intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

479
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường cấp THCS và cấp THPT. Đồng thời, nhằm cung cấp cho cán bộ quản lý (BGH, TTCM, và TPCM) của trường THPT Đông Thái một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị Dạy và Học của nhà trường. Mời quý thầy cô và cán bộ quản lý tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn

  1. SÔÛ GIAÙO DUÏC & ÑAØO TAÏO KIEÂN GIANG TRÖÔØNG TRUNG HỌC PHỔ THOÂNG ÑOÂNG THÁI SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM NGÖÔØI THÖÏC HIEÄN : ÑOÃ QUOÁC HUY Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Đông Thái NAÊM HOÏC : 2010 - 2011
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN Viết tắt Cụm từ, thuật ngữ được viết tắt BGH Ban Giám hiệu GV Giáo viên CNTT Công nghệ thông tin HS Học sinh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCM Tổ trưởng chuyên môn TPCM Tổ phó chuyên môn TCM Tổ chuyên môn TN.THCS Tốt nghiệp Trung học cơ sở TN.THPT Tốt nghiệp Trung học phổ thông SKKN Sáng kiến kinh nghiệm SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 2
  3. 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Về mặt lý luận : Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì nâng cao chât lượng hoạt động của TCM có ý nghĩa vô cùng quan trọng. SKKN này nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn của các biện pháp để nâng cao hoạt động của TCM (tổ chuyên môn) trong thời gian qua tại trường THPT Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, qua đó rút ra những kinh nghiệm để chỉ đạo hoạt động của TCM cho các tổ trưởng chuyên môn (TTCM) và BGH (Ban Giám Hiệu) nói chung cũng như bản thân tôi là Hiệu trưởng quản lý trường THPT Đông Thái nói riêng. - Về mặt thực tiễn: Trường THPT Đông Thái là trường có 2 cấp học (Cấp THCS và cấp THPT), hoạt động TCM của trường THPT Đông Thái trong thời gian qua tuy đạt được một số kết quả tốt nhưng vẫn còn một số bất cập cần phải khắc phục. Chính vì những lý do nêu trên tôi chọn SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn” 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua tổng kết, đánh giá hoạt động của TCM trong vài năm qua, người viết đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động TCM trong nhà trường có 2 cấp THCS và cấp THPT. Đề tài này nhằm cung cấp cho cán bộ quản lý ( BGH, TTCM và TPCM) trường THPT Đông Thái một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị Dạy và Học của nhà trường. 1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn” được người viết thực hiện tại trường Trung học phổ thông Đông Thái năm học 2010 - 2011. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 3
  4. Đề tài này chỉ nghiên cứu tổng kết những hoạt động của TCM của trường THPT Đông thái đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động của TCM của trường. Những trường có điều kiện tượng tự trường THPT Đông Thái (có 2 cấp THCS và THPT, thuộc vùng sâu...) có thể áp dụng một số biện pháp nêu trong đề tài. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu: Người viết tổng kết hoạt động TCM và đề ra Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THPT Đông Thái. Về vấn đề “Các biện pháp nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn” tại trường Trung học phổ thông Đông Thái từ trước đến nay chưa có SKKN nào về lĩnh vực này. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để viết SKKN này người viết đã dùng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Ngành giáo dục về những vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và TCM nói riêng; - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Dùng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, phỏng vấn, tọa đàm liên quan đến đề tài và lấy ý kiến các chuyên gia về mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp. - Phương pháp thống kê toán học. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 4
  5. 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì Quản lý Chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng, vì thế Hiệu trưởng phải tập trung trí tuệ và công sức vào lĩnh vực này mới mang lại thành công cho nhà trường. Tổ chuyên môn trong nhà trường giữ một vị trí vô cùng quan trọng bởi nó đảm nhận trực tiếp việc điều hành, theo dõi hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn ở một môn học hoặc một nhóm môn học nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi giáo viên trực tiếp bồi dưỡng, giúp đỡ nhau về chuyên môn nghiệp vụ là nơi trực tiếp đánh giá hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường, là nơi trực tiếp triển khai thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Về mặt nhiệm vụ, TCM được giao nhiệm vụ rất lớn, theo điều 16 của Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) : Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 5
  6. 2.2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT ĐÔNG THÁI: 2.2.1. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Đông Thái Trường THPT Đông Thái có 2 cấp học (THCS và THPT). Hiện nay có 37 lớp (15 lớp THPT và 22 lớp THCS). Về nhân sự, trường có 89 người. Về giáo viên, có 48 GV THCS và 30 GV THPT, tuy nhiên có một số ít GV THCS được phân công “dạy kê” các lớp THPT. Việc chia tổ chuyên môn thực hiện theo “chiều dọc” tức là chia theo môn, nhóm môn gồm cả 2 cấp, chưa đúng với Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ( sau đây gọi là Điều lệ trường năm 2007), cũng như Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Điều lệ trường năm 2011). Cả 2 văn bản này đều yêu cầu chia tổ theo từng cấp học. cụ thể : “ Điều 16. Tổ chuyên môn 1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng... ” Trong năm học vừa qua trường đã tiến hành chia thành 7 tổ: 1)Tổ Hành chính quản trị, 2)Tổ Văn - công dân cấp 2, 3)Tổ Toán – Lý – Tin - KTCN , 4)Tổ Hóa–Sinh–KTNN- Mỹ Thuật- AN, 5)Tổ Anh Văn, 6)Tổ Lịch sử - Địa lý- CD cấp 3 ; 7)Tổ Thể dục - Quốc Phòng. Tổ có nhân sự nhiều nhất là Tổ Toán –Lý –Tin: 22 người, tiếp theo là Tổ Văn - công dân cấp 2:19 người. Tổ có ít GV nhất là tổ Thể dục -Quốc Phòng có 05 người. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 6
  7. Về đội ngũ giáo viên hiện nay, trường có : thạc sĩ: 05 người (còn 01 người đang học và 01 chuẩn bị đi học), đại học 65 người; cao đẳng 18 người 2.2.2. Thực trạng về chất lượng học sinh và hoạt động tổ chuyên môn Chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 và tuyển sinh vào lớp 6 rất thấp: Bảng 1: Tổng hợp điểm thi các môn vào lớp 10 Năm học 2010 -2011 THPT An Biên THPT Đông Thái Điểm (D) TS thí sinh dự thi 452 TS thí sinh dự thi 198 Toán Anh Văn Toán Anh Văn D=0 90 0 2 2 0 0 0
  8. 6 THCS Hưng Yên 129 43 33.3 86 66.67 31 24.03 Cộng: 1286 526 40.9 760 353.9 396 30.79 Nguồn : Phòng GD An Biên Bảng 3: Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT; dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh và giải Quốc Gia 4 năm liền kề : TN. Đạt giải Năm học Đỗ TN.THPT Dự thi giải QG THCS vòng tỉnh 2006-2007 96,72% 73,44% (73,92) 2007-2008 95,21% 75,78% (76,13) 01 KK - Văn 2008-2009 87,27% 57,33% (60,06) 01 giải 3 – Địa lý 2009 -2010 89,05 % 76.19 % (74,72) 01 giải KK Sử Ghi chú : số trong ngoặc ( ) cột TN.THPT là tỉ lệ TN .THPT chung của tỉnh. * Học sinh của trường đậu đại học năm 2010 : 25 em/ 111 em dự thi bằng 22,52% (xếp thứ 5 toàn tỉnh) Bảng 4:Kết quả học tập học kỳ năm học 2010 -2011 T.Số HỌC LỰC HẠNH KIỂM HS LỚP cuối Giỏi Khá T.B Yếu Kém K.xl Tốt Khá T.B Yếu K.xl HKI 7 lớp 6 300 10 45 108 115 22 0 251 41 6 2 0 6 lớp 7 199 8 36 74 73 8 0 157 34 7 1 0 5 lớp 8 179 6 21 91 59 2 0 142 24 4 9 0 4 lớp 9 131 6 19 49 53 3 1 102 29 0 0 0 6 lớp 10 237 5 41 49 108 31 3 167 60 6 3 1 5 lớp11 167 4 29 63 54 17 0 140 23 4 0 0 4 lớp 12 149 6 23 76 41 2 1 136 10 1 1 1 22 lớp C2 809 30 121 322 300 35 1 652 128 17 12 0 15 lớp C3 553 15 93 188 203 50 4 443 93 11 4 2 T .Tr 37lớp 1362 45 214 510 503 85 5 1095 221 28 16 2 Về bồi dưỡng Học sinh giỏi năm 2010: thi Học sinh giỏi vòng huyện đạt tổng số 11 giải. Trong đó 2 giải nhất, 3 giải nhì, 1 giải ba và 5 giải khuyến khích. (đạt 50% trên tổng số học sinh tham dự. Toàn huyện chỉ có 2 giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba, và 39 giải khuyến khích). SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 8
  9. Học sinh học tham gia thi học sinh giỏi lớp 12 THPT năm 2010 - 2011: Tổng số học sinh tham dự 5 em. Kết quả có 01 học sinh dạt giải ba môn Lịch sử và được chọn thi cấp quốc gia (sau đó đạt giải KK Quốc Gia). Về kết quả hoạt động chuyên môn trong năm qua: theo đánh giá của Đoàn Thanh tra Sở Giáo dục thanh tra tại trường tháng 4/2010 như sau: “Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra toàn diện và dự giờ giáo viên của trường như sau: + Tổng số giờ dự: 54 tiết / 32 GV. trong đó: Giỏi 19; Khá 31; TB: 04. + Chia ra: * Tổng số tiết/giáo viên được thanh tra toàn diện: Trong đó: Giỏi: 16 (THPT) + 24 Khá (1 THCS) + 3 TB (1 THCS): *Tổng số tiết/giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm: 11 tiết/11 GV Trong đó: Giỏi: 3 (THCS) + 7 Khá (1 THPT) + 4 TB ( 2THPT). 1.Về Ưu điểm: - Nhà trường đã thực hiện khá đầy đủ các hoạt động gíáo dục theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo; tất cả giáo viên giảng dạy đúng tiến độ theo phân phối chương trình của Bộ và kế hoạch của Sở Giáo dục. - Nhà trường có tổ chức hội thảo để tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn văn hoá. - Nhìn chung giáo viên nắm kiến thức, kỹ năng khá vững, phương pháp có đổi mới theo yêu cầu tích cực. Giáo viên thực hiện khá tốt hồ sơ và quy chế chuyên môn. Giáo viên tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - Việc ra đề kiểm tra, chấm trả bài kiểm tra đúng quy định. Nhà trường có tổ chức kiểm tra học kì tập trung ở tất các các khối lớp và kiểm tra 1 tiết tập trung ở một số môn ở cấp THPT 2. Nhược điểm: - Kế hoạch chuyên môn của Phó hiệu trưởng chưa có giải pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện các chỉ tiêu chất lượng giáo dục. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 9
  10. - Công tác soạn giảng một số giáo viên chưa chú trọng, một số giáo viên còn sử dụng giáo án cũ chưa có bổ sung. - Sổ dự giờ, Sổ kế hoạch giảng dạy chưa thống nhất đồng bộ, nhìn chung, giáo viên dự giờ còn ít so với kế hoạch, dự giờ còn ít nhận xét rút kinh nghiệm. Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần chưa được sử dụng tốt, kế hoạch tháng còn mang tính hình thức, kế hoạch tuần chưa phản ánh thực tế tiết dạy, kế hoạch dạy học chưa có giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn. - Phương pháp giảng dạy có đổi mới nhưng chưa đi vào chiều sâu; nội dung sinh hoạt chuyên môn còn đơn giản, chủ yếu là phổ biến kế hoạch, chưa có nội dung cụ thể giúp đỡ học sinh yếu kém. Chưa thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Việc sử dụng thiết bị dạy học chưa được nhà trường và giáo viên quan tâm đúng mức, một số giáo viên không mượn đồ dùng dạy học… Nhà trường và các tổ chuyên môn đã xây dựng Kế hoạch dự giờ thăm lớp, mỗi giáo viên thực hiện 2 tiết dạy rút kinh nghiệm và dự giờ 4 tiết/HK. Kiểm tra toàn diện 2/3 giáo viên của tổ trong năm học. Từ đầu năm đến nay đã dự được 206 tiết, kể cả tiết thao giảng. Trong đó: Xếp loại Giỏi 128 tiết ; Giờ khá 20 tiết ; giờ trung bình 09, không xếp loại 47 tiết (23%)… Các giáo viên có đủ các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định: Bài soạn; Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần; Sổ dự giờ; Sổ chủ nhiệm… Giáo viên chủ nhiệm cập nhật điểm danh học sinh từng tháng…”. 2.2.3. Những bất cập trong hoạt động của tổ chuyên môn hiện nay của trường Trung học phổ thông Đông Thái: Việc chia tổ, hiện nay trường chia theo “chiều dọc”, ví dụ tất cả giáo viên toán (cả cấp 2 và cấp 3) vào chung một tổ không tách ra làm 2 tổ theo tinh thần của Điều 16 của Điều lệ trường năm 2011. Điều 16 của điều lệ qui định “Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 10
  11. 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”. -Việc dự giờ thăm lớp của BGH còn ít, nguyên nhân là trường nhiều lớp (37 lớp), lại chia ra 3 điểm cách xa nhau (điểm đầu và điểm cuối cách nhau 7 km), trường có 2 cấp học, BGH đi học tập nhiều. Nguyên nhân chủ quan là BGH chưa cố gắng sắp xếp để dự giờ giáo viên. - Khâu quản lý, kiểm tra ra đề thi của BGH cũng như tổ chuyên môn chưa sâu sát theo tinh thần của Công văn 79/SGD&ĐT-GDTrH&TX ngày 29/3/2011 của Sở Giáo dục & Đào Tạo Kiên Giang Về việc triển khai và biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thu viện câu hỏi. - Ban giám hiệu chưa chú ý dự họp chuyên môn với các tổ CM. Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) dự giờ chưa đạt 01 tiết dạy/giáo viên/năm học cũng như kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM. - Việc thực hiện kế hoạch của các tổ đề ra chưa đạt yêu cầu, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các TCM chưa được TTCM cũng như BGH chú ý đúng mức. - Đối với TTCM và TPCM một số tổ chưa dự giờ đủ theo qui dịnh (theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009, ở điều 7, tiêu chuẩn 4 có quy định : việc dự giờ đối với Tổ Trưởng, Tổ phó ít nhất 4 tiết/GV; giáo viên dạy hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức: 2 tiết dạy/học kỳ; đi dự giờ đồng nghiệp : 2 tiết /tháng,…). - Giáo viên chưa tích cực dự giờ - Về phòng học bộ môn, trường không có, không đáp ứng Quy định về phòng học bộ môn (Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Công tác chính trị tư tưởng: việc chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện Chỉ thị 06/CT/TƯ ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, gắn với cuộc vận động “ Hai không” và cuộc vận động “ Mỗi SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 11
  12. thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” chưa được chú ý đúng mức trong việc triển khai cho GV. - Ứng dụng CNTT trong dạy học còn yếu vì trình độ của GV và cơ sở vật chất phục vụ cho lĩnh vực này còn thiếu nhiều. - Thực hành thí nghiệm còn ít do GV chưa chú ý và phòng thực hành không có. - Phong trào làm đồ dùng dạy học chưa được GV hưởng ứng nhiệt tình. 2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN: 2.3.1 Chọn tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn: Để cho TCM hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thì khâu chọn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của các tổ là rất quan trọng, đặc biệt là đối với trường có nhiều giáo viên, BGH không thể “bao” việc được. Cách chọn TTCM và TPCM năm qua như sau: Đối với TTCM, Hiệu trưởng tham khảo giáo viên, BGH và xin ý kiến Chi ủy Chi bộ trước khi quyết định. Riêng đối với TPCM, Hiệu trưởng giao cho TTCM lựa chọn và cho tổ viên bỏ phiếu lựa chọn. Việc cử TTCM và TPCM được thực hiện hàng năm vào đầu năm học (sau khi thi lại). Với cách làm như vậy đa số giáo viên hài lòng. 2.3.2. Chia tổ chuyên môn: Việc chia tổ chuyên môn đúng có ý nghĩa quan trọng theo Quy chế công nhận trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia ban hành theo Thông tư số 06 /2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Các tổ bộ môn được thành lập và hoạt động theo đúng các qui định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”. Những năm trước đây chia theo cấp học (cấp 2 riêng, cấp 3 riêng), từ năm học 2010-2011 chia theo “chiều dọc” chung cho 2 cấp , cách chia này chưa đúng với Điều 16 của Điều lệ Trường năm 2011. Cách chia tổ như vậy có thuận lợi dễ phân công giao viên, dễ điều hành giảng dạy, tuy nhiên khó cho khâu SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 12
  13. quản lý (dự giờ, duyệt giáo án, sinh hoạt chuyên đề...) cho TTCM. Khi họp nhiều phải tách nhóm. 2.3.3.Xác định vai trò của tổ chuyên môn : Trong hoạt động của nhà trường, Ban Giám Hiệu thường xuyên xác định nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn, cụ thể “Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu” - trích Điều 16 của Điều lệ Trường năm 2011 Qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ Trưởng tổ chuyên môn, ngày 24 tháng 9 năm 2009 Hiệu trưởng trường THPT Đông Thái đã ban hành Quyết định số 01/QĐ –THPT, quyết định này nêu: “ Căn cứ điều 16 điều lệ trường THCS & trường THPT có nhiều cấp học theo QĐ Số 07/2007/QĐ-BGD ngày 02/4/2007 của Bộ truởng Bộ GD&ĐT, Hiệu trưởng trường THPT Đông Thái qui định nhiệm vụ và quyền hạn của (TTCM) như sau: 1) TTCM có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và báo cho BGH duyệt. 2) TTCM chịu trách nhiệm triển khai các văn bản của BGH và của cấp trên cho tổ viên (TV ). 3) Bồi dưỡng TV về tư tưởng chính trị, nghiệp vụ chuyên môn theo các chuyên đề. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 13
  14. 4) Chủ trì các cuộc họp của TCM, triển khai sự chỉ đạo của BGH và cấp trên tới tổ viên. 5) Bố trí dạy thay cho TV theo qui định. 6) Kiểm tra hồ sơ, sổ sách CM của TV (giáo án, phiếu BG, kế hoạch giảng dạy tuần, sổ dự giờ, điểm trong sổ ghi tên ghi điểm) và thực hiện kiểm tra chéo với tổ khác khi BGH yêu cầu. 7) Dự kiến phân công GVCN, phân công giảng dạy sau khi tham khảo ý kiến GV trong tổ. Trình BGH; đề xuất đổi GV giảng dạy khi thấy cần thiết. 8) Tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng. 9) Theo dõi việc lên lớp, sử dụng đồ dùng dạy học, hội họp và các họat động ngoài giờ của TV. 10) Tổ chức việc ra đề cương và kiểm tra đề thi , đáp án và ma trận đề thi trong các kỳ thi học kì 11) Dự kiến xếp loại TV và xếp loại thi đua của TV sau khi bàn bạc với TV để báo BGH 12) Hàng tháng báo cáo hoạt động của tổ CM cho BGH vào cuối tháng 13) Được phép phê bình TV trong tổ khi TV vi phạm các qui định của tổ và nhà trường; đề xuất mức kỷ luật GV và được quyền dự xét kỷ luật TV 14) Đảm nhận một số một số việc khác khi BGH giao 15) Tổ phó CM có trách nhiệm giúp đỡ TTCM thực hiện các nhiệm vụ trên theo sự phân công của TTCM và chịu trách nhiệm trước TTCM và trước cấp trên. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ,TTCM có quyền trưng dụng TV thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.3.4. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn : BGH hướng dẫn cho các TCM xây dựng kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần và kế hoạch chuyên đề. Ví dụ Kế hoạch năm học của các TCM phải nêu được các phần sau đây: Phần thứ nhất: Đánh giá sơ bộ kết quả năm học trước, đặc điểm tình hình của TCM, thống kê về tình nhân sự của tổ, thuận lợi, khó khăn (về GV, HS...), phân công chuyên môn. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 14
  15. Phần thứ hai : Chỉ tiêu phấn đấu của tổ Kết quả học tập (hạnh kiểm, học lực, lên lớp thi tốt nghiệp, học sinh giỏi các cấp...) của các học kỳ và cả năm học. Phần thứ ba : Những hoạt động và biện pháp chính trong năm : - Những qui định của tổ đối với tổ viên để thực hiện tố qui chế chuyên môn và nhiệm vụ năm học ( thực hiện chương trình, các tiết thực hành, thí nghiệm, các loại hồ sơ, cách ra đề kiểm tra, tiến độ chấm trả bài, cho điểm, hội họp, thi đua...) - Những hoạt động nâng cao chất lượng (thao giảng, dự giờ, chuyên đề, SKKN) - Kế hoạch kiểm tra chuyên môn của giáo viên (kiểm tra hồ sơ, dự giờ, thanh tra toàn diện) - Kế hoạch xây dựng đội ngũ (cử đi học các lớp, thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh) - Các hoạt động ngoại khóa Phần thứ tư : Kế hoạch từng tháng ( nêu rõ từng tháng làm cái gì, làm thế nào, ai chịu trách nhiệm chính, thời điểm bắt đầu và kết thúc...) Phần thứ 5 : Các hoạt động ngoại khóa: 2.3.4.Thực hiện chính sách đối với chức danh lãnh đạo tổ chuyên môn : Phụ cấp trách nhiệm của TTCM và TPCM thực hiện theo Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT, ngày 08/12/2005, cụ thể tổ trưởng 0,25 ; tổ phó 0,15. 2.3.5. Xây dựng thời gian họp và nội dung tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn - nhóm bộ môn Trường qui định thời gian họp của các tổ chức trong trường như sau : Chiều thứ 5 tuần đầu của tháng họp Chi bộ + Hội đồng giáo dục ; Chiều thứ 5 tuần hai của tháng họp TCM ; Chiều thứ 5 tuần ba của tháng họp giáo viên và GV chủ nhiệm ; Chiều thứ 5 tuần tư của tháng họp TCM. (Các buổi họp trên tiến hành sau tiết 2 ) Về nội dung sinh hoạt TCM có các phần chính như sau : SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 15
  16. - Kiểm điểm lại việc thực hiện nề nếp, qui chế chuyên môn của tổ, của từng thành viên. - Bàn các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, các nội dung mới và khó của chương trình, xác định kiến thức chuẩn cho từng bài, chương theo khung chương trình được ban hành theo QĐ16/2005/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT, xây dựng ngân hàng đề, phụ đạo học sinh yếu kém, dạy học tự chọn, rút kinh nghiệm các giờ thao giảng, thông qua lịch dự giờ, thao giảng…trong tháng, bàn nội dung ôn tập, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì. Đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí bàn bạc thống nhất nội dung dạy học phần địa phương. - Các chuyên đề dạy học tự chọn đã được tổ thẩm định và Hiệu trưởng phê duyệt trước khi tổ chức dạy học, và thực hiện thống nhất trong toàn tổ. - Triển khai các văn bản của cấp trên khi Hiệu trưởng yêu cầu. - Dự kiến phân công giảng dạy (đầu năm, hoặc khi thay đổi thời khóa biểu), dạy thay. - Đối với các tổ chuyên môn ghép của nhiều môn: Dành nhiều thời gian để các nhóm bộ môn tổ chức sinh hoạt. 2.3.6. Qui định về hồ sơ của tổ chuyên môn : Đối với tổ chuyên môn phải có Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn. Đối với giáo viên cần phải có các hồ sơ : Giáo án (bài soạn); Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân; Phiếu báo giảng ; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp). 2.3.7. Bồi dưỡng giáo viên : Thời gian qua trường đã tích cực đưa GV đi bồi dưỡng, kết quả hiện nay trường có: thạc sĩ: 05 người ( còn 01 người đang học và 01 chuẩn bị đi học), Đại học : 65 người; Cao đẳng 16 người. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 16
  17. 3. KẾT LUẬN 3.1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA 3.1.1. Hoạt động của các tổ chuyên môn phải thực hiện đúng các qui định Chuyên môn của ngành : Hoạt động TCM phải thực hiện đúng các văn bản của các cấp về chuyên môn như: Điều lệ trường phổ thông; Hướng dẫn thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh trung học và sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm số 11167 /BGDĐT-GDTrH, ngày 05 tháng 10 năm 2006 củaVụ Giáo dục Trung học; Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BDGĐT ngày 05/10/2006 và Quyết định Số: 51/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Qui định về Đạo đức Nhà giáo (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;Kế hoạch năm học của Sở GD, của trường; Công văn 112/SGD&ĐT-GDTrH-TX ngày 24/7/2009 của Sở GD Về việc qui định hồ sơ trong nhà trường .v.v 3.1.2. Về chia tổ chuyên môn: Ở trường THPT Đông Thái những năm học tới nên chia tổ theo tinh thần của Điều 16 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Điều 16 của điều lệ qui định “Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 17
  18. trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”. Theo tham khảo của một số cán bộ của Sở GD& ĐT Kiên Giang thì trường 2 cấp học nên thành lập tổ chuyên môn riêng cho từng cấp học để thuận lợi trong sinh hoạt chuyên môn và quản lý. Nếu ở cấp THCS số lượng giáo viên từng môn quá ít, khó sinh hoạt chuyên môn thì thành lập tổ chuyên môn ghép ở cấp THCS (Văn, Sử, Địa, Công dân....). Hoặc nhập giáo viên cấp THCS về Tổ chuyên môn cấp THPT. Theo thăm dò 66 cán bộ quản lý và GV của trường THPT Đông Thái thì có 43 ý kiến cho rằng nên tách tổ theo 2 cấp, 16 ý kiến đề nghị để chung tổ theo 2 cấp và 7 ý kiến còn phân vân không biết chia theo kiểu nào hợp lý hơn. Riêng CBQL (BGH, TTCM) có 7/8 người đề nghị tách riêng tổ theo 2 cấp. Theo tôi, năm học tới để dễ quản lý, phân công giảng dạy trường THPT Đông Thái có nên chia thành 08 tổ chuyên môn như sau: 1. Tổ Toán – Lý- Tin – CN cấp THCS (11 người); 2. Tổ Toán – Lý- Tin – KTCN cấp THPT (10 người); 3. Tổ Văn THPT ( 06 người); 4. Tổ Văn – CD THCS (13 người); 5. Tổ Sử- Địa – CD THPT (10 người) ; 6. Tổ Anh Văn (09 người); 7. Tổ Hóa- Sinh - MT-AN- KTNN (THPT)- Nghề (14 người); 8. Tổ Thể dục –QP (05 người). Ngoài các TCM trên còn 01 tổ Hành chính quản trị. Việc chia tổ như trên tuy có nhiều thuận lợi nhưng vẫn còn một số điểm bất cập như vẫn phải điều một số GV ở môn Văn và môn Toán ở tổ cấp 2 lên dạy một số tiết ở cấp 3. 3.1.3. Chọn tổ trưởng và tổ phó chuyên môn: Phải chú ý chọn được những GV có đủ phẩm chất và năng lực đảm đương được nhiệm vụ. Muốn vậy phải căn cứ Điều 16 của Điều lệ Trường năm 201. Điều 16 SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 18
  19. của điều lệ này qui định “Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”. … ……………….. Như vậy, trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn Hiệu trưởng xin ý kiến của BGH và cân nhắc trước khi quyết định. Không nhất thiết chọn GV có phiếu bầu cao nhất để chọn TTCM, tuy nhiên khi chọn GV có phiếu bầu thấp hơn phải có sự đồng thuận cao của BGH. Thực tế thời gian qua, chúng tôi tiến hành chọn TTCM và TPCM theo 2 cách: Chọn TTCM dựa trên tham khảo ý kiến của GV, BGH và xin ý kiến Chi ủy chi bộ sau đó Hiệu trưởng quyết định. Chọn TPCM, Hiệu trưởng cho các tổ bầu phiếu kín kết hợp với phiếu của BGH để quyết định (chọn người có số phiếu cao hơn). Theo điều tra trên 66 CBQL và GV của trường thì 28 người đồng ý cách chọn như năm học vừa qua (trong đó có 6/7 CBQL đồng ý cách này); có 22 người cho rằng nên để cho GV bầu chọn và 13 GV đề nghị nên để Hiệu trưởng cử. Theo thăm dò trên 66 CBGV của trường, về phẩm chất, năng lực của TTCM được ưu tiên chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Bảng 5: xếp hạng các phẩm chất và năng lực của của tổ trưởng chuyên môn Quan PHẨM Đạo Ý thức Vui vẻ, Tập Học Tuổi Dạy Công tâm Dân CHẤT đức kỉ luật hòa hợp tổ vị nghề giỏi bằng giúp chủ N.LỰC tốt tốt đồng viên cao cao đỡ Xếp thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3.1.3. Một số biện pháp khác: - Ban Giám Hiệu cần quan tâm dự giờ GV, giảm bớt hoạt động hành chính sự vụ. - Đánh giá, xếp loại giáo viên cần bám sát vào các văn bản sau: + Quyết định 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/03/2006; + Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học (theo thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 19
  20. + Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xếp loại cơ sở GD và GV; + Văn bản hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của BGD&ĐT Về xếp loại giờ dạy GV; +Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB về Đánh giá, xếp loại viên… - Công tác quản lý nền nếp của Hiệu trưởng và P.Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cần phải tiến hành chặt chẽ hơn, tránh giao khoán cho TTCM. - Tăng cường kiểm tra nội bộ cũng như kiểm tra việc giảng dạy của GV đi vào chiều sâu, chất lượng. - Cần tăng cường chỉ đạo tốt các TCM áp dụng tốt hơn việc đổi mới phương pháp giảng dạy. - Việc phân công công việc cho GV phải đúng nhiệm vụ, chức năng của họ và phải cho họ tham gia, có ý kiến về phân công nhiệm vụ trước khi có quyết định. - Bồi dưỡng GV: BGH cần có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng GV cả về chính trị lẫn chuyên môn, nghiệp vụ. - Bồi dưỡng TTCM và TPCM: BGH cần tạo điều kiện và ưu tiên cho đối tượng này đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị nếu có điều kiện. Bộ GD & ĐT đã có chủ trưởng về vấn đề này. Theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT, ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Qui chế công nhận trường Chuẩn Quốc gia, để đạt trường chuẩn Quốc gia thì tổ chuyên môn phải “Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn » 3.2. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Sáng kiến kinh nghiệm đã tổng kết công tác chỉ đạo hoạt động của TCM tại trường THPT Đông Thái trong 2 năm gần đây, nêu lên những kết quả của hoạt động của TCM đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như những mặt làm được trong hoạt động của TCM. SKKN nang cao hoat dong TCM_ dong thai. Người viết Đỗ Quốc Huy Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2