“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài:<br />
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN <br />
Ở TRƯỜNG THCS<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Trịnh Thị Thủy <br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp<br />
Trình độ đào tạo: Đại học Sư Phạm<br />
Môn đào tạo: Địa lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Buôn Trấp, tháng 2 năm 2016<br />
MỤC LỤC<br />
STT Nội dung Trang<br />
1 Trang bìa 1<br />
2 Mục lục 2<br />
3 I. Phần mở đầu 3<br />
I.1. Lý do chọn đề tài 3<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu 4<br />
I.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu 5<br />
4 II. Phần nội dung 5<br />
II.1: Cơ sở lý luận 5<br />
II.2: Thực trạng 6<br />
a. Thuận Lợi khó khăn 6<br />
b. Thành cônghạn chế 7<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu 8<br />
d. Các nguyên nhân các yếu tố tác động 9<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề….. 10<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp 10<br />
a. Mục tiêu thực hiện các giải pháp, biện pháp 10<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện 11<br />
pháp 18<br />
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp 19<br />
d. Mối quan hệ giữa các các giải pháp, biện pháp 19<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học…<br />
5 III. Phần kết luận kiến nghị 20<br />
III.1. Kết luận 21<br />
III.2. Kiến nghị 22<br />
6 Tài liệu tham khảo 23<br />
2<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
I.1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
Đất nước ta đang bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên đánh dấu <br />
một thời kì cả dân tộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thực <br />
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. <br />
Đại hội Đảng IX đã khẳng định nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát <br />
triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên cần tạo <br />
chuyển biến cơ bản, toàn diện về GD&ĐT. Đến Đại hội Đảng X tiếp tục chỉ <br />
rõ: "Giáo dục phải nhằm đào tạo những con người Việt Nam có lý tưởng độc <br />
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, có năng <br />
lực, bản lĩnh để thích ứng với những biến đổi của xã hội trong kinh tế thị <br />
trường, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". <br />
Như vậy chỉ có phát triển giáo dục thì mới mở ra tương lai tươi sáng cho đất <br />
nước. Bởi lẽ giáo dục nói chung, dạy học nói riêng có vai trò đặc biệt quan <br />
trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đó là những người lao <br />
động có kỹ thuật, có tay nghề thành thạo, có khả năng thích ứng, khả năng <br />
giao tiếp được đào tạo và bồi dưỡng bởi nền giáo dục tiên tiến gắn với <br />
khoa học công nghệ hiện đại. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và <br />
nòng cốt trong các nhà trường nói chung, nhà trường THCS nói riêng tổ <br />
chuyên môn phải xây dựng một nền giáo dục theo định hướng: “Chuẩn hoá, <br />
hiện đại hoá, xã hội hoá”. Muốn thực hiện định hướng này phải giải quyết <br />
nhiều vấn đề, trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục là một giải pháp <br />
quan trọng. <br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể nói, hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động chuyên <br />
môn. Các tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng là đơn vị cơ sở gắn bó với <br />
người giáo viên giảng dạy, ở đây diễn ra mọi hoạt động có liên quan đến toàn <br />
bộ hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên. Tổ chuyên môn cũng là nơi <br />
người giáo viên có thể chia sẻ mọi tâm tư, nguyện vọng cũng như những vấn <br />
đề có liên quan đến nghề nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần của mình. <br />
Hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường có vai trò quyết định cho sự <br />
phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nói chung, là <br />
nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học của các trường THCS <br />
hiện nay. <br />
<br />
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là một hoạt động của tổ trưởng <br />
vô cùng khó khăn, phức tạp và diễn ra trong một thời gian dài. Do đó, để có <br />
thể quản lý tốt các hoạt động của tổ mình, người tổ trưởng phải biết dựa vào <br />
những cánh tay đắc lực của mình như: phó tổ trưởng và các giáo viên giỏi có <br />
nhiều kinh nghiệm. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS là một yêu cầu <br />
bắt buộc và hết sức cần thiết, là một qui định trong điều lệ trường trung học <br />
do Bộ GD&ĐT ban hành cũng như sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Phòng Giáo <br />
dục nói riêng.<br />
<br />
Vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn của ở trường THCS sao cho <br />
hiệu quả thiết thực để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục <br />
trong các nhà trường THCS chưa được các cấp quản lý của ngành giáo dục <br />
tổng kết. Tổ trưởng tổ chuyên môn phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng <br />
kỹ năng quản lý tổ chuyên môn một cách có hệ thống, vì vậy trong những <br />
năm học trước hoạt động của các tổ chuyên môn của các trường THCS chưa <br />
được đồng bộ, nội dung hoạt động của một vài tổ chuyên môn chưa đi vào <br />
chiều sâu, còn hạn chế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc bàn bạc thảo <br />
luận về đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, <br />
soạn giảng, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy sáng kiến kinh nghiệm <br />
trong giảng dạy và giáo dục của từng thành viên trong tổ chuyên môn. Xuất <br />
4<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
phát từ lý do trên, bản thân đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn <br />
ở trường THCS”.<br />
<br />
Thực hiện đề tài này tôi mong muốn được đóng góp một phần thiết <br />
thực vào sự nghiệp phát triển giáo dục của trường THCS Buôn Trấp nói riêng <br />
và các trường THCS trên địa bàn huyện nhà nói chung. <br />
<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
Nhằm mục đích đổi mới nhận thức của tổ trưởng tổ chuyên môn và <br />
giáo viên, tạo cho giáo viên có thói quen làm việc khoa học và tinh thần tự bồi <br />
dưỡng chuyên môn.<br />
<br />
Định hướng cho tổ trưởng chuyên môn việc nâng cao chất lượng sinh <br />
hoạt chuyên môn của tổ. Có phương pháp chỉ đạo chuyên môn của tổ khoa <br />
học và tham mưu với BGH nhiệm vụ được phân công.<br />
<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
I.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Hoạt động quản lý tổ chuyên môn trong nhà trường <br />
<br />
Các biện pháp nâng cao trình độ giáo viên trong tổ chuyên môn<br />
<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận <br />
<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát.<br />
<br />
5<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế <br />
<br />
Phương pháp tổng kết, đánh giá.<br />
<br />
II. Phần nội dung.<br />
<br />
II.1. Cơ sở lý luận.<br />
<br />
Điều 16 trong điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục đào tạo ban <br />
hành ngày 02 tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ <br />
sau:<br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và <br />
quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối <br />
chương trình, môn học của Bộ Giáo dục đào tạo và kế hoạch năm học của <br />
nhà trường.<br />
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia, đánh giá, xếp <br />
loại các thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD ĐT.<br />
<br />
Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên".<br />
<br />
Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng <br />
trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có <br />
thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các <br />
nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, khá <br />
quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được <br />
những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.<br />
<br />
Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm <br />
quyền để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Mà trường trung học là cơ sở <br />
giáo dục của bậc trung học, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Do vậy <br />
chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, <br />
hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban giám hiệu. Trong các văn <br />
<br />
6<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục đào tạo, của Phòng GD <br />
ĐT năm nào cũng chỉ đạo cho các đơn vị, trường học làm tốt công việc cải <br />
tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là <br />
một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy <br />
học, thực hiện đổi mới giáo dục.<br />
<br />
Trong các năm trước hoạt động của một số tổ chuyên môn chưa đi vào <br />
thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng <br />
về giải quyết sự việc, triển khai, đánh giá hàng tháng ... Họp nhóm chuyên <br />
môn chưa đều, còn hình thức ....<br />
<br />
Trước tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi cấp thiết phải nâng <br />
cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong <br />
quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ GD& <br />
ĐT. Mỗi cán bộ quản lý, mỗi tổ trưởng chuyên môn phải là những người tâm <br />
huyết với nghề, cùng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường không ngừng tìm <br />
tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn góp phần tích cực <br />
trong việc nâng cao chất lượng dạy học.<br />
<br />
II.2. Thực trạng.<br />
<br />
a. Thuận lợi khó khăn.<br />
<br />
* Thuận lợi<br />
<br />
Trường đóng tại trung tâm thị trấn, dân cư đông, trình độ dân trí tương <br />
đối cao, tình hình an ninh chính trị tương đối ổn định.<br />
<br />
Trường có Chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo; Phòng Giáo dục và Đào <br />
tạo quan tâm, được đông đảo các bậc cha mẹ học sinh ủng hộ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các đoàn thể hoạt động đều tay, có sự phối kết hợp chặt chẽ với <br />
chuyên môn để thực hiện phương hướng nhiệm vụ đã đề ra.<br />
<br />
Giáo viên trực tiếp đứng lớp 100% đạt trình độ chuẩn trở lên (trong đó <br />
có 47/61 GV đạt trên chuẩn, tỉ lệ 77.0%). Hầu hết giáo viên nhiệt tình, tận <br />
tuỵ, có ý thức trách nhiệm với công việc, có tinh thần học hỏi để trau dồi <br />
chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục đạo đức <br />
cho học sinh, có tinh thần khắc phục khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ <br />
được giao. Nhiều giáo viên là giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh.<br />
<br />
Các tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn là những giáo viên có năng lực <br />
chuyên môn vững vàng, có trách nhiệm cao, gương mẫu trong công tác.<br />
<br />
Đa số học sinh ngoan, chăm học, có ý thức tu dưỡng rèn luyện thường <br />
xuyên.<br />
<br />
*. Khó khăn:<br />
<br />
Một số tổ trưởng chuyên môn mới được bổ nhiệm, chưa được tập <br />
huấn về công tác quản lý tổ chuyên môn, chưa có kinh nghiệm trong điều <br />
hành hoạt động của tổ.<br />
<br />
Cơ sở vật chất trường học chưa thực sự đồng bộ, hệ thống phòng <br />
học bộ môn chưa đúng quy cách, ảnh hưởng đến quá trình học tập thực hành <br />
của học sinh.<br />
<br />
Chất lượng đội ngũ chưa đồng bộ, một số GV còn hạn chế về CNTT <br />
và việc vận dụng phối hợp các PPDH tích cực.<br />
<br />
Bình quân GV/lớp đủ theo TT 35 nhưng lại không cân đối giữa các bộ <br />
môn nên rất khó khăn trong việc phân công chuyên môn (giữa các tổ và giữa <br />
các thành viên trong tổ), một số giáo viên phải dạy chéo môn.<br />
<br />
8<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có 03 loại hình lớp học (VNEN, trọng điểm, đại trà) trong cùng một <br />
khối lớp (khối 6).<br />
<br />
b. Thành công hạn chế.<br />
<br />
* Thành công.<br />
<br />
Mặc đầu mới làm tổ trưởng chuyên môn nhưng qua mỗi học kỳ tổ luôn <br />
được lãnh đạo nhà trường đánh giá cao, hồ sơ tổ luôn xếp loại tốt, kết quả <br />
các cuộc thi trong tổ của giáo viên cũng như học sinh luôn xếp vị trí cao trong <br />
nhà trường. Từ đó tạo động lực cho giáo viên trong tổ phấn đấu, nỗ lực hơn <br />
để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mỗi cá nhân và của tổ.<br />
<br />
* Hạn chế<br />
<br />
Chất lượng giáo viên trong tổ không đồng đều, vẫn còn giáo viên chưa <br />
nhiệt tình trong các hoạt động của tổ, chất lượng một số giờ dạy chưa cao, <br />
chưa có sự đổi mới nhiều. Tổ trưởng chuyên môn đa phần chưa được đào tạo <br />
qua lớp nghiệp vụ, một vài tổ trưởng mới được bổ nhiệm chưa có nhiều kinh <br />
nghiệm trong việc điều hành các hoạt động của tổ;<br />
<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu.<br />
<br />
* Mặt mạnh.<br />
<br />
Các tổ trưởng đa số là trẻ, có năng lực chuyên môn vững vàng, có <br />
trách nhiệm, năng lực trong việc điều hành hoạt động của tổ;<br />
<br />
Cơ bản đã được chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của tổ <br />
và nhà trường.<br />
<br />
Có đủ đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo qui định về hồ sơ của tổ <br />
chuyên môn.<br />
9<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần.<br />
<br />
Chỉ đạo các thành viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ .<br />
<br />
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, dự giờ xếp loại giờ dạy, <br />
xếp loại giáo viên theo từng tháng, học kỳ và cả năm học một cách nghiêm <br />
túc.<br />
<br />
Đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt học tốt” từng bước đưa chất lượng <br />
dạy và học đi lên và đạt kết quả cao trong hoạt động dạy và học.<br />
<br />
Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng quy <br />
định.<br />
<br />
* Mặt yếu.<br />
<br />
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, một vài tổ trưởng ít tổ chức cho <br />
giáo viên thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình, chưa dự <br />
kiến được những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện chương <br />
trình và dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng của giáo viên <br />
trong tổ chuyên môn. Một số giáo viên chưa nắm chương trình toàn cấp chưa <br />
thấy được vị trí và yêu cầu về trình độ kiến thức mà môn mình cần đạt. <br />
<br />
Chất lượng giáo viên trong tổ chưa đồng đều, sinh hoạt chuyên môn ở <br />
một vài tổ còn mang nặng tính hình thức, ít chú ý đến đổi mới sinh hoạt <br />
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học;<br />
<br />
Trong các buổi họp giáo viên ít ý kiến, chưa dám đưa ra những đề <br />
xuất, những vấn đề mới và khó để bàn bạc, thảo luận, thống nhất.<br />
<br />
Tổ trưởng còn nể nang trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ; <br />
một số giáo viên chưa thực sự hào hứng trong nhiệm vụ được phân công;<br />
<br />
<br />
10<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
d. Các nguyên nhân các yếu tố tác động.<br />
<br />
* Nguyên nhân thành công.<br />
<br />
Tổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ <br />
chuyên môn liên quan đến dạy và học; trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ <br />
theo nhiệm vụ quy định; là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, <br />
nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong <br />
trường. <br />
<br />
Tổ trưởng chuyên môn là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều <br />
hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương <br />
trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà <br />
trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp <br />
loại và đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.<br />
<br />
Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; <br />
có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng <br />
nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp <br />
giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công <br />
bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử > đó là nguyên nhân dẫn đến <br />
thành công<br />
<br />
* Nguyên nhân của hạn chế.<br />
<br />
Vẫn còn một vài tổ trưởng chuyên môn còn lúng túng trong quá trình <br />
thực hiện kế hoạch, thiếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch về đổi <br />
mới và sinh hoạt chuyên môn theo tinh thần đổi mới vì khó và mất nhiều thời <br />
gian; hơn nữa chưa dám nói thắng vào sự thật những yếu kém trong công tác <br />
quản lý, sinh hoạt cũng như nhận xét, đánh giá, xếp loại giáo viên. <br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sự chuyển về chất, trình độ năng lực của một số ít giáo viên chưa đáp <br />
ứng được yêu cầu của sự đổi mới.<br />
<br />
Hiệu quả của đổi mới quản lý hoạt đông tổ chuyên môn không biểu <br />
hiện nhanh chóng nên dễ làm cho tổ trưởng chuyên môn nản lòng.<br />
<br />
Tâm lý của tổ trưởng chuyên môn ngại đổi mới vì đã quen với cách <br />
quản lý cũ tạo nên sự cản trở lớn trong tiến trình đổi mới quản lý của tổ <br />
chuyên môn.. <br />
<br />
Sức ỳ “Ngựa quen đường cũ”, của một số ít giáo viên ngại đổi mới vì <br />
nhiều nguyên nhân: như ngại vượt khó, ngại học tập về sự thay đổi, sợ mất <br />
thời gian, công sức…<br />
<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
<br />
Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhờ <br />
vậy mà giáo viên cũng như các tổ trưởng chuyên môn có rất nhiều thuận lợi <br />
trong việc thu thập tài liệu học tập nói riêng và quản lý hồ sơ tổ nói chung. <br />
<br />
Để hoạt động tổ có hiệu quả thì Tổ trưởng chuyên môn phải là người <br />
có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong <br />
tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử, phải <br />
biết tập hợp sức mạnh của toàn tổ;<br />
<br />
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối <br />
với công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, đã có phòng họp <br />
tổ riêng với đầy đủ máy móc, thiết bị giúp cho các đợt sinh hoạt chuyên môn <br />
của tổ đạt hiệu quả cao nhất là nghiên cứu các chuyên đề về đổi mới sinh <br />
hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, hay xem các video dạy mẫu <br />
của các lớp Vnen để tìm ra những cái hay cần học hỏi và rút kinh nghiệm <br />
trong quá trình dạy học từ đó nâng cao chất lượng của các đợt sinh hoạt tổ.<br />
<br />
12<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
a. Mục tiêu thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động tổ chuyên môn trong <br />
trường THCS Buôn Trấp nói riêng và các trường THCS trên địa bàn huyện <br />
nói chung.<br />
<br />
Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua của các giáo viên trong tổ<br />
<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho những giáo viên có năng lực vươn lên và <br />
cống hiến cho sự nghiếp giáo dục;<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học phát huy đầy đủ chức năng, <br />
nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THCS, tôi đã thực hiện các biện <br />
pháp cụ thể sau:<br />
<br />
* Biện pháp thứ nhất: <br />
<br />
Triển khai đầy đủ các văn bản của nhà trường đến các thành viên trong <br />
tổ: <br />
<br />
Tổ đã thành lập gmail riêng và thông báo đến các thành viên trong tổ, <br />
mọi kế hoạch hay thông báo liên quan đều đưa lên để các thành viên trong tổ <br />
nắm bắt kịp thời, đồng thời gmail của tổ cũng là nơi để giáo viên trong tổ trao <br />
đổi các thông tin, các thắc mắc trong quá trình dạy học.<br />
<br />
Tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. <br />
Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công <br />
giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề, ... Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên <br />
việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt.<br />
<br />
13<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Biện pháp thứ 2: <br />
<br />
Chỉ đạo các giáo viên trong tổ thảo luận các nội dung trọng tâm, các chỉ <br />
tiêu cần phấn đấu phù họp với chỉ tiêu tổ đăng ký thi đua trong năm học, bàn <br />
biện pháp để thực hiên, thông qua tổ để thảo luận thống nhất. Thảo luận các <br />
nội dung thi đua, các danh hiệu thi đua, vận động các thành viên trong tổ đăng <br />
ký các danh hiệu thi đua cá nhân và đăng ký tên các đề tài sáng kiến kinh <br />
nghiệm đối giáo viên đăng ký danh hiệu CSTĐ, giáo viên dạy giỏi các cấp, <br />
đồng thời thảo luận đăng ký danh hiệu thi đua của tổ.<br />
<br />
* Biện pháp thứ 3:<br />
<br />
Ngay từ đầu năm học tổ trưởng tổ chức họp tổ chuyên môn để thảo <br />
luận kế hoạch hoạt động, đặc biệt hoạt động giảng dạy và học tập của tổ.<br />
<br />
Thảo luận về các chỉ tiêu như:<br />
<br />
I Đối với học sinh:<br />
<br />
1 Duy trì và phát triển số lượng:<br />
<br />
Đi học chuyên cần: 99100%<br />
<br />
Duy trì sĩ số: 100% <br />
<br />
2 Chất lượng giáo dục toàn diện:<br />
<br />
a Hạnh kiểm: (Các lớp đăng ký cụ thể phía sau)<br />
<br />
Tốt: 8085%; Khá: 1520<br />
<br />
Hạn chế đến mức thấp nhất học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và <br />
yếu kém.<br />
<br />
<br />
14<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b Học lực: * Chất lượng bộ môn:<br />
Trung <br />
Giỏi Khá Yếu Kém Trên TB Dưới TB<br />
Lớp Sĩ số bình<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %<br />
Địa 6 320 75 23.4 80 25 153 47.8 12 3.8 0 0 308 96.2 12 3.8<br />
Địa 7 283 65 23 90 31.8 119 42 9 3.2 0 0 274 96.8 9 3.2<br />
Địa 8 288 67 23.3 89 30.9 122 42.4 10 3.4 0 0 278 96.8 10 3.2<br />
Địa 9 268 70 26.1 90 33.6 98 36.6 10 3.7 0 0 258 96.3 10 3.7<br />
Tổng 1159 277 23.9 349 30.1 492 42.5 41 3.5 0 0 1118 96.5 41 3.5<br />
Sử 6 320 69 21.5 117 36.6 122 38.1 12 3.8 0 0 308 96.2 12 3.8<br />
Sử 7 283 57 20.1 103 36.4 111 39.2 12 4.3 0 0 271 95.7 12 4.3<br />
Sử 8 288 62 21.5 96 33.3 118 41 12 4.2 0 0 276 95.8 12 42<br />
Sử 9 268 49 18.2 90 33.5 117 43.6 12 4.7 0 0 256 95.3 12 4.7<br />
Tổng 1159 237 20.4 406 35 468 40.5 48 4.1 0 0 1111 95.9 48 4.1<br />
GDCD 6 320 85 26.6 131 40.9 93 29 11 3.5 0 0 309 96.5 11 3.5<br />
GDCD 7 283 73 25.8 130 45.9 75 26.5 5 1.8 0 0 275 98.2 5 1.8<br />
GDCD 8 288 90 31.3 100 34.7 88 30.5 10 3.5 0 0 278 96.5 10 3.5<br />
GDCD 9 268 70 26.2 170 63.4 28 10.4 0 0 0 0 268 100 0 0<br />
Tổng 1159 318 27.4 531 45.8 284 24.6 26 2.2 0 0 1133 97.8 26 2.2<br />
<br />
* Chất lượng mũi nhọn:<br />
Môn Khố HSG cấp HSG HSG cấp Ghi chú<br />
i trường cấp tỉnh<br />
huyện<br />
Địa 9 10 5 4 Đ/C Tr Thủy<br />
Sử 9 10 5 4 Đ/C Lan Anh<br />
* Hạnh kiểm học sinh <br />
Trung <br />
Sĩ Tốt Yếu<br />
KháKém Trên TB Dưới TB<br />
Lớp bình<br />
số<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %<br />
7A3 29 26 89.6 3 10.3 0 0 0 0 0 0 29 100 0 0<br />
7A7 41 38 92.7 3 7.3 0 0 0 0 0 0 41 100 0 0<br />
<br />
15<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8A3 34 29 85.2 5 14.8 0 0 0 0 0 0 34 100 0 0<br />
8A4 32 24 75 8 25 0 0 0 0 0 0 32 100 0 0<br />
9A2 39 35 98.7 4 10.3 0 0 0 0 0 0 39 100 0 0<br />
9A3 39 33 84.6 6 15.4 0 0 0 0 0 0 39 100 0 0<br />
* Học lực học sinh.<br />
Trung <br />
Sĩ Giỏi Khá Yếu Kém Trên TB Dưới TB<br />
Lớp bình<br />
số<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %<br />
7A3 29 1 3.4 10 34.4 16 55.1 2 6.8 0 0 27 93.2 2 6.8<br />
7A7 41 12 29.2 27 65.9 2 4.9 0 0 0 0 41 100 0 0<br />
8A3 34 0 0 12 35.2 21 61.7 1 3.1 0 0 33 96.9 1 3.1<br />
8A4 32 2 6.3 13 40.6 15 46.8 2 6.3 0 0 30 93.7 2 6.3<br />
9A2 39 17 43.6 20 51.3 2 5.1 0 0 0 0 39 100 0 0<br />
9A3 39 3 7.6 16 41 20 51.4 0 0 0 0 39 100 0 0<br />
* Danh hiệu thi đua của tập thể lớp:<br />
Lớp DH tiên tiến Ghi chú<br />
7A3 X<br />
7A7 X<br />
8A3 X<br />
8A4 X<br />
9A2 X<br />
9A3 X<br />
<br />
<br />
<br />
II Đối với giáo viên:<br />
<br />
Phẩm chất đạo đức:<br />
<br />
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo <br />
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận <br />
động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng <br />
tạo”.Tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực” và các phong trào khác.<br />
<br />
16<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giảng dạy: GVG cấp trường: 9/9 GV (100%)<br />
<br />
Hồ sơ: đầy đủ và 100% hồ sơ xếp loại khá trở lên<br />
<br />
Dự giờ: 20 tiết trở lên/GV/ năm<br />
<br />
GV mới ra trường dưới 03 năm: 3035 tiết/ năm/ GV<br />
<br />
Thao giảng: 04 tiết/ năm/ GV (Trong đó ít nhất 02 tiết ứng dụng CNTT <br />
trong bài dạy)<br />
<br />
Đồ dùng dạy học: Tăng cường làm và sử dụng ĐDDH phục vụ các tiết <br />
dạy. Tổ phấn đấu có 01 đồ dùng dạy học có chất lượng phục vụ lâu dài, có <br />
hiệu quả và tham gia dự thi<br />
<br />
SKKN: đạt giải cấp trường: 10/10 sáng kiến<br />
<br />
Cấp huy ện: 04 sáng kiến (Trịnh Thủy, Hoan, L Anh, <br />
Sơn)<br />
<br />
Chuyên đề đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài <br />
học: 03 chuyên đề/ tổ/ năm học<br />
<br />
Tham gia các cuộc thi: Dạy học theo chủ đề tích hợp: 01 (Đạt giải A cấp <br />
huyện trở lên)<br />
<br />
* Danh hiệu cuối năm: <br />
<br />
+ Lao động Tiên Tiến: 10/10 Gv<br />
<br />
+ Chiến sĩ thi đua cơ sở: 0/42 (Thủy, Hoan, L Anh, <br />
Sơn)<br />
<br />
+ Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 0<br />
<br />
17<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TỔ CHUYÊN MÔN: Tiên tiến xuất sắc<br />
<br />
TỔ CÔNG ĐOÀN: Vững mạnh xuất sắc<br />
<br />
* Biện pháp thứ tư:<br />
<br />
Tổ chức hội thảo bàn về các biện pháp nâng cao chất lượng qua kết <br />
quả giảng dạy học tập của học kỳ 1 để thống nhất vận dụng kịp thời và <br />
đồng bộ trong học kỳ 2 nhằm nâng cao chất lượng học tập: <br />
<br />
* Đối giáo viên:<br />
<br />
+ Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em vào đầu giờ học, <br />
có kế hoạch xử phạt, ghi tên phê bình xếp loại trong sổ đầu bài đối học sinh <br />
không chuẩn bị bài.<br />
<br />
+ Thiết kế bài giảng khoa học sắp xếp hợp lý các hoạt động giáo viên và <br />
học sinh. Hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng, dẫn dắt gợi mở học sinh <br />
tìm hiểu, khám phá kiến thức, có trọng tâm, theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ <br />
năng chú ý bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, vận dụng sáng kiến thức đã <br />
học.<br />
<br />
+ Thực hiện nghiêm túc các tiết thí nghiệm thực hành <br />
<br />
+ Tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, tự giải quyết vấn đề<br />
<br />
+ Tổ chức dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình <br />
giáo dục phổ thông GV sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, <br />
tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều, dạy học thuần túy theo lối <br />
đọc – chép; chú trọng phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS <br />
và vai trò chủ đạo của GV trong quá trình dạy học.<br />
<br />
18<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác <br />
phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập; chú trọng tổ chức hợp <br />
lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều <br />
kiện cho HS tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.<br />
<br />
+ Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong đổi mới phương <br />
pháp giảng dạy, khuyến khích giáo viên sọan bài giảng điện tử để giảng dạy, <br />
khai tác tốt các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn; <br />
coi trọng thực hành, thí nghiệm; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến <br />
thức.<br />
<br />
+ Cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc <br />
nghiệm khách quan, không lạm dụng hình thức trắc nghiệm.<br />
<br />
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do <br />
Bộ GDĐT ban hành.<br />
<br />
+ Trong quá trình dạy học cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu <br />
vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp KTKN và biểu đạt chính <br />
kiến bản thân. <br />
<br />
+ Dự giờ thường xuyên đối các môn đang giảng dạy để rút kinh nghiệm.<br />
<br />
+ Tổ chức phụ đạo học sinh sinh yếu, kém.<br />
<br />
+ Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để quản lý tổ chức <br />
việc học phụ đạo yếu kém.<br />
<br />
+ GVCN tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa và các <br />
hoạt động đội trong nhà trường.<br />
<br />
+ GVBM phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giải quyết và khắc phục <br />
về nề nếp chất lượng học tập của các học sinh yếu kém. <br />
<br />
19<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Đối với học sinh:<br />
<br />
+ Chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ ở nhà theo yêu cầu của giáo viên bộ <br />
môn.<br />
<br />
+ Tổ chức truy bài đầu giờ, ban cán sự lớp điều hành lớp có nề nếp, có sự<br />
<br />
phân công cụ thể ghi nhận nhắc nhở, phản ánh giáo viên chủ nhiệm.<br />
<br />
+ Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội và của lớp đề ra.<br />
<br />
+ Phải chuẩn bị bài và tự xem bài vào các giờ chuyển tiết không tự ý ra <br />
khỏi lớp gây mất trật tự.<br />
<br />
+ Không được vắng học hoặc tự ý bỏ tiết.<br />
<br />
+ Tham gia phát biểu đóng góp xây dựng bài.<br />
<br />
+ Tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo yếu kém theo qui định.<br />
<br />
* Biện pháp thứ năm: <br />
<br />
Tổ chức học tập chuyên đề dạy học, hội giảng, thi GVDG các cấp. <br />
Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ý <br />
nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện đổi mới nội <br />
dung, chương trình, và phương pháp dạy học, theo hướng lấy học sinh làm <br />
trung tâm.<br />
<br />
* Biện pháp thứ sáu: <br />
<br />
Nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn.<br />
<br />
Tổ trưởng: Xây dựng kế hoạch, lập báo cáo hoạt động của tổ. Quản lý <br />
kế hoạch, phân phối chương trình của Giáo viên trong tổ. Tổ chức bồi dưỡng <br />
<br />
20<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của Giáo <br />
viên trong tổ. Ghi nhận tâm tư, nguyện vọng Giáo viên trong tổ tham mưu, đề <br />
xuất Hiệu trưởng giải quyết. Dự giờ nhiều hơn Giáo viên là thành viên trong <br />
Hội đồng giáo dục.<br />
<br />
Kiểm tra hồ sơ Chuyên môn Giáo viên ít nhất 1 lần/kỳ ký xác nhận <br />
trong giáo án mỗi lần kiểm tra. Ghi nhận các trường hợp giáo viên nghỉ, bỏ, <br />
trễ trong tháng, phân công dạy thay khi giáo viên nghỉ có phê duyệt của <br />
chuyên môn và lưu hồ sơ, tổ chức triển khai các quy định chuyên môn về các <br />
phong trào khác… Dự giờ báo cáo cho Hiệu trưởng những giáo viên chưa <br />
hoàn thành nhiệm vụ, năng lực giảng dạy còn hạn chế để có hướng xử lý.<br />
<br />
Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Tổ chuyên môn sinh <br />
hoạt mỗi tháng 2 lần. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của chuyên <br />
môn theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.<br />
<br />
Phó tổ trưởng: Tham mưu giúp tổ trưởng, xây dựng kế hoạch, lập báo <br />
cáo, ghi chép báo cáo mọi hoạt động của tổ.<br />
<br />
Dự giờ báo cáo cho tổ trưởng những giáo viên chưa hoàn thành nhiệm <br />
vụ, để có hướng xử lý. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.<br />
<br />
+ Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành <br />
chính như thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian <br />
họp tổ, 1/2 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung liên quan trực tiếp đến <br />
dạy học, như: thao giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện <br />
pháp nâng cao chất lượng dạy học; chuẩn bị cho việc đánh giá kiểm tra , <br />
xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp <br />
theo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học... yêu cầu tất cả các bài dạy <br />
đều được thống nhất trao đổi trong sinh hoạt. Rút kinh nghiệm qua bài kiểm <br />
tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ. Từ đó có phương pháp dạy học phù <br />
hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Thống nhất kiến thức trọng tâm <br />
21<br />
Giáo viên: Trịnh Thị Thủy Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp<br />
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
của từng chương, phần, chuẩn bị cho kiểm tra sắp tới (nếu có). Công tác bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…<br />
<br />
* Biện pháp thứ bảy: <br />
<br />
Tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời.<br />
<br />
Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người tổ trưởng phải <br />
luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể <br />
nói: người dạy học là giáo viên người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. <br />
Do đó trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người tổ trưởng phải <br />
luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của giáo viên. Đồng thời xếp <br />
thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác <br />
đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm <br />
nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Trên cơ sở kế hoạch <br />
của giáo viên, tổ trưởng và phó tổ trưởng xây dựng kế hoạch và các biện <br />
pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với <br />
học kỳ I công việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần <br />
19. Với cách làm này chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng <br />
vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy và học đi vào thực chất, không chạy <br />
the