
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh bậc THCS bằng các thủ thuật dạy học mới
15 p | 1038 | 253
-
SKKN: Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ thực hành tin học ở trường THPT Trần Phú
23 p | 1014 | 208
-
SKKN: Nâng cao kết quả học tập các bài học về bảng cộng, bảng trừ môn Toán lớp 2/1 thông qua việc sử dụng một số trò chơi trên PowerPoint trong dạy học
24 p | 652 | 111
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học lớp 7 bằng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh
10 p | 1115 | 70
-
SKKN: Tìm hiểu hứng thú học tập môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh của học sinh Trung học phổ thông
12 p | 287 | 57
-
SKKN: Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Mường Khương
33 p | 301 | 53
-
SKKN: Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Sinh học đối với học sinh
29 p | 228 | 43
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc
43 p | 269 | 30
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học tiếng Anh cho học sinh lớp 3 người dân tộc
30 p | 110 | 26
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài 'Đàn ghi ta của lorca' làm tăng hứng thú học tập
26 p | 198 | 18
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập môn Hóa học 8
37 p | 96 | 11
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong mô hình trường học mới VNEN
29 p | 97 | 8
-
SKKN: Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Ngữ văn 10 trường THPT Gia Nghĩa thông qua tăng cường sử dụng phương pháp graph trong dạy học
18 p | 56 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn