Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
Mục Tên đề mục Trang<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 2<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG<br />
<br />
<br />
Mục Tên đề mục Trang<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận 3,4<br />
<br />
2. Thực trạng 5,6<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp 7<br />
<br />
<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
<br />
Mục Tên đề mục Trang<br />
<br />
1. Kết luận 17<br />
<br />
2. Kiến nghị 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 1<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, không <br />
thể thiếu được của người giáo viên. Nếu không thực hiện tốt nhiệm vụ này, <br />
có thể nói người giáo viên chưa hoàn thành được sứ mệnh cao cả của mình là <br />
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo đối với HS.<br />
Trước đây, trong thực tiễn của giáo dục và dạy học ở các nhà trường nói <br />
chung và cấp tiểu học nói riêng. Học sinh chịu áp lực rất lớn của nhiều yếu <br />
tố. Đó là áp lực của bệnh thành tích, của việc thi cử, của sự học dưới nhiều <br />
hình thức… khiến cho các em khó có thể phát triển được hứng thú trong học <br />
tập. Chỉ khi nào người học không chịu áp lực, được thoải mái, vui vẻ, có nhu <br />
cầu cao trong tìm tòi, khám phá thì khi đó hứng thú học tập mới thực sự đựoc <br />
phát triển. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và của gia <br />
đình là tạo cho học sinh có thật nhiều cơ hội được học tập, trải nghiệm một <br />
cách tự nhiên, thoải mái, không bị gò bó với nhiều hình thức, biện pháp học <br />
tập đa dạng phát huy tính tích cực nhận thức trong học tập của các em. <br />
Trên cơ sở giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức cơ bản của bài <br />
học, môn học, giáo viên sẽ tạo cho các em có điều kiện, khả năng tự học <br />
một cách cụ thể. Với quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, dạy học là <br />
khơi gợi, thắp sáng ở HS những tri thức, niềm tin, sự sáng tạo thì trong quá <br />
trình dạy học, giáo viên phải loại bỏ kiểu dạy áp đặt, nhồi nhét kiến thức, <br />
thuyết giảng một chiều. Học sinh nắm vững, hiểu rõ nội dung kiến thức cơ <br />
bản, cốt lõi của bài học, môn học là nền tảng để các em tiếp tục đi sâu, tìm <br />
hiểu, nghiên cứu, khám phá sự sâu sắc, sinh động của bài học; đặc biệt là sự <br />
vận dụng các kiến thức của bài học, môn học trong thực tiễn. <br />
Trong dạy học hiện đại, vai trò của giáo viên là cực kỳ quan trọng, <br />
quyết định đến chất lượng dạy học nhưng như thế không có nghĩa là giáo <br />
viên làm thay học sinh. Theo đó, giáo viên chỉ là người thiết kế, tổ chức, điều <br />
khiển, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh. Trong quá trình học tập của <br />
học sinh , đặc biệt là khi học ở nhà, việc giáo viên hướng dẫn học sinh tự <br />
học, biết cách học là quan trọng nhất. Học thuộc lòng theo kiểu học vẹt, thiên <br />
về ghi nhớ không còn phù hợp. Học ở lớp cũng như học ở nhà, học sinh phải <br />
biết cách học để nắm và hiểu được nội dung cơ bản của bài học, môn học.<br />
Do đó, là một giáo viên đứng lớp và cũng là một giáo viên chủ nhiệm, tôi <br />
luôn trăn trở và tự nhủ mình nên làm gì đây để học sinh có khả năng tự học, <br />
tự có ý thức tìm tòi, khám phá, tự chiếm lĩnh được kiến thức một cách hứng <br />
thú là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên. Để điều này <br />
tiến hành một cách chu đáo, có kế hoạch, phương pháp thích hợp và mang lại <br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 2<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
hiệu quả cao nhất. Nhằm xây dựng cho mỗi cá nhân học sinh khả năng tự <br />
học và mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác, <br />
tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về chương trình <br />
học. <br />
Vậy trước tình hình đổi mới không ngừng, liên tục của đất nước và của thế <br />
giới về giáo dục với việc đào tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm <br />
chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Vì vấn đề phát huy tính <br />
tích cực, tự giác, tự học cho học sinh là một trong các phương hướng góp <br />
phần cải cách giáo dục. <br />
Vì thế tôi đã chọn đề tài: Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 <br />
trong Mô hình dạy học VNEN.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu<br />
Đánh giá thực trạng về năng lực tự học của học sinh ở lớp cũng như ở <br />
nhà. Thông qua đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho <br />
học sinh một cách có hiệu quả.<br />
b. Nhiệm vụ của của đề tài<br />
Tìm hiểu thực trạng về năng lực tự học của học sinh ở lớp cũng như ở <br />
nhà. Phân tích nguyên nhân, tìm ra những vấn đề liên quan đến về năng lực tự <br />
học của học sinh. Từ đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự <br />
học cho học sinh lớp 3. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Bồi dưỡng và phát huy năng lực tự học cho học sinh khối lớp 3 <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Học sinh lớp 3A năm học 2015 – 2016; lớp 3A năm học 2016 – 2017; lớp <br />
3B năm học 2017 2018 tại trường TH Lý Tự Trọng.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp quan sát<br />
Phương pháp điều tra<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. <br />
Phương pháp thử nghiệm.<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài<br />
Những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có nhiều sự thay đổi nhưng <br />
Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, để đảm <br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 3<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
bảo chất lượng dạy và học. Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT <br />
hiện nay là tăng cường rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong đó có kĩ năng <br />
tự học. Trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ <br />
thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, <br />
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt <br />
Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…( Điều <br />
23Luật giáo dục).<br />
Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng <br />
các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ <br />
bắp (sử dụng các phương tiện) cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, <br />
cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, <br />
lòng say mê… để chiếm lĩnh một lĩnh vực kiến thức nào đó, biến lĩnh vực đó <br />
thành sở hữu của mình.<br />
Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá <br />
trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo <br />
dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo <br />
dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy <br />
học ở các trường tiểu học. <br />
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh, sự kiện nào của đời sống hàng ngày, luôn có <br />
những điều mới mẻ bổ sung vào vốn kiến thức đã có. Chính vì vậy, tự học là <br />
việc đi liền với quá trình phát triển và đạt tới sự thành công của mỗi con <br />
người. Theo tôi “Dạy học không chỉ đơn thuần là đưa ra kiến thức cho học <br />
sinh mà điều thực sự quan trọng là cung cấp cho học sinh phương pháp tự <br />
học, để học sinh không chỉ đạt kết quả tốt tại một thời điểm mà luôn có tâm <br />
thế cho việc trau dồi và tìm hiểu kiến thức phục vụ cho đời sống hiện tại và <br />
công việc sau này”. Xuất phát từ suy nghĩ trên, tôi cố gắng đưa vào bài học <br />
nhiều hình thức học tập khác nhau để khuyến khích và phát huy khả năng tự <br />
học của học sinh. Trong ba năm gần đây, một hình thức học tập mới tôi đã cố <br />
gắng đưa vào trong các môn Toán; Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội cho học <br />
sinh lớp 3, đó là để học sinh phát huy tối đa kỹ năng tự học của mỗi cá nhân, <br />
mỗi nhóm, thực hiện những dự án nhỏ phù hợp với từng chủ đề môn học, <br />
giúp học sinh vận dụng kĩ năng tự học và các kĩ năng mềm khác. Mỗi dự án <br />
nhỏ kéo dài trong một tuần, trong đó, các nhóm sẽ chuẩn bị nội dung, chia sẻ <br />
với các bạn trong lớp về các chủ đề ở các môn như: Toán, Tiếng Việt, Tự <br />
nhiên và Xã hội. Các công việc chi tiết đều được thảo luận, lập kế hoạch bởi <br />
các thành viên trong nhóm; nhóm trưởng sẽ điều phối dưới sự hỗ trợ của giáo <br />
viên. Không những thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, <br />
internet, các nhóm còn tiến hành phỏng vấn thầy cô bộ môn để trình bày đề <br />
tài phong phú hơn. Một số học sinh khối lớp 3 chia sẻ “ Con thấy khả năng tự <br />
học của mình được nâng cao, vừa biết được kiến thức rộng hơn vừa hiểu sâu <br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 4<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
hơn sau khi nghe phần trình bày của các bạn và phần tổng kết của cô”. Được <br />
khuyến khích tự do lựa chọn những chủ đề, hình thức khác nhau, sản phẩm <br />
dự án đã thể hiện rõ tính sáng tạo của học sinh. Các bản tin đều sinh động, dí <br />
dỏm mang lại những điều bất ngờ thú vị cho cô giáo và các bạn trong lớp. <br />
Với hoạt động này, học sinh được làm chủ kiến thức, tự thể hiện những kiến <br />
thức về các môn học dưới ngôn ngữ và phương pháp của mình. Em Bích <br />
Ngọc lớp 3B chia sẻ: “ Qua cách học tập này con thấy mình tự khám phá <br />
được nhiều kiến thức, khả năng tiếp nhận thông tin và quản lý nhóm của con <br />
ngày càng hoàn thiện hơn”. Với phương châm người học chính là người tự <br />
chủ, chủ động trong việc tích lũy kiến thức, tôi cố gắng định hướng và <br />
khuyến khích học sinh rèn luyện tinh thần tự học, tự trau dồi. Làm được việc <br />
này chính là chúng ta đã dần dần cung cấp và hình thành cho HS những giá trị <br />
bền vững, giúp các em thành công trong tương lai.<br />
2. Thực trạng <br />
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong nhiều <br />
năm qua, bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra <br />
không thấy trước mắt như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt <br />
là sự hình thành năng lực tự học của học sinh không phải một ngày, một buổi <br />
là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận <br />
công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn <br />
nhiều thời gian công sức để tìm hiểu. lắng nghe tâm tư nguyện vọng của <br />
từng đối tượng học sinh trong lớp. Bình tĩnh, nhẫn nại trước những tình <br />
huống xảy ra trong cũng như ngoài lớp học. Từ đó đề ra kế hoạch, phương <br />
pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu <br />
thương, nhân ái, bao dung của người thầy.<br />
Đầu năm 2015 2016, tôi được ban Lãnh đạo nhà trường phân công chủ <br />
nhiệm lớp 3A, năm học 2016 – 2017 chủ nhiệm lớp 3C, năm học 2017 – 2018 <br />
chủ nhiệm lớp 3B. Dù 3 lớp khác nhau nhưng khi tiếp nhận tôi đều gặp <br />
những thuận lợi và khó khăn chung như sau:<br />
a. Thuận lợi<br />
Trường đã và đang thực hiện dạy và học theo Mô hình mới VNEN. Đây <br />
là một thuận lợi lớn đối với bản thân tôi và kể cả học sinh trong quá trình rèn <br />
luyện ý thức tự giác, năng lực tự học cho HS.<br />
Hầu hết học sinh có ý thức tốt trong học tập. Tích cực tham gia các <br />
phong trào của lớp. Hầu hết các em có những kĩ năng cơ bản trong họat động <br />
nhóm như: kĩ năng lãnh đạo nhóm, kĩ năng hợp tác; giải quyết tình huống,....<br />
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban lãnh đạo nhà <br />
trường, đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng <br />
dạy.<br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 5<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các cha mẹ học sinh cũng <br />
như các đoàn thể cộng đồng trong và ngoài nhà trường với giáo viên chủ <br />
nhiệm lớp.<br />
Luôn có ý thức tự trau dồi, luôn cố gắng phát huy vai trò là người cố <br />
vấn cho học sinh trong mọi thời điểm dù cho đó là ở lớp hay ở nhà. Cố gắng <br />
là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì vốn các em thích học theo người <br />
lớn đặc biệt đó là thầy cô giáo của các em, thích bắt chước nên trong tư duy <br />
các em cũng có những suy luận nhất định. Các em sẽ phân vân, nghi ngờ khi <br />
người thầy nói lý thuyết suông mà không thực hành. Nên chính vì thế bản <br />
thân giáo viên cũng phải cho HS thấy mặc dù đã là giáo viên, đã là cô giáo <br />
nhưng cô cũng vẫn đang tích cực rèn luyện, tích cực tự học và khám phá <br />
những điều mới mẻ xung quanh. Làm đựoc như thế vừa là tấm gương cho <br />
HS noi theo cũng là để tích lũy thêm vốn hiểu biết cho bản thân nhằm phục <br />
vụ cho công tác dạy và học. <br />
Tìm kiếm, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng <br />
nên phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời động viên khuyến khích khi các <br />
em tự khám phá ra những điều mới mẻ cho dù là nhỏ nhất. Việc khuyến <br />
khích, động viên kịp thời nhằm giúp các em có động lực phấn đấu, xác định <br />
được mục đích của việc đến trường là để học và hiểu được “vì sao cần phải <br />
học, học để làm gì ?” <br />
b. Khó khăn<br />
Mặc dù các em đã được học tập, trải nghiệm, làm quen Mô hình trường <br />
học mới nhưng một số em vẫn còn rất rụt rè, thiếu chủ động, tự tin , chưa có <br />
năng lực tự giải quyết các tình huống có vấn đề, chưa có khả năng tự học, <br />
chưa phát huy hết vai trò của tất cả thành viên trong các nhóm học tập theo <br />
Mô hình trường học mới VNen. <br />
Một số học sinh có biểu hiện ỷ lại, ý thức tự giác chưa cao vì các em <br />
chưa được hình thói quen tự học ngay từ bé. Mặc khác do nhiều yếu tố tác <br />
động khác nhau như: ở nhà bố mẹ không tạo điều kiện cho con tự học mà hay <br />
cho xem phim hoạt hình, cha mẹ dành phần lớn thời gian để kiếm tiền nên <br />
không có thời gian quan tâm chăm sóc con cái, gia đình có kinh tế không ổn <br />
định, sự quan tâm đến việc học của con còn hạn chế, nhiều phụ huynh dành <br />
sự quan tâm đến con cái chưa phù hợp, không phải phụ huynh nào cũng sẵn <br />
sàng hợp tác với giáo viên nên giáo viên khó thỏa thuận, khó liên hệ với gia <br />
đình để phối hợp giáo dục. Dẫn đến kết quả học tập – năng lực tự học ở lớp <br />
cũng như ở nhà của một số em vẫn còn hạn chế.<br />
Hơn nữa, trong xu thế phổ cập học sinh trong lứa tuổi này được xã hội <br />
ưu ái nên các em thường có nhiều yêu sách với giáo viên khi không hoàn thành <br />
nhiệm vụ học tập. Còn nhiều em kiến thức cơ bản chưa hoàn thành, nói gì <br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 6<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
đến những kiến thức xung quanh cần khám phá để phục vụ cho đời sống <br />
hiện tại, cho tương lại.<br />
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nâng cao chất lượng cuộc sống, <br />
nhưng các em hay bị cuốn hút theo những trò chơi không có lợi, làm lãng phí <br />
thời gian khi ở nhà mà không biết cách tìm tòi, khám phá những kiến thức rất <br />
bổ ích qua phương tiện hiện đại để tích lũy cho bản thân<br />
Nếu giáo viên từ chối lắng nghe học sinh bày tỏ cho dù đó là môi truờng <br />
trong lớp học hay ngoài lớp học thì chắc chắn trong lớp vẫn còn những học <br />
sinh có biểu hiện thiếu hứng thú, thiếu tích cực tìm tòi khám phá trong quá <br />
trình tự học.<br />
Hình thành ý thức tự học cho học sinh là một công tác khó khăn, đòi hỏi <br />
giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức cho công tác này, nhưng thực <br />
tế giáo viên chưa có nhiều thời gian đầu tư.<br />
Một số giáo viên bộ môn không cùng quan điểm nên gặp khó khăn trong xử lí <br />
một số tình huống giáo dục học sinh. Ở lớp một số thầy cô có thói quen làm <br />
thay cho học sinh.<br />
c. Kết quả khảo sát <br />
Theo kết quả khảo sát của HS lớp 3B, trường TH Lý Tự Trọng năm <br />
học 2017 – 2018 nêu lên thực trạng về hoạt động tự học của học sinh có 81,8 <br />
% HS chọn hình thức học một mình, 33,3 % HS chọn nhóm bạn để cùng học <br />
tập và chỉ có 6.1 % HS chọn hình thức học với người thân. Kết quả khảo sát <br />
cũng cho thấy, về kỹ năng tự học, có khoảng 27, 2 % 54,5 % HS còn lúng <br />
túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. Mức độ sử dụng thành thạo các kỹ năng <br />
tự học của HS còn quá thấp ( chỉ từ 6,1 – 12,1 %).<br />
Về ý kiến của GV bộ môn đối với thời gian tự học của HS, có khoảng <br />
34,8 % 38,9 % ý kiến GV cho rằng HS chỉ tự học một ngày từ 1 giờ đến 2 <br />
giờ và có 6,5 % 15,7% ý kiến GVcho rằng HS tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi <br />
ngày. Ý kiến của các HS về thời gian tự học cũng tương đối tương tự với các <br />
ý kiến của các GV về vấn đề này khi có 24,2% 45,1% cho rằng các em chỉ <br />
tự học từ 1 giờ đến 2 giờ trong một ngày và có 9,1 % 15, 2 % HS cho biết đã <br />
tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày.<br />
Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng thực trạng về hoạt động tự học <br />
của HS vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Theo kết quả trên, tỉ lệ HS tự học từ 1 <br />
đến 2 giờ chiếm khá cao. Bên cạnh đó, nhiều HS vẫn còn lúng túng khi sử <br />
dụng các kỹ năng tự học. Nguyên nhân một phần là do các em chưa có ý thức <br />
tự giác trong quá trình học tập, một phần khác là do các em chưa được định <br />
hướng một cách cụ thể trong hoạt động tự học của bản thân. Do vậy, vai trò <br />
của người GV trong việc phát triển kỹ năng tự học của HS nhằm góp phần <br />
nâng cao chất lượng dạy và học là hết sức quan trọng.<br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 7<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
3. Giải pháp, biện pháp <br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Những giải pháp được nêu trong đề tài đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm, <br />
phương pháp, biện pháp để nâng cao năng lực tự học cho HS. Khi vận dụng <br />
biện pháp này, tôi thấy kĩ năng, năng lực tự học của học sinh được nâng lên <br />
rõ rệt.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp<br />
b.1. Tạo động lực và hứng thú để phát triển kỹ năng tự học cho HS<br />
Muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết các em phải yêu thích môn <br />
học đó. Vì vậy cần tạo cho HS niềm say mê môn học. Tôi đã dùng tiết dạy <br />
để giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng <br />
những ví dụ minh họa cụ thể nhằm kích thích động cơ học tập ở các em. <br />
Trong quá trình dạy học, tôi đã lồng ghép một số kiến thức các môn học một <br />
cách tự nhiên ở hoạt động khởi động hoặc hoạt động kết thúc tiết học. Ví <br />
dụ: Ở môn Tự nhiên & Xã hội, có thể làm được điều này thông qua cách đặt <br />
vấn đề bằng những câu chuyện hay đơn giản chỉ là những câu hỏi thú vị như: <br />
Tại sao nước làm tắt lửa ?; Tại sao đồng hồ chạy từ trái sang phải? Câu hỏi <br />
vừa đặt ra tưởng chừng rất đơn giản nhưng để trả lời được câu hỏi này đòi <br />
hỏi HS cần phải có những hiểu biết nhất định. Hay như câu hỏi: “Băng <br />
phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn? ”. Trên thực tế, đa số HS khi được <br />
hỏi thường trả lời là băng phẳng trơn hơn, nhưng sự thật lại không phải như <br />
vậy. Đó chính là điểm hấp dẫn, thú vị khi giáo viên đưa ra câu trả lời và giải <br />
thích.<br />
Hướng dẫn cho HS cách xây dựng kế hoạch học tập từ ban đầu. Ngay <br />
từ tiết học đầu tiên của môn học, tôi không dạy ngay mà giới thiệu sơ lược <br />
về chương trình, nội dung và phương pháp học một cách khái quát nhất để <br />
khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh và từ đó, tự xây dựng cho mình kế <br />
hoạch học tập phù hợp. GV phải làm cho HS hiểu rõ: mọi kế hoạch phải <br />
được xây dựng dựa trên mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể và HS hoàn toàn <br />
có thể phấn đấu thực hiện được từng mục tiêu nếu có kế hoạch thời gian <br />
được xây dựng chi tiết. Chẳng hạn, trong quá trình giảng dạy mỗi chủ đề, tôi <br />
đã cung cấp cho HS nội dung và thời gian học và kiểm tra để HS nắm rõ. <br />
Đồng thời, có thể cho HS đánh dấu vào trong sách bài nào học ngày nào, đến <br />
tiết nào sẽ kiểm tra. Muốn HS tự xây dựng kế hoạch học tập thì GV phải là <br />
người cung cấp đầy đủ kế hoach dạy và học của các môn học.<br />
Hướng dẫn cho HS cách tìm và đọc sách hoặc tài liệu liên quan đến môn <br />
học. GV cần nhấn mạnh cho HS thấy rằng, kiến thức môn học không chỉ gói <br />
gọn trong nội dung Sách HD, trong bài giảng của cô mà đến từ nhiều nguồn <br />
khác nhau. Do đó, tôi đã tìm hiểu và giới thiệu cho HS những cuốn sách hay, <br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 8<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
những tài liệu bổ ích liên quan đến môn học như: Hàng vạn câu hỏi vì sao ? <br />
Cây ơi bạn đến từ đâu ? Những bài toán vui; Người dân tộc Khơ mú sống <br />
như thế nào ?........ và khuyến khích các em tự tìm kiếm, tự phân tích và tổng <br />
hợp kiến thức. GV cũng có thể giới thiệu địa chỉ một số trang web, hoặc các <br />
trang diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập để HS tham khảo thêm. Ví dụ: <br />
Để được tư vấn trực tiếp về các phương pháp tự học hãy truy cập vào <br />
website: hanoiacademy.com.vn hoặc gọi vào hotline: 0986.94.0909 để được <br />
giúp đỡ hoặc tìm kiếm những thông tin hữu ích khác qua mạng Inrnet của <br />
trường hoặc tại gia đình.<br />
Dạy cho HS cách ghi chép và nghe giảng vì đây là những kỹ năng học tập <br />
vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của HS. Dù <br />
được học ở bất kì chương trình nào, cấp học nào đi nữa thì khi các em đã có <br />
đủ khả năng ghi chép thì hãy rèn luyện cho các em ghi chép lại một vài điều <br />
cảm thấy bổ ích, thích thú đối với bản thân qua các giờ học. Điều này phải <br />
được thực hiện một cách tự nguyện nhờ vào quá trình rèn luyện của GV. <br />
Trình độ nghe và ghi chép của học sinh ở mỗi môn học khác nhau là khác <br />
nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng môn học và phương pháp giảng dạy của <br />
từng giáo viên. Vì thế tôi đã phối hợp với các giáo viên bộ môn để rèn cho HS <br />
kĩ năng này. Khi học tập HS thường mang lối học thụ động, quen tách việc <br />
nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều HS chỉ chờ GV đọc mới có thể <br />
ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược lại thì bỏ trống vở. Điều này <br />
khiến HS có tâm lí ức chế, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kiến thức. Để <br />
khắc phục vấn đề này, tôi xây dựng cho HS thói quen ghi chép, bên cạnh nội <br />
dung của bài học có chừa khoảng trắng cho HS ghi chép hoặc ghi vào sổ tay <br />
những vấn đề mà GV mở rộng hoặc những điều các em thấy thích thú trong <br />
giờ học. Đối với các vấn đề mà HS còn chưa rõ, có thể đánh dấu để hỏi lại <br />
GV hoặc tìm hiểu thêm. Rèn luyện cho HS cách ghi chép nhanh bằng các hình <br />
thức gạch chân, bằng sơ đồ hình vẽ đơn giản những ý chính. Đối với các vấn <br />
đề quan trọng, tôi nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần để HS tiếp thu đễ dàng hơn.<br />
Hướng dẫn cho HS cách học bài. GV nên giới thiệu và hướng dẫn cho <br />
HS tự học theo nhiều hình thức khác nhau. Huớng dẫn HS cách phân tích, <br />
tổng hợp, vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học cách nhận xét, <br />
đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức khác… Cách tự học này sẽ giúp cho <br />
HS có thể học được cách rèn luyện được năng lực tư duy logic, tư duy trừu <br />
tượng và phát triển tư duy sáng tạo trong việc tìm ra những hướng tiếp cận <br />
mới đối với các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống..<br />
Ở cuối mỗi tiết hoc, tôi thường giao nhiệm vụ cụ thể cho HS ở tiết học <br />
tiếp theo. Để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy HS tận dụng hết <br />
thời gian tự học, GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS. <br />
<br />
<br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 9<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Ví dụ: Khi học bài: Gam (PPCT tiết 65). Giao nhiệm vụ cụ thể cho các <br />
nhóm như: Mỗi nhóm sẽ có cân đồng hồ, cân đĩa, một số loại thực phẩm như <br />
đường, muối, rau;…để thực hành cân. Môn Tiếng Việt: Học chủ đề về quê <br />
hương, cuối tiết yêu cầu HS sưu tầm trước một số bài hát về quê hương. <br />
Việc tự học sẽ diễn ra rất tự nhiên. Các nhóm sẽ phân công nhiệm cho nhau <br />
để tìm kiếm bài hát từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Sau khi đã tiếp nhận <br />
được kiến thức cũ, các em có thể tìm hiểu kiến thức mới. Có như thế, các em <br />
mới định hướng được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo. Khi có sự <br />
chuẩn bị trước ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều. <br />
Vấn đề tự học ở HS là một vấn đề không hề đơn giản. Muốn hoạt động <br />
học tập đạt kết quả cao, đòi hỏi HS phải tự giác, không ngừng tìm tòi học <br />
hỏi. Ngoài ra, sự định hướng của người thầy đóng vai trò quyết định thúc đẩy <br />
sự thành công trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Vì đây là một loại <br />
hoạt động, một loại lao động đặc biệt đòi hỏi HS phải có hứng thú trong học <br />
tập, tự học. Có hứng thú học tập, tự học sẽ giúp HS khắc phục được những <br />
áp lực, sự mệt mỏi, đối phó trong quá trình học tập. Cũng có thể khi mới bắt <br />
tay vào tự học, học sinh chưa có hứng thú, hoặc ít hứng thú, nhưng chính <br />
trong quá trình tự học, với những khám phá mới, cách tiếp cận mới, học sinh <br />
từ chỗ ít hứng thú đến nhiều hứng thú, từ chỗ việc học chỉ là một loại hoạt <br />
động bình thường (là nghĩa vụ) dần dần trở thành một sự đam mê, tự giác, có <br />
sự thôi thúc từ bên trong như một nhu cầu tự thân của học sinh vậy.<br />
Ngoài ra, tôi tìm hiểu và nắm chắc một số văn bản qui định, thông tư <br />
đánh giá xếp loại học sinh để từ đó đưa ra các qui tắc thưởng phạt theo tinh <br />
thần tự chủ được gọi là “kỉ luật tích cực”. Điều này tạo động lực thúc đẩy <br />
rất tích cực cho việc hình thành năng lực tự học ở mỗi học sinh.<br />
b.2. Nhóm kĩ năng học sinh cần có khi tự học<br />
Kỹ năng tự học của HS được hiểu đó là những việc làm, hành động, <br />
thao tác cụ thể của các em trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Con đường tích <br />
lũy, thu thập cũng phải tuân theo những quy định phù hợp, tránh tùy tiện. <br />
Muốn được như vậy, HS phải được rèn luyện một số kỹ năng tự học quan <br />
trọng. Đó là kỹ năng định hướng, tìm kiếm thông tin, xác định tài liệu, tìm tài <br />
liệu, lựa chọn tài liệu, đọc tài liệu, ghi chép tài liệu, phân tích tài liệu, sử <br />
dụng tài liệu. Đứng trước các nguồn tư liệu, thông tin phong phú, đa dạng <br />
HS phải biết lựa chọn những tư liệu, thông tin phù hợp, cốt lõi nhất, gắn với <br />
yêu cầu học tập của mình, giúp cho việc học tập có kết quả hữu hiệu. Với <br />
thông tin trên mạng, HS cũng cần được trang bị tri thức nhất định (về đường <br />
lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước; về pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ…) để <br />
không bị những thông tin xấu không đúng với bản chất của sự vật, hiện <br />
tượng làm rối nhiễu, sai lạc cách tiếp nhận của mình. Điều này là vô cùng <br />
quan trọng. Ngoài ra, trong số các kỹ năng HS cần được rèn luyện, kỹ năng sử <br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 10<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
dụng CNTT là một kỹ năng quan trọng. Đồng thời, xuyên suốt các yêu cầu <br />
đối với hoạt động tự học nhằm đạt được một năng lực nhất định, HS cần có <br />
các phẩm chất, đức tính như cần cù, chăm chỉ, không ngại khó khăn, có ý thức <br />
vượt khó khăn, có nhu cầu tìm hiểu, khám phá cái mới của tri thức…<br />
Kỹ năng tự học hiểu cụ thể hơn là khả năng thực hiện một hệ thống các <br />
thao tác tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động tự học trên cơ sở vận dụng các <br />
kinh nghiệm có liên quan đến hoạt động đó. Có bao nhiêu loại hình học tập <br />
thì có bấy nhiêu loại hình kỹ năng chuyên biệt. <br />
Tiếp thu những quan điểm trên, tôi phân chia hoạt động tự học bao gồm <br />
các nhóm kỹ năng cơ bản sau:<br />
b.2.1. Kỹ năng định hướng<br />
Trước tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công cần hình thành cho <br />
HS cơ sở định hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn <br />
mà chủ thể có thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. <br />
Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh <br />
hành động theo kế hoạch. Để có được cơ sở định hướng, HS phải trả lời <br />
được các câu hỏi:<br />
Học nhằm mục đích gì ? Học vì yêu thích môn học, vì trách nhiệm với <br />
gia đình và xã hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao.<br />
Thái độ học tập ra sao ? Học với tinh thần, thái độ nghiêm túc hay hời <br />
hợt, qua loa.<br />
Học như thế nào ? HS nên chọn phương pháp nào là phù hợp với bản <br />
thân.<br />
b.2.2. Kỹ năng lập kế hoạch học tập<br />
Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu HS xác định được mục tiêu, nội dung và <br />
phương pháp học. Cho nên tôi đã hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập. <br />
Trên cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, HS có thể tiếp cận và chiếm lĩnh <br />
tri thức một cách dễ dàng. Trong quá trình lập kế hoạch phải chú ý một số <br />
điểm sau:<br />
Thứ nhất, phải xác định tính hướng đích của kế hoạch. Đó có thể là kế <br />
hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng môn, cho từng chủ đề. <br />
Kế hoạch phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng <br />
giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.<br />
Thứ hai, khi lập kế hoạch, phải chọn đúng trọng tâm, cần xác định <br />
được cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công <br />
sức cho nó.<br />
b.2.3. Kỹ năng thực hiện kế hoạch <br />
<br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 11<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, HS cần có một <br />
số kỹ năng sau:<br />
Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều <br />
nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe <br />
giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm…Trong hoạt động <br />
này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh <br />
hoạt.<br />
Xử lí thông tin: việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ <br />
diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. <br />
Quá trình này có thể được tiến hành thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, <br />
đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…<br />
Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri <br />
thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo <br />
luận, xử lí các tình huống, viết báo cáo,…<br />
Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông <br />
tin tri thức thông qua các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là <br />
công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức.<br />
b.2.4. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm<br />
Khi HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình, các em sẽ tự đánh <br />
giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái <br />
gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Để có <br />
kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, học sinh cần: <br />
Tự trả lời câu hỏi trong tài liệu hướng dẫn học tập bằng cách xác định <br />
yêu cầu của câu hỏi, dự kiến câu trả lời, tái hiện các kiến thức liên quan, tập <br />
trình bày câu trả lời trước nhóm hoặc trước lớp để tìm ra chỗ sai từ đó khắc <br />
phục.<br />
Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè.<br />
Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập bản thân tự tìm kiếm <br />
sau đó tự mình kiểm tra đáp án để rút kinh nghiệm,….<br />
b.3. Hình thành năng lực tự học cho học sinh trong giờ học chính <br />
khóa<br />
Để làm được điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có hiểu biết cơ bản <br />
về nội dung chương trình của lớp học, cấp học; mạnh dạn đổi mới cách thiết <br />
kế và tổ chức lớp học trong đó các hoạt động thực hành cần được thực hiện <br />
thường xuyên. Đồng thời, chuyển quá trình dạy học một cách hình thức, áp <br />
đặt của của giáo viên thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của học <br />
sinh. Trong quá trình dạy học trên lớp, tôi thực hiện theo trình tự:<br />
Giúp học sinh nắm được mục tiêu nhiệm vụ học tập; Tự mình giải <br />
quyết nhiệm vụ học tập. Khi gặp khó khăn mới trao đổi với bạn (khi đó các <br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 12<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
nhóm học tập sẽ tương tác và hình thành thói quen tự học một cách tự nhiên <br />
theo nhu cầu của chính các em). Các bạn trong nhóm trao đổi bài kiểm tra cho <br />
nhau, nói cho nhau kết quả, cách làm của mình. Báo cáo kết quả học tập <br />
trước lớp cho các bạn và cô giáo. Khi được công nhận hoàn thành nhiệm vụ <br />
trước đó thì thực hiện nhiệm vụ học tập mới. <br />
Ở các tiết dạy nhất là trong Mô hình dạy học VNEN, vị trí quan sát thật <br />
sự rất quan trọng và cần thiết. Vì thế, tôi đã chọn vị trí quan sát thật thích hợp <br />
để quan sát thái độ, cử chỉ nét mặt. Nếu phát hiện em nào gặp khó khăn, kịp <br />
thời có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. Nếu nhiệm vụ học tập là vấn đề khó với <br />
đa số học sinh, tôi mới hướng dẫn chung với cả lớp. Mặc khác học sinh đã <br />
rất thuận lợi trong trao đổi, tương tác, theo việc kê bàn ghế bố trí phù hợp, kê <br />
theo nhóm, học sinh ngồi đối diện với nhau theo Mô hình mới giúp các em <br />
hợp tác, tương tác nhóm dễ dàng hơn. Với cách tổ chức dạy học như vậy, <br />
cách đánh giá học sinh cũng được chuyển trọng tâm từ đánh giá "kết thúc", <br />
đánh giá "tổng kết" sang đánh giá quá trình, đánh giá "tiến trình"; chuyển đánh <br />
giá "bằng điểm số"sang đánh giá "bằng nhận xét". Việc đánh giá quá trình <br />
phát triển, đánh giá sự tiến bộ mới là đánh giá thiết thực và hiệu quả nhất cho <br />
sự phát triển của mỗi học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên <br />
quan sát, theo dõi cá nhân học sinh, nhóm học sinh trong quá trình học tập để <br />
có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, <br />
từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm học sinh. Đồng thời tôi cố <br />
gắng quan sát từng học sinh đưa ra những nhận định, nhận xét về một số <br />
biểu hiện của phẩm chất và năng lực của học sinh để kịp thời động viên, <br />
khuyến khích các em có động lực học tập. Đưa ra biện pháp hỗ trợ và điều <br />
chỉnh những kiến thức mà học sinh chưa đạt yêu cầu.<br />
Ví dụ: Trong giờ học toán đa số HS trong cùng một nhóm rất khó khăn <br />
trong việc thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số trong <br />
trường hợp số bị chia có chứa chữ số 0 ở hàng trăm. Trong trường hợp này <br />
tôi kịp thời gợi ý, hỗ trợ để các em giải quyết được vấn đề một cách nhanh <br />
chóng, không để lãng phí thời gian của cả nhóm. <br />
Từ đó, động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy <br />
ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ.<br />
Hiện nay sách hướng dẫn theo chương trình VNEN được thiết kế khá <br />
phù hợp, các nội dung, nhiệm vụ học tập cho cá nhân, nhóm, cả lớp khá rõ <br />
ràng. Tuy nhiên sách giáo khoa theo chương trình hiện hành không như vậy. <br />
Điều này là một thuận lợi lớn cho mỗi giáo viên trong quá trình hình thành kĩ <br />
năng tự học cho HS. Vì thế, tôi luôn tâm huyết, đầu tư công sức để thiết kế <br />
các nhiệm vụ học tập thật linh hoạt, phù hợp với điều kiện của lớp để phát <br />
huy tối đa sở truờng và năng lực tự học của từng cá nhân, nhóm học sinh. <br />
b.4. Một số phương pháp tự học ở ngoài giờ học chính khóa.<br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 13<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Mỗi khi làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ cũng phải hướng dẫn học <br />
sinh có kế hoạch, mục tiêu và phương pháp cụ thể, rõ ràng. Để áp dụng các <br />
phương pháp tự học hiệu quả ngoài giờ học chính khóa, cần phải tạo cho HS <br />
thói quen xây dựng kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến <br />
thức mà HS cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ <br />
thể nếu không muốn HS lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn <br />
trong đầu.<br />
Khi đã có kế hoạch thì phải có mục tiêu, phương pháp cụ thể sẽ là động <br />
lực học tập thúc đẩy của HS. Bởi HS phải biết mình cần phải học vì cái gì, <br />
những loại kiến thức đó sẽ phục vụ vào công việc gì trong học tập cũng như <br />
trong cuộc sống của các em. Khi đó các em sẽ chủ động học và đề ra các <br />
phương pháp tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã <br />
đề ra. Sau đây là một số phương pháp tự học ngoài giờ lên lớp:<br />
b.4.1. Sự kiên trì, nhẫn nại<br />
Việc học không đơn giản là việc ngồi vào bàn ghi ghi chép chép hay <br />
cầm quyển sách lên đọc….Để có được những kiến thức hay, bổ ích phải có <br />
phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháp học của mỗi người mỗi <br />
khác, tôi không bao giờ áp dụng phương pháp của HS này vào HS khác rồi ép <br />
bản thân các em phải làm được như vậy. Hãy tìm ra phương pháp phù hợp <br />
với mỗi HS để việc học không gây khó khăn và chán nản cho các em. Tôi đã <br />
hướng dẫn học sinh phải kiên trì và nhẫn nại khi áp dụng các phương pháp tự <br />
học. Hãy thay đổi phương pháp tự học nếu thấy không mang lại hiệu quả. <br />
Dần dần HS sẽ tìm thấy hứng thú, có động lực đúng đắn và phù hợp với <br />
mình.<br />
b.4.2. Kỷ luật khi học<br />
Hãy luyện cho HS tính kỷ luật khi tự học trên lớp cũng như lúc tự học ở <br />
nhà. Khi học tôi hướng dẫn HS dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không <br />
xao nhãng. Dù sử dụng các phương pháp tự học hợp với bản thân mà không <br />
kỷ luật khi học thì mọi cố gắng cũng sẽ thành công cốc mà thôi. Ngoài ra, kỷ <br />
luật khi học cũng là cách tốt nhất để rèn luyện cho HS tính kỉ luật cho bản <br />
thân sau này.<br />
b.4.3. Tìm kiếm tài liệu<br />
Khi dạy học khi thấy đa số HS đều quan tâm đến một vấn đề nào đó mà <br />
trong tài liệu học tập không cung cấp, tôi thường hướng dẫn các em tìm kiếm <br />
tài liệu từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Mặc dù <br />
các em còn rất nhỏ nên kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác rất khó, <br />
nhưng khi rèn luyện cho các em kĩ năng này ngay từ bé dần dần kỹ năng này <br />
của HS cũng sẽ lên thôi. Nên động viên khuyến khích mỗi khi các em phát <br />
hiện ra một bí mật nào đó dù là nhỏ nhất. <br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 14<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Thật sự bản thân tôi cũng rất bất ngờ khi trong một giờ Tiếng Việt ở <br />
hoạt động tập viết tên riêng Đinh Bộ Lĩnh. Kết thúc hoạt động trước đó, tôi <br />
yêu cầu cả lớp lên thư viện hoặc lên phòng máy tìm kiếm, đọc thêm tài liệu <br />
để tìm hiểu về nhân vật này. Tôi chỉ dừng lại ở đó, thế mà đa số HS trong lớp <br />
rất hào hứng khi làm việc này. Sau giờ nghỉ giải lao giờ học Tiếng Việt tiếp <br />
tục bắt đầu thì các em đã có rất nhiều thông tin: Đinh Bộ Lĩnh chính là Đinh <br />
Tiên Hoàng; ông có công dẹp loạn 12 sứ quân; hồi nhỏ ông rất thích chơi cờ <br />
lau;….Việc này tôi thấy không khó, chỉ khó khi các em mới bắt đầu, khi đã <br />
quen các em sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào <br />
kho kiến thức của mình.<br />
b.4.4. Tự kiểm tra kiến thức<br />
Không phải kiến thức tự học của HS lúc nào cũng được người khác <br />
kiểm tra, vì vậy để việc học đạt hiệu quả cao, tôi đã hướng dẫn HS biết cách <br />
tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách như: tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt <br />
kê những nội dung chính, tập vẽ bản đồ tư duy đơn giản,…Việc kiểm tra lại <br />
kiến thức cũng là cách HS một lần nữa củng cố lại những gì đã học được, <br />
những gì còn mơ hồ cần phải học thêm. <br />
Khi học các bảng nhân 6, nhân 7;…Sau khi học thuộc các bảng nhân các <br />
em sẽ yêu cầu người thân cùng chơi trò chơi kiểm tra nhanh bảng nhân bằng <br />
cách một bên đưa ra một phép nhân bất kì trong bảng nhân và bên kia sẽ đưa <br />
ra đáp án. Hoặc tự mình ghi lại bảng nhân ra giấy rồi đối chiếu với bảng cửu <br />
chương; chơi trò chơi kiểm tra nhanh bảng nhân với chính mười ngón tay xinh <br />
xắn của các em;…<br />
b.4.5. Học cách ghi nhớ<br />
Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, có người sẽ viết lại nhiều lần <br />
ra giấy, liệt kê những nội dung chính, có người sẽ đọc thật to, có người chỉ <br />
đọc thầm… miễn sao có thể nhớ được kiến thức đó. Tôi đã cho HS của mình <br />
thử tất cả những cách trên xem cách nào sẽ giúp các em ghi nhớ nhanh nhất <br />
và hiệu quả nhất và bản thân các em sẽ tự mình được lựa chọn cách ghi nhớ <br />
mà các em thích nhất để vận dụng khi tự học.<br />
b.4.6. Chọn lọc thông tin, kiến thức<br />
Mỗi ngày HS sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từ <br />
thầy cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo… Nếu không có kỹ năng chọn <br />
lọc thông tin, kiến thức sẽ khiến cho HS bị nhấn chìm trong một mớ bòng <br />
bong của quá nhiều kiến thức khác nhau. Việc sử dụng tài liệu trên mạng là <br />
con dao hai lưỡi, vì thế, tôi đã hướng dẫn HS biết cách chọn lọc những thông <br />
tin, kiến thức quan trọng, bổ ích cần thiết, đúng với mục đích học tập của <br />
bản thân và ghi nhớ lại chúng. Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độn trong <br />
<br />
<br />
Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 15<br />
Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
đầu, điều đó sẽ khiến cho HS cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồi <br />
tệ.<br />
b.4.7. Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại kiến thức<br />
Việc hiểu sâu những kiến thức sẽ giúp HS luôn nhớ và biết cách áp <br />
dụng chúng vào từng hoàn cảnh như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra cũng cần <br />
hướng dẫn HS thường xuyên ôn lại những gì đã học, nếu không những gì đã <br />
học được sẽ dần dần bị lãng quên theo thời gian. <br />
Khi học môn toán bài nhân chia số có bốn chữ số. Thời lượng dành cho <br />
kiến thức này là 2 tuần. Vì thế mỗi ngày tôi tìm cách gợi ý để HS tự ôn lại <br />
phép cộng trừ bằng cách chơi trò chơi Ai nhanh hơn ? hoặc kiểm tra nhanh 5 <br />
phút, 10 phút qua bài toán giải có lời văn về phép cộng trừ với bạn cùng <br />
nhóm.<br />
b.5. Phối hợp cùng cha mẹ học sinh để rèn luyện cho học sinh thói <br />
quen tự học<br />
Thực tế cho thấy, nếu nơi nào có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường <br />
xuyên có hiệu quả giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình – nhà trường – xã <br />
hội thì hiện tượng học sinh thiếu tích cực trong học tập, việc bỏ học của học <br />
sinh sẽ giảm đi rất nhiều. Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa giáo viên và <br />
học sinh, giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội thì năng lực tự học, ý <br />
thức tự giác, tích cực tự học của học sinh sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn.<br />
Như ai cũng biết “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo” còn khi đến trường “Cô <br />
giáo như mẹ hiền” từ lời bài hát cũng đã thể hiện được sự ân cần chăm sóc <br />
của cô và mẹ với tấm lòng bao dung vô bờ bến dành cho những đứa con thân <br />
yêu của mình. Chúng ta cũng đã từng là học sinh và cũng đã từng coi cô giáo <br />
như người mẹ hiền thứ hai và cho mãi đến bây giờ cũng vậy. Một điều đáng <br />
nói hơn nữa chúng ta cũng đã và đang là những bậc làm cha, làm mẹ. Vậy khi <br />
đặt mình vào vị trí của ngườ