SKKN: Một biện pháp quản lý của hiệu trưởng để góp phần nâng cao chất lượng học tập ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
lượt xem 5
download
Hiện nay việc nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường là một vấn đề rất quan trọng hiện nay của nghành giáo dục. Để góp phần trong vấn đề này thì sự quản lý của hiệu trưởng cũng đóng một phần rất quan trọng. Mời các bạn tham khảo về vấn đề này trong bài dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một biện pháp quản lý của hiệu trưởng để góp phần nâng cao chất lượng học tập ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
- 1 KHEN TẶNG BẢNG DANH DỰ HÀNG THÁNG CHO HỌC SINH - MỘT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TỈNH BÌNH ĐỊNH Th.S Lê Văn Dư Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Đình Chiểu thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định A - MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục phổ thông nước ta đã được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “…Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành cho học sinh…”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã có nhiều biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng, như: Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ; điều chỉnh nội dung, chương trình sách giáo khoa; đổi mới kiểm tra, đánh giá; đầu tư trang thiết bị dạy học; đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực…. Có thể khẳng định rằng, các giải pháp mà Bộ Giáo dục-Đào tạo đã và đang chỉ đạo đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường. Đối với trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu-tỉnh Bình Định, trong các năm qua, Ban Giám hiệu cũng đã tổ chức triển khai, thực hiện đồng bộ các biện pháp mà Bộ và Sở Giáo dục-Đào tạo đã chỉ đạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường cũng đã được nâng lên. Tuy nhiên, với đặc thù của nhà trường: học sinh đầu vào đều xét tuyển từ những học sinh không trúng tuyển vào các trường trung học phổ thông công lập, nên các em thiếu động cơ, động lực học tập; chất lượng học lực yếu kém; thêm vào đó cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn thiếu thốn. Đã vậy, việc động viên, khen thưởng những học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện đạo đức hoặc học sinh biết được kết quả học tập của mình phải đợi đến sơ kết học kỳ 1, tổng kết năm học. Chính sự động viên, khen thưởng; học sinh biết được kết quả học tập của mình thiếu kịp thời như vậy đã làm giảm động lực thi đua học tập, rèn luyện đạo đức của các em, nhất là học sinh có nhiều hạn chế, yếu kém về học lực như trường chúng tôi.
- 2 Trước những suy nghĩ và trăn trở về chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng học tập của học sinh nói riêng của nhà trường, cùng với các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học khác, chúng tôi đã xây dựng biện pháp: Khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh để vinh danh những em có thành tích trong học tập có vị thứ từ nhất đến năm ở mỗi lớp và tổ chức thực hiện có hiệu quả biện pháp này từ gần 2 năm qua. 2. Ý nghĩa và tác dụng của biện pháp Khen tặng Bảng Danh dự hàng tháng cho học sinh để vinh danh những học sinh có thành tích tốt trong học tập, học sinh biết được thứ hạng của mình trong tháng đã giúp cho tất cả học sinh có động lực để phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo đức ngày càng tốt hơn. Đồng thời qua đó, thúc đẩy giáo viên tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Biện pháp Khen tặng Bảng danh dự cho học sinh đã được nghiên cứu và thực hiện ở Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận của biện pháp trao tặng Bảng danh dự 1.1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cưú Trong các phương pháp cách mạng, thi đua là phương pháp mang tính đòn bẩy; khen thưởng thúc đẩy thi đua phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Thi đua và khen thưởng phải luôn gắn bó với nhau. Khen thưởng kịp thời, thường xuyên sẽ giúp cho con người có động cơ, động lực để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta đang quyết tâm thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nhằm để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước thì vấn đề khen thưởng kịp thời, liên tục cho những học sinh có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện đạo đức chính là động lực để tất cả các em phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Có thể khen thưởng học sinh có thành tích bằng nhiều hình thức, như: tặng Giấy khen, Bảng danh dự, tặng phẩm…Nhưng vinh danh học sinh có thành tích học tập, tu dưỡng đạo đức hàng tháng thì trao tặng Bảng danh dự có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt tinh thần đối với các em. 1.1.2. Một số khái niệm a/ Danh dự: Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
- 3 Như vậy, danh dự được đánh giá và công nhận của xã hội. Trong nhà trường, danh dự của học sinh chính là thành tích học tập, tu dưỡng đạo đức của một học sinh được nhà trường đánh giá và công nhận. b/ Bảnh danh dự: Bảng ghi tên và thành tích học tập, tu dưỡng đạo đức hàng tháng của mỗi học sinh được nhà trường công nhận và khen tặng. Mẫu Bảng danh dự gồm 5 màu, ứng với vị thứ từ nhất đến năm
- 4 c) Khen thưởng, khen tặng: Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất, tinh thần đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khen tặng là một thức khen thưởng cụ thể khen thưởng. Trong nhà trường, khen tặng Bảng danh dự cho học sinh hàng tháng là một hình thức khen thưởng để công nhận, biểu dương, tôn vinh học sinh đó có thành tích tốt trong học tập, tu dưỡng đạo đức. Sự khen tặng này có sức mạnh mãnh liệt để tạo động lực thúc đẩy quá trình dạy học trong nhà trường ngày càng tốt hơn. 1.2. Tính thực tiễn Từ năm học 2010-2011, nhà trường đã tổ chức khen tặng Bảng danh dự hàng tháng dưới cờ để vinh danh học sinh có thành tích học tập từ nhất đến năm theo lớp. Sau gần hai năm thực hiện, tinh thần thi đua trong học tập, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên. Rất nhiều học sinh có học lực đứng vị thứ thấp trong lớp đã nỗ lực học tập để vươn lên ở vị thứ cao hơn, cứ thế ngày qua ngày các em tranh đua nhau trong học tập để vươn lên. Từ sự tranh đua trong học tập, bản thân từng học sinh cũng không ngừng rèn luyện đạo đức, tác phong của mình tốt hơn. Mặt khác, với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả biện pháp này đã thúc đẩy cán bộ, giáo viên thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tìm ra giải pháp 2.1. Các biện pháp tiến hành 2.1.1.Nghiên cứu Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học; Luật Giáo dục; Điều lệ trường phổ thông…. 2.1.2. Xây dựng bảng tính điểm trung bình môn hàng tháng ở mỗi lớp. 2.1.3. Xây dựng và cấp mã số cho giáo viên bộ môn để nhập điểm. 2.1.4. Tạo mẫu Bảng danh dự. 2.1.5. Tổ chức thảo luận, quán triệt nội dung của giải pháp và xác định nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên để thực hiện biện pháp trao tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh. 2.1.6. Xử lý bảng điểm, in Bảng danh dự và tổ chức trao tặng Bảng danh dự. 2.1.7. Giáo viên chủ nhiệm công bố kết quả xếp loại học lực học sinh. 2.2. Thời gian tiến hành: Từ năm học 2010-2011, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp để thực hiện khen tặng bảng danh dự hàng tháng cho học sinh.
- 5 B - NỘI DUNG I. Mục tiêu của đề tài Xác định thực trạng chất lượng học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp: Khen tặng bảng danh dự hàng tháng cho học sinh để vinh danh các em có thành tích học tập tốt từ vị thứ nhất đến năm nhằm tạo động lực thúc đẩy học sinh thi đua học tập và rèn luyện đạo đức, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị. II. Mô tả biện pháp để thực hiện khen tặng bảng danh dự cho học sinh 1. Thuyết minh biện pháp 1.1. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt trong giáo viên và học sinh Khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh ở mỗi lớp nhằm tạo động lực thúc đẩy và nâng cao chất lượng học tập của học sinh là một biện pháp mới, mang tính đột phá trong công tác quản lý nhà trường. Để giải pháp này thực hiện thành công, đòi hỏi mỗi giáo viên, học sinh phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Do vậy, trước khi tổ chức thực hiện, chúng tôi đã tổ chức quán triệt trong chi bộ Đảng, trong cán bộ lãnh đạo, giáo viên và tuyên truyền trong phụ huynh, học sinh về mục đích, ý nghĩa, tác động, nội dung, kế hoạch và các bước để tiến hành thực hiện biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận giữa các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường. 1.2. Xây dựng bảng điểm Căn cứ vào Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học của Bộ Giáo dục – Đào tạo, chúng tôi xây dựng bảng tính điểm hàng tháng cho mỗi lớp. Bảng điểm gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Địa lý, Kỹ thuật. Mỗi môn có từ 1 đến 2 cột điểm. SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THÁNG……..LỚP….. TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2011-2012 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Họ Điểm các môn học và TB Vị TT tên Công Kỹ Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Tin môn thứ học dân thuật sinh Cấu trúc Bảng điểm hàng tháng
- 6 1.3. Đưa bảng điểm lên website của nhà trường Sau khi xây dựng bảng điểm, chúng tôi post bảng điểm của mỗi lớp lên thư mục điểm hàng tháng ở website của nhà trường. 1.4. Quy định hình thức kiểm tra, số lần kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra, nhập điểm kiểm tra hàng tháng, thời gian nhập điểm Căn cứ vào Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học của Bộ Giáo dục-Đào tạo, nhà trường quy định hình thức kiểm tra, số lần kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra, nhập điểm kiểm tra hàng tháng vào bảng điểm như sau: a) Hình thức kiểm tra: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết hoặc trên 1 tiết, kiểm tra thực hành. b) Số lần kiểm tra: Trong một tháng, mỗi môn học có từ 1 đến 2 cột điểm để nhập vào bảng điểm. Nếu tháng đó, môn học nào có bài kiểm tra theo quy định trong phân phối chương trình, thì lấy điểm kiểm tra đó nhập vào bảng điểm hàng tháng. Môn học nào không có quy định kiểm tra theo phân phối chương trình, thì giáo viên tự tổ chức kiểm tra viết 15 phút hoặc kiểm tra miệng để lấy điểm. c) Hệ số bài kiểm tra: Môn Toán và Ngữ văn tính hệ số 2. Các môn học còn lại tính hệ số 1. d) Nhập điểm kiểm tra hàng tháng: Căn cứ vào địa chỉ Email cá nhân, căn cứ vào phân công giảng dạy của giáo viên, nhà trường cấp cho giáo viên đó mã số của lớp mà mình dạy. Giáo viên nhập điểm vào bảng điểm hàng tháng của lớp theo hai cách: + Giáo viên vào địa chỉ Website của trường, vào mục tra cứu điểm hàng tháng, nhập mã số nhà trường đã cấp, khi đó danh sách học sinh của lớp mình dạy sẽ xuất hiện, giáo viên tiến hành nhập điểm. + Giáo viên vào email của mình, nhập mã số nhà trường đã cấp, khi đó danh sách học sinh của lớp mình dạy sẽ xuất hiện, giáo viên tiến hành nhập điểm. e) Thời gian nhập điểm: Từ ngày 01 đến ngày 28 hàng tháng giáo viên phải hoàn thành việc nhập điểm vào danh sách các lớp mà mình dạy. 1.5. Điều kiện học sinh được trao tặng Bảng danh dự Bảng danh dự chỉ trao tặng cho những học sinh có vị thứ từ nhất đến năm nếu thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau: + Điểm trung bình các môn học: Đạt từ 6,5 điểm trở lên. + Hạnh kiểm: Được giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại trong tháng từ khá trở lên. 1.6. Xử lý kết quả điểm hàng tháng, in và tổ chức khen tặng Bảng danh dự
- 7 Sau khi giáo viên đã hoàn thành việc nhập điểm theo quy định, nhà trường kiểm tra và xuất dữ liệu các lớp ra Excel như mẫu sau: SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THÁNG 11 LỚP 11A7 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2011-2012 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU T Họ và tên Anh Công Công TB Vị Toán Lý Hóa Sinh Tin Văn Sử Địa T học sinh văn Dân Nghệ môn thứ Nguyễn 1 6 8 4 7 8 7 8 9 6 7 6 6.8 5 Ngọc Ẩn Nguyễn 2 Thị An 9 9 8 4 10 7 8 6 9 8 5 7.6 1 Bình Vương 3 8 5 4 3 8 5 7 5 4 6 4 5.0 44 Thái Bình Bảng điểm tháng 11của lớp 11A7 ( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định) Căn cứ kết quả điểm và vị thứ, nhà trường tiến hành in Bảng danh dự cho những học sinh có vị thứ từ nhất đến năm mỗi lớp và trong tiết chào cờ đầu tháng, tiến hành khen tặng Bảng danh dự cho các em. Bảng danh dự đã được hoàn thiện để khen tặng học sinh
- 8 1.7. Thông báo kết quả học tập của học sinh Hàng tháng, trong giờ sinh hoạt lớp của tuần thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập trong tháng cho từng học sinh; nhắc nhở, động viên các em tiếp tục thi đua học tập, tu dưỡng đạo đức. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của học sinh cho phụ huynh học sinh biết thông qua sổ liên lạc hàng tháng. 2. Khả năng áp dụng 2.1. Thời gian áp dụng Biện pháp khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh đã và đang được nhà trường triển khai thực hiện từ năm học 2010-2011. 2.2. Hiệu quả của biện pháp Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tất cả học sinh trước và sau khi triển khai thực hiện biện pháp. Kết quả cụ thể như sau: 2.2.1. Kết quả khảo nghiệm về chất lượng học tập bộ môn văn hóa Trước và sau khi tiến hành thực hiện biện pháp, chúng tôi đã tổ chức khảo nghiệm kết quả học tập bộ môn của học sinh 3 khối lớp. Kết quả cụ thể như sau: 2.2.1.1. Khối 10: a) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 10 trước khi thực hiện biện pháp: Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công Tin Kỹ dân thuật Tỉ lệ (%) học sinh đạt từ yêu cầu trở lên 63,4 60,6 60,3 51,8 61,9 72,4 78,7 58,8 76,6 79,8 75,5 Bảng tổng hợp kết quả học tập các môn khối 10 trước khi thực hiện biện pháp ( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định) 100 Toán 90 Lý 80 Hóa 70 Sinh 60 50 Văn 40 Sử 30 Địa 20 10 Anh 0 Công dân Biểu đồ mô tả kết quả học tập các môn học của học Tin học sinh khối 10 trước khi thực hiện biện pháp Kỹ thuật
- 9 b) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 10 sau thời gian thực hiện biện pháp Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công Tin Kỹ dân thuật Tỉ lệ (%) học sinh đạt từ yêu cầu trở lên 73,6 72,7 72,7 62,3 73,2 89,5 84,0 65,2 89,3 92,6 93,6 Bảng tổng hợp kết quả học tập bộ môn khối 10 sau thời gian thực hiện biện pháp ( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định) Toán 100 90 Lý 80 Hóa 70 Sinh 60 Văn 50 40 Sử 30 Địa 20 Anh 10 Công dân 0 Biểu đồ mô tả kết quả học tập bộ môn Tin học khối 10 sau khi thực hiện biện pháp Kỹ thuật 2.2.1.2. Khối 11: a) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 11 trước khi thực hiện biện pháp Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công Tin Kỹ dân thuật Tỉ lệ (%) học sinh đạt từ yêu cầu trở lên 50,4 58.6 57.3 65.8 57.9 70.6 51.7 48.4 69.6 57.8 70.8 Bảng tổng hợp kết quả học tập bộ môn khối 11 trước khi thực hiện biện pháp ( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định) Toán 100 90 Lý 80 Hóa 70 Sinh 60 Văn 50 Sử 40 30 Địa 20 Anh 10 Công dân 0 Tin học Biểu đồ mô tả kết quả học tập bộ môn khối Kỹ thuật 11 trước khi thực hiện biện pháp
- 10 b) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 11 sau thời gian thực hiện biện pháp Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công Tin Kỹ dân thuật Tỉ lệ (%) học sinh đạt từ yêu cầu trở lên 63,8 73,8 67,3 85,6 69,2 86,5 65,3 55,4 80,6 62,7 81,6 Bảng tổng hợp kết quả học tập bộ môn khối 11 sau thời gian thực hiện giải pháp ( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định) 100 Toán 90 Lý 80 Hóa 70 Sinh 60 50 Văn 40 Sử 30 Địa 20 Anh 10 0 Công dân Biểu đồ mô tả kết quả học tập bộ môn khối 11 sau Tin học thời gian thực hiện biện pháp Kỹ thuật 2.2.1.3. Khối 12: a) Kết quả học tập bộ môn của học sinh khối 12 trước khi thực hiện biện pháp Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công Tin Kỹ dân thuật Tỉ lệ (%) học sinh đạt từ yêu cầu trở lên 50.4 58.6 57.3 51.8 50,5 63.8 70.7 49.4 70.3 78.9 67.5 Bảng tổng hợp kết quả học tập bộ môn khối 12 trước khi thực hiện biện pháp ( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định) Toán 100 90 Lý 80 Hóa 70 Sinh 60 Văn 50 Sử 40 30 Địa 20 Anh 10 Công dân 0 Tin học Biểu đồ mô tả kết quả khảo sát các môn học khối Kỹ thuật 12 trước khi thực hiện biện pháp
- 11 b) Kết quả học tập bộ môn của sinh khối 12 sau thời gian thực hiện biện pháp Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Công Tin Kỹ dân thuật Tỉ lệ (%) học sinh đạt từ yêu cầu trở lên 62,6 72,6 70,2 64,9 57,5 85,1 82,2 53,9 87,5 96,7 86,6 Bảng tổng hợp kết quả học tập bộ môn khối 12 sau thời gian thực hiện biện pháp ( Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định) Toán 100 90 Lý 80 Hóa 70 Sinh 60 Văn 50 40 Sử 30 Địa 20 Anh 10 Công dân 0 Biểu đồ mô tả kết quả học tập bộ môn khối 12 Tin học sau thời gian thực hiện biện pháp Kỹ thuật 2.2.2. Kết quả khảo nghiệm về chất lượng đạo đức của học sinh trước và sau khi thực hiện biện pháp Thời gian Trước khi thực hiện biện pháp Sau thời gian thực hiện biện pháp Khối lớp 10 11 12 10 11 12 Tỉ lệ % học sinh có đạo đức từ trung 72.4 79.7 82.6 89.8 90.4 96.9 bình trở lên Bảng tổng hợp kết quả đạo đức của học sinh (Nguồn: THPT Nguyễn Đình Chiểu) 82.6 72.9 Khối 10 Khối 11 Khối 12 79.7 Biểu đồ mô tả xếp loại đạo đức học sinh trước khi thực hiện biện pháp
- 12 96.9 89.8 Khối 10 Khối 11 Khối 12 90.4 Biểu đồ mô tả xếp loại đạo đức học sinh sau thời gian thực hiện biện pháp Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, sau một thời gian thực hiện biện pháp khen tặng Bảng danh dự hàng tháng, động lực thi đua học tập của học sinh được nâng cao; tỉ lệ học sinh học tập bộ môn đạt từ trung bình trở lên được tăng lên, tỉ lệ học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường đã có những chuyển biến tích cực hơn; tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên ngày càng nâng lên so với trước. Kết quả học tập bộ môn được tăng lên sau thời gian thực hiện biện pháp của các khối lớp được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: Công Kỹ Môn Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh Tin dân thuật Tỉ lệ (%) kết quả học tập bộ môn khối 10 đạt từ yêu 10.2 12.1 12.4 11.5 11.3 17.1 5.3 6.4 12.7 12.8 18.1 cầu trở lên tăng Tỉ lệ (%) kết quả học tập bộ môn khối 11 đạt từ yêu 13.4 15.2 10.0 19.8 11.3 15.9 13.6 7.0 11.0 4.9 10.8 cầu trở lên tăng Tỉ lệ (%) kết quả học tập bộ môn khối 12 đạt từ yêu 12.2 14.0 12.9 13.1 7.0 21.3 11.5 4.5 17.2 17.8 19.1 cầu trở lên tăng Điều đó chứng tỏ, biện pháp trao tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh nhằm vinh danh những học sinh có thành tích học tập tốt ở mỗi lớp đã tạo động lực thúc đẩy tinh thần, thái độ, chất lượng học tập, tu dưỡng đạo đức của mỗi học sinh ngày càng tốt hơn. 2.3. Khả năng thay thế giải pháp hiện có Khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh là biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm tạo động lực, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ, đan xen lẫn nhau giữa các biện pháp nâng cao chất cao chất lượng dạy học khác mà nhà trường đã triển khai và tổ chức thực hiện. Vì vậy, biện pháp trao
- 13 tặng Bảng danh dự hàng tháng chỉ có thể đem lại hiệu quả cao khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất, thường xuyên với các biện pháp nâng cao chất lượng khác trong nhà trường. 2.4. Khả năng áp dụng ở đơn vị và trong ngành Qua kết quả minh chứng về chất lượng học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh đã đạt được sau một thời gian triển khai thực hiện biện pháp cho thấy việc khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh ở trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu đã và đang thực hiện có tính khả thi và đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục học sinh. Thiết nghĩ, trong tình hình giáo dục hiện nay, biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường nếu được nghiên cứu, áp dụng. Học sinh được khen tặng Bảng danh dự tháng 3 năm học 2011-2012 3. Lợi ích kinh tế- xã hội 3.1. Hiệu quả đạt được của biện pháp Qua các minh chứng đã nêu ở các bảng số liệu nêu trên có thể khẳng định biện pháp khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh nhằm vinh danh những học sinh có thành tích học tập tốt ở mỗi lớp đã tác động tích cực đến nhận thức, tạo động lực thúc đẩy tinh thần, thái độ học tập, tu dưỡng đạo đức của mỗi học sinh ngày càng tốt hơn. Qua đó góp phần thúc đẩy quá trình giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển bền vững. Việc khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh không những tác động tích cực đến học sinh mà còn tác động tích cực đến lương tâm, trách nhiệm, đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của người thầy. 3.2. Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng Để thực hiện khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh, đòi hỏi: + Về mặt điểm số: Hàng tháng, giáo viên phải tổ chức kiểm tra học sinh. Phương thức kiểm tra đã nêu ở phần II, mục 1.4. Việc kiểm tra, cho điểm này hoàn toàn phù hợp với Quy chế cho điểm, đánh giá học sinh trung học của Bộ Giáo dục-Đào
- 14 tạo. Điểm kiểm tra này cũng chính là điểm để đánh giá học lực ở học kỳ, cả năm của học sinh theo Quy chế cho điểm, đánh giá học sinh của Bộ Giáo dục-Đào tạo. + Nhập điểm vào danh sách điểm hàng tháng của lớp: Như trên đã nêu, bảng tính điểm từng lớp đã được post lên website nhà trường, do đó giáo viên có thể nhập điểm một cách thuận lợi, dễ dàng. + Xử lý điểm hàng tháng: Nhờ công nghệ thông tin, nên việc xử lý điểm, sắp xếp vị thứ, in Bảng danh dự rất tiện lợi, nhanh chóng. Do vậy, biện pháp này đảm bảo tính năng kỹ thuật, chất lượng và hiệu quả sử dụng. 3.3. Tác động của biện pháp + Về mặt nhận thức: Thực hiện khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh đã nâng cao tinh thần thi đua, tạo động lực thúc đẩy học sinh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình: học tập và tu dưỡng đạo đức. Ngoài ra, biện pháp này cũng đã thúc đẩy cán bộ, giáo viên thực hiện tốt hơn nữa các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành. + Về thực tiễn: Thực hiện khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh đã tạo ra bầu không khí thi đua dạy tốt, học tốt một cách sôi nổi trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị. C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng học tập của học sinh nói riêng luôn là mục tiêu hướng đến của mỗi nhà trường.
- 15 Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, các nhà trường đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp mà Bộ Giáo dục-Đào tạo đã chỉ đạo. Cùng với việc tổ chức thực hiện các giải pháp mà ngành đã chỉ đạo, trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu đã tổ chức khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh theo lớp, biện pháp này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở nhà trường. Từ những kết quả đem lại của đề tài này, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: + Sau một thời gian vận dụng lý luận và bằng thực tiễn quản lý của mình, biện pháp: Khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh theo lớp đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tinh thần, tạo dựng thái độ thi đua trong học tập của học sinh, từ đó chất lượng hai mặt giáo dục nói chung, chất lượng học tập nói riêng từng bước được nâng cao. Biện pháp này cũng tác động tích cực đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. + Mỗi biện pháp đều có những tính năng và hạn chế nhất định, vì vậy biện pháp khen tặng Bảng danh dự hàng tháng cho học sinh phải được thực hiện đồng bộ cùng với các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục khác thì mới đem lại hiệu quả cao. II. Kiến nghị + Đối với Bộ Giáo dục-Đào tạo: Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng học tập của học sinh nói riêng luôn là mục tiêu của mỗi nhà trường. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đó, mỗi nhà trường phải tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó biện pháp khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích tốt, nhằm tạo động lực thúc đẩy tất cả học sinh thi đua đạt thành tích cao trong học tập là một đòn bẩy. Tuy nhiên, theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học hiện nay của Bộ Giáo dục-Đào tạo thì việc đánh giá, khen thưởng học sinh được thực hiện theo học kỳ, cả năm. Chính điều này đã không kích thích kịp thời tinh thần thi đua trong học tập, rèn luyện đạo đức học sinh. Vì vậy, từ thực tiễn quản lý giáo dục ở cơ sở, chúng tôi kiến nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo cần thay đổi cách đánh giá hai mặt giáo dục của học sinh: Đánh giá theo tháng. Từ kết quả đánh giá theo tháng để đánh giá theo học kỳ và cả năm. Có như vậy, mới tạo động lực, kích thích được tinh thần thi đua, thái độ học tập, tu dưỡng của học sinh một cách có hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ Giáo dục-Đào tạo, Điều lệ trường Trung học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 23/3/2011.
- 16 - Bộ Giáo dục-Đào tạo, Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011. - Công đoàn giáo dục Việt Nam, Bộ GD& ĐT, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngày 20/11/2007. - Bộ GD-ĐT, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngày 22/7/2008. - Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung thi đua, khen thưởng. - Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về giáo dục- đào tạo. - Từ điể Tiếng Việt, nhà xuất bản giáo dục, năm 1998. - Tâm lý học giáo dục lứa tuổi vị thành niên, nhà xuất bản giáo dục 2010
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp để quản lý, bảo quản tốt công văn đi và công văn đến
10 p | 1243 | 227
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non
15 p | 1797 | 226
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 980 | 164
-
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non
13 p | 1038 | 148
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
13 p | 635 | 119
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao
19 p | 753 | 85
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non Liên Thủy
10 p | 1773 | 74
-
SKKN: Số hóa thiết bị dạy học - Một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
11 p | 516 | 48
-
SKKN: Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường ở trường tiểu học
18 p | 1586 | 47
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
17 p | 250 | 39
-
SKKN : Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai
17 p | 182 | 27
-
SKKN: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
13 p | 175 | 17
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT số 1 Bảo Thắng năm học 2010-2011
14 p | 179 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý thư viện, thiết bị dạy học ở trường tiểu học Quyết Thắng
19 p | 70 | 8
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học.
19 p | 51 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng phong trào
13 p | 91 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường Mẫu Giáo
19 p | 277 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn