SKKN: Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ thực hành tin học ở trường THPT Trần Phú
lượt xem 208
download
Sáng kiến “Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ thực hành tin học ở trường THPT Trần Phú” giúp giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhiều hơn nhưng mất ít thời gian. Giáo viên có thể kiếm tra tình hình học sinh thực hành đúng quy định. Học sinh hứng thú và mê thích học Tin học hơn. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ thực hành tin học ở trường THPT Trần Phú
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI NAI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG Đơn vị trường THPT Trần Phú Đơn vị:Trường THPT TRẦN PHÚ _______________ Mã số: ................................ Mã (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) số:………......... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ THỰCTẬP CỦA HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC HÀNH TIN HỌC TRONG GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ (Ghi đầy đủ tên THPT TRẦN PHÚ Ở TRƯỜNG gọi giải pháp SKKN) Người thực hiện: Thái Huy Tâm Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục thực hiện: THÁI HUY TÂM Người Lĩnh vực nghiên cứu: - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. Quản lý giáo dục:(Ghi rõ tên bộ môn) Phương pháp dạy học bộ môn: - Lĩnh vực khác: ....................................................... Phương pháp giáo dục: (Ghi rõ tên lĩnh vực) Lĩnh vực khác:……………………… CóCó đính kèm: sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN đính kèm: Các Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật kháchình Mô Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2012-2013 Năm học: 2012 – 2013
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ____________________ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ tên: THÁI HUY TÂM 2. Ngày tháng năm sinh: 16/04/1984 3. Nam, nữ: NAM 4. Địa chỉ: 90B TÍN NGHĨA – XUÂN THIỆN – THỐNG NHẤT – ĐỒNG NAI 5. Điện thoại: 0908199171 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ 6. Fax: Email: tamdmy@gmail.com 7. Chức vụ: TKHĐ 8. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị : ĐẠI HỌC - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên nghành đào tạo: TIN HỌC III KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: TIN HỌC - Số năm kinh nghiệm: 6 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Ý nghĩa cấp thiết của vấn đề: Năm học 2012 - 2013 được Bộ GD&ĐT xác định là "Năm học nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện”. Học đi đôi với hành là nguyên lý quan trọng hàng đầu của giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thì không thể xem nhẹ hiệu quả của việc thực hành, vận dụng những kiến thức đã học. Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy có không ít trường phổ thông hiện nay còn nhiều tiết thực hành, luyện tập chưa đáp ứng đúng yêu cầu, mục tiêu bài học. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học trong giờ thực hành nói chung và trong giờ thực hành tin học ở trường THPT nói riêng là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác dạy học mà ngay cả các cấp các ngành ở Trung ương, địa phương. Trong vấn đề đổi mới PPDH, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ giáo dục chủ trương đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Với đặc thù riêng của môn tin học: luôn cập nhật, đổi mới mà điều kiện thực hành thêm ở nhà của các em học sinh không được thuận lợi. Vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ thực hành là điều vô cùng quan trọng. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài này. Hy vọng với những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã từng trải qua cũng như những tình huống mà các đồng nghiệp khác chia sẻ có thể giúp chúng ta nâng cao hiệu quả hơn nữa đối với các giờ thực hành bộ môn tin học, nhằm đem lại cho các em sự tiếp thu tốt nhất những nội dung đã được giảng dạy trong nhà trường.
- Đề tài được soạn dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong các năm dạy học tại trường và khả năng xây dựng đề tài còn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót. Chính vậy, hy vọng có thể nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, các đồng nghiệp bộ môn cũng như các đồng nghiệp trong tổ bộ môn Tin học giúp tôi có thể hoàn thiện đề tài để đề tài tốt hơn, cũng như để giúp các em trong các giờ thực hành tin học một cách tốt nhất, hiểu quả nhất và đem đến một kiến thức hữu ích mà bản thân mỗi người thầy đều mong muốn truyền đạt đến các em. 2. Phương pháp nghiên cứu. Từ những vấn đề mà bản thân gặp phải cũng như qua trao đổi với các đồng nghiệp trong trường hoặc ở các trường bạn, với các thầy cô giáo có kinh nghiệm trong các lĩnh vực này. Tổng kết kinh nghiệm qua nghiên cứu lí thuyết cũng như thực tế giảng dạy và soạn thảo, thăm dò ý kiến phản hồi từ học sinh, tham khảo các diễn đàn, các website trên mạng. 3. Kết quả nghiên cứu Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhiều hơn nhưng mất ít thời gian. Giáo viên có thể kiếm tra tình hình học sinh thực hành đúng quy định. Học sinh hứng thú và mê thích học Tin học hơn. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
- B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Một số vấn đề gặp phải và giải pháp Vấn đề đặt ra: Do mỗi tiết thực hành chỉ có 45 phút, để ổn định lớp và hướng dẫn đủ cho gần 40 học sinh đạt hiệu quả tốt thì rất khó. Giải pháp : Trước khi vào lớp: giáo viên cần phải chuẩn bị các hoạt động sau: 1. Hoạt động tổ chức: Hoạt động tổ chức là việc giáo viên bố trí lại và phân nhóm lớp học sao cho việc học tập của các em được thuận lợi và hợp lý. Hoạt động tổ chức bao gồm: Tổ chức sơ đồ lớp: GV nên khảo sát trước sức học của học sinh để bố trí sơ đồ hợp lí vì các em yếu, hơi quậy thường chọn cho mình một máy tinh mà giáo viên khó có thể quan sát, kiểm soát, thường các máy tinh các em chọn nằm ở phía trong của lớp học. Sau khi lập sơ đồ lớp trên phòng học thực hành cho các lớp minh dạy, giáo viên sẽ giao trách nhiệm các máy mà bản thân các em ngồi thực hành để các em có trách nhiệm hơn ở vị trí máy của mình, và giúp cho tiết thực hành trên máy hiệu quả hơn, năng suất hơn, và giúp cho giáo viên kiểm soát được vấn đề hỏng hay sự cố đến từ các máy dễ dàng hơn (ví dụ: em A, B lớp 12a1 ngồi máy 01 tiết 01, sang tiết 02 em C, D ở lớp 12a4 vào học, nếu máy 01 có sự cố hỏng hay vấn đề khác giáo viên sẽ biết tiết trước đó em A, B ở lớp 12a1, giáo viên sẽ ghi vào sổ nhật kí và đến tiết sau sẽ nhắc nhở 2 em này, từ đó giúp giáo viên sẽ quản lý các em cũng như thiết bị phòng máy một cách tốt nhất). Một phòng thực hành thường bố trí từ 20 đến 25 máy vi tính cho một lớp có từ 40 đến 45 HS, do đó thường là 2 HS ngồi một máy. Nên bố trí sao cho hai em ngồi cùng một máy trình độ không chênh lệch quá xa. Theo tôi không nên để một em giỏi quá ngồi cùng một em yếu quá, vì như vậy thường là em giỏi sẽ làm hết, còn em yếu thì ngại, không làm và
- không hỏi. Như vậy sẽ khó đánh giá mà em yếu lại khó tiến bộ. Đặc biết các em cá biệt trong lớp giáo viên nên xếp các em này ngồi ở các vị trí đầu nằm trong sự kiểm soát tốt nhất của giáo viên. Tổ chức nhóm. Dù sao bằng lứa tuổi nhau, học sinh cũng tự nhiên hơn khi hỏi nhau, do đó cũng dễ tiếp thu hơn. Về tổ chức nhóm ta cần lưu ý các vấn đề sau: Không nên để nhóm quá ít hoặc quá đông. Thường để nhóm khoảng 4 người, do mỗi máy hai học sinh nên có thể cho hai máy ngồi gần nhau lập thành một nhóm. Và cũng đừng bao giờ để khoảng cách quá xa trong nhóm, tốt nhất nhóm 4 người nên đầy đủ 4 thành viên giỏi, khá, trung bình, yếu. Để học sinh yếu có khả năng phát huy trong nhóm thường đừng gọi thẳng em đó mà có thể gọi học sinh khá sau đó hỏi lại học sinh yếu. Tránh tình trạng tập trung chú ý vào học sinh yếu nhiều quá sẽ làm em đó căng thẳng và tìm cách trả lời đối phó với giáo viên mà không tập trung vào bài học. 2. Một số lưu ý đối với giáo viên Giáo viên cần tránh biến quá trình hướng dẫn luyện tập, thực hành thành dịp để giảng lại một lần nữa những kiến thức lý thuyết mà học sinh đã học. Nhưng mặt khác, giáo viên cũng cần tránh lối hướng dẫn thực hành tách rời lý thuyết, nó sẽ dẫn học sinh tới chỗ mò mẫm hoặc tiếp thu sự hướng dẫn của giáo viên một cách máy móc, cứng nhắc, không chắc chắn. Cần chuẩn bị nội dung cho học sinh về nhà làm trước cho buổi thực hành. Việc chuẩn bị bài ở nhà sẽ tiết kiệm thời gian suy nghĩ trong giờ thực hành, đồng thời giúp học sinh tự tổng hợp, rèn luyện thêm kỹ năng và có thời gian tổng hợp kiến thức được học trong giờ lý thuyết. Để tránh những học sinh có ý thức học tập không cao, trước lúc vào lớp giáo viên cần kiểm tra lại đề cương chuẩn bị ở nhà của học sinh. Có
- khen những học sinh chuẩn bị bài tốt, góp ý những học sinh chuẩn bị bài sơ sài và hình thức phạt đối với học sinh chưa chuẩn bị bài để tiết học sau được tốt hơn. Sau đó trả lại cho học sinh thực hành. Khi vào lớp, giáo viên cần phải giới thiệu nội dung, vấn đề sẽ thực hành, trọng tâm của ngày hôm nay là vấn đề gì. Cuối buổi nên tổng kết, đánh giá, nhắc nhở những vấn đề còn tồn tại trong giờ thực hành cần thiết có thể nêu tên các em ngồi ở vị trí máy nào chưa thực hành nghiêm túc, bài thực hành còn dỡ dang, kết quả chưa đúng để tiết sau các em này sẽ thực hành nghiêm túc hơn, và có trách nhiệm hơn. Giờ thực hành là một giờ mà theo tôi giáo viên cần tỏ ra thân thiện, tránh dùng nhiều từ ngữ chuyên môn tin học quá học sinh sẽ khó hiểu. Ta cần tập cho các em quen dần với thao tác và từ đó sẽ uốn dần. Tôi đã từng gặp tình trạng như thế này, khi yêu cầu học sinh "double click vào biểu tượng my computer" thì học sinh cứ ngồi yên, cho đến khi yêu cầu "nhấp chuột trái 2 lần liên tiếp vào biểu tượng cái máy tính" lúc đó học sinh mới hiểu. Và tốt nhất là càng trực quang càng tốt, thay vì chỉ nói mình có thể viết lên bảng, hoặc thao tác cho học sinh xem trên màn chiếu, hoặc thể hiện trên máy của giáo viên xuống các máy tính của học sinh cho học sinh quan sát thao tác, câu lệnh, .... Không nên quá cấm đoán học sinh, không được làm cái này, làm cái kia, như vậy các em sẽ có cảm giác không an toàn (sợ hư máy móc thiết bị nhà trường). Giáo viên cần thường xuyên di chuyển để quan sát các em, đồng thời có thể trợ giúp các em kịp thời. Hạn chế viết sẵn chương trình mà chỉ viết một số module để học sinh tự ghép nối và tự hình thành tư duy (Module ở đây hiểu theo nghĩa của học sinh phổ thông chỉ là 1 phần chương trình nhưng hoàn chỉnh, dạng như từng phân khúc rồi ghép lại, giống như đưa từng bài tập nhỏ, từng điều kiện nhỏ, ghép lại thành bài tập lớn ).
- Cũng không nên viết chương trình rồi chừa trống một số câu lệnh (vì nếu thiếu 1 số lệnh sẽ khiến học sinh phải mò mẩn, tìm tòi, không logic ) Ví dụ Muốn viết giải phương trinh bậc 2 cần biết giải phương trình bậc 1 (khi a=0), cần viết module tính delta, rồi module xét điều kiện delta, cuối cùng mới ghép lại thành chương trình. Nên đặt vấn đề tương đối đơn giản so với sách giáo khoa hiện tại tránh dẫn dắt quá nhanh sẽ dễ dàng làm nhóm bị tách biệt các thành viên trong nhóm hoạt động không đồng đều. Phải để học sinh tư duy từ thấp đến cao Giáo viên có thể hướng dẫn bài thực hành nhưng không nên làm sẵn cho học sinh, chỉ cần chi tiết vài chỗ khó hiểu, thông thường có thể có một vài em học giỏi sẽ hiểu và sẽ trợ giúp được những học sinh yếu Đưa ra một số tình huống để học sinh lựa chọn hoặc phân biệt đúng - sai, nhưng không nên chỉ quan tâm đến kết quả lựa chọn hoặc phân biệt của học sinh mà điều quan trọng là yêu cầu học sinh nói rõ vì sao mình lại lựa chọn, phân biệt như thế, từ đó giúp học sinh thực sự nâng cao trình độ hiểu biết và phát triển năng lực tư duy. Có thể khuyến khích học sinh đưa ra những ý kiến, tìm tòi, phát hiện riêng, không nên áp đặt học sinh phải suy nghĩ hay diễn đạt giống mình. Nếu ý kiến của học sinh có sai sót thì giáo viên cần uốn nắn, nhưng phải làm sao để học sinh không mất đi niềm hào hứng, sự tự tin trong tiết thực hành, luyện tập. Thu lại bản báo cáo thực hành để kiểm tra tổng kết sửa lỗi cho từng học sinh và nhấn mạnh những ý sai sót, sau đó trả lại ở tiết học kế tiếp cho học sinh rút kinh nghiệm vào cuối buổi dạy. II. Ví dụ cụ thể một buổi dạy thực hành trên lớp: Tiết 24, 25: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 3. Ngày soạn: 05/ 11/ 2012. I. Mục tiêu bài dạy:
- Rèn luyện kĩ năng tổ chức chương trình với dữ liệu kiểu mảng một chiều, thông qua việc chạy thử các chương trình có sẵn hình dung ra quá trình máy tính tổ chức làm việc với mảng 1 chiều. Cung cấp cho học sinh thuật toán cơ bản và đơn giản thường gặp với kiểu mảng: tìm phần tử lớn nhất, tính tổng các phần của mảng, trung bình các phần tử, ... Rèn luyện tính kỷ luật khi làm việc tập thể, tác phong và tư duy lập trình. * Trọng tâm: Kĩ năng: soạn thảo, thực hiện CT với kiểu dữ liệu mảng. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Soạn giáo án. Chuẩn bị phòng máy, phân nhóm thực hành. Chuẩn bị phiếu có nội dung sau: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3. 1. Soạn thảo chương trình sau: PROGRAM bt1 ; USES CRT; VAR A: array[1..50] of integer; i,n: integer; BEGIN WRITE(‘ nhap n= ’);READLN(n); For i:=1 to n do Begin Write(‘a[‘,i,’]=’); Readln(a[i]);
- End; READLN END. Do viết chương trình cũng là một vấn đề khó đối với các em, vì vậy trong tiết thực hành giáo viên có thể viết sẵn một đoạn chương trình cho các em làm quen sau đó đưa ra yêu cầu một bài tập tương tự như trên cho các em tự viết, quan sát học sinh và giứp đỡ những lỗi các em gặp phải. Thông báo các lỗi các em thường gặp để giúp các em làm tốt hơn ở các bài tập tiếp theo. 2. Sau khi các em viết xong Chương trình trên yêu cầu học sinh lưu lại. Giáo viên quan sát các máy ở các vị trí đặc biệt xem các em có làm và có lưu, biết cách lưu hay không, để kịp thời hướng dẫn các em. 3. Chương trình được viết hoàn chỉnh ( chương trình có thể đúng hoặc sai) thì yêu cầu các em chạy chương trình trên, hỏi vài em ở vài máy khác nhau chạy đoạn chương trình thì ta dùng lệnh gì? Và xem đoạn chương trình ở các máy mà các em thực hành có chạy được và cho kết quả không? Từ đó xem các em có thực sự quan tâm đến việc thực hành một cách nghiêm túc hay không? 4. Đoạn chương trình trên làm công việc gì? Câu hỏi này sẽ giúp giáo viên nắm được thông tin ở các em, em nào hiểu và chưa hiểu? 5. Viết thêm đoạn chương trình tính tổng các phần tử lẻ trong mảng, ghi lại chương trình đó vào báo cáo? (phần này có thể dành cho học sinh khá giỏi và yêu cầu học sinh khi viết được thì hướng dẫn lại cho các bạn chưa hiểu từ đó sẽ gây được húng thú cho bản thân các em học chưa tót, chưa nắm bắt được kiến thức về lập trình). Cuối buổi giáo viên sẽ tổng hợp lại và đánh giá buổi thực hành, nêu những ưu điểm các em đã làm được trong tiết này, những hạn chế còn phải khắc phục cho các tiết sau, đặc biệt là ở phần nào, những lỗi nào trong quá trình thực hành mà giáo viên quan sát được. Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị phiếu nội dung trên ở nhà.
- C. KẾT LUẬN 1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài Phương pháp hướng dẫn giờ thực hành trên có những ưu điểm sau: Tránh được tình trạng thầy làm việc trò ghi, các em có động lực, đam mê phải làm việc nhiều, hăng say hơn…từ đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ là người đóng vai trò dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề của bài học theo hướng logic dễ hiểu nhất, còn học sinh thì trở thành nhân vật trung tâm, chủ đạo và chủ động trong cả buổi học. Sau một năm áp dụng tôi đã thu được kết quả như sau: 2. Những kiến nghị, đề xuất. Nhà trường cần nỗ lực hơn trong việc xây dựng phòng thực hành đúng tiêu chuẩn cho các tổ bộ môn. Đồng thời cần có hệ thống thiết bị thực hành đồng bộ, cần hổ trợ các chương trình phần mềm giúp giáo viên trong việc quản lí học sinh như Netop School, đóng băng ổ đĩa, khóa cổng usb. Ban giám hiệu cần bố trí các giờ thực hành hợp lí, nên tổ chức thành tiết đôi và có thể học trái buổi để tránh di chuyển trong giờ học giữa các môn. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng tạo đồ dùng dạy học là dịp để làm phong phú, đa dạng số thiết bị thực hành, dụng cụ trực quan. Quan trọng hơn,
- từ những cuộc thi này, có thể kích thích khả năng tìm tòi, khám phá, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển khai như thế nào?), Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải “ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Đối với học sinh thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Tin học trẻ không chuyên”, các câu lạc bộ tin học, có thể mở cửa phòng máy cho học sinh trong các giờ giải lao, buổi tối hoặc chủ nhật, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với máy tính càng nhiều càng tốt. Suối Tre, ngày 25 tháng 5 năm 2013 Người viết Thái Huy Tâm
- PHỤ LỤC 1. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng NETOP SCHOOL 4.0: A. Cài đặt NetOp School V4.0 hoạt động trên môi trường mạng với các giao thức TCP/IP, NetBIOS, IPX; hệ điều hành Windows 98/2000/XP/Vista. Cài đặt: Để cài đặt, từ thư mục chứa NetOp School sau khi giải nén, nhấn đúp vào file , quá trình cài đặt sẽ diễn ra sau khi nhấn vào các nút lệnh Next.
- Khai báo thông tin người sử dụng Chọn Student nếu là máy của học sinh Nhập mã đăng kí do nhà sản xuấtcung Kích nút Install để thực hiện cài cấp đặt
- B. Sử dụng Chức năng giảng bài: Với chức năng này mọi hoạt động thao tác hướng dẫn của giáo viên sẽ được hiển thị trên màn hình của học sinh: Bước 1: GV khởi động NetOp Teacher có giao diện như sau:
- Bước 2: Chọn tất cả các máy con hiển thị trong màn hình My class, và thực hiện lệnh: Chức năng hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho từng HS: B1: GV chọn máy cần hướng dẫn trong hộp thoại My class, và thực hiện lệnh: Gv có thể xem từng bước HS thực hiện trên máy thông qua màn hình của giáo viên và hướng dẫn HS thông qua máy tính của giáo viên. Gv có thể gởi lời thông báo, mở các tập tin âm thanh, video để "share" (chia sẻ) đến từng máy HS thông qua các lệnh trong hộp thoại: +Communicate / Audio Chat: chia sẻ tập tin âm thanh từ máy GV đến các máy học sinh + Communicate / Chat ( Send Message): GV có thể đối thoại, gởi các lời thông báo trực tiếp đến cho các máy của học sinh.
- Khởi động, và thoát máy vi tính học viên từ máy Giáo viên: Khởi động máy tính học sinh thông qua mạng LAN, được thực hiện bởi lệnh: Bước 2: Kích phải chuột tại máy cần khởi động, chọn lệnh Wake Bước 1: Chọn trang Class Setup
- GV có thể thực hiện khởi động lại máy HS, và thoát máy học sinh bằng cách: - Chọn máy cần thực hiện, kích chọn Command: + Restart: Khởi động lại. + Shutdown: Thoát máy.
- 2. Khóa cổng USB Cách 1: Nhấn chuột phải vào My Computer chọn properti hardware Chọn Usb trong list phần cứng chọn Disable. Để mở thì làm ngược lại ... Cách 2: Vào Start - Run – regedit, sau đó tìm khóa sau. HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\ USBSTOR\Start value: 4 disable value: 3 enable Cách khác: Khóa cổng USB đơn giản nhất là dùng một số phần mềm chuyên dụng để khóa. Báo LÀM BẠN VỚI MÁY VI TÍNH có giới thiệu một phần mềm hiệu quả là USB Manager được code bởi tác giả vansulich@yahoo.com. Tải tại http://banmai.110mb.com/Usbmanager.zip . Nếu chỉ muốn khóa cổng USB với tốc độ nhanh nhất, bạn xem bài viết tại :http://tiendaotd.blogspot.com/2008/1...b-d-v-cng.html
- 3. Sơ đồ chỗ ngồi học sinh trong phòng máy CỬA BÀN VÀO GIÁO VIÊN Ghi chú: Máy 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18 là các máy dành cho học sinh đặc biệt (hay phá phách, nghịch máy, không làm bài thực hành, đùa giỡn, ….) Máy 01, 02, 03, 22, 23, 24 là máy dành cho học sinh tương đối ngoan (ngoan hiền, tích cực thực hành, không phá phách, không đùa giỡn, ….).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện trường tiểu học
11 p | 3256 | 576
-
SKKN: Nâng cao chất lượng giờ thực hành Tin học 7
15 p | 1241 | 337
-
SKKN: Nâng cao chất lượng giảng dạy – tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10
21 p | 1111 | 119
-
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém
13 p | 2101 | 96
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học lớp 7 bằng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh
10 p | 1115 | 70
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
18 p | 276 | 63
-
SKKN: Một số giải pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học môn Hình học ở trường THCS
15 p | 415 | 62
-
SKKN: Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học nhằm từng bước nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học trong trường THCS
23 p | 191 | 43
-
SKKN: Biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp ở trường Tiểu học Hồng Phương
35 p | 211 | 26
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT
13 p | 279 | 18
-
SKKN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối Dự bị 1,2
11 p | 196 | 16
-
SKKN: Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông
40 p | 154 | 16
-
SKKN: Nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc ở thư viện trường học
23 p | 74 | 13
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu số
20 p | 105 | 6
-
SKKN: Một biện pháp quản lý của hiệu trưởng để góp phần nâng cao chất lượng học tập ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
16 p | 84 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Tô Hiệu, huyện Krông Ana
20 p | 53 | 4
-
SKKN: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1
15 p | 69 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn