SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở <br />
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT<br />
<br />
A. Đặt vấn đề:<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THCS. Các tổ <br />
chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các tổ chức đoàn <br />
thể trong trường để thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của <br />
nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tổ chuyên <br />
môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó <br />
trọng tâm là hoạt động dạy và học.<br />
Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải <br />
tập trung dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng <br />
cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của giáo <br />
viên.<br />
Đặc biệt, tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững <br />
tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, <br />
kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của <br />
người giáo viên trong nhà trường.<br />
2. Lịch sử của đề tài:<br />
Đây là vấn đề đã được nhiều người nghiên cứu nhưng vẫn còn chung <br />
chung và chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và làm <br />
theo hướng dẫn của lãnh đạo nhà trường chứ chưa thật sự chủ động sáng tạo <br />
trong công tác lãnh đạo và hoạt động của tổ.<br />
3. Phạm vi của đề tài:<br />
Nhằm đổi mới nhận thức của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên, tạo <br />
cho giáo viên có thói quen làm việc khoa học và tinh thần tự bồi dưỡng <br />
chuyên môn. Định hướng cho tổ trưởng chuyên môn việc nâng cao chất lượng <br />
sinh hoạt chuyên môn của tổ. Có phương pháp chỉ đạo chuyên môn khoa học <br />
và tham mưu hiệu với BGH về nhiệm vụ được phân công. <br />
4. Phương pháp nghiên cứu: <br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc chỉ đạo xây dựng tổ chuyên môn ở <br />
trường THCS. Dựa trên những cơ sở khoa học đã được khẳng định của các <br />
nhà nghiên cứu.<br />
Phân tích thực trạng công tác chỉ đạo xây dựng tổ chuyên môn ở trường <br />
THCS Ly TTh ́ ường Kiệt. Tìm ra những thành công cần phát huy và các tồn <br />
tại, hạn chế cần khắc phục. Từ đó giúp định hướng cho kế hoạch xây dựng <br />
và hoàn thiện nhiệm vụ tổ chưc ho ́ ạt động chuyên môn của các tổ trong nhà <br />
trường. <br />
B. Nôi dung: <br />
̣<br />
<br />
<br />
1<br />
1. Thực trang:̣<br />
Tổ chuyên môn của trường THCS Lý Thường Kiệt được chia làm 6 tổ <br />
gồm: Toán Lý Tin, Văn GDCD, Tiếng Anh Công nghệ, Sinh Hóa, Sử <br />
Địa, Âm nhạc Mĩ thuật Thể dục. Tổ trưởng chuyên môn của 6 tổ cơ bản <br />
đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao. Tổ trưởng chuyên môn luôn <br />
nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp quản lý hiệu quả. Thường xuyên học <br />
hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có ý thức tự học, tự rèn.<br />
Tuy nhiên vẫn còn một ít tổ trưởng còn làm việc một cách máy móc, <br />
nặng về hình thức, chưa mạnh dạn đổi mới công tác quản lý của tổ dẫn đến <br />
hiệu quả công việc chưa cao. <br />
2. Giai phap:<br />
̉ ́<br />
Để quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn, người tổ trưởng phải <br />
làm tốt một số công việc như sau:<br />
2.1. Xác định được chức năng và nhiệm vụ của tổ chuyên môn.<br />
a. Chức năng của tổ chuyên môn:<br />
Giúp hiệu trưởng điều hành và thực hiện hoạt động nghiệp vụ sư <br />
phạm, trực tiếp quản lý hoạt động của giáo viên trong tổ.<br />
Chức năng quản lý hoạt động của giáo viên trong tổ một cách trực <br />
tiếp đòi hỏi người tổ trưởng phải hiểu rõ, nắm bắt từng thành viên trong tổ <br />
mà mình quản lý về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ <br />
sư phạm. Tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng dạy và <br />
học của các môn học mà tổ phụ trách.<br />
b. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:<br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ.<br />
Hướng dẫn xây dựng và quàn lý kế hoạch cá nhân của giáo viên theo <br />
kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế <br />
hoạch năm học của trường.<br />
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ <br />
thông qua việc dự giờ thăm lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn.<br />
Tổ chức kiểm tra, tham gia đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ <br />
của giáo viên theo kế hoạch của trường, của tổ và của cá nhân từng giáo viên, <br />
xếp loại các thành viên của tổ theo quy định.<br />
Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.<br />
c. Đổi mới công tác quản lý tổ chuyên môn:<br />
Để quản lý tổ chuyên môn có hiệu quả thì tổ trưởng cần phải đổi mới <br />
về tư duy, phương thức quản lý tổ chuyên môn. Cụ thể như:<br />
Đổi mới tư duy quản lý: Chuyển từ tư duy quản lý mệnh lệnh hành <br />
chính sang quản lý chủ yếu bằng pháp luật.<br />
Đổi mới phương thức quản lý: Chuyển từ một chiều, từ trên xuống <br />
sang tương tác, lấy con người làm trung tâm.<br />
Đổi mới cơ chế quản lý: Chuyển từ tập trung sang phân cấp, dân chủ, <br />
tự chủ và tự chịu trách nhiệm. <br />
<br />
2<br />
2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:<br />
a. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:<br />
Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn giúp cho tổ trưởng chuyên môn:<br />
Tập trung vào các nhiệm vụ mà nhà trường đặt ra cho tổ chuyên môn, <br />
làm rõ hơn phương hướng hoạt động của nhà trường trong kế hoạch, tránh <br />
được những hoạt động lãng phí.<br />
Nắm vững các hoạt động của tổ chuyên môn để phối hợp với các bộ <br />
phận khác trong nhà trường giảm được sự chồng chéo công việc.<br />
Thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, <br />
đánh giá các hoạt động và kết quả đạt được, giúp tổ chuyên môn có sự thay <br />
đổi, biến đổi tiến tới trạng thái mới về chất.<br />
Kết nối được sự nỗ lực của các thành viên, phát triển tinh thần làm <br />
việc tập thể nhờ đó thống nhất mọi hoạt động của tổ chuyên môn để thực <br />
hiện tốt và sáng tạo nhiệm vụ đặt ra trong năm học.<br />
Hình dung rõ ràng mọi việc tổ chuyên môn sẽ làm trong năm học, tà <br />
đó chủ động và tự tin hơn trong điều hành công việc.<br />
Nâng cao vai trò quản lý của mình trong tổ chuyên môn.<br />
b. Nguyên tắt xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn:<br />
Khi xây dựng kế hoạch, tổ trưởng chuyên môn cần phải tuân thủ các <br />
nguyên tắc sau:<br />
Tính mục địch: Khi xây dựng kế hoạch tổ trưởng chuyên môn cần <br />
phải xác định rõ nhiệm vụ cần phải giải quyết, kết quả tổ chuyên môn mong <br />
muốn đạt được, các hoạt động hay công việc mà tổ chuyên môn cần thực <br />
hiện các nguồn lực cần thiết đã được tổ chuyên môn bàn bạc thống nhất và <br />
hướng tới lợi ích rõ ràng.<br />
Tính khoa học: Xây dựng kế hoạch phải thông qua việc phân tích tình <br />
hình một cách đầy đủ, chính xác để chỉ rõ được các nguyên nhân thành công <br />
và thất bại ở kì kế hoạch trước, đánh giá được tác động của các yếu tố đến <br />
việc thực hiện kế hoạch ở giai đoạn trước. Các số liệu phải được thu thập <br />
từ tổng kết ở kỳ kế hoạch trước.<br />
Tính đo được: Xây dựng kế hoạc cần đưa ra được các chỉ tiêu chính <br />
xác, cần chuẩn mực, rõ ràng.<br />
Tính hệ thống và nhất quán: Kế hoạch tổ chuyên môn nhằm thực <br />
hiện kế hoạch của nhà trường, có kế hoạch tương hỗ với kế hoạch các tổ <br />
chuyên môn và các bộ phận khác trong nhà trường.<br />
Tính thực tiễn và khả thi: Kế hoạch được xây dựng phải phù hợp với <br />
tình hình thực tế, năng lực thực hiện và khả năng có thể có từ nguồn lực của <br />
nhà trường và tổ chuyên môn.<br />
Tính dân chủ: Kế hoạch phải được sự bàn bạc và thống nhất cao từ <br />
các thành viên trong tổ. Những công việc cụ thể, tiến bộ, nguồn lực phải nêu <br />
rõ và được hiệu trưởng phê duyệt.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Tính linh hoạt: Trong thực tế, kế hoạch có thể không thực hiện đúng <br />
như dự kiến vì các phát sinh hoặc biến đổi của môi trường. Do đó, cần linh <br />
hoạt phát hiện điểm không phù hợp của kế hoạch tổ chuyên môn để điều <br />
chỉnh kịp thời về mục tiêu, nhiệm vụ và việc khai thác, sử dụng nguồn lực.<br />
c. Các bước xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn:<br />
Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học.<br />
Bước 2: Lấy ý kiến của các thành viên trong tổ về nội dung dự thảo <br />
kế hoạch.<br />
Bước 3: Chỉnh sửa bản dự thảo thành kế hoạch của tổ.<br />
Bước 4: Gởi kế hoạch cho hiệu trưởng phê duyệt.<br />
Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch.<br />
2.3. Tổ trưởng chuyên môn quản lý hoạt động dạy học:<br />
a. Nhiệm vụ của hoạt động dạy học:<br />
Để quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn <br />
phải nắm vững nhiệm vụ của hoạt động dạy và học cụ thể như sau:<br />
Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học <br />
phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam về tự nhiên xã <br />
hội – nhân văn, đồng thời rèn luyện cho các em hệ thống kỹ năng, kỹ xảo <br />
tương ứng.<br />
Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành phát triển năng lực và những <br />
phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.<br />
Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa <br />
học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung.<br />
b. Quản lý giáo viên việc chuẩn bị giờ dạy:<br />
Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch năm học.<br />
Chỉ đạo giáo viên soạn giáo án của từng bài cụ thể như:<br />
+ Cách xác định mục tiêu bài dạy gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ <br />
của từng bài.<br />
+ Xác định được nội dung của bài: Giáo viên xá định trọng tâm kiến <br />
thức của bài, phân tích được kiến thức và kĩ năng nào học sinh cần nắm vững <br />
ngay tại lớp, những kiến thức nào học sinh có thể tự học ở nhà.<br />
+ Xác định hình thức và phương pháp học.<br />
Kiểm tra giáo án của giáo viên:<br />
+ Hàng tuần tổ trưởng phải kiểm tra việc soạn bài của giáo viên trong <br />
buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.<br />
+ Kiểm tra sổ báo giảng của giáo viên cho tuần sau.<br />
Quản lý giờ dạy của giáo viên trên lớp: Tổ trưởng phải có kế hoạch <br />
dự giờ của giáo viên trong tổ cả năm học căn cứ vào tình hình thực tế tình <br />
hình đội ngũ của tổ. Tổ chức việc dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên <br />
trong phạm vi tổ. Thường xuyên thao giảng để các giáo viên trong tổ trao đổi <br />
kinh nghiệm giảng dạy, bàn bạc về đổi mớp phương pháp và hình thức dạy <br />
học. Quy trình của một tiết dự giờ gồm các bước như sau:<br />
<br />
4<br />
+ Chuẩn bị dự giờ.<br />
+ Tiến hành dự giờ.<br />
+ Phân tích và đánh giá gờ dạy của giáo viên.<br />
+ Trao đổi với giáo viên.<br />
c. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.<br />
Để quản lý tốt công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh <br />
người tổ trưởng cần thực hiện một số biện pháp sau:<br />
Xây dựng kế hoạch việc tổ chức ôn tập kiến thức trọng tâm cho học <br />
sinh, chú ý bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi, đồng thời <br />
củng cố kiến thức cho học sinh yếu kém.<br />
Tổ chức cho giáo viên trong tổ nghiên cứu, nắm vững các quy định về <br />
kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập của học sinh.<br />
Đảm bảo tất cả các đề kiểm tra đều được chuẩn bị kĩ và có đáp án <br />
kèm theo, tuyệt đối không cho điểm theomcamr tính.<br />
Kiểm tra công việc giáo viên làm khi kiểm tra kết quả học tập của <br />
học sinh, yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường <br />
về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (chấm bài, vào điểm, xếp <br />
loại và đánh giá năng lực học tập của học sinh).<br />
Báo cáo tình hình thực hiện lịch kiểm tra trong tổ hàng tháng.<br />
d. Quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu kém:<br />
Việc phụ đạo học sinh yếu kém là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo <br />
chất lượng dạy học từng bộ môn cũng như chất lượng của nhà trường vì vậy <br />
tổ trưởng chuyên môn cần coi trọng công tác phụ đạo học sinh yếu kém. <br />
Muốn thực hiện tốt điều này, tổ trưởng chuyên môn cần thực hiện một số <br />
công việc như sau:<br />
Hướng dẫn giáo viên lập danh sách học sinh có học lực yếu kém, xác <br />
định mức độ và nguyên nhân yếu kém môn học đối với mỗi học sinh.<br />
Xây dựng kế hoạch giupsx đỡ học sinh yếu kém và trình hiệu trưởng <br />
phê duyệt.<br />
Lựa chọn và phân công giáo viên có đủ năng lực, có tinh thần trách <br />
nhiệm cao phụ đạo học sinh yếu kém.<br />
Xây dựng chương trình, nội dung dạy học phụ đạo phù hợp với khả <br />
năng tiếp thu của học sinh.<br />
Tổ chức lớp phụ đạo theo khối lớp, thực hiện đúng thời khóa biểu do <br />
nhà trường sắp xếp.<br />
Kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong từng giai đoạn (hàng <br />
tháng, học kì).<br />
e. Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:<br />
Tổ chức tuyển chọn, phát hiện học sinh năng khiếu bộ môn, lập danh <br />
sách học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
Tham gia xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
Xây dựng chương trình và nội dung bồi dưỡng.<br />
<br />
5<br />
Phân công giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi.<br />
Tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường để tuyển chọn học sinh giỏi <br />
tham gia thi học sinh giỏi vòng huyện.<br />
g. Quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ:<br />
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về nhiệm vụ chuyên môn của cấp <br />
trên về chỉ đạo công tác chuyên môn.<br />
Các kế hoạch của tổ.<br />
Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn.<br />
Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh.<br />
Tư liệu về các hoạt động của tổ chuyên môn.<br />
Tổ trưởng hướng dẫn giáo viên trong tổ thực hiện tốt các loại hồ sơ <br />
chuyên môn của giáo viên theo công văn 929 của PGDĐT về việc hướng dẫn <br />
hệ thống hồ sơ sổ sách cấp THCS.<br />
Kế hoạch của tổ và cá nhân.<br />
Giáo án.<br />
Sổ chủ nhiệm.<br />
Sổ dự giờ.<br />
Sổ hội họp.<br />
Sổ tự bồi dưỡng.<br />
Sổ điểm cá nhân.<br />
Sổ báo giảng.<br />
Từ những quy định về hồ sơ chuyên môn, tổ trưởng phải kiểm tra <br />
thường xuyên việc thực hiện của giáo viên, kịp thời nhắc nhở, uốn nắn <br />
những sai sót.<br />
2.4. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ <br />
cho giáo viên trong tổ:<br />
a. Nội dung bồi dưỡng:<br />
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cần tập trung <br />
vào các nội dung sau:<br />
* Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn:<br />
Bồi dưỡng về kiến thức khoa học cơ bản:<br />
+ Nắm được nội dung cơ bản, chủ yếu của môn học.<br />
+ Nắm được chương trình môn học của cấp học.<br />
+ Có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
+ Có khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy.<br />
Bồi dưỡng kiến thức sư phạm:<br />
+ Bồi dưỡng năng lực tìm hiểu để nắm vững học sinh.<br />
+ Bồi dưỡng kiến thức về tâm lý học lứa tuổi.<br />
+ Bồi dưỡng kĩ năng vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học.<br />
+ Nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp đánh giá học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Bồi dưỡng kiến thức về chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước và <br />
địa phương:<br />
+ Nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và địa <br />
phương.<br />
+ Hiểu được nhu cầu giáo dục của địa phương và ảnh hưởng của cộng <br />
đồng đến việc học tập và rèn luyện của học sinh.<br />
* Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm:<br />
Bồi dưỡng kỹ năng dạy học.<br />
Bồi dưỡng kỹ năng giáo dục.<br />
Bồi dưỡng kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng.<br />
Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học.<br />
b. Biện pháp bồi dưỡng:<br />
Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác bồi dưỡng giáo viên của tổ.<br />
Lập kế hoạch xây dựng lực lượng cốt cán về chuyên môn, nghiệp vụ <br />
và đề xuất với Hiệu trưởng cử giáo viên đi học đào tạo trên chuẩn.<br />
Tổ chức cho giáo viên tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc các đợt <br />
bồi dưỡng thường xuyên.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông qua hoạt động <br />
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông qua hoạt động <br />
ngoại khóa, tham quan học tập cho giáo viên.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông qua hoạt động <br />
kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông qua hoạt động <br />
dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm.<br />
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ nghiêm túc, sáng tạo, thiết <br />
thực phục vụ cho công tác cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục <br />
của giáo viên.<br />
Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên, <br />
tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá <br />
trình bồi dưỡng, đào tạo thành quá trình tự bồi dưỡng, tự đào tạo.<br />
2.5. Công tác tham mưu của Tổ trưởng chuyên môn cho Hiệu trưởng:<br />
a. Nội dung tham mưu:<br />
Tham mưu về việc bố trí công việc cho các giáo viên trong tổ.<br />
Tham mưu về vấn đề tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà <br />
trường.<br />
Tham mưu về vấn đề học tập nâng cao trình độ, tay nghề của giáo <br />
viên trong tổ.<br />
Tham mưu về một số vấn đề khác liên quan đến quá trình hoạt động <br />
của tổ chuyên môn.<br />
b. Biện pháp tham mưu:<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Để tham mưu có hiệu quả, tổ trưởng chuyên môn cần nắm chắc đặc <br />
điểm tình hình của tổ, của trường và tập trung nghiên cứu đầy đủ các loại hồ <br />
sơ, tư liệu của nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn có thể thực hiện việc tham <br />
mưu bằng cách tham gia góp ý kiến trực tiếp bằng giao tiếp hằng ngày, bằng <br />
giao tiếp có nghi thức, bằng văn bản nói hoặc viết. Cụ thể như sau:<br />
Tham gia góp ý kiến.<br />
Tư vấn, phản biện.<br />
Xây dựng các phương án và thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn <br />
cho giáo viên trong tổ.<br />
Cung cấp cho Hiệu trưởng đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông <br />
tin. <br />
2.6. Tổ trưởng chuyên môn phối hợp với các bộ phận đoàn thể trong nhà <br />
trường:<br />
a. Nội dung phối hợp:<br />
Phối hợp với các bên liên quan trong các phong trào thi đua, thực hiện <br />
chế độ chính sách, chăm lo đời sống cho giáo viên trong tổ.<br />
Phối hợp với các bên liên quan trong việc tổ chức một số hoạt động <br />
giáo dục học sinh.<br />
Phối hợp với các bên liên quan trong công tác khác của nhà trường.<br />
b. Biện pháp phối hợp:<br />
* Phối hợp với Công đoàn:<br />
Tổ chức vận động, giáo dục giáo viên trong tổ thực hiện đúng đường <br />
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành và của <br />
nhà trường.<br />
Tổ trưởng chuyên môn phối hợp với Tổ trưởng công đoàn để phổ <br />
biến, tuyên truyền, giải thích để giáo viên nhận thức đúng đắn và thực hiện <br />
tốt Quy chế dân chủ cơ sở.<br />
Tổ chức vận động, giáo dục giáo viên trong tổ tích cực tham gia các <br />
phong trào thi đua do PGD, nhà trường và địa phương phát động.<br />
Phối hợp đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của Nhà <br />
nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên trong tổ.<br />
* Phối hợp với tổ chức Đoàn Đội trong nhà trường:<br />
Tổ trưởng chuyên môn phối hợp với các lực lượng giáo dục khác hỗ <br />
trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn – Đội tổ chức hoạt động giáo <br />
dục học sinh.<br />
Tổ trưởng chuyên môn góp phần xây dựng tổ chức Đoàn – Đội vững <br />
mạnh để thực hiện tốt chức năng giáo dục đóng góp vào thành công chung <br />
của nhà trường.<br />
Tổ trưởng chuyên môn giữ vai trò “cố vấn chuyên môn” cho việc xây <br />
dựng nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức cho các chủ đề, chủ điểm, <br />
các hoạt động của nhà trường.<br />
* Phối hợp với tổ chủ nhiệm:<br />
<br />
8<br />
Tổ trưởng chuyên môn và tổ chủ nhiệm thường xuyên trao đổi và xử <br />
lý kịp thời, hiệu quả thông tin về học sinh của các lớp.<br />
Tổ trưởng chuyên môn và tổ chủ nhiệm thống nhất nội dung, biện <br />
pháp đề xuất với Hiệu trưởng về những quyết định quản lý giáo dục học <br />
sinh.<br />
Tổ trưởng chuyên môn và tổ chủ nhiệm thống nhất phối hợp giáo dục <br />
học sinh chậm tiến bộ, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.<br />
2.7. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra hoạt động của tổ chuyên <br />
môn:<br />
a. Nội dung kiểm tra:<br />
* Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong tổ:<br />
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.<br />
Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.<br />
Năng lực dạy học.<br />
Năng lực giáo dục.<br />
Năng lực hoạt động chính trị xã hội.<br />
Năng lực phát triển nghề nghiệp.<br />
* Tự kiểm tra công tác quản lý của Tổ chuyên môn:<br />
Tự kiểm tra việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động <br />
của tổ chuyên môn.<br />
Tự kiểm tra việc phân công, sử dụng, quản lý đội ngũ trong tổ chuyên <br />
môn.<br />
Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh theo kế hoạch của nhà trường.<br />
Quan hệ phối hợp công tác giữa tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn <br />
thể trong nhà trường để thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động tổ chuyên <br />
môn.<br />
b. Phương pháp kiểm tra:<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm.<br />
Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng.<br />
Phương pháp tham dự các hoạt động cụ thể.<br />
c. Hình thức kiểm tra:<br />
Kiểm tra theo thời gian.<br />
+ Kiểm tra đột xuất.<br />
+ Kiểm tra định kì.<br />
Kiểm tra theo nội dung:<br />
+ Kiểm tra toàn diện.<br />
+ Kiểm tra chuyên đề.<br />
Theo phương pháp:<br />
+ Kiểm tra trực tiếp.<br />
+ Kiểm tra gián tiếp.<br />
Theo số lượng của đối tượng kiểm tra:<br />
<br />
9<br />
+ Kiểm tra toàn bộ.<br />
+ Kiểm tra có lựa chọn.<br />
Kiểm tra theo thời điểm kiểm tra:<br />
+ Kiểm tra lường trước.<br />
+ Kiểm tra đồng thời.<br />
+ Kiểm tra phản hồi.<br />
3. Kết quả:<br />
́ ̣ ̉<br />
Sau khi ap dung các giai pháp trên thì kết quả xếp loại tay nghề của <br />
giáo viên trong tổ cao hơn rõ rệt. Cụ thể như sau:<br />
<br />
Số giáo viên Giỏi Khá TB Yếu<br />
Năm hoc̣<br />
trong tổ SL % SL % SL % SL %<br />
2015 2016 12 6 50,0 5 41,7 1 8,3<br />
2016 2017 11 9 81,8 2 18,2<br />
C. KẾT LUẬN:<br />
Để nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường thì vai trò của đội <br />
ngũ Tổ trưởng chuyên môn là rất quan trọng. Tổ trưởng chuyên môn là những <br />
người giúp giáo viên có cái nhìn sâu sắc về vấn đề, tạo ra chuyển biến tích <br />
cực trong tư duy, nhận thức cho giáo viên về nhiệm vụ được giao. Tập thể <br />
̀ ường coi trọng công tác hoạt động chuyên môn. Đội ngũ tổ <br />
giáo viên nha tr<br />
trưởng đã nhận thức được trách nhiệm và nhiệm vụ cần phải làm để nâng <br />
cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Người tổ trưởng biết cách <br />
tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ, biết cách tổ chức, quản lý hoạt <br />
động chuyên môn của giáo viên, biết tạo ra sự đa dạng trong quá trình tổ <br />
chức sinh hoạt chuyên môn và khơi dậy tiềm năng trong mỗi giáo viên. Tạo ra <br />
động lực tích cực cho giáo viên phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc <br />
nhiệm vụ. Tập thể giáo viên đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ nhau trong chuyên <br />
môn. Tính tương thân tương ái đã được giáo viên trong trường sẽ được khai <br />
thác có hiệu quả. Chắc chắn, uy tín, chất lượng của nhà trường sẽ được <br />
khẳng định.<br />
Muốn thực hiện được điều đó thì người tổ trưởng chuyên môn phải có <br />
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có năng lực quan sát, phân tích, <br />
tổng hợp, có ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần trách nhiệm cao. Có uy tín <br />
với giáo viên trong tổ và trong nhà trường. Là người trung thực, thận trọng, tế <br />
nhị trong giao tiếp, thân ái với mọi người. Phát huy những nhân tố tích cực, <br />
phổ biến những kinh nghiệm tốt trong quá trình làm việc để mọi thành viên <br />
trong tổ và các tổ khác học tập lẫn nhau. Biết tự soi rọi và điều chỉnh cho tốt <br />
hơn về công tác quản lý tổ chuyên môn.<br />
<br />
<br />
Vinh H<br />
̃ ưng A, ngay 26 thang 02 năm<br />
̀ ́ <br />
2018<br />
<br />
10<br />
Người viết báo cáo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Văn Tập<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />